1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đại cương quản trị kinh doanh đề bài tìm hiểu một doanh nghiệp hoặc công ty nhà nước theo những yêu cầu về đặc điểm, ưu nhược điểm

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đại cương quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Lan Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại đề bài
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 503,21 KB

Nội dung

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức quản lý dưới hình thức: công ty cổ phần, công ty trách nhi

Trang 1

C

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐẠI CƯƠNG QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề bài: Tìm hiểu một doanh nghiệp hoặc Công ty Nhà nước theo những yêu cầu

v ề: đặc điểm, ưu/ nhược điểm

Mã học phần: TOU1100

Giảng viên: ThS Nguyễn Lan Phương

Lớp: Đại cương quản trị kinh doanh (T2, t1-3) Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4

Trang 2

M ỤC LỤC

A B ẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHÓM 3

B N ỘI DUNG LÝ THUYẾT 4

1 Khái ni ệm Doanh nghiệp nhà nước 4

2 Các đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước 4

3 Phân lo ại Doanh nghiệp nhà nước 6

3.1 Phân loại theo hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước 6

3.2 Phân loại theo nguồn vốn 6

3.3 Phân loại theo mô hình tổ chức quản lý 7

4 Ưu điểm và nhược điểm của loại hình Doanh nghiệp nhà nước 7

4.1 Ưu điểm của Doanh nghiệp nhà nước 7

4.2 Khó khăn của Doanh nghiệp nhà nước 7

5 Tổng công ty Hàng không Việt Nam(Vietnam Airlines) 8

5.1 T ổng quan về Vietnam Airlines 8

5.2 Đặc diểm của Hãng hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines 8

5.3 Thu ận lợi và khó khăn của Vietnam Airline tại thị trường Việt Nam 10

C TÀI LI ỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

A BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHÓM

STT H ọ tên sinh viên MSSV M ức độ tham gia

3 Nguyễn Thị Thu Lộc 21031400 100% Hoàn thành tốt

4 Nguyễn Thị Thùy Linh 21031395 100% Hoàn thành tốt

5 Nguyễn Thùy Linh 21031396 100% Hoàn thành tốt

6 Pham Nguyễn Quang Minh 21030183 100% Hoàn thành tốt

Nhận xét chung:

- Tất cả thành viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng và phát triển bài tập

- Tất cả các thành viên đều có ý thức trách nhiêm, hoàn thành công việc đúng thời hạn được phân công công việc

- Có sự sáng tạo, tập trung trong quá trình làm bài tập

Trang 4

B NỘI DUNG LÝ THUYẾT

1 Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước

Trong thời buổi kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nước ta nên sự ra đời và phát triển của các mô hình kinh doanh là doanh nghiệp tư nhân, Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Doanh nghiệp Nhà nước thường là các ngành kinh doanh chủ chốt của đất nước như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xăng dầu, hàng không,

Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp Nhà nước

có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ

VD: T ập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu

Vi ệt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

2 Các đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước

Về cơ bản, Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm sau:

a) Về vai trò, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân được giao chức năng kinh doanh và chức năng hoạt động công ích Ngày nay, chúng

ta không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn, công ty/ doanh nghiệp nhà nước và mang lại những lợi ích tích cực, song song với đó cũng tồn tại nhiều hạn chế và bất cập như: sự công bằng và tiến bộ xã hội, các yếu tố về môi trường xã hội,…

Việc các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng nhìn chung nó có những ý nghĩa quan trọng trong việc tập trung phát triển nền kinh tế Việt Nam: tăng trưởng kinh tế đi đôi với sự tiến bộ xã hội, sự ổn định về chính trị; đảm bảo được lợi ích của địa đa số nhân dân lao động; là “đầu tàu” trong việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt (các lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư,

có hàm lượng khoa học cao); đảm bảo phát triển năng lực cạnh tranh của quốc gia;… b) Ch ủ sở hữu là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác Với

tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết

Trang 5

định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu

tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp…

c) Sở hữu vốn: Doanh nghiệp nhà nước có thể sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần góp vốn chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ)

d) Hình thức tồn tại: Doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại Nếu doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các lọa hình doanh nghiệp như: Công ty nhà nước, Công ty cổ phần nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

e) Lĩnh vực hoạt động: Để đảm bảo thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm và chức năng chủ đạo, phạm vi vốn đầu tư nhà nước chỉ được giới hạn trong 4 ngành, lĩnh vực sau:

+Cung ứng sản phẩm/ dịch vụ công ích thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội

+Lĩnh vực phục vụ cho anh ninh quốc phòng theo quy định của chính phủ

+Lĩnh vực độc quyền tự nhiên

+Ứng dụng CN cao, đầu tư lớn tạo động lực phát triển cho các lĩnh vực khác và kinh

tế

f) Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

g) Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp Với tư cách là một chủ thể có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng; Doanh nghiệp nhà nước tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng về mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của DN

h) Lu ật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần,

công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp (Luật

số 59/ 2020/ QH14)

Trang 6

3 Phân loại Doanh nghiệp nhà nước

3.1 Phân loại theo hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước.

Theo điều 88 luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp nhà nước gồm các loại

hình sau:

 Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước

 Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp

 Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ Tổ chức quản lí

 Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn Được tổ chức

và hoạt động theo luật doanh nghiệp

 Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp

3.2 Phân loại theo nguồn vốn

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều

lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

Trang 7

 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

3.3 Phân loại theo mô hình tổ chức quản lý.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:

 Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;

 Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát

Mọi quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như kiểm soát nguồn vốn, lợi nhuận đều thuộc quyền của nhà nước nên mô hình kinh doanh này khá kém hiệu quả Tuy nhiên, song song với đó, doanh nghiệp cũng được hưởng rất nhiều những quyền lợi liên quan đến pháp luật, tài chính như thuế

4 Ưu điểm và nhược điểm của loại hình Doanh nghiệp nhà nước

4.1 Ưu điểm của Doanh nghiệp nhà nước

- Thành lập, quản lý và điều hành bởi nhà nước: Điểm mạnh của các doanh nghiệp

nhà nước chính là cách giải quyết vấn đề Nó mang tính thống nhất, đồng bộ, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế

- Nguồn lực tài chính vững chắc, quy mô lớn, tiếp cận thông tin thương mại, thị trường nhanh

- Thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn Đây là

nguồn tài nguyên nhanh chóng và dồi dào, nên doanh nghiệp nhà nước sẽ không quá lo lắng trong việc huy động vốn

- Được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra Đối với những sản phẩm kinh

doanh của doanh nghiệp thì đã được nhà nước đăng ký bảo hộ và cam kết

- Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh

Doanh nghiệp nhà nước thì luôn chiếm được ưu thế ưu tiên, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây thì với sự cạnh tranh sản phẩm, thị trưởng không ngừng gia tăng của các doanh nghiệp tư nhân Nên việc cạnh tranh và cách tạo uy tín tùy thuộc vào cách tiếp cận thị trường của các bên Đây là con số công bằng và ngang nhau

- Được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế

4.2 Khó khăn của Doanh nghiệp nhà nước

- Chưa có sự năng động sáng tạo vì các doanh nghiệp chỉ thụ động trong sản xuất,

mọi quyền quyết định đều thuộc quản lí cấp trên Lợi nhuận có được cũng thuộc về

Trang 8

nhà nước, các doanh nghiệp chỉ được hưởng mức lương ấn định Đây chính là nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước

- Hạn chế về nhân sự: đôi khi không có sự năng động, và tính cạnh tranh công việc

cao như doanh nghiệp ngoài nhà nước điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của chính doanh nghiệp nhà nước

- Thủ tục trình lên báo cáo phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua,

gián đoạn tiến độ dự án

- Doanh nghiệp nhà nước nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước

5 Tổng công ty Hàng không Việt Nam(Vietnam Airlines)

5.1 T ổng quan về Vietnam Airlines

Vietnam Airline là Hàng hàng không Quốc gia Việt Nam, được thành lập tháng 4/1993.Theo số liệu năm 2021, Vietnam Airline hiện đang khai thác hơn 97 đường bay tới 18 điểm nội địa, 35 điểm đến quốc tế với trung bình 360 chuyến bay mỗi ngày Trước năm 2002, Vietnam Airlines sử dụng hình ảnh con cò bay qua ánh trăng rằm làm biểu tượng Đến 20/10/2002, Vietnam Airlines tổ chức giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng” đánh dấu sự thay đổi toàn diện, tái cấu trúc với chương trình hiện đại hóa đội ngũ bay, mở rộng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành hãng hàng không tầm cỡ khu vực và thế giới

Là một trong 10 hãng hàng không truyền thống được gắn 4 sao trở lên tại khu vực Châu

Á, Vietnam Airlines cho thấy sự lớn mạnh và phát triển theo một chiến lược riêng để cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ khác như Vietjet Air, Jetstar Pacific, BamBoo Airways… đang ngày càng được mở rộng trên thị trường

5.2 Đặc điểm của Hãng hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines

5.2.1 Vietnam Airlines gi ữ vai trò chủ đạo trong thị trường nội địa về ngành hàng không

Vai trò v ận tải, giao thương: Vai trò vận tải, giao thương là vai trò quan trọng nhất

của ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng Việc vận tải giúp duy trì chuỗi giá trị của cả nền kinh tế, đảm bảo thông thương và hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt là duy trì ổn định quá trình xuất/nhập khẩu hàng hóa, giúp cải thiện đời sống xã hội của người lao động, đảm bảo chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu

Trang 9

Động lực phát triển của nhiều ngành kinh tế: Ngành hàng không chính là chiếc cầu

nối quan trọng cho tăng trưởng của nhiều ngành khác, trong đó đặc biệt là ngành du lịch

và sản xuất chế biến Đây là các ngành kinh tế có vai trò mũi nhọn của Việt Nam

Đóng góp thu ngân sách: Trước khi đại dịch xảy ra và tình hình hoạt động gặp khó

khăn, Vietnam Airlines tạo ra nguồn thu ngân sách khá đáng kể cho nhà nước Cụ thể cuối năm 2018 hãng đã nộp ngân sách 6,600 tỷ đồng, cuối năm 2019 là hơn 7,300 tỷ đồng

Vai trò gi ải quyết việc làm: Vietnam Airlines tạo ra công ăn việc làm cho hơn 20,000

người lao động trong và ngoài nước Đây là một con số không hề nhỏ và trong đó bao gồm nhiều lao động chất lượng cao, đặc biệt là các kỹ sư, phi công

Vai trò văn hóa, chính trị, quốc phòng: Vietnam Airlines là công cụ quan trọng của

nhà nước để thực hiện các hoạt động liên quan đến chính trị, an ninh quốc phòng, cứu trợ nhân đạo, Ví dụ như chiến dịch đưa người Việt từ các vùng dịch trên thế giới về nước như thời gian vừa qua Ngoài ra, hãng hàng không quốc gia cũng góp phần thể hiện bộ mặt, hình ảnh và văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè trên toàn thế giới

5.2.2 Ch ủ đầu tư của Vietnam Airlines

Năm 2021, Các cổ đông lớn nhất của Vietnam Airlines với tỷ lệ sở hữu tương ứng là

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (55,20%), Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (31,14%) và Tập đoàn ANA ( All Nippon Airways - Tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản) (5,62%)

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước đầu tư tại Vietnam Airlines là Bộ Giao thông vận tải, có địa chỉ tại 80 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

5.2.3 Tr ụ sở chính của Vietnam Airlines

Trụ sở văn phòng của Vietnam Airlines hiện nay có địa chỉ tại 200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

Với mạng lưới phân phối phát triển nhanh chóng với 10.240 phòng vé (tính đến tháng 12/2016) cùng 31 chi nhánh và văn phòng đại diện trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vietnam Airlines bao phủ thị trường tại 4 châu lục nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới Tại Việt Nam, Vietnam Airlines có 5 đơn vị trực thuộc, 25 chi nhánh và có mặt tại 20 tỉnh/thành phố lớn tại Việt Nam

5.2.4 Hình th ức doanh nghiệp tồn tại của Vietnam Airlines

Với số vốn sở hữu nhà nước trên 50% (cụ thể 86,34%), Vietnam Airlines hiện tại đang tồn tại dưới hình thức là công ty cổ phần

Trang 10

Tháng 9/2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty HKVN Đến 11/2014 Vietnam Airlines hoàn thành chào bán cổ phần lần đầu

ra công chúng Và đến tháng 03/2015 Vietnam Airlines họp Đại hội đồng Cổ đông lần đầu thông qua Điều lệ Công ty Cổ phần

5.2.5 Trách nhi ệm tài sản

Vietnam Airlines thực hiện trách nhiệm tài sản của mình theo những nội dung sau:

 Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại VIETNAM AIRLINES và vốn VIETNAM AIRLINES tự huy động

AIRLINES trong phạm vi số tài sản của VIETNAM AIRLINES

 Định kỳ đánh giá lại tài sản của VIETNAM AIRLINES theo quy định của pháp luật

 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

5.2.6 Tư cách pháp lý.

Tư cách pháp nhân của VIETNAM AIRLINES được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Điều

lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 183/2013/NĐ-CP như sau:

a) Tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này

b) Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình; chịu trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con và công ty liên kết trong phạm vi số vốn do VIETNAM AIRLINES đầu tư

c) Quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, thương hiệu, biểu tượng riêng của VIETNAM AIRLINES theo quy định của pháp luật

5.3 Thu ận lợi và khó khăn của Vietnam Airline tại thị trường Việt Nam

5.3.1 Thu ận lợi

a) Thành l ập, quản lý và điều hành bởi nhà nước:

Ngày 15/1/1956, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng

ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục hàng không dân dụng Việt Nam Đây cũng được

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w