Trung Quốc luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kiêntrì phương châm thu hút vốn nước ngoài một cách tích cực và có hiệu quả, áp dụng một loạt các biện pháp và bước đi để đẩy mạnh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
WR ie i eo ee KK
CAN VAN MINH
CHE BỘ PHÁP LÝ VE KHU CONG NGHIỆP, KHU CHE XUẤT
-THUC TRANG VÀ PHUONG HUONG HOAN THIEN
Chuyén nganh : LUAT KINH TẾ
Mã số : 50515
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hướng dẫn khoa học : TS TRẤN NGỌC DŨNG
HÀ NỘI - 2002 |
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài
Cùng với việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12-11-1996, việc nghiên
cứu để dua ra mô hình khu kinh tế mới nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài
được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Năm 1989, mô hình khu chế xuất (KCX)
đã được các cơ quan chức năng trình Chính phủ sau khi đã nghiên cứu các tài liệu và
khảo sát thực tế tại một số nước trong khu vực có KCX phát triển như Thái Lan, ĐàiLoan, Malaysia Thang 9/1991 KCX Tan Thuận được thành lập tại thành phố Hồ
Chí Minh với điện tích 300 ha Đây là sự khởi đầu, là bước đột phá của sự nghiệp
hình thành va phát triển KCN, KCX tại Việt Nam
Việc hình thành và phát triển các KCN, KCX đã có nhiều đóng góp cho sự
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Trước hết, phát triển các KCN, KCX thúcđẩy phát triển công nghiệp, tăng GDP, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn
liền với việc phát triển đô thị, tạo được bước chuyển biến về cơ cấu kinh tế theohướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tăng sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu
Đồng thời, phát triển KCN, KCX đã tạo ra nhiều chỗ làm mới, giải quyết được
nhiều lao động thất nghiệp có việc làm Việc phát triển các KCN, KCX tạo điều kiện
cho cán bộ, lao động Việt Nam học tập được nhiều kinh nghiệm quản lý, sản xuất,
và công nghệ Hình thành và phát triển các KCN, KCX mở ra hướng mới trong việc
thực hiện công nghiệp hoá nông thôn, thu hẹp chênh lệch về kinh tế giữa các vùng
của đất nước
Trong quá trình hình thành và hoạt động của các KCN, KCX còn nảy sinh
một số bất cập vẻ pháp lý, làm hạn chế su phát triển và hiệu quả hoạt động của các
KCN, KCX Day cũng là một nguyên nhân tao nên sự thiếu hấp dan các nhà đầu tư
trong và ngoài nước vào hoại động tại các KCN, KCX.
Tìm hiểu kỹ, chỉ rõ những vấn để pháp lý cần giải quyết trong việc hình
thành và hoạt dong của các KCN, KCX, đặc biệt là những vướng mic của các nhà
đầu tư khi hoạt động trong các KCN, KCX, là một việc làm cần thiết Điều dé mot
Trang 3mặt giải quyết các vướng mắc về mặt pháp lý cho các chủ đầu tu Mặt khác giúp các
nhà lãnh dao, những nhà làm luật diều chính chính sách, pháp luật tạo điều kiện chocác nhà đầu tư trong các KCN, KCX hoạt động thuận lợi và hiệu quả hon Sự thành
công của các nhà đầu tu đang hoạt dong trong các KCN, KCX là sự kêu gọi đầu tư
hiệu quả nhất Hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho việc hình thành, hoạt động và pháttriển của các KCN KCX là một đòi hỏi bức xúc cần giải quyết Đây cũng là cơ sở
để tạo những bước phát triển vượt bậc của các KCN, KCX trong thời gian tới Do đó,
tôi đã chọn vấn đề "Chế độ pháp lý về khu công nghiệp, khu chế xuất - thực trạng và
phương hướng hoàn thiện” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao hoc luật của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Đến nay, KCN, KCX van là một vấn dé mới mẻ, chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu về vấn dé này Đặc biệt, 6 Việt Nam, mặc dù những thành công của
KCN, KCX đã mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là vô cùng to
lớn và rõ nét, nhưng chưa có công trình nghiên cứu lớn nào về lĩnh vực này Co mot
số bài viết được đăng tải trên phương tiện thông tin chuyên ngành : “Thông tin khu
CN Việt Nam” của các tác giả, đa phần là các cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
BQL các KCN Việt Nam Một số bài về hình thành va phát triển các KCN, KCX
cũng đã được đăng trên một số tạp chí, như : “Đầu tu’; “Nghiên cứu kinh tế”, “Laođộng và Thương bình xã hội”, “Doanh nghiệp đầu tư ngoài nước”
Các bài viết này phần lớn mới đừng lại ở việc phân tích, đánh giá ở từng khíacạnh về việc hình thành, hoạt động của các KCN, KCX nặng về thống kê số liệu vating kết kinh nghiệm
Một số tác gia nước ngoài cũng đã có một số công trình nghiên cứu về KCN,KCX Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu là nêu các kinh nghiệm tổ chức hoạt
động của các KCN, KCX
Có một số tác giả và tác phẩm cửa nước ngoài cũng đã đề cập đến việc pháttriển kinh tế hướng ngoai, thu hút đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm qua việc hìnhthành và phát triển các KCN, KCX
Một số tác giả Đài Loan đã nên những kinh nghiệm thu hút đầu tư và tổ chức
hoạt động thành công của các khu chế xuất Đài Loan Các tác gia của Trung Quốc
nhân tích sư thành công của các đặc khu kính tế, những đóng góp của các khu công
! Ề :
Trang 4nghiệp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, những bài học về phát triển kinh tế hướng
ngoại, về thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Có một số tác giả
nước ngoài và một số bài viết của họ cũng đề cập đến việc hình thành và phát triểnKCN, KCX Tuy vậy, chưa có những công trình lớn nghiên cứu toàn điện về sự hình
thành và phát triển của các khu công nghiệp, chưa đưa ra được những luận cứ khoa
học đặc biệt là những căn cứ pháp lý cho sự phát triển các KCN, KCX
3 Pham vi nghiên cứu của luận văn
Những vấn đẻ pháp lý liên quan đến việc hình thành, hoạt động và phát triển
của các KCN, KCX là hết sức rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sốngkinh tế, xã hội Với phạm vi khiêm tốn của luận văn, tôi chọn và nghiên cứu sâu một
số vấn đề như : Dia vị pháp lý của Ban quản lý (BQL) các KCN, KCX; Địa vị pháp
lý của các doanh nghiệp KCN, KCX; chế độ xuất, nhập khẩu hang hoá và địch vụ ởKCN, KCX; chế độ kế toán, thống kê, tài chính trong KCN, KCX; chế độ quản lýnhà nước đối với KCN, KCX
4 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng của việc thành lập và hoạt động của các
KCN, KCX, luận văn di sâu vào việc phân tích đặc điểm, vai trò, tác dung của KCN,KCX, trong việc phát triển kinh tế, xã hội đất nước
Để có căn cứ khoa học xem xét và đánh giá thực tế hoạt động của các KCN,KCX, luận van đi sâu tìm hiểu những căn cứ để xây dựng KCN, KCX, những quy
định pháp lý hiện hành cho việc hình thành và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam,chỉ rõ những bất cập về pháp lý liên quan đến việc hình thành, hoạt động và phát
triển của các KCN, KCX, từ đó dé ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp
lý về KCN, KCX
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài đựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa đuy vật biệnchứng và Chủ nghĩa đuy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương
pháp nghiên cứu cụ thể, như : phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương
pháp phân tích.
Trang 56 Những điểm mới của luận văn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn được thể hiện ở một số điểm mới như sau :
1) Khu công nghiệp, khu chế xuất là một mô hình kinh tế mới được ra đời với
chính sách đối mới kinh tế đất nước Mô hình kinh tế mới này ngày càng thể hiện sự
ưu việt của nó trong quá trinh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước KCN, KCX
từng bước đã khang định là moi thực thể kinh tế xã hội
2) Việc hình thành và phát triển các KCN, KCX có vai trò quan trọng trong
việc công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, phát triển KCN, KCX góp phan
thúc đấy phát triển công nghiệp, làm tăng đáng kể GDP, tao được bước chuyển dich
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng ty trọng công nghiệp Việc phát triển các KCN, KCXtạo ra được nhiều ché làm mới giả! quyết vấn dé xã hội bức xúc hiện nay là nhiềuiao động chưa có việc làm Việc hình thành và phát triển các KCN, KCX cùng tạo
điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề nóng bỏng về bảo vệ môi trường
3) Trong quá trình thành lập và hoạt động của các KCN, KCX gặp không ítnhững bất cập về mặt pháp lý hiện hành, đó là hành lang pháp lý chưa day đủ, chưađồng bộ, một số quy định còn cứng nhắc, thiếu thực tế, về mô hình quản lý các
KCN, KCX chưa hợp lý
4) Để các KCN, KCX có cơ sở pháp lý, đầy đủ hơn qui định về việc hình
thành và hoạt động của các KCN, KCX trong giai đoạn tới, luận văn xin trình bay
một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về KCN, KCX
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn có Lời nói đầu, phần Kết luận và ba chương là :
- Chương 1 : Một số vấn dé lý luận chủ yếu về chế độ pháp lý KCN, KCX
- Chương 2 : Các quy định pháp luật hiện hành về tổ chức, hoạt động của KCN, KCX
- Chương 3 : Những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về KCN, KCX
Trang 6Chương |MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ
KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
1.1 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA KCN, KCX.
