1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề vệ sinh an toàn thực phẩm

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Tác giả Đào Thảo Linh, Nguyễn Trung Hoàng, Đinh Ngọc Phương Linh, Nguyễn Lê Hoàng Nam, Lương Trường Vũ, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Lý Hồng Vân, Phan Ly Na, Nguyễn Tuyết Ngân
Người hướng dẫn Cù Huy Đức
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Môi Trường Và Con Người
Thể loại Đề Tài
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 625,76 KB

Nội dung

Giải pháp nào để giảm thiểu tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào để đảm bảo thực phẩm an toàn đã trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, trong đó có chúng em.. - An toàn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MNH

***

-Môn: Môi trường và con người Giảng viên hướng dẫn: Cù Huy Đức

NHÓM 4

1 Đào Thảo Linh -22700741

2 Nguyễn Trung Hoàng - 21026581

3 Đinh Ngọc Phương Linh - 22701501

4 Nguyễn Lê Hoàng Nam - 22703401

5.Lương Trường Vũ - 23653241

6 Nguyễn Thị Thanh Thảo - 21019391

7 Lý Hồng Vân - 21021141

8 Phan Ly Na - 22693761

9 Nguyễn Tuyết Ngân - 22713961

TP.HCM, ngày… tháng… năm…

Trang 2

CHỦ ĐỀ : VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 LỜI MỞ ĐẦU

………

2 LÍ DO CHỌN ĐỀ

TÀI………

3 MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN

CỨU………

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ………

II PHẦN NỘI DUNG

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ………

2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HIỆN

NAY……… 2.1 THỰC

TRẠNG………

2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG

………

2.3 NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA MẤT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

3.CÁC GIẢI PHÁP 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG

3.2 NHIỆM VỤ……… 3.3 MỤC TIÊU

………

Trang 3

3.4.CHỦ TRƯƠNG

3.5 CÁC GIẢI

PHÁP………

III PHẦN KẾT LUẬN………

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Trang 4

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lời mở đầu

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản với mỗi con người Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây

ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an toàn xã hội Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế

Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và của nước

ta nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân Thực chất nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm Việc sản xuất sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, dang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một

số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn

vệ sinh thực phẩm ở một số nước trên thế giới

2 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển và đi lên của xã hội Nhu cầu về đời sống của con người ngày càng tăng Với việc sử dụng thực phẩm chỉ cần

đủ no, giờ đây yêu cầu về thực phẩm được nâng cao hơn – phải ngon, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh Vì vậy, việc tiếp cận đủ lượng thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe đã là then chốt để duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe của con người Thực phẩm không an toàn có chứa vi khuẩn hoặc các chất hóa học có hại có thể gây ra từ tiêu chảy đến ung thư Từ những

Trang 5

hậu quả nghiêm trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề quan trọng và cấp thiết của nước ta Giải pháp nào để giảm thiểu tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào để đảm bảo thực phẩm an toàn đã trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, trong đó có chúng em Vì thế, nhóm

em quyết định chọn đề tài “ Vệ sinh an toàn thực phẩm” nhằm tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó đưa ra biện pháp nhằm giảm thiểu và khắc phục các hậu quả của nó Đồng thời nêu lên các giải pháp

để đẩy mạnh, nâng cao, bảo vệ thực phẩm hiệu quả

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam, để cải thiện tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm từ đó đề ra những phương hướng nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm ở nước ta

- Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng chung và đưa ra những số liệu thống kê về những tác động của an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sức khoẻ cộng đồng và tình hình kinh tế xã hội của nước ta

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Về không gian : thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở các

cơ sở sản xuất thực phẩm ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp phân tích nội dung văn bản (trong đó có quan sát, thống kê, phân tích định tính và định lượng, so sánh, tổng hợp); phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp điều tra bảng hỏi Trong đó,

