Mục tiêu nghiên cứu
- Đưa ra những kiến thức cơ bản và khái quát nhất về JLPT để người học có cái nhìn đầy đủ nhất về kỳ thi này
- Tìm hiểu về những khó khăn gặp phải trong quá trình luyện thi JLPT
- Phân tích, làm rõ để đề xuất giải pháp cho phương pháp luyện thi JLPT của sinh viên một cách phù hợp và hiệu quả.
Câu hỏi nghiên cứu
- Kỳ thi JLPT là gì? Cấu trúc của kỳ thi theo từng mức độ như thế nào? Kỳ thi có những phần nào?
- Những khó khăn mà sinh viên hay gặp phải trong quá trình luyện thi và tham dự kỳ thi là gì?
- Có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn đó?
- Đề xuất một số phương pháp luyện thi hiệu quả?
Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay vẫn còn hạn chế về số lượng những bài nghiên cứu vì JLPT và phương pháp luyện thi hiệu quả vì đây là một đề tài khá mới Vì vậy, lịch sử nghiên cứu của đề tài này cũng khá hẹp Những vẫn có một số nghiên cứu liên quan đến JLPT và phương pháp luyện thi JLPT:
- Phạm Khánh Ly (2018), Khó khăn khi làm bài thi Đọc hiểu kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT cấp độ N1, N2 và một số giải pháp khắc phục - Đối tượng là sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trường ĐHNN – ĐHQGHN
- Dũng Mori, (2019, tháng 04 ngày 03) Chiến Lược Làm Bài Đạt Điểm
Cao Khi Thi JLPT Trích xuất từ https://dungmori.com/bai-viet/140-chien-luoc-lam-bai-dat-diem-cao-khi-thi-jlpt
Chìa khóa của một kết quả cao trong kỳ thi JLPT chắc chắn là học tập chăm chỉ và đúng phương pháp Bài viết này giới thiệu chiến lược làm bài thi JLPT để tránh mất điểm và đạt kết quả như ý Điển hình như các chiến lược thi nghe, chiến lược thi từ vựng, chiến lược thi đọc hiểu và cách phân bổ thời gian làm bài.
- Dũng Mori, (2021,tháng 10 ngày 5) Cấu trúc đề thi JLPT từ N5-N1 và cách phân bổ thời gian làm bài theo chuẩn mới nhất Trích xuất từ https://dungmori.com/bai-viet/826-phan-bo-thoi-gian-lam-bai-thi-jlpt-n5-n1-nhu- the-nao-cho-hop-ly
Tóm gọn thành những bảng số liệu về cấu trúc đề thi theo từng cấp độ giúp ta có cái nhìn tổng quan nhất, xác định được các dạng bài, số câu hỏi xuất hiện trong đề thi và yêu cầu của đề thi là gì.
- Kosei, (2016, tháng 6 ngày 27) Bí kíp luyện thi JLPT trong giai đoạn nước rút Trích xuất từ https://kosei.vn/bi-kip-luyen-thi-jlpt-trong-giai-doan-nuoc-rut-n775.html
Bài viết đưa ra những cách để chuẩn bị sẵn sàng về cả kiến thức và tinh thần cho kỳ thi JLPT.
- Nhật Ngữ Shinzen, (2020, tháng 10 ngày 13) Bí kíp luyện thi JLPT – phương pháp ôn thi hiệu quả Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/bi-kip-luyen-thi-jlpt-phuong-phap-on-thi-hieu-qua/
Bài viết khái quát tất cả những vấn đề liên quan đến JLPT, cho ta những kiến thức chung nhất về kỳ thi này một cách đơn giản và dễ hiểu nhất Đồng thời,còn cho ta những bí kíp luyện thi hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Sử dụng hệ thống các luận điểm, lý luận làm cơ sở, có chức năng làm nền tảng cho những luận điểm trong nghiên cứu khoa học
- Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua kết quả bài khảo sát nghiên cứu dựa trên các sinh viên khoa tiếng Nhật đại học Hà Nội, qua số liệu trên internet, tham khảo kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học khác, thông qua điều tra và phỏng vấn,
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này là phương pháp thu thập, học tập và gom lại những kết quả từ những nghiên cứu khoa học trước từ đó làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học đang thực hiện
- Tài liệu tham khảo: Căn cứ vào các tài liệu tham khảo để rút ra phương pháp luyện thi hiệu quả.
