1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích và so sánh ưu điểm, khuyết điểm của hệ thống lưỡng đảng và đa đảng? Trình bày quan điểm về nhận định “Sự xuất hiện của đảng phái chính trị đã làm thay đổi hẳn bản chất của nguyên tắc phân quyền cổ điển”

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA LUẬT

-0-0 -

TIỂU LUẬN HẾT MÔN

Đề số 3: Phân tích và so sánh ưu điểm, khuyết điểm của hệ thống lưỡng đảng và đa đảng? Trình bày quan điểm về nhận định “Sự xuất hiện của đảng phái chính trị đã làm thay đổi hẳn bản chất của nguyên tắc phân quyền cổ điển.”

Họ và tên sinh viên: Tiêu Thiên Minh Ngày sinh: 30/01/2000 Mã số sinh viên: 18041653

Tên học phần: Luật hiến pháp nước ngoài Lớp học phần: CAL3006

Giảng viên giảng dạy: TS Nguyễn Minh Tâm

Hà Nội - 2021

Trang 2

1.3 Ưu điểm của hệ thống đa đảng 5

1.4 Nhược điểm của hệ thống đa đảng 5

2 - Hệ thống lưỡng đảng 6

2.1 Khái quát về hệ thống lưỡng đảng 6

2.2 Hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ 7

2.3 Ưu điểm của hệ thống lưỡng đảng 8

2.4 Nhược điểm của hệ thống lưỡng đảng 8

3 - So sánh giữa hệ thống đa đảng và hệ thống lưỡng đảng 9

4 - Quan điểm “Sự xuất hiện của đảng phái chính trị đã làm thay đổi hẳn bản chất của nguyên tắc phân quyền cổ điển.” 10

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đảng phái chính trị (là chính đảng) là một tổ chức chính trị - xã hội gồm các thành viên có cùng chính kiến và quan điểm chính trị, có mục tiêu hướng đến tranh cử để tham gia và giành lấy chính quyền, thực hiện quyền lực nhà nước và hiện thực hóa đường lối, chương trình của đảng Các đảng phái chính trị xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa, khi mà quyền lực lúc này không thuộc về tay vua chúa nữa mà thuộc về cả một giai tầng, và giai tầng đó cần phải tập trung ý chí của mình để đủ sức mạnh giành lấy chính quyền1 Từ khi được thành lập đến bây giờ, các đảng phái chính trị luôn đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống chính trị của người dân quốc gia đó

Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau (như lãnh thổ, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội…) mà mỗi quốc gia đều có hệ thống đảng phái nhất định Hiện nay hầu hết các quốc gia tư bản đều tổ chức thành hệ thống đa đảng và hệ thống lưỡng đảng Mỗi hệ thống này đều có những đặc điểm riêng biệt Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu làm rõ những đặc điểm đó cũng như đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của mỗi hệ thống chính trị, qua đó thấy được sự khác biệt giữa hệ thống đa đảng và hệ thống lưỡng đảng

Sự xuất hiện của các đảng phái chính trị đã đem đến những thay đổi về nhiều mặt Một số ý kiến cho rằng “Sự xuất hiện của các đảng phái chính trị đã làm thay đổi hẳn bản chất của nguyên tắc phân quyền cổ điển” Bài tiểu luận này cũng sẽ đưa ra quan điểm về vấn đề này

Ngô Huy Cương, Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức (2001), Luật hiến pháp của các nước tư bản, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội, tr 98-99

Trang 4

1 - Hệ thống đa đảng

1.1 Khái quát về hệ thống đa đảng

Hệ thống đa đảng là hệ thống của các nước có nhiều đảng phái tồn tại, các đảng phái này buộc phải liên minh với nhau để thành lập Chính phủ, không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối trong nghị viện.2

Hệ thống đa đảng có một số đặc điểm nổi bật sau:

- Trong quốc gia đó tồn tại cùng lúc nhiều đảng phái chính trị khác nhau Các đảng phái này là các tổ chức đại diện cho các tầng lớp, giai cấp, nhóm người khác nhau trong xã hội; có quan điểm góc nhìn chính trị khác nhau, có định hướng phát triển khác nhau Các chính đảng này đều có cơ hội như nhau trong việc tranh cử để giành vị trí trong chính quyền và thực hiện quyền lực nhà nước

- Không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối trong nghị viện nên không thể nắm toàn bộ quyền lực Các đảng phái này buộc phải liên minh với nhau để có thể thành lập Chính phủ của quốc gia đó, vì thế Chính phủ trong hệ thống đa đảng là Chính phủ liên hiệp Đồng thời việc thành lập Quốc hội không do người dân trực tiếp lựa chọn mà do các đảng quyết định

- Việc bầu cử trong quốc gia có hệ thống đa đảng được tiến hành theo nguyên tắc đại diện tỉ lệ Theo đó việc xác định và phân số ghế trong quốc hội cho các đảng phái được tính dựa trên tỉ lệ số phiếu thuận dành cho các đảng đó Cơ chế bầu cử này tạo cơ hội cho các tổ chức chính trị tham gia vào bộ máy chính quyền, vì họ chỉ cần đạt một tỷ lệ phiếu nhất định là đã có thể thực hiện tổ chức quyền lực nhà nước

2 Ngô Huy Cương, Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức (2001), Luật hiến pháp của các nước tư bản, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội, tr 107

Trang 5

(2) Các đảng chính trị, do các mục tiêu hoặc hành vi của thành viên, tìm cách làm suy yếu hoặc xóa bỏ trật tự tự do dân chủ hoặc gây nguy hiểm cho sự tồn tại của Cộng hòa liên bang Đức là không hợp hiến Tòa án Hiến pháp Liên bang phán quyết về vấn đề hợp hiến.”3

Ở Đức quy định rất thoáng về vấn đề đảng phái chính trị Người dân có quyền tự do lập các tổ chức chính trị miễn sao không vi hiến, phá vỡ trật tự dân chủ và gây nguy hiểm cho an toàn quốc gia Vì thế mà hiện nay ở Đức xuất hiện nhiều đảng phái chính trị khác nhau, có thể kể đến như là:

- Đảng Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo (tiếng Đức: Christliche Demokratische Union - CDU): đây là đảng cầm quyền của thủ tướng Angela Merkel, mang quan điểm bảo thủ, hướng tới các giá trị tự do và coi trọng giá trị Cơ đốc giáo - xã hội

- Đảng Dân chủ xã hội Đức (tiếng Đức: Sozialdemokratische Partei Deutschlands - SPD): đây là chính đảng lớn và lâu đời nhất nước Đức, luôn hướng đến các giá trị cơ bản như tự do, sự bình đẳng và đoàn kết

- Đảng Xanh (tiếng Đức: Bündnis 90/Die Linke): đây là đảng phản đối việc phá hoại môi trường, việc sử dụng năng lượng hạt nhân, theo quan điểm bảo vệ môi trường và khẳng định mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

3 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Phạm Hồng Thái, Lã Khánh Tùng (2012), Tuyển tập hiến pháp của một số quốc

gia, tr Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.

Trang 6

Trước hết ở Đức có quy định rằng một đảng muốn được thành lập đảng đoàn trong Quốc hội liên bang phải đạt được tỷ lệ 5% phiếu bầu khi tranh cử6 Trong kết quả bầu cử này có 7 đảng thỏa mãn điều kiện về tỷ lệ phiếu bầu nên được tham gia vào Quốc hội liên bang Đồng thời số ghế mà các đảng giành được trong Quốc hội gần tương đương với tỷ lệ phiếu bầu mà họ nhận được, không có đảng nào chiếm quá bán

