và hợp tác quốc tế, Trong tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 cũng khẳng định: “Cùng với lao động nữ, lao động là người chưa thành niên được pháp luật lao động quốc tế cũ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
3: 4 3 3k 3 4 3 k xk 3 3 kee ok ok
NGUYEN ĐÌNH TU
CHẾ ĐỘ PHAP LÝ VE BAO VE LAO ĐỘNG CHUA
THANH NIEN THEO LUAT LAO DONG VIET NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THAC SY LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Hữu Chí
| THƯVIỆN
| TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬI HÀ NỘI PHONG GV _ $49 _
HA NOI - 2004
Trang 2LỜI CAM DOANTôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được là trung thực và chưa được ai công bố tại bất kỳ một công trình nào khác, các số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn chính xác.
Hà Nội, ngày 7 thang 5 năm 2004
Tác giả
, | L~
Nguyễn Đình Tự
Trang 3LOICAM ON
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của minh tới Tiến sỹ Nguyễn Hữu
Chí-Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Đào Thị Hằng và Tiến sỹ Lưu BìnhNhườỡng- Trường Đại học Luật Hà Nội, các thay, cô đã nhiệt tinh góp ý để tôi có
thể hoàn thành được luận văn của mình
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Tổng cụcThống kê; Uỷ Ban Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam; đã giúp đỡ tôitrong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện dé tài
Đồng thời, trong quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn để thực_ hiện dé tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong Khoa
sau đại học-Trường Đại học Luật Hà Nội, gia đình, bạn bè, tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả
Nguyễn Đình Tự
Trang 4MỤC LUC Trang Loi cam đoan | Lời cảm ơn a Muc luc 3 Danh mục các chữ viết tat 6 [anh mục các bang 7
PHAN MỞ ĐẦU 8
Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG CHUA 15
THANH NIEN VA BAO VE LAO DONG CHUA THANH NIEN
1.1 Các khái niệm liên quan 15
1.1.1 Khái niệm trẻ cm và khái niệm người chưa thành 15 miên
1.1.2 Khái niệm lao động trẻ cm, lao động chưa thành 18 miên, trẻ cm lao động
1.2 Sự tất yếu khách quan phải sử dung lao động chưa thành 22niên trong nền kinh tế thị trường
1.3 Sự cần thiết và các biện pháp bảo vệ lao động chưa thành 26
miền theo pháp luật lao động
1.3.1 Sự cần thiết phải bảo vệ lao động chưa thành niên 26
1.3.2, Các biện pháp bảo vệ lao động chưa thành niên 29 1.3.2.1 Biện pháp kinh tế-xã hội 31 1.3.2.2 Bién phap phap ly 34
Trang 5thành niền
1.4 Quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động chưa
Chương 2 - BẢO VỆ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN THEO LUẬT
LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
Nam
2.1 Bảo VỆ lao động chưa thành niên theo luật lao động Việt
2.1.1 Bảo vệ về việc làm và học nghề2.1.2 Về hợp đồng lao động
2.1.3 Bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân cách 2.1.3.1 Bảo vệ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 2.1.3.2 An toàn lao động-Vệ sinh lao động
2.1.4 Bảo vệ tiền lương, thu nhập
2.2 Thực trang áp dụng pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành
niên ở Việt Nam
ngoi
2.2.1 Thực trang lao động chưa thành niên
2.2.2 Thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niên2.2.2.1 Trong lĩnh vực độ tuổi lao động và học nghề2.2.2.2 Trong lĩnh vực việc làm và học nghề
2.2.2.3 Trong lĩnh vực hợp đồng lao động
2.2.2.4 Trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
2.2.2.5 Trong lĩnh vực tiền lương, thu nhập
2.2.2.6 Trong lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao
36
44
44
45 31 52 52 55 58 59
3U 67 67 70 75 77
78 6]
Trang 6Chương 3 - HOÀN THIỆN PHAP LUAT LAO DONG VỀ BẢO VỆ
LAO DONG CHUA THÀNH NIÊN
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động chưa
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động chưa thànhniên phải hướng đến việc hoàn thiện nhân cách
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- AIDS: Hội chứng suy gidm miễn dịch mắc phải ở người
-BLIDS: Bồ Luật Dan sự
- BLLĐ: Bộ Luật Lao động
- BLHS: Bộ Luật Hình sự
- BLIYFB&XH: Bộ Lao động- Thương bình và Xã hội
- GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
- GNP: Tổng san phẩm quốc dân
- HIV: Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải ở người
- ILO: Tổ chức Lao động quốc tế
- IPEC: Chương trình quốc tế về xoá bổ lao động trẻ em
- NCTN: Người chưa thành niên
- SIDA: Cơ quan phát triển quốc tế của Thuy Điển
- UNDP: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
- UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc
- UNFPA: Quỹ dân số Liên hợp quốc
- UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
Trang 8Bang |
Bang 2
Bang 3
Bang 4
DANH MUC CAC BANG
Ước tính tỷ lệ trẻ em (10-14 tuổi) ở một số nước Chau A tham gia cáchoạt động kinh tế,
Số hộ gia đình và trẻ em tham gia
Số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế (lao động trẻ em và trẻ em làm việc
biên) chia theo nhóm tuổi (%)
Tình trạng thu nhập của người lao động chưa thành niên
Trang 9PHAN MỞ ĐẦU
| Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài
Như chúng ta đã biết lich sử phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền
với lao động, lao động là nhân tố quan trọng đối với mỗi một hình thái kinh tế
xã hội, Ph Angghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn
bộ đời sống con người đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phảinói rằng: Lao động đã tao ra chính bản thân con người ”|78,491] Như vậy, thông
qua lao động con người đã tạo ra của cải vật chất và giá trị tỉnh thần của xã hội.Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triểncửa xã hội Hiện nay, trên thực tế khi tham gia vào quan hệ lao động, bên cạnh
đội ngũ đông đảo là lao động thành niên, còn rất nhiều lao động là người chưa
thành niên, trẻ em Trong đó đối tượng là trẻ em, người chưa thành niên, nhữngngười chưa phát triển toàn ven về thể chất, trí tuệ và tinh than, họ có nhiều khácbiệt so với các đối tượng lao động khác, đòi hỏi phải có một chế định pháp lýriêng điều chỉnh các mối quan hệ lao động mà đối tượng này tham gia
Vấn đề trẻ em trên thế giới đang được công đồng nhân loại quan tâm ngày
càng nhiều hơn trong vài thập kỷ qua Đã có những cam kết cấp toàn cầu và
những cố gắng bước đầu được thực hiện để đem lại cho trẻ em một tương lai tốtđẹp hơn Trẻ em tham gia lao động, song không phải làm những công việc độchai, nặng nhọc, nguy hiểm và thực hiện đầy đủ những quyền của các em đã va
đang là mục tiêu theo đuổi cửa cộng đồng nhân loại trong nhiều năm qua
Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, lao động trẻ cm đã không
những trở thành một vấn để quyền con người mang tính toàn cầu mà còn là mộtvấn đề thường được đưa ra xem xét trong các thoả thuận quốc tế về thương mại
Trang 10và hợp tác quốc tế, Trong tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm
1959 cũng khẳng định: “Cùng với lao động nữ, lao động là người chưa thành
niên được pháp luật lao động quốc tế cũng như pháp luật lao động của các quốc
gia quan tâm bảo vệ ”.
Bên cạnh đó, với quan điểm cuả Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ cm là chiến lược và sự nghiệp của toàndân Tại Điều 65 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước
và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX, năm 2001, của Đảng đã chỉ rõ: “Chính sách chămsóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ
em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thểchất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi, bị khuyết lat, sống trong hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi”.
Tại Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emngày 30 tháng 6 năm 1998, đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh: “Một trong những quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ đường lối của Đảng ta là coi
trọng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc các em sẽ là người kế tục sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng khi các em còn chưa phát triển đầy
đử còn non nét cả về thé chất lẫn tinh thần, dễ bị tổn thương thì việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn luôn là mối quan tâm đặc biệt, hàng đầu của Dang và Nhà nước ta”.
Trang 11Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, cũng như các quan hệ xã hội khác, các quan hệ lao động trong đó có quan
hệ lao động có yếu tố chưa thành niên cũng không ngừng biến động Để kịp thờiđiều chỉnh các biến động đó, thì cần thiết phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và tăng
cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ đối tượng lao động là người chưa thànhniên, trong đó có các biện pháp về mặt pháp lý Vì đây là những đối tượng còn
non nớt, rất dễ bị tổn thương trong thị trường lao động Góp phần tạo ra một môi
trường pháp lý lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển của loại lao động này.Với những lý do và bối cảnh đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn dé tài: “Chế độ
pháp lý về bảo vệ lao động chưa thành niên theo luật lao động Việt Nam”
làm luận văn thạc sỹ cao học luật của mình.
2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: “Chế độ pháp lý về bảo vệ lao động
chưa thành niên theo luật lao động Việt Nam” là nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý
luận và thực tiễn của sự cần thiết phải xây dựng các biện pháp pháp lý về bảo
vệ lao động chưa thành niên Qua việc nghiên cứu đề tài nhằm đóng góp thêm
tư liệu, sự hiểu biết để nâng cao chất lượng giảng dạy và là tư liệu tốt để các
nhà khoa học tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy phạm
pháp lý về bảo vệ người lao động chưa thành niên
Đối tượng nghiên cứu của dé tài, với mục đích như vậy, đối tượng tập trungnghiên cứu của đề tài là các vấn để sau đây:
Thứ nhất: Các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan tới việc thống nhất kháiniệm lao động chưa thành niên Đồng thời chỉ ra sự tất yếu khách quan phải sửđụng đối tượng lao động là người chưa thành niên trong các quan hệ lao động và
Trang 12các biện pháp bảo vệ đối tượng lao đông này khi họ tham gia vào quan hệ lao động.
Thứ hai: Là toàn bộ quy định của pháp luật lao động Việt Nam về các biện
pháp bảo vệ lao động chưa thành niên và thực trang của vấn đề sử dụng đối
tượng lao động này trên thực tế nhằm chỉ ra phương hướng để tiếp tục hoànthiện pháp luật lao động về bảo vệ lao động chưa thành niên
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu dé tài đã xác định và
do tính chất đặc thù của đối tượng lao động là người chưa thành niên, nên trongkhuôn khổ của luận văn cao học luật, phạm vi nghiên cứu để tài chỉ tập trungvào một số vấn để pháp lý về bảo vệ lao động chưa thành niên trong hệ thốngpháp luật Việt Nam Ngoài ra, trong luận văn còn để cập đến các quy định của
pháp luật quốc tế về vấn để bảo vệ lao động chưa thành niên nhằm so sánh vàtham khảo.
3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Việc nghiên cứu dé tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lénin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Kết hợp với tư tưởng
Hồ Chí Minh: “Coi trẻ em là người chủ tương lai của đất nước, chăm sóc và giáo
dục trẻ em là nhiệm vu của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội”.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích,
tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích lịch sử;
phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học
4 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trang 13Dé xây dựng và hoàn thiện chế độ pháp lý về các biện pháp bảo vệ lao độngchưa thành niên, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề lao động chưa thành niên như:
"Những vấn để pháp lý về lao động chưa thành niên" của Tiến sĩ Nguyễn
Hiữu Chí, Trường đại học Luật Ha Nội, đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 11 năm 2003, trang 28; các vấn dé được đề cập là một số quan điểm về khái
niệm lao động chưa thành niên và một số nhận xét về thực trạng sử dụng lao
động chưa thành niên ở nước ta.
"Về tuổi vị thành niên và chính sách đối với vị thành niên hiện nay" củaThạc sỹ Đặng Vũ Cảnh Linh, đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4năm 2003, trang 49, chủ yếu nhìn nhận và phân tích những quan điểm và chínhsách đối vị thành niên dưới giác độ xã hội học
"Chuyên dé về lao động trẻ em" tài liệu xuất bản với sự hỗ trợ của UNICEF
Việt Nam và Uy ban UNICEF Canada, đăng trên Tap chí Thông tin khoa học pháp lý của Bộ tư pháp- Viện khoa học pháp lý số 4/1998.
"Vấn dé lao động trẻ em" của Vũ Ngọc Bình, nhà xuất bản chính trị Quốc
gia, Hà Nội năm 2000; tập trung dé cập tới vấn dé lao động trẻ em trên thế giới
và ở Việt Nam hiện nay, một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động trẻ
cm trong nền kinh tế thị trường
Và gần đây nhất còn có dé tài cấp thạc sỹ nghiên cứu về vấn dé: "Pháp luật
về lao động chưa thành niên ở Việt Nam" do tác giả Phạm Văn Hùng, bảo vệ tạiĐại học Quốc gia Hà Nội, dé tài nghiên cứu dựa trên sự khái quát chung về laođộng chưa thành niên nhằm chi ra sự cần thiết phẩi có quy định riêng đối với
Trang 14loại lao động nay va dé tài chủ yếu tập trung nghiên cứu dựa trên chế độ pháp
lý hiện hành về lao động chưa thành niên và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứumột cách đầy đủ và có hệ thống dưới giác độ xây dựng các biện pháp bảo vệ lao
động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động.
5 Những đóng góp mới của luận văn:
Việc nghiên cứu để tài thành công sẽ làm rõ được ý nghĩa cửa sự tất yếukhách quan phải sử dụng lao động chưa thành niên trong nền kinh tế thị trường cũngnhư việc cần thiết phải xây dựng các biện pháp bảo vệ lao động chưa thành niên,nội dung cơ bản của các biện pháp pháp lý về bảo vệ lao động chưa thành niên.Trên cơ sở đó, luận văn dé xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động về
_bảo vệ lao động chưa thành niên, và đưa ra một số kiến nghị mang tinh chất định hudng.
6 Bố cục và nội dung co bản của luận văn:
Dé đạt được mục đích nghiên cứu, bản luận văn được trình bay theo kết cấusau đây: Phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận
Phần mở đầu bao gồm tính cấp thiết của việc nghiên cứu để tài; mục đích,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; những đóng góp mới
của luân văn.
Ba chương của bản luận văn bao gém:
Chương 1 Một số vấn dé lý luận về lao động chưa thành niên và bảo vệ lao
động chưa thành niên
Chương 2 Bảo vệ lao động chưa thành niên theo luật lao động và thực trạng
áp dụng ở Việt Nam
Trang 15Chương 3 Hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ lao động chưa thành niên
Phần kết luận: Trong phần này tập trung tổng kết và tóm tắt toàn bộ nhữngvấn đề đã nghiên cứu, trên cơ sở tổng hợp để thấy được sự cần thiết phải bảo vệ lao động chưa thành niên trong các quan hệ lao động.
Trang 16CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ BẢO
VỆ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
1.1 Các khái niệm liên quan
Lao động chưa thành niên là một loại lao động đặc thù, do sự khác biệt vềđặc điểm tâm sinh lý, độ tuổi, nhận thức so với các dối tượng lao động khác; nênđòi hỏi phải có một quy chế pháp lý riêng để bảo vệ những đối tượng lao động này.Lao động chưa thành niên là đối tượng lao động dé bị tổn thương nhất trong thitrường lao động, do sự non nớit về thể chất, trí tuệ và tinh thần; nên việc nghiên cứu
và tìm hiểu về đối tượng lao động này là cần thiết, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ
về mặt pháp lý Để những chú nhân tương lai của đất nước được sống, lao động và-_ học tập trong một môi trường có điều kiện phát triển toàn diện về mọi mặt Nhung
khi để cập nghiên cứu về lao động chưa thành niên, lại nảy sinh nhiều vấn dé, đặc
biệt trong đó có vấn dé khái niệm Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất vé mặt
pháp lý giữa khái niệm lao động chưa thành niên, lao động trẻ em, trẻ em lao động Vi vậy, trong phần này chúng tôi sẽ tập trung phân tích nhằm đưa ra được sựthống nhất trong cách hiểu giữa các khái niệm trên
1.1.1 Khái niệm trẻ em và khái niệm người chua thành niên
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm “trẻ em” và khái niệm “người
chưa thành niên” qua các quy định của luật pháp quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Dé cập đến khái niệm “trẻ em”, Điều | Công ước của Liên hợp quốc về
quyền trẻ cm (20/11/1989) quy định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi; trừ khipháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn” Như vậy, với quy định này
Trang 17chưa có sự thống nhất nhưng các quy định của pháp luật quốc tế nói trên là cơ sở đểpháp luật nước ta ban hành các văn bản pháp luật phù hợp Ở Việt Nam, các văn
bản pháp luật cũng có sự quy định khác nhau về vấn dé này Điều 1, Luật Bảo vệ,
Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 16/08/1991 quy định: “ Trẻ em là từ sơ sinh đếndưới 16 tuổi”.Điều 12, Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định: “ Người từ đủ 16 tuổitrở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm” Điều 6, Bộ Luật Lao động sửa đổi
_ năm 2002 quy định: “ Người lao động là người ít nhất từ du 15 tuổi có khả năng laođộng và có giao kết hợp đồng lao động” Như vậy, thông qua các quy định trên đây
có thể thấy trẻ em là những công dân ít tuổi, những nhân cách xã hội đang trongquá trình hình thành va phát triển “ Do còn non nớt về thể chất, tỉnh thần và trí tuệ
; trẻ cm cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt kể cả sự bảo vệ về pháp lýthích hợp trước cũng như sau khi ra đời”{37| Quyền trẻ em được xây dựng xuất
pháp từ ý thức tôn trọng phẩm giá cá nhân và các quyền con người nói chung, từ ýthức chuẩn bị cho trẻ em cuộc sống đây đủ hanh phúc va theo đúng tinh than: Loài
người dành cho trẻ em những gi tốt đẹp nhất mà mình có Trẻ em được hưởng tự do
và mọi quyền đã được nêu ra thoi các công ước quốc tế về quyền con người mà “
Không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngônngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài
Trang 18sản, dong dõi hoặc mối tương quan”[37] Trong tất cả các quyển trẻ em, quyên laođộng là một trong những quyền quan trọng nhất.
Về khái niệm “người chưa thành niên”, Điều 20 Bộ Luật Dân sự năm 1995
quy định: “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” còn Bộ Luật Lao động
sửa đổi năm 2002 quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao độngdưới 18 tuổi” (Điều 19) Như vậy, theo quy định cửa pháp luật Việt Nam và nhiềunước trên thế giới đều xác định người chưa thành niên là chưa đủ 18 tuổi Tuổi 18dược coi là ranh giới để phân biệt người chưa thành niên và người đã thành niên.Các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý về đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức củacon người đều đi đến kết luận, khi đủ 18 tuổi con người được coi là đã bắt đầu đạt
tới sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý, nhận thức và khi đó được coi là người
trưởng thành Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của người chưa thành
niên (những người dưới 18 tuổi) những người đang ở tuổi cận kể với tuổi trưởngthành Ở giai đoạn này, các em còn đang trong quá trình phát triển về mọi mặt,
chưa dd bản lĩnh và sự chín chắn để có thể chịu đựng, vượt qua những khó khăntrong cuộc sống; xét ở khía cạnh này khái niệm “người chưa thành niên” có nhiều
điểm tương đồng với khái niệm “trẻ em” Tuy nhiên, hai khái niệm trên khônghoàn toàn đồng nhất với nhau Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật ViệtNam có thể hiểu khái niệm “trẻ em” như sau: “trẻ em là những người dưới 16tuổi” Còn theo quy định tại Điều 20 BLDS như đã để cập trên đây thì khái niệm
“người chưa thành niên” đã bao hàm trong đó khái niệm “trẻ em” (tức tất cả nhữngngười dưới 18 tuổi đều là người chưa thành niên) Mặc dù, những người từ đủ 16tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trên thực tế khi chỉ đến đối tượng này người ta thường
dùng khát niệm “người chưa thành niên” nhiều hơn khái niệm “trẻ em” Khi nói
THƯ VIÊN |
TƯƠNG ĐẠI HỌC LUAT dự N
PHONG Gv Đi
Trang 19đến người chưa thành niên là chúng ta muốn nhấn mạnh đến vấn đề năng lực pháp
luật và năng lực hành vi của những người này Day là khái niệm mang tính pháp lý cao thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Trong khi đó, khái niệm “trẻ cm” lại được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng ở
trong và ngoài nước, trong các công ước quốc tế liên quan Điều đó cho thấy kháiniệm “trẻ em” là khái niệm mang tính xã hội, dễ hiểu, dé phổ biến, tuyên truyền
Có lẽ, đây cũng là lý do mà các văn bản pháp luật quốc tế khi để cập đến nhóm đốitượng này thường sử dụng khái niệm “trẻ cm” ma hầu như không thấy dé cập đến
khái niệm “người chưa thành niên”.
1.1.2 Khái niệm lao động trẻ em, lao động chưa thành niên, trẻ em lao động
Trong hầu hết các văn bản pháp luật quốc tế, chủ yếu sử dụng thuật ngữ “lao
động trẻ cm”; lao động trẻ em là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, tổn tại từ trướcđến nay trong xã hội loài người Để đưa ra được một khái niệm về “lao động trẻ
em”, không hé don giản vì các khái niệm “trẻ em” va “lao động” được hiểu khác
nhau giữa các nước với các hệ thống chính wi, kinh tế, văn hoá và hoàn cảnh lịch sử
khác nhau trong các thời kỳ khác nhau Hiện nay, lao động trẻ em là một khái niệm
phổ biến trên toàn thế giới chỉ những công việc không phù hợp với trẻ em về các
mặt (nhất là các mặt sức khoẻ, giáo dục và vui chơi, giải trí), không được trả thù lao
thoả dáng tương ứng với công sức mà các em đã bỏ ra hoặc làm những công việccủa người lớn (từ 18 tuổi trở lên), ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em
và thậm chí còn độc hại, nặng nhọc mang tính lạm dụng, bóc lột mà trong đó gồm
có những hình thức tồi tệ nhất cần phải cấm và xoá bỏ ngay lập tức như đã xác địnhtrong công ước số 182 của ILO về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ nhữnghình thức lao động trẻ em tôi tệ nhất Trên thực tế, chỉ mới bắt đầu từ thập niên 80
Trang 20của thế kỷ trước lao động trẻ em mới được công nhận là vấn dé toàn cầu và chính
do sự nhìn nhận muộn màng này là nguyên nhân lớn nhất của sự lạm dụng và bóc lột lao động trẻ em.
Tại nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực Châu Á trong vài năm qua, việc phânbiệt giữa hai khái niệm: “Lao động trẻ em” và “sự tham gia làm việc của trẻ em”
da được đặt ra, đặc biệt với sự tham gia của chính trẻ cm lao động, như thể hiện
trong tuyên bố của trẻ em Đông Nam Á và Đông Bắc Á tại diễn đàn của trẻ em
chống lại các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Tai Thái Lan trong các ngày |
và 2 tháng 9 năm 1997),
Sự tham gia làm việc của trẻ cm (trẻ em lao động) là khác với lao động trẻ
em Sự tham gia làm việc của trẻ em không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự
phát triển của trẻ em vì đó là những việc làm tư nguyện hoặc một hoạt động phi lợi
nhuận hay đó là những công việc trong chính hộ gia đình các em Sự tham gia làm việc của trẻ em là đáng khuyến khích vì nó mở ra cho các em những cơ hội trong
cuộc sống va tạo cho trẻ em những kinh nghiệm mới mẻ Trái lại, lao động trẻ em
luôn hướng theo lợi nhuận, theo mục đích thương mại; trẻ cm phải làm việc suốt cả ngày, công việc liên tục và nó hướng vào những ngành công nghiệp làm ra sản
phẩm và những hoạt động này vắt kiệt sức, ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của
các cm Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số dấu hiệu để nhận biết
lao động trẻ em như sau: Lao động trẻ cm là việc các em phải làm những công việc
quá sức, quá nặng nhọc đối với tuổi và khả năng của trẻ em Trẻ em lao động dưới
sự giám sát của những người lớn lạm dụng, các em phải làm việc nhiều giờ, bị hạn
chế hoặc không có thời gian đi học, vui chơi và nghỉ ngơi Nơi làm việc độc hại và
ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của trẻ cm Trẻ em bị lạm dụng về tinh thần,
Trang 21thể chất và tình dục Hoàn cảnh bắt buộc hay trẻ em phải lao động cùng với người
khác Trẻ em bị hạn chế hoặc không được khuyến khích về tinh thần và vật chất
Da số các công việc mà trẻ em làm nằm trong phạm vi luật pháp, an ninh xã hội và
lợi ích; những công việc này bị sứ dụng cho những hoạt động bóc lột, phá hoại hoặc
bất hợp pháp hay giả danh
Như vậy, nếu như lao động trẻ cm là một hiện tượng dáng bị phê phán, lên
án vì nó không chỉ tước đoạt đi tuổi thơ, quyền được học tập, vui chơi của trẻ em
mà nó còn là biểu hiện của một xã hội chưa phát triển, lạc hậu; thì trẻ em lao động
lại là một hiện tượng cần được khuyến khích, vì nó là những phương pháp giáo dụcđơn giản nhưng hiệu quả, nó gián tiếp giúp các em tự hoàn thiện mình
Trẻ em lao động có những dấu hiệu sau: Sự tham gia làm việc của trẻ em với
những công việc phù hợp với tuổi, khả năng, thể chất và trí tuệ, các em luôn được
người lớn chăm sóc và chịu trách nhiệm giám sát Các em chỉ tham gia làm viéc VỚI
thời gian hạn chế, nó không cản trở việc các em đến trường, vui chơi và nghỉ ngơi Nơi các em làm việc là an toàn và có môi trường bạn bè thân thiện, không độc hại
với sức khoẻ và cuộc sống của các em Với một môi trường như vậy sẽ góp phannuôi dưỡng và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần của các em Việccác cm tham gia làm việc là hoàn toàn tự nguyện, thể hiện trách nhiệm trong việcduy trì công việc và phát triển sản xuất của gia đình, tăng thu nhập gia đình hoặc
ngay cả khi là người kiếm sống chính trong gia đình Sự tham gia làm việc này các
em luôn được bù đắp về tinh thần và vật chất Công việc của các em như một
phương tiện cho sự tiến bộ xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của chính các
cm Những công việc các em làm phục vụ các mục đích nhân văn và hợp pháp.
Trang 22Công ước quốc tế về quyên trẻ cm không đưa ra định nghĩa cụ thể về laođộng trẻ em; tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu của Liên hợp quốc va Tổ chức lao
động quốc tế và trên cơ sở các dấu hiệu trên đây, chúng ta có thể hiểu khái niệm
“lao động trẻ em” và “trẻ em lao động” như sau: “Lao động trẻ em là việc những
người còn ở lứa tuổi trẻ cm đã phải đi làm những công việc quá sức vì cuộc sốngcủa bản thân và gia đình” (Khái niệm trẻ cm đã được dé cập ở phần 1.1.1) còn trẻ
cm lao động là: “Tré em lao động là sự tham gia làm việc mang tính tự nguyện của trẻ cm với những công việc thích hợp nhằm hoàn thiện chính bản thân các em”.
Hiện nay, ở Việt Nam rất ít công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này, do đóvan chưa có một khái niệm chính thức, day đủ về lao động trẻ em, mà chỉ có một số
công trình nghiên cứu về một số dạng hình cu thể của lao động trẻ em như: Tré em
làm thuê, trẻ em lang thang, trẻ em trong các làng nghề Bên cạnh, hai khái niệm
trên đây thì khái niệm “lao động chưa thành niên” là một khái niệm mà các văn
bản pháp lý quốc tế không thấy đề cập Song, về khía cạnh pháp lý, phù hợp vớicác quy định của cồng ước quốc tế, Bộ luật Lao động Việt Nam đã sử dụng khái
niệm lao “động chưa thành niên”: “Người lao động chưa thành niên là người lao
động dưới 18 tuổi” (Điều 119)
Như vậy, pháp luật lao động Việt Nam không sử dụng khái niệm “Lao động trẻ em” theo như pháp luật lao động quốc tế quy định mà sử dụng khái niệm “Lao
động chưa thành niên” Tại sao lại tồn tại hai khái niệm để chỉ cùng một nhóm đối
tượng?” Như đã phân tích ở (mục J.1.1), su phân chia khái niệm trẻ em, khái niệm người chưa thành niên chỉ mang tính chất tương đốt; bởi vì trẻ em và người chưa
thành niên nói chung đều thuộc nhóm người dưới 18 tuổi và có nhiều đặc điểmchung giống nhau Theo cách gọi thông thường ngoài xã hội và trên các phương
Trang 23tiện thông tin đại chúng, chúng ta vẫn quen sử dụng khái niệm “lao động trẻ em”
dé chỉ tất cả những người dưới 18 tuổi có tham gia vào quan hệ lao động Theo cách
gọi này, dường như khái niệm “lao động chưa thành niên” trong thuật ngữ pháp lý dược xã hội hóa thành khái niệm “lao động trẻ cm”.
Liên quan đến vấn để này ngoài quy định tại Điều 6, Điều 119 thì Điều 120BLIP còn quy định những trường hợp được nhận trẻ cm chưa đủ 15 tuổi vào làm
việc học nghề Như vậy, khái niệm “người lao động chưa thành niên” là một khátniệm mở, dưới 18 tuổi nhưng không quy định tuổi tối thiểu Vì vậy, nguyên tắcchung có thể hiểu mọi người lao động dưới 18 tuổi có kha năng lao động và có giao
kết hợp đồng lao động là lao động chưa thành niên
Nếu hiểu như vậy, khái niệm “Người lao động chưa thành niên” trong BLLĐ
đã bao hàm khái niệm “Lao động trẻ em”, với sự thống nhất cách hiểu như vậy,cho nên trong khuôn khổ bản luận văn này chúng tôi chủ yếu sử dụng khái niệm
“Lao động chưa thành niên” để chỉ những người lao động dưới 18 tuổi, trong đó đãbao gồm lao động trẻ em
1.2 Sự tất yếu khách quan phải sử dụng lao động chưa thành niên trong
nền kinh tế thị trường
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế, sức lao động trở thành hàng hoá, thì một điều tất yếu đó là việclạm dụng sức lao động của người chưa thành niên sẽ rất phổ biến, do giá cả rẻ mạt
hơn Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, thì trong những năm
gần dây Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, cụ thể theo số
liệu của Tổng cục Thống kê như tai Hà Nội số dự án năm 2003 là 51 dự án với tổng
số vốn đầu tr là 86.492.000USD, tại thành phố Hé Chí Minh số dự án là 162 và
Trang 24tổng số vốn đầu tu là 2.182.479.000USD, sự gia tăng của các dự án đầu tư kéo theo
sự gia tăng cửa lực lượng lao động Mặc dù, tính đến nay các doanh nghiệp nhànước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa trực tiếp sửdụng lao động trẻ em Sự tăng trưởng của nền kinh tế, hội nhập quốc tế và xu
hướng toàn cầu hoá khuyến khích thành lập và xác định lại vị thế của nhiều doanh
nghiệp sản xuất thuộc nhà nước cũng như tư nhân sẽ cần rất nhiều lao động rẻ décạnh tranh trên thương trường quốc tế Chắc chắn lao động chưa thành niên sẽ được
sử dụng nhiều hơn.Theo số liệu của Tổng cục thống kê tính đến ngày 01/07/2003 sốlực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 42.128.343 người, tăng 1,8% sovới cùng kỳ năm 2002 Mặc dù, tỷ lệ thất nghiệp theo số liệu của Tổng cục thống
kê và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tính đến ngày 01/07/2002 vẫn là 5,78%,
ty lệ này vẫn là một điều đáng bàn Song, nhu cầu và sử dung lao động chưa thànhniên vẫn là đòi hỏi của thực tiễn
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà hàng, quán ăn, quán bia ôm, cà phê
ôm, karaoke ở các thành phố lớn, thị xã và thị trấn sử dụng ngày càng nhiều trẻ em
gái làm tăng nguy cơ bóc lột, lạm dụng tình dục và kinh tế ở những em này, chưa
kể hàng nghìn em khác bị bóc lột vô hình như những người ở, con nuôi trong nhữnggia đình giàu có, khá giả.
