1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học tư tương hồ chí minh Đề tài tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và vấn Đề giáo dục Đại học ở việt nam

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Và Vấn Đề Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam
Trường học Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh là cơ hội đểtìm hiểu sâu hơn về nền tảng triết lý, nhân văn, và chiến lược giáo dục phục vụcho sự phát triển con người toàn diện.. Ngoài

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương 1: 7

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC 7

1.1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC 7

1.1.1 Giáo dục là nền tảng phát triển quốc gia 7

1.1.2 Học với hành phải kết hợp với nhau 9

1.2 ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC 10

1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục 10

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nhân tố chủ yếu quyết định đến chất lượng giáo dục 11

Chương 2: 13

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 13

2.1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC: 14

2.1.1 Nội dung 14

2.1.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển giáo dục 15

2.2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC17 2.2.1 Thực trạng của nền giáo dục hiện nay 17

2.2.2 Một số vấn đề đặt ra và giải pháp 20

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học, đang trở thànhmột vấn đề quan trọng trong bối cảnh hiện đại khi Việt Nam hội nhập sâu rộngvới quốc tế Việc tìm hiểu, phân tích và áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục sẽ góp phần giải quyết các thách thức hiện nay như nâng cao chất lượng đàotạo giáo dục nhằm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu xãhội Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mang tính chất định hướng,không chỉ giới hạn trong thời đại của Người mà còn có ý nghĩa lớn trong bốicảnh hiện tại Việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh là cơ hội đểtìm hiểu sâu hơn về nền tảng triết lý, nhân văn, và chiến lược giáo dục phục vụcho sự phát triển con người toàn diện Ngoài ra, đề tài giúp phản ánh tầm quantrọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục và vấn đề đại học ở Việt Nam

và cũng góp phần lan tỏa nhận thức cho cộng đồng về giá trị bền vững củanhững tư tưởng này đối với giáo dục trong sự phát triển đất nước

Đó là lí do nhóm chúng em quyết định chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh vềgiáo dục và vấn đề giáo dục đại học ở Việt Nam làm tiểu luận môn học Tưtưởng Hồ Chí Minh

2 Lịch sử nghiên cứu

Khi tìm thấy con đường cứu nước Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích

phê phán nền giáo dục phong kiến (kinh viện, xa thực tế, coi sách của thánh

hiền là đỉnh cao của tri thức ) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát) Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới

của nước Việt Nam độc lập Nền giáo dục này ra đời từ Cách mạng Tháng Támthành công và phát triển cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc Hồ Chí Minhxác định, xây dựng nền giáo dục mới là một nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài,đồng thời cũng là một nhiệm vụ cấp bách phải tiến hành ngay, không thể để

chậm trễ:“Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng

Trang 4

ta Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập’’.

Để xây dựng nền văn hóa giáo dục của nước Việt Nam độc lập Hồ ChíMinh đã nêu ra nhiều quan điểm rất quan trọng:

+ Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằnggiáo dục: Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mởmang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người.Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội Học để làm việc, làm người,làm cán bộ Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệpcách mạng, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu

+ Phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp vớichương trình, nội dung dạy và học hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng.Nội dung giáo dục phải toàn diện: văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật,chuyên môn nghiệp vụ, lao động Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiếtvới nhau Học chính trị là học chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước Cách học phải sáng tạo, không giáo điều Học để nắm cácquan điểm có tính nguyên tắc, phương pháp luận Học chủ nghĩa Mác- Lê nin,như Người nói, không phải để “thuộc sách lầu lầu”, mà là “học tập cái tinh thần xứ trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta” Học tập khoa học kỹ thuật để đáp ứng

đòi hỏi của thời đại mới, thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ đang pháttriển như vũ bão

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: phát triển giáo dục toàn diện, phải nhận thức đúng vị trí, vai trò củagiáo dục và đào tạo xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách phát triển giáo dục và,

đào tạo tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục

Trang 5

Nhiệm vụ: đào tạo con người mới, gắn lý luận với thực tiễn, phục vụ sự nghiệpcách mạng, phát triển toàn diện con người, dân chủ hóa giáo dục, xây dựng độingũ nhà giáo.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Từ nội dung môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và các bài báo/luận văn

về vấn đề về giáo dục và về giáo dục đại học trước

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phươngpháp quan sát khoa học & phương pháp điều tra

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các sinh viên ở trường đại học Công nghiệp TPHCM

- Phạm vi nghiên cứu: Trong trường đại học Công nghiệp TPHCM

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Về mặt khoa học: Thể hiện vai trò quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh tronggiáo dục ở Việt Nam

- Về mặt thực tiễn:

