1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giáo dục học mầm non

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận giáo dục học mầm non
Tác giả Trịnh Thùy Phương
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Nho
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết rằng, giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất quan trọng, có thể coi là hình thành nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này, việc hiểu và chú trọng đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

- 🙢🕮🙠

-TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Giáo viên hướng dẫn : TS HOÀNG THỊ NHO Sinh viên thực hiện : Trịnh Thùy Phương Lớp

Ngành

: :

GD5-N2 Giáo dục mầm non MSSV : 23011093

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian làm quen và học tập bộ môn Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non của cô Nguyễn Thị Liên, em đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức, có cái nhìn khái quát, khoa học hơn về các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ qua từng lứa tuổi (từ lọt lòng đến 15 tháng, từ 15 tháng đến 36 tháng, từ 36 tháng đến 72 tháng)

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô vì đã dành thời gian quý báu của mình để tìm kiếm và cung cấp tư liệu, tư vấn, giúp đỡ những học sinh như em hoàn thành tiểu luận này

Qua đây, em đã cố gắng tìm hiểu và áp dụng các kiến thức mà cô giảng dạy để áp dụng trong bài tiểu luận một cách tối ưu nhất nhưng chắc chắn còn có rất nhiều thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ giảng viên bộ môn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn

, tháng 5 năm 2023

Hà Nội

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ KCT GIÁO DỤC MẦM NON (2021) VÀ HỌC PHẦN TLH TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON 6

1.1 Tổng quan về khung chương trình giáo dục mầm non của BGD-ĐT 6

1.2 Xây dựng nội dung trong chương trình giáo dục mầm non 7

1.3 Tổng quan về nội dung học phần Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non 8

1.4 Cấu trúc và nội dung 8

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG KCT GIÁO DỤC MẦM NON VÀ NỘI DUNG HỌC PHẦN TLH MẦM NON 10

2.1 Phát triển tâm lí trẻ theo chương trình giáo dục nhà trẻ (từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi) 10

2.2 Quá trình trí nhớ 11

2.3 Các kiểu trí nhớ 15

2.4 Học tập và sự phát triển trí nhớ 17

Trang 4

2.5 Sự quên và cách chống quên 19

CHƯƠNG III: NGÔN NGỮ 22

3.1 Khái niệm chung 22

3.2 Chức năng của ngôn ngữ 23

3.3 Các loại ngôn ngữ 24

3.4 Sự phát triển cá nhân về ngôn ngữ 25

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đều biết rằng, giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất quan trọng, có thể coi là hình thành nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này, việc hiểu và chú trọng đến sự phát triển tâm lý của các em qua từng lứa tuổi là cần thiết để giáo dục, chăm sóc các em đúng cách, đồng thời cũng là làm theo đúng khung chương trình giáo dục mầm non mới nhất vào năm 2021 của bộ Giáo Dục

và Đào Tạo tại nước ta

Qua việc tìm hiểu đề tài: “Từ học phần Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung giáo dục trẻ mầm non trong khung chương trình giáo dục mầm non với các nội dung trong học phần này Từ

đó, rút ra kết luận sư phạm cho bản thân để có thể trở thành người giáo viên mầm non hiệu quả” Tôi mong muốn có thể rút ra những phương pháp, những cách giáo dục phù hợp nhất cho mỗi giai đoạn phát triển của trẻ để có thể tự tin ứng dụng tốt vào công việc giáo dục trẻ mầm non sau này của bản thân

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa khung chương trình giáo dục mầm non với các nội dung trong học phần tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non

- Hiểu bao quát về các trình độ và các đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ

em lứa tuổi mầm non

- Ứng dụng được vào thực tiễn qua các bài học

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu:

- Thông tư số 01/2021/VBHN-BGĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về chương trình Giáo dục mầm non

Trang 6

- Nội dung của học phần Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã dùng những phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp quan sát khoa học

- Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ KCT GIÁO DỤC MẦM NON (2021)

VÀ HỌC PHẦN TLH TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

1.1 Tổng quan về khung chương trình giáo dục mầm non của BGD-ĐT.

Khung chương trình giáo dục mầm non là dựa trên các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo

Có thể nói, chương trình giáo dục được áp dụng ở các trường mầm non trên cả nước được xây dựng trên quan điểm này và đồng thời được thừa hưởng những ưu việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.Giáo viên mầm non có thể lựa chọn cách dạy để phù hợp với địa phương mình trong khi cần phải đảm đảm tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó

Đồng thời đối với mỗi chương trình được lựa chọn này thì cũng cần phải đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học Bên cạnh đó cần phải thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống

Chương trình giáo dục mầm non cũng phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha

mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin

và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học

Sự kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo với nhau được thể hiện thông qua những đảm bảo cam kết của chương trình giáo dục mầm non

Trang 8

này Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.