1.1.1 Khái nệm KCN, KCX
Nghị định số 36/CP của Chính phú ngày 24-4-1997 quy định KCN là khu tập
trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thựchiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không códân sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong
khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất
Trước đây, nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và sớm thấy lợi thế của
các khu công nghiệp tập trung, chúng ta cũng đã xây dựng một số cụm khu côngnghiệp như khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội) Khu gang thép Thái Nguyên(Thái Nguyên), khu hoá chất Việt Trì (Vĩnh Phú) và ở miền Nam có khu côngnghiệp Biên Hoà, Đồng Nai Tuy nhiên, việc hình thành các khu công nghiệp cònmang nặng ý chí chủ quan của một số người, một số bộ ngành, chưa có tính chiếnlược và chưa có hoạch định thành một chính sách rõ ràng Trong Nghị định 36/CPban hành Quy chế KCN, KCX, khái niệm KCN thể hiện một cách đầy đủ những đặctrưng cũng như yêu cầu chủ yếu đối với KCN Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để
chúng ta phân biệt KCN và các mô hình san xuất tập trung khác Theo Quy chế
KCN, KCX thì "KCN phải là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sẵn xuất hàngcông nghiệp và thực hiện các dich vụ cha sản xuất công nghiệp, hàng công nghiệp
và dich vụ cho sẵn xuất công nghiệp” với tiêu chí là sản xuất hàng hoá với số lượng
và quy mô lớn phục vụ cho thị trường, khác hẳn với sản xuất thủ công, sản xuất ti
cung tự tiêu của một số vùng, một số ngành trước đây
Khái niệm KCN chỉ rõ : KCN phải có ranh giới địa lý xác định, không có dân
cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lap Điểu này cho phép
các doanh nghiệp trong KCN có thể phát triển thuận lợi nhất, có điều kiện tốt nhất
trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và xử lý môi trường
Để dam bảo việc phát triển KCN theo kế hoạch và định hướng của Nhà nước,
việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập các KCN đảm bảo cho sự tập
Trang 7trung thống nhất về quan lý, tránh tình trạng các ngành thi nhau lập KCN, địa
phương này cạnh tranh không lành mạnh với địa phương khác khi xây đựng các
KCN Đây là mor điều kiện để nâng cao hiệu quả quan lý nhà nước về ngành và
vùng lãnh thổ trong việc phat triển KCN mà vẫn đảm bảo sự phát triển chung
của các KCN tập trung
Trong khái niệm KCN còn quy định “Trong KCN có thể có doanh nghiệp chếxuất” Day là mot quy định “mở” tạo t›êm sự năng động cho KCN trên thực tế quyđịnh nay da phát huy được tính tích cực của nó, quy định tạo điều kiện cho KCN dadang thêm về loại hình doanh nghiệp Tạo sự hấp dẫn đặc biệt dối với một số doanhnghiệp chế xuất, là yếu rố hấp dan các nhà đầu tư nước ngoài
“Khu chế xudf” là khu tập trung các đoanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt độngxuất khẩn, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống đo Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
Khác với KCN, KCX là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên
sản xuất hàng xuất khẩu hoặc làm dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc hoạtđộng xuất khẩu Khu chế xuất đã có lịch sử phát triển lâu đời Khu chế xuất đầu tiênđược thành lập ở Cộng hoà Ai Len (cách day hon 4 thế kỷ)' Khu chế xuất là một
loại hình KCN tập trung đặc thù chuyên phục vụ cho xuất khẩu Đó !à một khu vựcbiệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng theo phương thức tự do, không phụ
thuộc vào chế độ mậu dịch, thuế quan phổ biến ở nước đó” Tổ chức phát triển còng
nghiệp LHQ (UNIPO) trong tài liệu “Khu chế xuất tại các nước dang phat triển”quan niệm : Khu chế xuất là một khu vực tương đối nhỏ, phân cách về địa lý trongmột quốc gia, nhằm mực tiêu thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệphướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điềukiện về đầu tư và mậu địch thuận lợi đặc biệt so với phân lãnh thổ còn lại của nước
chủ nhà” Nghị định 36/CP ngày 24.4.1997 của Chính phủ tương thích với các quy
định của các nước trên thé giới về KCX và đảm bảo được sự quản lý về Nhà nướcđối với hoạt động của các KCX Nhà nude cho phép tập hợp và quản lý hoạt động
Thông bo chuyên dé (1992) “Khu chế xuất và cơ hội kinh doanh với nước ngoài” tr.7
ˆ Thông tin chuyên để (1992) “Kho chế xuất và cơ hội kinh doanh với nước ngoài” tr.8
‘Thong tin chuyên dé (19921 “Kinu chế xuất và cơ hội kinh doanh vớt nước ngoài” 1.10
6
Trang 8kinh doanh XNK của các doanh nghiệp trong KCX và hấp dẫn các nhà đầu tư bằngnhững chính sách ưu đãi đầu tư dành cho KCX.
Như vậy, “khu công nghiệp” là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sảnxuất hàng công nghiệp và thục hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranhgiới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất,
doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao
"Khu chế xuất là KCN bao gồm các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu" thực hiện các dich vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt độngxuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dan cư sinh sông; do Chính phủ
hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lp Trong khu chế xuất có thể có doanhnghiệp công nghiệp kỹ thuật cao.
1.1.2 Đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất.
KCN, KCX có đặc điểm nổi bật ở chỗ đây là những khu tập trung cácdoanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp, có hàng rào ngăn cách với ben
ngoài Những hoạt động bên trong KCN, KCX là hoạt động san xuất và phục vụsản xuất công nghiệp
Các doanh nghiệp trong KCN, KCX có thể sản xuất các loại mặt hàng khácnhau, nhưng đo đặc điểm của từng vùng, cũng như mục đích của việc xây dựng từng
khu công nghiệp khác nhau, nên khi các doanh nghiệp vào hoạt động trong mộtKCN phải tuân thủ các quy định chung của KCN đó
Sản xuất công nghiệp luôn đồi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và số lượngsản phẩm Vì vậy, sản xuất công nghiệp luôn đi liền với công nghệ tiên tiến và luônđòi hỏi cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
Đặc điểm thứ hai của KCN, KCX là có ranh giới địa lý xác định, không có
dân cư sinh sống.
Đi kèm với việc quyết định thành lập KCN, KCX là sự phân định ranh giới
địa lý rõ ràng giữa KCN, KCX với xung quanh Hoạt động trong KCN, KCX ngnàiviệc luân thủ các quy định chung của pháp luậi còn phải tuân thủ điều lệ hoạt động
từng KCN Quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong từng KCN, KCX có
khác nhau Sự phân định ranh giới địa lý rõ ràng cũng là một điều kiện để xác định
quyền và nghĩa vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một khu công
nghiệp phân biệt được doanh nghiệp KCN với các doanh nghiệp khác
Trang 9Trong KCN, KCX không có dan cư sinh sống; hoạt động của các doanh
nghiệp là hoạt động sản xuất công nghiệp Việc hình thành các khu công nghiệp cóđiện tích từ 10 ha trở lên đến hàng trăm ha (Tính đến nay đã có 68 KCN, KCX được
thành lập (không kể khu Dung quất rộng 14.000 ha) với tổng điện tích đất tự nhiênhơn 11.000 ha! đã tạo ra những ving sản xuất công nghiệp làm thay đổi diện mao
một số vùng kinh tế Việc không có dan cu sinh sống trong KCN, KCX tạo diéukiện để các công ty cơ sở hạ tầng KCN, KCX thực hiện triệt để việc bảo vệ môitrường, quan ly, sử dụng và bao đưỡng mot cách tốt nhất hạ tầng khu công nghiệp.Trong KCN, các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chế với nhau, cùng hỗ trợ nhau
nhằm kinh doanh có hiệu quả Đã hình thành những KCN gắn bó với một số loại sản
phẩm nhất định - như sản phẩm của KCN này chủ yếu là hàng điện tử như ti vi, ta lạnh, sản phẩm của KCN kia chủ yếu là sản phẩm may mặc, dét kim Khu công
nghiệp là một lãnh địa được phân chia và phát triển theo một kế hoạch tổng thể
nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng phù
hợp sự phát triển của một liên hợp các ngành công nghiệp
Đặc điểm thú ba của KCN, KCX là KCN, KCX được thành lap theo quyết
định của Chính phủ hay Thủ tướng Chính phi’ Việc Chính phủ quy định thành lập
KCN trên co sở dé nghị của UBND tinh, thành phố vừa đảm bảo sự quản lý nhànước về việc thành lập các KCN, KCX, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội của từng địa phương Nhà nước điều chỉnh việc phát triển các KCN, KCX saocho phát huy cao nhất lợi thế, tiềm năng của từng vùng, từng ngành nhưng vẫn điều
chỉnh được những bất cập, đặc biệt trong việc điều tiết phát triển kinh tế theo vùng,
ngành trong lãnh thổ
Ngoài những đặc điểm nêu trên, cần phân biệt KCX với khu công nghiệp.Khu chế xuất là KCN tập trung các đoanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,thuc hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu Như vậy
bat buộc các doanh nghiệp trong khu chế xuất phải là doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp cho xuất khẩu Các doanh nghiệp này được hưởng một số ưu đãi đặc biệtnhằm khuyến khích việc đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để sản xuấi, chế
biến hàng xuất khẩu và tiến hành các hoạt động kinh tế hỗ tro cho sản xuất và xuất
khẩu
Thông tin khu công nghiệp Việt Nam (2001) tr 13
? Quy chế KCN - KCX (1997) Điều 2
Trang 101.1.3 Vai trò, tác dung của KCN, KCX.
Việc hình thành và phát triển các KCN là mot trong những nội dung cơ bản
của quyết sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được Đại hội Dang VHI dé
ra cho thời kỳ phát triển mới của nước ta : “Hình thành các KCN tập trưng (bao gồm
cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các
cơ sở công nghiệp mới”, “Phát triển từng hước và nâng cao hiệu quả các khu côngnghiệp, nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mâu địch tự đo ởnhững địa bàn ven biển có đủ điều kiện”' Qua hơn mười năm xây dựng và pháttriển, các KCN đã thu được những kết quả nhiều mat
Những thành công qua việc hình thành va phát triển các KCN tập trung đãgóp phần làm sáng 16 đường lối của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước Các KCN, KCX đã được hình thành và đi vào hoạt động mang lại nhiều lợi íchkinh tế như :
- Tang kha năng thu hút vốn đâu tư nước ngoài, vì các KCN, KCX là nơi tậptrung nhiều lợi thế nhất mà nhà nước ưu đãi các nhà đầu tu
- Tiếp nhận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các chủđầu tư nước ngoài
- Tang thu ngoại tê cho đất nước thông qua việc thu qua các dich vụ : điện,
nước, thông tin liên lạc, tiền thuê mặt bằng nhà xưởng, tiền thuê sử dụng đất, tiền
thu thuế XNK
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong ving lãnh thé có KCN, KCX
hoạt động, thay đổi cảnh quan, cải tạo hạ tầng cơ sở đường xá, giao thông, cầu cống,
điện nước tạo phan ứng đây chuyền kích thích các vùng, các ngành kinh tế khác
phái triển
- Tài nguyên thiên nhiên được khai thác có hiệu quả
Có thể đẫn chứng một số kết qua mà các KCN, KCX đem lại Trong 6 tháng
đầu năm 2000 các KCN tạo ra giá trị sản lượng chiếm 25% giá trị sản lượng công
nghiệp và 16% giá trị xuất khẩu của cả nước, với doanh số đạt 1,6 ty USD, trong đóxuất khẩu dat 1,1 ty USD, ty lệ xuất khẩu dat 65%, tăng 25% so với cùng kỳ nam
trước cả về doanh số và giá trị xuất khẩu?
' Nghị quyết dạt hội Dang 8
` Thông tin khu công nghiệp 2000 tr.9
Trang 11Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có vai trò to lớn trong việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đến nay có 33 nước đầu tư vào KCN, KCX ở Việt Nam với hơn 680 du án,
có vốn đầu tư nước ngoài là 8722 triệu USD (không kể du án Nhà máy lọc đầu số !
ở Dung Quất có số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD) So với số dự án và vốn đăng ký của tất
cả các doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài đã được cấp giấy phép hoạt động theoluật đầu tư nước ngoài thi ty trọng vốn FDI đăng ky đầu tư vào KCN chiếm 23,5%vốn đầu tư thirc hiện của các doanh nghiệp KCN có vốn đầu tư nước ngoài là 2.820
triệu USD bằng 43,3% vốn đầu tư dang ky’
Về đầu tư trong nước, đến nay trong các KCN có 678 du án đầu tư trong nướcvới tổng vốn đầu tư gần 32 ngàn tỷ đồng Phần lớn các doanh nghiệp này là doanh
nghiệp quốc doanh’
Các dự án trong KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như
đệt, may mặc, lắp ráp điện tử, cơ khí chính xác Các KCN còn thu hút cả các dự áncông nghiệp nang, bước dau góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thực hiệnchiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Các doanh nghiệp đầu tr nước ngoài trong các khu công nghiệp đã góp phần
tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới trong các ngành kinh tế then chốt
- Năm 1998 tạo ra giá trị sản lượng 1.489 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt
Các KCN, KCX ở Việt Nam thực sự đã góp phần thúc đẩy phát triển côngnghiệp, làm tăng đáng kể GDP, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp gắnliền với việc phát triển các khu đô thị mới, tạo được bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng ty trong công nghiệp, tăng thém năng lực sản xuất trong từng ngành
kinh tế
‘Thang tin khu công nghiệp 2001 1.14
° Thông tin khu công nghiệp 2001 11.15
“KCN - KCX qua chang đường 10 nam phát triển (2002) tr 13
10
Trang 12Việc làm là một vấn đề xã hội bức xúc Việc phát triển các KCN - KCX đã
tạo ra được nhiều chỗ làm mới Các KCN, KCX đã thu hút được khoảng 230.000 lao
động Việt Nam trực tiếp tat các đoanh nghiệp, trong đó các KCN, KCX tại vùng
kinh tế trọng điểm Nam Bộ 180 ngàn, Bắc Bộ trên 10 ngàn! Ngoài ra còn có hàng
chục vạn lao động gián tiếp phục vụ các hoạt động của KCN, KCX như xây đựng,gia công, cung ứng các dịch vu công nghiệp dân sinh
Người lao động trong KCN, KCX được lao động, rèn luyện trong môi trườngcông nghiệp, được tiếp xúc với các công nghệ hiện đại, các ngành kinh tế da dạng
Đội ngũ lao động này là vốn quý để chúng ta từng bước xây dựng nền công nghiệp
Việt Nam ngày càng phát triển
Yêu cầu cao của các chủ đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài) đồi hỏi số lao
động này luôn phải học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tính
kỷ luật công nghiệp
Người lao động trong KCN, KCX có thu nhập tương đối cao và ổn định, cảithiện đời sống của gia đình họ Nhiều gia đình có lao dong làm việc trong các KCN,KCX có sự ổn định và phát triển.
Việc hình thành và phát triển các KCN và KCX có vai trò to lớn trong việccải tạo môi trường Nếu như trước đây việc hình thành các cụm công nghiệp xuất
phát từ đòi hỏi của đời sống kinh tế, mà nhiệm vụ chiến lược là xây dung và bảo vệ
Tổ quốc, việc xem xét tác động đến môi trường của việc phát triển các cum công
nghiệp chưa được chú ý đúng mức Mat khác do diéu kiện kinh tế khó khăn lại phải
tập trung nguồn lực cho su nghiệp bảo vệ tổ quốc cho nên việc bảo vệ môi trường
chưa được quan tâm Hiện nay, cùng với việc hình thành và mở rộng các KCN, KCX
những chuẩn mực về bao vệ môi trường được các cơ quan chức nang của Việt Nam
đặc biệt quan tâm và yêu cầu sự tuân thủ nghiêm ngặt đối với các nhà đầu wr, đã
từng bước bảo vệ được môi trường Do có điều kiện tập trung nên việc xử lý nhữngtác động xấu ánh hưởng đến môi trường sống (do quá trình sản xuất, kinh doanh gâynên) môi trường tự nhiên của các doanh nghiệp trong các KCN, KCX cũng được
kiểm tra và xử lý kịp thời Chúng ta đã có những bài học sâu sắc của các nước bạn
láng giéng khi phát triển kinh tế, không chú trọng đến bảo vệ môi trường sống, việc
khác phục hậu quả rất nang nề va tốn kém
! Thông tin khu công nghiệp Việt Nam 2001 tr.15
Trang 131.2 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM.
1.2.1 Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại koá của đất nước trong thời kỳ đối mới.
Vào cuối năm 1985, số lượng đoanh nghiệp nhà nước đã tăng đáng kể, đạt tớicon số 3.482, trong đó có 740 doanh nghiệp trực thuộc trung ương va 2.742 doanhnghiệp trực thuộc địa phương Số lượng doanh nghiệp trong khu vực tập thể cũng
tăng, bao gồm 5.641 HTX, hơn 12.600 tổ sản xuất Ngoài ra còn có 16.500 HTX
nông nghiệp và gần 1000 HTX xây dựng và vận tải hoạt động trên lĩnh vực sản xuất
nhỏ và tiểu thủ công Lực lượng lao động công nghiệp là 2.571.800 người |
Tuy nhiên, sản lượng của một số ngành lại giảm, ví dụ như ngành chế biến
thực phẩm giảm 9,34%, ngành giầy - da giảm 5,6%, ngành luyện kim giảm 4,2% ˆ
Tổng sản lượng công nghiệp của thời kỳ này tăng nhanh, song sản lượng theo
đầu người của một số sản phẩm công nghiệp quan trọng vẫn rất thấp, thậm chí năm
1985 còn thấp hơn năm 1976 Trong khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là các ngành
thuộc trung ương, năng suất lao động rất thấp, chi phí sản xuất cao và chất lượng sản
phẩm ngày càng kém Tỷ trọng công nghiệp trong thu nhập quốc dân thấp, chỉ dat28,2% vào năm 1985”
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của sản xuất công nghiệp Có thể
kể những nguyên nhân chính : đó là việc quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước cònyếu kém hơn việc quản lý ở các doanh nghiệp tập thể những cơ sở vốn đã yếu kémhơn các doanh nghiệp tư nhân xét về năng suất và chất lượng Cơ chế tập trung quanliêu bao cấp dựa trên những khoản trợ cấp bất hợp lý của nhà nước chưa bị xoá bỏhoàn toàn và các cơ chế mới chưa nhất quán Nhiều chính sách và thể chế lạc hậuchưa được thay mới và một số quy định pháp lý còn chấp vá Cùng với cơ chế tập
trung quan liêu, tình trang vô tổ chức, vô kỷ luật, không tôn trọng kỷ cương, pháp
luật còn phổ biến Các chính sách và sự điều chỉnh cụ thể nhằm phát triển khu vựckinh tế tư nhân chưa được chú ý
Nhìn nhận sâu sắc những nguyên nhân dan đến sự suy thoái kinh tế đất nước,
Lại Đại hội lần thú VI, Dang đã dé ra đường lối đổi mới kinh tế đất nước
' Tổng cục thống kê 1993 tr.61
* Chiến lược công nghiệp hoá 1996 (L8)
’ Tầng cục thống kê 1985 tr 27
12
Trang 14Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng muốn đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, tụt
hậu, thì cần phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá
là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia : từ một nền kinh tế nông nghiệpkém phát triển vươn lên thành một nền kinh tế tiên tiến hiện đại
Có nhiều con đường để tiến hành công nghiệp hoá, nhưng kinh nghiệm thực
tiến của các quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực chỉ ra rằng muốn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải hình thành và phát triển các khu côngnghiệp, khu chế xuất Chỉ có hình thành và phát triển các KCN, KCX chúng ta mới
có thể đẩy nhanh mức tăng trưởng kinh tế; hình thành các trung tâm công nghiệp tập
trung, kéo theo sự phát triển của các vùng lãnh thổ, tạo được bước chuyển địch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tăng hàng hoá xuất khẩu nhằm
thu hút nguồn ngoại tệ lớn phục vụ cho phát triển đất nước
Thực tế cho thấy rằng nếu nước nào thành công trong việc phát triển các
KCN, KCX nước đó là nước thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài Đất nước ta
sau một thời kỳ đài bị chiến tranh tan phá và cơ chế tập trung bao cấp làm cho nguy
cơ tụt hậu ngày càng lớn, việc thu hút các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn nước
ngoài, cho sự phát triển là đặc biệt quan trọng Việc hình thành và phat triển cácKCN, KCX cũng là một cách để chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài
Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có những bước chuyển biến
tích cực trong sản xuất kinh đoanh Việc phát triển các KCN, KCX sẽ tạo điều kiện
để các đoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có điều kiện phát triển Sự nươngtựa, dựa vào lợi thế của nhau trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệptrong các KCN, KCX nhằm giảm chi phí san xuất, tăng hiệu quả đầu tư, Inôn là nhucầu cấp bách của mỗi doanh nghiệp
Sự phát triển KCN, KCX góp phần khắc phục tình trạng phát triển mất cânđối giữa các ngành và các vùng lãnh thổ và giải quyết các vấn dé bức xúc xã hội
khác như việc làm, thu nhập cho lao động
Bằng những chính sách ưu đãi đặc biệt, Nhà nước tạo điều kiện để cho các
nhà đầu tư đầu tu vào những ngành, vùng kinh tế khó khăn, tạo nên sự thay déi cobản về phân bố kinh tế ngành, vùng
Việc phát triển các KCN, KCX góp phần tao ra hàng van chỗ làm mới cho
lao động chưa có việc làm Hình thành và phát triển các KCN, KCX là một nhu cầu
tất yếu để chúng ta đổi mới đất nước
Trang 151.2.2 Đường lôi, chính sách của Đảng va Nhà nước về thành lap và hoạt
động của KCN, KCX
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã định hướng cho việc
chuyển từ chủ trương thực hiện mô hình công nghiệp hoá theo kiểu cñ sang xâydựng mô hình công nghiệp hoá theo kiểu mới, phù hợp với điều kiện của đất nước và
yêu cầu của thời đại Đây là sự điển chỉnh cơ bản nhất trong chiến lược công nghiệp
hoá' Việc tăng cường vốn đầu tư từ nguồn vốn không thuộc Ngân sách nhà nước là
kết quả bước đầu rất quan trọng của chính sách mới Việc kiên trì chính sách này sẽdam bảo được việc mở rộng quy mô, tăng đầu tư chiều sâu cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, đồng thời cũng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển xã hội
mội cách sân sắc
Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của các KCN, KCX trong sự nghiệp côngnghiệp hoá, đổi mới đất nước, Nghị quyết Dai hội Dang VIII đã dé ra phương hướngphát triển KCN là : "Cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản
xuất Xây đựng mới một số KCN, phân bố rộng trên các vùng" Đồng thời mục tiêu
chương trình phát triển công nghiệp của Dang cũng xác định : “Hình thành các khu
công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp và khu công nghệ cao) tạo địabàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới Phat triển mạnh côngnghiệp nông thôn và ven dé thi Ở các thành phố thị xã, nâng cấp cải tạo các cơ sởhiện có, đưa các cơ sở không có khả nang xử lý 6 nhiễm môi trường ra ngoài thànhphố, hạn chế việc xây đựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư”
Việc thực hiện phương hướng đó vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa là giải pháplớn nhằm góp phần bảo đảm nhịp độ tang trưởng công nghiệp (những nim 1996 -
2000) bình quân hàng năm 14 - 15%, đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng
gap đôi năm 1990; ty trọng nông nghiệp chiếm khoảng 19 - 20%; công nghiệp vàxây dựng khoảng 34 - 35%, dịch vụ khoảng 45 - 46% GDP
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VITI
cũng chỉ rõ " " Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các khu chế xuất, khu
công nghiệp Nghiên cứu xây đựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mau dich
do ở những địa bàn ven biển có di điều kiện "
' Chiến lược công nghiệp hoá, hiện dai hoá dat nước (1996) tr.B]
14
Trang 16Phát triển KCN là mot giải pháp quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư
kinh đoanh, tiết kiệm nguồn lực xây đựng kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng
Về đường lối phát triển các KCN, KCX, Đảng và Nhà nước cũng chỉ rõ:
Chúng ta cần đa dang hoá các loại hình KCN, không chỉ quan tâm các KCN lớn vàtương đối lớn ở đô thị và ven đô thị mà còn phải chú trọng các KCN quy mô nhỏ ởcác vùng nông thôn để thúc đẩy công nghiệp lớn, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng Đi đôi với việc tích cục xây
đựng các KCN theo quy hoạch, cần đạc biệt chú trọng thu hút đầu tư vào những
KCN đã được hình thành, thường xuyên rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao
sức hấp dan va phát huy hiệu quả đầu tu của các KCN
Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ươngĐảng khoá VIII, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vớinhững quy định thông thoáng hơn, giảm dần sự khác biệt giữa đầu tư trong nước vàđầu tư nước ngoài, tạo khung pháp lý thuận lợi hơn cho đầu tư phát triển sản xuất,kinh doanh đặc biệt cho các đoanh nghiệp trong các KCN
Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng làm cơ sở cho
việc hình thành và phát triển các KCN, KCX :
- Ngày 12/11/1996 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Ngay 9/6/2000 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi một sốđiều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996)
- Ngày 31/7/2000 Chính phủ ban hành Nghị định 24/2000/NĐ-CP quy định
chỉ tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Cùng với chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Dang và Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến nguồn lực trong nước cho sự phát
triển, kinh tế đất nước Để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân cho đầu
tư phát triển, tháng 6 năm 1994 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông quaLuật Khuyến khích đầu tư trong nước (LKKĐTTN) Luật này có hiệu lực từ1/1/1995 Ngay sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/CP ngày 12/5/1995
Quy định chỉ tiết thi hành LKKĐTTN Tiếp sau Luật và Nghị định 29/CP đã cóhàng chục văn ban của các Bộ, Ngành đưa ra nhằm hướng dẫn thi hành Luật, hướng
dẫn trình tự thủ tục cấp giấy giấy chứng nhận ưu đãi, hướng dẫn mién giám thuếtheo LKKDTTN, hướng dan cấp tín dung uu đãi
Trang 17Để thu hút được nguồn vốn to lớn còn “tồn đọng” trong dân, trong các thànhphần kinh tế và một bước thúc đầy mạnh hơn nữa phát triển nội lực, ngày 20/5/1998
Quốc hội đã thông qua Luật KKĐTTN So với LKKĐTTN (1994) thì LKKĐTTN
mới có nhiều quy định ưu dai hơn, phạm vi, đối trong áp dụng luật rộng rãi hơn.Day là cơ sở phap lý để chúng ta có sự phát triển đột phá trong thu hút đầu tư trong
nước
Các ưu dai dau tư của LKKDTIN mở rộng cho mọi thành phần kinh tế và tất
cả các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại ở nước ta : Doanh nghiệp nhà nước, Công
ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, HTX, Doanh nghiệp của các tổchức chính trị - xã hội, và các đơn vị kinh doanh hoạt động theo Nghị định
66/HDBT Đối tượng được khuyến khích ưu đãi không chi là các nhà đầu tư là côngdân Việt Nam mà cả những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và những người
nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam Chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà
nước thể hiện ở mot số biện pháp chính như san :
- Ưu đãi vật chất :
+ Về thuế (miễn, giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế nhập khẩu )
+ Về tín dựng (cho vay vốn với lãi xuất thấp ưu đãi)
- Hỗ trợ trực tiếp : giao đất, cho thuê đất, xây dimg kết cấu hạ tầng KCN dé
cho thuê, góp vốn
- Hỗ trợ gián tiếp : bảo lãnh tín dụng đầu tu, địch vụ tư vấn đầu tư, địch vụ
chuyển giao công nghệ
Cùng với việc từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thu hút đầu tưnước ngoài va đầu tư trong nước Dang và Nhà nước đặc biệt quan tâm và tao điều
kiên cho việc hình thành và phát triển các KCN, KCX
Nhận thức rõ vai trò và vị trí của KCN trong tiến trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước cùng với việc mở rộng kinh tế dối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài,
từ cuối nam 1991 một số KCX (một dang của khu công nghiệp chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu) được ra đời, KCX Tân Thuận ra đời ngày 24/9/1991 sau đó đến
KCX Linh Trung, Cần Thơ, Đà Nang, Hải Phòng lần lượt ra đời Đến năm 1994 mộtloạt khu công nghiệp được hình thành Mội khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động của
các KCN, KCX là hết sức cần thiết nhằm mở rộng và nâng cao hiệu qua cửa việchình thành, xây dụng phát triển và quan ly KCN, KCX Ngày 24/4/1997 Chính phủ
đã ban hành Nghị định 36/CP - Quy chế KCN, KCX, KCNC
16
Trang 18Để thực hiện tốt nghị quyết Dai hội Dane VIE về phát triển KCN, trong buổi
làm việc với lãnh đạo các Bộ, lãnh đạo một số KCN và lãnh đạo các Tổng Công ty
lớn của Nhà nước tháng 10/1997 - Tổng Bí thư của Đảng đã có ý kiến chỉ đạo về phát
triển các KCN, KCX, nội dung cơ bản như sau:
+ Việc hình thành và phát triển các KCN là một trong những nội dung cơ bản
của quyết sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá ma Dai hoi VIII đã dé ra cho thời kỳ
phát triển mới của cách mạng nước ta Qua mấy năm xây dựng và phát triển, KCN
đã thu được kết qua bước đầu góp phần làm sáng tỏ đường lõi của Dang về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá Cần nghiên cứu tổng kết ở mot số khu nhĩr Tân Thuận, SàiĐồng B để rút kinh nghiệm cho việc xây đựng va phát triển các KCN khác trong cảnước
+ Tiếp tục thúc đẩy phát triển KCN trong một môi trường pháp lý thuận lợi
và ổn định, cần phải xây dựng Luật KCN.
+ Luôn cơi trọng việc cải tiến cơ chế quản lý và chính sách là động lực để
phát triển kinh tế nói chung và KCN nói riêng Về cơ chế quản lý đối với KCN, tiếp
tục hoàn chỉnh cơ chế quan lý “một cửa”
+ Trung ương thông qua BQL các KCN Việt Nam và ở cấp tinh là BQL cácKCN cấp tỉnh, đồng thời tao dựng cơ chế dich vụ một cửa cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của KCN
+ Xem xét và quy hoạch phát triển KCN theo hướng có trọng tâm, trọngđiểm, không dàn hàng ngang Quan trọng nhất trong việc hình thành KCN là việc
lựa chọn địa điểm và xây dung dự án đúng, có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho triển khai các công việc tiếp theo.
+ Nang cao chất lượng thu hút đầu tu vào KCN với ngành nghề gì, công nghệ
nào để đáp ứng nhu cầu phát triển trong từng thời kỳ sao cho phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế của ngành và lãnh thổ, không gây cạnh tranh với sản xuất trongnước, ngược lại vừa bổ sung, vừa thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển,
+ Gấp rit dao tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và tay nghề cho công nhân
nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới thúcday sự nghiệp hợp tac, đầu tư với nước ngoài theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủquyền của Việt Nam, hình đẳng và cùng có lợi'
! Quan điểm cần nắm vững để vây dựng và phái tien các KCN (Đỗ Mudi) 1997 173
Trang 19Đường lối phát triển KCN, KCX trong tổng thể đường lối công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn mở cửa nên kinh tế đất nước là đường lối đúngđắn phù hợp với nhu cầu tất yếu của sự phát triển Với các chính sách luôn đi sắt sự
phát triển của thực tế đời sống kinh tế xã hội đất nước, đã dem lại cho chúng ta
những thành công to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội Ngay sau khi ban hành Nghị
định 36/CP ngày 24/4/1997 - Quy chế KCN, KCX, KCNC, hàng loạt văn bản pháp
luật khác cũng được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn chỉnhcho hoạt động của các KCN, KCX
Với đường lối và chính sách phát triền KCN, KCX phù hợp với điều kiện thực
tế Việt Nam và các thông lệ quốc tế, qua hơn 10 phát triển, vai trò của KCN trongnền kinh tế thị trường đã được khang định.
Đến nay đã có 68 KCN được thành lập tại 30 tỉnh, thành phố với quy hoạch
trên tổng điện tích 11.000 ha (chưa kể khu công nghiệp Dung Quất) Mặc dù mới có
trên 60% tổng số KCN cả nước đã và đang hoàn thành xây dung cơ sở hạ tầngnhưng các KCN đã tiếp nhận 680 du án DTNN còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kýđầu tư đạt 8,7 tỷ USD và 678 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn gần 32.000 tỷđồng Diện tích đất cho thuê đạt 35% tổng điện tích đất khu công nghiệp, giải quyếtviệc làm cho trên 23 vạn lao động trực tiếp trong các KCN Các KCN, KCX đóng góp
25% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp và 18% giá trị xuất khẩu của cả nước'
1.2.3 Kinh nghiệm xây dựng và hoạt động của KCN, KCX ở khu vực va
trên thé giới
Phát triển các KCN, KCX từ lâu đã được coi là công cụ của chính sách côngnghiệp của một số nước trên thế giới Lợi ích mà KCN, KCX mang lại cho sự thànhcông của một số nước phát triển đã minh chứng cho sự đúng đắn và tính hiệu quacủa các KCN, KCX Tuy nhiên, việc hình thành và phat triển các KCN, KCX vẫnluôn là vấn dé mới mẻ, kinh nghiệm xây dựng và hoạt động của các KCN, KCX
thành công trên thế giới luôn là những bài học quý đặc biệt cho các nước đang phát
triển
Hoàn cảnh địa lý, thể chế chính trị của các nước có khác nhau nhưng mục
tiêu của việc phát triển các KCN, KCX thường giống nhau, đó là :
- Thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tr trong nước và nước ngoài
"Thong tin khu công nghiệp Việt Nam (2001) trl?
18
Trang 20- Góp phần thực hiện sử dụng lao động hợp lý ở các vùng lãnh thổ; giải quyếtviệc làm cho lao động ở vùng có khu công nghiệp và các vùng lân cận KCN.
- Tiếp thu kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quản lý tiên tiến của thế giới.
- Làm cầu nối các bộ phận của nền kinh tế quốc gia với nền Kinh tế thế giới.Sau bốn thập ky hoạt động khu chế xuất đã thu được những thành tựu không
thé phủ nhận được Khu công nghiệp và khu chế xuất đã đem lại những bài học kinh
nghiệm sâu sắc Kinh nghiệm chi ra rằng việc chi ra đúng, nhất quán chính sách là
đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của KCN, KCX Ty giá ngoại hối và môi
trường kinh tế vi mô 6n định có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp trong
- Néu có cơ hội, không hạn chế đối với việc nhập khẩu miễn thuế các tư liệu
sản xuất; Kiểm tra thuế quan nhanh chóng, ít tốn kém đối với hàng xuất và nhậpkhẩu vào KCN KCX
- Không hạn chế các giao địch quốc tế bang ngoại tệ của các công ty có liênquan đến xuất khẩu ở khu công nghiệp
- Giảm đến mức tối thiểu sự can thiệp bằng chính sách vào hoạt động và giao
dich ở trong khu chế xuất, cho phép chủ đầu tư được tự thuê, tayén chọn công nhân
- Đối với các khu chế xuất, mở rộng thể chế tr do thương mại tới hoại độngquản lý và phát triển khu chế xuất Chon diz điểm xây dung KCN, KCX thuậnlợi giao thông, nhân công nhiều, hạ tầng kỹ thuật đáng tin cậy và sẽ hoàn
thiện tốt được
Về kinh nghiệm vận hành một số KCN, KCX : Qua sự vận hành của hơn 70khu chế xuất của thế giới và đặc biệt là của hơn 30 khu chế xuất hoạt động thànhcông của 10 nước châu A trong khoảng 20 năm gan đây, có thể rút ra 5 kinh nghiệmdẫn tới sự thành công của chính sách kinh tế đối ngoại và sự phát triển thông qua
việc phát triển KCN, KCX
Trang 21- Một là phải bao dam được một sự ổn định về chính trị Day là kinh nghiệm
có tính phổ biến khởi đầu và mang tính quyết định cho sự thành công của việc xây
dung KCN, KCX.
- Hai là các cơ chế kinh tế và luật pháp tương đối ổn định trong thời han
nhất định Cac văn ban pháp luật và các văn bản quy định đưới luật nói chungphải nhất quán
- Ba là phải có chính sách ưu đãi đủ hấp dan dé giá thành hàng hoá tao ra từKCN, KCX có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cạnh tranh được với hànghoá sản xuất trong các nước
- Bốn là có lợi thế vẻ kinh tế, xã hội, tự nhiên như gần sân bay, bến cảng, hạ
tầng cơ sở tốt, giao thông và các tiện ích công cộng khác đạt tiêu chuẩn quy định
- Nam là thủ tực hành chính gián tiện, dé hiểu, các hoạt động tư vấn tốt, “dịch
vu mot cửa”.
Những kinh nghiệm trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng tác độnglàm nên sự thành công trong hoạt động của các KCN, KCX
Lợi ích kinh tế xã hội của việc hình thành va phát triển các KCN, KCX ở mỗi
nước có khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ thành công của mỗi nước, mỗi KCN,KCX Nhìn chung, các KCN, KCX ở chau A thành công hơn cả Những nước và khu
vực đã có nhiều thành công trong việc xây dựng và phát triển các KCN, KCX phải
kể đến là Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc
Trong phạm vi luận văn, xin phép được trình bày kinh nghiệm thành côngcủa một số lĩnh vực tìm hiển của một số nước, một số khu vực trong việc hình thành
và phát triển các KCN, KCX
* Kinh nghiệm nổi bật của Dai Ioan khi xây dung KCN, KCX
Có thể nói Đài Loan là một trong những người đi tiên phong và nhiều thành
công nhất trong việc phát triển các KCN, KCX Từ cuối thập kỷ 50 các nhà hoạch
định chính sách kinh tế ở Đài Loan đã nhận thức được vị thế của Đài Loan trong hệthống kinh tế thế giới và khu vực Theo họ, Đài Loan thuộc loại hình kinh tế hải đảođất hẹp, người đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, mức độ phụ thuộc của kinh
tế trong nước vào hoạt động ngoại thương rất lớn Vì vậy, để tồn tại và phat triển thì
việc hình thành mot "cơ cấu kinh tế hướng ngoại" mang ý nghĩa sống còn đối với
nền kinh tế Đài Loan
20
Trang 22Để có một “co cấu kinh tế hướng ngoại" tất nhiên không thé dựa vào phái
triển nông nghiệp, ngư nghiệp mà phải dựa vào phat triển cong nghiệp Phát triểncông nghiệp như thé nao cho phù hợp với điều kiện của Dai Loan ? Đài Loan tim ra
cho mình hướng di đó là tập trung phát triển các KCN, KCX, tập trung phát triển cácngành công nghiệp phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, tập
Iruas xây dung các xí nghiệp vừa và nhỏ Kinh nghiệm của Dai Loan cho thấy muốncông nghiệp hoá và hiện dại hoá với tốc độ cao và hiệu qủa, nhất thiết phải day
mạnh việc xây dựng và phát triển các KCN, KCX Phải tạo ra vai trò hạt nhân củacác KCN, KCX trong việc phát triển kinh tế, xã hội tại các vùng lãnh thổ Có thể
nhận rõ điều này khi xem sự phân bố các KCN của Đài Loan Hầu như huyện nào
của Dai Loan cũng có KCN Mỗi KCN là một hạt nhân thúc đẩy kinh tế xã hội phat
Kinh nghiệm thứ ba của Đài Loan trong việc hình thành và phát triển các
KCN, KCX là tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài Để thu hút đầu tư nướcngoài, từ năm 1980 Đài Loan thực hiện tự do hoá nhập khẩu
Với những chính sách đặc biệt thông thoáng, Đài Loan đã thực sự là mot
điểm hút các nhà đầu tư trong những thập kỷ vừa qua, tạo điều kiện để Đài Loanphát triển mạnh mẽ các KCN, KCX
* Kinh nghiệm của Thái Lan khi xây dựng và phái triển các KCN, KCX
Kinh nghiệm nổi bật nhất của Thái Lan trong việc xây dựng và phát triển cácKCN, KCX là Nhà nước làm tốt việc quy hoạch phái triển KCN dựa trên quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đối với các KCN xây dựng theo quy hoạch,
được Nhà nước bảo trợ, có trường hợp xây dựng KCN bị thua lỗ, nhưng Nhà nước
vân tiến hành xây dựng để đảm bảo sự cân bằng trong phát triển (như các KCN ở
phía Bác Thái Lan)
Kinh nghiệm thứ hai của Thái Lan là Nhà nước khuyến khích mọi thành phần
kinh tế tham gia xây dựng KCN Tư nhân có thể xin phép xây dung KCN lại những
vùng không nằm trong quy hoạch, miễn là họ có thị trường Đến nay đã có 1] KCN
Trang 23hoạt động theo hình thức này, giống như doanh nghiệp độc lập, không được hưởng
wu đãi KCN, nhưng phải tuân thủ các tiêu chuẩn hình thành và chịu sự kiểm soát của
IFAT (Cục quản lý các KCN Thái Lan) IEAT có văn phòng làm việc tại các KCN
Kinh nghiệm thứ ba của các KCN, KCX Thái Lan cần được nghiên cứu họctập là địch vụ "một cửa" Mọi khách hàng muốn muốn đầu tư vào KCN, KCX chicần liên hệ với IEAT là có đủ thông tin cần thiết Họ sẽ được giới thiệu mạng lưới
KCN, ngành nghề khuyến khích đầu tư, vị trí các KCN, các ưu đãi, các thủ tục giấy
tờ can thiết Sau một ngày, họ được hướng dẫn chu đáo và làm xong thủ tục; saumột tuần, họ sẽ nhận được giấy phép đầu tư và có thể bắt tay vào xây dựng nhàxưởng, văn phòng Chính dich vụ "một cửa" của IEAT đã đem lại sức thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài Thực tế các nước trong khu vực còn có các thủ tục đầu tư khárườm rà và gây nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư
Kinh nghiệm thứ tư là Thái Lan luôn quan tâm đến môi trường khi hình thành
và phát triển các KCN, KCX
* Kinh nghiệm của Trung Quốc khi xây dung và phát triển các KCN, KCX
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều thành công xuất sắc trong việc tăng
trưởng kinh tế Một trong những nhân tố tạo nên sự thành công đó chính là thu hútvốn đầu tư nước ngoài Trung Quốc luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kiêntrì phương châm thu hút vốn nước ngoài một cách tích cực và có hiệu quả, áp dụng
một loạt các biện pháp và bước đi để đẩy mạnh mở cửa đối ngoại; trong nước bảo
đảm chính trị ổn định, xã hội an ninh, kinh tế phát triển, hoàn thiện luật pháp về
kinh tế đối ngoại, đã ban bố một số quy định về khu công nghiệp, ngoại tệ, lao động
liên quan đến quản lý đầu tư, quản lý người nước ngoài; tạo điều kiện để các nhà
đầu tư nước ngoài yên tâm khi đầu tư vào Trung Quốc Năm 1994 đã có 47.490ngàn dự án đầu tư của nước ngoài được phê duyệt, kim ngạch vốn nước ngoài theohiệp định là 81,406 tỷ USD sử đụng thực tế là 33,787 tỷ Số đự án phê chuẩn và hạnngạch theo hiệp định có giảm so với 1993 nhưng vốn đầu tư được sử dụng trên thực
tế lại tăng Tính đến cuối 1994, tổng cộng số du án được phê chuẩn là 221.718 ngàn,
vốn nước ngoài đã được sử dụng trên thực tế là 95,577 tỷ USD; tổng số các xínghiệp có vốn đầu tu nước ngoài là trên 10 vạn, số người làm việc ở đó là trên 14triéu’
“Tình hình và triển vọng kinh té Trung Quốc (sách trắng kinh Lê) 1998 1.342
22
Trang 24Việc phát triển các KCN, KCX cửa Trung Quốc có những nét đặc thù
riêng Trung Quốc chú trọng xây dựng các đặc khu kinh tế Nếu như các KCN, KCX thông thường trên thế giới chi có quy mô từ 10 ha dén vài tram ha, thì các
đặc khu kinh tế của Trung Quốc có quy mô và diện tích sử dụng rất lớn Cácdac khu kinh tế lúc đầu được thiết kế như các khu chế xuất và từ ngày 16-5-
1980 chúng chính thức được mang tên đặc khu kinh tế - “một hình thức đặc biệt
để thu hút đầu tư nước ngoài”! : Đến nay, ở Trung Quốc đã có 5 đặc khu kinh tế
được thành lập, đó là : Thâm Quyến, Sán Dầu, Hạ Môn, Chu Hải và Nam Hải
Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã có những đóng góp cực kỳ to lớn cho
sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc trong suốt 2 thập ky vừa qua Do
phạm vi luận văn có hạn, xin chỉ trình bay một số kinh nghiệm thành công của đặc
khu kinh tế Thâm Quyến
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến được cấp giấy phép quy hoạch xây dựng vào
năm 1980 trên tổng điện tích 391,71km2 Trong giai đoạn 1980 - 2000 kinh tế Tham
Quyến đạt tốc độ tăng trưởng GDP 30,3% năm, sản lượng công nghiệp tang 46,9%
năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 40,8% năm Đáng lưu ý là 42,3% giá trị sản lượngcông nghiệp là sản phẩm công nghệ cao
Về đầu tư nước ngoài, cho tới cuối năm 2000, Tham Quyến đã thu hút được
25.443 dự án đầu tư từ 68 nước với tổng số vốn đãng ký là 32,48 tỷ USD và tổng vốn
+ Chính sách ưu đãi đối với ngành công nghệ cao
Thâm Quyến nới long không hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong
việc thiết lập các doanh nghiệp bán huôn, bán lẻ, trung tâm giao dịch, trung tâm hậu
cần, giao thông, khách sạn, du lịch, tư vấn, kế toán, viễn thông, đào tạo, y tế
Thủ tục cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài được đơn giản hoá Các nhàđầu tr nước ngoài được hưởng các ưu đãi sau :
' Về phát triển khu chế xuất và đặc khu kinh tế (1994) tr 108
* Khu công nghiệp Việt Nam (8/2001) tr.26
Trang 25- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% trước đây xuống 15%, miễn thuếthu nhập nội địa (3%).
- Sau khi hết thời hạn miễn và giảm thuế, các doanh nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu được hưởng mức thuế thu nhập là 10% nếu xuất khẩu trên 70% sản phẩm, các
đoanh nghiệp sử dụng công nghệ cao giảm tir 10% thuế thu nhập trong thời gian 3 năm
- Các Doanh nghiệp có vốn đầu hr nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu chỉphải trả 50% tiền thuê đất công nghiệp Các du án cải tiến công nghệ được hưởng ưu
dai này trong thời gian 5 nam
- Các ngân hàng có vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu nhân
đân tệ và thời gian hoạt động ít nhất là 10 năm sẽ được miễn thuế thu nhập trong
năm đầu tiên kể từ khi kinh doanh có lãi và được giảm 50% mức thuế này trong
vòng 2 năm tiếp theo Thu nhập từ kinh doanh tài chính được miến thuế kinh doanh
trong thời gian 5 - năm kể từ ngày khai trương
- Các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành dịch vụ địa phương có số
vốn vượt quá 5 triệu USD và thời gian hoạt động ít nhất là 10 năm sẽ được miễn thuếthu nhập trong năm đầu tiên, kể từ khi kinh doanh có lãi và được giảm 50% mức
thuế này trong 2 năm tiếp theo'
- Hàng hoá được sản xuất và tiêu ding tại Tham Quyến được miễn thuế giátrị gia tăng
- Cộng đồng đoanh nghiệp nước ngoài được tiếp cận các cơ sở khám chữa
bệnh của quốc gia Trong việc sản xuất hàng hoá không bị Nhà nước khống chế vềhạn ngạch hay giấy phép, nhà đầu tư nước ngoài tự do ấn định và điều chỉnh tỷ lệhàng hoá bán trong nước và xuất khẩu tuỳ theo nhu cầu thực tế Lao động nướcngoài tại Thẩm Quyến có quyền tiếp cận với các cơ sở dịch vụ với giá, lệ phí như đốivới người Trung Quốc
Chính sách thúc đầy các dịch vụ đầu tư.
Dé xúc tiến đầu tu và cải tiến dịch vụ, Thâm Quyến đã thành lập văn phòng
đầu tr nước ngoài - co quan Chính phủ về đầu tư nước ngoài - với chức năng quyhoạch, phát hành khuyến nghị, kêu gọi đầu tư, tư vấn, xem xét và giải quyết đơn xin
đầu tư Dé đơn giản hoá thủ tục đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý, Thâm Quyến
đã thành lập “Trung tam dịch vụ đầu tư nước ngoài”, tại đây nhà đầu tư có thể hoàntất thủ tục đầu tư tại Tham Quyến, thực hiện cơ chế dich vụ “một cửa" Thâm Quyếncũng đã lập văn phòng liên lạc tại Mỹ, CHLB Đúc, Nhật để kịp thời thúc đầy đầu tưnước ngoài vào Thâm Quyến
‘Dae khu kinh tế Tham quyến (2001) u.26 công nghiệp nguồn cục đầu tự nước ngodi Trung Quốc ?
24
Trang 26+ Ban hành một số quy chế đầu tư vào các ngành công nghệ cao cũng như
chính sách ưu đãi phái triển công nghệ phần mềm Day là những văn bản pháp lý
quan trọng nhằm khuyến khích dau tư nước ngoài vào Tham Quyến, đồng thời cũng
là những bảo đảm, những ưu đãi đặc biệt của Thâm Quyến dành cho các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực này
Chính nhờ những chính sách thu hút đầu tư cởi mở và những biên pháp quản
lý, điêu hành hiệu quả, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã gặt hái được những thànhcông xuất sắc, góp phần đáng kể vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của Trung
Quốc trong những năm qua
1.3 CƠ SỞ PHAP LÝ CHO VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOAT ĐỘNG KCN, KCX Ở
VIỆT NAM.
Cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động của KCN, KCX là Hiến pháp nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 1996 và được sửa đổi bổ sung ngày 9/6/2000, Luat Khuyến khích đầu tư
trong nước (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 20/5/1998
Ngoài ra còn có một số Nghị định của Chính phủ như :
- Nghị định 24/2000/NĐ/CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật sửa đối, bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được Quốc hội
thông qua ngày 9/6/2000
- Nghị định 51/NĐ/CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ - Quy định chi tiết thihành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đối) được Quốc hội thông qua ngày
20/5/1998.
- Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ban hành, Quy chế khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (thay thế Quy chế khu chế xuất được
ban hành theo Nghị định số 332/HĐBT ngày 18/10/1991 và Quy chế khu công
nghiệp được ban hành theo Nghị định số 192/NĐ/CP ngày 28/12/1994)
Ngoài những văn ban pháp luật cơ bản, chủ yếu nêu trên, trong quá trình hình
thành và phát triển các KCN, KCX, các Bọ, Ngành liên quan đến các hoạt động của
KCN, KCX cũng có các Thông tư hướng dẫn thi hành các van bản pháp luật trêncũng như có các quyết định phân cấp, uỷ quyền cho các cơ quan quan lý KCN,
KCX, các cong văn hướng dân mang tính chuyên ngành của Bộ, Ngành Hên quanđến việc hình thành và hoại động của các KƠN, KCX
Trang 27Cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của KCN, KCX là rất rộng
lớn, liên quan đến nhiều bộ luật quan trọng, phạm vị điều chỉnh cũng rất rộng, trongphạm vi của luận văn xin trình bay lam rõ mot số van đề :
Trước hết là về khung pháp luật cho việc hình thành và hoạt động của các
KCN, KCX
Những quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về phát triển kinh tế thị trường nhiều
thành phần, về sự đảm bảo và hỗ trợ của Nhà nước cho các thành phan kinh tế hoạiđộng và phát triển là bộ phận quan trọng nhất của khung pháp lý cho việc hình thành
và phát triển của các KCN, KCX Dé có cơ sở pháp lý đầy đủ, cụ thể thực hiện các
quy định trên của Hiến pháp, một số văn bản pháp luật quan trọng khác đó đã đượcban hành, Đó là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tưtrong nước, một số Nghị định của Chính phủ về hoạt động đầu tư trong và ngoài
nước (Nghị định 24/2000/NĐ/CP quy định chỉ tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoàitại Việt Nam năm 2000; Nghị định 51/NĐ/CP quy định chỉ tiết thi hành Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước), và Nghị định 36/CP ngày 24/7/1997 ban hànhQuy chế KCN, KCK, KCNC là một bộ phận quan trọng tạo nên khung pháp lý hoàn
chỉnh cho việc hình thành và phát triển của KCN, KCX
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) khẳng định
"Nhà nước phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước", "cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ
chức sản xuất, kinh đoanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể,
sở hữu tư nhân” (Điều 15) Đường lối phá! triển kinh tế đúng đắn, theo đúng xu thếphát triển của kinh tế thế giới đã tạo tiền để cho sự phát triển sức sẵn xuất của toàn
xã hội.
Nhận thức sâu sắc rằng muốn phát triển đất nước, không có con đường nào
khác là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện dai hoá đất nước, muốn công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước, phải tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, phải
tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, Điền 25 Hiến pháp quy định : "Nha nước
khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam
phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở
hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân
nước nøoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá" Day là
26
Trang 28cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào
Việt Nam Với một quốc gia đông đân với nền chính trị ổn định, việc Nhà nướccam kết hảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư vào Việt Namchính là sự hấp dan đối với các nhà đầu tu
Để có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Dau tư nước ngoài taiViệt Nam ngày 29/12/1987 Nhằm điều chỉnh mot số quy định còn bất cập trong
hoạt động đầu tư và để các quy định phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, Luật Đầu tu
nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất vào ngày 30/6/1990, sửa
đổi bổ sung lần thứ hai vào ngày 31/12/1992 Luật Dau tr nước ngoài (sửa đổi) năm
1992 đã có sức hấp dan to lớn đối với các nhà đầu tu Theo đánh giá của các nhà đầu
tư, thì Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam là cởi mở và thông thoáng Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam (1992) đánh đấu sự mở cửa thực sự của Việt Nam cho đầu
tư nước ngoài
Nham khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vàtháo gỡ những vướng mắc trong qúa trình thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam (1992) Ngày 12/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã thông qua
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1987 và sửa đổi bổ sung hai lần vào năm 1990 và 1992
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã đáp ứng được cơ bản thực
tế phát triển mạnh mẽ của Việt Nam cuối thế kỷ 20, đúng như lời nói đầu của đạo
luật này là “ "mo rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc đân trên cơ sở khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của đất nước" |
Luật Đầu tư nước ngoài (1996) là văn bản pháp luật rương đối hoàn chỉnh
quy định về hoại động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Các chính sách ưu đãi đầu tucửa Nhà nước Việt Nam đã được luật hoá tao ra tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tưvào Việt Nam
Để thúc đầy hơn nữa qúa trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới và
nhằm hấp dẫn các nhà đầu nr nước ngoài hon nữa, ngày 9/6/2000 Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam thông qua Luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
' Luật Đầu tu nước ngoài tại Việt Nam nam 1996 Tr.5
Trang 29(2000) Ngày 31/7/2000 Chính phú da ra Nghị đính số 24/NĐ/CP quy định chi tiết thi hànhLuật Đầu tu nước ngoài tai Việt Nam năm 2000.
[Luật Đầu ty nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 24/NĐ/CP ngày21/7/2000 là những văn bản pháp lý cực kỳ quan trọng, cùng với Nghị định 36/CPngay 24/4/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao
và Luật Khuyến khích đầu ur trong nước được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998
tạo nên khung pháp lý cho việc hình thành và hoại động của cac KCN, KCX
Thien pháp nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạmpháp luật do cơ quan đại điện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Hiến pháp thể chế hoámột cách tập tung, nhất quán đường lối chính sách của Nhà nước Hiến pháp là đạoluật có hiệu lực pháp luật cao nhất, là tụ so pháp lý của hệ thếng pháp luật, 14 "luật
nguồn” để các cơ quan nhà nước có thầm quyển ban hành các văn bản quy phạm
khác
Hiến pháp nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), quy định chế
độ kinh tế của Nhà nước ta, đó là "nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường" (Điều 15) Điều này cho phép các thành phần kinh tế được phá! triển
theo kha nang của mình, sức sản xuất xii hội không bị kìm hãm Day là cơ sở đểphát triển các KCN, KCX - Nơi có thể tạo điều kiện tốt nhất cho các loại hình doanh:
nghiep hoạt động có hiệu quả Để thu hút đầu tư nước ngoài vào Viet Nam, nguồn
lực đặc biệt quar trọng cho việc hình thành và phát triển các KCN, KCX; Điều 25 Hiến pháp 1992 khẳng định "Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhãn nước
-ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào V iệt Nam phù hợp với pháp fat Việt Nam, pháp
luật và thông lệ quốc tế, bao đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài san và cácquyền lợi khác của các tổ chức cá nhân nước ngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài không bị quốc hữu hoá” Đây là điều luật đặc biệt quan trong cho cácnhà đầu tư, là sự đảm bảo của Nhà nước Việt Nam cho việc làm ăn lâu đài củacác nhà đầu tư
Luật Đầu ty nước ngoài tại Việt Nam (1996) được Quốc hội khoá X sửa đối,
bổ sung mot số điều năm 2000 cùng với các văn bản liên quan và các văn bản
hướng dan thi hành đã tạo ra nẻn tảng phán lý cho hoạt động đầu tu nước ngoài tai
Việt Nam.
Trang 30Luật Dau tr nước ngoài tại Việt Nam có vai trò cực kỳ quan trọng đối với
việc tổ chức và hoạt động của các KCN, KCX Mot mặt, Luật khẳng định chính sách
khuyến khích, bảo hộ đầu tư của Nhà nước Việt Nam đối với các nhà đầu tư nướcngoài (Điều 1), mặt khác, Luật quy định rõ các hình thức đầu tư Các nhà đầu tưnước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
2 Doanh nghiệp liên doanh
3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Hình thức dau tư phong phú lại duoc các biện pháp bảo đảm đầu tư quy định
rất chi tiết trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là những căn cứ pháp lý quantrọng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN, KCX Có thể nêu một số biệnpháp bao đảm đầu tư như Điều 2l : “Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn vàtài sản hợp pháp khác của nhà đầu tr nước ngoài không bị trưng dung hoặc tịch thu
bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốchữu hoá; Điều 22 quy định "Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được chuyển
ra nước ngoài : lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; những khoản tiền trảcho việc cung cấp kỹ thuật, dich vu, tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoàitrong quá trình hoạt động; vốn đầu tư; các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sởhữu hợp pháp của mình”
Có thể nói đây là những quy định hết sức cụ thể và chặt chẽ, dam bảo cho cácnhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được quy định chi tiết trong chương IV Các quyền cơ bản đó là
được tuyển dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh (Điều 25); được tự chủ kinh
đoanh (Điều 31); được mở chi nhánh ở tinh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoàinơi đặt trụ sở chính để thực hiện hoạt động kinh doanh (Điều 32); Được chuyểnnhượng giá trị phần góp vốn của mình trong doanh nghiệp liên doanh (Điều 34);được mở tài khoản tại Ngân hàng (Điều 35); được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
(Điều 43) Các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
có các nghĩa vụ sau : Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, phải thực hiệncác nghĩa vụ đóng thuế, các nghĩa vụ về báo cáo, thống ké tài chính
Để mở rộng hợp tác kinh tế với rước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế quốc dan trên cơ sở khai thác và sử
Trang 31dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước Trong Luật sửa đối, bổ sung một số
điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nam 2000) theo hướng tao them cácđiều kiện cho các nhà đầu tu khi đầu tư vào Việt Nam, Điều 19a quy định "Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tấc kinh doanhtrong quá trình tham gia hoạt động được phép chuyển đổi hình thức dau tư, chia,
tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp”; trong trường hợp do thay đổi quy định củapháp luật Việt Nam thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tu nước ngoài
và các bên tham gia hop đồng hợp tác kinh doanh thì doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và các bến tham gia hợp đồng hợp tác kinh đoanh tiếp tục được hưởng
các ưu đãi đã được quy định trong giấy phép đầu tu và Luật này hoặc được Nhà nước
giải quyết thoả đáng (Điều 21a)
Đặc biệt, để khuyến khích các doanh nghiệp trong khu chế xuất tang khả
năng xuất khẩu, tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu chế xuất Điều 48
quy định "Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối vớihàng hoá từ KCX ra nước ngoài và từ nước ngoài nhập khẩu vào KCX Doanhnghiệp chế xuất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN được hưởng các
ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo
quy định tại các Điều 38; 39; 43; 44 của Luat này"
Nếu như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định những chính sách cơ
bản của Nhà nước Việt Nam cho Đầu tư nước ngoài thì Nghị định 24/2000/ND/CP
ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam Những chính sách cu thé của Nhà nước Việt Nam đã được luật hoá, là cơ
sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và hoạt động của các KCN, KCX
Những quy định chung nhất cho việc đầu tư vào KCN, KCX được quy định
trong các Nghị định, đó là các hình thức đầu tư vào KCN, KCX : Hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh (điều 6, điều 7); Hình thức doanh nghiệp liên đoanh (điều
1] đến điều 20); Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (điều 21 đếnđiều 24) Những yêu cầu cụ thể về việc thành lập, hoạt động và giải thể của các loại
doanh nghiệp tương ứng với hình thúc đầu tu được quy định chi tiết trong Nehi định
Các chính sách ưu đãi, các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu về tài chính,
về thuế, về báo cáo thống kê của các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hoạt động trong các KCN, KCX dược quy định rất cu thể trong Neghi định.Các quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt
30
Trang 32Nam; về mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các nhà đầu tư, các doanhnghiệp có vốn đầu tu nước ngoài, các Bộ, Neanh các địa phương với các nhà đầu
tư cũng được quy định cu thể, chi tiết trong Nghị định 24/2000/NĐ/CP
Có thể nói Luật Đầu tư nước ngoài tai Việt Nam và Nghị định
24/2000/ND/CP là những văn bản pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động đầu tưnước ngoài ở Việt Nam mà hoạt động đầu tư nước ngoài lại tập trung chủ yếu trongcác KCN, KCX
Nhận thức 16 vai trò to lớn của các KCN, KCX trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước Để đưa hoạt động của các KCN, KCX đi vào nền nếp và
một bước nâng cao hiệu quả quan lý Nhà nước đối với KCN, KCX Ngày 24/4/1997Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP - Quy chế KCN, KCX, KCNC
Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ là cơ sở pháp lý chính cho
việc quản lý, điều hành hoạt động của các cơ quan Chính phủ, UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung wong, BQL các KCN cấp tinh trong việc quản lý Nhà nước đốivới sự hình thành và hoạt động của các KCN, KCX, KCNC
Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc
hình thành, hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp KCX
và các loại hình đoanh nghiệp khác hoạt động trong KCN, KCX
Điều i của Nghị định 36/CP khẳng định : Chính phủ khuyến khích doanhnghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, cá nhân nước
ngoài và các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào KCN, KCX, KCNC trên cơ
sở quy chế này và các quy định của pháp luật Việt Nam Đây là tỉnh thần nội dungcủa Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1) Sự nhất quán về chính sách mở
cửa thu hit đầu tư vào các khu công nghiệp đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của
các KCN, KCX trong những năm vừa qua
Trong Nghị định 36/CP - Quy chế KCN, KCX, KCNC, mot số khái niệm nhưdoanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp sản xuất khucông nghiệp; doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp, BQL khu công nghiệp cấp tỉnh
được đề cập; Đây là cơ sở để phân biệt chúng với các loại hình doanh nghiệp và cơquan quản lý khác
Ngoài thủ tục thành lập doanh nghiệp khi muốn trở thành doanh nghiệp KCN
(hoạt động trong KCN) doanh nghiệp phải được sự chấp thuận đầu tư hoặc có giấyphép đầu tư hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan Nhà nước có
Trang 33thẩm quyên (Điều 8); thời gian hoạt đông của doanh nghiệp KCN không quá 50
năm và không được vượt quá thời hạn hoạt động của Công ty phát triển hạ tang
KCN (Điều 9) Các quyền cơ bản của doanh nghiệp KCN như quyền thuê đất, quyền
tổ chức kinh đoanh, quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, quyền thuê các tiện ích công
cộng được quy định tại Điều 10 Các nghĩa vụ của doanh nghiệp KCN : tuân thủ
pháp luật Việt Nam; thực hiện quy chế và điều lệ KCN; đăng ký với BQL các KCN
cấp tỉnh về số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; đóng
các loại thuế theo quy định; tuân thủ chế độ báo cáo, thống kê, bảo đảm an toàn lao
động, trật tự an ninh (điều 11)
Nhằm khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn
vốn lớn xây dựng và kinh đoanh công trình kết cấu hạ tảng khu công nghiệp, Điều
12 quy định rõ "Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện để đoanh nghiệp Việt Nam
thuộc các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài được hoạt động liên đoanh
với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng các công trình kết cấu KCN" Day là
một điểm mới lần đầu tiên được quy định trong Nghị định 36/CP - Quy chế KCN,
- Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN
- Ban hành các văn bản pháp quy về hình thành và hoạt động cha KCN
- Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép và thực hiện các thủ tục hành
chính Nhà nước liên quan
- Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý các KCN
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của KCN và giải quyết các vấn
đề phát sinh
Về chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, BQL cáckhu công nghiệp cấp tỉnh đối với các KCN, KCX được quy đinh cụ thể từ Điều 22đến Điều 27
Để khác phục tình trạng chồng chéo, lần việc giữa các cơ quan quản lý nhà
nước, Điều 27 - Nghị định 36/CP ngày 24/7/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế
32
Trang 34KCN, KCX, KCNC quy định BQL các KCN cấp tỉnh là cơ quan quan lý trực tiếp
các KCN, KCX (quyền han và nhiệm vụ của BQL KCN cấp tinh xin được trình bày
kỹ ở phần sau)
Những quy định áp dụng riêng cho khu chế xuất và đoanh nghiệp chế xuất
đó là "khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất dược ngăn cách với vùng lãnh thổ bên
ngoài bằng hệ thống tường rào) có cổng và cửa ra vào (Điều 34) Như vậy KCN vàDNCX được phân định rach rồi với các vùng lãnh thổ khác Day là quy định đặc biệt
quan trọng nhằm thực hiện được quản lý Nhà nước đối với loại hình đoanh nghiệpđặc biệt này, mặt khác cũng thực hiện được các chính sách wu đãi đặc biệt cho khuchế xuất nhằm thúc đẩy xuất khẩu Việc quy định "chỉ những nhà đấu tư, cán bộ,công nhân viên chức làm việc trong khu chế xuất và đoanh nghiệp chế xuất và
những người có quan hệ cong tác với các cơ quan, tổ chức, đoanh nghiệp trong khu
chế xuất và doanh nghiệp chế xuất mới được ra vào KCX và DNCX" (Điều 35), cho
thấy sự khác biệt giữa KCX với KCN, giữa DNCX với các loại hình doanh nghiệpkhác Su giới hạn về ranh giới giữa KCX, DNCX với vùng lãnh thổ có tầm quantrọng đặc biệt trong quản lý hàng hoá XNK vào KCX, DNCX; bởi vì "hàng hoá,hành lý, ngoại hối ra, vào khu chế xuất, đoanh nghiệp chế xuất phải có chứng chỉ
xuất xứ hàng hoá của cơ quan có thẩm quyền, làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải
quan khu chế xuất Hàng hoá trên tờ khai hải quan phải phù hợp với quyết định chấpthuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư" (Điều 39) Có thể coi KCX, DNCX như một
"vùng đặc biệt” với sự quản lý "đặc biệt" đó là tuy KCX; DNCX được xây đựng trênđất nước Việt Nam nhưng KCX, DNCX lại phải thực hiện quy chế XNK hàng hoá
như hàng hoá nước ngoài
Phát huy nội lực là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực
hiện thang lợi đường lối kinh tế của Dang, “dé huy động va sử dụng hiệu quả mọi
nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiểm năng khác của đất nước nhằm góp phần
phát triển kinh tế, xã hội vi sự nghiệp dan giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, danchủ, văn minh"! Ngày 20/5/1998 Quốc hội thông qua Luật Khuyến khích dao tutrong nước (sửa đổi) Luật Khuyến khích đầu tư trong nước là cơ sở pháp lý quan
trọng cho hoạt động đầu tư trong nước vào các KCN, KCX Pháp luật khuyến khíchđầu tư trong nước được áp dụng đối với những hoạt động đầu tư như :
' 1.uậi Khuyến khích dau tư trong nước ¡998.0 ]
Trang 35- Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất kinh đoanh thuộc các thành phần kinh tế.
- Đầu tư đây chuyền sản xuất, mở rộng quy m6, đầu mối công nghệ
- Đầu tư cải thiện môi trường sinh thái, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị
- Đầu tư mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Đầu tư theo hoạt dong hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao (BOT);
dau tư theo hoạt dong hợp đồng xây dung - chuyển giao - kinh doanh (BOT): hợp
đồng xây đựng - chuyển giao (BT)
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được áp dụng đối với các đối tượng sau
- Doanh nghiệp Nhà nước
- Cơ sở giáo dục, cơ sở y tế
- Doanh nghiệp của các tổ chúc chính trị, chính trị - xã hội
- Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước
ngoài thường trú tại Việt Nam
Những quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và đảm bảo hỗ trợ
đầu tư của Nhà nước nhu : "Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản,
vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư" (Điều 6),Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm tạo điển kiện cho nhà đầu tư có mặt bằng
mở rộng mat bang sản xuất, kinh doanh như : giao đất hoặc cho thuê lại đất theo quyđịnh của pháp luật về đất dai và pháp luật về dan sự (Điều 7); xây dựng các KCN vớiquy mô vừa và nhỏ ở các địa bàn có điều kiên kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để nhà đầu tư sử dung làm mat bằng san
xuất, kinh doanh với các điều kiện ưu đãi, xây dựng các công trình hạ tầng ngoài
hàng rào KCN, KCX để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư; khuyến khích tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tir thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh tại KCN, KCX(Điều 8).
