1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Cách xác định và chế độ pháp lý các vùng biển Việt Nam từ góc độ thực thi Công ước Luật Biển năm 1982

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cách Xác Định Và Chế Độ Pháp Lý Các Vùng Biển Của Việt Nam Từ Góc Độ Thực Thi Công Ước Luật Biển Năm 1982
Tác giả Lấ Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Hồng Yến
Trường học Học viện
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 15,38 MB

Nội dung

của tác giả Nam Phương Chi 2018, được bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội;Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết trên cáctạp chí nghiên cứu vẻ van dé ché độ phá

Trang 1

CÁCH XÁC ĐỊNH VA CHE ĐỘ PHAP LÝ CAC VUNG BIEN CUA VIỆT NAM TỪ GOC DO THUC THI CONG UOC

LUAT BIEN NAM 1982

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI, NĂM 2023

Trang 2

LÊ THỊ DIỆU LINH

CÁCH XÁC ĐỊNH VA CHE ĐỘ PHAP LÝ CAC VUNG BIEN CUA VIỆT NAM TỪ GOC DO THUC THI CONG UOC

LUAT BIEN NAM 1982

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 29UD08009

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hồng Yến

HA NỘI, NAM 2023

Trang 3

1 Tôi đã trích din day đủ tat cả những phan hoặc toàn bộ công trình mà tôitham khảo, mọi ý tưởng của người khác mà tôi sử dụng.

2 Tôi đã và sẽ không cho phép bat cứ ai sao chép công trình của tôi với ý địnhxem luận văn của tôi như công trình của họ.

3 Tôi xin cam đoan day là công trình của chính mình Tôi xin chịu tráchnhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn nay

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

HỌC VIÊN

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

: Tuyên bó về ứng xử của các bên ở biên Đông, là vănkiện được ký kết năm 2002 giữa Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á và Trung Quốc

: Tòa án công lý quốc tế

: Liên Hợp Quốc

: Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Trang 5

1 Lý do chọn

Tình hình nghiên cứu đề tài

Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của dé ti

8 Ket câu của luận văn

PHAN NỘI DUNG _CHƯƠNG 1 CÁCH XÁC ĐỊNH VA CHE ĐỘ PHÁP LY CÁC VUNG BIENTHEO QUY ĐỊNH CUA CONG UGC LUẬT BIEN NĂM 1982 7

1.3.3 Vàng thêm lục địa „ 34KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 „40CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT HIỆN HANH CUA VIỆT NAM VE XÁC ĐỊNH VÀCHE ĐỘ PHÁP LÝ CAC VUNG BIỂN: THUC TRẠNG VÀ NHUNG DE XUAT41

định của Công ước Luật bién năm 1982

1.3.1 Vùng tiếp giáp lãnh hải

1.3.2 Vùng đặc quyên kinh tế

2.1 Quá trình gia nhập và thực thi Công ước Luật biển năm 1982 của Việt Nam41

Trang 6

2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia45

2.2.1 Vàng nội thủy „45

wT 2.2.2 Vàng lãnh hai

2.3 Quy định của Luật Biên Việt Nam năm 2012 về vùng biên quốc gia có

el 5D:

—>) 254 156

2.4 Chủ trương của Dang và nha nước vê hoàn thiện pháp luật biên Việt Nam61

quyền chủ quyền và quyên tài phán

2.3.1 Vùng tiếp giáp lãnh hải

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có lợi thé vẻ biển với một bờ bién trải dai khoảng3.260 km và giáp biên ở ba hướng: Đông, Nam và Tây Nam và trong xu thé chungphát triển của Luật biển quóc tế, Việt Nam là một trong những nước đã phê chuẩnCông ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 Công ước này đã có hiệu lựcbat dau từ ngày 16 tháng 11 năm 1994! Theo tinh than của Công ước va đồng thờiphù hợp với Tuyên bố vẻ lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyén về kinh tế vàthêm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977 và Tuyên bố về đường cơ sở đề tínhchiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982, Việt Nam có các vùng biển và themlục địa rộng hơn diện tích đất liền với các loại tài nguyên đa dạng và phong phú.Voi diện tích và vị tri dia lý thuận lợi vẻ biên, biển của Việt Nam vừa là điều kiện

để liên kết kinh tế giữa các vùng, các miền trong nước, lại vừa là cửa ngõ thôngthương của nước ta với nhiều khu vực khác trên thé giới

Với tư cách là một quốc gia đã phê chuẩn Công ước Luật bién năm 1982, việcquy định chế độ pháp lý các vùng biển của mình phù hợp với quy định của Côngước vừa là quyên lợi và vừa là nghĩa vụ của Việt Nam Tuyên bó ngày 12/5/1977của Chính phủ Việt Nam mới chỉ tuyên bố một cách nguyên tắc về các vùng biểnViệt Nam nhưng chưa vạch rõ giới hạn các vùng biển đó” Từ khi Luật Biển ViệtNam năm 2012 ra đời, đã phục vụ cho việc sử dụng, quan ly, bảo vệ các ving biển,đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trìnhhội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.Tuy nhiên các quy định vẻ chế độ pháp lý các vùng biển Việt Nam còn rải rác ởnhiều văn bản khác nhau khiến cho việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ cácvùng biển còn nhiều khó khăn

Việc quy định ranh giới, chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền, quyềnchủ quyền và quyền tài phán quốc gia là một quá trình rat phức tạp Nó đòi hỏi phải

" Nguyễn Văn Luận (1995), Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và van dé Việt Nam phê

chuẩn Công ước, Tạp chí Luật học, Số 4, 1995-08-01

? Tuyên bồ của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam vé lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và

Trang 8

nghiên cứu rất kỹ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc té, thực tiễn quốc tế và cáchoàn cảnh hữu quan Chính vì vậy, Đề tài nghiên cứu: “Cách xác định và chế độpháp lý các vùng bién của Việt Nam từ góc độ thực thi Cong ước Luật bién năm

1982” là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa thực tiến cao nhằm xác định ranh giới, chế độ

pháp lý các vùng biển Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982 và Luật BiểnViệt Nam, góp phan tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc khai thác, sử dụng và bảo

Vệ các vùng biển Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu lý luận chung về nhà nước và pháp luật nói chung và vấn đề xácđịnh ranh giới và chế độ pháp lý các vùng biển nói riêng được nhiều học giả trên thếgiới và Việt Nam quan tâm Trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về cácvấn để này như: “Giáo trình Luật quốc tế” của Trường Đại học Luật Hà Nội(2022); các công trình nghiên cứu vẻ Luật biên của cổ Giáo sư Nguyễn Ngọc Minh;

“Vùng biển và quyền làm chủ” (Vũ Phi Hoang, NXB Quân đội Nhân dân - Hà Nội(1978) “Luật Biển ” (Phạm Giảng - NXB Pháp lý, Hà Nội (1983); “Thẩm luc địa -Những van đề pháp lý quốc tế” (Phạm Ngọc Chỉ - NXB Pháp lý, Hà Nội 1990) Và

đã có hai luận án phó tiến sỹ là luận án của Phó tiền sỹ Tran Công Trục: “Hoanthiện pháp luật về quan lý nhà nước đối với các vùng biển của nước CHXHCN ViệtNam” và luận án của Tiến sĩ Lê Quý Quỳnh: “Các vùng biển Việt Nam: Chế độpháp lý và việc phân định” đã nghiên cứu một cách toàn diện những van đẻ pháp lý

về việc phân định biển của Việt Nam theo quy định của Công ước Luật biển năm1982; luận văn thạc sĩ: “Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luậtbiển nước ngoài” của tác gia Tran Thi Họa Mi, bảo vệ tại Khoa Luật - Đại học quốcgia Hà Nội (2012); luận văn thạc sĩ: “Pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế

và pháp luật biển nước ngoài” của tác giả Ngô Thi Nhung (2014), Luận văn thạc sĩ

luật học bảo vệ tại Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; dé tài nghiên cứu khoa

học cấp bội: han định các vùng biển trong Luật Quốc tế và thực tiễn phân định

các vùng biển của Việt Nam và các nước trong khu vực”, do TS Nguyễn Toàn

Thang chủ nhiệm dé tài; Luận văn thạc sĩ “Quy chế pháp lý của các cấu trúc trên

Trang 9

của tác giả Nam Phương Chi (2018), được bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội;

Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết trên cáctạp chí nghiên cứu vẻ van dé ché độ pháp lý các vùng biển như: “Cơ sở khoa họccho việc phân định các vùng biển của Việt Nam” năm 1992 và dé tài “Cơ sở khoahọc cho việc xác định ranh giới ngoài của thêm luc địa Việt Nam” của tác giả LêQuý Quỳnh (Vụ Biển phói hợp với Phân viện Hải dương học tại Hà Nội, 1994); bàiviet: “40 năm phát triển Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc và sự tham giatích cực của Việt Nam” của tác giả Hoàng Việt được đăng trên Tạp chí nhà nước vàpháp luật số 1/2023; bài viết: “Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc

và sự tham gia của Việt Nam” của tác giả Duy Chiến, đăng trên Tạp chí Cộng sản

số 827 (9/2011), bài viết: “Sự đương thích của Luật Biên Việt Nam với Công ướcLuật biển năm 1982 và thực tiễn quốc tế” của tác giả Vũ Thị Mai Liên, được đăngtrên Tạp chí Pháp luật và Phát triển Hội Luật gia Việt Nam, Số 3+4/2012, bài viết:

“Quyên di qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải Việt Namtheo quy định của luật quốc tế và Việt Nam” của tác giả: Nguyễn Bá Diễn, NguyễnHùng Cường đăng trên Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học 28(2012)

quyền quốc gia theo Công ước của Liên Hop Quốc về Luật biển năm 1982” của tác

; Bài viết “Cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ

giả Nguyễn Thị Hồng Yến, đăng trên Tạp chí Luật học Số đặc san Luật biển

8/2012, Bài viết: “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 cơ chế

thực hiện và thực tiễn thi hành” của tác giả Nguyễn Thủy Thu, đăng trên Tạp chí

Dân chủ và Pháp luật Số chuyên dé Hội nhập quốc té về pháp luật năm 2017; Bàiviết: “Đường cơ sở theo quy định của Công ước Luật bién năm 1982 của Liên HợpQuốc và thực trạng pháp luật về đường cơ sở Việt Nam” của tác giả: Nguyễn LanNguyên đăng trên tạp chí Khoa học Kiểm sát Số 3/2017

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài cũng dé cập đến nội dung này như:Gerard J Tajia với cuốn sách “The legal determination of international maritimeboundaries”, Nhà xuất ban Kluwer Law and Taxation Publishers — 1990; tác giả

Trang 10

Epsey Cooke Farrell “The Socialist Republic of Vietnam and the Law of the Sea”.