Chương trình Giáo dục mầm non có cấu trúc chia làm hai phần: Giáo dục nhà trẻ và Giáo dục mầm non Có 5 mục tiêu chính:

cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước

1.2 Xây dựng nội dung trong chương trình giáo dục mầm non

Có nhiều cách xây dựng nội dung chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non trongchương trình:

Xây dựng nội dung chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non theo nội dung hoạtđộng của trẻ: hoạt động vui chơi, học tập, lao động

Xây dựng nội dung chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non dựa trên nhiệm vụgiáo dục: giáo dục sức khỏe, giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩmmĩ

Xây dựng nội dung chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non dựa trên các nănglực cần thiết cho cuộc sống của trẻ: sức khỏe- thể lực, khả năng nhận thức, khảnăng giao tiếp và ngôn ngữ, khả năng thích ứng xã hội, khả năng cảm thụ nghệthuật

Trang 9

Xây dựng nội dung chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non theo môn họcHiện nay, chương trình GDMN của nước ta được cấu trúc theo các lĩnhvực phát triển của trẻ em và tích hợp theo chủ đề.

1.3 Tổng quan về nội dung học phần Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non

Đối tượng nghiên của tâm lý học trẻ em là những sự kiện, qui luật phát triển của hoạt động, của các quá trình, phẩm chất tâm lý trẻ em và sự hình thành nhân cách của trẻ trong sự phát triển của nó

Trong học phần này, những quy luật chung về sự phát triển của trẻ em cùng với những quy luật và đặc điểm của trẻ em giới hạn từ 0 đến 6 tuổi được trình bày theo quan điểm của tâm lý khoa học: coi trẻ em là một thực thể tự nhiên đang phát triển

Qua mỗi giai đoạn lứa tuổi, mỗi mặt của sự phát triển tâm lí, vị trí trung tâm là những vấn đề có sự liên quan đến quá trình phát triển, các tiền đề xuất phát của sự phát triển, các điều kiện cơ bản của sự phát triển, các cấu tạo tâm lý mới nảy sinh trong quá trình phát triển và các kết quả cuối cùng của từng giai đoạn phát triển

1.4 Cấu trúc và nội dung

Học phần Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non có những nội dung chínhgồm:

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em trong năm đầu tiên:

- Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh (từ lọt lòng đến 2 tháng)

- Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi (2 đến 15 tháng)

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi

- Sự phát triển tâm lý và hoạt động trẻ ấu nhi (15 đến 36 tháng)

Các dạng hoạt động của trẻ mẫu giáo

Trang 10

- Các dạng hoạt động khác và hoạt động vui chơi của trẻ (3 đến 6 tuổi)

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

Trang 11

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG KCT GIÁO DỤC MẦM NON VÀ NỘI DUNG HỌC PHẦN TLH MẦM NON

Nội dung khung chương trình giáo dục mầm non đã dựa trên nội dung củaTâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non để xây dựng nên một chương trình giáo dục mầm non khoa học, phù hợp với sự phát triển mặt tâm lý của trẻ, giúp ngườidạy trẻ hiểu và định hướng sự phát triển của các em, tạo ra môi trường học tập

và trò chơi phù hợp, phát hiện và giải quyết các vấn đề sớm, xây dựng lòng tự tin và tư duy tích cực, xây dựng quan hệ xã hội và kỹ năng giao tiếp, cũng như tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

2.1 Phát triển tâm lí trẻ theo chương trình giáo dục nhà trẻ (từ 3 tháng đến

36 tháng tuổi).

a Trẻ hài nhi từ 2 đến 15 tháng.

Nhà tâm lý học V.X MUKHINA đã có những nghiên cứu về tâm lý học trẻ

em và đã đưa ra kết luận: Đặc điểm của trẻ sơ sinh là khả năng vô tận trong việc lĩnh hội kinh nghiệm mới, trong việc tiếp thu các hình thức hành vi vốn có của con người Nếu những nhu cầu cơ thể được thỏa mãn đầy đủ, chúng sẽ nhanh chóng mất đi ý nghĩa chủ đạo của mình và trong những điều kiện có chế

độ sinh hoạt và giáo dục đúng đắn sẽ hình thành nên những nhu cầu mới (những nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng, nhu cầu vận động, nhu cầu giao tiếp với người lớn).

