Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, quan điểm này chưa xác định đúng nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước,… Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, xây dựng nhà nước pháp
Trang 1BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Nhà Nước trong lịch sử.
Họ tên SV: Nguyễn Minh Anh Tuấn Lớp : VHH14.
MSSV : D20VH124.
1
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 TÍNH CẤP THIẾT: 3
2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 3
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4
PHẦN NỘI DUNG 4
1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC: 4
1.1: Khái niệm Nhà Nước: 4
1.2: Nguồn gốc và Bản chất của Nhà Nước: 4
1.3: Chức năng của Nhà Nước: 7
2 CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ: 7
2.1: Nhà nước Chủ nô: 7
2.2: Nhà nước Phong kiến: 8
2.3: Nhà nước Tư sản: 10
2.4: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa: 11
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
2
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT:
Lịch sử cho thấy, trong xã hội loài người ngoại trừ xã hội cộng sản nguyên thuỷ, việc quản lí nhà nước sẽ thông qua hội đồng, đại hội nhân dân, và thủ lĩnh quân
sự, thì ở các hình thái xã hội còn lại thì để quản lý xã hội người ta đều thông qua Nhà nước
Nhà nước là “một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất”1, nhưng lại
“là một vấn đề rất cơ bản, rất mẫu chốt trong toàn bộ chính trị”2 Vì thế, ngay từ khi nhà nước ra đời, con người đã không ngừng đi vào tìm hiểu bản chất của hiện tượng phức tạp này Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, quan điểm này chưa xác định đúng nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước,… Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của đất nước Do vậy, thấy rõ sự cần thiết, nội dung và những vấn đề có tính nguyên tắc là những bảo đảm quan trọng để chúng ta thực hiện xây dựng và ngày càng hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
2 NỘI DUNG & MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
*Nội dung:
Tiểu luận này sẽ gồm hai nội dung chính: Phần I sẽ là những nội dung cơ bản về Nhà nước như: Khái niệm, Nguồn gốc, Bản chất, Chức năng Phần II sẽ là cung cấp các kiến thức chính, quan trọng về từng kiểu nhà nước trong lịch sử
*Mục tiêu:
Giúp cho các bạn học sinh – sinh viên có thêm sự hiểu biết và nắm bắt một cách
có hệ thống những quan điểm cơ bản về Nhà nước, để từ đó có thể phân tích và làm rõ được khái niệm, bản chất, đặc điểm, ưu và nhược điểm của các kiểu nhà nước trong lịch sử Đồng thời cũng là nguồn tài liệu cho các bạn sinh viên khoá sau tham khảo Do còn hạn chế về mặt kiến thức, nội dung của tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉnh sửa
và góp ý chân thành của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh Em xin trân trọng cám ơn
1 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 39, Nxb Tiến bộ, M 1979, tr.75.
2 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 39, Nxb Tiến bộ, M 1979, tr76.
3
Trang 43 ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
*Đối tượng:
Nhà nước và các kiểu nhà nước trong lịch sử
*Phạm vi:
Nội dung của bài tiểu luận sẽ xoay quang những kiến thức cơ bản trong giáo trình Pháp Luật Đại Cương và quá trình được học tập, đồng thời cũng có một số nội dung được tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu khác trên mạng và thư viện điện
tử để bài tiểu luận trở nên hoàn chỉnh
PHẦN NỘI DUNG
1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC: 1.1: Khái niệm Nhà Nước:
Nhà Nước là một bộ máy quyền lực đặc biệt do giai cấp thống trị lập ra nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội và thực hiện chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị
1.2: Nguồn gốc và Bản chất của Nhà Nước:
*Nguồn gốc:
Từ thời trung cổ, nhiều nhà tư tưởng đã đưa ra những lý giải về nguồn gốc nhà nước và cho đến nay vấn đề nguồn gốc nhà nước vẫn là chủ đề nổi bật trong các cuộc đấu tranh tư tưởng trên thế giới Nhìn nhận một cách khái quát chúng ta có thể phân chia những quan điểm, học thuyết về nguồn gốc của nhà nước thành hai loại: học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước, học thuyết khác về nguồn gốc nhà nước (còn gọi là các học thuyết Phi-Mácxít) 3
a Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước :
Thuyết thần quyền:
Cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo
ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế
Thuyết gia trưởng:
Cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và
3 Pháp Luật Đại Cương, Nxb CTQG, 2010, tr.11.
4
Trang 5quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức
tổ chức tự nhiên của xã hội loài người
Thuyết bạo lực:
Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại
Thuyết tâm lý:
Cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ, …
Thuyết khế ước xã hội:
Cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kế khế ước mới
b Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc của Nhà Nước:
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin: “nhà nước và pháp luật không phải
là một là những hiện tượng vĩnh cửu, bất biến Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Chúng luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa”.
