TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Khảo sát về thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn hiện nay... Bảng phân công nhiệm vụSTT Tên thành viên Nội dung được phân công 1 Đỗ P
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Khảo sát về thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn hiện nay Chỉ ra ưu điểm và hạn chế lớn nhất của Sinh viên Trường ĐHSG, đồng thời phân tích nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế
Châu Quốc Vinh- 3120350258
Lê Yến Vy- 3121390030
Trang 2Bảng phân công nhiệm vụ
STT Tên thành viên Nội dung được phân công
1 Đỗ Phượng Khanh
- Thiết kế câu hỏi khảo sát
- Thiết kế form khảo sát online
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Tìm hiểu và phân tích từ khảo sát để đưa ra thực trạng chung
- Phân tích và tổng hợp hoàn chỉnh bài và viết kết bài tiểu luận
2 Trần Nguyễn Mai Bình
- Thiết kế câu hỏi khảo sát
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Phân tích khảo sát để đưa ra giải pháp khắc phục
3 Nguyễn Thị Thúy Hiền
- Thiết kế câu hỏi khảo sát
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Tìm hiểu và phân tích từ khảo sát để đưa ra thực trạng chung
- Phân tích khảo sát để đưa ra ưu điểm và hạn chế
4 Từ Khả Kỳ
- Thiết kế câu hỏi khảo sát
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Tìm hiểu và phân tích từ khảo sát để đưa ra thực trạng chung
5 Nguyễn Thanh Tân
- Thiết kế form khảo sát trực tuyến
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Tìm hiểu và phân tích từ khảo sát để đưa ra thực trạng
- Phân tích khảo sát để đưa ra ưu điểm và hạn chế
6 Phạm Quốc Tuấn
- Thiết kế form khảo sát trực tuyến
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Phân tích khảo sát để đưa ra nguyên nhân
Trang 37 Phan Lan Thanh Trúc
- Thiết kế form khảo sát trực tuyến
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Phân tích khảo sát để đưa ra nguyên nhân
8 Ừng Mỹ Vân
- Thiết kế form khảo sát trực tuyến
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Phân tích khảo sát để đưa ra nguyên nhân
9 Châu Quốc Vinh
- Thiết kế form khảo sát trực tuyến
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Phân tích khảo sát để đưa ra giải pháp khắc phục
10 Lê Yến Vy
- Thiết kế câu hỏi khảo sát
- Thực hiện khảo sát với các sinh viên chung khoa, ngành
- Viết phần đặt vấn đề bài tiểu luận
- Tìm hiểu và phân tích từ khảo sát để đưa ra thực trạng chung
Trang 4Mục lục
Đặt vấn đề 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 2
1.Thực trạng chung 2
2 Thực trạng đã khảo sát tại các khoa đang theo học 2
2.1 Khoa Tài chính- Kế Toán 2
2.1.1 Ưu điểm 2
2.1.2 Hạn chế 3
2.2 Khoa Thư viện- Văn phòng 3
2.2.1 Ưu điểm 3
2.2.2 Hạn chế 4
2.3 Khoa Sư phạm- Khoa học Xã hội 4
2.3.1 Ưu điểm 4
2.3.2 Hạn chế 5
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 6
1.Ảnh hưởng từ gia đình và môi trường xã hội 6
2.Ảnh hưởng từ mạng xã hội 6
3.Áp lực học tập và cuộc sống 7
4.Giáo dục và nhận thức về đạo đức, lối sống 7
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 8
1 Giải pháp giúp phát huy những ưu điểm hiện có 8
2 Giải pháp khắc phục những hạn chế 9
Kết luận 10
Tài liệu tham khảo 11
Phụ lục 1 12
Phụ lục 2 16
Trang 5Đặt vấn đề
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, đạo đức và lối sống của sinh viên là những yếu tố quan trọng không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường học tập và xã hội Sinh viên không chỉ là đối tượng chính tiếp nhận kiến thức mà còn là thế hệ kế thừa, góp phần vào sự phát triển và xây dựng xã hội Đặc biệt, sinh viên tại các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa những giá trị đạo đức và văn hóa tốt đẹp
Tuy nhiên, sự thay đổi của thời đại đã tạo ra nhiều thách thức cho sinh viên trong việc duy trì và phát triển các chuẩn mực đạo đức, văn hóa Sự bùng nổ của công nghệ,
sự ảnh hưởng từ mạng xã hội, cùng với những áp lực học tập và xã hội đã và đang làm thay đổi phần nào suy nghĩ, hành vi, và lối sống của sinh viên Nhiều sinh viên thể hiện các ưu điểm nổi bật như tinh thần học hỏi, ý thức trách nhiệm với cộng đồng và khả năng thích nghi nhanh Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện một số hạn chế như thiếu kỷ luật, dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị thực dụng và có xu hướng xa rời các giá trị văn hóa truyền thống
Khảo sát thực trạng đạo đức và lối sống của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn giúp nắm bắt rõ hơn về những ưu điểm và hạn chế của sinh viên Từ đó, có thể xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh hiện có
Trang 6CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
1 Thực trạng chung
Phần lớn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức và lối sống, luôn tuân thủ các quy định mà nhà trường đề ra Họ không chỉ tôn trọng giảng viên mà còn giữ mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng thời tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, quyền con người, và bảo tồn động vật hoang dã qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông Bên cạnh đó, sinh viên cũng tham gia nhiều hoạt động tình nguyện do nhà trường và các tổ chức phát động, góp phần vào sự văn minh và tiến
bộ của xã hội
Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa tuân thủ đầy đủ nội quy nhà trường, đôi khi thiếu tự giác và chủ động trong học tập, thậm chí có thái độ thiếu tôn trọng giảng viên và không tập trung trong giờ học Một số sinh viên vẫn chỉ học để đạt mục tiêu cá nhân hoặc do gia đình yêu cầu, chưa nhận thức rõ ý nghĩa của việc học để phát triển kiến thức và nhân cách Ngoài ra, các bạn thường dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, đôi khi làm ảnh hưởng đến kết quả học tập Mặc dù có tham gia hoạt động cộng đồng, nhưng tần suất không cao do bận rộn với việc học, thiếu thông tin, hoặc chưa thấy rõ lợi ích của các hoạt động này
2 Thực trạng đã khảo sát tại các khoa đang theo học
2.1 Khoa Tài chính- Kế Toán
2.1.1 Ưu điểm
Ý thức trách nhiệm cao: sinh viên các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán có ý thức
rõ ràng về trách nhiệm làm việc với con số trong các báo tài chính, vì chỉ một con số nhỏ
bị thay đổi đều dẫn đến hậu quả rất lớn
Kỹ năng quản lý, tổ chức tốt: Do phải quản lý và sắp xếp thông tin một cách trật tự, logic, khoa học Vì vậy, sinh viên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán rèn được khả năng
quản lý công việc, thời gian một cách hợp lý
Trang 7Tính kỷ luật và tỉ mỉ: Sinh viên tài chính, ngân hàng, kế toán được rèn luyện tính tỉ
mỉ và cẩn thận trong công việc do đặc thù chuyên ngành yêu cầu sự chính xác cao Điều
này giúp sinh viên dễ dàng phát triển các kỹ năng tổ chức và xử lý dữ liệu
Đạo đức nghề nghiệp: Hầu hết các sinh viên tài chính, ngân hàng, kế toán đều ý thức cao về đạo đức nghề nghiệp, như tính trung thực, bảo mật thông tin tài chính và tuân thủ các quy định pháp luật Những yêu cầu này được đào tạo ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để chuẩn bị cho công việc thực tế tránh sai sót dẫn đến ảnh hưởng hậu quả đáng
tiếc
Khả năng thích ứng nhanh: Sinh viên thích ứng và tiếp thu sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và yêu cầu thị trường lao động Sinh viên thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu của ngành
2.1.2 Hạn chế
Áp lực tài chính: Sinh viên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán thường phải đối mặt với áp lực từ những quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, và nhu cầu tài chính cá nhân Dễ xảy ra nhưng trường hợp đáng tiếc, chẳng hạn như gian lận, biển thủ,…
Khả năng giao tiếp còn hạn chế: Sinh viên các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán thường dành thời gian phần lớn cho việc xử lý dữ liệu là con số cho nên còn hạn chế khả năng làm việc nhóm và giao tiếp bên ngoài
Suy đồi đạo đức nghề nghiệp: Một số sinh viên có xu hướng đề cao giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần Nếu không giữ vững đạo đức trong quá trình học tập và làm việc, sinh viên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán có thể bị cám dỗ bởi lợi ích cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến tính trung thực trong học tập và dẫn đến tình trạng gian lận
2.2 Khoa Thư viện- Văn phòng
2.2.1 Ưu điểm
Đam mê học tập và nghiên cứu: Sinh viên khoa Thư viện- Văn phòng thường có niềm đam mê với việc tìm hiểu kiến thức mới Tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, hội thảo và các khóa học bổ sung để mở rộng kiến thức và kỹ năng
Trang 8Kỹ năng giao tiếp tốt: Với tính chất ngành nghề yêu cầu sinh viên khoa Thư viện- Văn phòng thường có khả năng giao tiếp tốt Sinh viên biết cách lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và giảng viên
Kỹ năng xử lý, tổ chức và quản lý thông: Sinh viên Khoa Thư viện- Văn phòng được rèn luyện các kỹ năng tổ chức và quản lý thông tin, từ việc lập kế hoạch đến thực hiện các dự án học tập
2.2.2 Hạn chế
Thiếu thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp: Mặc dù có kiến thức lý thuyết vững vàng, nhưng sinh viên Khoa Thư viện- Văn phòng có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn do thiếu kinh nghiệm thực tập và làm việc trong môi trường thực tế
Áp lực trong học tập và công việc: Một số sinh viên áp lực từ việc phải đạt điểm cao trong các môn học dẫn đến căng thẳng và thiếu tự tin trong khả năng của mình
2.3 Khoa Sư phạm- Khoa học Xã hội
2.3.1 Ưu điểm
Đam mê nghề: Nhiều sinh viên sư phạm có niềm đam mê giảng dạy và truyền cảm hứng cho học sinh, điều này thúc đẩy họ phát triển bản thân và tìm kiếm phương pháp giảng dạy sáng tạo
Kỹ năng giao tiếp: Sinh viên sư phạm thường phát triển kỹ năng giao tiếp mạnh
mẽ, giúp tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, giảng viên và học sinh
Khả năng quản lý lớp học: Sinh viên sư phạm được đào tạo về cách quản lý lớp học, giúp sinh viên tạo ra môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự tham gia của học sinh
Sáng tạo và linh hoạt: Các sinh viên sư phạm thường phải tìm ra những phương pháp giảng dạy sáng tạo để thu hút học sinh, điều này phát triển khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt trong cách tiếp cận vấn đề của học sinh
Trang 9Tích lũy kiến thức chuyên môn: Sinh viên sư phạm được trang bị kiến thức sâu rộng về môn học mà họ giảng dạy, giúp họ trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực của mình
Ý thức trách nhiệm cao: Sinh viên sư phạm thường có ý thức cao về vai trò của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ, từ đó thể hiện trách nhiệm trong học tập và các hoạt động xã hội
Tích cực tham gia hoạt động xã hội: Sinh viên sư phạm thường tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện và phong trào xã hội, giúp nâng cao ý thức cộng đồng
và trách nhiệm xã hội Những điểm tích cực này không chỉ giúp sinh viên sư phạm phát triển bản thân mà còn tạo ra ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội
Chạy theo thành tích: Nhiều sinh viên có thể tập trung quá nhiều vào điểm số và thành tích học tập, đôi khi bỏ qua các giá trị khác như sự sáng tạo và phát triển cá nhân
Sự cứng nhắc trong tư duy: Một số sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi cách tiếp cận giáo dục truyền thống, dẫn đến tư duy cứng nhắc và thiếu sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy
Áp lực tâm lý: Sinh viên sư phạm phải đối mặt với áp lực lớn từ việc học tập và kỳ vọng của xã hội, điều này có thể dẫn đến tình trạng stress và lo âu