Ở giai đoạn này, việc giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của các em Chương trình GDMN đã có những sắp xếp hợp lý phùhợp với trẻ ở lứa tuổi này

Trẻ ở lứa tuổi này hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, có nhu cầu giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn, chẳng hạn như trẻ học quan sát sắc thái cảm xúc người lớn và dần dần thể hiện những xúc cảm khác nhau của mình

Trang 12

- Về chế độ sinh hoạt:

Chương trình đã phân bổ các hoạt động sinh hoạt trong ngày một cách hợp lý, đáp ứng được nhu cầu về tâm, sinh lý của trẻ giúp trẻ hình thành thói quen, nếp sống tốt cho trẻ

- Trẻ 3 – 6 tháng tuổi: Bú mẹ, Ngủ (3 giấc)

- Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Bú mẹ, ăn bổ sung 2 – 3 bữa

Ví Dụ: Trẻ 3 – 6 tháng tuổi có những hoạt động chính là bú mẹ, ngủ (3 giấc) Thời gian và hoạt động đã được phân bố hợp lý.

Trang 13

những cái chúng ta đã được học và những kinh nghiệm, thông tin đã có về thế giới Không có khả năng tiếp cận với kinh nghiệm hoặc thông tin cũ, cuộc sống

sẽ là một mớ hỗn độn các trải nghiệm không liên hệ, mới và xa lạ, và như vậy con người khó có thể sống được bình thường

Đối với quá trình nhận thức, trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức Không có trí nhớ, chúng ta sẽ không hiểu được hiện tại, ngôn ngữ, tưởng tượng, giấc mơ cũng như không có phát minh Đây chính là chìa khóa của lâu đài tri thức Trí nhớ có chức năng lưu giữ và tái tạo lại thông tin hoặc dữ liệu đã được lĩnh hội ở các giác quan và não người Trên thực tế, không

có trí nhớ, não người không thể hoàn thành bất cứ việc học nào vì nó sẽ chứa đựng mớ hỗn độn các thông tin và dữ liệu đã biết

b Đặc điểm của trí nhớ

Trí nhớ có những đặc điểm sau:

Trí nhớ là một quá trình tâm lý Trí nhớ có nội dung phản ánh là những sựvật hiện tượng đã có trong kinh nghiệm nghĩa là những sự vật hiện tượng ở thời quá khứ Kinh nghiệm của cá nhân là đối tượng chính, là hạt nhân tạo nên trí nhớ con người

Trí nhớ có sản phẩm là các biểu tượng, đó là hình ảnh của sự vật hiện tượng được nảy sinh ở trong bộ não con người khi sự vật hiện tượng không trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta nữa

2.2 Quá trình trí nhớ

Trí nhớ cho phép chúng ta lưu giữ các thông tin để sau này sử dụng Các nghiên cứu hiện đại về trí nhớ đều thống nhất quá trình trí nhớ bao gồm ghi nhớ,giữ gìn và tái hiện lại thông tin

a Ghi nhớ hoặc mã hóa thông tin

Khi có sự tiếp nhận thông tin đến từ các giác quan, những thông tin này invào một số các nơron vết ký ức, một loại dấu vết ghi lại sự nhập tâm này vào bộ nhớ cảm giác Thông tin mới này nhận được một mã cụ thể phù hợp với đặc

Trang 14

điểm nhận dạng của thông tin Đó chính là sự mã hóa hoặc ghi lại - ghi nhớ, là bước đầu tiên trong quá trình hình thành trí nhớ Hay nói cách khác là mã hóa hay ghi lại là quá trình lĩnh hội thông tin và đưa chúng vào hệ thống trí nhớ Quá trình ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của quá trình trí nhớ, là giai đoạn tạo vết để hành thành những ấn tượng về sự vật trên vỏ não Quá trình ghi nhớ

chính là quá trình chuyển thông tin từ ngoài vào trong

Nếu căn cứ vào mức độ ý nghĩa của đối tượng ghi nhớ, quá trình này có hai loại:

Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều

lần một cách đơn giản Sự học vẹt là một biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này

Hậu quả cho việc ghi nhớ máy móc là không thể hiểu hoặc lười không chịu tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu, các phần của tài liệu rời rạc, không có quan hệlogic với nhau, người dạy thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng chữ trong tài liệu

Việc ghi nhớ máy móc không được khuyến khích Tuy nhiên lại rất có íchtrong trường hợp cần ghi nhớ tài liệu không cần có sự hiểu về nội dung như: số điện thoại, căn cước công dân, ngày, tháng, năm sinh…

Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu,

trên sự nhận thức được những mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó.Ghi nhớ này phải gắn liền với tư duy

Trong học tập, việc mã hóa, ghi nhớ ý nghĩa có vai trò quan trọng Học tập của học sinh gắn liền với loại ghi nhớ này, nó giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững

Hình thức ghi nhớ ý nghĩa phải gắn liền với tư duy Nói rộng ra, để ghi nhớ có ý nghĩa một tài liệu, kiến thức, bài học, học sinh cần: xác định mục đích, mục tiêu ghi nhớ; hiểu ý nghĩa của tài liệu mà mình cần ghi nhớ; phân tích nội

dung tài liệu.