2

Trang 6

+ Phương pháp phân tích nội dung văn bản: Nhằm tìm hiểu nội dung, cách thức thể hiện của thông tin tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt Nam Về mặt định lượng, phân tích nội dung văn bản giúp tìm hiểu tần suất, mức độ xuất hiện của thông tin

tư vấn, chỉ dẫn ATTP được các loại hình báo chí đề cập đến Trên cơ sở đó so sánh, nghiên cứu và đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan báo chí trong việc tư vấn, chỉ dẫn ATTP cho công chúng

+ Phương pháp điều tra bảng hỏi: Nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận thông tin tư vấn, chỉ dẫn về lĩnh vực ATTP của công chúng

II PHẦN NỘI DUNG

1 Một số khái niệm

- Thực phẩm: là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm

- An toàn vệ sinh thực phẩm : chính là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người cũng như áp dụng các biện pháp, phương án khác nhau để triệt tiêu các yếu tố gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người, và giữ cho thực phẩm luôn sạch sẽ, vệ sinh, dinh dưỡng đến tay người tiêu dùng

2 Thực trạng tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ngày nay

2.1 Thực trạng

Thực trạng an toàn thực phẩm hiện nay là một trong những vấn đề nhức nhối cần quan tâm lưu ý nhất; Con người đang phải đối mặt với các loại thực phẩm bẩn; không đảm bảo

vệ sinh về chất lượng cũng như độ an toàn trong chế biến, sản xuất:

Trang 7

Hiện nay, thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm gặp phải những vấn đề nhau:

1 Tràn lan thực phẩm bẩn trên thị trường

Có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng, điều nay gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm đảm bảo

an toàn

2 Sự gia tăng của các vụ vi phạm vệ sinh thực phẩm

Việc vi phạm quy tắc vệ sinh thực phẩm, như sử dụng chất bảo quản cấm, lưu trữ không đúng cách hoạch quá trình chế biến không an toàn, đã tăng lên Điều này tạo ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng

3.Hệ thống kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả

Việc kiểm tra và giám sát vệ sinh thực phẩm vẫn chưa đạt được hiệu quả cao Có những kẽ hở trong việc thực hiện quy trình kiểm tra và xử lí vi phạm, góp phần vào việc tiếp tục tồn tại các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm

4 Thiếu nhận thức và giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm

Một số người tiêu dùng và người tham gia trong ngành công nghiệp thực phẩm vẫn thiếu nhận thức về tầm quan trọng của

an toàn vệ sinh thực phẩm Điều này cần được cải thiện thông qua việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng

5 Sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng

Một số nhà sản xuất thực phẩm vẫn sử dụng dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng hoặc chăn nuôi để tăng cường tốc độ phát triển của sản phẩm Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng

6 Sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi

Một số doanh nghiệp chăn nuôi sử dụng cám tăng trưởng để đẩy nhanh quá trình tăng cân của động vật Tuy nhiên, việc sử dụng cám này có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe về an toàn thực phẩm

4

Trang 8

7 Sử dụng hóa chất cấm trong chế biến nông thủy sản

Một số nhà sản xuất thực phẩm sử dụng các hóa chất bị cấm trong quá trình chế biến nông thủy sản Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm mà còn có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng

8 Môi trường không đảm bảo vệ sinh

Một số cơ sở chế biến thực phẩm không tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường, gây nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của người tiêu dùng

9 Cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, thiết bị không tuân thủ quy định của nhà nước

Nhiều cơ sở chế biến thực phẩm không tuân thủ đúng yêu cầu

và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Thiết bị và máy móc cũng không đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu quy định

từ cơ quan chức năng

2.2.Đánh Giá Chung

Tóm lại, mặc dù song đó có những tiến triển trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng vẫn còn những thách thức và vấn đề cần giải quyết để đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm cho cộng đồng toàn cầu

2.3.Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Về quá trình bảo quản:

-Bảo quản thức ăn không đúng quy định trong thời gian dài (từ 10–600C) vi khuẩn có thời gian phát triển trong thực phẩm -Ô nhiễm chéo từ các thực phẩm tươi sống hay chưa được xử lý nhiệt thoả đáng sang thực phẩm chín Ví dụ các thức ăn chín lại

