1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản lý nhà nước về Đất Đai

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Môn: Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Tác giả Đinh Thị Minh Hằng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Nhà Nước
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cao Bằng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

KhMi niê N m chế độ sở hữu toàn dân về đất đai: Theo Từ điển tiếng Việt, quyền sở hữu được hiểu là “Quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình”.. Chủ thể quyền sở hữu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-o0o -TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Người thực hiện: Đinh Thị Minh Hằng

Mã học viên: CH310168

Lớp: Cao học 31 Cao Bằng

Cao Bằng, 2023

Đề bài: Hy phân tích ưu điểm và nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân

về đất đai Lấy ví dụ minh họa tại Viê 't Nam?

Bài làm

Trang 2

I PHÂN TÍCH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI

Chế độ sở hữu không chỉ là một yếu tố cơ bản xác lập nền tảng của một chế

độ x hội mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ x hội đó Nếu chế độ sởhữu được thiết lập phù hợp với các quy luật khách quan thì nó sẽ tạo môi trườngtốt, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển; ngược lại nó sẽ kìm hm nền kinh tế

1 KhMi niê N m chế độ sở hữu toàn dân về đất đai:

Theo Từ điển tiếng Việt, quyền sở hữu được hiểu là “Quyền chiếm giữ, sử

dụng và định đoạt đối với tài sản của mình” Dưới góc độ pháp lí, quyền sở hữu là

“phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định…Tựu trung lại, quyền của chủ sở hữu bao gồm ba nhóm quyền: quyền chiếm hữu;quyền sử dụng; quyền định đoạt đối với đối tượng sở hữu Khi các quan hệ sở hữuđược thể chế thành luật pháp và cơ chế vận hành nhất định thì toàn bộ hệ thốngpháp luật ấy cùng với toàn bộ cơ chế tổ chức vận hành hợp thành chế độ sở

hữu: “Toàn bộ quan hệ sở hữu trong xã hội hợp thành chế độ sở hữu – nền tảng

của xã hội tương ứng với mỗi phương thức sản xuất”.

Chế độ sở hữu toàn dân được hiểu là chế độ sở hữu gồm tổng thể các quyphạm pháp luật xác định chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức thực hiệnquyền sở hữu của toàn dân Sở hữu toàn dân là hình thức cao nhất của sở hữu xhội chủ nghĩa, trong đó các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và tàisản khác thuộc về Nhà nước - người đại diện chính thức của nhân dân.

Chế độ sở hữu đất đai là tổng hợp các thể chế liên quan đến quan hệ sở hữuđất đai bao gồm các hệ thống quy phạm pháp luật và cơ chế vận hành các quan hệ

sở hữu về đất đai ở một chế độ x hội, nhằm mục đích xác lập,bảo vệ quyền chủ sởhữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt về đất đai

Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai xuất hiện lần đầu tiên tại Điều

19 Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên

Trang 3

nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… là của Nhà nước – đều thuộc sởhữu toàn dân” Theo đó, Nhà nước chỉ thừa nhận sự tồn tại hình thức sở hữu toàndân về đất đai Khi đó, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi mua, bán, lấn chiếm đất,phát canh thu tô dưới mọi hình thức Hay nói cách khác, khi Hiến pháp năm 1980 cóhiệu lực thì vấn đề x hội hoá đất đai được thực hiện một cách tuyệt đối

Như vậy, theo Hiến pháp năm 1980 thì Nhà nước chỉ thừa nhận sự tồn tại hìnhthành sở hữu duy nhất: sở hữu toàn dân về đất đai Nhưng với những quy định củaLuật đất đai năm 1993 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quyền sử dụng đất thuộc vềngười sử dụng đất, khắc phục những khuyết điểm của Luật đất đai 1993 và Luật đấtđai 2013 đ sửa đổi bổ sung quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu

Sở hữu toàn dân về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật đất đai năm 2013như sau:

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thốngnhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy địnhcủa Luật này

- Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: quyết địnhmục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất,

kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyếtđịnh giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;định giá đất

- Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua cácchính sách tài chính về đất đai như sau: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế

sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăngthêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại

- Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thứcgiao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất

ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trang 4

2 Phân loại:

Việc phân loại sở hữu, chế độ sở hữu đất đai ở các quốc gia trên thế giới đượccăn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn dựa vào chế độ chính trị,mục tiêu phát triển kinh tế, x hội của từng quốc gia