Martinus Nijhoff Publishers, 1998; Victor Prescot, Mark Valencia ) L LUCCHINI

et M VOELCKEL, Droit de la mer, tome | et 2, Pedone 1990 - 1996; Bai viét:Straight Baselines in International Law: của tác gia Gayl S Westerma; Bài viết:The Limits Set by the Nature of International Legal Processes, trong cuôn sáchBoundary & Security Bulletin, Vol 6, No 2, 1998; Bài biết: “ASEAN and the Law

of the Sea, Institute of Southeast Asian Studies” của tác gia P TANGSUBKUL,

Singapore, 1982

Có thé thay những các công trình này chủ yêu nghiên cứu quy định của Côngước Luật biên về ranh giới, chế độ pháp lý các vùng bién, chưa trực tiếp đề cập sâutới chế độ pháp lý các vùng bien Việt Nam Chính vì vậy, việc có một dé tài nghiêncứu chuyên sâu vẻ ranh giới, chế độ pháp lý các vùng biển Việt Nam trên cơ sởCông ước Luật biển năm 1982 là hết sức cần thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Phân tích, làm rõ các quy định liên quan đến cách xác định và chế

độ pháp lý các vùng biển theo quy định của Công ước Luật biên năm 1982 và phápluật biển Việt Nam, từ đó đưa ra các đánh giá cần thiết và hướng hoàn thiện khuônkhổ pháp lý của nước ta, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyên, quyền chủ quyên,quyền tài phán và các lợi ích của Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Những quy định của Công ước Luật biển năm 1982 và pháp luật Việt Nam

vé cách xác định và chế độ pháp lý của các vùng biển

- Đánh gia quá trình thực thi Công ước Luật biên của Việt Nam trong van đẻxác định và quy định chế độ pháp lý các vùng biền

4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào những quy định của pháp luật quốc tế (chủyếu là Công ước Luật biển năm 1982 và pháp luật Việt Nam (Luật Biển Việt Nam)

vẻ xác định và chế độ pháp lý của các vùng biển, trên cơ sở phân tích thực trạng đề

Trang 11

luật quốc tế chế độ pháp lý các vùng biển.

5 Pham vi nghiên cứu

Pham vi nghiên cứu của dé tài:

- Nghiên cứu các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 và pháp luậtViệt Nam về cách xác định và quy định chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủquyền quốc gia (nội thuỷ, lãnh hải), các vùng biển quốc gia có quyên chủ quyền vàquyền tài phán (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyên kinh tế, thêm lục địa)

- Trên cơ sở các quy phạm pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đã phântích, đánh giá pháp luật hiện hành của Việt Nam vẻ chế độ pháp lý các vùng biểnViét Nam và thực trạng xác định vùng biển và chế độ pháp lý từng vùng biển ở ViệtNam, từ đó đánh giá quá trình thực thi Công ước Luật biên ở Việt Nam vẻ cách xácđịnh và chế độ pháp lý các vùng biền

- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện ché độ pháp ly và xác định cácvùng biển Việt Nam

6 Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận sử dụng dé nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử; phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp so sánh đổi chiếu vàphương pháp xã hội học cụ thể

Trong quá trình nghiên cửu, tác giả sử dụng các phương pháp logic, phân tích

- tổng hợp, lich sử

- Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện Luậnvăn Quy định của Công ước Luật biển vẻ cách xác định và chế độ pháp lý ởchương 1 là tiền dé dé đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam ở chương 2,

từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam

7.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thục tiễn của đề tài

- Việc điều chỉnh chế độ pháp lý và xác định các vùng biển bằng các quyphạm pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là nhằm hoàn thiện hệ thong pháp

Trang 12

luật về biên của Việt Nam, giải quyết các tranh chap nảy sinh trên biển giữa Việt

Nam với các nước có liên quan.

- Việc phân tích các cơ sở pháp lý xác định ranh giới và chế độ pháp lý cácvùng biển Việt Nam có ý nghĩa rất thực tiên dé các nhà hoạch định chính sách vàpháp luật của Việt Nam tham khảo khi nghiên cứu phạm vi và ché độ pháp lý cácvùng biển Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác khai thác, sử dụng,quản lý và bảo vệ biển của Việt Nam

- Việc nghiên cứu và phân tích cơ sở pháp lý phản định các vùng biển gópphan củng có thêm vững chắc lập trường pháp lý của Việt Nam trong đàm phán

phân định, tìm ra một giải pháp phân định thích hợp với các nước có liên quan, tạo

môi trường ồn định và phát triển tốt trong khu vực

- Ngoài ra, luận văn có thể là một tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiêncứu khoa học pháp lý, phục vụ cho công tác quản lý biển của các Bộ, ngành và cácđịa phương, làm tai liệu giảng day tại các trường đại học.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, tài liệu tham khảo Nội dung chính của luận văn gồm 2chương, mỗi chương déu có tiểu kết và cuối cùng là phan kết luận chung của cảLuận văn, cụ thể như sau:

Chương 1 Cách xác định và chế độ pháp lý các vàng biển theo quy định củaCông ước Luật biển năm 1982

Chương 2 Pháp luật hiện hành của Việt Nam về cách xác định và chế độ pháp

lý các vàng biển: thực trạng và những đề xuất

Trang 13

CHƯƠNG 1 CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ CHE ĐỘ PHÁP LÝ CAC VUNG BIENTHEO QUY ĐỊNH CUA CONG ƯỚC LUẬT BIEN NĂM 1982

1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển các vùng biển trong Luật biển

quốc tế

Luật biển quốc tế là một ngành luật độc lập của hệ thống pháp luật quốc tế, được

hình thành từ rất sớm do quá trình sử dụng, khai thác biên của con người và các quốcgia Trong thời kỳ các hệ thống các quy phạm điêu chỉnh các hoạt động vẻ bién được

hình thành, những quy định này còn đơn giản, chỉ áp dụng trong phạm vi từng khu vực,

từng vùng biền là chính, chưa được áp dụng sâu rộng Theo xu thé phát triển ra biêncủa các quốc gia, các quy phạm của luật biên cũng phát triển và ngày càng mở rộngphạm vi điều chỉnh của nó

Theo lich sử phát triển của các vùng bién, trên các đại đương từ lâu đã phải tuântheo hoc thuyết tự do trên biển - một nguyên tắc được đưa ra vao thé ky 17 vé co bangiới han các quyền và quyên tài phán của quốc gia đổi với các đại dương trong phạm vi

một vành đai biển hẹp bao quanh bờ biển của một quốc gia, từ đó hình thành nên các học thuyết về biển và tập quán trên biển và đại dương Phần biển còn lại được tuyên

bồ là tự do cho tat cả mọi người và không thuộc vẻ ai Trong khi tình trạng này diễn rapho bién vào thé kỷ 20, dén giữa thé ky đã xuất hiện động lực mở rộng yêu sách quốcgia đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi Ngày cảng có nhiều lo ngại vẻ ton thất đốivới trữ lượng cá ven biển do các đội tàu đánh cá đường dài gây ra cũng như về mối đedoa ô nhiễm và chat thải từ các tàu vận tải và tàu chở dau chở hàng hóa độc hại chạyđọc các tuyên đường bien trên toàn câu”

Năm 1945, Tổng thống Mỹ Harry S Truman đã đơn phương tuyên bố mở rộngquyền tài phán của Hoa Kỳ đối với tat cả các tài nguyên thiên nhiên trên thêm lục địacủa quốc gia đó - dau, khí đốt, khoáng sản, v.v Day là thách thức lớn đầu tiên đối với

` Hoàng Việt (2023), 40 năm phát triển Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc và sự tham gia tích cực của Việt Nam, Tap chí nhà nước và pháp luật số 1/2023, wang |

* hp: -un.org/Deptslos/convention_agreements/convention_historical_ perspective.hum#Historical92

Trang 14

quyền tự do - Học thuyết vẻ biên cả Các quốc gia khác nhanh chóng làm theo” Vàotháng 10 năm 1946, Argentina tuyên bố chủ quyển thêm lục địa và vùng biểnepicontinental phía trên nó Chile va Peru vào năm 1947, va Ecuador vào năm 1950, đãkhẳng định quyên chủ quyên đổi với một khu vực 200 hải lý, với hy vọng qua đó hạnchế sự tiếp cận của các đội tàu đánh cá xa bờ và kiểm soát sự cạn kiệt nguồn cá ở cácvùng bién lân cận Ngay sau Thế chiến thứ hai, Ai Cập, Ethiopia, A Rap Saudi, Libya,Venezuela và một số nước Đông Âu đã đưa ra yêu sách đối với lãnh hải rộng 12 hải lý,

do đó rõ ràng khác xa giới han ba hải lý truyền thông”

Hệ thống các nguyên tắc, quy phạm của luật biển được phát triển và pháp điển

hóa ngày càng day đủ, chặt chế và tiền bộ, đảm bảo lợi ích hàng hải, lợi ích của các quá

trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong việc sử dụng biển và đại sương, vì mụcđích hòa bình va phát triển ở phạm vi khu vực cũng như phạm vi toàn cau’ Hội nghị

quốc tế lan thứ I về Luật biển do Liên Hợp Quốc triệu tap năm 1958 đã thông qua các

công ước quốc tế dau tiên vẻ luật biển đó là:

1 Công ước vẻ lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày10/9/1964)

2 Công ước vẻ thêm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964)

3 Công ước vẻ đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển (có hiệu lục từ ngày

20/3/1966)

4 Công ước biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962)

Các công ước trên đã đánh dau sự tiến bộ đáng kể về quá trình pháp điền hóa luậtbiển quốc tế, tuy nhiên do hạn ché mang tính chat lich sử và chính trị nên mỗi công ước

chỉ được khoảng 40 quéc gia phê chuânŠ

* hutps://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/convention_historical_perspective.htm#Historical%2 OPerspective

® Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Như Mai (2014), Luật bién quốc tế và Luật Bién Việt Nam, Viện đại học Mở

Hà Nội, trang 12

iu „ hups://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/convention_overview_convention.htm

Nguyễn Văn Luận (1995), Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 va vấn dé Việt Nam phê

Trang 15

17/3/1960 nhưng cũng do có nhiều ý kiến bat đồng giữa các quốc gia tham gia nên hội

nghị cũng kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào”

Hội nghị quốc tế luật biên lần thứ II do Liên Hợp Quốc triệu tập nhằm xây dựngmột trật tự pháp lý quốc tế mới về biển và đại đương sau 5 năm trù bị (từ 1967 đến1972) và trải qua 9 năm thương lượng (từ năm 1973-1982), trong 11 khóa họp đã thông,qua Công ước mới vẻ Luật biên ngày 30/4/1982, Đây được coi là “Hiến pháp vẻ biên

và đại dương”, Công ước Luật biển năm 1982 quy định một cách toàn diện các quyên

và nghĩa vụ của tất cả quốc gia (có biển, không có biển, bat lợi vé mặt địa lý ) trong

việc sử dụng biển và đại dương Công ước được 119 doan đại diện các nước chính thức

ký kết vào ngày 10/12/1982 tại Gia-mai-ca Công ước Luật biên năm 1982 chính thức

có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 và tinh đến 20/7/2009 có 159 quốc gia thành viên.Công ước Luật biển năm 1982 là một văn kiện pháp lý quốc tế có ý nghĩa nên tảng và

có tam quan trọng đối với quốc tế và đóng góp quan trọng trong việc xây dựng một trật

tự pháp lý quốc tế vẻ biên va đại đương dé đảm bảo bình an và ồn định trên biên, giữvai trò chủ yêu nhát trong việc điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thẻ luật quốc

tế trong các hoạt động khai thác, bảo vệ biên va đại dương vì lợi ích của mỗi quốc gia

và lợi ích của hòa bình, an ninh và hợp tác quốc tế hiện nay!"

Công ước gồm 17 phần, 320 Điều và 9 Phụ lục, quy định khá toàn diện vẻ cácvùng bién và quy ché pháp lý của chung cũng như các van đẻ có liên quan của luật biển

quốc tế, trong đó quan trong nhất là các quy định về:

-40-nam-bai-1-nguon-luat-bien-vo-cung-Duy Chiến (2011), Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và sự tham gia của Việt Nam, Tạp

i heave — `Wegbftapclieonsatorg.tnudjgegtfguoe:phon ls-an-ninh-oi-ngoai

1/-/2018/826103/cong-

Trang 16

uoe-cua-lien-hop-quoc-ve-luat-bien-nam-1982 bon-muoi-nam-vi-hoa-binh%2C-phat-trien-ben-vung-bien Thêm lục địa bao gồm cả thêm lục địa mở rong;

- Biển cả (Công hai);

- Quy chế đảo và quốc gia quan đảo;

- Giải quyết tranh chap;

- Hop tác quóc tế trong lĩnh vực biển và dai dương

Ngoài ra Công ước cũng có những quy định về eo biển quốc tế, bảo vệ môitrường biền, nghiên cứu khoa học biên, vùng (vùng đáy biên quốc té)

Theo Công ước Luật bién năm 1982, các vùng biển thuộc chủ quyên, quyên chủquyền và quyên tài phán của quéc gia bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, ving

đặc quyền kinh tế và thêm lục địa:

Khong gian vũ trụ

‘Ving trời Không phận

quốc gia quốc tế

12 ny —>|

“Nguôn: it hỏa từ Schofield (2008)

Hình 1: Sơ dé các vùng biển của quốc gia ven biển

Nguồn: Việt hóa từ Schofiles (2003)

Hon 40 năm qua, Công ước Luật biên năm 1982 đã trở thành nén tang pháp lý

quan trọng cho việc quản trị đại dương toàn cầu Mặc dù Công ước Luật biển năm

1982 không thé giải quyết được tất cả mọi bat đồng, nhưng các quy tắc và nguyên tắc

của nó đã được sử dụng để giải quyết hoặc quản lý hàng chục tranh chap bién trên thé

Trang 17

nước và điều chỉnh các yêu sách biển của mình dé phù hợp với Công ước Luật biểnnăm 1982 và nhờ đó có thé giải quyết các tranh chấp vẻ biên giới biển cũng nhưcác tranh chap biên khác với các nước láng giéng Công ước Luật biên năm 1982 đãchứng tỏ giá trị của nó và các giá trị này cần phải được bảo vệ và ton vinh'Š,

1⁄2 Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia theo quy định của Công ướcLuật biển năm 1982

1.2.1 Vung nội thủy

1.2.1.1 Cách xác định

Khoản 1, Điều 8 Công ước Luật biển năm 1982 định nghia, nội thủy là: “ cácvùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia”

Điều này nhắc lại và làm rõ thêm khái niệm về nội thuỷ đã được ghi nhận trong điều

5, khoản | của Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958 vẻ lãnh hải và vùng tiếp giáp, theo

đó “các vùng nước nằm về một bên của đường cơ sở lãnh hai đối diện với đất liềntạo thành vùng nước nội thuỷ) của quốc gia” Như vậy, nội thủy của quốc gia venbiển chính là vùng biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường bờ biểncòn bên kia là đường cơ sở.

Từ cuối thé ky XIX, đường cơ sở đã trở thành một khái niệm quan trọng đối

với các quốc gia ven biển Đường cơ sở là một khái niệm pháp lý được các quốc giaven biển sử dụng trong việc hoạch định và tuyên bồ các vùng biển thuộc chủ quyền

(nội thủy và lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyển quốc gia (vùng tiếp

giáp lãnh hãi, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa)” Hiện nay, khi Công ướcLuật biển năm 1982 có hiệu lực được hơn 40 năm và được hau hết các quốc gia trênthé giới tuân thủ thì định nghĩa về “đường cơ sở” vẫn chưa được dé cập tới mộtcách chính thức Trong một số quy định của Công ước, định nghĩa đường cơ sở chỉđược lông ghép ở các điều luật liên quan, theo đó tại Điều 3 Công ước Luật biển

!?S, Nguyễn Hong Thao: “Những điều cần biết về luật biển”, NXB CA nhân dan năm 1997, trang 81 '* Hoàng Việt (2023), 40 năm phát triển Công tróc Luật biển của Liên Hợp Quốc và sự tham gia tích cực của 'Việt Nam, Tap chí nhà nước và pháp luật số 1/2023, trang 1

'1 Vũ Thị Thu Huyền (2016), Một số van đề lý luận và thực tiễn về đường cơ sở theo quy định của Công ước

Luật bién năm 1982, Luận văn thạc sĩ bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội, trang 19

Trang 18

năm 1982 khi dé cập dén việc xác định chiêu rộng của lãnh hải đã quy định: “Moiquốc gia đều có quyên ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này khôngvượt quá 12 hải ly ké từ đường cơ sở vạch ra theo đúng Công ước” Hay như: “Trừkhi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng dé tínhchiều rộng của lãnh hải là ngắn nước thuỷ triều thấp nhất đọc theo bờ biển, nhưđược thé hiện trên các hai đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức côngbố”; và “Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lôi lốm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằmsát ngay và chạy đọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thằng nối liền cácđiềm thích hợp có thé được sử dung dé kẻ đường cơ sở đùng dé tính chiều rộng lãnh

hai”.

Mặc dù Công ước không đưa ra một định nghĩa cụ thé nao về đường cơ sởnhưng qua nghiên cứu các điều luật có liên quan, chúng ta có thé rút ra định nghĩabao quát về đường cơ sở như sau: Đường cơ sở là “cột mốc pháp lý” được vạchdựa vào ngắn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo chiều hướng chung của bờ.biển hoặc là đường thằng gãy khúc nói liền các mũi, các đình, các dao ven bờ décác quốc gia xác định chiều rộng các vùng biên thuộc chủ quyền và quyên chủquyên của quốc gia Đường cơ sở chính là ranh giới phía trong của lãnh hải vàranh giới phía ngoài của nội thấy'Š

Căn cứ vào cau tạo địa chat, các quốc gia trên thé giới hiện nay chủ yếu đượcchia làm hai nhóm đó là quốc gia lục địa và quốc gia quan đảo Dựa vào cau tạo bờbiển của hai nhóm quốc gia này, Công ước Luật biển năm 1982 cũng đã đưa ra cácphương pháp vạch đường cơ sở khác nhau, làm nên tâng cho việc xác định các vùngbiển của quốc gia trong quan hệ quốc té Đối với quốc gia quan đảo, Công ước Luậtbiển năm 1982 ghi nhận phương pháp vạch đường cơ sở quan đảo theo quy định tạiĐiều 47 Đối với các quốc gia lục địa, Công ước Luật biển năm 1982 chủ yếu đẻcập đến 2 phương pháp xác định đường cơ sở là phương pháp đường cơ sở thông,thường và đường cơ sở thẳng 'ế,

ˆ®VHThị Thu Huyền G016, Td, trang 17

'° Lê Thanh Hoàn (2013), Van đề phân định biển theo Công uée Luật biển năm 1982, Luận văn thạc sĩ luật

Trang 19

Phương pháp đường cơ sở thông thường được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghịLahay về pháp điển hoá luật quốc tế năm 1930, qua nhiều năm được ghi nhận vasau đó được ghi nhận trong Điều 3 Công ước Gionevo 1958 vẻ Lãnh hải và Vùngtiếp giáp và được nhắc lại tại Điều 5 Công ước Luật biển năm 1982 Đường cơ sởthông thường chủ yếu được áp dụng đối với quốc gia có bờ biển tương đối bằngphẳng, không có đoạn lôi lõm ven bờ và ngân nước thuỷ triều xuống thấp nhất théhiện khá rõ ràng,

Theo phương pháp nay, quốc gia ven biển muốn vạch đường cơ sở phải xác

định được ngắn nước thuỷ triều xuống thấp nhất chạy doc theo bờ biển Công ước

Luật biển năm 1982 không quy định cụ thé cách thức hay phương pháp xác địnhngắn nước thủy triều thấp nhất ma dé ngỏ cho các quốc gia tự xác định dựa trên cáckết quả nghiên cứu thiên văn và ra tuyên bổ vé đường cơ sở của quốc gia mình ”,Trong trường hợp quốc gia muốn thay thé, sửa đổi các tuyên bồ trước đó trên hải đồ

về đường cơ sở thì sự thay đổi này chỉ có hiệu lực khi quốc gia chính thức đưa ramột tuyên bd mới về sự thay đổi đó Š

Việc xác định đường cơ sở thông thường có ưu điểm hơn so với phương phápxác định đường cơ sở khác là phản ánh tương đối chính xác địa hình bờ biển đồngthời góp phần hạn chế sự bành trướng quá mức tại các vùng biển của quốc gia venbiển Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như:

+ Tính chính xác của điểm, tọa độ được xác định dựa vào ngắn nước thuỷ triềuthấp nhất sẽ không cao vì điểm, tọa độ này chủ yêu do quốc gia ven biển tự xácđịnh và công bó;

+ Phương pháp nay khó áp dụng đối với các vùng có địa hình bờ biển khúckhuỷu, lỗi lõm hoặc có nhiều dao ven bờ'?

Phương pháp đường cơ sở thẳng

"Throng Đại học Luật Thành phố Hỗ Chí Minh - Nguyễn Thị Thùy Duong, Nguyễn Thị Yên chủ biên, (2019), Giáo trình Công pháp quốc tế (quyên 1), NXB Hồng Bang, trang 98

* Nguyễn Lan Nguyên, (2014), Đường cơ sở theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hop

Quốc và thực trạng pháp luật về đường cơ sở Việt Nam, Khoa học Kiểm sát Số 3/2017, tr 63

'” Như trên, tr 64

Trang 20

Cách xác định đường cơ sở thẳng được bắt nguồn từ quy định có tính chất tậpquán liên quan đến vụ tranh chấp giữa Anh và Na Uy đầu những năm 50 của thé ki

XX và được nêu ra và ghi nhận trong phán quyết của Toà án công lý quốc tế vàongày 18/12/1951, Trước thực tiên bờ biển Na Uy lỗi lõm, khoét sâu với nhiều đảo,dao đá, bãi can nửa nổi nửa chìm, tòa án công lý quốc tế cho rằng nêu phương phápngắn nước thuỷ triều thấp nhất có thé áp dụng cho bờ biển bằng phẳng không códao ven bờ, phương pháp này không còn thích hợp đối với những bờ biển tương tựnhư bờ biển Na Uy Vì vậy, sau khi xem xét lập luận của các bên đồng thời có tínhđến địa hình, địa mao thực tế bờ biển của Na Uy, Tòa đã khẳng định: “ Na Ủy có

thé vạch các đường cơ sở thằng như vậy ( ) chúng có thé được vạch qua các vịnh,

các điểm uốn cong của bờ biên, các khu vực biên giữa các đảo, đá, đá ngâm đề từ

đó xác định bê rộng lãnh hai một cách đơn giản hon” và “đường cơ sở thang do Na

Uy vạch ra theo Nghị định năm 1935 không trái với luật quốc tế”” Phan quyếtnày của ICI đã mở đầu cho việc công nhận rộng rãi phương pháp đường cơ sở thắngtrong cộng đồng quốc tế Ngoài ra, tiêu chuẩn của đường cơ sở thẳng do Na Uy đưa

ra, qua phán quyết của Toà, đã trở thành yêu cầu chung được luật pháp quốc tế thừanhận Các yêu cau này đã được pháp điền hoa trong Điều 4 Công ước Giơnevơ

1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp, sau đó được nhắc lại trong Điều 7 Công ướcLuật biển năm 1982 Tuy nhiên, Điều 7 Công ước Luật biển năm 1982 đã bổ sungthêm hoàn cảnh thực tế cho phép quốc gia ven biển được xác định đường, cơ sở

thẳng tại các bờ biển không ồn định va khả năng sử dụng mực nước thuỷ triều thấp

nhất tại bãi cạn lúc nổi lúc chìm mà trên đó không có đèn biển hoặc công trình

tương tự, miễn là đường cơ sở thẳng đó được cộng đồng quốc tế công nhận”

Xem xét về hai phương pháp xác định đường cơ sở trên, một cách chủ quan cóthé thay, quy định tại điều 7 Công ước Luật bién năm 1982 đang có những quy địnhchưa được rõ ràng, gây khó khăn trong việc giải thích va áp dung, cu thể:

?° Vũ Thi Thu Huyễn (2016), TIđd, trang 22

*! Fisheries Case, Judgment of December 18th, 1951 (United KingdonVNorway), ICJ Reports 1951.

* Va Thị Thu Huyễn (2016), TIđd, trang 38

Trang 21

các đường cơ sở không được di chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và cácvùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạtđược chế độ nội thủy” Với quy định trên thì hiện nay chưa có một văn bản chínhthức nào giải thích về cụm từ: “chệch quá xa hướng chung của bờ biển”? Vậy cácquốc gia cần hiểu như thé nào? “Chệch quá xa” là chéch bao nhiêu hai ly?

Hai là, theo Khoản 5 Điều 7 Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Trongnhững trường hợp mà phương pháp kê đường cơ sở thẳng được áp đụng theo khoản1”, khi ôn định một số đoạn đường cơ sở có thé tính đến những lợi ích kinh lễ riêngbiệt của khu vực đó mà thực tế và tam quan trọng của nó đã được một quá tình sửdung lâu dài chứng minh rõ ràng” Nhìn nhận dưới góc độ của nhiều nhà nghiên cứu,việc bắt đầu hoặc kéo đến một khu vực nảo đó theo quy định nói trên để xác địnhđường cơ sở là do ý chí chủ quan của quốc gia ven biển Bởi vì, Công ước Luật biểnnăm 1982 không quy định cụ thé khoảng cách từ các điểm cơ sở khác đến khu vực màquốc gia ven biển cho rằng ở khu vực đó quốc gia ven biển có “lợi ích kinh tế riêng biệt”

là bao nhiêu hải lý”

12.12 Chế độ pháp lý

Xét về bản chat, nội thuỷ là vùng bién gắn liền với dat liền và là bộ phận của lãnh

thổ quốc gia Tai đó, chủ quyền của quốc gia ven biển là hoàn toàn và tuyệt đối, chủquyền này bao trùm lên ca vùng trời bên trên, vùng, đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy

biển bên dưới nội thuỷ” Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, một quốc

gia có thể có một hoặc nhiêu vùng nội thuỷ với các chế độ pháp lý khác nhau, đó là nộithuỷ không áp dụng quyền qua lại vô hại và nội thuỷ được áp dụng quyên qua lại vôhại”

Công ước Luật biển năm 1982 không quy định chỉ tiết về việc quốc gia ven biểnthực hiện chủ quyền trên nội thuỷ, nhưng nó thường được điều chỉnh bởi quy phạm

* Ngô Hữu Phước (2015), Những quy định gây tranh cãi về quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định ghia Công ude của Liên Hợp Quốc về Luật biên năm 1982, Tap chí khoa học pháp lý, trang 74

?! Lê Mai Anh (2005), Luật biên quốc tế hiện đại, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, trang 60

°° Vũ Thị Mai Liên (2012), Sự tương thích của Luật biển Việt Nam với ude Luật biển năm 1982 và

Trang 22

pháp luật quốc nội của mỗi quéc gia Mỗi quốc gia có thé thiết lập quy định riêng déquản lý và bảo vệ tài nguyên tự nhiên và chủ quyền trên nội thuỷ của họ Từ thực tiễnquy định của hau hét các quốc gia có bién, có thẻ thay rằng việc thực hiện chủ quyềncủa quốc gia ven biển đối với nội thuỷ chủ yêu được thẻ hiện trong hai van dé:

1) Chế độ ra vào của tàu thuyền nước ngoài;

2) Việc thực thi thảm quyên tài phán của quốc gia đối với hành vi vi phạm xảy ratrong nội thuỷ.

Cu thé:

- Về chế độ ra vào của tàu thuyền nước ngoài: Hầu hết các quốc gia yêu cau tàu

thuyền nước ngoài xin phép trước khi vào nội thuỷ của họ Điều này bao gồm việc liên

hệ với cơ quan chức năng và tuân thủ quy định vẻ thủ tục nhập cảnh và ra khỏi vùngbiển quốc gia đó Một sé trường hợp ngoại lệ có thé được miễn phí, như khi tàu gặp sự

cố kỹ thuật nghiêm trọng hoặc do thiên tai như sóng thản, bão, lốc, hoặc các lý do nhânđạo khác Trong những trường hợp này, tàu thường được coi là có quyển ưu tiên vàđược cứu trợ Khi hoạt động trong nội thuỷ, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ phápluật của quốc gia sở tại Đồi với tàu ngam khi được phép vào nội thuỷ phải vận hành ở

tư thé nổi, phải treo cờ mà tàu mang quốc tịch và chấp hành quy định đối với các loạitau nổi ở nội thuỷ của nước sở tại” Ngoài ra, dé đáp ứng các nhu cau và lợi ích kinh tế

- thương mại, các quốc gia thường có các quy định mang tính mém dẻo và linh hoạthơn đối với tàu dân sự nước ngoài khi vào cảng quốc tế nằm trong khu vực nội thuỷcủa họ Nguyên tắc tự do hàng hải thường được áp dụng giữa các quốc gia, cho phép.tau ra vào cảng quốc tế một cách tự do, với một số hạn ché hợp lý”

Về thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển: Tham quyền tài phán của quốcgia ven biển cũng được quy định tương tự như quy định về chế độ ra vào nội thuỷ củatàu thuyền nước ngoài, được cụ thé hóa trong văn bản quy phạm pháp luật quốc gia.Tuy nhiên, có thẻ nhận thay sự khác nhau giữa thâm quyên tài phán của quốc gia giữatàu dân sự và tàu quân sự Đôi với tàu quân sự khi hoạt động trong nội thuỷ của quốc

°° Lê Mai Anh (2005), Luật biển quốc tế hiện đại, NXB Lao động xã hội Hà Nội, trang 62

? Ngô Thị Nhung (2014), Pháp luật biển Việt Nam với luật bien quốc tế và pháp luật biên nước ngoài, Luận

Trang 23

dưới thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển khi có hành vi vi phạm pháp luật củaquốc gia này Tại khu vực cảng biên, quốc gia có cảng biển thường không quan tâm tớiviệc trân áp hành vi phạm tội diễn ra trên tàu nước ngoài đang đậu tại cảng của họ, tuynhiên chính quyên sở tại có thể can thiệp trong 3 trường hợp sau: 1) Hành vi phạm tôi

đo người ngoài thuỷ thủ đoàn thực hiện; 2) Khi được thuyền trưởng hoặc đại điện cơ

quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia tàu treo cờ yêu cầu can thiệp; 3) Hậu quả củahành vi phạm tội ảnh hưởng tới an ninh, trật tự của cảng biển”

12.2 _ Vàng lãnh hai

1.2.2.1 Cách xác định

Điều 3 Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Mọi quốc gia đầu có quyên ấnđịnh chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý ké từ

đường cơ sở duoc vạch ra theo đúng Công ước ”.

Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở Theo những quy định củaluật biển quốc tế cho đến những năm 60 của thé kỷ XX, chiều rộng lãnh hải của quốc

gia ven biển chỉ có 3 hải lý (mỗi hải lý bằng 1852m)” Theo luật biển quốc tế hiện đại,

cu thé là Điều 3 của Công ước Luật biên năm 1982 đã đặt ra quy định rằng lãnh hải củamột quốc gia có chiều rộng tối đa là 12 hải lý từ đường cơ sở Tuy nhiên, điểm quyếtđịnh ở đây chính là việc xác định đường cơ sở đó Các quốc gia có bờ biển khác nhau

có thé sử dung các loại đường cơ sở khác nhau đề tính chiêu rộng lãnh hải của họ Việcchọn loại đường cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tô, bao gồm tinh hình dia chat và địa lýcủa bờ biển, như ban đã dé cập Điều này dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp giữa cácquốc gia, đặc biệt là trong các khu vực có nhiều quốc gia chia sẻ biên giới biển

UNCLOS 1982 cung cấp các quy định và thủ tục dé giải quyết các tranh chấp này

thông qua việc thương lượng hoặc thông qua các phương tiện pháp lý quéc tê

** PGS.TS Nguyễn Hồng Thao TS Nguyễn Thị Như Mai, (2018), Luật biên quốc tế và Luật biển Việt Nam, trang 38

? Hiệp hội Do lường Thể giới (International Hydrographic Organization - IHO) quy ước

Trang 24

Hiệp ước đầu tiên nói đến đường cơ sở là Hiệp ước Anh - Pháp 1839 vẻ đánh ca”.Nguồn nước thủy triều tháp nhất tạo thành đường cơ sở thường dùng đề tính chiều rộnglãnh hai Phương pháp này liên quan nhiều tới sự thay đổi mực nước biển, (thủy triềutrên các hải đỏ) Mực 0 này rất khác nhau giữa các nước và ngay cả giữa các vùng củacùng một bờ biên quốc gia Nêu nước Bi lấy trung bình ngân nước thuỷ triều tháp nhấtvào mùa xuân làm mục 0 hải đô thì nước Pháp lại chọn ngân nước thuỷ triều thấp nhấttheo thiên văn làm mực 0 hải đồ của Pháp Do đó mực 0 của hai nước lệch nhau 30 cm,gây khó khăn cho việc hoạch định lãnh hải giữa hai nước Nước Mỹ quy định cùng mộtphương pháp xác định mực 0 hai đồ, nhưng các bang của Mỹ ở những vi trí khác nhau

do đó mực 0 cũng không thé thống nhất

Phán quyết năm 1951 của Toà án Công lý quốc tế trong vụ án Ngư trường Anh

-Na Uy đã đưa ra một phương pháp mới Toà tuyên bố: “Người ta không thé khăngkhăng biểu thị đường ngắn nước thuỷ triều thấp nhất như một quy tắc bắt buộc chạytheo bờ biển tại tắt cả các chỗ uốn gặp của nó Người ta cũng không thé biểu thị nhưcác ngoại lệ của quy tắc này, các vi phạm nhiều đến nỗi chúng gợi lên các map mô củamột bờ bién cũng go ghê; quy tắc sẽ mat di trước các ngoại lệ Toàn bộ một đường bờbiên như vậy đòi hỏi phải áp dụng một phương pháp khác: đó là đường cơ sở cáchđường hình thé của bờ biên một khoảng cách hợp lý””” Các nguyên tắc áp dụng đường

cơ sở thẳng năm 1935 của Na Uy đã trở thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc tế, thểhiện trong Công ước Giơ ne vơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, điều 4 vàCông ước Luật biển năm 1982, điều 7:

*1 Ởnơi nào bờ biển bị khoét sâu và lôi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sátngay và chạy doc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thang nói liền các điềmthích hợp có thé được sử dụng đề kẻ đường cơ sở dig dé tính chiều rộng lãnh hải

2 Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ồn định do có một châu thé và những đặcđiềm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thé được lựa chọn dọc theo ngắn nước thuy)triều thấp nhất nhô ra xa nhất và ngay cả trong trường hợp về sau, ngắn nước thuy)

* Nguyễn Thị Dung (2014), Van đề phân định biển theo Công ước Luật biển năm 1982, Luận văn thạc sĩ luật học bảo vệ tại Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, trang 28

31 PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, TS Nguyên Thị Như Mai (2018), Tldd, trang 42

© Tuyển tập các phán quyết của Toà ICI, 1951, tr 129

Trang 25

triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra

vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đôi theo đúng Công ước ””

Công ước Luật biển năm 1982 đã đưa ra ba điều kiện dé áp dụng phương phápđường cơ sở thang cho bờ biển Đó là: ở những nơi bờ biên khúc khuyu, bị khoét sâu

và lồi lõm; ở những nơi có một chuối đảo chạy qua; ở những nơi có các điều kiện thiênnhiên đặc biệt gây ra sự không ồn định của bờ biên như sự hiện diện của các châu thỏ.Nhưng Công ước không đưa ra một tiêu chuẩn khách quan nào đề xác định thê nào là

bờ biển khúc khuyu, bị khoét sâu và lỗi 16mTM Cụm từ “Bi khoét sâu và lôi 16m” khôngthể chỉ dành đề chỉ một bờ biên chỉ có một hoặc hai nơi riêng biệt bị khoét sâu ma cũng

có thể chỉ về một bờ biển có nhiều cửa sông, nhiêu vịnh đáp ứng được các tiêu chuẩn

vẻ vịnh pháp lý đã được quy định trong điều 10 của Công ước Luật biển năm 1982 cho

dù bờ biển này còn có những cửa sông khác ít lõm sâu hơn Hiện nay cũng chưa có cáctiêu chuẩn pháp lý nào dé xác định thé nào là chuỗi đảo Có ý kiến cho rằng một chuỗiđảo bao gồm rất nhiều đảo nhưng cũng có ý kiến cho rằng hai, ba hay bốn đảo thì sẽtạo thành chuỗi đảo Đối với tiêu chuẩn “ndm sát ngay và chạy doc theo bờ biển ”cũng

chưa có định nghĩa nào thể hiện rằng “nằm sát ngay” là khoảng cách bao nhiêu hải lý"Š2

Công ước Luật biển năm 1982 tại khoản 3 cũng đưa ra hai điều kiện cần tuân thủtrong khi vạch đường cơ sở thẳng: (i) tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá

xa hướng chung của bờ biển, và (ii) các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này

phải gắn với dat liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thuỷ” Toà án quốc tế trong

vụ Ngư trường Anh-Na Uy năm 1951 đã nhắc lại tiêu chuẩn này không phải là mộtbiểu thức toán hoc Có khá nhiều cách dé xác định xu hướng chung của bờ biển vàtrong nhiều trường hợp không thé xác định được xu hướng chung của bờ biển Cácđường bờ biển thay đổi khác nhau không chỉ do tỷ lệ của hải đồ mà còn do phươngpháp chiều toa độ khác nhau Còn vẻ điều kiện thứ hai, Công ước cũng không có giảithích gì thêm Theo hình mau vùng quan dao Na Uy, tỷ lệ diện tích biên trên diện tích

Ki

* ‘Trang web: hitps://treaties.un.org/pages/ViewDetai c= TREATY &mtdsg_no=XXI-1 &chapter=21

*# Nguyễn Thị Dung (2014), Tldd, trang 45

3 Ngô Hữu Phước (2015), Những quy định gây tranh cãi về quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định

của Công tước của Liên Hợp Quốc về Luật bién năm 1982, Tạp chí khoa học pháp lý, trang 76

*° PGS.TS Nguyễn Hồng Thao TS Nguyễn Thị Như Mai (2018), TIđd, trang 45

Trang 26

đất là 3,5:1 có thé cho phép đặt các vùng biên ở bên trong các đường cơ sở dưới ché độ

nội thuỷ Tuy nhiên trong khi kẻ mội ố đoạn đường cơ sở thang theo điều 7, 81 quốc

gia ven biển có thé tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó ma tamquan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng)””.Ngoài ra Công ước Luật biên năm 1982 còn quy định:

“1 Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạnlúc nổi lúc chim, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị thườngxuyên nhỏ trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừanhận chung của quốc tế (điều 784)

2 Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làmcho lãnh hai của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyên kinh

tế (điều 786)

3 Quốc gia ven biển phải công bố theo đúng thủ tục các hai đồ hay các bản kếtoạ độ địa lý của hệ thống đường cơ sở của mình và gửi đến Tổng thư ký Liên HợpQuốc một bản dé lưu chiếu (điều 16)”

Công ước cũng không quy định rõ độ dai của đoạn đường cơ sở thẳng là baonhiêu Đoạn đường co sở thẳng càng dài thì sự khác nhau giữa một đường xu hướngchung của bờ biển với hình dang thực tiến của bờ biển càng lớn Vì vậy độ dài của mộtđường xu hướng chung cần phải dam bảo có một sự tương ứng hop lý giữa đường xu

hướng chung với đường bờ biển khúc khuỷu mà nó đại diện Š

Quy tắc đường cơ sở thẳng đã được nhiều quốc gia ủng hộ trước khi Công ướcLuật biển năm 1982 có hiệu lực Vào thời điểm Công ước có hiệu lực năm 1994 hơn

60 quốc gia đã tuyên bố đường cơ sở thẳng và khoảng 10 nước quy định trong luậtquốc gia áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng nhưng không công bố toa độ haybản 46° Tuy nhiên, thực tiến ghi nhận một số yêu sách đơn phương đường cơ sở

không phù hợp với Luật quốc tế:

'” PGS.TS Nguyễn Hồng Thao TS Nguyễn Thị Như Mai, (2018), TIđd, trang 48

** Đại học Luật TP Hỗ Chí Minh (2023), Tài liệu hội thảo: “40 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biên năm 1982 và 10 năm Luật Biển Việt Nam năm 2012: Vai trò, thách thức và hoàn thiện”, trang 68

© Vũ Thị Thu Huyền (2016), TIđđ, trang 32

Trang 27

- Colombia, Nghị định ngày 13 thang 6 năm 1984 vạch một đoạn đường cơ sởduy nhất dài 130,5 hải lý tại bờ biển không khúc khuyu và lôi lõm cũng không có mộtchuỗi dao nào, quy vào nội thuỷ nước này một vùng biển rộng hơn 2000 hải lý vuông,trước kia một phần thuộc biển cả một phan thuộc lãnh hải”.

- Bangladet, Tuyên bố 13 tháng 4 năm 1974, đường cơ sở thẳng được vạch theođường đẳng sâu 10 fathom

- Myanmar (Miền điện), Luật 1977, đường cơ sở thẳng dài 222 hải lý, lệch 60° sovới xu thé chung của bờ bién

- Trung Quốc, tuyên bó ngày 15 tháng 5 năm 1996 Đoạn thang dài 104 hai lý

khép kín eo biển Quỳnh Châu, eo bién hàng hải quốc tế truyền thông nói liên Vịnh Bắc

Bộ với Biển Đông hoàn toàn đi chéch xa hướng chung của bờ biển (lệnh 40), và cácvùng biển ở bên trong các đường cơ sở thẳng này không gắn với dat liên đủ đến mứcđược đặt dưới chế độ nội thuỷ (cách dat liền 66-70 hải lý) Đoạn đường cơ sở thẳng nàyquy thuộc vào nội thuỷ Trung Quốc một vùng bién rộng 5190 hải lý vuông (tức 17800km) Trung Quóc không nói gì tới quyền qua lại không gây hai qua eo biển quéc tếQuynh Châu ngoài điểm 4 của Tuyên bó yêu cau tàu thuyền quân sự phải xin phép khi

đi qua lãnh hải Trung Quốc"

1.2.2.2 Chế độ pháp lý

Trên tinh than của Công ước Luật biên năm 1982, các quốc gia ven biển có chủquyền đối với lãnh hai của mình Chủ quyên đổi với đáy biển và long đất dưới day biểncủa lãnh hải là tuyệt đối Chủ quyên đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệtđối

Vẻ chế độ pháp lý của lãnh hải, nghiên cứu Công ước Luật biên năm 1982, có thékhẳng định rằng, điểm khác biệt cơ bản về chủ quyền của quốc gia ven biển đối vớilãnh hải so với nội thủy chính là ở lãnh hải thừa nhận quyền “đi qua không gây hại”của tau thuyền nước ngoài Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoàitrong lãnh hải là một quy tắc tập quán quóc té đã được thừa nhận từ lâu trong lĩnh vực

40 Nguyễn Toàn Thắng, (2012), Vấn đề phân định biển trong luật quốc tế va thực tiễn phân định biển giữa

Việt Nam với các nước trong khu vực, i khoa học Đại học Luật Hà Nội, trang 18

* Nguyễn Hồng Thao (2015), Biển Đông - Các vấn đề chính trị - pháp lý năm 2014, Tap chí nghiên cứu lập

Trang 28

hàng hải quốc tế và ngày nay đã trở thành quy tắc điều ước và được quy định tại Điều

17 Công ước Luật biển năm 1982 Theo đó: “Với điều kiện phải chấp hành Công ước,tàu thuyên của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền

di qua không gây hai trong lãnh hải” Quyền này được cộng đồng quốc tế thừa nhận vìlợi ích phát triển, hợp tác trên tat cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, hàng

hải và an ninh, quốc phòng của các quốc gia trong quan hệ quéc tế từ trước đến nay”

Theo quy định tại điều 21, Công ước Luật biển năm 1982, Quốc gia ven biển có

quyền ban hành các quy định đề kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện

việc qua lại lãnh hải của mình trong các van đề sau day: (i) an toàn hàng hai, điều phối

giao thông đường biển; (ii) bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải;

bảo vệ tuyến day cáp và ông dan ở biên; (iii) bảo tổn tài nguyên sinh vật biển; (iv) ngănngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bat hải sản; bảo vệmôi trường biển; nghiên cứu khoa học biển và (v) ngăn ngừa các vi phạm về hải quan,thuế khóa, nhập cư, y tế

Quyên qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài, Công ước Luật biển năm 1982quy định:

- Tất cả các loại tàu thuyền (dân sự và quân sự) của tất ca các nước đều được

hưởng quyền qua lại vô hại mà không có sự phân biệt đối xử

- “Qua lại” tức là di qua lãnh hai dé vào nội thủy hoặc từ nội thủy đi ra qua lãnhhãi hoặc đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy Đi qua là trạng thái di chuyên liên tụccủa tàu thuyền, không được phép dừng lại (trừ trường hợp bat khả kháng như gặp sự cóthông thường vẻ hàng hai, mắc cạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, phương tiện khác

đang bị lâm nguy) Việc qua lại vô hại phải được tiến hành nhanh chóng và liên tục”.

~ “Quyền đi qua không gây hại” là một quy tắc đã được tỏn tại trong thời gian dài

và được quy định trong hai công ước quốc tế nồi tiếng là Công ước Giơ-ne-vơ năm

1958 về lãnh hải và Công ước Luật biển năm 1982 (tại điều 17 đến điều 32) Quyềnnày đã tạo một phản quan trọng trong ché độ pháp lý của lãnh hải “Qua lại không gây

* Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2023), Tài liệu hội thảo: *

năm 1982 và 10 năm Luật Biên Việt Nam năm 2012: Vai

*8 Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Nhu Mai (2014), Luật biển quốc tế

'40 năm Công uée Liên Hợp Quốc về Luật biển

a hức va hoàn thiện”, trang 56 Luật Biển Việt Nam, Viện đại học Mở

Trang 29

hại” có nghĩa là không xâm phạm đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven

biển, tuyệt đối không được tiền hành một hoặc nhiều những hành động sau đây khi đi

qua lãnh hải: (i) đe doa hoặc dùng vũ lực chóng lại chủ quyên, toàn vẹn lãnh thé hay

độc lập chính trị của quốc gia ven biển; (ii) diễn tập quân sự; (iii) thu thập tin tức tình

báo gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của quốc gia ven biển; (iv) tuyên truyềnnhằm làm hại đến quốc phòng, an ninh của quốc gia ven biên; (v) phóng di, tiếp nhận,sắp xép các phương tiện bay; (vi) cat lên, hạ xuống hoặc đưa lên tau những phương tiệnquân sự; (vii) bốc dỡ hàng hóa, đưa lên xuống tiền bạc hoặc người trái với luật lệ hải

quan, thuế khóa, nhập cư, y tế của quốc gia ven biển; (viii) gây ô nhiễm biển; (ix) đánh

bắt hai sản; (x) nghiên cứu, khảo sát biển; (xi) làm rồi loạn hệ thống liên lạc hoặc công.trình, thiết bị của quốc gia ven biển và (xii) các hoạt động khác không liên quan trựctiếp đến việc qua lại,

Công ước Luật biển năm 1982 dường như đã có sự thống nhất trong các quy định

vẻ chế độ pháp lý của tàu dn sự nhưng vẫn còn tồn tại một số sự khác biệt trong quanđiểm cũng như trong tập quán quốc gia về tàu quân sự rằng tàu quân sự có đượchưởng quyền “qua lại không gây hại” hay không?

Điều 17 Công ước Luật biển năm 1982 trong đó khẳng định rõ: “Với điều kiệnphải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không cóbiển, đều được hưởng quyên di qua không gây hai trong lãnh hải” Tuy nhiên, không

có điều khoản nào quy định rõ việc đồng ý hay từ chối cho tau quân sự có quyền qualại vô hại Do do, khi ap dụng và giải thích các Công ước nay đã lam xuất hiện hai quanđiểm khác nhau

Quan điểm thứ nhất cho rằng quốc gia ven biển không được phép yêu cầu tàuquân sự nước ngoài phải thông bao hay xin phép trước khi vào lãnh hải của quéc gia

ao"

age for Warships: the Chinese doctrine and practice’, Ocean Development and

(Quyền di qua không gây hại đối với tau chiến: học thuyết và thực tiễn của Trung Quốc ` ó én Đại dương).

“5 Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2023), Tài liệu hội th

năm 1982 và 10 năm Luật Biển Việt Nam năm 2012: Vai

'40 năm Công uée Liên Hợp Quốc về Luật biển

Trang 30

Quan điểm thứ hai cho rằng quốc gia ven biển có quyên yêu cau thông báo trước,xin phép trước hoặc áp đặt các thủ tục khác đối với tàu quân sự nước ngoài khi vào

lãnh hải của quốc gia đó"

Trên thục tế, các điều khoản của Công ước Luật biển 1982 quy định về quyên diqua eo biển quốc tế và vùng nước quân đảo đều sử dụng thuật ngữ “tất cả các tàuthuyér/all ships”, trong khi các điều khoản riêng vé di qua không gây hai lại chi dùngthuật ngữ “các tàu thuyén/ ships” Chính vì những điều khoản không rõ ràng trongCông ước Luật biển 1982 đã dan đến các quan điểm trái ngược nhau và rat khó có thẻdung hòa Mỗi quốc gia đều vì lợi ích riêng của minh mà không đưa ra hoặc đưa ra

những thủ tục bắt buộc đói với tàu quân sự khi tiền vào lãnh hải Đề giải quyết van dé

này có lẽ phải vận dụng nguyên tắc đã được các quốc gia thành viên công ước thốngnhất ngay ở lời nói dau: “Các vấn dé không được quy định trong Công ước sé tiếp tục

được xử lý bằng các quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế nói chung” sả

Vé phương điện kinh tế, ở nội thủy và lãnh hai, mỗi quốc gia ven biển đều có chủquyền tuyệt đối trong việc quản lý, bảo tổn và khai thác các nguồn tài nguyên thiênnhiên, tài nguyên khoáng sản nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội Dé thực hiệnchủ quyên của mình, quốc gia sé trao quyên quan lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiênnhiên cho các pháp nhân, tổ chức và công dân của mình

1.3 Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán theo quyđịnh của Công ước Luật biển năm 1982

1.3.1 Vàng tiếp giáp lãnh hai

1.3.1.1 Cách xác định

Trước day, trong quá trình hoạch định biển, các nước ven biên không thé mởrộng vô hạn các vùng biển thuộc chủ quyển quốc gia (nội thủy - lãnh hải) nên cácnước ven biển nhận thấy quyên và lợi ích của họ thường xuyên bị đe dọa về nhiều

“© Như trên, trang 72

' Nguyễn Bá Dién, Nguyễn Hùng Cường (2012), Quyên đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam theo quy định của luật quốc tế và Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà

Trang 31

mặt từ phía biên quốc tế” Theo xu thé phát triển ra bién, nhiều quốc gia ven biển

đã lập ra những vùng đặc biệt, tiếp giáp với lãnh hải nhằm bảo vệ lợi ích của họtrong các lĩnh vực như thuế quan, y tế, nhập cư, bảo vệ tài nguyên và nhất là an ninhquốc phòng của quốc gia trên biên Từ đó, cộng đồng quốc tế đã đi đến thảo luận vàhình thành dan vùng tiếp giáp trong Luật biển từ Hội nghị La Hay năm 1930 vàchính thức được ghi nhận trong Công ước Giơnevơ năm 1958 vẻ lãnh hải và vùngtiếp giáp lãnh hải Việc thiết lập vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm đáp ứng nhu cầuchính đáng của nhiều nước ven biển trong việc bảo vệ lợi ích của họ về các mặt trên

và đồng thời cũng là để thỏa mãn phần nào khuynh hướng đòi mở rộng lãnh hải

nhưng không được chap nhận””

Điều 33 của Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Vàng tiếp giáp khôngthé mở rộng quá 24 hải lý kế từ đường cơ sở dùng dé tính chiều rộng lãnh hai”.Như vậy, muốn xác định được vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển phải xácđịnh đường cơ sở và chiều rộng của lãnh hải Ranh giới trong của vùng tiếp giápchính là ranh giới ngoài của lãnh hải Như vậy chiều rộng của vùng biên có chế độpháp lý vùng tiếp giáp tối đa là 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải

Quy định nay đã thể hiện một số điểm quan trọng về vùng biển này:

Thứ nhất, vẻ vi trí, vùng tiếp giáp lãnh hải nằm bên ngoài các vùng biển thuộcchủ quyền của quốc gia ven biển, có ranh giới trong là đường biên giới quốc giatrên biển và ranh giới ngoài là một đường mà mỗi điểm trên đó cách đường cơ sởkhoảng cách tối đa không quá 24 hải 1y*°

Thứ hai, về chiều rộng, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 24 hải lý tính

từ đường cơ sở Như vậy, thực chất chiêu rộng của vùng tiếp giáp sẽ phụ thuộc vàochiều rộng của lãnh hải và tổng chiều rộng của vùng bién này khi hợp với lãnh hải””

*8 Nguyễn Bá Diễn (2009), Sách chuyên khảo Hợp tác khai thác chung trong Luật bién quốc tế - Những van

đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Luật biển và hàng hai quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, trang 121

*° Hoàng Việt (2023), 40 năm phát trién Công ước Luật biên của Liên Hợp Quốc và sự tham gia tích cực của Việt Nam, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 1/2023

© Trường Dai học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật bién quốc tế, NXB Công an nhân dân, trang 114

*! Như trên, trang 114

Trang 32

Thứ ba, do vị trí tiếp liền với lãnh hải của quốc gia ven biển nên thực chất,vùng tiếp giáp lãnh hải có ý nghĩa như “vùng đệm” giữa vùng biển thuộc lãnh théquốc gia và những vùng biển nằm bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển Nóicách khác, đây là vùng biển dé quốc gia ven biên thực hiện các quyên kiểm tra,kiểm soát của mình đối với tàu thuyền nước ngoài trước khi những tàu nay đi vào

lãnh thé và trước khi chúng rời khỏi lãnh thổ quốc gia”

Do đó, mặc di cũng là vùng biển thuộc quyền chủ quyên nhưng bản chất củavùng biển này không mang ý nghĩa kinh tế như vùng đặc quyên kinh tế hay thèmlục địa mà chủ yêu dé bảo vệ an ninh, trật tự của quốc gia ven bién

So sánh nội dung điều 24 của Công ước Gio ne vơ năm 1958 về lãnh hải vàvùng tiếp giáp lãnh hải với điều 33 Công ước Luật biển năm 1982 có thể thấy đượcbản chất pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải đã có sự thay đổi hoàn toàn TheoCông ước năm 1958, vùng tiếp giáp lãnh hải, một dải biển nằm ngoài lãnh hải vàtiếp giáp với lãnh hải, chỉ là một phan của biển cả Hiện nay, khi Công ước Luậtbiển năm 1982 có hiệu lực, vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định bởi Công ướcLuật biển năm 1982 nằm trong vùng đặc quyên vẻ kinh tế, có quy chế của một vùngsui generic (đặc biệt), không phải là một vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia cũngkhông phải là vùng biển có quy chế tự do biển cả”

1.3.1.2 Chế độ pháp lý

Vẻ chế độ pháp lý, vùng tiếp giáp lãnh hải không được xem là lãnh thổ củaquốc gia ven biển nên về bản chat vùng tiếp giáp lãnh hải khác về bản chất so vớilãnh hải Nếu như lãnh hải là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia, thuộcchủ quyền hoàn toàn và day đủ của quéc gia thì vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biểnthuộc quyển chủ quyền và quyên tài phán của quốc gia ven biển và có quy chế pháp

lý riêng biệt Mỗi quốc gia có thể thiết lập quy chế pháp lý riêng biệt cho vùng tiếpgiáp lãnh hải của họ, nhưng vùng này vẫn phải tuân theo các quy tắc quéc tế và sựphân chia không được xem như lãnh thổ chủ quyên Vùng tiếp giáp lãnh hải thường

Trang 33

được sử dụng dé giải quyết các van đề liên quan đến an ninh biển, quản lý tài

nguyên, và bảo vệ môi trường biển

Công ước Luật bién năm 1982 quy định quốc gia ven biên có quyên tiền hànhcác hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp nhằm:

- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật quy định hải quan, thuế khoá, y tếhay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình:

- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trênlãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình”

Theo đó, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển được thực hiện trong

một số lĩnh vực nhát định được pháp luật quốc tế thừa nhận nhằm ngăn ngừa những

vi phạm đối với các luật và quy định vẻ hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trênlãnh thé hay trong lãnh hải của mình; trừng trị những vi phạm đối với các luật vàquy định nói trên xảy ra trên lãnh thé hay trong lãnh hải của mình

Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, Công ước Luật biển năm 1982 đã mở rộngquyền lực của quốc gia ven bién đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằmtrên day biển của vùng Dé kiểm soát việc mua bán này, quéc gia ven bién có thécoi việc lay các hiện vật đó từ đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sựthoả thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trênlãnh thé hay lãnh hải của mình

Ngoài ra, do việc vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm vi vingđặc quyên về kinh tế nên ngoài những nội dung pháp ly đã quy định cho vùng tiếpgiáp lãnh hải đã nói ở trên, nó còn chịu sự chỉ phối hoàn toàn của chế độ pháp lý đãquy định cho vùng đặc quyên kinh té

Xuất phát từ các quy định nói trên của Công ước Luật biển năm 1982, thâmquyên của quốc gia ven bién trên vùng tiếp giáp lãnh hải được coi là quyền mangtính “cảnh sát” nhằm bảo vệ lãnh hải và nội thủy quốc gia ven biển Mặt khác, theoquy định tại khoản 2, Điều 33 Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển sé

`! Lê Quý Quynh (2003), Các vùng biển Việt Nam: Chế độ pháp lý và phân định, Luận án tiến sĩ Luật học bảo vệ tại Khoa luật đại học quốc gia Hà Nội, trang 51

*Š Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Như Mai (2014), Tldd, trang 171

Trang 34

có quyền đối với các hiện vật khảo cô và lịch sử được phát hiện ở vùng tiếp giáplãnh hải, theo đó “quốc gia ven biển có thé coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biểntrong vùng nói tại điều đó mà không có sự thỏa thuận của mình là sự vi phạm cácluật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thé hay trong lãnh hải của

lý và ban đỏ lãnh hải của quốc gia đó

Điều 55 của Công ước cũng xác định rằng vùng đặc quyền kinh tế nằm ở phíangoài lãnh hải và tiếp giáp với lãnh hải của quốc gia đó Lãnh hải có chiều rộng tối

đa là 12 hải lý Vì vậy, chiều rộng thực tế của vùng đặc quyên kinh tế là 200 hải lý(theo Điều 57) trừ đi chiều rộng của lãnh hải (tối đa là 12 hai lý), do đó là 188 hải lý.Điều này có nghĩa là quốc gia đó có quyên tài quản tài nguyên tự nhiên và hoạtđộng kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế này trong phạm vi 188 hải lý tính từđường cơ sở của ho”,

1.3.2.2 Chế độ pháp lý

Vung đặc quyên kinh tế là một vùng trong đó đồng thời tén tại chủ quyên biển

và tự do biển đã được điều chỉnh bởi Công ước Luật biển năm 1982

Về chế độ pháp lý, theo Công ước Luật biển năm 1982, trong vùng đặc quyềnkinh tế ngoài quyên chủ quyên và quyên tài phán của quốc gia ven biển còn tồn tạimột số quyền mang tính hàng hải của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc giakhông có biển và quốc gia địa lý không thuận lợi

Đối với quốc gia ven biền, theo quy định tại Điều 56 khoản 1 Công ước Luậtbiển năm 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển có:

°° Ngô Hữu Phước (2020), Vùng đặc quyền kinh tế trong Công uée của Liên Hợp Quốc về Luật Bién và pháp

Trang 35

“a, Các quyên thuộc chủ quyên về thăm đò, khai thác, bảo tôn và quản lý cáctài nguyên thiên nhiên sinh vật hoặc không sinh vật của vàng nước trên đáy biêcủa đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằmthăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như sản xuất năng lượng từ

nước, hải lưu.

b) Quyên tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:i) Lắp đặt và sử dụng các dao nhân tao, các thiết bị và công trình; ii) Nghiên cứukhoa học về biển; iii) Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển

c) Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định ”

Theo đó, quốc gia ven biển không chỉ có quyền đối với tài nguyên mà còn cóquyền đối với chế độ hoạt động

Quyên chủ quyên về tài nguyên:

Quốc gia ven biển được thực hiện quyền đặc quyền nhằm mục đích kinh tế

này trên tài nguyên sinh vat và không sinh vật của bề mặt biển, của vùng nước trênđáy biển, của đáy biển và vùng dat dưới đáy biển cũng như của các hoạt động khác

ế””, Trong vùng đặc quyền kinhnhằm thăm dò và khai thác vùng vì mục đích kinh t

tế, quốc gia đó có quyền ưu tiên đề thăm do và khai thác tài nguyên tự nhiên như cá,dau mỏ, khí đốt, và khoáng sản cho mục đích kinh tế của mình Quyền này nhằmđảm bảo sự an toàn và bình ổn cho quốc gia và đáp ứng nhu câu thực phẩm và tàinguyên cho dan số và phát triển kinh tế của họ

Dé thực hiện quyên thuộc chủ quyền vẻ kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế,quốc gia ven biển có quyền ban hành pháp luật dé xác lập chế độ pháp lý, quy tắckhai thác, đánh bắt thủy hải sản cũng như thực thi các biện pháp nhằm bảo tôn tàinguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình Theo quy định tại Điều 61 và 62Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển có các quyền liên quan đến bảotôn, khai thác tài nguyên sinh vật sau đây:

- Quyên an định tổng sản lượng cá được phép đánh bắt (Điều 61 khoản 1)

' Ban Tuyên giáo Trung trong, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, (2022), Tọa đàm chủ đề: “Việt Nam - Đất

Trang 36

- Quyền xác định mục tiêu khai thác tối ưu tài nguyên thủy hải sản trong vùngđặc quyền kinh tế của mình (Điều 62 khoản 1);

~ Quyên xác định khả năng khai thác của mình đổi với tài nguyên sinh vật, xácđịnh lượng cá thừa, cho phép quốc gia nao được phép đánh bắt lượng cá thừa trongvùng đặc quyển kinh tế của mình trên cơ sở các điều kiện và thé thức do quốc giaven biển đặt ra (Điều 62 khoản 2);

- Quyền đặt ra các quy định vẻ hoạt động đánh cá, thông qua và thi hành cácbiện pháp bảo tỏn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyên kinh tế của minh détránh những tác động do việc đánh bắt quá mức gây ra (Điều 61 khoản 2 và Điều 62

khoản 4).

Bên cạnh đó, nhằm ngăn ngừa các tranh chap liên quan về đánh bắt cá, Côngước Luật biển năm 1982 đã tạo ra sự cân bằng vẻ lợi ích đối với tài nguyên cá giữatất cả các quốc gia Theo đó, Công ước Luật biển năm 1982 đã dành cho quốc giaven biển các quyén thuộc chủ quyền đối với tài nguyên cá trong vùng đặc quyểnkinh tế của họ

Tuy nhiên, các quốc gia ven biển cũng phải tôn trọng các quyên và nghĩa vụcủa các quốc gia khác trong đó có các quyên liên quan đến hàng hải, hàng không,xây dựng các đảo nhân tạo, lắp đặt dây cáp, óng dẫn ngam, nghiên cứu khoa học về biển, đặc biệt là nghĩa vụ chia sẻ số cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế của mình với các quốc gia không biên hoặc địa lý không thuận lợi trong cùng khu vực hoặcphân khu vực với mình” Cụ thé, quốc gia ven biên phải dành cho các quóc giakhông có biền và quốc gia bat lợi vẻ địa lí trong cùng khu vực hoặc phân khu vựcvới minh được quyên tiếp cận và đánh bắt số cá thừa trong vùng đặc quyên kinh tếcủa mình thông qua việc ký kết các Hiệp định hoặc thỏa thuận đánh bắt trên cơ sởquy định tại các Điều 693, Điều 70 trong trường hợp quốc gia ven biển không cókhả năng khai thác hết nguồn tài nguyên cả trong vùng đặc quyên kinh tế của mình.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các quốc gia phát triển không có biển chỉ có thé vàođánh bắt cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia phát triển khác trong

* Nguyễn Bá Dién (2009), Tid, trang 172

Trang 37

cùng khu vực hoặc khu vực Có nghĩa là, quốc gia phát triển không có biên hoặc địa

lý không thuận lợi không thé vào đánh bắt cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế củaquốc gia đang hoặc kém phát triển trong cùng khu vực hoặc phân khu vực vớiminh”

Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, khi tiếp cận với nguồn cáthừa trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, các quốc gia không cóbiển và bất lợi về địa lý phải tuân thủ một số nghĩa vụ nhất định, trong đó có nghĩa

vụ dam bảo rằng công dân của họ khi đánh bắt tại vùng đặc quyên kinh tế của quốcgia ven biền phải tuân thủ các biện pháp bảo ton và các điều kiện khai thác được cácluật và quy định do quốc gia ven biển ban hành phù hợp với Công ước Luật biểnnăm 1982 Các điều kiện và thé thức khai thác cơ bản được quy định tại Điều 62khoản 4 của Công ước Luật biển năm 1982 như:

- Phải xin giây phép khai thác của quốc gia ven bién;

- Phải nộp thuế và các loại chỉ phí liên quan do quốc gia ven bién quy định;

- Phải tuân thủ các quy định về các hoạt động đánh bắt như các chủng loại,đàn cá được phép đánh bắt;

- Số lượng đánh bắt của mỗi tau;

- Số lượng tàu thuyền đánh bắt;

- Mùa vụ, kiểu, cỡ, kích thước của phương tiện đánh bắt;

- Tuổi và cỡ cá và các sinh vật khác có thé đánh bắt; các thông tin liên quanđến tàu thuyền và vị trí tàu thuyền đánh bắt

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo Công ước Luật biển năm 1982, quyền đánh bắt

cá thừa trong vùng đặc quyên kinh tế của quốc gia ven biển của các quốc gia không

có biển hoặc bất lợi địa lí không áp dụng trong trường hợp quốc gia ven biển làquốc gia có nén kinh tế lệ thuộc rat nặng nè vào việc khai thác tài nguyên sinh vật ởvùng đặc quyên kinh tế của mình (Điều 71) Mặt khác, các quóc gia không có biên

và bat lợi về địa lý

'' Lê Quý Quỳnh (2003), Các vùng biển Việt Nam: Chế độ pháp lý và phân định, Luận án tiền sĩ Luật học

Trang 38

Ngoài ra, liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo tồn và khai thác tài nguyên sinhvật biển, Công ước Luật biển năm 1982 còn quy định một số nội dung liên quan đếncông tác quan lý các đàn ca di cư (được quy định tại Phụ lục I) như quản lý và hợptác quốc tế trong việc bảo tồn và phát triển các đàn cá di cư (Điều 63 khoản 1); khaithác động vật biển (Điều 65); trách nhiệm quản lý các loài cá ra biển sinh sản (Điều

67); việc phối hợp trong việc quản lý, bảo tổn, thăm do và khai thác tài nguyên sinh

vật biền (Điều 123); các nghĩa vụ và biện pháp can thiết của quốc gia đánh cá trênbiển áp dụng đối với công dân của minh trong việc bảo ton và quản lý tài nguyên(Điều 116, 117)

Cuối cùng, Công ước cũng cho phép các quốc gia ven biển có thé thi hành cácbiện pháp can thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố dé đảm bảoviệc tôn trọng các luật lệ và quy định mà quốc gia đã ban hành theo đúng Công ước

Luật biển năm 1982

Về quyền tài phán của quốc gia ven bien: Các quyền tài phán, quy định trongđiểm b, khoản 1, điều 56, Công ước Luật biển năm 1982, xuất phát từ các quyềnchủ quyền của quốc gia ven biển trên tài nguyên thiên nhiên Việc thực hiện cácquyền tài phán này nhằm mục đích ngăn ngừa các thiệt hại có thể xảy ra đối với cácquyền lợi kinh tế của quốc gia ven bién

Theo điều 60 của Công ước Luật biển năm 1982 quy định:

“Trong vùng đặc quyên kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiễn hành xâydựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:

a) Các dao nhân tạo;

b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở điều 56hoặc các mục dich kinh tế khác;

e) Các thiết bị và công trình có thé gây trở ngại cho việc thực hiện các quyềncủa quốc gia ven biên trong vùng”

Các quyền trên là hệ quả của quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối vớicác nguén tài nguyên thiên nhiên của vùng đặc quyên kinh tế Mọi hoạt động nhằmthăm do và khai thác nguồn tài nguyên phải được đặt dưới thảm quyên của quốc gia

Trang 39

ven biển Ngoài các hoạt động liên quan trực tiếp tới các tài nguyên thiên nhiên, cáchoạt động khác có xu hướng thăm dò và khai thác vùng nhằm các mục đích kinh tế

và có sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình cũng phải được đặt đướithấm quyên của quốc gia ven biên Quyên này có được là do gắn liền với các mụcđích kinh tế của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyên kinh tế”, Các quyền phóthác cho quốc gia ven biển cho phép họ hoặc xây dung các công trình cân thiết déthực hiện các hoạt động kinh tế của mình, hoặc cam hay quản lý việc các bên thử balắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình có thé cản trở việcthực hiện các quyên kinh tế của họ

Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác cũng được Công ước Luật biển năm

1982 quy định tại điều 58, theo đó, tất cả các quốc gia, di có biển hay không cóbiển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước trủ định, đềuđược hưởng ba quyền tự do co bản: 1, Quyền tự do hàng hải; 2, Quyền tự do hàngkhông; 3, Quyên tự do đặt day cáp và ống dẫn ngầm

Ngoài ba quyền tự do cơ ban, các quốc gia khác còn có quyén nhất định trongviệc tham gia khai thác tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyên kinh tế Công ướcLuật biển năm 1982 không mở rộng cửa cho quyên tự do của các quốc gia được

đánh bắt hải sản một cách ngang bằng trong vùng nảy nhưng trong một số điều kiện

nhất định, các quốc gia, nhất là các quốc gia không có biển và các quốc gia bat lợi

vẻ mặt dia lý có quyền đòi hỏi được tham gia vào việc khai thác số dw của khốilượng đánh bắt trong vùng đặc quyẻn kinh tế của quốc gia ven biển nhưng phải

5!, Công dân của các quốc gia khác mộtđược sự thoả thuận của quốc gia ven biển

khi đã được phép tiền hành đánh bắt só dư của khi lượng cho phép khai thác trongvùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải tuân theo các biện pháp bảo ton

và các thể thức, các điều kiện khác được dé ra trong các luật và quy định của quốcgia ven biển

“® Bạn Tuyên giáo Trung ương, TIđd, trang 123

-°! Trần Nam Tiền (2014), Hợp tác ở biển Đông từ góc nhìn quan hệ quốc :, Nxb Văn hóa-văn nghệ, Hà Nội,

Trang 40

1.3.3 Vang thêm luc địa

1.3.3.1 Cách xác định

Tại Hội nghị lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc về Luật bién từ năm 1973 - 1982,phan lớn các nước cho rằng van dé ranh giới thêm lục địa can được xem xét trongmôi quan hệ với ranh giới vùng đặc quyền kinh tế; do vậy, chiều rộng tối đa củathêm lục địa chỉ nên là 200 hải lí tính từ đường cơ sở Ngược lại, một số nước trong

đó có các cường quốc như Mỹ, Liên Xô, Úc ủng hộ quan điểm thêm lục địa có thékéo dai hơn 200 hải lí Theo quan điềm này, việc chỉ giới hạn thêm lục địa 200 hải lí

là hạn chế quyền của các quốc gia đối với vùng đáy biển rộng lớn mà họ có thé có”

Hai quan điểm khác biệt nêu trên đã được dung hoà tại Điều 76 Công ướcLuật biển năm 1982; theo đó, các quốc gia thành viên sẽ đương nhiên có thêm lụcđịa rộng tối thiểu 200 hải lí tính từ đường cơ sở và có thé có thêm lục địa ngoài 200hải lí nếu điều kiện tự nhiên của đáy biển của quốc gia đó cho phép Cụ thẻ Điều 76,Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Thém lục địa của một quốc gia ven biểnbao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biên bên ngoài lãnh hải và là sự kéo dai tựnhiên của lãnh thé đất liên của quốc gia đó tới bờ ngoài của ria lục địa hoặc tớikhoảng cách 200 hải lí tính từ đường cơ sở dùng dé tính chiều rộng lãnh hải nếu bờngoài của ria lục địa ở khoảng cách gần hơn”

Điều 76 (1) của Công ước Luật biển năm 1982 quy định hai tiêu chí dé các

quốc gia ven biển lựa chọn trong việc xác định chiều rộng của thêm lục địa là tiêu

chí về cau tạo địa lí và tiêu chí về khoảng cách Ngoài ra, Công ước Luật biển năm

1982 cũng đưa ra tiêu chuẩn khoảng cách có định đối với thêm lục địa rộng hơn 200hải lí Điều 76 (5) của Công ước quy định như sau: “Các điểm ngoài cùng của ranhgiới thầm luc địa được vẽ theo khoản 4(a)(i) và (ii) của Điều này không được vượtquá 350 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải hoặc khôngđược vượt quá 100 hai lí tính từ đường đẳng sâu 2500m, là đường nối các diém có

cùng độ sâu 2500m ”.

ố Quang Hưng (1995), Thêm lục địa tam quan trọng và vai trò to lớn đối với kinh tế biễn trong cơ chế

Ngày đăng: 12/11/2024, 18:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w