Kết cấu/ cấu trúc của bài tiểu luận
Tiểu luận này gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực JLPT Đưa ra những kiến thức chung nhất về kỳ thi JLPT để người đọc có thể nắm rõ mức độ, thời gian, địa điểm cũng như những lưu ý về kỳ thi này.
Chương 2: Thực trạng và kết quả khảo sát Đưa ra thực trạng về những bất cập, khó khăn của kỳ thi JLPT kết hợp với việc đưa ra những số liệu nghiên cứu của bài khảo sát Từ đó tăng tính chính xác cho vấn đề.
Chương 3: Đề xuất phương pháp luyện thi
Giải quyết câu hỏi về các phương pháp và giải pháp hiệu quả cho quá trình luyện thi bằng cách tìm hiểu qua các tài liệu đi trước và kinh nghiệm thực tế kết hợp việc nghiên cứu với kết quả khảo sát Từ đó tăng tính thuyết phục cho bài nghiên cứu.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT 1 Kỳ thi JLPT là gì
Giới thiệu chung
2.1 Lịch sử kỳ thi JLPT:
Kỳ thi JLPT lần đầu được tổ chức vào năm 1984 với sự thử nghiệm của7,000 người nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ Nhật Bản Cho đến năm 2003, chứng chỉ JLPT là một trong những yêu cầu đối với người nước ngoài du học tại các trường đại học Nhật Bản.Năm 2004, chứng chỉ JLPT được cung cấp tại 40 quốc gia, bao gồm cả NhậtBản Trong số 302.198 thí sinh dự thi trong năm đó, 47%( khoảng 140.000 người) đã được chứng nhận cho mức độ tương ứng của họ Năm 2008 tăng lên
559.056 thí sinh và số thí sinh đạt được chứng chỉ khoảng 36% Năm 2009, tổng cộng 768.114 thí sinh với sự tham gia của các nước Đông Á Và đến năm 2010, số lượng là 610.000 thi lấy chứng chỉ JLPT.
BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ SỰ THAY ĐỔI VỀ SỐ LƯỢNG ỨNG VIÊN( 1984-
( Thay đổi về số lượng ứng viên 1984- 2021 Truy xuất từ https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)
Theo như bảng thống kê có thể thấy từ một số lượng ứng viên vô cùng nhỏ( năm 1984) cho đến năm 2017, số lượng ứng viên vượt quá 1 triệu và năm
2019, khoảng 1,36 triệu ứng viên Số lượng ứng viên qua từng năm luôn phát triển theo chiều hướng tăng lên vô cùng đáng kể cho thấy tầm quan trọng và vị thế của kỳ thi JLPT Năm 2022 số ứng viên giảm mạnh do sự lây lan của COVID- 19, kỳ thi JLPT vào tháng 7 đã bị hủy bỏ trên toàn thế giới, vì vậy nó chỉ được tổ chức vào tháng 12 Dưới đây là một bảng thống kê dữ liệu của kỳ thi JLPT được tổ chức vào tháng 7 năm 2022
( Dữ liệu của bài kiểm tra năm 2022- tháng 7 Truy xuất từ https://www.jlpt.jp/e/statistics/archive/202201.html)
Tỷ lệ phần trăm được chứng nhận( %)
Nước ngoài Ứng viên 59.348 67.023 52.735 50.508 38.118 267.732 Thí sinh 49.223 54.542 41.264 40.120 30.203 215.352
Tỷ lệ phần trăm được chứng nhận( %)
BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ THUỘC TÍNH CỦA ỨNG VIÊN
(Thuộc tính của ứng viên Truy xuất từ https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)
Biểu đồ là kết quả khảo sát những ứng viên nước ngoài trong kỳ thi diễn ra vào tháng 12- năm 2018 trên 232 thành phố ở 76 quốc gia ngoài Nhật Bản được thực hiện bởi Japan Foundation Kết quả cho thấy các ứng viên JLPT bao gồm nhiều độ tuổi, từ học sinh tiểu học đến người lớn đã đi làm, trong đó chiếm phần lớn là sinh viên học đại học hoặc là sinh viên đã tốt nghiệp, chiếm 42%; tiếp theo sau đó là 27.6% là những ứng viên trong những ngành nghề như nhân viên công ty, công chức nhà nước, giáo dục hay là tự lập nghiệp, ; 11.7% là những ứng viên đang học cấp hai và cấp ba; 6% là những sinh viên của một số cơ sở giáo dục khác như là học sinh của các Trường Ngoại Ngữ; học sinh tiểu học chiếm 2,3%; 10% còn lại là những ứng viên thuộc đối tượng khác Qua biểu đồ thống kê có thể thấy ở bất kỳ đối tượng nào, đa dạng những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì cũng đều muốn tham dự kỳ thi JLPT và có trong tay tấm bằng quý giá ấy bởi lợi ích của chứng chỉ JLPT đem lại là vô cùng đáng kể.
BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ NHỮNG LÝ DO THAM DỰ KỲ THI JLPT
( Lý do làm bài kiểm tra Truy xuất từ https://www.jlpt.jp/e/statistics/index.html)
Biểu đồ là kết quả khảo sát những ứng viên nước ngoài trong kỳ thi diễn ra vào tháng 12- năm 2018 trên 232 thành phố ở 76 quốc gia ngoài Nhật Bản được thực hiện bởi Japan Foundation Kỳ thi JLPT được thực hiện vì nhiều lý do, bao gồm cả việc nhập học vào chương trình giáo dục nâng cao, tìm việc làm và kiểm tra khả năng của bản thân Trong đó theo biểu đồ thống kê cho thấy lý do chiếm số phần trăm lớn nhất đó chính là để đánh giá trình độ của bản thân, chiếm 33.2% Bên cạnh đó là nhằm phục vụ cho công việc của bản thân như tìm kiếm việc làm, tăng mức lương hiện tại lên cao hơn hay là thúc đẩy tạo cơ hội thăng tiến, mục đích này ở Nhật Bản chiếm 33.2% và ở trong nước chiếm 10.3%. 17.5% thi chứng chỉ JLPT nhằm mục đích dành cho việc học, chứng chỉ này cần thiết khi nhập học đại học hoặc sau đại học ở trong nước cũng như ở Nhật Bản, Nhật Bản chiếm số phần trăm lớn hơn là 10% Tiếp theo sau đó, chứng chỉ JLPT cũng dùng để chứng minh trình độ của bản thân cho tổ chức giáo dục khác ở trong nước chiếm 4.6% và ở Nhật Bản chiếm 4.5% Và 6.8% còn lại là ở những lý do khác.
2.2 Các cấp độ và cấu trúc đề thi JLPT:
JLPT có 5 cấp độ: N1, N2, N3, N4 và N5 Cấp độ dễ nhất là N5 và cấp độ khó nhất là N1.
Năm 2009 là năm đầu tiên kỳ thi được tiến hành hai lần một năm và cũng là năm cuối cùng của kỳ thi JLPT cũ Đặc biệt nhiều thí sinh đã làm bài kiểm tra năm đó Bắt đầu từ năm 2010 Nhật Bản bắt đầu thực hiện đổi mới kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT nhằm đánh giá lại năng lực của thí sinh theo tiêu chí mới Kỳ thì mới có 5 cấp độ (N), còn kỳ thi cũ chỉ có 4 cấp độ (Kyu) Kỳ thi mới chú trọng vào việc đánh giá khả năng ứng dụng những kiến thức tiếng Nhật vào trong giao tiếp của bạn như thế nào Cấu trúc đề thi mới có thay đổi và có thêm các dạng câu hỏi mới để phù hợp với tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng vào giao tiếp của thí sinh
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC CÁC CẤP ĐỘ
Nghe Vỡ lòng Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
Giờ học ~150 giờ ~300 giờ ~600 giờ ~900 giờ
( About the JLPT Truy xuất từ http://www.tanos.co.uk/jlpt/aboutjlpt/) JLPT mới
Nghe Vỡ lòng Sơ cấp Sơ- Trung cấp Trung cấp Cao cấp Giờ học ~150 giờ ~320 giờ ~450 giờ ~650 giờ ~900 giờ
( Bằng JLPT và những gì cần biết về kỳ thi tiếng Nhật- Shizen Nihongo. Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )
Qua bảng thống kê khối lượng kiến thức ở các cấp độ ở cả kỳ JLPT cũ và kỳ thi JLPT mới có thể thấy rằng lượng kiến thức không chênh lệch nhau là mấy. Cấp độ N1 sẽ giống với cấp độ 1-Kyuu về điểm đỗ nhưng trình độ cần được nâng cao hơn một chút Cấp độ N2 sẽ hầu như là giống hoàn toàn với cấp độ cũ 2- Kyuu N3 lại là tổng hợp kiến thức cấp độ trung gian giữa 2-Kyuu và 3-Kyuu cũ. N4 thì hầu như cũng giống như cấp độ 3-Kyuu cũ Cuối cùng, cấp độ tiếng Nhật N5 hoàn toàn giống với cấp độ 4-Kyuu.
NỘI DUNG THI VÀ THỜI GIAN THI CÁC CẤP ĐỘ CỦA BẰNG JLPT
( Kỳ thi JLPT là gì? Cấp độ, cấu trúc, cách tính điểm và lịch thi Truy xuất từ https://www.nhhk.com.vn/blogs/tin-tuc/ky-thi-jlpt)
(Hán tự- Từ vựng) (25 phút)
(Hán tự- Từ vựng)(30 phút)
(Hán tự- Từ vựng)( 30 phút)
N2 Kiến thức ngôn ngữ (Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp)- Đọc(105 phút)
N1 Kiến thức ngôn ngữ (Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp)- Đọc(110 phút)
CÁCH TÍNH ĐIỂM THI JLPT
( Bằng JLPT và những gì cần biết về kỳ thi tiếng Nhật- Shizen Nihongo. Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )
CẤP ĐỘ CÁCH PHÂN ĐIỂM ĐIỂM
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp)- Đọc 0~ 120
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp)- Đọc 0~ 120
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp) 0~ 60 Đọc 0~ 60
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp) 0~ 60 Đọc 0~ 60
(Hán tự- Từ vựng- Ngữ pháp) 0~ 60 Đọc 0~ 60
( Bằng JLPT và những gì cần biết về kỳ thi tiếng Nhật- Shizen Nihongo. Truy xuất từ https://shizen.edu.vn/ )
N5 Điểm tổng: Trên 80 điểm( Tối đa: 180) Điểm kiến thức ngôn ngữ và Đọc hiểu: Trên 38 điểm( Tối đa 120) Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)
N4 Điểm tổng: Trên 90 điểm( Tối đa: 180) Điểm kiến thức ngôn ngữ và Đọc hiểu: Trên 38 điểm( Tối đa 120) Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)
N3 Điểm tổng: Trên 95 điểm( Tối đa: 180) Điểm kiến thức ngôn ngữ( Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm( Tối đa 60) Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm) Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)
N2 Điểm tổng: Trên 90 điểm( Tối đa: 180) Điểm kiến thức ngôn ngữ( Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm( Tối đa 60) Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm) Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm) Điểm tổng: Trên 100 điểm( Tối đa: 180)
N1 Điểm kiến thức ngôn ngữ( Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm( Tối đa 60) Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm) Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm( Tối đa: 60 điểm)
Mức độ điểm sàn để đậu các cấp độ sẽ tăng dần từ N5 đến N1, tuy nhiên cần phải chú ý đến phần điểm liệt Nếu như có tổng điểm Đạt hay thậm chí là vượt mức điểm chuẩn để đậu cấp độ dự thi, tuy nhiên lại có phần thi bị “liệt” (dưới 19 điểm) thì vẫn sẽ trượt kỳ thi JLPT.
Thời gian, địa điểm tổ chức và lệ phí tại Việt Nam
3.1 Thời gian tổ chức kỳ thi JLPT:
Kỳ thi được tổ chức 2 lần trong 1 năm, vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng
Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT không có thời hạn hiệu lực, có giá trị vô hạn.
3.2 Địa điểm tổ chức kỳ thi JLPT tại Việt Nam:
Kỳ thi JLPT được tổ chức trên 3 khu vực:
- Tiếp nhận hồ sơ JLPT N1- N2 tại Đại học Hà Nội
- Tiếp nhận hồ sơ JLPT N3- N5 tại Đại học Ngoại Ngữ - ĐH Quốc Gia HN
Khu vực Đà Nẵng: Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn HCM
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
Vai trò của kỳ thi JLPT
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam Chính vì vậy, học tiếng Nhật và kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT cũng vì thế mà trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn, cơ hội thăng tiến và cơ hội việc làm cũng vì thế gia tăng Hiện tại, Nhật Bản đã có trên 3,400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 44 tỷ USD, là đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam, đã triển khai trên 19 ngành lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.568 dự án; kinh doanh bất động sản 58 dự án; sản xuất, phân phối, điện khí, nước, 14 dự án Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam một tăng cao, kéo theo khách hàng là người Nhật cũng vì thế mà tăng lên Lúc này, nhu cầu tuyển dụng nhân sự biết tiếng Nhật hay có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT trong nhiều ngành nghề với mức lương hấp dẫn Nhật Bản hiện nay đang là một thị trường có tiềm năng cực lớn, nếu học tiếng Nhật và nắm trong tay tấm bằng JLPT từ bây giờ, tương lai sẽ ngày càng rộng mở hơn.
Bên cạnh đó chỉ cần sở hữu vốn tiếng Nhật ở cấp độ N5 (giao tiếp cơ bản) là bạn đã có thể có được mức thu nhập cao hơn so với những người không biết tiếng, kể cả ở vị trí thực tập sinh Mức thu nhập tỉ lệ thuận với trình độ tiếngNhật, cụ thể: Chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N3 cơ bản mức lương có thể là từ 600-1000$ (tương đương 1,8 triệu – 20 triệu), mức lương tương ứng với chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT N2 là 1000-1500$ (tương đương 20 triệu – 30 triệu) và cao nhất là chứng chỉ N1 mức lương lên đến 1000-2000$ (tương đương 20 triệu– 40 triệu) Khi làm tại các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, mức lương trung bình hàng tháng được nhận là khoảng 4 triệu – 5 triệu đồng đối với nhân viên,còn cấp cao hơn thì lương có thể lên tới chục triệu đồng Với công việc vẫn thế,khi biết thêm tiếng Nhật và làm công ty của Nhật lương của bạn có thể gấp đôi, hay gấp 3 so với mức lương sẽ đã được nhận ở kia Bởi lẽ là vì sao, vì công ty Nhật đang rất cần nhân sự, mà những người biết tiếng Nhật hay có chứng chỉ JLPT ở Việt Nam thì không có nhiều, cung không đủ cầu Nếu nắm trong tay tấm bằng JLPT thì không có lý do gì các công ty ở Nhật lại không trả lương cao để kéo bạn về công ty trợ giúp cho doanh nghiệp của họ Số lượng người biết ngôn ngữ này rất ít và nếu bạn biết tiếng Nhật, dù chỉ ở cấp độ N5 có thể giao tiếp được, cũng đã trở thành một ngôi sao sáng trong mắt nhà tuyển dụng rồi và mức lương sẽ cao hơn những ứng viên khác cùng trình độ nhưng họ không có chứng chỉ JLPT Nắm trong tay chứng chỉ tiếng Nhật JLPT sẽ thúc đẩy cơ hội thăng tiến trong công việc Các công ty ở Việt Nam được khá nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư và họ có mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản cả về mặt kinh tế, chính trị.
