Lý luận về tích tụ và tập trung tư bản của Mác - Liên hệ với thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay
Trang 1Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản Nếu không tích tụ và tập trung nguồn lực tư bản cho một quốc gia thì nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽ suy yếu và không phát triển được Đối với Việt Nam tích tụ và tập trung luôn là điều kiện tiên quyết để tái sản xuất mở rộng Từ đó làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, đưa đất nước phát triển đúng theo nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn để xây dựng các công trình, nền tảng và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học tiên tiến là càng cần thiết và quan trọng
Từ những nhận thức trên tác giả lựa chọn vấn đề: “Lý luận về tích tụ và tập trung tư bản của Mác - Liên hệ với thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay” để làm đề tài tiểu luận
1 Lý luận về tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Tích tụ tư bản và việc tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích lũy
Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong một doanh nghiệp nào đó, đó là kết quả trực tiếp của tích tụ tư bản Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng cho tích tụ tư bản
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn Hay nói cách khác tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản lớn cá biệt Đây là sự tích tụ những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư
Trang 2bảnkhác, là việc biên tư bản nhỏ thành số ít tư bản lớn Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết, sự tự nguyện hay sáp nhập các tư bản cá biệt Tín dụng tư bản chủ nghĩa
là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn dỗi trong xã hội vào tay các nhà
tư bản
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản có điểm giống nhau ở chỗ đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, những khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hóa, còn nguồn tập trung tư bản là hình thành trong xã hội Do tích tụ tư bản mà tư bản cả biệt tăng lên, làm cho tư bản xã hội cũng tăng theo Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các tư bản đã có quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động còn tập trung tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa những nhà tư bản với nhau
Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhờ có sự tập trung tư bản mà tổ chức được lao động hợp tác, biến qua trình sản xuất rời rạc, thi công thành quá trình sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng,
Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gắn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất
xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc thêm
2 Thực tiễn phát triển vấn đề tích tụ và tập trung tư bản đối với nền kinh
tế Việt Nam hiện nay
Trước đổi mới, mô hình kinh tế hiện vật, phủ nhận sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp
đã làm triệt tiêu động lực của người lao động kìm hãm lực lượng sản xuất phát
Trang 3triển, dẫn đến sự trì trệ về kinh tế và khủng hoảng về mọi mặt đời sống xã hội Bởi vậy, đổi mới mô hình là điểm mấu chốt trong đổi mới quan hệ tổ chức, quản
lý sản xuất ở Việt Nam
Trong thời gian qua, với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ Những công cụ lao động giản đơn mang tính chất tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng những dây chuyền máy móc thiết bị tối tân, hiện đại Sức lao động của con người được giải phóng lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn đần được thay thế bằng sự chuyên môn hóa ngày càng cao Những sự thay đổi lớn lao của công cụ sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khi lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao Nhờ quá trình tích lũy vốn thay thế các quá trình sản xuất nhỏ lẻ thành quá trình sản xuất lớn hơn với quy trình công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường
Như ở nước ta nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, cho nên việc mở rộng sản xuất nông nghiệp là cần thiết Nhờ quá trình tích lũy vốn nên trong nông nhiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị nâng cao trình độ cho người nông dân, mở các buổi hội thảo dưới sự hướng dẫn của người nước ngoài Nhiều nơi việc làm nông không còn làm bằng thủ công là đã chuyển sang dây chuyền với quy mô khép kín và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
Đối với vấn đề tích tụ và tập trung tư bản ở đất nước ta hiện nay tức là việc đề cập đến tình hình đất nước, các nhiệm vụ, đặc điểm của nền kinh tế, hình thức sở hữu cũng như cơ cấu nền kinh tế và vai trò, tác dụng của việc phát triển tích tụ và tập trung tư bản
Tư bản chính là vốn, hay còn gọi là đầu vào trong sản xuất Tích tụ và tập trung tư bản thực chất chính là tích tụ và tập trung vốn vào trong quá trình sản xuất Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 4hóa đất nước thì vấn đề tích tụ và tập trung tư bản vốn là một trong những vấn đề
cơ bản để trong tiến trình thực hiện chiến lược phát triển đẩy mạnh kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những nhiệm vụ kinh tế
cơ bản như: phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam rất cần nguồn vốn, những hình thức vốn đối với sự phát triển của kinh tế đất nước Bên cạnh đó, trong thời kỳ quá độ tồn tại ba hình thức sở hữu đó là: sở hưu toàn dân,
sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, mỗi loại hình sở hữu đó lại có những hình thức
sở hữu ở các mức độ khác nhau
Do đó để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ từng đối tượng được cấp vốn từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ không nên cấp vốn toàn bộ mà nên tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với động vốn của mình, đồng thời chính nhờ có cổ phần hoá mà tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng như khả năng quản lý của họ từ đó sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả sử dụng vốn Việc đồng vốn có được sử dụng hiệu quả hay không một phần lớn phụ thuộc vào yếu tố con người Vì thế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực và trách nhiệm cao Đồng thời nhà nước cũng cần phải xem xét lại mô hình tổ chức quản lý, chú ý đến đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể phát huy mọi năng lực của mình Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt nguồn vốn FDI trong khu vực cũng như trên thế giới thì việc thiết lập một cơ chế tổ chức gọn nhẹ không chồng chéo có hiệu quả cũng tạo ra khả năng cạnh tranh lớn
Tích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan trọng để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước và chi thường xuyên, chỉ cho đầu tư phát triển và cho phát triển công nghiệp Vì vậy nâng cao hiệu quả tích tụ và tập
Trang 5trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao
Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thông qua các tổ chức tín dụng
và ngân hàng Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệu quả tương đối cao do có thể thu hút được vốn còn nhàn dỗi trong nhân dân Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và từ những tài sản công còn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển Cần nghiên cứu lại các quy định về đất và quyền sử dụng đất kết hợp hài hoà với các
tổ chức thị trường liên quan Trong thời gian tới phải tìm cách để khai thác cao nhất hiệu quả nhất nguồn vốn từ tài sản công Đô là cơ sở vật chất trực tiếp săn cỏ
mà chúng ta có thể huy động bằng cả hiện vật hoặc huy động bằng tiền trở thành nguồn thu trực tiếp của ngân sách Nhà nước là cơ sở ban đầu cần thiết để gọi vốn đầu tư nước ngoài là một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốn thông qua thị trường chứng khoán Đây là hình thức tích tụ và tập trung vốn rất có hiệu quả
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin