PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT 1. Kỳ thi JLPT là gì
CHƯƠNG 2: Kết quả và thực trạng khảo sát
2. Những khó khăn trong quá trình luyện thi
“There is no road of flowers leading to glory” (La Fontaine) – Không có con đường nào dẫn tới vinh quang lại trải đầy hoa. Quá trình luyện thi năng lực tiếng Nhật JLPT cũng vậy, bước đi trên con đường này, ta sẽ gặp phải không ít khó khăn, thử thách. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát nhỏ trên 40 sinh viên khoa tiếng Nhật trường đại học Hà Nội để tìm hiểu những khó khăn thực tế mà sinh viên gặp phải trong quá trình ôn luyện kỳ thi.
Dựa trên khảo sát, có thể nhận thấy các khó khăn thường gặp của sinh viên từ năm nhất đến năm 4, những người đã hoặc dự định đăng ký dự thi kỳ thi này, khi bắt đầu luyện thi là không xây dựng được lộ trình học hợp lý (24/40 lượt chọn) hoặc không tìm ra cách học phù hợp cho từng phần (24/40 lượt chọn) hay đặc biệt là không chọn lọc được tài liệu luyện thi (26/40). Mỗi khó khăn đều được từ 60% người tham gia khảo sát chọn lựa, đây cũng là những khó khăn cơ bản khi bắt đầu ôn luyện các kỳ thi nói chung. Các khó khăn đó không dễ dàng gì có thể thực hiện, người luyện thi cần phải có đầu óc sắp xếp, kỹ năng chọn lọc và kinh nghiệm đối với kỳ thi. Bên cạnh đó, có 15 sinh viên, chiếm 37,5% , nêu ra
một khó khăn khác là điều kiện luyện thi không đáp ứng toàn vẹn. Như vậy, trở ngại sinh viên gặp phải khi bắt đầu quá trình luyện thi chủ yếu xuất phát từ lý do chủ quan, bên cạnh một số lý do khách quan.
Cấu trúc bài thi gồm 3 phần, cụ thể như nhóm nghiên cứu đã trình bày ở trên, dù ở cấp độ nào cũng đều gồm 3 phần Chữ Hán - Từ vựng, Ngữ pháp – Đọc hiểu và Nghe hiểu. Tuy phần nào, sinh viên cũng sẽ gặp những trở ngại riêng, nhưng bài khảo sát đã cho thấy phần thi Nghe hiểu được nhiều sinh viên coi là phần khó nhằn nhất của kỳ thi JLPT. Cụ thể, với câu hỏi “bạn nhận thấy phần nào là khó nhất trong kì thi JLPT?”, có đến 65% số người tham gia khảo sát chọn Nghe hiểu, trong khi Ngữ pháp – Đọc hiểu chỉ chiếm 25 % và cuối cùng là Chữ Hán – Từvựng, chiếm 10 %. Còn số quá nửa 26/40 đã nói lên hiện trạng rằng sinh viên khoa ngôn ngữ Nhật còn yếu kém ở kỹ năng nghe hiểu.
Với phần Chữ Hỏn – Từ vựng, ắ số người tham gia khảo sỏt đưa ra trở ngại chính là không đủ vốn từ. Các giáo trình hay các bài thi thử bạn tiếp xúc nhiều lúc sẽ không bao quát hết những chữ Hán, từ vựng ở trình độ bạn dự thi, vì vậy, Không tích lũy đủ vốn từ trong thời gian ôn luyện do chưa tiếp xúc đủ, hoặc học trước quên sau, trở thành khó khăn lớn nhất đối với người dự thi. Bên cạnh đó, khi làm phần này, trên 50% người làm bài còn dễ nhầm lẫn các nét chữ Hán, các từ hoặc không hiểu rõ cách sử dụng từ trong các trường hợp cụ thể.