Nhật Bản là một trong những đất nước chiêu mộ nhân tài Vì vậy, hàng năm, có rất nhiều học bổng du học toàn phần và bán phần được các trường đại học Nhật tài trợ Nếu mong muốn được du học và có trải nghiệm tuyệt vời về nền văn hóa mới ở Nhật Bản thì việc học tiếng Nhật là một điều không thể thiếu Đặc biệt, bắt đầu học tiếng Nhật và thi lấy chứng chỉ năng lực JLPT ngay từ lúc này không chỉ giúp dễ trúng tuyển vào các trường đại học ở Nhật mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí Có tiếng Nhật, việc xin visa của bạn sẽ dễ dàng hơn hay cũng sẽ được cộng điểm ưu tiên trong việc xét nhập cư tại Nhật Bản, khi xét nhập cư ở Nhật Bản sở hữu chứng chỉ N1 hoặc N2 thì sẽ được xét vào diện nhân lực chất lượng cao và khả năng nhập cư Nhật Bản sẽ cao hơn rất nhiều.
Chứng chỉ JLPT cũng là điều kiện để tham dự các kỳ thi quốc gia tại Nhật Bản Trong đó bao gồm kỳ thi dành cho Bác sỹ, Nha sỹ, Điều dưỡng, nhân viên nha khoa, bác sĩ vật lý trị liệu, nhân viên y tế,… Hay khi là người nước ngoài có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT thì sẽ được miễn môn thi quốc ngữ trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học Nhật Bản.
Tiểu kết
Như vậy, từ ba biểu đồ thống kê ở bên trên về số lượng ứng viên, những thuộc tính của ứng viên hay là những lý do tham dự kỳ thi JLPT có thể thấy rằng JLPT là một kỳ thi có vị thế, tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng vô cùng lớn. Những con số biết nói đã cho thấy sự phổ biến của kỳ thi JLPT rộng rãi đến mức nào Qua những con số ấy có thể thấy được vai trò vô cùng lớn của kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT là vô cùng lớn, có một vị thế vô cùng quan trọng khiến cho nó trở thành chứng chỉ uy tín nhất và có quy mô lớn nhất trên thế giới Dù là trình độ từ N5 đến N1 cũng sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn cho những người sở hữu chứng chỉ JLPT dù ít hay nhiều, có giá trị khi chứng minh năng lực tiếng Nhật và tạo ra lợi thế vô cùng tốt trong mọi khía cạnh cuộc sống ở trong nước cũng như ở Nhật Bản Nhưng kỳ thi năng lực tiếng Nhật cũng còn có những hạn chế khi không có phần thi đánh giá kỹ năng nói và viết của thí sinh Những thông tin nhóm nghiên cứu đã khảo sát và nghiên cứu được trong chương 1 sẽ làm cơ sở lý luận cho đề tài mà nhóm đã lựa chọn nghiên cứu.
Kết quả và thực trạng khảo sát
1 Thực trạng Để điều tra về hiểu biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT của các sinh viên Trường Đại học Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 40 sinh viên khoa tiếng Nhật của trường từ năm nhất đến năm 4
Qua khảo sát, có thể nhận thấy mục đích chủ yếu của đa số sinh viên khi lựa chọn kỳ thi JLPT là kiểm tra trình độ hiện tại với 24/40 lượt chọn, và đặc biệt là lấy chứng chỉ phục vụ học tập, làm việc, được tới 87,5% người tham gia khảo sát chọn lựa Như vậy, bên cạnh một bộ phận nhỏ thi vì đam mê, phần lớn sinh viên đều mang một tinh thần nghiêm túc đến với kì thi, để thử thách, hỗ trợ tương lai của chính mình Vì vậy, đòi hỏi phải tìm ra những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình luyện thi, từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp có thể giúp thí sinh đạt thành tích tốt.
Nhận rõ tác dụng to lớn mà kỳ thi JLPT đem lại, dù năm nhất và năm 2 chiếm khoảng ắ người tham gia khảo sỏt nờn quỏ nửa số sinh viờn chưa từng thi JLPT, nhưng mọi sinh viên học tiếng Nhật đều đã xác định mục tiêu sắp tới đối với kỳ thi hay khoảng thời gian của quá trình luyện thi của bản thân.
2 Những khó khăn trong quá trình luyện thi:
“There is no road of flowers leading to glory” (La Fontaine) – Không có con đường nào dẫn tới vinh quang lại trải đầy hoa Quá trình luyện thi năng lực tiếng Nhật JLPT cũng vậy, bước đi trên con đường này, ta sẽ gặp phải không ít khó khăn, thử thách Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát nhỏ trên 40 sinh viên khoa tiếng Nhật trường đại học Hà Nội để tìm hiểu những khó khăn thực tế mà sinh viên gặp phải trong quá trình ôn luyện kỳ thi.
Dựa trên khảo sát, có thể nhận thấy các khó khăn thường gặp của sinh viên từ năm nhất đến năm 4, những người đã hoặc dự định đăng ký dự thi kỳ thi này, khi bắt đầu luyện thi là không xây dựng được lộ trình học hợp lý (24/40 lượt chọn) hoặc không tìm ra cách học phù hợp cho từng phần (24/40 lượt chọn) hay đặc biệt là không chọn lọc được tài liệu luyện thi (26/40) Mỗi khó khăn đều được từ 60% người tham gia khảo sát chọn lựa, đây cũng là những khó khăn cơ bản khi bắt đầu ôn luyện các kỳ thi nói chung Các khó khăn đó không dễ dàng gì có thể thực hiện, người luyện thi cần phải có đầu óc sắp xếp, kỹ năng chọn lọc và kinh nghiệm đối với kỳ thi Bên cạnh đó, có 15 sinh viên, chiếm 37,5% , nêu ra một khó khăn khác là điều kiện luyện thi không đáp ứng toàn vẹn Như vậy, trở ngại sinh viên gặp phải khi bắt đầu quá trình luyện thi chủ yếu xuất phát từ lý do chủ quan, bên cạnh một số lý do khách quan.
Cấu trúc bài thi gồm 3 phần, cụ thể như nhóm nghiên cứu đã trình bày ở trên, dù ở cấp độ nào cũng đều gồm 3 phần Chữ Hán - Từ vựng, Ngữ pháp – Đọc hiểu và Nghe hiểu Tuy phần nào, sinh viên cũng sẽ gặp những trở ngại riêng,nhưng bài khảo sát đã cho thấy phần thi Nghe hiểu được nhiều sinh viên coi là phần khó nhằn nhất của kỳ thi JLPT Cụ thể, với câu hỏi “bạn nhận thấy phần nào là khó nhất trong kì thi JLPT?”, có đến 65% số người tham gia khảo sát chọnNghe hiểu, trong khi Ngữ pháp – Đọc hiểu chỉ chiếm 25 % và cuối cùng là ChữHán – Từvựng, chiếm 10 % Còn số quá nửa 26/40 đã nói lên hiện trạng rằng sinh viên khoa ngôn ngữ Nhật còn yếu kém ở kỹ năng nghe hiểu
Với phần Chữ Hỏn – Từ vựng, ắ số người tham gia khảo sỏt đưa ra trở ngại chính là không đủ vốn từ Các giáo trình hay các bài thi thử bạn tiếp xúc nhiều lúc sẽ không bao quát hết những chữ Hán, từ vựng ở trình độ bạn dự thi, vì vậy, Không tích lũy đủ vốn từ trong thời gian ôn luyện do chưa tiếp xúc đủ, hoặc học trước quên sau, trở thành khó khăn lớn nhất đối với người dự thi Bên cạnh đó, khi làm phần này, trên 50% người làm bài còn dễ nhầm lẫn các nét chữ Hán, các từ hoặc không hiểu rõ cách sử dụng từ trong các trường hợp cụ thể
Sau khi kiểm tra kiến thức của mình về chữ Hán và từ vựng, người dự thi sẽ thử sức mình với phần Ngữ pháp – Đọc hiểu Ở phần Ngữ pháp, các khó khăn được người tham gia khảo sát đưa ra là nhiều mẫu ngữ pháp có nét giống nhau dễ gây nhầm lẫn với 32/40 lượt chọn, hệ thống kính ngữ phức tạp, khó thành thạo -27/40 lượt, trợ từ gây nhiều hoang mang -23/40 lượt và cuối cùng là chưa tiếp xúc đủ nhiều với các mẫu ngữ pháp – 21/40 lượt Do các đặc điểm của ngữ pháp tiếng Nhật, càng học tiếng Nhật cao hơn, người học sẽ bắt gặp càng nhiều các mẫu ngữ pháp có chức năng, ý nghĩa mang nét tương tự nhau, kính ngữ và trợ từ dần dần không còn đơn giản, sinh viên khó có thể dung nạp hoàn toàn các mẫu ngữ pháp Lý do đó cộng thêm việc chưa tiếp xúc đủ nhiều làm cho các thí sinh không khỏi phân vân chọn đáp án nào mới chính xác khi làm phần này
Khi làm Phần đọc hiểu, bạn có cảm thấy hầu như bài đọc nào cũng có từ mới? Đó chắc chắn là do bạn thiếu vốn từ vựng, yếu tố quan trọng để bạn có thể hiểu nội dung mà người viết muốn truyền tải Đó cũng là ý kiến được 31/40 sinh viên đưa ra (77,5%) khi nói về khó khăn khi làm bài thi JLPT phần Đọc hiểu Kế sau đó, không thể phủ nhận rằng các bài đọc từ đoản văn, trung văn cho đến trường văn, mô hình chung tạo nên một phần thi vô cùng “nhiều chữ” mà nhiều người dự thi vừa nhìn đã choáng váng Do vậy, có đến 27/40 người tham gia khảo sát (67,5%) cho rằng đề thi có nhiều bài đọc, nên trông rất dài gây bối rối,mất tập trung khi làm bài Ngoài ra, 55% số sinh viên gặp khó khăn vì không phân tích được ngữ pháp dù hiểu từ Bên cạnh đó, 2 nội dung ngữ pháp và đọc hiểu được xếp vào 1 khoảng thời gian làm bài, đòi hỏi người dự thi không chỉ cần phương pháp cho từng phần mà còn phải cân nhắc thời gian phân chia làm sao để kịp thời hoàn thành phần thi Vì vậy, không đủ thời gian làm trọn vẹn các bài đọc là khó khăn được 42% sinh viên đưa ra.
Cuối cùng, ở phần Nghe hiểu, có đến 33/40 sinh viên, tức 82,5% người tham gia khảo sát cho rằng khó khăn khi làm bài phần này là chỉ được nghe 1 lần nên khó ăn điểm Dễ hiểu khi đây là ý được nhiều sinh viên lựa chọn nhất cho câu hỏi khó khăn bạn gặp phải khi ôn và làm phần Nghe hiểu, bởi nếu được nghe đến lần thứ 2, những trở ngại như tốc độ nhanh nên không nắm bắt được nội dung bài nghe với tỉ lệ chọn cao 77,5% hay ngữ pháp ngược nên phải nghe hết câu mới hiểu được 45% sinh viên đưa ra hoặc kiện khách quan như thiết bị, tạp âm trong phòng được 10 sinh viên chọn lựa sẽ có thể được khắc phục Đó cũng là lý do mà 17,5% đưa ra đề xuất nghe 2 lần cho câu hỏi “bạn cảm thấy kỳ thi JLPT nên sửa đổi, bổ sung gì để hoàn thiện và phản ánh đúng thực lực của người dự thi hơn?” của bài khảo sát này Không thể không kể đến thiếu vốn từ, trong phần này cũng là cản trở mà sinh viên gặp phải, nhưng so với những phần khác của đề thi, ý kiến này đã trở nên lép vế hơn.
Qua khảo sát, có thể nhận thấy, sinh viên khoa tiếng Nhật Trường Đại học
Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn trong việc luyện thi nói chung và ôn từng phần của đề, đặc biệt là phần Nghe hiểu Đương nhiên, đúng như câu nói nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn: “trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng”, nếu tự bản thân người luyện thi không chịu cố gắng thì đó chính là trở ngại lớn nhất, khiến cho quá trình ôn thi chắc chắn không thể có kết quả tốt Khảo sát được hoàn thành với những số liệu cụ thể càng thôi thúc nhóm nghiên cứu tìm kiếm và đề xuất cho mọi người.