để ở ngăn dưới tủ lạnh còn rau, thực phẩm sống lại để ở ngăn trên, rỏ nước bẩn xuống

-Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm

Trang 9

Về quá trình chế biến:

-Không đun nóng lại thực phẩm trước khi ăn đối với những loại thức ăn chín nấu sẵn để quá 5 giờ

-Người chế biến thức ăn trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm bị bệnh truyền nhiễm hoặc vệ sinh cá nhân kém

-Sử dụng dụng cụ bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm, như thức ăn đóng hộp, hay thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng

-Sử dụng các chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm trong quá trình buôn bán

Về trồng trọt, chăn nuôi:

-Sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh, thuốc bảo quản không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh

-Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc diệc cỏ, thuốc trừ sâu,

…) quá liều đối với các loại nông sản

-Trong quá trình chăn nuôi, sử dụng các loại thức ăn công nghiệp chứa hàm lượng kháng sinh cao cho gia súc, gia cầm

Về văn hóa người tiêu dùng:

-Phân loại người tiêu dùng chủ yếu là trẻ em, thanh thiếu niên, những người có văn hoá thấp bởi thiếu kiến thức hoặc ăn liều -Người dung chỉ quan tâm đến kết quả thay vì chú trọng đến quá trình hình thành thực phẩm

-Kỹ năng vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng còn thấp, họ không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm

Ngoài ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn chịu đựng tác động từ môi trường, các khu dân cư gần các nhà máy, xí nghiệp thực phẩm dễ bị nhiễm độc do khói bụi nhà máy, xí nghiệp gây

ra Bên cạnh đó là do hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm bị buông lỏng, hoặc chính quyền các cấp chưa chú ý tới

6

Trang 10

2.4.Ảnh hưởng của mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

Đối với cá nhân:

-Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng:

+ Trúng thực cho thức ăn mất vệ sinh gây tiêu chảy và các bệnh khác cho người dùng

+ Năm 2020, toàn quốc ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3.094 người mắc và 30 trường hợp tử vong

+ Gây bệnh cấp tính cho con người như: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, đi ngoài phân lỏng Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi, … Các rối loạn khác như huyết áp bị thay đổi, rối tiểu, bí tiểu,…

-Ảnh hưởng đến kinh tế:

+ Tiền thuốc men và viện phí cho mỗi cá nhân ngộ độc do vi sinh vật tổn thương khoảng 300.000 – 500.000 đồng, các ngộ độc do hóa chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu ) từ 3 – 5 triệu đồng

Đối với kinh tế - xã hội:

-Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế Chất lượng vệ sinh an toàn là chìa khóa tiếp thị của sản phẩm, nếu thực phẩm bị mất vệ sinh sẽ gây ra nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của xã hội Tăng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã mang lại uy tín cùng với lợi nhuận cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch và thương mại

-Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, sẽ phải tiêu tốn tiền để cứu chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho người tiêu dùng, gây thất thoát thu nhập lớn

-Bên cạnh đó, mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng gây ảnh hưởng đến uy tín của đất nước trong công cuộc xuất khẩu thực phẩm và nền kinh tế nước nhà sẽ bị kéo xuống theo

3 CÁC GIẢI PHÁP

3.1 Phương hướng

Trang 11

Dựa trên những gì nghiên cứu được ở phần thực trạng nhằm đánh giá một cách kĩ càng và đưa ra những biện pháp giải quyết Trong đó việc đề xuất những biện pháp cần phải được xem xét kĩ càng, đặt ra các câu hỏi về các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm để có được cái nhìn tốt nhất

về vấn đề cần giải quyết.Cần có một chiến lược thực hiện nghĩa là cần diễn tả các bước thực hiện các giải pháp một cách cụ thể, bao gồm quá trình triển khai, nguồn lực cần thiết và các bước tiến hành theo trình tự logic.Ngoài ra cần phải có kế hoạch đánh giá và điểu chỉnh sao cho phù hợp tránh xa rời thực tế Và điều quan trọng nhất là phải có một tầm nhìn dài hạn và bền vững nghĩa là không chỉ mang lại hiệu quả ngay lập tức mà phải góp phần vào việc xây dựng một hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm bền vững trong tương lai

