Khi đọc các bài báo mạng, ta có thể cảm nhận được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt được các nhà báo vận dụng một cách linh hoạt, điều đó đã phần nào thể hiện những ưu điểm v
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Ngôn ngữ báo chí là đại diện cho tiếng nói của một dân tộc, được coi là tiêu chuẩn cho người đọc ở mọi tầng lớp Chính vì thế, báo chí đòi hỏi người viết cần có sự chỉn chu, cẩn thận trong mỗi bài viết của mình Khi đọc các bài báo mạng, ta có thể cảm nhận được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt được các nhà báo vận dụng một cách linh hoạt, điều đó đã phần nào thể hiện những ưu điểm về mặt ngôn ngữ thông qua các bài báo Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại những nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên các mặt báo, đặc biệt là loại hình báo mạng điện tử
Ưu điểm đáng được ghi nhận của báo mạng điện tử là việc cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, liên tục, có tính phổ cập đến độc giả cao Nhưng dường như, từ chính ưu điểm này cũng là nguyên nhân nảy sinh những nhược điểm của loại hình báo chí- này Các nhà báo đa phần chỉ tập trung vào số lượng, tốc độ đưa tin và cách đặt tiêu để để thu hút được nhiều người đọc mà bỏ quên đi chất lượng của một bài báo Sự thiếu cẩn trọng, thiếu tính chuyên nghiệp trong việc xử lí ngôn ngữ vô hình đã tạo nên sự phản cảm đối với người đọc, ảnh hưởng đến cách hành văn, cách nói của độc giả khi ngôn ngữ báo chí luôn được coi là thước đo đánh giá, là chuẩn mực đúng đắn nhất
Trước thực trạng trên, đề tài ra đời nhằm nghiên cứu những ưu, nhược điểm ở phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử, góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt Đề tài sẽ nghiên cứu ngôn ngữ trên báo mạng điện tử ở các phương diện khác nhau như: ngữ âm; từ vựng, ngữ pháp và các biện pháp tu từ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu.
Trang 2Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát, đánh giá ở phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Để thực hiện mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ giải quyết hai vấn đề sau:
- Chỉ ra những ưu và nhược điểm về mặt ngôn ngữ trên các báo mạng
- Đề ra giải pháp khắc phục và hạn chế lỗi
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ, ngôn ngữ báo chí liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu kỹ thực trạng và đánh giá ưu cũng như nhược điểm của ngôn ngữ trên phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ Để từ
đó, đề tài sẽ đề xuất các phương hướng và một số giải pháp cơ bản
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay Cụ thể là những ưu, nhược điểm ở phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
- Phạm vi nghiên cứu là những bài báo trên trang báo mạng Vietnamnet
và Hanoimoi trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021 đến nay
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Cơ sở lí luận.
Các nghiên cứu đánh giá dựa trên cơ sở lý luận của Triết học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và lý luận báo chí Đồng thời, tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật hiện hành của nước Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Để tìm hiểu và nghiên cứu đề tài em đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như sau:
Trang 3- Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: lựa chọn vấn đề từ việc quan sát và tiếp cận đối tượng nghiên cứu thông qua nhiều hình thức
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích các tài liệu của những người
đi trước, những công trình nghiên cứu đã thực hiện để tránh trùng lặp Các tài liệu đa dạng hóa từ sách vở, thư viện, internet,…
- Phương pháp phi thực nghiệm: tiếp cận thông tin qua điều tra từ những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí như phóng viên, biên tập viên,… Điều này giúp đem lại thông tin cập nhật hơn, xác thực hơn mà không có trong tài liệu khác
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG.
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.
1 Khái niệm ngôn ngữ và ngôn ngữ báo chí.
Từ điển tiếng Việt giải thích: “ Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ
và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau”
Theo Giáo sư Hoàng Phê, ngôn ngữ là “hệ thống những âm, từ và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng”, đồng thời cũng là “hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo”
Về khái niệm ngôn ngữ báo chí trong các loại từ điển thì chưa có một khái
niệm cụ thể nào Trong Giáo trình Tác phẩmBáo chí đại cương (TS.Nguyễn Thị
Thoa chủ biên, Mxb Giáo dục, 2012, Tr.72) có đưa ra các định nghĩa: “Ngôn ngữ báo chí là toàn bộ các tín hiệu và quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo dùng để chuyển tải thông tin trong tác phẩm báo chí”
Từ nghiên cứu cụ thể các tác phẩm báo chí, có thể giải thích thêm ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo những tin tức mang tính thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội
2 Đặc điểm cơ bản và các thành phần của ngôn ngữ báo chí trong tác phẩm báo chí.
