1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận bản án 923:2017:ds st ngày 14:09:2017 về tranh chấp hợp Đồng tín dụng của tòa án nhân dân quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình Luận Bản Án 923/2017/DS-ST Ngày 14/09/2017 Về Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Của Tòa Án Nhân Dân Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Chử Thị Ngọc Thúy, Bùi Thị Diễm Quỳnh, Phạm Thảo Quyên, Nguyễn Duy Phúc, Nguyễn Xuân Nguyên, Lê Hồng Linh, Đặng Văn Lương, Nguyễn Thị Mỹ Trân
Người hướng dẫn TS. Phạm Hồng Diên
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Năng Thực Hành Nghề Luật
Thể loại Thảo Luận Nhóm
Năm xuất bản 2024 - 2025
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

- Vấn đề pháp lý: chính trong bản án 923/2017/DS-ST liên quan đến việc thực hiện hợp đồng tín dụng, đây là vấn đề về dân sự bao gồm xác định nghĩa vụ trả nợ của bên vay ông Q và các điều

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN NHÓM

KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ LUẬT

ĐỀ TÀI BÌNH LUẬN BẢN ÁN 923/2017/DS-ST NGÀY 14/09/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ

NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP HP: MKE308_241_1_D01

HỌC KÌ: 1

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Trang 2

GVHD: TS PHẠM HỒNG DIÊN

TP.HCM, THÁNG 10 NĂM 2024

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM

1 Chử Thị Ngọc Thúy 030738220196 Tổng hợp 100%

2 Bùi Thị Diễm Quỳnh 030738220164 Nội dung 100%

5 Nguyễn Xuân Nguyên 030738220130 Nội dung 100%

8 Nguyễn Thị Mỹ Trân 030738220211 Nội dung 100%

Trang 4

MỤC LỤC

1 TÓM TẮT BẢN BÁN 1

1.1 Nguyên đơn, bị đơn 1

1.2 Nội dung vụ án 1

1.3 Nhận định của Tòa án 2

1.4 Quyết định của Tòa án 3

2 BÌNH LUẬN BẢN ÁN 3

2.1 Bình luận về việc xác định chủ thể có tranh chấp và thành phần tham gia giải quyết tranh chấp của vụ án 3

2.2 Bình luận về nhận định của Tòa án 6

2.2.1 Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án 6

2.2.2 Về việc xét xử vắng mặt bị đơn 7

2.2.3 Về nội dung tranh chấp 8

2.2.4 Về án phí dân sự sơ thẩm 9

2.3 Bình luận về căn cứ cơ sở pháp lý để quyết định 9

2.4 Nội dung quyết định của vụ án 13

3 KẾT LUẬN 14

Trang 5

BÌNH LUẬN BẢN ÁN 923/2017/DS-ST NGÀY 14/09/2017 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ

NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1 TÓM TẮT BẢN BÁN

Ngày 14 tháng 9 năm 2017 tại Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 1112/2016/TLST-DS ngày 14/11/2016 về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”

- Loại bản án: Bản án 923/2017/DS-ST là bản án dân sự sơ thẩm do Tòa

án nhân dân quận Phú Nhuận xét xử

- Vấn đề pháp lý: chính trong bản án 923/2017/DS-ST liên quan đến việc

thực hiện hợp đồng tín dụng, đây là vấn đề về dân sự bao gồm xác định nghĩa vụ trả nợ của bên vay (ông Q) và các điều khoản về lãi suất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cho nguyên đơn (Ngân hàng TMCP T)

1.1 Nguyên đơn, bị đơn

● Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP T

Trụ sở: Phường X, quận Y, Tp Hồ Chí Minh

Đại diện theo pháp luật: Ông Phan Huy K - Tổng Giám đốc

Đại diện theo ủy quyền: Ông Lê Ngọc K (có mặt)

(Theo giấy ủy quyền số 958/2016/UQ-TTT ngày 13/10/2016)

● Bị đơn: Ông Lê Phạm Đình Q, sinh năm: 1973 (Vắng mặt tại phiên tòa) Địa

chỉ: Phường N, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh

1.2 Nội dung vụ án

Ngày 13/6/2011, căn cứ vào thu nhập của ông Lê Phạm Đình Q, Ngân hàng thương mại cổ phần T (viết tắt Ngân hàng T) cấp thẻ tín dụng cho ông Lê Phạm Đình Q (ông Q) với hạn mức sử dụng 30.000.000 đồng, lãi suất 2,15%/tháng để tiêu dùng cá nhân theo Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm hợp đồng ngày