+ Người học có điều kiện vận dụng tốt hơn những kiến thức và kỹ năng đãnghiên cứu, học tập vào việc xây dựng phương pháp học tập, tu dưỡng, rènluyện phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân

+ Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học nói riêng và giáo dục ViệtNam nói chung

7 Cấu trúc của tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận gồm gồm

2 chương:

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục đại học ở Việt Nam

Trang 6

Chương 1:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

1.1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhânvăn hóa thế giới, đồng thời cũng nhà giáo Suốt đời Bác nêu tấm gương sángngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo

1.1.1 Giáo dục là nền tảng phát triển quốc gia

- Về vai trò giáo dục:

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo conngười cũ, xây dựng con người mới Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bảntính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên" Không những thế, giáo dục còngóp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Người kêu gọi:

"Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nên độc lập, muốn làm cho dân mạnhnước giàu, Mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để có thể tham gia vàocông cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốcngữ"

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, cũng như quan niệm của Người về vaitrò của giáo dục không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho conngười, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằmđào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tri thức, lýtưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ khi nhìn nhận vai trò của giáo dục đối với

sự hình thành nhân cách của con người Hồ Chí Minh luôn coi giáo dục có vaitrò quan trọng không chỉ đối với việc giáo dục tri thức, học vấn mà còn gópphần hình thành nên nhân cách, phẩm chất đạo đức của mỗi con người Người

nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt

ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”.

- Về mục tiêu của giáo dục:

Trang 7

Giáo dục nhằm giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dântộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ Đây chính là mục tiêu, là khátvọng "tột bậc" của vị cha già dân tộc Cả một đời Người cống hiến cho nước nhàvới tư tưởng phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của con người, dân tộc vànhân loại Trong thời kì nước ta còn nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, HồChí Minh đã vạch trần, tố cáo chế độ giáo dục của chúng là "ngu hóa dân ta đểcai trị" Chúng đầu độc dân ta bằng rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện; chúng gieorắc xuống nước ta một nền giáo dục đôi bạnh xảo trá Mong muốn của Hồ ChíMinh là thức tỉnh họ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ,vươn lên làm chủ vận mệnh của mình và của cả dân tộc Chính vì vậy Người đãtích cực tìm hiểu và truyền bá vào trong quần chúng những nét tiến bộ của nềngiáo dục mới Người khẳng định: "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dânmạnh, nước giàu, thì mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình,phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, vàtrước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” Người đã chỉ cho chúng ta conđường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn, đó chính là con đường giáo dục.Chỉ có bằng con đường này thì chúng ta mới có thê nâng cao dân trí, thoát khỏicảnh nghèo hèn và trở thành một dân tộc văn minh, tiền bộ như các dân tộc trênthế giới Vì thể, giáo dục có tâm quan trọng hàng đầu trong chiến lược conngười, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài.

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa

xã hội "vừa hồng vừa chuyên" Đây là một tư tưởng then chốt của Chủ tịch HồChí Minh về giáo dục Theo Người, để xây dựng chủ nghĩa xã hội "trước hết cần

có những con người xã hội chủ nghĩa" Và để đào tạo được những con người xãhội chủ nghĩa, không còn con đường nào khác ngoài giáo dục khoa học, chínhtrị, tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa hay nói cách khác là nền giáo dục đào tạo

ra những con người "vừa hồng vừa chuyên" Một con người được đánh giá là

"vừa hồng vừa chuyên" nếu con người ấy tài đức vẹn toàn Chủ tịch Hồ ChíMinh yêu cầu phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân cònsót lại như: thái độ thờ ơ với xã hội, học để lấy bằng cấp, học theo lối nhồi sọ

Trang 8

Bởi lẽ theo Người, một con người có tài không đức hay có đức mà không tài thìmột là sẽ gây hại cho xã hội hoặc hoàn toàn không có ích gì cả Cái tài ở đâychính là tri thức, kỹ năng, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, làm cho đấtnước phát triển, nhân dân ấm no Còn cái đức mà Hồ Chí Minh muốn hướng tớichính là đạo đức cách mạng, yêu nước nồng nàn, kiên cường, dũng cảm; thựchiện cần, kiệm, liêm, chính; sống có nhân nghĩa, đạo lý; chống lãng phí, thamô: Chỉ có những người như vậy mới có đủ khả năng để đưa nước ta thực sựtiến lên con đường chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh.