2.1 Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ báo chí.
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản nhất và có tầm quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập
Trang 5các sự kiện Cũng chính vì vậy mà đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí chính là tính sự kiện Sự kiện tạo nên đặc điểm của ngôn ngữ của báo chí với những tính chất cụ thể
Đặc điểm đầu tiên của ngôn ngữ báo chí chính là tính chính xác Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất giúp báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ tới công chúng Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức với các nhà báo trong giai đoạn hiện nay Nhà báo luôn cần sự nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội Một thông tin nhanh nhạy, chính xác có sức lan tỏa nhanh sẽ nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội Chính điều đó quy định phong cách ngôn ngữ báo chí nói riêng và các ngôn ngữ khác phải đảm bảo tính chính xác Với ngôn ngữ báo chí thì tính chất này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì báo có tính chất định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc sử dụng ngôn ngữ trên báo chí có thể gây ra những hậu quả khó lường
Bên cạnh đó, ngôn ngữ báo chí còn mang tính đại chúng Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Công chúng là người tiếp nhận các tác phẩm báo chí Một sản phẩm báo chí không những thỏa mãn nhu cầu thông tin của một người mà là của nhiều người tùy cấp độ thông tin và tính chất xã hội của nó Một tác phẩm báo chính càng hay bao nhiêu thì sức lan tỏa của nó càng lớn Muốn đạt được điều đó thì ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ mang tính toàn dân, dành cho tất cả mọi người và có tính phổ cập rộng rãi
Không chỉ vậy, ngôn ngữ báo chí mang tính ngắn gọn Ngôn ngữu báo chí cần súc tích, ngắn gọn Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Thêm vào đó, trong xã hội bùng nổ thông tin, viết dài không phù hợp vì làm tốn thời gian, hạn chế dung lượng tiếp nhận thông tin của công chúng, đó là chưa kể là viết dài còn làm tăng khả năng mắc các lỗi về ngôn ngữ
Trang 6Ngoài ra, ngôn ngữ báo chí còn mang tính cụ thể Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo phản ánh, tường thuật phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ Có như vậy người đọc, người nghe mới cảm giác mình là người trong cuộc Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho ngôn ngữ được phản ánh
2.2 Các thành phần của ngôn ngữ báo chí trong tác phẩm báo chí.
Việc phân chia các thành phần ngôn ngữ báo chí tùy thuộc vào góc độ tiếp cận Ở đây, đồng ý với cách tiếp cận từ góc độ đơn vị lời nói của các chủ thể phát ngôn trong một sự việc, của tác giả Nguyễn Thị Thoa trong Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương, gồm có: sự kiện; nhân vật trong sự kiện; nhà báo - vừa
là nhân chứng khách quan, (đôi khi) vừa là nhân chứng trong cuộc Dựa trên căn
cứ này, chia ngôn ngữ báo chí gồm ba phần chính: ngôn ngữ sự kiện; ngôn ngữ nhân vật; ngôn ngữ tác giả
- Ngôn ngữ sự kiện: Sự kiện không thể “tự kể” được mà ácc nhà báo
phải sử dụng “vỏ ngôn ngữ” của con người để phản ánh sự kiện, sao cho sự kiện còn nguyên dạng, không bị hiểu sai về bản chất Có thể hiểu, ngôn ngữ sự kiện chính là phát ngôn từ vô chủ thể, bao gồm: tên người, thời gian, không gian, con
số, bảng biểu, hồ sơ, chi tiết,
- Ngôn ngữ nhân vật: Là lời nói của các nhân chứng trực tiếp và gián
tiếp trong sự việc Lời nói của nhân chứng thường mang đậm phong cách vùng miền
- Ngôn ngữ tác giả: Nhà báo tái hiện sự kiện - những điều mắt thấy, tai
nghe, những trải nghiệm - bằng lời kể của mình, có thể trực tiếp, có thể gián tiếp Ngôn ngữ tác giả đóng vai trò tổ chức và chỉ đạo các thành phần ngôn ngữ khác
3 Báo mạng điện tử và ngôn ngữ trên báo mạng điện tử.
Trang 73.1 Báo mạng điện tử.
