Phân loại vật và chế độ pháp lý đối với vật 1. Phân loại vật 2. Chế độ pháp lý đối với vật Chế độ pháp lý đối với vật được quy định gồm những trình tự, phương thức dịch chuyển vật. Vậy hiểu thế nào về chế độ pháp lý đối với vật?
Trang 1Phân loại vật và chế độ pháp lý
đối với vật
Bài
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ luật Dân sự năm 2015
(Điều 109 – Điều 114)
2 Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
(Trường Trung Cấp Luật Đồng Hới)
Trang 3PHÂN LOẠI VẬT VÀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VẬT
1 Phân loại vật
2 Chế độ pháp lý đối với vật
Trang 41.1 Hoa lợi, lợi tức (Điều 109 BLDS 2015)
Tài sản gốc là tài sản khi sử dụng, khai thác công
dụng thì sinh ra lợi ích vật chất hoặc là tinh thần nhất định
Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản Hoa lợi là những sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại
cho chủ sỡ hữu
Trang 5Cây sầu riêng - Tài sản gốc
Quả sầu riêng - Hoa lợi
Gà - Tài sản gốc Trứng gà – Hoa lợi
Trang 6Hoa lợi và lợi tức đều được sinh ra từ việc sử dụng tài sản gốc và chỉ được coi là hoa lợi, lợi tức nếu đã được tách ra từ tài sản gốc và không ảnh hưởng đến trạng thái ban đầu của tài sản gốc
Sản phẩm là vật được sinh ra từ việc chuyển hóa bản thân chất liệu của tài sản gốc
Lưu ý
Trang 7Hoa lợi
Tài sản gốc Sản phẩm
Trang 8Ý nghĩa của việc phân biệt tài sản gốc với hoa lợi:
Trong mối quan hệ giữa người có quyền hưởng dụng
và chủ sở hữu:
Người này có quyền đối với hoa lợi còn người kia có quyền đối với tài sản gốc
Trang 91.2 Vật chính, vật phụ (Điều 110 BLDS 2015)
Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng
theo tính năng
Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công
dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng
có thể tách rời vật chính
Trang 10vật chính vật phụ
Trang 11Ý nghĩa của việc phân loại vật chính, vật phụ:
Khi giao vật chính phải giao kèm cả vật phụ, trừ trường hợp các bên thỏa thuận chỉ giao vật chính hoặc vật phụ
Khoản 3 điều 110 BLDS 2015
Trang 121.3 Vật chia được, vật không chia được
(Điều 111 BLDS 2015)
Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên
tính chất và tính năng sử dụng ban đầu
Vật không chia được sẽ được hiểu là vật khi bị phân
chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng
sử dụng ban đầu
Trang 14Ý nghĩa của việc phân loại vật chia được, vật không chia được:
Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia
Trang 151.4 Vật tiêu hao, vật không tiêu hao
(Điều 112 BLDS 2015)
Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì
mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu
Ví dụ: Xăng dầu, vôi, cát, các loại thực phẩm
Trang 16Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều
lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu
Ví dụ: Nhà ở, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt
Trang 17Ý nghĩa của việc phân loại vật tiêu hao, vật
không tiêu hao:
Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn
Trang 181.5 Vật cùng loại, vật đặc định (Điều 113 BLDS 2015)
Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất,
tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị
đo lường như là những tờ giấy bạc có cùng mệnh giá sẽ được xác định là vật cùng loại
Ví dụ: Gạo, xăng dầu cùng loại, xi măng cùng loại của một nhà máy sản xuất
Trang 19Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật
khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí
Ví dụ: Đánh dấu đồ vật bằng những kí hiệu riêng biệt, lúa đóng vào bao riêng, thực phẩm để trong những dụng cụ riêng
Trang 20Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thể cho nhau.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải
giao đúng vật đó.
Ý nghĩa của việc phân loại vật cùng loại, vật đặc định:
Trang 211.6 Vật đồng bộ được quy định tại điều 114
Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận
ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút
Trang 22Ý nghĩa của việc phân loại vật đồng bộ:
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác
Trang 232 Chế độ pháp lý đối với vật
Vật cấm lưu thông là vật cấm đưa ra mua bán, không trao
đổi trên thị trường, không thể là hàng hóa, vật cấm lưu thông
là những tài sản có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân với an ninh quốc phòng nên nhà nước cấm mua bán trao đổi
Ví dụ: Vũ khí quốc phòng, các chất kích thích bị cấm như thuốc phiện, chiết xuất từ thuốc phiện, hê rô in và các chất kích thích có hại khác như hêrôin đá
Trang 24Vật hạn chế lưu thông là những tài sản mà việc
mua bán trao đổi bị hạn chế
Ví dụ: Các loại vũ khí thể thao, súng săn, thanh toán
bằng ngoại tệ
Vật tự do lưu thông là các tài sản mà được đem ra
mua bán trao đổi tự do trên thị trường, chủ yếu là
những tài sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
Trang 25Ý nghĩa của phân biệt:
Tài sản cấm lưu thông thì nó sẽ không trở thành đối tượng trong giao dịch dân sự
Tài sản hạn chế lưu thông thì khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ chặt chẽ về điều kiện giao dịch, nếu pháp luật có quy định phải đăng ký hoặc xin phép thì các bên phải tuân thủ theo thủ tục đó.
Trang 261 Tiền chở xe ôm chính là lợi tức phát sinh từ việc khai thác công dụng của chiếc xe đó.
2 Một tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi và phát sinh lợi tức.
3 Nhẫn bằng vàng có gắn viên kim cương, theo đó nhẫn vàng là vật chính, viên kim cương là vật phụ.
4 Xe máy cùng dây chuyền sản xuất và cùng màu sơn là vật cùng loại vì không thể phân biệt được chúng do có cùng hình dáng, kích thước và màu sơn.
BÀI TẬP VỀ NHÀ