1.3 Ưu điểm của hệ thống đa đảng

Việc tổ chức hệ thống đa đảng ở một quốc gia tư sản mang lại một số lợi ích nhất định cho quốc gia đó

- Đa đảng tạo điều kiện cho sự hình thành các đảng phái chính trị với những tư tưởng khác nhau Khi người dân không bị ép buộc trong một tư tưởng chính trị nhất định và được tự do thành lập đảng phái, họ sẵn sàng thành lập đảng phái để bảo vệ và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của mình

- Đa đảng giúp tránh nguy cơ độc quyền, độc đoán, hạn chế sự lạm quyền, tùy tiện sử dụng quyền lực Bộ máy chính quyền nhà nước của quốc gia với hệ thống đa đảng không chỉ do một đảng phái mà do nhiều đảng phái chính trị khác nhau cùng nắm quyền Các đảng phái này vừa thực hiện quyền lực nhà nước vừa quản lý giám sát hoạt động lẫn nhau Điều này giúp hạn chế tình trạng một đảng nắm giữ toàn bộ quyền lực và lợi dụng quyền lực đó để chỉ đem lại lợi ích cho mình mà gây bất lợi cho các đảng phái khác

- Các chính sách được ban hành thường đáp ứng yêu cầu và đảm bảo lợi ích của đa số các đảng phái chính trị tham gia vào bộ máy nhà nước Một chính sách được lập ra thường phải được một cơ quan nhất định thông qua và phê duyệt trước khi được ban hành và có hiệu lực thi hành Họ sẽ kiểm tra đến tính hợp hiến (chính sách đó phải phù hợp với pháp

1.4 Nhược điểm của hệ thống đa đảng

Khi các đảng phái chính trị có thể cùng một lúc tham gia vào bộ máy chính quyền Nhà nước cũng sẽ gây ra một số những khó khăn, hạn chế nhất định

- Dễ xảy ra những mâu thuẫn trong nội bộ Chính phủ giữa các đảng phái chính trị Khi một chính sách được công bố, thông thường nó sẽ chỉ đáp ứng yêu cầu của một hoặc một số

6 Đặng Khánh Chi (2015), Các chính đảng ở Cộng hòa Liên bang Đức, http://www.xaydungdang.org.vn/

Home/quoc-te/2015/8719/Cac-chinh-dang-o-Cong-hoa-Lien-bang-Duc.aspx

Trang 7

đảng phái Đối với các đảng phái còn lại, do họ cũng tham gia vào chính quyền nên họ có quyền lên tiếng và chính sách đó không được phép thi hành mà phải được điều chỉnh lại cho phù hợp Điều đấy sẽ mất rất nhiều thời gian

- Chính phủ khó thi hành được những chính sách có chương trình quy mô và liên tục Khi thời gian trôi qua, xã hội dần dần thay đổi, chính sách đó sẽ không còn phù hợp với một số đảng phái nữa Nếu đang tham gia vào bộ máy chính quyền, họ có quyền lên tiếng yêu cầu thay đổi chính sách này Sau khi quốc hội / nghị viện xem xét kỹ lưỡng, chính sách đó có thể bị ngưng hiệu lực và bị thay thế bằng chính sách mới

2 - Hệ thống lưỡng đảng

2.1 Khái quát về hệ thống lưỡng đảng

Hệ thống lưỡng đảng (hệ thống hai đảng) là hệ thống ở các nước có hai đảng phái chính trị chính thay phiên nhau cầm quyền chính phủ Một trong hai đảng giữ quyền chủ yếu trong chính phủ là thường được xem là đảng cầm quyền, đảng còn lại được gọi là đảng đối lập7

Hệ thống lưỡng đảng có một số đặc điểm sau:

- Trong quốc gia đó tồn tại song song nhiều đảng phái chính trị khác nhau Tuy nhiên chỉ có hai chính đảng lớn thay phiên nhau nắm chính quyền và điều hành đất nước, còn những đảng còn lại hoàn toàn không có khả năng hoặc khả năng tham gia vào chính quyền, vào bộ máy nhà nước cực kỳ thấp