Nếu căn cứ vào hình thức ghi nhớ - mã hóa, chúng ta có ghi nhớ theo hình ảnh, theo âm thanh, theo ngữ nghĩa

Trang 15

Ghi nhớ - mã hóa không phải là sự sao chụp hoàn toàn thông tin mà có sự biến đổi chúng thành một dạng khác Đối với máy tính, quá trình này được chuyển thành các tín hiệu 0 và 1, còn đối với con người, quá trình này có nghĩa

là chuyển các thông tin thành các dạng thức có nghĩa như những liên hệ với các tri thức đã có, hoặc hình ảnh, âm thanh đã có

Nếu căn cứ vào mức độ chủ đích, quá trình này có hai loại:

Ghi nhớ không chủ định: là sự ghi nhớ thông tin một cách không chủ định

cuả chủ thể Chẳng hạn bạn có thể nhớ giai điệu một bài hát do thích hoặc được nghe nhiều cho dù bạn chưa lần nào cố tình nhớ nó

Ghi nhớ có chủ định: là sự ghi nhớ có chủ đích, có kế hoạch, có phương

pháp Đây là loại ghi nhớ chủ yếu của con người và quan trọng đối với quá trình

học tập

b Lưu giữ

Trí nhớ tiến hành việc lưu trữ các thông tin đã được mã hóa Lưu giữ là giai đoạn củng cố vững chắc các thông tin đã được mã hóa Trong các lý thuyết hiện đại, trí nhớ được xem như là một tập hợp các môđun xếp tầng, phân cấp mà

ở đó, các thông tin đã được dán nhãn, được sắp xếp một cách ngăn nắp Trí nhớ cũng hoạt động giống như một chủ cửa hàng: nhận một mặt hàng mới và sắp xếp

nó theo thứ tự vào các ngăn

Đây được xem là giai đoạn con người làm sống lại các sự vật hiện tượng

đã được cất giữ Nếu không tái hiện được, chúng ta không sử dụng được ký ức

Trang 16

Trí nhớ phải có khả năng đưa ra các thông tin đã mã hóa và đã lưu giữ, hay nói cách khác phục hồi lại những cái đã biết Khâu này rất quan trọng và đôi khi có khó khăn Với các thông tin đơn giản, chẳng hạn như tên, nghề nghiệp, việc tái hiện lại không có gì khó khăn và rất nhanh Tuy nhiên, nếu phải nhớ nhiều thôngtin hoặc các thông tin khó hiểu, việc tái hiện lại không đơn giản và đôi khi không tái hiện lại được Để lấy lại được các thông tin lưu trữ trong máy tính, ta phải biết đến tên của tài liệu, tên của tệp dữ liệu Tương tự, việc tái hiện, lấy lại các thông tin từ trí nhớ cũng cần đến các điểm đầu mối

Điểm đầu mối là bất cứ một thông tin nào có thể giúp chúng ta tái hiện lại trí nhớ Ví dụ như quay trở lại ngôi nhà cũ có thể làm chúng ta nhớ lại hàng loạt các sự kiện trải qua đã lâu Âm thanh, hình ảnh, mùi vị, khái niệm v.v đều có thể là manh mối gợi lại các ký ức

Quá trình tái hiện đòi hỏi sự linh hoạt cao độ của hệ thống thần kinh, đặc biệt ở các synap Dần dần khi chúng ta già đi, lớp myelin bao quanh sợi trục sẽ bắt đầu phân hủy Điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm khả năng làm việc của não

bộ, sau đó sự truyền dẫn điện trong các sợi thần kinh trở nên kém hiệu quả và bềrộng của mạng thông tin cũng giảm

Việc tìm kiếm manh mối kí ức của một thông tin nào đó thường được thực hiện nhờ vào liên tưởng

Có 2 mức độ tái hiện:

Nhận lại là việc tái hiện lại sự vật hiện tượng khi tri giác trực tiếp sự vật hiện tượng đó Nhận lại mang tính không chủ định và luôn gắn với việc tri giác trực tiếp đối tượng

Nhớ lại là sự tái hiện lại sự vật hiện tượng bằng cách làm sống lại các hình ảnh của sự vật hiện tượng trong trí óc mà không đòi hỏi phải tri giác lại sự vật hiện tượng đó nữa Nhớ lại có hai loại:

Nhớ lại không chủ định: là sự tái hiện thông tin khi không gắn với nhiệm

vụ, hay chủ đích nào đó Ví dụ, ở trong phòng thi, ta không thể nhớ lại kiến thứccần cho việc làm bài Khi về nhà, khi không còn nghĩ về nó nữa, nhưng có thể

do sự liên tưởng ngẫu nhiên nào đó, tự nhiên ta nhớ lại được kiến thức đã quên trong khi thi

Ngày đăng: 02/12/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN