“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hòa Bình” Thực trạng thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình
Trang 1MỞ ĐẦU
Du lịch là một trong những lĩnh vực đóng vai trò quan trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của mỗi đất nước Trong những năm gần đây, có thể nhận thấy rằng hoạt động du lịch tại Việt Nam nói chung và cũng như của tỉnh Hòa Bình nói riêng đã mang lại những giá trị to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, song cũng đã thực sự gây ra không ít các tác động xấu tới môi trường hiện nay
Hòa Bình là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng khá nhiều về sự biến đối khí hậu, thời tiết tại địa phương này ngày càng khắc nghiệt và thất thường, lũ lụt thường xuyên diễn ra và đã để lại những hậu quả nặng nề Đặc biệt, trong những năm gần đây, sự biến đổi khí hậu và những vấn đề về ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và nhất là các hoạt động du lịch “Chính vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường cho những người làm du lịch, các cơ quan, đơn vị tại địa phương là hết sức cần thiết.”
Trước thực tế đó, việc thực hiện tốt và chấp hành các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là giải pháp cơ bản để nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường Do đó, tác giả đã chọn chủ đề
“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hòa Bình” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 2NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch 1.1.1 Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.1
1.1.2 Khái niệm du lịch, khái niệm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.2
Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được hiểu là việc áp dụng những biện pháp ngăn ngừa, khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực của hoạt động du lịch lên môi trường, duy trì chất lượng của môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững3
Có nhiều biện pháp tác động tới các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch
và chủ thể liên quan nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch như: Biện pháp giáo dục, thuyết phục, biện pháp hướng dẫn biện pháp kinh tế, biện pháp pháp lý.“Trong đó biện pháp pháp lý mang tính toàn tiện chính thống, là
cơ sở để xây dựng và thực hiện các biện pháp khác.”
1 Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2020
2 Khoản 1, Điều 3, Luật Du lịch 2017
3 Trần Phong Bình, “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009.
Trang 3Biện pháp pháp lý là sự thể chế hoá các yêu cầu bảo vệ môi trường bằng các quy định pháp luật Thông qua đó, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân được thể hiện trong các quy định pháp luật mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
“Như vậy, một trong những đảm bảo quan trọng của biện pháp pháp lý chính
là việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.”
1.2 Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là tổng thể các quy phạm pháp luật chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhằm điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quy định biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quyền và nghĩa
vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động du lịch
1.2.2 Vai trò pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch có những vai trò sau đây:4
Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở để thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch
Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch xác định vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và mối liên hệ phối hợp giữa các cơ quan này trong việc bảo vệ môi trường du lịch
4 Ngô Long Vương, “Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, qua thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà
Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Luật học.
Trang 4Thứ ba, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở pháp lý
để gắn kết hoạt động bảo vệ môi trường ngành du lịch với hoạt động bảo vệ môi trường nói chung
Thứ tư, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch xác định các cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
1.3.3 Nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch Theo các chuyên gia trong ngành du lịch và các ngành có liên quan, nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch đang được thừa nhận bao gồm:5
- Các quy định của pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch “Bộ phận này là một tập hợp các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung trong đó có nôi dung liên quan trực tiếp đến hành vi của các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch.”
- Các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường “Đây là toàn bộ các quy phạm pháp luật về du lịch, nhưng có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các chủ thể tham gia quan hệ du lịch.”
- Các quy định thuộc hoạt động khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Bộ phận pháp luật này bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, dân sự, bảo vệ
5 Ngô Long Vương, “Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, qua thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà
Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Luật học
Trang 5nguồn lợi thuỷ sản có nội dung điều chỉnh liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở HÒA BÌNH VÀ KIẾN NGHỊ
2.1 Các quy định pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình
- Về văn bản quy phạm pháp luật:
+Văn bản pháp luật quan trọng nhất trong bộ phận cấu thành này là Luật Bảo
vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và sau 6 năm thi hành thì mới đây hết hiệu lực vào 01/01/2022 Luật Bảo
vệ môi trường 2014 được thay thế bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được ban hành vào ngày 17/11/2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
+ Bên canh đó là Luật Du lịch 2017 được Quốc hội ban hành vào 19/6/2017
có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 để điều chỉnh về lĩnh vực du lịch và trong đó cũng
có các quy định liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường
- Về các văn bản dưới luật:
+ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT - BVHTTDL – BTNMT do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch , tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
+ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Nghị định số 55/2021/NĐ -CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ - CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trang 7+ Quyết định 04/2020/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình, ban hành Quy chế quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Như vậy, Đã có các quy định pháp luật là cơ sở để bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch Các quy định về đánh giá tác động môi trường, tiêu chuẩn môi trường đã phần nào đem lại những hiệu quả nhất định đối với các quyết định phê duyệt các dự án tiến hành trong các khu, điểm du lịch, hạn chế những dự án có khả năng gây tác động xấu tới môi trường
Pháp luật cũng đã quy định rất rõ về nghĩa vụ bảo vệ môi trường của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 66 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 như sau:
- Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này
- Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, địa điểm diễn ra
lễ hội phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
+ Tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường;
+ Thải bỏ chất thải đúng nơi quy định; hạn chế phát sinh chất thải nhựa; + Giữ gìn vệ sinh công cộng;
+ Không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm sau đây:
+ Tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch; phát triển cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch thân thiện môi trường;
+ Tổ chức thực hiện quy định về khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.6
6 Điều 66, Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Trang 82.2 Thực trạng thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình
2.2.1 Giới thiệu về tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, là cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc Đây là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng dồi dào và phong phú cùng với đó là nền văn hóa bản xứ dân tộc độc đáo đã tạo nên sức hấp dẫn tiềm năng thu hút khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá.“Chính bởi vậy, hoạt động du lịch được phát triển và mang lại nguồn lợi lớn cho kinh tế địa phương và kinh tế khu vực.”Ngoài những giá trị tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn cũng có những điều độc đáo như Hòa Bình là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao,…“Đây là yếu tố tạo nên sự đa dạng, nét độc đáo của văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình, tạo sức hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.”Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay có khá nhiều các bản làng đang khai thác phục vụ du lịch cộng đồng.7
“Tuy nhiên, sự phát triển du lịch đã có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường Do vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, việc thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình là điều vô cùng quan trọng, vừa phát triển
du lịch, vừa phải đảm bảo bảo vệ môi trường.”
2.2.2 Thực trạng thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình
“Tại tỉnh Hòa Bình, việc thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch
đã được quan tâm thực hiện Tuy nhiên, những hạn chế vẫn tồn tại trong lĩnh vực này cần được nhìn nhận, đánh giá, cụ thể như sau:”
7 Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2020). Địa chí tỉnh Hòa Bình Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội,
Trang 9Thứ nhất, việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch chưa có sự đồng đều giữa các khu vực.
Sơ dĩ không có sự đồng đều trong việc thực hiện các quy định của phát luật
là bởi vì địa hình tỉnh Hòa Bình khá là đặc thù Ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số còn chiếm phần đa dân cư và do đó việc thực hiện các quy định của pháp luật còn thực sự gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ do sự thiếu thốn về các điều kiện cơ sở vật chất cũng như cơ sở hạ tầng, thiếu lực lượng đội ngũ cán bộ quản lý Mặt khác, các tiềm năng du lịch của tỉnh Hòa Bình lại tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, như: xã Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, các xã vùng ven tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn,…8
Ngoài ra các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, dân cư chủ yếu là đồng bào trình độ dân trí mức độ thấp, nên đối với họ việc bảo vệ môi trường còn nhiều lạ lẫm “Ở những vùng này, đồng bào vẫn duy trì những nếp sống, thói quen sinh hoạt xưa cũ gây ảnh hưởng đến môi trường,”như: đốt rừng làm nương rẫy canh tác lúa, lấp hồ nhỏ, phá đá bằng mìn và bộc phát,…“Bên cạnh đó, việc phổ biến pháp luật đến nhóm những đối tượng này còn gặp nhiều hạn chế, đặt ra cho cơ quan quản lý bài toán khó từ nhiều năm mà vẫn chưa có phương án giải quyết.”
Thứ hai, khó khăn cho công tác tiếp cận, khai thác, quản lý, đặc biệt là việc triển khai các văn bản quy định, pháp luật.
Đặc điểm tài nguyên của tỉnh Hòa Bình còn mang tính chất phân tán và trải rộng ở các địa bàn khác nhau, tài nguyên du lịch tự nhiên sinh thái thường đan xen với tài nguyên du lịch văn hóa cộng đồng.9 Và vì thế gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác tiếp cận, khai thác cũng như quản lý, đặc biệt là việc triển khai thực hiện
8 Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2016). Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ/TU, ngày
30/12/2016 về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
9 Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2020). Địa chí tỉnh Hòa Bình. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.17.
Trang 10áp dụng các văn bản quy định pháp luật.“Nhiều khu vực có tiềm năng du lịch, nhưng lại mới định hình và có nhiều vấn đề không được quản lý chặt chẽ, do đó đã dẫn đến xuất hiện những hiện tượng gây tổn hại đến môi trường.”Nhất là các điểm chưa có điều kiện hình thành các ban quản lý, hoặc có nhưng hoạt động chưa thực
sự hiệu quả và hơn thế nữa việc xây dựng và phát triển quy hoạch để nhằm khai thác cho những khu vực này còn nhiều kẽ hở và thiếu sót, khiến cho tài nguyên môi trường khai thác chưa có kế hoạch, rất dễ xảy ra sự cố môi trường nếu các quy định của pháp luật không được triển khai nhanh chóng và đồng bộ
Thứ ba, số lượng và chất lượng đội ngũ quản lý về pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch chưa đồng đều.
Mặc dù những năm qua ở tỉnh Hòa Bình hệ thống các cán bộ quản lý, chuyên viên, nhân viên có trình độ được điều động về tuyến huyện, xã đã được lưu tâm Tuy nhiên hệ thống cán bộ nhân viên này số lượng còn khá mỏng và ít, và những cán bộ chuyên viên có kinh nghiệm và trình độ cao thì tập trung chủ yếu ở huyện, thành phố, còn ở các tuyến thị trấn, xã thôn lại thiếu vắng Hơn nữa thường do các cán bộ chuyên trách kiêm luôn nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức, giám sát việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan.10
Mặt khác, ta thấy rằng lĩnh vực môi trường là lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, độ chính xác về mặt số liệu thống kê là điều kiện tiên quyết, việc chỉ để các chính sách quy định này ở mức độ chủ trương mà không áp dụng và thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn thì sẽ không đạt được hiệu quả cao
Thứ tư, việc quản lý áp dụng thực hiện pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế xảy ra nhiều tình trạng để lọt lưới các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các chủ thể tham gia hoạt động môi trường Bởi lẽ, việc thực hiện các
10 Nguyễn Hùng Sơn , “Thực thi pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tại tỉnh Hòa Bình - những tồn tại và
giải pháp” ,Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 19, tháng 8 năm
2021