Sau khi kiểm tra kiến thức của mình về chữ Hán và từ vựng, người dự thi sẽ thử sức mình với phần Ngữ pháp – Đọc hiểu. Ở phần Ngữ pháp, các khó khăn được người tham gia khảo sát đưa ra là nhiều mẫu ngữ pháp có nét giống nhau dễ gây nhầm lẫn với 32/40 lượt chọn, hệ thống kính ngữ phức tạp, khó thành thạo - 27/40 lượt, trợ từ gây nhiều hoang mang -23/40 lượt và cuối cùng là chưa tiếp xúc đủ nhiều với các mẫu ngữ pháp – 21/40 lượt. Do các đặc điểm của ngữ pháp tiếng Nhật, càng học tiếng Nhật cao hơn, người học sẽ bắt gặp càng nhiều các mẫu ngữ pháp có chức năng, ý nghĩa mang nét tương tự nhau, kính ngữ và trợ từ dần dần không còn đơn giản, sinh viên khó có thể dung nạp hoàn toàn các mẫu ngữ pháp. Lý do đó cộng thêm việc chưa tiếp xúc đủ nhiều làm cho các thí sinh không khỏi phân vân chọn đáp án nào mới chính xác khi làm phần này.
Khi làm Phần đọc hiểu, bạn có cảm thấy hầu như bài đọc nào cũng có từ mới? Đó chắc chắn là do bạn thiếu vốn từ vựng, yếu tố quan trọng để bạn có thể hiểu nội dung mà người viết muốn truyền tải. Đó cũng là ý kiến được 31/40 sinh viên đưa ra (77,5%) khi nói về khó khăn khi làm bài thi JLPT phần Đọc hiểu. Kế sau đó, không thể phủ nhận rằng các bài đọc từ đoản văn, trung văn cho đến trường văn, mô hình chung tạo nên một phần thi vô cùng “nhiều chữ” mà nhiều người dự thi vừa nhìn đã choáng váng. Do vậy, có đến 27/40 người tham gia khảo sát (67,5%) cho rằng đề thi có nhiều bài đọc, nên trông rất dài gây bối rối, mất tập trung khi làm bài. Ngoài ra, 55% số sinh viên gặp khó khăn vì không phân tích được ngữ pháp dù hiểu từ. Bên cạnh đó, 2 nội dung ngữ pháp và đọc hiểu được xếp vào 1 khoảng thời gian làm bài, đòi hỏi người dự thi không chỉ cần phương pháp cho từng phần mà còn phải cân nhắc thời gian phân chia làm
sao để kịp thời hoàn thành phần thi. Vì vậy, không đủ thời gian làm trọn vẹn các bài đọc là khó khăn được 42% sinh viên đưa ra.
Cuối cùng, ở phần Nghe hiểu, có đến 33/40 sinh viên, tức 82,5% người tham gia khảo sát cho rằng khó khăn khi làm bài phần này là chỉ được nghe 1 lần nên khó ăn điểm. Dễ hiểu khi đây là ý được nhiều sinh viên lựa chọn nhất cho câu hỏi khó khăn bạn gặp phải khi ôn và làm phần Nghe hiểu, bởi nếu được nghe đến lần thứ 2, những trở ngại như tốc độ nhanh nên không nắm bắt được nội dung bài nghe với tỉ lệ chọn cao 77,5% hay ngữ pháp ngược nên phải nghe hết câu mới hiểu được 45% sinh viên đưa ra hoặc kiện khách quan như thiết bị, tạp âm trong phòng được 10 sinh viên chọn lựa sẽ có thể được khắc phục. Đó cũng là lý do mà 17,5% đưa ra đề xuất nghe 2 lần cho câu hỏi “bạn cảm thấy kỳ thi JLPT nên sửa đổi, bổ sung gì để hoàn thiện và phản ánh đúng thực lực của người dự thi hơn?” của bài khảo sát này. Không thể không kể đến thiếu vốn từ, trong phần này cũng là cản trở mà sinh viên gặp phải, nhưng so với những phần khác của đề thi, ý kiến này đã trở nên lép vế hơn.