Trang 6

13/6/2011 và Điều khoản và điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần T

Sau khi được cấp thẻ tín dụng, ông Q đã thực hiện các giao dịch với tổng số tiền là 148.928.974 đồng

+ Chủ thể: Giữa bên cho vay (ngân hàng TMCP T) và bên vay (ông Q) có

một hợp đồng tín dụng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên

+ Nguyên nhân tranh chấp: Ông Q không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng

hạn, dẫn đến yêu cầu từ ngân hàng TMCP T về việc thanh toán khoản nợ và các khoản lãi phát sinh

+ Tranh chấp: Ông Q có trách nhiệm trả cho Ngân hàng thương mại cổ

phần T tổng số tiền nợ gốc và lãi tính đến ngày 14/9/2017 là 40.150.644 đồng, trong đó tiền nợ gốc là 19.409.840 đồng, tiền lãi quá hạn là 20.740.804 đồng Yêu cầu ông Lê Phạm Đình Q tiếp tục chịu khoản tiền lãi chậm thanh toán phát sinh kể từ ngày 15/9/2017 đến khi trả hết số nợ trên theo mức lãi suất các bên

đã thỏa thuận trong Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm hợp đồng ngày 13/6/2011

1.3 Nhận định của Tòa án

Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết: Vụ án liên quan đến tranh

chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng thương mại cổ phần T và ông Lê Phạm Đình Q Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận,

vì ông Q cư trú tại quận P, TP Hồ Chí Minh

Về xét xử vắng mặt bị đơn: Ông Q không có mặt dù đã được Tòa triệu tập

nhiều lần Do vậy việc xét xử vắng mặt ông Q là phù hợp với quy định của pháp luật

Về nội dung tranh chấp: Ngân hàng T cấp thẻ tín dụng với hạn mức sử dụng

30.000.000 đồng và lãi suất 2,15%/tháng Ông Q có nghĩa vụ thanh toán số tiền vay, lãi hàng tháng và các khoản khác theo thỏa thuận Tuy nhiên, ông Q đã không thanh toán đầy đủ và đúng hạn nợ, lãi phát sinh theo thỏa thuận là đã vi phạm hợp đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của nguyên đơn và Ngân hàng yêu cầu ông

Trang 7

Q trả cho Ngân hàng tổng số tiền nợ gốc và lãi tính đến ngày 14/9/2017 là 40.150.644 đồng, trong đó tiền nợ gốc là 19.409.840 đồng, tiền lãi quá hạn là 20.740.804 đồng

Về lãi suất: Mức lãi suất trong hạn là 2,15%/tháng và quá hạn là

3,225%/tháng được thỏa thuận hợp pháp theo Luật Các tổ chức tín dụng

Về án phí: Ông Q phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 2.007.532 đồng Ngân

hàng T không phải chịu án phí

1.4 Quyết định của Tòa án

Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn: Ông Lê Phạm Đình Q phải thanh toán

cho Ngân hàng thương mại cổ phần T tổng số tiền nợ gốc và lãi là 40.150.644 đồng (nợ gốc: 19.409.840 đồng, lãi quá hạn: 20.740.804 đồng) Từ sau ngày xét

xử, ông Q tiếp tục phải chịu lãi suất quá hạn theo hợp đồng cho đến khi trả hết nợ gốc Các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ

Về án phí: Ông Q phải chịu án phí sơ thẩm là 2.007.532 đồng Ngân hàng T

được hoàn lại số tiền tạm ứng án phí là 827.000 đồng

Thi hành án: Việc thi hành án sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật.

Các bên có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu cưỡng chế thi hành án nếu cần thiết

Thời hạn thi hành án: Thi hành một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp

luật

Quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày kể

từ ngày tuyên án Nếu vắng mặt có lý do chính đáng, thời hạn kháng cáo được tính

từ ngày nhận bản án hoặc được tống đạt hợp lệ

2 BÌNH LUẬN BẢN ÁN

2.1 Bình luận về việc xác định chủ thể có tranh chấp và thành phần tham gia giải quyết tranh chấp của vụ án.

Trong ngày 14/9/2017 tại Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 1112/2016/TLST-DS ngày

Trang 8

14/11/2016 về việc "Tranh chấp hợp đồng tín dụng" theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 91/2017/QĐST-DS ngày 07/8/2017 và Quyết định hoãn phiên tòa số 63/2017/QĐST-DS ngày 24/8/2017 giữa các đương sự Chủ thể có tranh chấp và thành phần tham gia giải quyết vụ án này được xác định cụ thể như sau:

● Các đương sự tham gia tố tụng

- Nguyên đơn: Ngân hàng T, trụ sở: Phường X, quận Phú Nhuận, thành phố

Hồ Chí Minh Người đại diện theo pháp luật: Ông Phan Huy Khương - Tổng

Giám đốc có mặt tại phiên tòa

- Bị đơn: Ông Lê Phạm Đình Quý, sinh năm: 1973, địa chỉ: Phường N, quân

P, thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Phạm Đình Quý vắng mặt tại phiên tòa.

Việc đại diện nguyên đơn đều có mặt tham gia phiên tòa trong vụ ăn này thể hiện họ đã chấp hành đúng quy định tại Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Việc bị đơn vắng mặt trong suốt quá trình tố tụng là vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

● Cơ quan, người tiến hành tố tụng:

- Cơ quan tố tụng: Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

- Hội đồng xét xử: Ông Trần Việt Hải - Thẩm phán của Tòa án nhân dân quận

Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

- Cơ quan công tố: Viện Kiểm sát nhân dân quận Phú Nhuận có ông Lê Minh

Hạnh - Kiểm sát viên

Việc xác định thành phần tham gia tố tụng tại bản án là hết sức cần thiết, để khẳng định tính phù hợp của nó với quy định của pháp luật hiện hành hay không nhằm bảo đảm giá trị pháp lý khi bản án được phán quyết cũng như áp dụng thực tiễn của nó khi thi hành án dân sự đối với bị đơn là ông Lê Phạm Đình Quý

Trang 9

Thứ nhất, Hội đồng Thẩm phán của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận,

thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy thành phần hội đồng đúng quy trình và thủ tục tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 91/2017/QĐST-DS ngày 07/8/2017, Quyết định hoãn phiên tòa số 63/2017/QĐST-DS ngày 24/8/2017 giữa các đương sự của Chánh án Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Thứ hai, nguyên đơn trong vụ việc tranh chấp giữa các bên, với tư cách

nguyên đơn của vụ án tại buổi xét xử, Ngân hàng T đã đề nghị Thẩm phán phiên tòa với yêu cầu chính đáng, như sau:

1 Ông Lê Phạm Đình Quý có trách nhiệm trả cho Ngân hàng T tổng số tiền nợ gốc và lãi tính đến ngày 14/9/2017 là 40.150.644 đồng, trong đó tiền nợ gốc

là 19.409.840 đồng, tiền lãi quá hạn là 20.740.804 đồng

2 Yêu cầu ông Lê Phạm Đình Quý tiếp tục chịu khoản tiền lãi chậm thanh toán phát sinh kể từ ngày 15/9/2017 đến khi trả hết số nợ trên theo mức lãi suất các bên đã thỏa thuận trong giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm hợp đồng ngày 13/6/2011

+ Thời hạn thanh toán: Yêu cầu trả một lần ngay khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật

Đây là một yêu cầu chính đáng nhằm bảo vệ tài sản của Ngân hàng khi bị phía ông Lê Phạm Đình Quý vi phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng là Ngân hàng T

Thứ ba, về phía bị đơn là ông Lê Phạm Đình Quý vắng mặt Ở góc độ thành

phần tham gia tố tụng, với vai trò là bị đơn như ông Lê Phạm Đình Quý vắng mặt, Tòa vẫn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật

Thứ tư, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân quận Phú Nhuận là cơ quan công

tổ cùng cấp với Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận cùng tham gia tố tụng Là thành phần tham gia tố tụng với vị trí quan trọng, Viện Kiểm sát nhân dân đã có nhận định khách quan về vụ án như:

Trang 10

+ Về thủ tục tố tụng: Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân quận Phú

Nhuận đã tiến hành đầy đủ, đảm bảo thủ tục tố tụng, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, các đương sự hấp hành đúng quy định của pháp luật

+ Về nội dung vụ án: Tòa án đã căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ

sơ vụ án, nhận thấy bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán, yêu cầu của nguyên đơn là có cơ sở, đúng quy định pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

2.2 Bình luận về nhận định của Tòa án

Theo khẳng định của Tác giả, sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ

vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định rất thận trọng và rõ ràng:

2.2.1 Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án

Thứ nhất, quan hệ tranh chấp giữa Ngân hàng T và ông Lê Phạm Đình

Quý là tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết vụ án Theo quy định về những tranh chấp

về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 :

"3 Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự".