- Mỗi một chính đảng lớn đều có thể đạt được đa số tuyệt đối số ghế trong Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử, đều sẵn sàng thực hiện quyền lực nhà nước một cách độc lập, không phải liên minh với các đảng khác

- Việc bầu cử trong quốc gia có hệ thống lưỡng đảng được tiến hành theo nguyên tắc đa số phiếu, tức là đảng phái hoặc ứng cử viên nào nhận được nhiều phiếu nhất sẽ giành chiến thắng và nắm giữ quyền lực

7 Ngô Huy Cương, Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức (2001), Luật hiến pháp của các nước tư bản, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội, tr 107

Trang 8

- Đảng Cộng Hòa (tiếng Anh: Republican Party): đây là đảng có xu hướng truyền thống, luôn cố gắng gìn giữ và phát triển truyền thống lâu đời, chống lại hôn nhân đồng tính, chống nạo phá thai để cho thai nhi được hưởng quyền sống và không ủng hộ làn sóng nhập cư …

Hai đảng chính trị lớn này nhận được sự ủng hộ của phần lớn công dân Hoa Kỳ và luôn nắm quyền chính trị của quốc gia Ngoài ra ở Hoa Kỳ còn có một số đảng phái nhỏ khác nhưng không thu hút được sự ủng hộ của người dân và do đó cũng không có vai trò đối với nền chính trị quốc gia

Ở Hoa Kỳ cử tri được trực tiếp bầu cử để lựa chọn Tổng thống để nắm giữ chính quyền cho một nhiệm kỳ nhất định Đây thường là cuộc tranh cử trực tiếp giữa hai ứng cử viên đại diện cho hai đảng chính trị lớn ở Mỹ Việc bầu cử cho chức vụ này là điển hình cho bầu cử theo nguyên tắc đa số phiếu Do Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn nên khó có thể tổ chức bầu cử tập trung, thay vào đó việc xác định người thắng sẽ thông qua hình thức đại cử tri do mỗi bang thành lập Mỗi bang tổ chức cho cử tri bỏ phiếu và kiểm kết quả, ứng cử viên nào giành được nhiều lá phiếu hơn sẽ giành chiến thắng tại bang đó và nhận được tất cả số phiếu đại cử tri tại đó Sau khi tất cả các bang tiến hành bầu cử và tổng kết lại, ứng cử viên nào nhận được nhiều phiếu đại cử tri hơn sẽ là người thắng và được nhậm chức Tổng thống của Hoa Kỳ

Trang 9

2.3 Ưu điểm của hệ thống lưỡng đảng

- Hệ thống lưỡng đảng giúp người dân của quốc gia đó dễ nắm bắt hơn và thuận tiện trong việc bầu cử lựa chọn Khi chỉ có hai đảng lớn có quan điểm mâu thuẫn nhau, việc xem xét và lựa chọn đảng của người dân dễ dàng hơn và không mất quá nhiều thời gian

- Hệ thống lưỡng đảng là nền tảng cho việc hình thành các lập trường phổ biến Ở đó mỗi đảng phái chính trị lớn phải xác định được lập trường thể hiện mong muốn của đông đảo người dân và quan điểm trung lập để nhận được sự đồng tình của người dân và bỏ phiếu cho mình Đồng thời các chính đảng này không được phép rập khuôn ở một quan điểm nhất định mà luôn phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội và của đa số người dân cả nước nói chung

- Hệ thống lưỡng đảng giúp cho việc tổ chức bầu cử trở nên thuận tiện hơn Khi chỉ có hai đảng chính trị nhận được sự ủng hộ của phần lớn người dân, vấn đề là xem việc liệu đảng nào trong hai đảng này nhận được đa số phiếu thuận hơn Khi đấy người ta có thể tổ chức các cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai đảng này, giúp người dân nâng cao nhận thức của mình về vấn đề chính trị và từ đó có thể lựa chọn đảng phái để nắm giữ chính quyền chính xác hơn