Bên cạnh đó, trong cả nước hiện có gần 10 vạn trẻ em mồ côi và trong sốnày có 30% các em mổ côi cả cha lẫn mẹ không có người nuôi dưỡng đang cần
giúp đỡ Nhiều em tuy còn bố hoặc mẹ lại không có điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng, vì vậy cuộc sống của các cm hết sức khó khăn và chắc chắn các em phải
tham gia lao động để kiếm sống [69,99]
Trang 25Ngày càng nhiều các cơ sở, trung tâm dạy nghề, công xưởng thu hút trẻ emlao động dưới danh nghĩa dạy nghề, tập việc không có tiền công hay thù lao it ditrong khi các em phải lao động quần quật
— Mặc dù, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành bậc phổ cập giáo dục tiểu họcvào năm 2002, với 94% dân số Việt Nam biết chư [67] Nhưng hiện nay tỷ lệ bỏ
học tương đối cao và khi các em không còn điều kiện tới trường thì thay vào đó là
sự tham gia vào các quan hệ lao động để duy trì cuộc sống của bản thân và gia
đình Và để thấy được tính tất yếu khách quan phải sử dụng lao động chưa thành
niên trong nền kinh tế thị trường trước hết chúng ta đi vào tìm hiểu nguyên nhân tạisao những người chưa thành niên phải lao động Có nhiều yếu tố góp phần dẫn tới
sự tham gia lao động của lao động chưa thành niên gồm:
+ Quan niệm truyền thống là người chưa thành niên phải tham gia lao động
để phát triển, thường tiếp tục làm các nghề của ông cha (kể cả những công việc độc
hai, năng nhọc);
+ Su phân biệt đối xử với phu nữ và trẻ em gái;
+ Tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm và thu nhập thấp, thiếu các cơ hội về
công ăn việc làm;
+ Giáo dục kém phát triển không phù hợp và học hành tốn kém tạo thành
gánh nặng cho gia đình;
+ Sự gia tăng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, thương mại hoá, tư nhân hoá,
cấu trúc lại nền kinh tế theo yêu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế và toàn câu
hoá;
+ Sự gia tăng đô thị hóa và xu hướng di dân và kế hoạch từ các vùng nông thôn nghèo kém phát triển, bất ổn định về chính trị;
Trang 26quả đã làm trầm trọng thêm vấn dé lao động chưa thành niên Hiện nay, ở Việt
Nam mới chỉ có các quy dịnh của pháp luật về lao động chưa thành niên áp dụng
cho khu vưc kết cấu;
+ Hệ thống thanh tra lao động vừa thiếu, vừa yếu về trình độ, và thường chỉhoạt động trong khu vực kết cấu;
+ Sở di, có hiện tượng lao động chưa thành niên còn vì những kẻ sử dụng va
bóc lột lao động của các em ưa thích tận dụng nguồn lao động rẻ mạt Các emthường không phan nàn, kiện cáo, lại ngoan ngoãn dễ phục tùng hơn người lớn Các
em không tham gia công đoàn và thường không hiểu, nhận biết được các quyền của
động phải có kiến thức và kỹ năng mới phù hợp Còn ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam vì nghèo đói và thiếu công ăn việc làm, các gia đình thườngchủ yếu dựa vào sức lao động của người chưa thành niên Lao động của các em
không chỉ giúp tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình mà còn giúp cho bố mẹ lúc tuổigià Tuy nhiên, nghèo khổ va ban cùng không phải là nguyên nhân duy nhất của
Trang 27ở Việt Nam bậc tiểu học là bắt buộc và không phải trả tiền, nhưng trên thực tế gia
đình các em vẫn phải đóng nhiều thứ tiền khác) Cũng như các giá trị, thái độ đối
với lao động chưa thành niên chưa thực sự được quan tâm Hiện nay, ở Việt Nam
hiện tượng trẻ em không hoàn thành các cấp học còn nhiều, đặc biệt ở bậc học phổ
thông, do chi phí học quá cao, do vậy các em phải bỏ học giữa chừng và chắc chắn
phải tham gia vào các quan hệ lao động để duy trì cuộc sống và như vậy có thể
quay lại tình trạng mù chữ hoặc tái mù chữ Chính từ những nguyên nhân trên, cho
nên việc quy định độ tuổi lao động là từ 15 tuổi trở lên là cần thiết Góp phan giải
quyết các vấn đề xã hội, hạn chế sự gia tăng của các tệ nạn xã hội Nếu chỉ quy
định độ tuổi lao động là từ 18 tuổi trở lên sẽ là bất hợp lý vì con số người chưathành niên không có điều kiện đi học thì sẽ làm gì? (Như vậy, các em rat dé sa ngãvào các tệ nạn xã hội) Nếu các cm không được tham gia lao động, không có cácquy dinh pháp lý để bảo vệ các em (trên thực tế các em vẫn tham gia lao động dướinhiều hình thức khác nhau) Các phân tích trên đây cho thấy việc sử dụng lao độngchưa thành niên trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan.
1.3 Sự cần thiết và các biện pháp bảo vệ lao động chưa thành niên theo
pháp luật lao động
1.3.1 Sự cần thiết phải bảo vệ lao động chưa thành niên
Thco quy định tại Điều 6 BLLĐ: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi,
có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động ” và theo quy định tại Điều
Trang 28120 BLLD: “ Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số ngành
nghề và công việc do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định” Điều 119 quydịnh: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”
Với các quy định này cùng với các phân tích như đã được dé cập trong mục
1.1 và 1.2, chúng ta có thể thấy rằng người lao động chưa thành niên là nhữngngười chưa có sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tỉnh thần; các em cònnon nớt, rất dễ bị tổn thương, lạm dụng trong các quan hệ xã hội và đặc biệt hơn khi
các cm phải sớm tham gia vào các quan hệ lao động Do vậy, vấn dé bảo vệ các emcần dược qua tâm bảo vệ hơn bao giờ hết
Thco số liệu thống kê và ước tính năm 2002 của ILO, trong số 351,7 triệu trẻ
em tham gia hoạt động kinh tế, hơn 2/3 hay 245,5 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi(chiếm 1/6 số trẻ em trong độ tuổi) đang làm các công việc độc hại, nang nhọc màcần phải cấm và loại bỏ ngay lập tức; 70% trong số các em này (170,5 triệu em)
làm các công việc hoàn toàn độc hai, nặng nhọc và bị bóc lột; 186,3 triệu em dưới
15 tuổi và 109,7 triệu em chưa đến 12 tuổi [69,25]
Trên toàn thế giới, cũng như ở Việt Nam nông nghiệp vẫn là nơi thu hútNCTN tham gia lao động nhiều nhất (tỷ lệ hơn 70% trong tổng số); đây là khu vựccách biệt hầu như ít được để cập trong các phóng sự điều tra của báo chí, cácnghiên cứu, khảo sát Có nhiều khó khăn để phân biệt rành rọt giữa lao động chưa
thành niền và sự tham gia làm việc của các em, đặc biệt khi các em tham gia làm việc cho chính bản thân và gia đình các em Thời pian cho học tập, vui chơi, giải trí
it Gi; pánh nặng công việc thường gấp đôi đối với trẻ em gái do phải cáng đáng
thêm việc nhà ( như trông em, lấy nước, kiếm củi, nấu ăn ) Trẻ em gái thường làmviệc nhiều hơn, đặc biệt những công việc vô hình không tên tuổi trong gia đình lại
Trang 29không có thù lao Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, hạt điều, chè,hoa quả được người tiêu thu ở các nước công nghiệp giàu có phát triển ưa thích do
chính các em ở các nước nghèo sản xuất ra, trong đó có Việt Nam Sức lao độngcủa các cm rẻ mat, được tận dụng tối đa vì lợi nhuận Cơ thể của các cm còn non
yếu chưa phát triển hoàn chỉnh, lại phải tiếp xúc với mưa nắng, gió rét, nhiều loạihoá chất độc hại, sâu bọ, phải làm việc nhiều gid liên tục với những công cụ thườngquá kích cỡ không phù hợp, suy dinh dưỡng, sức khoẻ kém và tai nạn phổ biến.Điều kiện vệ sinh yếu kém và làm việc thường nhiều giờ liên tục làm các em
chóng mệt mdi, kiệt sức không còn đủ sức cho học hành ở nhà và ở trường Pháp
luật ở Việt Nam lại chưa có quy định điều chỉnh vấn đề lao động chưa thành niên
trong khu vực nông nghiệp.
Ở các vùng đô thị phần lớn NCTN tham gia lao động trong các ngành nghềthương mại và dịch vụ Một số tham gia trong các ngành nghề sản xuất hàng hoá(trong đó có những mặt hàng xuất khẩu như may mặc, giày dép, làm thẩm, đồ mỹ
nghệ, đổ gốm ) và xây dựng Lĩnh vực phục vụ, ăn uống và khách san là lĩnh vựckinh tế quan trọng cung cấp một số lượng cong ăn, việc làm đáng kể, trong đó có
nhiều NCTN tham gia lao động kiếm sống với nhiều hoạt động khác nhau Ngườichưa thành niên lao động trong lĩnh vực này rất khó kiểm soát và thực tế cho thấy
tình trạng bóc lột và lạm dụng tình dục cũng như nghiện hút xảy ra khá phổ biến
VỚI các em.
Nhìn chung, những công việc mà NCTN đang làm hiện nay đều nhiều độc
hại, ảnh hưởng đến sự phát triển các mặt của các em, đến tương lai của các em Ở
nhiều nơi NCTN phải làm cả những công việc dành cho người lớn hoặc cả những
công việc mà người lớn bất đắc di phải làm( khái niệm người lớn để chỉ những
Trang 30người đã thành niên từ dd I8 tuổi trở lên) vì độc hại và nguy hiểm như làm đêm,
trên cao, đưới nước, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, làm việc với máy móc có
độ ồn cao, tiếp xúc với hoá chất, sản xuất diêm, pháo, đóng gạch, phu khuân vácnặng nhọc, lao động trong hầm mỏ, khai thác khoáng sản, thợ lặn ( theo quy định
cần phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ) Nhiều NCTN phải làm việc với thời gian kéo
dai, trong những điều kiện vệ sinh tổi tệ, thiếu thốn những trang bị an toàn lao
động, không được nghỉ ngơi Cái giá phải trả cho lao đông chưa thành niên trong
những điều kiện như vậy thật là to lớn, gây hậu quả tổn hai lâu dài cho các em về
các mặt sức khoẻ, tâm sinh lý, xã hội Do chưa phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ
và tâm lý, NCTN tham gia lao động dé bị tổn thương, dé bị bóc lột và lạm dung
Sức lao động của các em thường rẻ mat và các cm dé bị bóc lột nhiều hơn 6 những
; khu vực vô hình như khu vực nông nghiệp va khu vực phi kết cấu ( Theo ILO,
NCTN chiếm tới 1/3 lực lượng lao động ở nhiều nước đang phat triển)
Trong số những NCTN lao động, có những em dễ bị tổn thương, lạm dụng vàbóc lột hơn như trẻ em nhỏ tuổi, trẻ em gái, trẻ em đường phố, trẻ em tàn tật, trẻ
cm mồ côi, trẻ cm là người thiểu số hay bản địa, trẻ em là con cái những người di
cư Nhiều cm cũng đang bị bóc lột ngay tại chính gia đình mình và bởi chính bố mẹcác cm, vì các em phải làm việc quá nhiều, không được hay ít được học hành, nghỉngơi, vui chơi, giải trí như những em khác Nhiều nơi trẻ em sinh ra lại không cóđăng ký khai sinh, nên dé có nguy cơ bị lạm dụng và bóc lột
Với tất cả những phân tích trên đây, nên việc xây dựng các biện pháp để bảo
vệ đối tượng lao động là NCTN là cần thiết, góp phần tạo ra cho các em một môitrường thuận lợi cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt
1.3.2 Các biện pháp bao vệ lao động chưa thành niên
Trang 31Như đã dé cập ở các phần trên, lao động chưa thành niên là một loại laođộng đặc thù, do chưa có sự phát triển toàn diện, các em còn non nớt về thể chất, trítuệ và tinh thần, nên các em rất dé bị tổn thương khi tham gia vào quan hệ lao
động Do vậy, việc xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ đối tượng lao động nàychính là việc thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề lao
động chưa thành niên Nhưng để có thể bảo vệ được một cách hữu hiệu nhất thìchúng ta phai tiến hành xây dựng nhiều biện pháp, không chỉ có riêng biện pháppháp lý mà phải kết hợp hài hoà giữa biện pháp kinh tế với biện pháp xã hội, giữatăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn dé xã hội
Việc xây dựng các biện pháp bảo vệ người lao động chưa thành niên là các
công việc khó khăn, lâu dài, phải được tiến hành đông bộ trên nhiều mặt với sựtham gia phối hợp tích cực của nhiều Bộ, ngành, cùng đoàn thể, quần chúng, tổchức xã hội Được thực hiện qua các chiến lược lâu dài, với những mục tiêu cụ thểtheo từng giai đoạn Việc trước hết là bảo vệ NCTÑ khỏi sự bóc lột về kinh tế vàkhỏi làm bất cứ công việc gì độc hai, nguy hiểm, hoặc gây cản trở tới việc học hànhhoặc có hại tới sức khoẻ, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể lực, trí tuệ, đạo đức,tinh thần hoặc xã hội của các em Phải đạt cho được chỉ tiêu số lượng trẻ em được
đi học ở từng lứa tuổi, từng bậc học, đặc biệt ở cấp tiểu học và trung học cơ sở
Chính sách quốc gia phải tiến tới xoá bỏ tất cả lao động trẻ em ở các khu vực kinh
tế, kể cả khu vực không kết cấu, ở moi địa ban dân cư, kể cả vùng dân tộc, vùng xaxôi, héo lánh, đặc biệt với những trẻ em còn ở lứa tuổi đi học mà pháp luật về giáodục quy định là bắt buộc
Trang 32Để đạt được các mục tiêu trên, cần thiết phải hoàn thiện pháp luật, chínhsách về lao động chưa thành niên trên các mặt ngăn ngừa, bảo vệ, phục hồi và tái
hoà nhập xã hội.
