1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TVTH - Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử tiêu biểu

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát, Đánh Giá Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Về Phương Diện Ngôn Ngữ Trên Báo Mạng Điện Tử Tiêu Biểu
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tiếng Việt Thực Hành
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 613,15 KB

Nội dung

Điều này làm cho thông tin vừa đảm bảo tính thời sự, vừa phong ph ú hơn… Chính vì có nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên v ấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ để

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nhiều năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì báo chí đang ngày càng hoàn thiện và phát triển vượt bậc hơn Báo chí được x

em là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính t

rị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hộ

i - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân1

Báo chí còn có một vai trò khác, không kém phần quan trọng, nhưng thường bị nhiều người làm báo ở Việt Nam lãng quên Đó là vai trò làm chuẩn mự

c ngôn ngữ cho toàn xã hội "Sức mạnh lớn lao luôn đi cùng với trách nhiệm l

ớn lao", đứng trên phương diện ngôn ngữ, điều này có lẽ cũng là điều người làm báo, đặc biệt là báo lớn, có lượng độc giả đông đảo nên tâm niệm

Nền báo chí Việt Nam trong thời đại “kỷ nguyên số” đã có bước chuyển mình thức thời và mạnh mẽ Báo mạng điện tử tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng

đã nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong lòng độc giả, không ngừng tăng tốc để bắt kịp báo in, phát thanh và truyền hình với tốc độ chóng mặ

t, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi độc giả

Báo mạng với dung lượng gần như vô tận, số lượng tin bài đăng tải khôn

g hạn chế Điều này làm cho thông tin vừa đảm bảo tính thời sự, vừa phong ph

ú hơn… Chính vì có nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên v

ấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề

tài “Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử tiêu biểu” làm tiểu luận hết môn Tiếng Việt thực h

ành

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 2

- Nghiên cứu ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ văn bản trên 3 tờ báo mạng điện tử tiêu biểu là VNExpress, Dân Trí, Vietnamnet.

- Ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện

tử được khảo sát và đánh giá qua các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, biện pháp tu từ…

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điệ

n tử, tìm ra ưu, nhược điểm, tiểu luận đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, tránh lỗi, từ đó phát huy hơn nữa các ưu thế nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:-Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan tới báo mạng điện tử, các đặc thù ngôn ngữ của loại hình báo chí này

-Từ các phương diện của ngôn ngữ, đánh giá ưu, nhược điểm trong sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, cụ thể là các trang bá

o Vnexpress, Dantri và Vietnamnet xét trên các đặc thù ngôn ngữ được sử dụn

g nhiều nhất của báo mạng điện tử cả ở bình diện nội dung và hình thức

-Đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị một số giải pháp để xây dựng chuẩn m

ực trong sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 3

Để triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghi

ên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu, văn bản, sách báo,… có liên quan đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Phương pháp này được sử dụng nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận của ngôn ngữ trên báo mạng điện tử và làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: được sử dụng để làm sáng

tỏ thực trạng sử dụng ngôn ngữ trên các trang báo mạng điện tử được khảo sá

t, đồng thời đưa ra những ưu điểm, hạn chế

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh th

ực trạng sử dụng của các trang báo mạng điện tử được khảo sát với nhau

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để đánh giá các dữ li

ệu, kết quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học

5 Bố cục tiểu luận

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 phần cơ bản:

I Tổng quan về báo mạng điện tử.

II Ưu điểm và nhược điểm trong sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng đ iện tử

III Nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục những hạn chế tro

ng sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử.

Trang 4

I TỔNG QUAN VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1 Báo mạng điện tử là gì?

1.1 Khái niệm báo mạng điện tử

Báo Mạng điện tử là một loại hình thức báo chí được xây dựng dưới hìn

h thức một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.2

Đây là loại hình báo chí xuất hiện khá muộn, là sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dựng yếu tố công nghệ như một nhân tố quyết định, đã và đang trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi trên toàn thế giới

Trên thế giới, loại hình báo chí này có những tên gọi như online newspaper (báo chí trên mạng, báo trực tuyến), electronic – journal (báo điện tử)… Ở Việt Nam cũng có nhiều cách gọi như báo điện tử, báo mạng, báo internet, bá

o trực tuyến…

1.2 Đặc điểm của báo mạng điện tử

Báo mạng có sự tổng hợp cửa công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ có văn bản, hình ảnh mà có cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, khoảng cách địa lý nên b

áo mạng điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số vô hạ

n Thông tin từ khi thu thập đến khi phát đi rất nhanh với những thao tác hết sứ

c đơn giản

Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyết đối trong việc thiết lập các diễn đ

àn, các cuộc giao lưu, phỏng vấn trực tuyến, bình chọn, đóng góp ý kiến… Báo mạng điện tử cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa họ

c và hiệu quả, kho dữ liệu phong phú và giao diện tốt

Mặc dù thông tin trên báo mạng điện tử đi nhanh nhất so với các loại hì

nh báo khác nhưng cũng khó kiểm soát nhất và dễ tạo nên những tin đồn thất t

Trang 5

iữa các báo mạng điện tử đang còn rất phổ biến, nhiều tin bài còn mang tính gi

ật gân, câu khách mà chưa chú trọng đến tính định hướng của báo chí

2 Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử

2.1 Tính chính xác

Tính chất quan trọng nhất của ngôn ngữ báo chí đó chính là tính chính x

ác, vì báo chí có tính năng định hướng xã hội, chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể khiến đọc giả hiểu sai thông tin làm lệch lạc tư tưởng gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng đối với xã hội Muốn ngôn ngữ báo chí được chính xác, nhà báo cần phải hiểu rõ tiếng mẹ đẻ mà còn phải bám sát vấn đề sự kiện để phản ánh đún

g thực trạng tránh diễn đạt sai tình huống

2.2 Tính cụ thể

Tính cụ thể nằm trong cách nhà báo phản ảnh vấn đề của sự kiện, mọi ch

i tiết đều phải tường tận rõ rằng, tránh trùng lặp và sử dụng những từ ngữ khó hiểu vào trong bài báo Tính cụ thể sẽ giúp cho người đọc có thể hiểu rõ, nắm rõ vấn đề giống như mình chính là người trong cuộc trải nghiệm sự kiện đó Nhi

ệm vụ của một nhà báo là làm thế nào để phản ánh tính chân thật cụ thể trong ngôn ngữ báo chí vào bài viết càng rõ ràng càng tốt

2.3 Tính đại chúng

Đối tượng hướng đến của báo chí đó chính là tất cả mọi tầng lớp trong xã hội không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp hay trình độ Chính vì vậy, nếu ngôn ngữ báo chí thiếu mất đi tính đại chúng thay vào đó là những từ ngữ mang tín

h hàn lâm, bác học sẽ khiến cho phần lớn tầng lớp bạn đọc cảm thấy không hiể

u với nội dung được truyền tải Từ đó, báo chí sẽ mất đi giá trị của mình khi không được độc giả lắng nghe và tiếp nhận

2.4 Tính ngắn gọn và súc tích

Báo chí chính là sự cô đọng thông tin một cách chính xác nhất gửi đến người đọc Phần lớn độc giả không có nhiều thời gian để từng vấn đề, thậm chí

Trang 6

họ chỉ nghe lướt qua hoặc đọc lướt qua vài dòng chữ đầu để hiểu thông tin Ch

o nên, ngôn ngữ báo chí càng ngắn gọn càng súc tích thì lại càng tốt Tuyệt đ

ối không được dài lê thê, lan man như văn xuôi hay tiểu thuyết sẽ khiến đọc g

iả chán nản khi đọc

2.5 Tính biểu cảm

Ngôn ngữ báo chí không hề khô khan như nhiều người vẫn nghĩ, vì nếu chỉ áp dụng cách viết không cảm xúc, báo chí rất khó để khiến người đọc có th

ể ghi nhớ thông tin Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí được lấy từ các ca d

ao, tục ngữ, thành ngữ để biểu đạt hay những phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để bộc lộ cảm xúc Công chúng sẽ dễ dàng ghi nhớ những thông tin đó hơn, so vớ

i những dòng từ ngữ khô khan mang tính thông báo

2.6 Tính khuôn mẫu

Đó chính là việc lặp lại như ngôn từ có sẵn trong bài báo với mục đích t

ự động hóa quy trình thông tin, làm cho nó nhanh chóng và thuận tiện hơn Tín

h khuôn mẫu biểu hiện đơn nghĩa và mang sắc thái trung tính, nhưng nó giúp thông tin được truyền đạt ngắn gọn hơn rất nhiều

II ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1 Sơ lược về các báo mạng điện tử khảo sát và đánh giá

1.1 VnExpress

VnExpress là một trang báo điện tử tại Việt Nam được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt vào ngày 26 tháng 02 năm 2001 và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002, hi

ện tại do FPT Online quản lý Đây là trang báo đầu tiên ở Việt Nam chỉ có bản điện tử mà không có bản in giấy Ngoài ra, VnExpress cũng cho ra mắt một phiên bản báo điện tử Tiếng Anh để phục vụ người đọc tại nước ngoài

Trang 7

Theo trang web Alexa, VnExpress được xếp hạng top 5 trong những trang web có lượng truy cập nhiều nhất tại Việt Nam vào năm 2019.

1.2 Dân Trí

Dân Trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Bộ Lao đông - Thương binh v

à Xã hội (từ 14/7/2020)

Theo thống kê của Google, đến nay, mỗi tháng có bình quân Dân Trí có

900 triệu pageviews; mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài (con số mới đây của Google cho biết 173 nước trên thế giới có người tru

2 Ưu điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử

2.1 Về ngữ âm

2.1.1 Hạn chế tối đa lỗi chính tả

Chính tả là có tính qui ước của con người, chính vì vậy có thể dựa vào một số văn bản qui định của các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan chuyên môn (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Ngôn ngữ học – Vi

ện Khoa học Xã hội) cũng như tham khảo qui ước một số nhà xuất bản (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Nhà xuất bản Giáo dục…)

Trang 8

Tiếng Việt thuộc ngoại hình ngôn ngữ đơn lập, chữ viết quốc ngữ được xây dựng bằng hệ thống chữ Latinh, với 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi,

23 phụ âm và 6 thanh điệu Các bài viết trên báo mạng điện tử đã làm tốt việc viết đúng chính tả theo các quy tắc đã được thành lập

Với “d/gi: dành dụm, dành cho, tranh giành, giành giật, giãn cách,…”

Tin bài trên mục Thời sự, báo điện tử VnExpress, thứ tư, 19/05/2021

Với “c/k: c+a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ / k+i, e, ê, iê”

Tin bài “Thành phố Bắc Ninh dựng 84 chốt cứng chặn đường để phòng, chống dịch”, đăng trên mục Xã hội, báo điện tử Dân Trí, ngày 25/05/2021.

Với “g/gh: g+a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ / gh+i, e, ê”

Trang 9

Bài báo “Ghen Covy, một giai điệu cổ vũ, triệu người nắm tay cùng chống dịch” đăng trên mục Đời sống, báo điện tử VietNamnet, ngày 16/04/2020.

Với “ng/ngh: ng+a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ / ngh+i, e, ê, iê”

Bài báo “Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm ghép tử cung” đăng trên mục Sức

khỏe, báo điện tử VnExpress, 01/04/2021

Dùng “i” thay cho “y” ở cuối âm tiết mở (kết thúc bằng nguyên âm) Cò

n “y” đứng một mình hoặc đầu âm tiết

Bài báo “Hành trình sau cùng về với đất mẹ của 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh”

mục Xã hội, báo điện tử Dân Trí, 18/10/2020

2.1.2 Thực hiện tương đối tốt qui ước viết thanh điệu

Trong văn bản viết bằng tiếng Việt hiện hành, qui ước chung là dấu thanh điệu được đánh lên âm chính của âm tiết

Một số trường hợp được qui ước như sau:

Trường hợp âm tiết chỉ có một yếu tố nguyên âm, ta chỉ việc đánh dấu thích hợp vào nguyên âm chính trong âm tiết

Trang 10

Bài báo “Học sinh lớp 11 chế tạo giá chấm bài trắc nghiệm 150.000 đồng”

mục Giáo dục, báo điện tử VnExpress, 25/05/2021

Trường hợp nguyên âm đơn có bán âm cuối /i/ hoặc /u/, hoặc vừa có âm đệm, vừa có bán âm cuối thì đặt thanh điệu cũng giống như trường hợp âm tiết

có nguyên âm đơn, nhưng vấn đề là phải xác định đúng âm đệm và âm chính

Bài báo “Thái Bình giãn cách xã hội”, mục Thời sự, báo điện tử

Trường hợp âm tiết chứa nguyên âm đôi có phụ âm cuối thì dấu thanh đư

ợc đặt ở yếu tố (chữ cái) thứ hai của nguyên âm đôi, đảm bảo tính cân đối âm tiết

Bài báo “Sinh viên các trường lần đầu được bỏ phiếu: “Mong người được chọn quan tâm đến giáo dục”, mục Giáo dục, báo điện tử VietNamnet,

23/05/2021

Trang 11

2.2.1 Từ được dùng đúng về mặt âm thanh và hình thức cấu tạo

Chất liệu âm thanh làm nên bản chất âm học cho từ Ứng với hình thức

âm thanh và cấu tạo từ là ý nghĩa của nó Hình thức ngữ âm của tiếng Việt là cố định và bất biến ở mọi vị trí, với mọi quan hệ và chức năng trong câu

Bài báo “Hãy Made in VietNam và kể câu chuyện Việt Nam của mình”, mục

Giáo dục, báo điện tử VietNamnet, 19/04/2019

Viết là “chuyện” khi sự việc được kể lại (nói chuyện, trò chuyện,…) Vi

ết là “truyện” khi danh từ chỉ tác phẩm văn học miêu tả nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn Trong trường hợp này, tác giả sử dụn

g “kể câu chuyện” là hoàn toàn chính xác

Bài báo “Uniben tặng 150.000 phần quà cho đội ngũ y, bác sĩ”, mục Kinh

doanh, báo điện tử VnExpress, 23/4/2020

Để diễn tả nét nghĩa chung là “chuyển các vật thuộc sở hữu của mình đ

ến người khác mà không cần điều kiện gì”, tiếng Việt có rất nhiều từ như “”biếu”, “tặng”, “cho”, “bố thí”,… Ở văn bản trên, tác giả sử dụng từ “tặng” là hợp

lý Bởi “cho” mang nét nghĩa trung hòa; “biếu”: cho người trên với thái độ kín

Trang 12

h trọng; “hiến”: cho sự nghiệp thiêng liêng, cao cả; “bố thí”: cho kẻ dưới với th

ái độ khinh; còn từ “tặng”: cho để tỏ lòng quý mến, kính phục

2.2.3 Sử dụng từ đúng thao tác

Trước khi lựa chọn từ để diễn đạt, người viết cần xác định rõ nội dung c

ần thể hiện Trên cơ sở đó, người viết nên huy động các từ ngữ để cân nhắc, lự

a chọn Việc huy động từ thực chất là thao tác liên tưởng, là cơ sở cho việc ch

ọn lựa và thể hiện khả năng sáng tạo của người viết Sau đó, với các từ đã huy động được, người viết cần lựa chọn lấy một từ thích hợp, một từ “đắt” nhất để

sử dụng

Bài báo “Sau rau củ quả, đến lượt giải cứu gà đồi Hải Dương 55.000/kg”,

mục Kinh Doanh, báo điện tử Dân trí, 05/03/2021

Như đã biết, từ ghép “giải cứu” là một động từ Hán Việt gồm 2 thành tố: “giải” (解) có nghĩa "gỡ ra, tách ra, cởi ra"; “cứu” (救) là "cứu vớt", gộp lại t

hì nghĩa từ này là "cứu thoát khỏi tai nạn" Trong trường hợp bài báo trên, tác giả muốn chỉ hành động người dân Hà Nội giúp tiêu thụ sản phẩm gà đồi Hải Dương Trong thời điểm 3/2021, dịch bệnh COVID19 diễn biến vô cùng phức tạ

p tại đây đã khiến nông sản, sản phẩm tại vùng này không thể tiêu thụ Việc người dân chúng ta tham gia "giải cứu nông sản Hải Dương" là một hành động cầ

n thiết, cao cả và nhân văn - rằng trong khó khăn, hoạn nạn, chúng ta càng ph

ải đề cao tình tương thân tương ái, nghĩa cử cần thiết, để cứu giúp đồng bào t

a đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tổn thất Vì vậy, tác giả sử dụng từ “giải cứu” là chính xác, diễn tả đúng hoạt động cần nói đến

2.3 Về ngữ pháp: sử dụng chính xác va đa dạng các kiểu câu

Trang 13

Câu đơn gồm hai loại là câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt Câu đ

ơn bình thường là loại câu mà trong đó có 1 cụm chủ vị duy nhất, làm nòng cốt

Câu phức là loại câu mà trong đó có một cụm chủ vị chín làm nòng cốt

và một hay nhiều cụm chủ vị phụ thuộc Có nhiều dạng câu phức như câu phứ

c cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, câu phức thành phần chủ/ vị ngữ, câu phức thành phần định/bổ ngữ,

Câu ghép là loại câu trong đó có ít nhất hai cụm chủ vị làm nòng cốt Có hai loại câu ghép cơ bản là câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ

Trong bài báo “Hơn 20 trường học thành khu cách ly tập trung”, mục Giáo dục, báo điện tử VietNamnet, ngày 11/05/2021, ta phân tích được nhan đề

có duy nhất 1 cụm C – V như sau: “Hơn 20 trường học” là chủ ngữ, “thành kh

u cách ly tập trung” là vị ngữ

Trong bài báo “Hà Nội diễn tập phòng tránh COVID19 khi bầu cử”, mụ

c Thời sự, báo điện tử VnExpress, đăng ngày 20/05/2021, ta phân tích được câ

u phức thành phần vị ngữ: “Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội)” là chủ ngữ lớn; “tổ ch

ức diễn tập phương án phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ bầu cử đại biểu Qu

ốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026” là vị ng

ữ lớn với “tổ chức diễn tập phương án phòng, chống dịch Covid-19” là vị ngữ

1, “phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026” là vị ngữ 2

Hiện nay, kiểu câu phức được sử dụng với tần suất khá nhiều, nhằm truy

ền tải nội dung đầy đủ, nhiều chiều nhất

2.4 Về biện pháp tu từ

2.4.1 Sử dụng các phép liên kết hợp lý

Để gắn bó các câu, về hình thức, người ta sử dụng những phương tiện li

ên kết (như từ, ngữ, cấu trúc) thuộc những phương thức liên kết nhất định Có

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w