Những quy định về ưu đãi đầu tư trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước
đã có tác dụng thu hút đầu tư trong nước vào các dự án hoạt động trong KCN, KCX
34
Trang 36Các quy định và uu đãi đáng chú ý là :
- Un đãi đầu tư đành cho một số lĩnh vực, trong đó đầu tư xây đựng kinh
doanh kết cấu hạ tầng của các KCN, KCX, dịch vụ trong các KCN, KCX là lĩnh vực
được ưu đãi dau tu, đầu tư cho việc đi chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi thành phố, đầu
tư cải thiện sinh thái môi trường
- Các chính sách ưu dai cụ thể dành cho các dự án đầu tu vào KCN, KCX :
giảm 50% tiền sử đụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất;Nhà đầu tư có đự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đượcgiảm 75% tiền sử đụng đất; nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điền kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khan được miễn tiền sử dung đất (Điều 17);
Các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào KCN, KCX còn được hưởng chính sách
ưu đãi về thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp Đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề
ưu đãi đầu tư, sử dụng nhiều lao động hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế
-xã hội khó khăn được hưởng thuế suất 25%; Đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tếđặc biệt khó khăn, sử dụng nhiều lao động được hưởng thuế suất 20%; Đầu tư vàolĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn được hưởng thuế suất 15%
Ngoài ra, các nhà đầu tư vào KCN, KCX còn được hưởng nhiều ưu đãi khác
về miễn thuế nhập khẩu đối với một số hàng hoá trong nước chưa sản xuất được,phương tiện vận chuyển dùng đưa đón công nhân (Điều 25); ưu đãi khi vay vốn tín
đụng (Điều 28)
Để các nhà đầu tư trong nước yên tâm khi đầu tư vào KCN, KCX, LuậtKhuyến khích đầu tư trong nước quy định các quyền và nghĩa vu của các nhà đầu tu.Các quyển cơ bản như : lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư trên lãnh thổ Việt
Nam; lựa chọn hình thức đầu tư; tự quyết định hoạt động đầu tư và sản xuất kinh
doanh đã đăng ky; thuê lao động không hạn chế về số lượng, xuất khẩu, nhập khẩutrực tiếp các sản phẩm đã đăng ký (Điều 30) Các nghĩa vụ cơ bản như : sản xuấtkinh doanh theo đúng đăng ký, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp Iuạt về kế
toán thống kê; nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính; tuân thủ các quy định của pháp
luật về quốc phòng, an ninh, thực hiện pháp Iuật lao động của Việt Nam; tuân thủ
các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, van hoá (Điều 31)
Trang 37Để thực hiện một cách đây đủ các quy định của Luật Khuyến khích đầu tư,
ngày 8/7/1999 Chính phủ đã ban hành Neghi định số 51/1999/NĐ/CP Quy định chitiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)
Nếu như Luật Khuyến khích đầu tư trong nước là những quy định cơ bản choviệc thu hút đầu tư trong nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia
pháp ly quan trọng cho việc đầu tư vào KCN, KCX
Đặc biệt, Nghị định 51/1999/NĐ/CP quy định chi tiết về quản lý Nhà nước về
khuyến khích đầu tu trong nước Điều 35 quy định thẩm quyển của Chính phủ:
"Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư và khuyến khích đầu tư trongphạm vi cả nước Chính phủ ban hành quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp
ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa
đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998".
Các cơ quan Chính phủ (các BO) thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềkhuyến khích đầu tư trong nước, được quy định trong Nghị định : Điều 36 - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư; Điều 37 - Bộ Tài chính; Điều 38 - UBND Tỉnh, Thanh phố trực
thuộc Trung ương
Việc quản lý Nhà nước trực tiếp các dự án đầu tư trong nước được giao cho
Sở Kế hoạch và Đầu tư tính (Điều 39)
Luật Khuyến khích dau tư trong nước và Nghị định 51/1999/NĐ/CP là những
văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến việc hình thành, xây dựng và phát triển
các KCN Với những quy định chỉ tiết, chính sách cởi mở, đây là căn cứ để thu hút
các doanh nghiệp vào hoạt động trong các KCN Đến nay, ngoài các dự án có vốn
đầu tư nước ngoài tại 68 KCN của Việt Nam, đã thu hút được 678 du án đầu tư trongnước với tổng số vốn đầu tư trên 32 nghìn tỷ đồng.
Hiến pháp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước, Nghị định 24/NĐ/CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoàitai Việt Nam; Nghị định 51/2000/ND/CP Quy định chỉ tiết thi hành Luật Khuyến
36
Trang 38khích đầu tư trong nước; Nghị định 36/NĐ/CP - Quy chế KCN, KCX KCNC, lànhững văn bản pháp lý quan trọng nhất tạo nên khung pháp lý cho việc hình thành
và phát triển các KCN, KCX Các quy định trong các văn bản pháp lý trên có mối
quan hệ khang khít, thống nhat với nhau Hiến pháp quy định những điểm cơ bảnnhất về kinh tế thị trường, về khuyến khích các hoạt động đầu tư về bảo đảm đầu tư
Luật Dau tư nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sử quy định của Hiến pháp đã cụ thểhoá, luật hoá các chính sách về đâu tư và quản lý đầu tư nước ngoài Những chính
sách cụ thể về ưu đãi đầu tư lại được thể hiện trong Nghị định của Chính phủ Mộtmat nhằm dam bảo sự nhất quán của các quy định pháp luật, mặt khác lại thích ứng
được với điều kiện và thực tế phát triển của đời sống kinh tế xã hội đất nước Đây làtính cơ động, mềm dẻo của Pháp luật
Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước quy định cụ thể các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, nhằm
phát huy nội lực Các quy định khuyến khích đầu tư trong nước tuân thủ các quy
định về đầu tư phi trong Hiến pháp Các quy định trong Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước cũng phải bảo đảm tính thống nhất, tính nhất quán, tính tuân thủ Hiến
pháp Chính vì vậy, Hiến pháp - Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu
tư trong nước tạo nên một hệ thống thống nhất quy định về đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc hìnhthành và hoạt động của các KCN, KCX ở Việt Nam
Để tạo nên một sự "bình đẳng" tương đối trong các chính sách ưu đãi đầu tư
Irong nước và đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX, tuy đã có cố gắng rất nhiều
của những nhà lập pháp, nhưng trên thực tế, còn một số quy định về wu đãi đầu tư
còn thể hiện sự "thiếu công bằng", còn phân biệt khá lớn giữa đầu tư nước ngoài và
đầu tư trong nước Có những quy định ưu đãi mặt này cho các nhà đầu tu nước ngoài
cao hơn các nha dau tư trong nước nhưng cũng có khá nhiều quy định phân biệt, ưuđãi nhà đầu tu trong nước nhiều hơn so với nha đầu tư nước ngoài
Việc xây đựng và ban hành các văn bản về điều chính việc hình thành và hoạt
động của các KCN, KCX còn chậm và thiếu Đến nay, sau hơn mười năm phát triển
các KCN, KCX, Việt Nam đã có một hệ thống các KCN, KCX trải rộng trên khắp
phần Tãnh thổ của đất nước, hiệu quả kinh tế xã hội do việc hình thành và phát triển
các KCN, KCX là to lớn và rõ nét Tuy vậy, đến nay van chưa có một đạo luật chohoạt động của các KCN, KCX Nghị định 36/CP ban hành - Quy chế KCN, KCX,
Trang 39KCNC cùng với các quy định vẻ đầu tư trong Luat Đầu tư nước ngoài và Luậi
Khuyến khích đầu tư trong nước là cơ sở pháp lý chủ yếu quy định việc thành lập và
hoạt động của các KCN, KCX Quy chế KCN, KCX đến nay đã bộc lộ khá nhiều
điều bất cập, việc sửa đổi - Quy chế KCN, KCX, KCNC là rất cần thiết và đỏi hỏi
cấp bách (trong khi chưa có Luật KCN thì quy chế KCN, KCX là văn ban pháp lý
quan trọng nhất điều chính việc hình thành và hoạt động của các KCN, KCX)
Quy chế KCN, KCX là toàn bộ nội dung của Nghị định 36/NĐ/CP Trong khichưa có mội đạo luật về KCN (như các nước trong khu vực Trung Quốc, Thái Lan,
Xingapor có Luật khu công nghiệp) thì Nghị định 36/NĐ/CP - Quy chế KCN, KCX,
KCNC là văn bản pháp lý chuyên về KCN, KCX cao nhất Là Nghị định của Chính
phủ nên phạm vi điều chỉnh của Nghị định và hiệu lực pháp lý của Nghị định
36/NĐ/CP cũng giống như các Nghị định khác của Chính phủ ban hành thấp hơnhiệu lực pháp lý của một đạo luật
Nội dung của Nghị định 36/CP - Quy chế KCN, KCX (được trình bày ở phần
trên), quy định việc hình thành và hoạt động của các KCN, KCX, quy định về quản
lý Nhà nước đối với hoạt động của KCN, KCX
Để điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của các KCN, KCX còn có nhiềuvăn ban pháp luật khác đó là các Thông tư hướng dan thực hiện Nghị định 36/CP
của các BO, Ngành; Các quyết định uỷ quyền của các Bộ, Ngành cho BQL KCN cấptính - là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các KCN, KCX :
- Thông tw số 12/2000/TT-BKH ngày 15/0/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tuhướng dân thi hành Nghị định 24/2000/ND/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Thông tư số 08/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dân về quy địnhdanh mục ngành nghề công nghiệp khuyến khích đầu tư, hạn chế đầu tư hoặc cấmđầu tư vào các KCN, KCX
- Thông tư số 04/BXH/CSXD ngày 14/8/1997 của Bộ Xây dựng hướng đânthực hiện Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ đối với việc lập xét duyệtquy hoạch chỉ tiết, quản lý xây dựng thco quy hoach và thẩm định thiết kế kỹ thuậtcông trình thuộc dự án đầu tư vào KCN, KCX
- Thông tư 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 của Bộ Khoa học Công nghệ vàMôi trường hướng dan lập và thấm định báo cáo đánh gid tác động môi trường đốivới các dụ an
38
Trang 40- Thông tư số 192/TCHQ/TT ngày 14/7/1997 của Tổng cục Hải quan hướngdan thi hành Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế
Những bất cập và hướng hoàn thiện xin được trình bày tại chương 3
1.4 YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIEN CHE ĐỘ PHAP LY KCN, KCX.
Hoạt động của các KCN, KCX đã đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế, xãhội Để các KCN, KCX hoạt động có hiệu quả hơn, yêu cầu hoàn chinh chế độ pháp
lý KCN, KCX luôn được đặt ra Trong xu thế phát triển và hội nhập, yêu cầu hoàn
thiện chế độ pháp lý KCN, KCX đòi hỏi cao hơn bao giờ hết Chỉ có một hành lang
pháp lý đầy đủ, phù hợp với sự phát triển của thực tế đời sống kinh tế, xã hội đấtnước, phù hợp với quy định của các nước trong khu vực về đầu tư mới thu hút được
các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Thấy 16 vai trò to lớn của việc thu hút đầu tu, trong những năm qua Nhà nước
ta luôn tập trưng trí tuệ dân hoàn chính các bộ luật cơ ban về thu hút đầu tư Cácchính sách thu hút đầu tư luôn được luật hoá Đến nay đã có một hành lang pháp lý
cho hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các KCN, KCX
Tuy vậy hiện tại các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KCX theo sự
điều chính của hai hệ thống luật khác nhau Luật Đầu tr nước ngoài tại Việt Nam
điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước điều chỉnh hoạt động của các dự án đầu tư trong nước
Hoạt động của các KCN, KCX luôn được các nhà đầu tư trong và ngoài nướcđặc biệt là các nhà sản xuất và đầu tư địch vụ công nghiệp quan tâm, nhưng trên