2.4 Nhược điểm của hệ thống lưỡng đảng

- Hệ thống lưỡng đảng làm cho việc thay thế quyền lực sang đảng thứ ba trở nên cực kỳ khó khăn, gần như không có khả năng nào Với cơ chế bầu cử theo nguyên tắc đa số phiếu và người thắng nắm trọn tất cả, một đảng muốn nhận được tất cả số phiếu của một vùng thì phải nhận được tỷ lệ phiếu bầu của cử tri vùng đó nhiều nhất Nhưng một khi đã có hai đảng lớn nhận được sự đồng thuận của phần lớn cử tri thì việc một đảng thứ ba thuyết phục được người dân bầu chọn cho họ là bất khả thi Do đó quyền lực chính trị thường chỉ thuộc về một trong hai đảng lớn

- Việc tổ chức các cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai đảng trong hệ thống lưỡng đảng làm hạn chế phần nào bản chất tranh luận Một sự việc hay một vấn đề nào đó luôn có nhiều cách nhìn nhận, nhiều quan điểm suy nghĩ khác nhau Tuy nhiên do tính chất của cuộc tranh

Trang 10

luận trực tiếp này là nhằm làm rõ hơn quan điểm của mỗi bên và từ đó thuyết phục người dân bỏ phiếu cho mình nên nó chỉ tập trung vào ý kiến của đúng hai bên

- Cơ chế vận hành của hệ thống lưỡng đảng làm xuất hiện tư duy phân biệt đảng phái Do tính chất của việc bầu cử và của mỗi đảng chính trị lớn nên ở đây không có sự liên minh, có phân biệt giữa bên thắng và bên thua, giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập

3 - So sánh giữa hệ thống đa đảng và hệ thống lưỡng đảng

Trong hệ thống đa đảng và hệ thống lưỡng đảng đều có thể tồn tại nhiều tổ chức đảng khác nhau Tuy nhiên chúng lại khác nhau về khả năng tham gia chính quyền và quyền lực tổ chức chính trị

- Ở hệ thống đa đảng thì bất cứ tổ chức đảng nào thành lập hợp pháp đều có thể tham gia vào bộ máy chính quyền và khả năng của các đảng phái tham gia tổ chức quyền lực nhà nước là ngang nhau

- Ở hệ thống lưỡng đảng thì thường chỉ có hai tổ chức đảng phái chính trị lớn nắm quyền lực nhà nước, còn các đảng phái khác không có cơ hội nắm giữ quyền lực này

Việc bầu cử, lựa chọn trong các hệ thống đảng phái này cũng được thực hiện theo các nguyên tắc khác nhau

- Trong hệ thống đa đảng, việc bầu cử chủ yếu thực hiện theo nguyên tắc đại diện tỷ lệ, cụ thể là việc bầu cử các đảng phái trong quốc hội Số ghế mà đảng phái nhận được trong Quốc hội sẽ tương đương với tỷ lệ số phiếu thuận của cử tri cả nước dành cho họ

- Trong hệ thống lưỡng đảng có tiến hành bầu cử theo nguyên tắc đa số phiếu tương đối, thể hiện qua việc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ Trong hai ứng cử viên của hai đảng đối lập, ứng cử viên nào nhận được nhiều phiếu hơn sẽ giành chiến thắng và lên làm Tổng thống, đảng đó sẽ là đảng cầm quyền

Một điểm khác biệt nữa giữa hai hệ thống này là cách thức hình thành và thành phần của Chính phủ

- Ở quốc gia có hệ thống đa đảng, Chính phủ không do người dân trực tiếp thành lập mà phải thông qua phiên họp Quốc hội / Nghị viện mới được hình thành Ngoài ra, Chính

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w