Như vậy, Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng
*Bản chất:
5
Trang 6Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử như Ăngghen đã từng chỉ ra rằng:
“nhà nước chẳng qua là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một
giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy” Với tư cách là “bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”, nhà nước của giai cấp bóc lột là một kiểu tổ chức xã
hội của xã hội có giai cấp, nó là một bộ máy, một hệ thống tổ chức chặt chẽ tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội, do giai cấp thống trị thiết lập ra và nhằm hợp thức hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa (theo nghĩa đen) của nó – nhà nước của giai cấp bóc lột
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác thì lại khẳng định: “Nhà nước, xét về bản chất,
trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác,
là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp” Vậy nên, theo quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, thì bản chất Nhà nước có hai thuộc tính:
Tính giai cấp:
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trên ba mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng
Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp
bị bóc lột Trở thành giai cấp thống trị về chính trị
Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng
Vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị nên Nhà nước mang bản chất giai cấp vô cùng sâu sắc
Tính xã hội :
6
Trang 7Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội
đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hoặc chức năng khác phù hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các giai cấp trong chừng mực lợi ích đó không đối lập gay gắt với lợi ích giai cấp thống trị
1.3: Chức năng của Nhà Nước:
Chức năng của nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước
Chức năng của nhà nước còn là phương tiện, công cụ để thực hiện nhiệm vụ, được quy định trực tiếp bởi nhiệm vụ Một nhiệm vụ cơ bản chiến lược thường được thực hiện bởi nhiều chức năng
Xét ở phạm vi bao quát hơn, chức năng nhà nước được quy định một cách khách quan bởi cơ sở kinh tế- xã hội (kết cấu giai cấp)
Chức năng nhà nước XHCN khác chức năng nhà nước bóc lột: thể hiện ở nội dung và phương thức thực hiện Cơ sở kinh tế của nhà nước XHCN là chế độ công hữu với tư liệu sản xuất và nhà nước là tổ chức chính trị thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân lao động, là nhà nước của dân, do dân, vì dân Các chức năng cơ bản của nhà nước luôn được bổ sung bằng những nội dung mới phù hợp với nhiệm vụ và tình hình của mỗi giai đoạn phát triển xã hội
2 CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ:
*Khái niệm:
Kiểu nhà nước là để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế
xã hội của sự tồn tại của nhà nước
Học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế-xã hội là cơ sở lý luận của sự phân chia các nhà nước trong lịch sử thành các kiểu khác nhau Lịch sử xã hội loài người cho đến nay đã trải qua năm hình thái kinh tế-xã hội, trong đó có bốn hình thái kinh tế-xã hội, và tương ứng có bốn kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa
2.1: Nhà nước Chủ nô:
Khái niệm:
7
Trang 8Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người ra đời trên
cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực thống trị của giai cấp chủ nô
Bản chất:
*Tính gia cấp:
Trong xã hội chủ nô, có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, bên cạnh đó còn
có dân tự do
Với nhà nước phương Tây, tính giai cấp được thể hiện rất sâu sắc và mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ rất rõ rệt Nô lệ là bộ phận dân cư đông đảo trong xã hội, là lực lượng sản xuất chủ yếu nhưng địa vị xã hội vô cùng thấp kém Họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô, chủ nô có quyền tuyệt đối với nô lệ Nguồn nô lệ trong nhà nước này chủ yếu từ các cuộc chiến tranh Chính vì vậy, đấu tranh giai cấp thường xuyên xảy ra ở mức độ ngày càng gay gắt
Ngược lại, trong nhà nước phương Đông, do nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu mà là công xã nông thôn nên mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ trong nhà nước này không thể hiện sâu sắc như nhà nước phương Tây Công xã nông thôn được chia đều ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước để tự canh tác và nộp thuế cho nhà nước Nô lệ trong các nhà nước phương Đông không thấp kém như trong nhà nước phương Tây Họ chủ yếu làm công việc nhà trong gia đình chủ nô Họ vẫn có quyền lập gia đình, thậm chí còn được coi là một thành viên trong gia đình