- Nếu căn cứ vào khách thể quan hệ sở hữu: Từng loại đất cụ thể

- Nếu căn cứ vào chủ thể sở hữu, gồm 2 hình thức:

+ Mô hình đa sở hữu

+ Mô hình đơn sở hữu

3 Chủ thể, khMch thể và nội dung về quyền sở hữu đất đai:

- Chủ thể quyền sở hữu đất đai: Chủ thể quyền sở hữu là người sở hữu cókhả năng và quyền chiếm hữu đối tượng sở hữu Với tư cách là đại diện chủ sở hữutoàn dân về đất đai, Nhà nước Cộng hòa X hội Chủ nghĩa Việt Nam thực hiệnquyền định đoạt đất đai Hay nói cách khác, Nhà nước là chủ thể đại diện củaquyền sở hữu toàn dân về đất đai Nhà nước luôn là chủ thể sở hữu đặc biệt, quyền

sở hữu đại diện của Nhà nước mang tính duy nhất và tính tuyệt đối

- Khách thể quyền sở hữu đất đai: Toàn bộ đất đai trên phạm vi lnh thổ củamột quốc gia

- Nội dung cơ bản của quyền sở hữu:

+ Quyền chiếm hữu: Cơ sở để xác lập quyền sử dụng và quyền định đoạt đấtđai Quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước là gián tiếp và mang tính khái quát,trong khi đó, quyền chiếm hữu đất đai của người sử dụng đất lại mang tính trựctiếp, cụ thể đối với từng thửa đất xác định và chi tiết rõ ràng về diện tích, thời hạn,mục đích sử dụng

+ Quyền sử dụng: Là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai đểphục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - x hội của đất nước

Quyền định đoạt: Quyền định đoạt đất đai là quyền quyết định số phận pháp

lý của đất đai Đây là quyền rất quan trọng và chỉ có Nhà nước với tư cách là đạidiện chủ sở hữu đất đai mới được thực hiện quyền định đoạt đất đai

Trang 5

4 Chủ thể quyền sở hữu toàn dân về đất đai

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước Cộng hòa Xhội Chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền định đoạt đất đai Hay nói cách khác, Nhànước là chủ thể đại diện của quyền sở hữu toàn dân về đất đai Quyền sở hữu đạidiện của Nhà nước mang tính chất duy nhất và tuyệt đối

- Tính duy nhất thể hiện pháp luật không cho phép tồn tại bất cứ hình thức sở

hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là người đạidiện Điều này có nghĩa là đất đai luôn thuộc về chủ thể nhất định là Nhà nước vàpháp luật không cho phép có bất kì một hành vi nào xâm phạm quyền định đoạt đấtđai của Nhà nước

- Tính tuyệt đối thể hiện toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước dù đ

được giao hay chưa được giao cho bất kì tổ chức, cá nhân nào sử dụng đều thuộc sởhữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí Hơn nữa, dùđất đai do bất cứ ai sử dụng và sử dụng vào bất kì mục đích gì thì cũng đều phải tuânthủ các quy định của Nhà nước

Bên cạnh đó, về mặt lý luận cũng cần có sự phân biệt giữa quyền của Nhànước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai với quyền của Nhànước với vai trò là người quản lí đất đai Điều này có nghĩa là không nên đồng nhấtkhái niệm chủ thể quyền sở hữu toàn dân về đất đai với các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền quản lý đất đai, như: Chính phủ; ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan tàinguyên và môi trường ở trung ương và địa phương Nhà nước là đại diện chủ sở hữutoàn dân về đất đai song các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không phải làngười đại diện chủ sở hữu Các cơ quan này chỉ có trách nhiệm thực hiện các chứcnăng cụ thể, riêng biệt trong quản lý đất đai, nhằm thay mặt Nhà nước thống nhấtquản lí và thực hiện các nội dung cụ thể của quyền sở hữu toàn dân về đất đai dopháp luật quy định

Trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân vềđất đai cũng có những quyền năng nói trên đối với đất đai Tuy nhiên, khác với

Trang 6

người chủ sở hữu tài sản trong lĩnh vực dân sự, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đấtđai một cách tuyệt đối và không bị hạn chế Điều này có nghĩa là Nhà nước có toànquyền trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và quyết định mọi vấn đề quan trọng

về đất đai, bởi lẽ khác với các chủ thể của quyền sở hữu khác, Nhà nước là một chủthể đặc biệt của quyền sở hữu toàn dân về đất đai: vừa là chủ thể của quyền sử dụngđất đai, vừa là một tổ chức chính trị – quyền lực tự mình quy định cho mình cácquyền năng và cách thức thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đấtđai Sự khác biệt này được tạo nên bởi tính đặc biệt của Nhà nước trong việc thựchiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai và tính đặc biệt của đất đai với tư cách là mộtloại tài sản “đặc biệt”

5 Nội dung của quyền sở hữu toàn dân về đất đai

5.1 Quyền chiếm hữu đất đai

Quyền chiếm hữu đất đai là quyền của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sởhữu toàn dân về đất đai nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước.Dưới góc độ pháp lí, quyền chiếm hữu đất đai có ý nghĩa rất quan trọng, bởi

lẽ nó là cơ sở đầu tiên để xác lập quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai.Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện quản lí thốngnhất toàn bộ vốn đất đai nhưng Nhà nước lại không trực tiếp chiếm hữu, sử dụngđất mà lại trao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cánhân sử dụng ổn định, lâu dài thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, chophép nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất.Tuy nhiên, Nhà nước không mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình, bởi vì Nhànước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạtđộng vừa mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ, vừa mang tính pháp lí như đo đạc, khảosát, đánh giá và phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm

vi cả nước và từng địa phương; hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, sổ sáchđịa chính và các tài liệu về địa chính khác để nắm được sự phân bố đất đai, hiện

Trang 7

trạng sử dụng đất ở các địa phương; hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, thống

kê, kiểm kê đất đai để nắm được biến động đất đai qua các thời kỳ

Việc phân biệt giữa quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước với tư cách đạidiện chủ sở hữu toàn dân về đất đai với quyền chiếm hữu đất đai của người sử dụngđất dưới đây sẽ làm rõ hơn nhận định trên đây về việc Nhà nước không mất điquyền chiếm hữu đất đai cho dù Nhà nước có thực hiện việc giao đất, cho thuêđất… cho người sử dụng đất sử dụng ổn định, lâu dài Cụ thể:

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu đất đai trên cơ sở là đại diện

chủ sở hữu toàn dân về đất đai Còn người sử dụng đất thực hiện quyền chiếm hữuđất đai trên cơ sở quyền sử dụng đất của mình Điều đó có nghĩa là họ chiếm hữu đấtđai khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng Hơn nữa, sự chiếm hữu đấtđai này đi liền với yêu cầu bắt buộc phải sử dụng đất, nếu người sử dụng đất chiếmhữu đất đai mà không sử dụng đất, không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép thì họ sẽ bị thu hồi đất (quyền chiếm hữuđất đai của họ bị chấm dứt) Mặt khác, quyền sử dụng đất của người sử dụng làquyền phái sinh (có sau) Tính phái sinh của quyền sử dụng đất thể hiện quyền nàychỉ có thể phát sinh trên cơ sở được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cho phépnhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất

Thứ hai, quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở

hữu toàn dân về đất đai là vĩnh viễn, trọn vẹn Tính vĩnh viễn thể hiện ở chỗ: Nhànước không bao giờ mất đi quyền chiếm hữu đất đai của mình mặc dù đ giao hoặcchưa giao đất cho bất cứ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định, lâu dài.Tính trọn vẹn thể hiện ở chỗ: Nhà nước chiếm hữu toàn bộ vốn đất đai trong phạm vilnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải đảo và vùng đất ngập nước thuộc khu vựclnh hải Còn người sử dụng đất chỉ được quyền chiếm hữu từng diện tích đất nhấtđịnh mà Nhà nước giao, cho thuê trong một khoảng thời gian nhất định và khôngđược làm thay đổi mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đ xác định rõ trong quyếtđịnh giao đất, cho thuê đất

Trang 8

Thứ ba, nếu như quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước với tư cách đại diện

chủ sở hữu toàn dân về đất đai là gián tiếp, mang tính khái quát thì quyền chiếm hữuđất đai của người sử dụng đất lại mang tính trực tiếp, cụ thể đối với từng mảnh đấtnhất định được xác định rõ diện tích, thời hạn và mục đích sử dụng

Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước không trực tiếp

sử dụng đất mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dàinhưng Nhà nước không mất đi quyền sử dụng đất đai của mình Bởi vì, Nhà nướcthực hiện quyền sử dụng đất bằng các hình thức chủ yếu sau được quy định như sau:

- Thông qua việc xây dựng, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đểphân định mục đích sử dụng cho từng loại đất cụ thể