3.2 Nhiệm vụ

Các bước thực hiện

Để các giải pháp được đề xuất đi vào thực tiễn và phù hợp với thực tiễn nhằm tạo dựng hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm cần theo một quy trình như sau:

- Xác định giải pháp cụ thể

- Xác định nguồn lực và tình trạng nguồn lực sẵn có

- Lập kế hoạch triển khai

- Sau khi có kế hoạch cụ thể thì thực hiện từng bước theo kế hoạch

- Thực hiện theo dõi và đánh giá từng giải pháp tùy theo hoàn cảnh cụ thể và điều chỉnh nếu cần thiết

Các giải pháp

Mọi cá nhân người tiêu dùng đều là một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, do đó ý thức cá nhân là mấu chốt nhằm khắc phục tình trạng này

•Trước hết phải bắt đầu từ việc lựa chọn thực phẩm, một người tiêu dùng khôn ngoan sẽ đánh giá được lợi hại cho sức

8

Trang 12

khỏe gia đình họ thông qua việc lựa chọn thực phẩm Nên chọn những nguồn cung cấp thực phẩm chất lượng thông qua những chứng nhận hay kiểm định chất lượng được cung cấp bởi các chuyên gia Hay đơn giản hơn là những thông số

về ngày sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó như thế nào Tất cả những thông số đó sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ an toàn của thực phẩm mà bạn đưa vào cơ thể hằng ngày, từ đó lựa chọn thực phẩm một cách khôn ngoan hơn Ngoài ra khi chọn mua những thực phẩm đóng gói, hộp, chai, lọ cần xem kĩ, không nên chọn những chai,hộp… đã bị hở,lồi lõm,nắp lỏng, phồng Khi chọn các loại hải sản cần chú ý nguồn gốc kĩ càng, không ăn hay đánh bắt hải sản ở những vùng nước đang gặp vấn đề về an toàn vệ sinh Đối với các thực phẩm đông lạnh cần xem kĩ hạn sử dụng, bao bì có vấn

đề gì hay không, quan sát xem có dấu hiệu đã từng rã đông rồi bị đông lạnh trở lại hay không

• Tiếp đến là việc bảo quản thực phẩm để đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm Đối với các thực phẩm đông lạnh và các sản phẩm dể ôi thiu, ngay khi bạn mang về nhà cần bảo quản ngay,với nhiệt độ của ngăn lạnh là 5 độ C chỉ có thể làm chậm quá trình sinh sôi của đám vi khuẩn,và với ngăn đông lạnh nhiệt độ của nó là -18 độ C sẽ ngừng sự sinh sôi của vi khuẩn nhưng chúng không chết, và bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh nhà bạn định kì bằng những dụng cụ chuyên dùng đo nhiệt độ đảm bảo an toàn cho thực

phẩm.Chắc hẳn sẽ có những thực phẩm còn thừa mà bạn sẽ muốn giữ lại thì việc của bạn là cần bọc nó lại thật kín sau đó mới cất vào tủ lạnh Hải sản là thực phẩm dễ bị hư hỏng nên bạn cần giữ chúng trong ngăn lạnh hoặc đông lạnh cho tới khi chế biến và nếu bị ôi thiu thì nên bỏ đi Ngooài ra không nên để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh tránh làm cho không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn đến giảm tác dụng của tủ lên đồ ăn khiến chúng bị hư hỏng

• Ngoài việc lựa chọn thực phẩm và bảo quản thực phẩm chúng ta cũng cần chú ý đến các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến Trước khi bước vào chế biến thức

ăn bạn nên rửa tay kĩ với nước ấm và xà phòng trước ít nhất

20 phút, khi tạm ngừng để làm việc khác hay tiếp xúc với thịt

Ngày đăng: 02/01/2025, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN