1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TVTH - Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ báo mạng điện tử (Dựa trên cứ liệu báo Nhân Dân điện tử)

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát, Đánh Giá Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Về Phương Diện Ngôn Ngữ Báo Mạng Điện Tử (Dựa Trên Cứ Liệu Báo Nhân Dân Điện Tử)
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngôn Ngữ
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 705,2 KB

Nội dung

Bêncạnh sự trau chuốt, xử lý phương diện ngôn ngữ tốt thì loại hình báo chí nàycũng gặp những nhược điểm về vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử.. Vì thế, việc đánh giá những ưu điểm

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Năm 1992, phiên bản điện tử của tờ Chicago “ra mắt” ở Mĩ đánh dấu sự

ra đời của loại hình báo chí hoàn toàn mới trên thế giới: loại hình báo mạng điện

tử hay còn gọi là báo trực tuyến, báo Internet

So với nhiều loại hình báo chí trước đó, báo mạng điện tử có rất nhiều lợithế vượt trội Nó phá vỡ tính định kì của báo chí, tính chất thời sự của thông tịnđược cập nhật từng phút, từng giây Để đăng tải thông tin, người ta không cần hệthống nhà in hay máy phát sóng mà chỉ cần có máy tính được kết nối Internet

Cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, công nghệ kếtnối, số lượng các tờ báo mạng điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyềntải đầy đủ thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo chí truyền thống khác đã

và đang cung cấp

Nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên việc sử dụngcác thành tố ngôn ngữ để chuyển tải tin một cách hiệu quả là rất cần thiết với báomạng điện tử

Chính sự phong phú trong việc sử dụng ngôn ngữ, báo mạng điện tử đãkhiến cho loại hình truyền thông này trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng Bêncạnh sự trau chuốt, xử lý phương diện ngôn ngữ tốt thì loại hình báo chí nàycũng gặp những nhược điểm về vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử

Vì thế, việc đánh giá những ưu điểm, nhược điểm về phương diện ngônngữ báo mạng điện tử tiêu biểu là báo Nhân Dân điện tử, từ đó rút kinh nghiệm,tìm ra những giải pháp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm là vấn đề cầnđược quan tâm và nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1 Mục đích khảo sát

Trang 2

Việc khảo sát của tiểu luận hướng tới làm sáng tỏ các vấn đề lí luận vềngôn ngữ báo mạng điện tử.

Thứ hai, khảo sát những ưu điểm, nhược điểm về phương diện ngôn ngữbáo mạng điện tử

Từ đó, đánh giá và tìm giải pháp khắc phục về việc sử dụng ngôn ngữnhằm nâng cao chất lượng của báo mạng điện tử

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, tôi sẽ đề ra những nhiệm

vụ sau:

Làm rõ một số vấn đề mang tính lí luận liên quan đến đề tài như: nhậnthức chung về báo chí, báo mạng điện tử, khái niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ báomạng điện tử

Khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ trên tờ báo điện tử qua 4 phươngdiện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ Từ đó, đánh giá những ưuđiểm, nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên tờ báo mạng điện tử

Thông qua những nghiên cứu mang tính lí luận và kết quả khảo sát thực

tế, tiểu luận sẽ đề xuất những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phụcnhược điểm, tránh lỗi trong sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử

3 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.

3.1 Cơ sở lí luận

Dựa trên lí luận nghiệp vụ của ngành báo chí trong nước và trên thế giới.Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhànước Việt Nam về báo chí, công tác thông tin truyền thông trong lĩnh vực báochí

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp vớiphương pháp nghiên cứu thực tiễn để rút ra kết luận khoa học.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại

và hệ thống hóa lý thuyết về lĩnh vực ngôn ngữ báo mạng điện tử

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp khảo sát các tư liệu tác phẩm báo chí

+ Phương pháp xử lý thông tin: xử lý các kết quả, thông tin thu thập được

từ những tác phẩm báo chí trên báo Nhân Dân điện tử

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong tiểu luận, đối tượng nghiên cứu hướng tới: Phương diện ngôn ngữvăn bản báo mạng điện tử

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong tiểu luận nghiên cứu: “Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhượcđiểm về phương diện ngôn ngữ báo mạng điện tử” (dựa trên cứ liệu báo Nhândân điện tử), em xin nghiên cứu khảo sát trang báo Nhân Dân điện tử qua 6chuyên mục: Kinh tế, Văn Hóa, Xã hội, Pháp luật, Giáo dục, Du lịch Bởi vì đây

là trang báo lớn, là cơ quan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của Đảng, nhànước và nhân dân., lượng thông tin lớn, chuẩn xác, uy tín và đáng tin cậy

Thời gian khảo sát: Từ ngày 31/03/2021 đến 24/5/2021

5 Kết cấu tiểu luận.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nộidung chính của tiểu luận chia thành 3 nội dung cơ bản:

1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

Trang 4

2 Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ báo mạng điện tử trên tờ báo Nhân Dânđiện tử.

3 Giải pháp hạn chế các lỗi sai về ngôn ngữ báo mạng điện tử trên tờ báoNhân Dân điện tử

Trang 5

NỘI DUNG

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

1.1 Báo chí và báo mạng điện tử.

1.1.1 Nhận thức chung về báo chí

Ngày nay, có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa về báo chí TheoĐiều 3, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 2016 đượcQuốc hội khóa XIII thông qua năm 2016 thì: “Báo chí là là sản phẩm thông tin

về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âmthanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảocông chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”

Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiệnthông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quanĐảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhândân

1.1.2 Nhận thức chung về báo mạng điện tử

Báo mạng hay báo chí Internet tồn tại, phát triển gắn liền với sự ra đời vàphát triển của hệ thống Internet trên toàn cầu Trên thế giới và ở Việt Nam, loạihình báo chí này có các tên gọi như: báo điện tử (Electronic Journal), báo trựctuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet(Internet Newspaper) và báo mạng điện tử

Trong điều 3, chương I của Luật Báo chí 103/2016/QH13 ngày05/04/2016 về Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông quangày 05/04/2016 có giải thích thuật ngữ chỉ loại hình báo chí này như sau: “Báođiện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyềndẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”

Trang 6

Hay theo giáo trình Tác phẩm báo mạng điện tử” cũng có viết: “Báomạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của mộttrang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tinmột cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”.

Ngoài ra, theo cuốn “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” còn cómột cách định nghĩa ngắn gọn về báo mạng điện tử như sau: “Báo mạng điện tử

là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web vàphát hành trên mạng Internet”

1.2 Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử.

1.2.1 Nhận thức chung về ngôn ngữ

Ngôn ngữ là “hệ thống những âm, từ, câu và những quy tắc kết hợp chúnglàm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng”, đồng thời ngôn ngữcũng là “hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo”

Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ là một khái niệm khá rộng và được hiểumột cách linh hoạt, bao gồm tất cả các yếu tố có thể chuyển tải thông tin vớinhiều dạng thức khác nhau

1.2.2 Nhận thức chung về ngôn ngữ báo mạng điện tử

Ngôn ngữ báo chí là kiểu ngôn ngữ phi nghệ thuật dùng để thông báo tintức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luậnquần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH Tồn tại ở 2 dạng: nói (thuyếtminh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình) & viết (báo viết)

Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sư, tính ngắngọn; tính sinh động, hấp dẫn

Các loại hình báo chí khác nhau sử dụng ngôn ngữ không giống nhau.Riêng báo mạng điện tử là loại hình báo chí đa dạng nhất về thành tố ngôn ngữ,

Trang 7

bao gồm yếu tố chữ viết, hình ảnh, âm thanh… với đặc điểm ngắn gọn, rõ ràng

và dễ hiểu

2 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGÔN NGỮ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TRÊN TỜ BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ.

2.1 Vài nét về báo Nhân Dân điện tử.

Báo Nhân Dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam,Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11-3-1951tại Chiến khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Báo Nhân Dân kế tục truyền thống báo Thanh Niên do Chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập ngày 21-6-1925 và các báo Tranh Đấu, Dân Chúng, Cờ GiảiPhóng, Sự Thật

Báo Nhân Dân có quan hệ hữu nghị, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp

vụ với nhiều báo trên thế giới

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước vàtrong sự nghiệp đổi mới xây dựng nước Việt Nam vì "Dân giàu, nước mạnh, xăhội công bằng, dân chủ, văn minh", báo Nhân Dân luôn có mặt trên những trậntuyến nóng bỏng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước,đồng thời là diễn đàn tin cậy của nhân dân

Trong gần 30 năm Đổi mới do Đảng CS Việt Nam phát động từ Đại hội

VI năm 1986, báo Nhân Dân đã tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh tâm tư,nguyện vọng, sáng kiến và ý chí của các tầng lớp nhân dân, tham gia tổng kếtthực tiễn, hoàn thiện đường lối Đổi mới ( theo báo Nhân dân điện tử )

2.2 Khảo sát ngôn ngữ báo mạng điện tử trên trang báo Nhân Dân điện tử

Thời gian khảo sát: 31/03/2021 đến 24/05/2021

Trang 8

Các mục tiến hành khảo sát: Kinh tế, Văn hóa, Pháp luật, Xã hội, Giáodục, Du lịch.

2.2.1 Về phương diện ngữ âm.

Ngữ âm và chữ viết là hai thứ chất liệu cơ bản để tạo nên tín hiệu ngônngữ Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, một thành tựuđánh dấu sự phát triển của nhân loại Mặc dù chỉ là những đường nét được dung

để ghi lại âm thanh theo sự quy ước chung của xã hội, tuy nhiên chữ viết lại cótác dụng củng cố chuẩn mực ngữ âm bởi tính định hình của nó Hệ thống chữviết biểu thị hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ Chữ viết cũng góp phầnthống nhất ngôn ngữ Ngoài ra, chữ viết còn có khả năng mở rộng phạm vi sửdụng ngôn ngữ vượt qua cả không gian, thời gian và có giá trị lưu trữ, bảo tồn

“Ngôn ngữ viết truyền đi và trữ lại một khối thông lượng thông tin lớn lao.Ngôn ngữ viết là công cụ chủ yếu của sự phát triển xã hội” (trích “ Hoàng Tuệ,tuyển tập ngôn ngữ học” 2001, tr 355)

2.2.1.1 Ưu điểm

a) Về vấn đề chính tả

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ cần có tính chính xác cao, tính chất nàyđặc biệt quan trọng Bởi lẽ, đặc điểm của ngôn ngữ báo mạng điện tử khi thunhận thông tin đến khi truyền phát thông tin đều có tính phi định kỳ, tốc độnhanh chóng nên việc xảy ra lỗi biên tập là khó tránh khỏi Với sự phát triểnmạnh mẽ về ngành truyền thông nói chung và ngành báo chí nói riêng ở Việt

Trang 9

Nam hiện nay, vấn đề về ngữ âm ngôn từ được các cơ quan báo chí rất chútrọng, trau chuốt tỉ mỉ, rà soát cẩn thận Đặc biệt là báo Nhân Dân điện tử.

Nhân Dân điện tử cho độc giả thấy sự hoàn thiện cho từng chi tiết trongbài báo, từ phấn tít, sapo đến nội dung tin bài, cho nên lỗi chính tả là hiếm hoi,thanh điệu được đặt đúng, chuẩn mực theo quy tắc tiếng Việt

Ví dụ: Trong tin bài “Quán ăn ven đường TP Hồ Chí Minh không được bán tại chỗ” có đoạn như sau: “Chủ tịch UBND thành phố cũng chỉ đạo

Sở Thông tin và Truyền thông phổ biến thông tin trên các kênh truyền thông đạichúng về những địa điểm có ổ dịch, Công an thành phố, UBND các địa phương, Tổ Covid – 19 cộng đồng thực hiện “rà từng ngõ, gõ từng nhà” để phổ biến

thông tin liên quan dịch bệnh, rà soát, vận động người về từ các tỉnh thành đang

có dịch, người có liên quan đến các ổ dịch của thành phố tự giác khai báo y tếtrung thực để được giám sát y tế phù hợp (theo Mạnh Hảo, 21/05/2021, 12:58)

“Rà soát” là cụm từ thuộc ngôn ngữ nói, khi đưa vào ngôn ngữ viết sẽ dễ

có những nhầm lẫn thành “rà sát” hay “dà soát” Tuy nhiên, các phóng viên vẫnluôn cố gắng để đưa thông tin đến bạn đọc một cách chính xác nhất

b) Về vấn đề viết hoa

Có 3 cấp độ viết hoa: Viết hoa cú pháp, viết hoa tu từ, viết hoa từ vựng

Về vấn đề viết hoa cú pháp: Mở đầu một câu, một đoạn, một đề mục haymột số câu không có chức năng kết thúc câu như sau dấu ngoặc đơn, ngoặc kép,dấu hai chấm… là thành phần liệt kê, lời giải thích hay trích dẫn Các phóngviên của tờ báo nắm rất rõ quy tắc này, lỗi sai ở vấn đề viết hoa cú pháp là hoàntoàn không có

Về vấn đề viết hoa tu từ: Trường hợp viết hoa những danh từ chung vớimục đích, ý nghĩa lịch sự nhằm tôn vinh, sủng ái, nhưng phải gắn với danh từriêng, tên người cụ thể, được cộng đồng tín nhiệm, ví dụ: Ông, Bà, Đồng chí…Thứ hai là một số cấp, chức, danh hiệu, ví dụ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Phó

Trang 10

Thủ tướng … Cuối cùng là một số từ được dung theo nghĩa ẩn dụ, ví dụ: Mẹ(mang nghĩa Tổ quốc, Việt Nam) Trường hợp này các phóng viên cũng chưa đểlại sơ suất gì trong quá trình viết tin bài.

Ảnh: Ví dụ về 3 cấp độ viết hoa trong bài

Về vấn đề viết hoa từ vựng: Đối với danh từ riêng, tên riêng, tên cơ quan,

tổ chức, đơn vị hành chính, một số sản phẩm văn hóa, tên gọi sự kiện lịch sử…Trong cả 3 trường hợp tôi vừa nhắc đến, trong quá trình viết tin bài, các phóngviên đều hoàn toàn cẩn thận, làm đúng theo chuẩn mực tiếng Việt

c) Về vấn đề phiên âm chuyển tự

Trong thời gian khảo sát, với số lượng tin bài ở các mục, tờ báo không cóbài báo phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt

2.2.1.2 Nhược điểm a) Về vấn đề chính tả

Không thể không thừa nhận những mặt tích cực về vấn đề sử dụng ngônngữ báo mạng điện tử của báo Nhân Dân điện tử Tuy nhiên, trong quá trìnhbiên tập, phóng viên báo vẫn còn để lại một vài “hạt sạn”

Ví dụ: Trong tin bài “42 tháng tù giam vì tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” có đoạn sapo như sau: “Ngày 21-5, TAND TP Hòa Bình, tỉnh

Trang 11

Hòa Bình, xét sử Nguyễn Văn Dũng (tức Dũng “trọc”) và bốn bị cáo khác về tội

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” (theo Trần Hảo, 21/05/2021, 20:12)

Trong bài báo, từ “xét sử” mắc lỗi sai chính tả Đây là đặc điểm nổi bậtcủa phương ngữ Bắc Bộ, đó là không phân biệt các từ có phụ âm đầu s và x, tr và

ch, d/ gi/ r Từ sự dị biệt giữa cách đọc và chữ viết ở chỗ giao thời, quá độchuyển sang khẳng định chuẩn khiến cho các tin bài xảy ra lỗi chính tả

b) Về vấn đề thanh điệu

Trong văn bản viết bằng tiếng Việt hiện hành, qui ước chung là dấu thanhđiệu được đánh lên âm chính của âm tiết Theo nguyên tắc, dấu thanh điệu đượcđánh ngay trên hoặc dưới nguyên âm chính Vậy nên, vấn đề là phải nắm đượccấu trúc âm tiết, phân biệt chính xác âm chính với âm đệm, thì việc đánh dấumới không bị nhầm lẫn

Tuy nhiên, trong một tin bài đã xuất hiện một từ thiếu thanh điệu, khiếncho tin tức chưa chuẩn xác:

Ví dụ: Trong đoạn tin “Mùa đào chín sớm trên cao nguyên Bắc Hà”

(Theo Quốc Hồng, 17/05/2021, 06:16) có đoạn như sau: “Quả đào Pháp được

giá, vì mẫu mã đẹp, tươi ngon, lại chín sớm lêch vụ so với đào bản địa truyền

thống nên dễ bán” Với độc giả dễ tính, tin bài này về cơ bản cung cấp đủ thôngtin, nhưng về đúng chuẩn ngữ âm trong tiếng Việt, thì “lêch vụ” hoàn toànkhông có nghĩa! Hơn nữa, chúng ta đang trong quá trình chuẩn hoá ngôn ngữ,tức là đang hướng tới cái đúng Mà cái đúng thì chỉ có một cho nên việc đánhthiếu thanh điệu sẽ làm giảm đi tính nhất quán về mặt ngôn từ, gây khó khăn choviệc học tập, nghiên cứu Đồng thời làm ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của tiếngViệt

2.2.2 Về phương diện từ vựng.

Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành phần cơ sở của Tiếng Việt, bêncạnh ngữ âm và ngữ pháp Mỗi ngôn ngữ đều có một kho từ vựng khổng lồ được

Ngày đăng: 01/01/2025, 08:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w