1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TVTH - Khảo sát, đánh giá những ưu, nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo VietnamNet

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận TVTH - Khảo Sát, Đánh Giá Những Ưu, Nhược Điểm Về Phương Diện Ngôn Ngữ Trên Báo VietnamNet
Trường học trường đại học
Chuyên ngành ngôn ngữ học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 88,55 KB

Nội dung

Chính sự phong phú trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử đã k hiến cho loại hình truyền thông này trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng.. Song, chính sự phong phú trong ngôn ngữ, kết

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

So với nhiều loại hình báo chí trước đó, báo mạng điện tử có rất nhiều lợ

i thế vượt trội Nó phá vỡ tính định kì của báo chí, tính chất thời sự của thông ti

n được đẩy nhanh lên từng phút, từng giây Để đăng tải thông tin, người ta khôn

g cần một hệ thống nhà in hay máy phát sóng mà chỉ cần có máy tính được nối mạng internet

Chính sự phong phú trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử đã k hiến cho loại hình truyền thông này trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng Song, chính sự phong phú trong ngôn ngữ, kết hợp với một đặc tính nổi bật của báo mạng điện tử là thông tin được đăng tải nhanh chóng đã khiến loại hình báo ch

í này mắc không ít lỗi văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ Việc nhận diện lỗi văn hóa trong ngôn ngữ báo mạng, từ đó rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục

và đưa ra mô hình chuẩn mực cho việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng là vấn đề c

ần được quan tâm nghiên cứu để góp phần trả lại sự trong sáng cho ngôn ngữ c

ủa một loại hình báo chí đang rất được giới trẻ ưa chuộng: báo mạng điện tử

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1: Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhận diện được vấn đề chuẩn m

ực ngôn ngữ báo chí và thực trạng vi phạm trong việc sử dụng từ của ngôn ngữ báo chí hiện nay, từ đó làm rõ những nguyên nhân, đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng ngôn ngữ báo chí

Trang 2

2.2: Nhiệm vụ nghiên cứu của để tài: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn

đề lý thuyết về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí và vấn đề sử dụng từ của báo chí; thứ hai, phân tích, làm rõ thực trạng sử dụng ngôn từ của báo chí hiện na y; thứ ba, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng ng

ôn ngữ báo chí

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu đặc điểm sử dụng ngôn

ngữ của báo Vietnamnet xét trên các phương diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng

và các biện pháp tu từ

3.2: Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các tin đã đăng tải trên báo m

ạng điện tử Vietnamnet từ năm 2005 đến năm 2015

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

4.1: Ý nghĩa lý luận: Đề tài tổng hợp, hệ thống hóa, làm rõ hơn một số v

ấn đề lý thuyết về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí Đồng thời, đề tài xây dựng cơ

sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá những hiện tượng lệch chuẩn trong việ

c sử dụng ngôn từ báo chí Từ đó, đề tài trở thành nguồn tài liệu cho những côn

g trình khoa học có liên quan sau này

4.2: Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của việc khảo sát, phân tích, đánh gi

á và các giải pháp được đề xuất về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí và vấn đề

sử dụng ngôn từ báo chí có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý, lãnh đạo, n

Trang 3

hững phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên, trong việc nâng cao chất lượ

ng các tác phẩm báo chí

4.3: Điểm mới của tiểu luận: Tiểu luận không chỉ dừng lại trong việc tổ

ng hợp, hệ thống hóa lại những lý thuyết chung về chuẩn mực ngôn ngữ báo c

hí và vấn đề vi phạm sử dụng từ trong báo chí hiện nay Mà những hình ảnh, kh

ảo sát trong quá trình tham gia cũng như thực hiện tiểu luận cũng được chỉ rõ t rong đề tài này Đây chính là điểm mới để cho nhà báo, phóng viên có thể thấ

y rõ đượcc những hạn chế cần phải được khắc phục trong thời gian tới

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

Chương 2: Thực trạng về cách sử dụng ngôn ngữ trên báo Vietnamn et.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngôn ngữ báo chí.

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ NGÔN NGỮ

VĂN BẢN TRONG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1: Nhận thức chung về báo mạng điện tử

1.1.1: Các loại hình báo chí

Khái niệm báo chí: là “hình thức thông tin tuyên truyền có tính chất đại chúng, được thể hiện qua các ấn phẩm định kỳ hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác như truyền thanh, truyền hình, internet”

Các loại hình báo chí gồm báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin th ông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình , chương trình nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thu

ật khác nhau), báo mạng điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài

Như vậy, ngoài báo in, tạp chí, báo chí còn bao gồm phát thanh, truyền h ình, báo ảnh, tạp chí và báo mạng điện tử Trong các loại hình báo chí trên thì b

áo mạng điện tử trẻ nhất, ra đời muộn nhất nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất

1.1.2: Khái niệm báo mạng điện tử

Hiện nay vẫn chưa tìm được sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu báo chí và cơ quan quản lý Nhà nước về thuật ngữ này: “Báo điện tử là loại hình b

Trang 5

áo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính” Có thể kể đến các thuật n

gữ trong báo điện tử được sử dụng phổ biến như báo Lao động điện tử, Nhân d

ân điện tử, báo điện tử Vietnamnet, báo điện tử Vnexpress…Ngoài ra còn có th uật ngữ báo online như Tuổi trẻ online, Tiền phong online…

1.1.3: Đặc điểm của báo mạng điện tử

So với các loại hình báo chí khác, báo mạng điện tử có rất nhiều ưu thế (

về tốc độ lan truyền ngay tức thì, phạm vi tác động không giới hạn, sự hấp dẫn

do tính tương tác cao, tính cá nhân triệt để…) nên đã mạnh mẽ thu hút công ch úng hiện đại - nhất là giới trẻ Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng: ở nước ta hi

ện nay, các loại hình báo chí vẫn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau để c ùng phát triển Báo mạng điện tử không thể thay thế hoàn toàn cho báo in, phát thanh, truyền hình Chính nhu cầu của cuộc sống là nguyên nhân quyết định

sự tồn tại của mỗi loại hình báo chí

1.1.4: Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Trong thời đại 4.0, cùng với sự phát triển của các trang mạng xã hội, báo mạng điện tử cũng góp một phần quan trọng trong việc truyền tải thông tin đế

n cộng đồng một cách nhanh chóng, mang tính thời sự Kể từ khi được du nhập vào Việt Nam, loại hình báo chí này đã và đang có những bước phát triển đán

g kể, trở thành một nguồn tin được đông đảo độc giả tìm đến với những ưu điểm vượt trội

Trang 6

Đưa tin nhanh là một lợi thế và cũng là một tiêu chí hàng đầu của các bá

o mạng điện tử Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là trận địa nóng b ỏng nhất Đối với những sự kiện lớn được công chúng quan tâm đặc biệt, họ cò

n có thể tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh (web TV) và bằng chữ để độc giả có thể theo dõi liên tục sự kiện đang diễn ra

Ngoài số lượng phóng viên có hạn của mình theo dõi từng lĩnh vực, các báo chỉ có thể dựa vào mạng lưới đông đảo cộng tác viên và cộng đồng bạn đọ

c thân thiết gắn bó với tờ báo Tờ báo nào xây dựng được đội quân này đông đ

ảo hùng mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thông tin nhanh

Một xu hướng nữa của báo mạng điện tử là tích hợp nhiều loại hình báo chí Giờ đây khi vào một trang báo, công chúng không chỉ được đọc bài viết c

ủa phóng viên mà còn có thể theo dõi được cả bài viết đó dưới nhiều loại hình khác như là phát thanh, clip Để có thể hút công chúng và tận dụng tối đa ưu th

ế của công nghệ, các tờ báo mạng điện tử ngày nay đã kết hợp nhiều loại hình truyền thông vào tờ báo trực tuyến của mình Từ cập nhật bài viết của báo in, x

ây dựng các chương trình phát thanh, xem các clip… Điều đó đã tạo ra sự đa d ạng cho tờ báo điện tử

Báo mạng điện tử ngày càng chiếm lĩnh lực lượng công chúng đông đảo hơn, nhất là với giới trẻ Nhận thức được điều này, hàng loạt các tờ báo giấy c ũng nhanh chóng cho ra phiên bản báo mạng điện tử như Tuổi trẻ với tuoitre.c om.vn, Tiền phong với tienphongonline.com.vn, Nhân dân với

Trang 7

nhandan.com.vn, Lao động với laodong.com.vn, Sài Gòn giải phóng có sggp.o rg.vn…

1.2: Ngôn ngữ trong báo chí

1.2.1: Khái niệm ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí là toàn bộ các tín hiệu và các quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo dùng để chuyển tải thông tin trong tác phẩm báo chí.[3] Ngôn ngữ là đ

ặc trưng của các quá trình chuyển tải thông tin báo chí

Trong phát thanh và truyền hình, “ngôn ngữ báo chí” lại thực hiện chức năng biểu đạt theo yêu cầu của truyền thông mới Ngôn ngữ phát thanh phải th

ật chọn lọc, rành mạch, dễ hiều, hạn chế từ láy, từ tượng thanh, phù hợp với thời lượng phát sóng và vướt qua những trở ngại của sự tiếp nhận thính giác, t heo dòng tuyến tính “một đi không trở lại” Trong truyền hình, ngôn ngữ khôn

g giữ vị thế độc tôn, toàn trị như trong báo in, mà chỉ là một trong những yếu t

ố quan trọng, cấu thành hệ thống các phương tiện chuyển tải thông điệp

1.2.2: Đặc điểm ngôn ngữ báo chí

a Đặc điểm ngữ âm: Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ chuẩn: phát âm chuẩn xác, dễ nghe, ngữ điệu phù hợp nội dung Phải viết đúng chính tả, chữ viết dễ đọc, dễ nhận dạng

b Đặc điểm từ vựng: Báo chí sử dụng từ ngữ toàn dân, có tính thông dụ

ng cao Các từ ngữ xã hội (từ nghề nghiệp, tiếng lóng, biệt ngữ) xuất hiện hạn

Trang 8

chế Ngôn ngữ báo chí còn sử dụng lớp từ ngữ thuộc nghề báo và lớp từ ngữ đ ược cấu tạo đặc biệt mang màu sắc biểu cảm

c Đặc điểm ngữ pháp: Sử dụng kết hợp những yếu tố khuôn mẫu và yếu

tố diễn cảm Thường dùng câu khuyết chủ ngữ, đảo chủ vị, câu có nhiều th ành phần tách biệt, câu đặc biệt

d Các đặc điểm diễn đạt khác: Văn bản báo chí thường dùng những các

h diễn đạt biểu cảm, giàu hình ảnh; sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁCH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN

BÁO VIETNAMNET 2.1: Báo mạng điện tử Vietnamnet

Khởi điểm ban đầu của Vietnamnet là trang thông tin VASC Orient đượ

c thành lập ngày 19/12/1997, trực thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông ( VASC) - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Thời điểm đ

ó, Vietnamnet là hệ thống thông tin trực tuyến đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam Ngày 23/1/2003, Vietnamnet chính thức được cấp phép hoạt động dưới t

ên miền vietnamnet.vn (hoặc vnn.vn) Tờ báo có các chuyên mục như quốc tế, công nghệ thông tin, thể thao, âm nhạc, thời trang và trực tuyến phỏng vấn, ng

he nhạc

2.2: Những đặc điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo VietnamNet

Thực tế cho thấy, báo mạng điện tử Vietnamnet là một trang báo lớn, ng

ày càng uy tín và có nhiều độc giả theo dõi Việc đăng tải các thông tin trên we bsite chính thức của báo đã được kiểm duyệt kỹ càng qua nhiều khâu nên đáp ứ

ng được các chuẩn mực trong cách sử dụng ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ t rong báo mạng điện tử nói riêng Trong bài tiểu luận này, tôi xin phép được đề cập nhiều hơn đến các lỗi thường gặp trong việc sử dụng ngôn ngữ của báo Vi etnamnet Mục đích chính là đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị một số giải pháp đ

ể xây dựng chuẩn mực văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử, phầ

Trang 10

n nào giúp ích cho những người làm báo và công chúng của báo mạng điện tử trong việc cung cấp thông tin cũng như tiếp nhận thông tin

2.2.1: Đặc điểm trên phương diện ngữ âm, chữ viết

Nhược điểm dễ nhận thấy ở phần ngữ âm, chữ viết đó là lỗi chính t

ả Các lỗi chính tả thường gặp thường là: vô hình chung, sáng lạn, cọ sát, th

ăm quan, sơ xuất, bổ xung,

Trong một bài báo của Vietnamnet với tiêu đề: “Thót tim kể chuyện giôn

g lốc khiến Hà Nội tan hoang” ra ngày 14/06/2015 có câu: “Giữa cầu, bốn chiếc

ô tô 1 eurospace, 1 chiếc 16 chỗ, 1 sedan, 1 bán tải nằm dúm dó, trước đó l

à một cột đèn nằm ngang giữa đường” Ta dễ nhận thấy có từ “dúm dó” đã bị sai chính tả, từ đúng phải là “rúm ró”

Trong tiêu đề bài báo: “Thừa Thiên Huế: Mưa lốc quấn bay 354 ngôi nh à”, (Vietnamnet, 29/03/2005), từ “quấn bay” phải thay bằng “cuốn bay” Theo như giải thích trong từ điển tiếng Việt có nghĩa là “kéo đi theo trên đà chuyển động mạnh” Có thể tác giả đã đồng nhất “cuốn” và “quấn” vì cách đọc của ha

i từ này gần giống nhau

Ngoài lỗi sai về chính tả còn có lỗi lặp từ Cụ thể, trong một bài báo khá

c, tiêu đề xuất hiện trên bảng kết quả đi cùng tên báo là “Ca sĩ Trần Lập qu

a đời” song khi click vào link, bài viết xuất hiện với tít khác: “Nghệ sĩ Trần L

ập qua đời” Phần mô tả trên bảng kết quả: “Nhạc sĩ Trần Lập vừa qua qua đời tại nhà riêng vì căn bệnh ung thư trực tràng vào trưa nay 17/3” bị lỗi lặp từ v

Trang 11

ô tình đã tách từ khóa “Trần Lập qua đời” gây mất điểm đối với Google Ở sa pô: “Nhạc sĩ Trần Lập vừa qua đời tại nhà riêng vì căn bệnh ung thư trực tràng vào trưa nay 17/3”, phần lỗi chính tả đã được sửa song việc thêm chữ “vừa” đ

ã làm đánh mất từ khóa tối ưu, góp phần làm giảm thứ tự xuất hiện của bài viết trên bảng kết quả của Google

2.2.2: Đặc điểm trên phương diện ngữ pháp

Cũng trong bài “Thót tim kể chuyện giông lốc khiến Hà Nội tan ho ang”, câu “Khiếp sợ nhất vẫn là những người dân lưu hành trên đường lúc cơn dông xảy ra” đã bị mắc lỗi diễn đạt, dễ gây hiểu lầm Có lẽ tác giả định diễn đạt ý “Ai khiếp sợ ”, nhưng viết như vậy, vô hình trung lại thành ra ý “Khiếp

sợ ai”

Nếu ta so sánh câu trên với câu cùng cấu trúc sau: “Khiếp sợ nhất vẫn là những kẻ đói thuốc trên đường đi kiếm cơm đen” thì có thể hiểu là những ngư

ời đi trên đường trong cơn dông là khiếp sợ nhất Vậy, câu này phải diễn đạt lạ

i là “Cảm giác khiếp sợ vẫn còn chưa tan trong lòng những người đi trên đườn

g lúc cơn dông xảy ra”

Trong bài báo được đăng tải ngày 06/04/2011 với tiêu đề “Lễ trao giải C ống hiến 2010: Tùng Dương thắng lớn!” có từ “thắng lớn” Điều này có thể gâ

y hiểu lầm bởi người đọc dễ liên tưởng đến một ván game, cuộc đấu giá hay m

ột ván bài mà ở đó những người chơi sử dụng tiền của hay vật chất để đánh cư

Trang 12

ợc Trong khi đây là một giải thưởng danh giá dành cho những đóng góp tích c

ực trong cộng đồng

Hay trong bài viết: “7 "vùng cấm" cơ thể không nên chạm tay vào” đăng ngày 17/7/2015 Bài viết có 3 tag là: cơ thể, vi khuẩn, vùng cấm Trong đó, từ “vùng cấm” là từ dễ gây nhầm lẫn Đây là tiếng lóng khi được sử dụng trong b ài

2.2.3: Đặc điểm trên phương diện từ vựng

Lỗi từ vựng còn được phát hiện trong câu: “Khiếp sợ nhất vẫn là nhữn

g người dân lưu hành trên con đường lúc cơn dông xảy ra” (Thót tim kể chuy

ện giông lốc khiến Hà Nội tan hoang, Vietnamnet, 14/06/2015) Bởi lẽ khi m

ô tả ai, vật nào đó đang đi trên đường thì người ta dùng từ “lưu thông” chứ kh ông dùng từ “lưu hành” (đưa ra sử dụng rộng rãi)

Câu “Mỗi người có một yếu điểm khác nhau và cái tài, cái duyên k hác nhau” trong bài “Lệ Rơi phản pháo Đàm Vĩnh Hưng” ra ngày 09/06/2015 đáng lẽ phải dùng từ “điểm yếu” (hạn chế, nhược điểm, mặt yếu) thì tác giả lại dùng từ “yếu điểm” (điểm chính, điểm trọng yếu)

Hay trong bài “Hậu trường “bay show xác thịt” của chân dài” (Viet namnet, 14/06/2015) dùng từ “khuyến mại” để diễn đạt ý “khuyến khích mu

a hàng” trong câu: ““Gói hẹn hò” giá 700 được nắm tay bạn gái đi dạo phố

và phải khuyến mại thêm một món quà” “Khuyến mại” là khuyến khích bán hàng, còn “khuyến mãi” mới là khuyến khích mua hàng Trong bài này còn

Trang 13

có câu: “Có nhiều người mẫu bán thân, hay nói thẳng ra là đi làm gái” Đây

là lỗi thiếu từ, làm cho câu văn tối nghĩa, khó hiểu Đáng lẽ ra tác giả phải viết

rõ “đi làm gái gì”, ví dụ như đi làm gái bán dâm (gái bao, gái bán hoa) thì ngư

ời đọc mới hiểu rõ nghĩa và mới chuẩn câu tiếng Việt

2.2.4: Đặc điểm trên phương diện biện pháp tu từ

Trong bài “Nữ tiểu thư nổi tiếng nhà đại gia bậc nhất Việt Nam” đă

ng ngày 20/02/2015 có câu: “Ái nữ Trần Thị Quỳnh Ngọc là con gái của doan

h nhân quá cố Trần Văn Cường và Chủ tịch đương nhiệm tập đoàn Nam Cườn

g Lê Thị Thúy Ngà” “Ái nữ ” là từ Hán Việt với nghĩa “người con gái yêu qu ý” nhưng tác giả lại dùng thêm từ “con gái” dẫn đến lỗi lặp từ không đáng có Câu trên chỉ cần viết “Ái nữ Trần Thị Quỳnh Ngọc của doanh nhân quá cố

” là được Sau đó, ở phần tiêu đề bài báo có ghi “Nữ tiểu thư ”, từ “nữ” đứng trước “tiểu thư” trong khi từ “tiểu thư” đã bao hàm nghĩa “con gái”

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w