Báo mạng điện tử có nhiều tên gọi khác như báo trực tuyến, báo online, báo điện tử Trong đó, báo mạng điện tử được hiểu là báo điện tử tồn tại, phát triển và quảng bá trên mạng internet
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí (PGS.TS Nguyễn Văn Dũng, NXB
Lao động, Tr.123) định nghĩa: “Báo mạng điện tử là loại hình báo chí – truyền thông tồn tại, phát triển trên mạng internet toàn cầu Là kênh truyền thông dặc thù ra đời sau, báo mạng điện tử đã hội tụ được nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thông trước đó, đồng thời cũng bộc lộ những bất cập.”
Báo mạng điện tử có sự kết hợp của khoa học kỹ thuật nhiều hơn so với các loại hình báo chí xuất hiện trước đây như báo in, phát thanh, truyền hình Do
đó, báo mạng điện tử có những đặc điểm chiếm ưu thế vượt trội như khả năng đa phương tiện, tính tương tác, tính thời sự của thông tin Chính sự tích hợp này làm cho báo mạng điện tử thực sự phong phú, đa dạng, sinh động và hấp dẫn trong cách truyền tải thông tin
3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trên báo mạng điện tử.
Ngôn ngữ của báo mạng điện tử có tính đa phương tiện với các yếu tố hình ảnh, âm thanh, chữ viết, ảnh được kết hợp với nhau Có thể thấy, báo mạng điện tử là loại hình báo chí đa dạng nhất về thành tổ ngôn ngữ
Không chỉ khác về thành tố cấu thành so với các thể loại báo chí khác, ngôn ngữ báo mạng điện tử còn có sự khác nhau về vị trí, vai trò, cấu trúc của từng thành tố do chịu sự chi phối bởi đặc điểm của loại hình báo chí này
Báo điện tử do có đặc điểm đa phương tiện nên ngôn ngữ báo mạng điện
tử là sự kết hợp của ngôn ngữ thuộc nhiều loại hình báo chí, trên cơ sở lấy chữ viết làm yếu tố chính Cụ thể, trong ngôn ngữ báo mạng điện tử có ngôn ngữ chữ viết của báo in, ngôn ngữ tiếng nói của phát thanh và ngôn ngữ bằng hình ảnh của truyền hình, song nó có sự gần gũi nhất với ngôn ngữ báo in Điểm khác biệt
Trang 8giữa ngôn ngữ báo mạng điện tử và báo in là trong các thành tố ngôn ngữ báo mạng điện tử không có ngôn ngữ của kiểu chữ, cỡ chữ do phông chữ trên báo điện tử được sử dụng đồng nhất
Để phát huy được tính tương tác, các tác phẩm báo chí đăng tải trên báo mạng điện tử thường có kết cấu mở Yếu tố mở được thể hiện khá đa dạng, đó là những cửa sổ thông tin đánh giá, phản hồi đặt ngay dưới từng bài báo để công chúng có thể gửi ý kiến, là những chuyên trang dành riêng để đăng tải thông tin độc giả gửi đến Kết cấu mở còn thể hiện ở khả năng siêu liên kết được gắn với từng từ hay cụm từ trong các bài báo, các đường dẫn đưa tới các bài báo đã đăng tải trước đó có nội dung liên quan hoặc các chỉ dẫn “trở về”, “xem tiếp” hay “chi tiết” để kéo người đọc tới các trang báo khác
Đặc điểm tiếp theo của ngôn ngữ báo mạng điện tử là tính ngắn gọn, cô đọng, súc tích trong truyền tải thông tin Do đặc thù đọc thông tin trên thiết bị điện tử dễ mỏi mắt, đối tượng công chúng lại là lực lượng trẻ, là những người thường xuyên bận rộn, đọc lướt nhiều hơn là đọc toàn bộ tác phẩm nên ngắn gọn
là yếu tố quan trọng của báo mạng điện tử
Và để tạo sự hấp dẫn đủ để níu kéo công chúng từ trang chủ thì mỗi tít trong báo mạng điện tử đã phải đảm nhiệm vai trò là một bài báo đặc biệt, nghĩa
là nó có tính độc lập cao, có đủ khả năng truyền tải thông tin nhưng đồng thời cũng phải đủ sức lôi kéo bạn đọc vào trang để đọc toàn bài
Như vậy, báo mạng điện tử có các đặc điểm về ngôn ngữ là: có khả năng tích hợp nhiều loại hình ngôn ngữ, có kết cấu mở, cô đọng ngắn gọn, ngôn ngữ thông báo chiếm vai trò chủ yếu, ngôn ngữ mang tính thời sự nóng hổi
II KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG HIỆN NAY.
1 Thống kê các bài báo trên trang báo mạng điện tử Vietnamnet và Hanoimoi.
Trang 9Theo như thống kê, trên báo điện tử Hanoimoi và Vietnamnet teong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021 tới nay, trung bình mỗi ngày trang Vietnamnet có khoảng 42 bài được đăng tải, Hanoimoi có khoảng 35 bài được đăng Các tin bài được phân theo: tin vắn, tin ngắn, tin dài, tin sâu, tin tường thuật, ở đầy đủ các lĩnh vực của đời sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thể thao, giáo dục, pháp luật, đời sống Trong đó, đề tài chọn ra 200 bài báo tiêu biểu nhất của hai trang báo mạng điện tử này, phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Sau khi tiến hành khảo sát, đề tài thu được kết quả như sau:
ST
Ngữ âm Từ vựng Ngữ pháp Biện pháp
tu từ Tổng
số lỗi Số
lỗi
Tỉ lệ (%)
Số lỗi
Tỉ lệ (%)
Số lỗi
Tỉ lệ (%)
Số lỗi
Tỉ lệ (%)
Bảng khảo sát các lỗi sai về mặt ngữ âm trên Vietnamnet và Hanoimoi.
2 Đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử.
2.1 Phương diện ngữ âm.
2.1.1 Thành công.
Phương diện ngữ âm của ngôn ngữ được đánh giá chủ yếu qua những quy tắc về mặt chính tả Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ
Đó là một hệ thống các quy tắc về các âm vị, âm tiết, cách dùng dấu câu, cách viết hoa Việc tuân thủ theo đúng các quy tắc về chính tả là một yêu cầu cơ bản trong việc tạo dựng văn bản, và nó càng trở nên quan trọng hơn trong hoạt động báo chí
Trang 10Trong tổng số 200 bài báo được tiến hành khảo sát thì có 164 bài không vi phạm bất cứ một quy tắc nào về chính tả, tuân thủ đúng chuẩn các quy tắc về âm
vị, âm tiết, cách dùng dấu câu, cách viết hoa Việc tuân thủ đúng chuẩn chính tả được xem như thành công bước đầu của mỗi tác phẩm báo chí Nó sẽ giúp thể hiện năng lực cơ bản nhất của nhà báo Ngoài ra, đối với các trang báo mạng điện tử, việc chuẩn chính tả đã phần nào thể hiện được uy tín, chất lượng của trang báo mạng đó, đồng thời, tạo dựng được niềm tin trong lòng đọc giả Bên cạnh đó, chuẩn chính tả trên báo mạng điện tử nói riêng và báo chí nói chung đã, đang và sẽ góp phần và công cuộc bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
2.1.2 Hạn chế.
Với tốc độ đưa tin nhanh, tin tức cập nhật liên tục thì sai chính tả là lỗi không còn hiếm gặp trên báo mạng điện tử Vi phạm các quy tắc ngữ âm, điển hình là chính tả xảy ra rất phổ biến trên báo mạng điện tử Lỗi sai này có thể do chủ quan người viết chưa năm bắt trọn vẹn những quy tắc ngữ âm tiếng Việt, cũng có thể do quá trình biên tập chưa thật sự kỹ lưỡng đẫn đến những lỗi sai không đáng có
Sau khi tiến hành khảo sát, đề tài phát hiện 36 bài trên tổng số 200 bài được khảo sát mắc các lỗi sai về chính tả với 74 lỗi
Ví dụ 1: Tiki và Sendo sát nhập, "hội quân" cho "cuộc chiến đốt tiền"? (trích Vietnamnet)
Ở tít trên, người viết đã sử dụng từ “sát nhập” là một từ vi phạm quy tắc chính tả, từ chuẩn chính tả ở đây phải là “sáp nhập”
Ví dụ 2: Mẹ hầu tòa vì che dấu tội phạm, con nhỏ phải gửi luật sư (trích Vietnamnet)
Ở tít trên, người viết đã viết sai quy tắc chính tả từ “che dấu”, chuẩn chính
tả phải là “ che giấu”