1.3.2.1 Hiện pháp kinh tế" xã hội
Quốc hội, Chính phủ phải tiến hành xây dựng các dự án phát triển kinh tế-xãhội, theo từng ngành nghề, địa bàn dân cư để từ đó có chính sách thu hút lao động
phù hợp Một thực tế mà chúng ta dễ nhận thấy, nghèo đói chính là nguyên nhândẫn đến sự gia tăng của lực lượng lao động chưa thành niên Do vậy, cách tốt nhất
để bảo vệ lao động là NCTN chính là nâng cao đời sống kinh tế-xã hội của cộngđồng qua các chương trình xoá đói giảm nghèo và làm tốt hơn nữa công tác dân số-
kế hoạch hoá gia đình Trong điều kiện kinh tế còn ở mức phát triển thấp và còn tỷ
lệ hộ đói nghèo cao, nhưng không thể lấy lý do nghèo đói để biện minh cho việc
chậm hành động xây dựng các biện pháp bảo vệ lao động chưa thành niên Do đó,
chỉ có những chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển của người nghèo trong dân cưmới có khả năng có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ lao động chưa thành niên Có
các quy định hình thức huy động toàn xã hội và cộng đồng quốc tế trong việc đónggóp các nguồn lực hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà các em phải
sớm lao động như việc bổ sung các quy định về đối tượng ưu tiên trong chương trình
quốc gia về xoá đói giảm nghèo để đưa các gia đình nghèo vào các đối tượng ưutiền vay vốn và hướng các hoạt động khác của hai chương trình này vào giúp đỡ lao
động chưa thành niên Bổ sung chính sách hỗ trợ cho lao động chưa thành niêntrong những điều kiện khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội (tham khảo chế độ trợ
cấp cho trẻ em không nơi nương tựa) để giảm thiểu gánh nặng về kinh tế cho gia
đình các cm, dé các cm này không phải lao động sớm, lao động quá sức và có điều
Trang 33kiện học văn hoá Tuy nhiên, cần phải có các quy định chặt chẽ để theo dõi, giám
sát việc thực hiện các quy định này ở các địa phương.
Chúng ta phải xây dựng chính sách giáo dục hợp lý, tiến hành phổ cập giáo
dục trung học cơ sở và tiến tới phổ cập giáo dục trung học phổ thông, đặc biệt cho
trẻ em trong độ tuổi và đổi mới các chương trình giáo dục (chính quy va khôngchính quy) cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội của đất nước, của
từng vùng miền, phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của người chưa thành niên,
trong đó có lao động chưa thành niên và phục vụ thiết thực có hiệu quả việc phát
triển dan trí và nhân lực trong một nền kinh tế theo cơ chế thị trường
Cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy để đảm bảo cho trẻ em pháttriển toàn diện; giảm bớt các kỳ thi, kiểm tra không cần thiết vốn vừa tốn kém vừa_ Căng thẳng và không có lợi cho trẻ em Có chính sách đầu tư trường lớp va không
thu học phí đối với đối tượng trẻ cm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, để giảm bớt gánh nặng cho gia đình và ngăn ngừa
nguy cơ trẻ em phải tham gia lao động sớm Mở rộng các cơ sở đào tạo nghề chođối tượng NCTN không có điều kiện theo học hết các bậc học phổ thông; để các em
có điều kiện học lấy một nghề, lao động bằng chính khả năng của mình với mộtchính sách thu phí học nghề hợp lý
Đây là một biện pháp tốt để tiến tới xoá bỏ lao động trẻ em, đồng thời bảo
vệ lao động chưa thành niên Mục tiêu này cũng chỉ có thể thực hiện được khi giáodục có chất lượng, phù hợp và không tốn kém; các bậc cha mẹ nhận thức được rằng
việc đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư có hiệu quả nhất và Nhà nước đầu tư thoả
đáng cho giáo dục Trẻ em chỉ muốn đến trường khi nội dung giáo dục thiết thực,hữu ích, hấp dẫn không nặng nề và sát với thực tế đời sống hàng ngày Thời gian
Trang 34học tập phải phù hợp với đời sống lao động của các em, để các em có thể thu xếp
thời gian học tập Nơi học tập phải thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với hoàn cảnh
của học sinh Việc học hành không tốn kém cũng làm cho các bậc phụ huynh yên tâm hơn khi cho con em mình đến trường và học sinh cũng hào hứng đến trường.
Cần phải tiến hành thu thập và phân tích thông tin, số liệu về lao động chưa
thành niền, xác định những khu vực có lao động độc hại và bóc lột lao động chưa
thành niên, để nhanh chóng cứu giúp, phục hồi và giúp đỡ những em đang sống
trong hoàn cảnh như vậy xây dựng chính sách khuyến khích cung cấp dịch vu bảo
vệ và phục hồi Trong khi chưa có đủ điều kiện để đưa lao động trẻ em ra khỏi chỗ
làm việc thì cần phải có những chính sách đặc biệt để giảm thiểu những tác động
xấu, độc hại cho các em như cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục Nhữngảnh hưởng về sức khoẻ có thể được giảm bớt thông qua việc kiểm tra sức khoẻ
thường xuyên hoặc định kỳ và hỗ trợ để tăng cường sức khoẻ Trong trường hợp
phải lao động mà thiếu thời gian đến trường học chính quy, thì có thể giải quyết
thông qua việc tổ chức các lớp học không chính quy vào các buổi tối hoặc thời gianthích hợp Cũng có thể cung cấp các dịch vụ như cung cấp dinh dưỡng, cung cấp chỗ
ăn ở không mất tiền đối với những đối tượng có nhu cầu Những hoạt động nhằm bùđắp những thiếu hụt của lao động chưa thành niên và là chiến lược gắn với giai
đoạn chuyển tiếp để tiến tới xoá bỏ tình trạng bóc lột lao động chưa thành niên Do
đó, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích các hoạt động
dịch vụ này Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức đúng về lao động chưa thành
niên cho các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể xã hội, tổ chức công đoàn có liên
quan và người sử dung lao động, trường học, các cơ quan thông tin đại chúng va cho
chính NCTN và gia đình các em Tăng cường hợp tác quốc tế nhất là đối với các tổ
Trang 35dụng, khi chúng ta xây dựng được các quy phạm pháp luật phù hợp Các biện pháp
kinh tế-xã hội góp phần gidm bớt nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của lực lượng
lao động chưa thành niên Như đã phân tích ở mục 1.2, trong nền kinh tế thị trườngchúng ta vẫn phải sử dụng đội ngũ lao động chưa thành niên; do vậy, khi các em
tham gia vào các quan hệ lao động thì biện pháp bảo vệ các em lúc này chính là
các biện pháp pháp lý và cụ thể đó là các quy định của pháp luật về lao động chưa
_ thành niên Các quy phạm pháp lý này, phải được xây dựng trên các tiêu chí bảo vệ
về việc làm, về tuổi tối thiểu tham gia lao động, về an toàn lao động và vệ sinh laođộng, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về tiền lương, về hợp đồng lao động Xây dựng các biện pháp pháp lý chúng ta phải tiến hành theo một quy trình:
- Ban hành các quy phạm pháp lý phải theo hướng sau: Do đặc điểm đặc thùcủa đối tượng lao động là NCTN, nên để các quy phạm pháp lý bảo vệ hữu hiệu thìđòi hỏi các cơ quan hữu quan phải chuẩn bị tốt từ khâu ban hành Để nội dung các
quy phạm phù hợp thì khi ban hành soạn thảo các quy phạm pháp lý, bên cạnh các quy trình thông thường nên chăng chúng ta phải tham khảo ý kiến của loại đối
tượng lao động này Tìm hiểu xem tâm tư, nguyện vọng, mong muốn được bảo vệ
từ phía các cm là gì? Chỉ có tiếng nói cửa đội ngũ lao động chưa thành niên mới là
cơ sở khách quan để chúng ta xây dựng các quy phạm pháp lý phù hợp Hiện nay,
Trang 36các quy phạm pháp lý về bảo vệ lao động chưa thành niên vẫn được ban hành mang
nh áp đặt chủ quan từ phía các nhà làm luật.