Căn cứ vào thực tế, ông Lê Phạm Đình Quý có nơi cư trú tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh Do đó, căn cứ vào Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 và Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận

“Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Trang 11

1 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau dây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều

28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này”

“Điều 39 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1 Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn

có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”

2.2.2 Về việc xét xử vắng mặt bị đơn

Trong quá trình giải quyết, Tòa án đã thực hiện việc tống đạt và niêm yết các văn bản tố tụng đúng quy định, ông Lê Phạm Đình Quý không đến Tòa trong các lần được Tòa án triệu tập để tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải và hai lần Tòa án mở phiên tòa xét xử

Do vậy việc xét xử vắng mặt ông Quý là phù hợp với quy định của Bộ luật

Tố tụng dân sự 2015 Bởi vì, tại điểm b khoản 2 Điều 227 và khoản 3 Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 227 Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

2 Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

Trang 12

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không

có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Điều 228 Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

3 Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đi khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”

2.2.3 Về nội dung tranh chấp

Xét theo yêu cầu của Ngân hàng T, Hội đồng xét xử xét đã căn cứ theo giấy

đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm hợp đồng ngày 13/6/2011 và tóm tắt sao kê của Ngân hàng T thể hiện Ngân hàng T cấp thẻ tín dụng cho ông Quý với hạn mức sử dụng 30.000.000 đồng, lãi suất 2,15%/tháng, căn cứ các Điều 2, Điều 20 bản điều khoản và điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng T thì ông Quý có nghĩa vụ thanh toán số tiền vay, lãi hàng tháng và các khoản khác theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng từ khi vay tiền cho đến nay ông Quý chi trả cho Ngân hàng T tổng số tiền 148.480.618 đồng

Hội đồng xét xử khẳng định ông Lê Phạm Đình Quý đã không thanh toán đầy đủ và đúng hạn nợ, lãi phát sinh theo thỏa thuận là đã vi phạm hợp đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của nguyên đơn

Việc nguyên đơn và bị đơn đã thỏa thuận mức lãi suất trong hạn là 2,15%/tháng và lãi suất quá hạn là 3,225%/tháng, Hội đồng xét xử xét thấy, việc thỏa thuận mức lãi suất này là hợp pháp, không trái quy định Bởi vì:

+ Căn cứ theo khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về

Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng: "Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phi cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật."

Trang 13

+ Căn cứ theo Điều 11 Quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Lãi suất cho vay:

“1 Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2 Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ẩn định

và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng"

Trước yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng T, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận đã nhiều lần triệu tập ông Quý đến để lấy lời khai của ông về những vấn đề liên quan đến vụ án nhưng ông vắng mặt Tòa án đã tống đạt hợp lệ thông báo về việc thụ lý vụ án, thông báo về phiên họp cũng như kết quả kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhưng ông không đến Tòa án và cũng không có văn bản trả lời cho Tòa án biết Do đó, Hội đồng xét xử xét thầy yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng T đối với ông Lê Phạm Đình Quý là có cơ sở Hội đồng xét xử đã đưa ra phán quyết, yêu cầu ông Quý trả cho Ngân hàng T tổng số tiền nợ gốc và lãi tính đến ngày 14/9/2017 là 40.150.644 đồng, trong đó tiền nợ gốc là 19.409.840 đồng, tiền lãi quá hạn là 20.740.804 đồng, thanh toán ngay sau khi án

có hiệu lực pháp luật, là có cơ sở chấp nhận

2.2.4 Về án phí dân sự sơ thẩm

Hội đồng xét xử đã căn cứ vào quy định "Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận" tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, ông Quý phải

chịu án phí dân sự sơ thẩm là 5% x 40.150.644 đồng=2.007.532 đồng Về phía Ngân hàng T, không phải chịu án phí sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý

2.3 Bình luận về căn cứ cơ sở pháp lý để quyết định

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w