Trang 10CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
1 Ảnh hưởng từ gia đình và môi trường xã hội
Gia đình là môi trường đầu tiên mà sinh viên tiếp xúc, quyết định nền tảng đạo đức
và nhân cách của sinh viên Cha mẹ và người thân thường giáo dục con cái về các giá trị như trung thực, tôn trọng và trách nhiệm thông qua cách hành xử hàng ngày và những cuộc trò chuyện quan trọng Mối quan hệ gắn bó và sự hỗ trợ từ gia đình giúp sinh viên
tự tin duy trì các giá trị này, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân Ngược lại, nếu môi trường gia đình thiếu sự giáo dục hoặc có các yếu tố tiêu cực như bạo lực, thiếu sự quan tâm, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc xác định đúng đắn các giá trị và có xu hướng phản ứng tiêu cực với những chuẩn mực xã hội
Xã hội ảnh hưởng lớn đến hành vi và nhận thức của sinh viên Các xu hướng văn hóa mới nổi, thông qua việc quảng bá giá trị vật chất và lối sống phóng túng, có thể làm thay đổi quan điểm của sinh viên về chuẩn mực đạo đức Điều này dẫn đến sự lẫn lộn trong việc đánh giá đúng sai và dễ dàng khiến họ bị cuốn vào những giá trị tiêu cực Áp lực từ bạn bè, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong học tập và công việc, cũng thúc đẩy sinh viên từ bỏ những nguyên tắc đạo đức để đạt được mục tiêu cá nhân Trong bối cảnh này, sinh viên cần phải có khả năng phân tích và lựa chọn giá trị, nhằm giữ vững lập trường đạo đức trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng
2 Ảnh hưởng từ mạng xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc tiếp cận thông tin và giao lưu văn hóa Sinh viên thường xuyên tiếp xúc với thông tin không kiểm chứng, hình ảnh, video có nội dung tiêu cực, từ đó dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những giá trị lệch lạc Việc sử dụng điện thoại và mạng xã hội trong giờ học cũng gây ra tình trạng mất tập trung, làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức
và ảnh hưởng đến chất lượng học tập Sự thiếu kiểm soát trong việc tiêu thụ thông tin
có thể dẫn đến sự giảm sút trong ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật của sinh viên
Trang 113 Áp lực học tập và cuộc sống
Áp lực tài chính, học tập và các yếu tố tâm lý là những vấn đề thường gặp trong đời sống của sinh viên hiện nay Nhiều sinh viên phải tự trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, dẫn đến cảm giác căng thẳng và lo âu Đồng thời, áp lực thành tích học tập cao cũng khiến nhiều sinh viên chú trọng đến điểm số hơn là việc tiếp thu kiến thức thực sự Điều này có thể dẫn đến những hành vi gian lận trong học tập, từ việc sao chép bài làm của bạn bè đến việc tìm cách gian lận trong thi cử Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân sinh viên mà còn tác động tiêu cực đến môi trường học tập chung
4 Giáo dục và nhận thức về đạo đức, lối sống
Nhận thức về giá trị đạo đức của sinh viên hiện nay còn hạn chế, một phần do chương trình giáo dục trong nhà trường chưa đủ sâu sắc và chưa thực sự khuyến khích sinh viên
tư duy về các vấn đề đạo đức trong cuộc sống hàng ngày Các môn học liên quan đến đạo đức chưa đủ sâu sắc, thông thường chỉ có lý thuyết, thiếu sự liên hệ với thực tiễn, khiến sinh viên khó nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị đạo đức
Ngoài ra, nhiều sinh viên chỉ chú trọng đến việc đạt điểm số cao mà không xem xét các vấn đề đạo đức trong quá trình học tập và sinh hoạt Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng từ môi trường gia đình cũng đóng vai trò quan trọng, khi nhiều gia đình chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho con cái, dẫn đến việc sinh viên chưa có nền tảng vững chắc
về các giá trị đạo đức Sự thiếu hụt trong giáo dục đạo đức, cộng với áp lực từ xã hội và các yếu tố bên ngoài, đã góp phần làm cho nhận thức về giá trị đạo đức của sinh viên trở nên hạn chế hơn