- Về nội dung các biện pháp pháp lý chủ yếu được dé cập trong chương 2,
tuy nhiên các biện pháp này phải được xây dựng trên cơ sở các lĩnh vực sau: Các
quy định về tuổi tối thiểu được tham gia lao động hay làm công, cấm sử dụng laođộng chưa thành niên làm việc ban đêm, kiểm tra sức khoẻ xem có phù hợp với
công việc, về làm việc dưới lòng đất, về cấm và xoá bỏ ngay lập tức những hìnhthức lao động trẻ em tồi tệ nhất, về việc làm, về tiền lương, về an toàn lao động và
vệ sinh lao động, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Về tổ chức thực hiện: Đây là một khâu rất quan trọng để đảm bảo cho các
quy định của pháp luật được thi hành trên thực tế, phát huy hiệu lực thi hành pháp luật Lao động chưa thành niên chỉ thực sự được bảo vệ khi các biện pháp pháp lý
này được đảm bảo thực hiện trên thực tế Yêu cầu đặt ra đối với khâu này:
+ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy phạm pháp luật
về bảo vệ lao động chưa thành niên ở các cơ sở có sử dụng lao động chưa thành
Trang 37+ Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về lao động chưa thành niên, đểtiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ lao động
có yếu tố chưa thành niền.
1.4 Quy định của pháp luật Quốc tế về bảo vệ lao động chưa thành niên
Vấn dé bảo vệ lao động chưa thành niên cũng như bảo vệ lao động trẻ em là
vấn để mang tính toàn câu, nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng Quốc tế, đó lànhững hoạt động không chỉ thuần tuý và đơn lẻ trong phạm vi từng quốc gia mà nó
được giúp đỡ và hỗ trợ của toàn nhân loại trên thế giới Trên thế giới vấn đề bảo vệ
lao động trẻ em đã được quan tâm từ rất sớm, nó thực sự trở thành vấn dé toàn cầu
từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước Các văn bản pháp luật quốc tế là cơ
sở pháp lý chủ yếu cho các chương trình hành động ở cấp quốc tế và quốc gia.
[LO và các Công ước khuyến nghị:
Các văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên có liên quan đến lao động rẻ em bắt
đầu có từ đầu thế kỷ XX, bao gồm những công ước tập trung vào việc bảo vệ trẻ
cm khỏi những hình thức bóc lột về kinh tế và tình dục, chủ yếu gồm các công ước(convention) và khuyến nghị (recommendation) của ILO Một trong những chứcnăng lâu đời và quan trọng nhất của ILO từ trước đến nay là thông qua các công
ước và khuyến nghị, tạo thành những chuẩn mực quốc tế về lao động Từ năm 1919
đến nay ILO đã thông qua hơn 190 công ước và hơn 180 khuyến nghị bao quát 12
lĩnh vực Các văn bản này là những thoả thuận của 3 bên (Chính phủ, giới chủ laođộng và tổ chức của công nhân/công đoàn) Khi đã phê chuẩn hay gia nhập công
ước, các quốc gia thành viên có trách nhiệm thi hành và báo cáo định kỳ cho ILO.Các khuyến nghị hướng dẫn quốc gia thành viên về chính sách, luật pháp và thựchiện Ngoài ra ILO còn thông qua các quy tắc ứng xử, nghị quyết và tuyên bố
Trang 38Những văn bản pháp luật này để cập nhiều vấn để về các lĩnh vực trongquan hệ lao động, kể cả những quyển con người cơ bản (như quyển tự do lập hội,xoá bỏ lao động cưỡng bức, xoá bỏ phân biệt trong tuyển dung ), quan lý lao động,
bảo trợ xã hội, an toàn và vệ sinh lao động
Trong hệ thống các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ lao động trẻ em cửa ILO,thì vấn để bảo vệ trẻ em được thể hiện trên 5 lĩnh vực: quy định tuổi tối thiểu lao
động hay làm công, cấm sử dụng trẻ em làm việc ban đêm, kiểm tra sức khoẻ xem
có phù hợp với công việc, những diéu kiện sử dụng trẻ em làm việc dưới lòng đất
và xoá bỏ ngay những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Công ước đầu tiên để cập tới lao động trẻ em do ILO thông qua vào năm
1919 là công ước số 5 về tuổi tối thiểu (trong công nghiệp) năm 1919 xác định tuổi
14 là tuổi tối thiểu lao động trong các ngành công nghiệp Tiếp theo, ILO đã thôngqua nhiều công ước và khuyến nghị khác cấm việc sử dụng lao động trẻ em Ở
những độ tuổi nhất định và trong những lĩnh vực, ngành nghề và công việc nhấtđịnh (như làm việc trên biển, nông nghiệp, phi nông nghiệp, công nghiệp, đánh cá,dưới mặt đất, trong hầm lò)
Những công ước cơ bản có liên quan trực tiếp nhất đến lao động trẻ em cửa
ILO gồm: Công ước số 29 về lao động cưỡng bức năm 1930, công ước số 105 về
xoá bổ lao động cưỡng bức năm 1957, công ước số 138 về tuổi tối thiểu làm việc
năm 1973 và công ước 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ nhữnghình thức lao động trẻ em tôi tệ nhất
Về tuổi tối thiểu (minimum age): Hiện nay có khoảng 15 Công ước vàKhuyến nghị liên quan đến độ tuổi lao động trẻ em Đặc biệt đáng chú ý nhất đó làCông ước số 138 của ILO năm 1973 về tuổi tối thiểu làm việc và Khuyến nghị 146
Trang 39quy định tuổi tối thiểu làm việc trong công nghiệp, nông nghiệp và các nghề phi
công nghiệp, dưới mặt đất và trên biển Hai văn kiện này bao quát toàn bộ tất cảcác lĩnh vực, các ngành kinh tế, tất cả các loại công việc có hợp đồng hay không
Công ước 138 quy định, tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc sẽ không dưới độ
tuổi hoàn thành giáo dục bắt buộc và trong bất kỳ trường hợp nào sẽ không dưới 15
tuổi (Khoan 3 Điều 2) Pháp luật hay quy định quốc gia có thể cho phép sử dụng lao
động hay lao động của người từ 13-15 tuổi trong những công việc nhẹ nhàng màkhông có khả năng tác hại đến sức khoẻ, học tập, hoặc sự phát triển các mat củatrẻ cm (khoản | Điều 7) Đối với những công việc hoặc lao động mà tính chất hoặcđiều kiện tiến hành có thể có hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc phẩm hạnh của thiếuniên, thì tuổi tối thiểu không được dưới 18 (khoản | Điều 3)
Bên cạnh đó, còn có một số công ước và khuyến nghị liên quan đến tuổi tốithiểu làm việc của trẻ em là:
Công ước số 5 về tuổi tối thiểu làm việc (công nghiệp) năm 1919
Công ước số 7 về tuổi tối thiểu làm việc (trên biển) năm 1920
Công ước số 10 về tuổi tối thiểu làm việc (nông nghiệp) năm 1921
Công ước số 15 về tuổi tối thiểu làm việc (dưới hầm tàu và đốt lò) năm
Trang 40Công ước số 123 về tuổi tối thiểu làm việc (dưới lòng đấu năm 1965.
Về làm đêm (night work):
Theo quy định của công ước của ILO, thì cụm từ “ban đêm” là chỉ một
khoảng thời gian ít nhất là 12 giờ liên tục Trong trường hợp thiếu niên dưới 16 tuổithì khoảng thời gian này được tính từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng Trong trường hợp
thiếu niên đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi, thì khoảng thời gian này sé do nhàchức trách có thẩm quyền ấn định, ít nhất là 7 giờ liên tục nằm giữa 10 giờ đêm va
7 gid sáng Tuy nhiên, việc ấn định thời gian một khoảng thời gian bắt đầu sau 11giờ đêm phải tham khảo ý kiến của các tổ chức hứu quan của người sử dụng laođộng và cửa người lao động (Điều 2 Công ước số 90)
Những công ước và khuyến nghị liên quan đến việc làm ban đêm bao gồm:Công ước số 6 về làm việc ban đêm của người trẻ tuổi (người dưới 24 tuổi)
làm việc (trong công nghiệp) năm 1919
Khuyến nghị số 14 về làm việc ban đêm của người trẻ tuổi (nông nghiệp)