- Thông qua việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản

lí và sử dụng đất buộc các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện trong quátrình sử dụng đất Điều này có nghĩa là thông qua quá trình sử dụng đất của người sửdụng mà các ý tưởng sử dụng đất của Nhà nước sẽ trở thành hiện thực; đồng thời,người sử dụng đất trong quá trình sử dụng phải đóng góp một phần lợi ích mà họ thuđược từ việc sử dụng đất đai dưới dạng những nghĩa vụ vật chất cho Nhà nước thôngqua hình thức như nộp thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất độngsản là nhà, đất, nộp lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ, nộp tiền sử dụng đất …

Giữa quyền sử dụng đất của Nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử dụng cũng có sự khác nhau trên những khía cạnh cơ bản sau đây:

- Quyền sử dụng đất đai của Nhà nước phát sinh dựa trên cơ sở Nhà nước làđại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai Vì vậy, quyền sử dụng đất này là vĩnh viễn,

Trang 9

trọn vẹn và không bị hạn chế Còn quyền sử dụng đất của người sử dụng đất xuấthiện khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụngđất hoặc công nhận quyền sử dụng đất… và phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước Vìvậy, quyền sử dụng đất của họ bị Nhà nước hạn chế bởi diện tích, thời hạn và mụcđích sử dụng …

- Nếu như quyền sử dụng đất của Nhà nước mang tính gián tiếp và trừu tượng thìngược lại, quyền sử dụng đất của người sử dụng lại mang tính chất trực tiếp và cụ thể

5.3 Quyền định đoạt đất đai

Quyền định đoạt đất đai là quyền quyết định số phận pháp lí của đất đai Đây làquyền rất quan trọng và chỉ có Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân vềđất đai mới được thực hiện quyền định đoạt đất đai

Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đất đai bằng các phương thức chủ yếusau đây:

Thứ nhất, thông qua các hành vi giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng

đất, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất nhằm thực hiện việc phânchia một cách hợp lí vốn đất đai đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của x hội

Thứ hai, Nhà nước quyết định mục đích sử dụng của từng loại đất thông qua việc

quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và chỉ có cơ quannhà nước có thẩm quyền mới được phép thay đổi mục đích sử dụng đất Người sử dụngđất không được tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất Nếu họ

có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng đất thì phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩmquyền giao đất hoặc cho thuê đất

Thứ ba, Nhà nước quy định về hạn mức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất

nhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vừa cótính hợp lí và vừa mang tính ổn định, lâu dài

Thứ tư, thông qua việc quyết định giá đất để Nhà nước thực hiện việc quản lý đất

đai về mặt kinh tế Điều này có nghĩa là giá đất là một công cụ để Nhà nước quản lý đấtđai, điều chỉnh các quan hệ đất đai thông qua việc tác động, điều tiết, xử lí lợi ích kinh tế

Trang 10

của các bên Theo đó, bảng giá đất và giá đất cụ thể do Nhà nước xác định được sửdụng làm căn cứ để xác định các vấn đề tài chính về đất đai như: tiền sử dụng đất; tiềnthuê đất; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tiền bồi thườngthiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai …

Thứ năm, Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và có cơ

chế để bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện trên thực tế

Thứ sáu, Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai nhằm thể hiện

vai trò đất đai là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước Nhà nước điềutiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất manglại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng

và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi nhằm đảo bảo sự công bằng, bìnhđẳng trong sử dụng đất

Thứ bảy, Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất nhằm điều tiết vấn đề

đất đai để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-x hội vì lợi íchquốc gia, công cộng và đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hoặctrong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai

Tóm lại, chỉ có Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu cho chế độ toàn dân vềđất đai mới có quyền định đoạt đất đai Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân là người sửdụng đất được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp nhưng không có quyềnđịnh đoạt đất đại Mọi hành vi xâm phạm đến quyền định đoạt đất đai của Nhà nước thì

sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà Nhà nước quyết định cácbiện pháp xử lí thích đáng, phù hợp với quy định của Luật đất đai năm 2013

6 Ưu điểm và nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

6.1 Ưu điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai có ưu điểm lớn nhất đó là hạn chếđược tình trạng đầu cơ đối với đất đai, nhất là đối với đất nông nghiệp Từ đó, bảođảm người nông dân luôn có tư liệu sản xuất để sản xuất Bởi vì, đất đai thuộc sởhữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Nhà nước sẽ trao lại quyền sử dụng

Ngày đăng: 02/12/2024, 19:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN