Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh sự đa dạng trong các thể loại báo chí vẫn còn những bất cập về việc sử dụng ngôn ngữ khi viết.. Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm
Trang 11 MỞ ĐẦU/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ trong báo chí là yếu tố quan trọng để cấu thành một bài báo, thực hiện nhiệm vụ truyền tải thông tin tới độc giả Một bài viết hay, bên cạnh
đề tài hấp dẫn thì ngôn ngữ phù hợp sẽ có sức thuyết phục đến độc giả Bởi thực
tế, ngôn ngữ báo chí tác động trực tiếp và ngay tức thời đến cảm nhận của người đọc Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh sự đa dạng trong các thể loại báo chí vẫn còn những bất cập về việc sử dụng ngôn ngữ khi viết Nhiều bài báo sử dụng một vài ngôn từ chưa phù hợp hoặc diễn đạt câu khó hiểu sẽ làm ảnh hưởng lớn chất lượng thông tin Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm
về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử là vô cùng cần thiết, từ đây mỗi
cá nhân hoạt động trong ngành báo chí có thể tự rút ra kinh nghiệm cho riêng mình, mang lại tính thống nhất cho ngôn ngữ sao cho việc truyền tải thông tin diễn ra thuận lợi nhất
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục đích
- Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu, học hỏi thêm về việc sử dụng ngôn ngữ trong báo chí, cụ thể là báo mạng điện tử
- Nâng cao kiến thức về phương diện ngôn ngữ trên các trang báo mạng điện tử, từ đó rút ra kỹ năng cho việc sử dụng ngôn ngữ báo chí
Trang 2- Làm rõ thực tiễn của việc sử dụng ngôn ngữ trên các trang báo mạng điện tử, để nhận ra đặc trưng riêng của ngôn ngữ báo mạng điện tử so với ngôn ngữ báo in
1.2.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ các khái niệm liên quan đến nội dung đề tài như báo chí và báo mạng điện tử, ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
- Thu thập tư liệu và thông tin về các bài báo của VietNamNet
- Phân tích, đánh giá ngôn ngữ, ngữ pháp của các bài báo đăng trên VietNamNet, chỉ ra những ưu – nhược điểm
- Đề xuất giải pháp hạn chế các lỗi sai trên báo mạng điện tử
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua trang báo VietNamNet từ năm 2000 đến nay (chủ yếu thông qua hoạt động của các năm 2010 - 2021)
1.4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 3Việc nghiên cứu, khảo sát và đánh giá được dựa trên lý thuyết giáo trình Tiếng Việt Thực hành, Hoàng Anh(Chủ biên) - Phạm Văn Thấu, Nxb Chính trị
- Hành chính, Hà Nội 2010 Dưới sự hướng dẫn của giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền – cô Nguyễn Thị Tuyết Thu
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp xử lí thông tin
1.5 Kết cấu tiểu luận:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài được chia làm ba phần:
- Phần 1: Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
- Phần 2: Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
- Phần 3: Giải pháp hạn chế các lỗi sai trên báo mạng điện tử
2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ BÀI 2.1 Báo chí và báo mạng điện tử
Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã
hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ
Trang 4và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo
in, báo nói, báo hình, báo điện tử (Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Báo chí 2016)
Báo mạng điện tử, hay còn được biết đến với tên gọi báo trực tuyến, báo
điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại hình báo viết được xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet Báo điện
tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn người đọc báo dựa trên máy tính, thiết bị
cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp, có kết nối internet Trong các loại hình báo chí thì báo mạng điện tử trẻ nhất, ra đời muộn nhất nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất
2.2 Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
Mỗi thể loại báo sẽ có một ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với phương thức truyền tải, sao cho thông tin tới độc giả dễ dàng và hiệu quả nhất Ở báo mạng điện tử, ngôn ngữ phải đầy đủ những tính chất như tính chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, tính đại chúng, kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin Đặc biệt, ngôn ngữ của báo mạng ít mang dấu ấn cá nhân Bởi lẽ, báo mạng điện tử
là sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, chữ viết, do nhiều người thế hiện nên rất khó đem lại dấu ấn cá nhân
3 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
3.1 Khảo sát thống kê các bài báo trên trang báo mạng điện tử VietNamNet
Trang 5Trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, VietNamNet là một trong những trang báo điện tử có quy mô lớn nhất Việt Nam với hàng loạt các tin bài có giá trị, có sức lan tỏa mạnh mẽ Thành lập vào năm 1997, với hơn hai thập kỉ phát triển, VietNamNet ngày càng khẳng định uy tín của mình qua những thành tựu đã đạt được Để có được vị thế như ngày hôm nay, VietNamNet đã không ngừng phát triển, đổi mới, sáng tạo trong mọi mặt, tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc trong báo chí từ những điều tưởng đơn giản nhất như sử dụng ngôn ngữ - thứ cấu thành nên một bài báo Vì vậy, tôi đã quyết định chọn VietNamNet làm đối tượng nghiên cứu, từ đây có thể học hỏi nhiều hơn trong cách viết, lối hành văn, tự đúc kết ra nhiều bài học kinh nghiệm cho cá nhân Việc khảo sát và đánh giá sẽ diễn ra trên phạm vi các bài báo đã được tăng tải trên trang VietNamNet, có địa chỉ truy cập https://vietnamnet.vn/
3.2 Đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử VietNamNet: Về những thành công và hạn chế.
3.2.1 Về ngữ âm
3.2.1.1 Chính tả Tiếng Việt
Chính tả có tính quy ước của con người, dựa chuẩn trên các văn bản quy định của các cơ quan có thẩm quyền, chuyên môn Có thể dễ dàng nhận thấy, ở những trang báo mạng điện tử lớn như VietNamNet, những lỗi sai về ngữ âm hầu như không có hoặc rất hiếm gặp, thể hiện tính chuyên nghiệp và vị thế của một trang thông tin Đây là một trong những thành công của VietNamNet khi sử
Trang 6dụng và chọn lọc ngôn từ một các chuẩn xác, mang nhiều lợi ích như củng cố,
mở rộng vốn từ, giúp khả năng nói chuyện – giao tiếp của người đọc thêm cởi
mở, hoạt ngôn Và hơn hết là tránh những hiểu lầm sai lệch của người đọc về từ
và cách sử dụng ngôn từ Tuy nhiên vẫn còn đó những lỗi sai về ngữ đáng tiếc của VietNamNet trong chính tả Tiếng Việt, cụ thể là cách viết thanh điệu Ngày
08 tháng 12 năm 2020, VietNamNet đưa tin “Những tấm gương lãnh đạo tận tụy xứng đáng được tuyên dương” đúng ra là “tận tuỵ” Hay trong bài báo “7X
‘hái’ ra tiền đều như vắt chanh từ vườn rau thủy canh” đăng ngày 16 tháng 03 năm 2020, thì từ đúng là “vắt tranh” chứ không phải “vắt chanh” Đây chính là
ví dụ điển hình nhất của việc ngôn ngữ liên tục vận động, biến hóa và cách viết không còn tương ứng với cái mà nó có nhiệm vụ biếu hiện nữa Tương tự với bài báo “Bão số 9: Nước lên chạy thần tốc toàn thân vẫn ướt như chuột lột” đăng ngày 26 tháng 11 năm 2018, thay vì là nguyên bản “ướt như chuột lội” VietNamNet lại đăng “ướt như chuột lột” Còn rất nhiều những nhầm lẫn khác,
ví dụ VietNamNet đã có tiêu đề “Chuyện hài hước ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia’ sau nụ hôn đầu dời của Lý Hùng” thay vì nguyên gốc “dâu ông nọ cắm tằm bà kia” hay tít “Luật Thủ đô ‘ra ngô ra khoai’, Hà Nội cứ thế mà làm” thay vì chuẩn gốc “ra môn ra khoai” Còn đó rất nhiều những lỗi sai về chính tả cần nghiêm túc nhìn nhận Bài báo “Lễ nhận chức, Tân Đệ nhất phu nhân Mỹ mặc gì” đăng ngày 20 tháng 1 năm 2017, đã mắc đến hai lỗi về chính tả Trước tiên, bài đã có
sự nhầm lẫn về từ “nhậm chức”, viết thành “nhận chức” Kế đến, thay vì viết là
Trang 7“Mĩ” theo xu hướng chuẩn hóa: dùng ‘i’ thay cho ‘y’ ở cuối âm tiết mở, báo lại
sử dụng ‘y’ cho từ Mĩ
3.2.1.2 Cách viết hoa
Theo quy ước, có ba cấp độ viết hoa
- Viết hoa cú pháp: Dùng trong mở đầu câu văn, đoạn văn hay đề mục
- Viết hoa tu từ: Nhằm mục đích tôn vinh, gắn với những danh từ riêng, tên người cụ thể, chức danh, cấp vụ, danh từ dùng theo nghĩa ẩn dụ,
- Viết hoa từ vựng
Viết hoa còn được sử dụng cho tên riêng, cụ thể là tên người, tên địa lí, tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Vẫn còn nhiều trường hợp như tên các năm âm lịch, tên các tiết và tết Trong bài viết “Đốt bỏ hàng nghìn gốc đào không kịp tiêu thụ dịp Tết” viết ngày 20 tháng 02 năm 2021, VietNamNet đã có một số nhầm lẫn nhỏ khi viết “tết nguyên Đán” thay vì “tết Nguyên đán” Hay trong bài viết “Gần 100 diễn viên tham gia thi tài năng xiếc 2021” đăng ngày 23 tháng 04 năm 2021, thay vì viết “hồ Hoàn Kiếm”, phóng viên và ban biên tập của VietNamNet lại để thành “Hồ Hoàn Kiếm” Đây là một sai lầm đáng tiếc đối với một trang báo mạng chuyên nghiệp như VietNamNet, yêu cầu người viết và biên tập cần tinh ý hơn
3.2.1.3 Phiên âm chuyển tự
Trang 8Phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang Tiếng Việt luôn là một vấn đề với người làm báo với hàng loạt các yêu cầu khắt khe:
- Đảm bảo gần âm, gần chữ với ngôn ngữ gốc mà vẫn giữ được bản sắc Tiếng Việt
- Có nên tiếp nhân bốn cữ cái f, j, z, w khi phiên chuyển từ ngữ nước ngoài hay không?
- Có nên sử dụng các tổ hợp chữ cái để ghi các tổ hợp âm đầu của từ ngữ nước ngoài không?
- Nên âm tiết hóa hay giữ nguyên các phụ âm cuối của từ nước ngoài?
- Có ghi dấu thanh điệu trong quá trinhg phiên chuyển không?
- Nên phiên chuyển như thế nào đối với các ngôn ngữ có bảng chữ cái không thuộc hệ Latin
Về phần phiên âm chuyển tự, hầu như hiếm các tờ báo nào mắc phải những lỗi này, đặc biệt là một trang báo lớn như VietNamNet, tuy nhiên sơ xuất
là rất khó tránh khỏi Trong bài báo “Sao Việt, MC của VTV gây sốt với ‘Vũ điệu đi bầu’” đăng ngày 21 tháng 05 năm 2021, thay vì viết đúng tên riêng của
ca sĩ Amee, VietNamNet lại đăng nhầm thành “ameee” – một từ không được viết hoa, một âm không có trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt Hay trong bài báo
“MV ‘Trốn tìm’ của Đen Vâu đạt kỉ lục” đăng ngày 15 tháng 05 năm 2021, thay
vì viết đúng tên của nền tảng chia sẻ trực tuyến “YouTube”, VietNamNet lại
Trang 9đăng “Youtube” Tương tự với bài báo “Song Joong Ki ấn tượng trong MV của
‘Nữ hoàng nhạc số’ Heize”, VietNamNet đã nhầm cách viết của công ti P-Nation thành “p naton”
3.2.1.4 Cách viết một số loại kí tự khác
Còn rất nhiều các quy tắc trong viết hoa như:
- Sử dụng dấu nối: Yếu tố liên kết các bộ phận trong liên dan, liên số, hay các đơn vị chỉ thời gian, hoặc các từ với nhau, giúp nhận diện và dễ dàng hơn trong cách đọc
- Cách dùng con số: Tùy trường hợp thay các lượng từ dưới mười thành chữ
- Viết tắt: Gồm hai loại chính: viết tắt hoàn toàn và viết tắt một phần
Mà ở đây VietNamNet đều đã thực hiện đúng – đủ
3.2.2 Về từ vựng
Mỗi ngôn ngữ đều có một kho từ vựng khổng lồ được gọi là hệ thống từ vựng chung, tồn tại trong kí ức cộng dồng sử dụng chung ngôn ngữ đó Việc dùng từ khi nói hay viết cần phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản nhất định:
- Từ phải tạo được dùng đúng về mặt âm thanh và hình thức cấu tạo
- Dùng từ phải đúng về nghĩa
- Dùng từ phải dúng về quan hệ kết hợp
Trang 10Về thao tác sử dụng từ, VietNamNet cũng đã làm rất tốt khi huy động
các từ vốn có với các quy tắc ngữ pháp để tạo nên các đơn vị giao tiếp, đó là các cụm từ, các câu, đoạn văn, văn bản, được tựu chung thành các quy tắc:
- Nội dung cần biểu đạt phải được xác định rõ
- Liên tưởng
- Lựa chọn từ
- Kiểm tra và thay thế
Một trong những thành công về từ vựng nữa cần phải kể dến của trang
thông tin lớn hàng đầu – báo VietNamNet nữa là sử dụng các lớp từ Cần phải
hiểu rõ ràng, việc sử dụng các loại từ phải gắn với từng kiểu loại văn bản cụ thể Việc sử dụng các lớp từ không giống với cách nói sử dụng các loại từ, đối tượng cần xét ở đây chính là nội dung ý nghĩa của các lớp từ thuộc các từ loại khác nhau Cụ thể ở đây có thể kể đến các loại từ:
- Từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa
- Từ đồng âm
- Từ địa phương
- Thuật ngữ khoa học
- Thuật ngữ chuyên môn
Trang 11- Lớp từ mới
Còn về các lỗi dùng từ, một số các lỗi phổ biến có thể kể đến như:
- Lỗi về hình thức âm thanh của từ
- Lỗi về nghĩa của từ
- Lỗi về quan hệ kết hợp
- Lỗi về phong cách
- Lỗi dùng thừa từ, lặp từ
- Lỗi dùng từ sáo rỗng
Tuy nhiên, vẫn còn đó các lỗi sai mà VietNamNet đã hiếm hoi vô tình mắc phải Cụ thể, trong bài báo “Thật tiếc cho con gái Mỹ Linh đã tự hủy hoại danh tiếng” ngày 20 tháng 5 năm 2021, VietNamNet đã đăng: “Chuyện của Mỹ Anh chắc không được để ý bàn luận nhiều như vậy nếu như cô bé không phải là con gái của Mỹ Linh và Anh Quân, vốn là cặp nghệ sĩ có lối sống chuẩn mực, kín đáo, đi lên bằng thực sự và sự lao động nghệ thuật cần mẫn của mình…” Việc sử dụng từ thực sự trong “đi lên bằng thực sự” được đặt ở đây là không hợp
lí, vi phạm quy tắc nghĩa của từ vựng, nên được thay thành “đi lên từ thực lực” hay “đi lên từ năng lực”
3.2.3 Ngữ pháp
Trong ngôn ngữ học, ngữ pháp của một ngôn ngữ được biết đến là một tập cấu trúc rang buộc về thành phần mệnh đề, cụm từ và từ của người nói hoặc
Trang 12người viết Được đánh giá ngôn ngữ có ngữ pháp đơn giản, tuy nhiên để sử dụng một cách chính xác Tiếng Việt vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc riêng, trước hết là các kiểu câu:
- Câu đơn: gồm hai loại là câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt
- Câu phức Câu phức là loại câu mà trong đó có một cụm chủ vị chính làm nòng cốt và một hay nhiều cụm chủ vị phụ thuộc Có đến năm loại câu phức: câu phức cả chủ ngữ lẫn
vị ngữ, câu phức thành phần chủ ngữ, câu phức thành phần vị ngữ, câu phức thành phần định ngữ, câu phức thành phần bổ ngữ
- Câu ghép: là loại câu trong đó có ít nhất hai cụm chủ vị làm nòng cốt Có hai loại câu ghép cơ bản là câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ
Ở các trang báo lớn, tiêu biểu là VietNamNet, các bài đăng hầu hết đều đã chính xác về mặt ngữ pháp Một số lỗi ngữ pháp thông thường có thể kể đến:
- Câu sai về cấu tạo ngữ pháp: thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu cả chủ và
vị ngữ, thiếu bổ ngữ bắt buộc, câu ghép thiếu một vế
- Câu không phù hợp với logic của tư duy: phản ánh không đúng thực tế khách quan, vi phạm quan hệ đối lập, vi phạm quan hệ đối xứng, vi phạm quan
hệ toàn thể với bộ phận, câu dùng sai quan hệ từ
- Câu mơ hồ về nghĩa
- Câu được đánh dấu câu không chuẩn xác
Trang 13Vào ngày 21 tháng 5 năm 2021, VietNamNet đăng bài viết “Sao Việt,
MC của VTV gây sốt với ‘Vũ điệu đi bầu’” trong đó có lỗi sai đáng tiếc về lỗi đánh dấu câu không chuẩn xác và sai về cấu tạo ngữ pháp thiếu chủ ngữ Cụ thể, tác giả bài đã viết: “Ca sĩ Amee cho biết ít khi thể hiện những ca khúc đậm chất tuyên truyền, cổ động nhưng đã quyết tâm thực hiện khi được mọi người động viên đem nhiệt huyết và chân thành truyền cảm hứng cho cộng đồng.” Câu nên được sửa lại thành: “Ca sĩ Amee cho biết cô ít khi thể hiện những ca khúc đậm chất tuyên truyền, cổ động nhưng đã quyết tâm thực hiện khi được mọi người động viên, đem nhiệt huyết và chân thành truyền cảm hứng cho cộng đồng.”
Về phần biến đổi câu trong văn bản, VietNamNet cũng đã hoàn thành xuất sắc khi đạt đủ các tiêu chuẩn trong:
- Tách câu
- Thay đổi trật tự các thành phần câu
- Đổi câu có ý nghĩa chủ động thành câu có ý nghĩa bị động và ngược lại
3.2.4 Biện pháp tu từ
Với chức năng liên kết đoạn văn, biệp pháp tu từ đóng một vai trò quan trọng trong một bài báo Đây là một trong những ưu điểm của VietNamNet khi
sử dụng rất khéo các biện pháp tu từ, khiến mỗi bài báo trở nên chặt chẽ và liên kết hơn Về các mặt liên kết trong đoạn văn, có thể kể đến liên kết hình thức