1.1.2 Học với hành phải kết hợp với nhau

Theo Hồ Chí Minh, học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức gắn bókhăng khít với nhau, chỉ khi học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao độngsản xuất thì người học mới rèn luyện được cả tri thức và kỹ năng, mới gắn trithức với thực tiễn xã hội Người luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, giađình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ Người nhấn mạnh “Giáo dục các

em là việc chung của gia đình, của trường học và xã hội Bố mẹ, thầy giáo vàngười lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương cho các emtrước mọi việc” Vì vậy, giáo dục phải kết hợp cả ba khâu giáo dục gia đình,giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội Ngoài ra, học phải có liên hệ với thực

tế, lý luận phải gắn liền với thực tiễn Lý luận mà không có thực tiễn để chứngminh thì chỉ là lý luận suống, thực tiền mà không có lý luận soi đường thì cũngchỉ là thực tiễn mù quáng Giống như Bác đã từng căn dặn: "Các cháu học sinhkhông nên học gạo, không nên học vẹt Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ vớithực tế, phải có thí nghiệm và thực hành Học với hành phải kêt hợp với nhau".Ngoài ra, người chỉ rõ: "Lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phảinhằm theo lý luận Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũngnhư cái đích để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không

có tên Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên

Trang 9

hạ thì lý luận ấy cũng vô ích Vi vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thìphải hành

Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đổivới mọi người và đổi với bản thân mình, là học tập những chân lý phố biển củachủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế củanước ta Học để làm Lý luận phải đi đôi với thực tiễn

1.2 ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC

Theo Hồ Chí Minh, học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức gắn bókhăng khít với nhau, chỉ khi học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao độngsản xuất thì người học mới rèn luyện được cả tri thức và kỹ năng, mới gắn trithức với thực tiễn xã hội Người chỉ rõ: “Lý luận phải đem ra thực hành Thựchành phải nhằm theo lý luận Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thựchành cũng như cái đích để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũngnhư không có tên Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng, đểđem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích Vì vậy, chúng ta phải gắng học,đồng thời học thì phải hành ”

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, gia đình và xã hộitrong việc giáo dục thế hệ trẻ Người nhấn mạnh “Giáo dục các em là việc chungcủa gia đình, của trường học và xã hội Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùngnhau phụ trách; trước hết là phải làm gương cho các em trước mọi việc” Vì vậy,giáo dục phải kết hợp cả ba khâu giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáodục xã hội Người nhận thấy, “trồng người” là sự nghiệp vẻ vang nhưng rất côngphu, bền bỉ, khó khăn và phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng mới đạt kếtquả tốt

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo dục mới hướngvào các giá trị dân tộc, nhân văn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với những tinh hoavăn hóa nhân loại Nền giáo dục đó phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cáchmạng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, do đó khi tình hình thực tiễn có

sự thay đổi thì nền giáo dục cũng phải có sự điều chỉnh, đổi mới cho hợp vớihoàn cảnh mới

1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục

Một là, phù hợp điều kiện và đối tượng giáo dục.

Trang 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải phù hợp trình độ văn hóa,thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ýmuốn, tình hình thiết thực của quần chúng Người học bao giờ cũng là trungtâm, Hồ Chí Minh luôn lưu ý những người dạy, những nhà giáo phải chú ý tớiđặc điểm của đối tượng, phải “đóng giày theo chân”, không phải “khoét châncho vừa giày” Điều này đòi hỏi người thầy phải bám sát, hiểu rõ đặc điểm đốitượng người học từ đó có phương pháp dạy phù hợp nhằm đảm bảo tính vừasức Người từng nói: "Người dạy phải dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làmtheo".

Hai là, phát triển trí tuệ, phát huy tính độc lập, sáng tạo và tính tích cực của người học.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dạy học nhằm phát triển trí tuệ, phát huy tínhchủ động, sáng tạo của người học Khi học cần thảo luận giữa thầy và trò, pháthuy dân chủ Đối với mọi vấn đề “thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến

gì đều thật thà phát biểu Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt”.Đây là quan điểm mới trái ngược với phương pháp giáo dục nhồi sọ, áp đặt củachế độ thực dân, phong kiến

Ba là, học tập suốt đời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốtđời Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngàyngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học

và hành để tiến bộ kịp nhân dân” Học tập là công việc đòi hỏi mỗi người phảiluôn tự trau dồi kiến thức của mình qua nhiều hình thức học tập đa dạng, họcmọi nơi, mọi lúc Hồ Chí Minh lưu ý: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫnnhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn” Với người họctập là một công việc suốt đời, là một nhiệm vụ cách mạng Xã hội ngày càngphát triển, công việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng tinh xảo, để khônglạc hậu, không bị đào thải, phải không ngừng học tập Người khẳng định “Họckhông bao giờ cùng Học mãi để tiến bộ mãi Càng tiến bộ, càng thấy phải họcthêm” Lênin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”

Bốn là, bảo đảm tính toàn diện về đạo đức, năng lực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cảtài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất quan trọng Nếu không

có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” Chất lượng, hiệu quả công tácgiáo dục, đào tạo như thế nào trước hết phụ thuộc vào quá trình tương tác giữagiáo viên và học viên, Bác khẳng định: Học trò tốt hay xấu đều do thầy giáo, côgiáo tốt hay xấu… phải luôn luôn đặt câu hỏi: Dạy ai? Dạy để làm gì? lúc đómới tìm cách dạy… Học bây giờ với học dưới chế độ thực dân, phong kiến kháchẳn nhau Bây giờ phải học để: Yêu Tổ quốc: cái gì trái với quyền lợi của Tổquốc, chúng ta kiên quyết chống lại - Yêu lao động: ai khinh rẻ lao động, chúng

ta kiên quyết chống lại - Yêu khoa học: cái gì trái với khoa học, chúng ta kiênquyết chống lại - Yêu đạo đức: chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chấtphác, hăng hái, cần kiệm; xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành

Trang 11

động Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm chodân giàu, nước mạnh, tức là để làm trọn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”.

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nhân tố chủ yếu quyết định đến chất lượng giáo dục

Theo Hồ Chí Minh, học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức gắn bókhăng khít với nhau, chỉ khi học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao độngsản xuất thì người học mới rèn luyện được cả tri thức và kỹ năng, mới gắn trithức với thực tiễn xã hội Người luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, giađình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ Người nhấn mạnh “Giáo dục các

em là việc chung của gia đình, của trường học và xã hội Bố mẹ, thầy giáo vàngười lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương cho các emtrước mọi việc” Vì vậy, giáo dục phải kết hợp cả ba khâu giáo dục gia đình,giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội

- "Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của các thầy cô giáo đối với

sự nghiệp giáo dục"

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn đề cao vai trò củađội ngũ thầy cô giáo Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi thầy giáo, cô giáo phải lànhững người chiến sĩ trên mặt trận giáo dục; là “những người vẻ vang nhất, lànhững người anh hùng vô danh ” Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầygiáo phải có phẩm chất tốt Bác nhắc nhở: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức,tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị Muốn cho học sinh có đức thì giáoviên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối vớitrẻ con” Bản thân Người đã từng là một nhà giáo Lời dạy của người đã đi sâuvào tâm thức của đội ngũ giáo viên, tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ chohàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua "dạy tốt - học tốt"

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1945, Người viết:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bướctới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Lời dạy của Người hiệutriệu, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ hàng triệu thầy giáo, cô giáo và các emhọc sinh trên cả nước tích cực thi đua dạy tốt học tốt; trở thành chỉ dẫn mangtính chân lý phát triển của Việt Nam từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, bị thựcdân, đế quốc đàn áp, bóc lột đi lên chủ nghĩa xã hội Đây chính là một lời khẳngđịnh của Người về vị trí, vai trò to lớn của giáo dục

- "Vai trò của những người làm công tác quản lí giáo dục"

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập, vấn đề kết hợp giữa nhà trường, gia đình và

xã hội có vị trí khá nổi bật Người nói: “Giáo dục trong nhà trường, chỉ là mộtphần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc

Trang 12

giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy,nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàntoàn”; “Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnhhưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt” Người yêu cầu nhàtrường phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hô †i.

Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần có

sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người Ngườinhắc nhở: “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền và cáccấp ủy Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con emmình hơn nữa” Người luôn luôn kêu gọi đồng bào đóng góp công sức của mìnhvào việc xây dựng giáo dục: “Từ trước đến nay, đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡcông việc giáo dục Tôi mong rằng từ nay về sau, đồng bào sẽ cố gắng giúp đỡnhiều hơn nữa cho trường học”

Theo Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xâydựng đội ngũ những nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Bởi vì “nếu không cóthầy giáo thì không có giáo dục, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáotốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo Đó là những người yêu nghề, yêu trường,hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đứccách mạng “khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sauthiên hạ” Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyênmôn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo;chủ động thích ứng với điều kiện và đối tượng trong quá trình dạy - học hiệnnay Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “người huấn luyện phải học thêmmãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình” Người dẫn lại câu nóicủa Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”, và lời dạy củaLênin: “Học, học nữa, học mãi” để nhấn mạnh rằng người huấn luyện nào tựcho mình là đã biết đủ rồi thì người đó dốt nhất

Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mụcđích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sựnghiệp trồng người ở Việt Nam Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việcxác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triểnnền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng Nước ta đã đạtchuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục, trình độ dân trí đượcnâng cao Mở rộng hệ thông trường học, đưa trường học đến với người dân thônbản và vùng sâu xa; quy mô và cơ sở vật chất giáo dục được phát triển

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn thể hiện trong ham muốn tột bậccủa Người là: "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàntoàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" vànhanh chóng đưa nước ta "sánh vai với các cường quốc năm châu"

Ngày đăng: 02/01/2025, 22:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w