*Tính xã hội:
Nhà nước chủ nô tiến hành một số hoạt động vì sự tồn tại và phát triển chung của toàn xã hội như: tổ chức quản lý kinh tế ở quy mô lớn, quản lý đất đai, khai hoang,… làm cho đất nước phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân
So với nhà nước phương Tây, nhà nước phương Đông thể hiện tính xã hội rõ nét hơn
Trong nhà nước phương Đông, do nhu cầu của cả cộng đồng xã hội mà việc tổ chức dân cư tiến hành công cuộc chị thủy, chống giặc ngoại xâm, quản lý đất dai
và các hoạt động xã hội khác nhầm duy trì đời sống chung của cộng đồng
8
Trang 9Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, yếu tố tư hữu dần dần hình thành, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt và khi đó nhà nước dần mất đi ý nghĩa ban đầu của nó
Đặc điểm:
Là bộ máy chuyên chính của giai cấp chủ nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ về lực của chủ nô
Bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động trong xã hội
Chủ nó có quyền đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp lao động khác
Là nhà nước đơn giản nhất trong lịch sử
Ưu điểm:
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, lần đầu tiên trong lịch sử có sự phân chia giai cấp Cơ cấu nhà nước đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với sự hình thành ban đầu của nhà nước Bản chất xã hội nhà nước càng nổi trội so với bản chất giai cấp thì nhà nước càng dân chủ, tiến bộ
Xuất hiện tư hữu, thúc đẩy sự cạnh tranh và tạo tiền đề để phát triển Tập hợp được số lượng người ổn định, nhanh chóng và đủ mạnh để đảm bảo phòng thủ đất nước và trị thủy
Chế độ chiếm hữu nô lệ cũng là một bước tiến đối với cả những tù binh, vì chỉ ít
họ bị bắt làm nô lệ chứ không bị giết chết Chỉ khi có chế độ nô lệ mới làm cho
sự phân công lao động có thể thực hiện trên một quy mô rộng lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp, do đó mới có thể tạo ra thời kỳ hưng thịnh nhất thế giới
cổ đại
Nhược điểm:
Bộ máy quá đơn giản, thể hiện sự yếu kém trong quản lý nhà nước Các tầng lớp dưới bị áp bức nặng nề, công khai mà không thể phản kháng Một số đặc quyền lớn cho giai cấp thống trị, còn các tầng lớp dưới thì không có các quyền cơ bản nhất Từ đó càng khiến cho mâu thuẫn, xung đột ngày càng gia tăng Cần có người đứng đầu đủ giỏi để cân bằng các mối quan hệ trong xã hội Khi tham vọng của chủ nô quá lớn, sẽ dễ hình thành nên các tổ chức quân phiệt, hiếu chiến
2.2: Nhà nước Phong kiến:
Khái niệm:
9
Trang 10Nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở có sự sắp đổ của xã hội chiếm hữu nô lệ.
Ở một số quốc gia nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước đầu tiên (Việt Nam, Triều Tiên,…)
Bản chất:
*Tính giai cấp:
Hai giai cấp cơ bản là địa chủ (lãnh chúa) và nông dân (nông nô), có phương thức bóc lột đặc trưng là địa tô, ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân
Tính giai cấp của nhà nước phong kiến thể hiện sâu sắc, rõ ràng không kém nhà nước chủ nô Nhà nước phong kiến là bộ máy bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp địa chủ phong kiến, là công cụ chuyên chính giúp giai cấp địa chủ phong kiến đàn áp giai cấp nông dân, thợ thủ công và dân nghèo
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế độ phong kiến
*Tính xã hội:
Nhà nước phong kiến là đại diện cho toàn thể xã hội, sứ mệnh là tổ chức và quản
lý các mặt của đời sống xã hội So với nhà nước chủ nô, tính xã hội của nhà nước phong kiến rõ nét hơn Nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc giải quyết những vấn đề chung cho toàn xã hội, vì vậy mà các hoạt động kinh tế - xã hội của nhà nước cũng được thiết thực hơn
Đặc điểm:
Kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu
nô lệ hoặc trực tiếp từ xã hội cộng sản nguyên thủy
Bản chất của chế độ phong kiến nằm ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa và địa chủ
Hình thức phổ biến trong lịch sử là nhà nước quân chủ Đạt được nhiều tinh hoa nhất định trong lịch sử Chính vì thế, mà bộ máy cai trị ngày càng được hoàn thiện để bóc lột tối đa thẳng dư sản phẩm của người nông dân
Ưu điểm:
Bộ máy nhà nước dần hoàn thiện, quy củ và chặt chẽ hơn
Dân tin vào vua là thiên tử (con trời) giúp dễ dàng cai trị và đàn áp Vì thế, nếu
có được một vị vua anh minh thì sẽ có thể giúp đất nước phát triển một cách nhanh chóng (Lê Thánh Tông, Thiên Hoàng Minh Trị,…)
10