1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TVTH - Khảo sát đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua các trang báo như Vnexpress, Dân trí, Vietnamnet,…

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Đánh Giá Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Về Phương Diện Ngôn Ngữ Trên Báo Mạng Điện Tử
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 36,78 KB

Nội dung

Trong lĩnh vực báo chí ngôn ngữ báo chí có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin, là phương tiện để chạm đến trái tim người đọc, nó quyết định đến việc

Trang 1

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ báo chí là đại diện cho tiếng nói của một dân tộc, được coi là tiêu chuẩn cho người đọc ở mọi tầng lớp Chính vì thế, báo chí đòi hỏi người viết cần có sự chỉn chu, cẩn thận trong mỗi bài viết của mình Ngôn ngữ báo chí

là cách viết của người làm báo, với cách viết ngắn gọn, súc tích thể hiện những thông tin mà người làm báo muốn truyền tải đến người đọc Trong lĩnh vực báo chí ngôn ngữ báo chí có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin, là phương tiện để chạm đến trái tim người đọc, nó quyết định đến việc tác phẩm của bạn tốt hay không, dòng thông tin của bạn đưa cho người đọc chính xác, hay – dở của một bài báo Hiện nay có rất nhiều hình thức

để truyền tải thông tin chúng ta có báo in sử dụng chữ viết, báo truyền hình dùng hình ảnh, âm thanh Đối với báo mạng điện tử, việc đưa thông tin đến với người đọc được thể hiện qua nhiều hình thức đa phương tiện nhưng quan trọng nhất vẫn là về chữ viết, ngôn ngữ Một ưu điểm đáng được ghi nhận của báo điện tử

là việc cập nhật thông tin liên tục, nhanh nhạy, có tính phổ cập đến độc giả cao nhưng đó dường như cũng là nhược điểm của loại báo này Các nhà báo đa phần chỉ tập trung vào số lượng, thời gian đưa tin, các đặt tiêu đề như thế nào để thu hút người đọc mà họ quên đi mất chất luợng của một bài báo

Trước những vấn đề đó, đề tài này được ra đời nhằm đánh giá, khảo sát những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên phạm vi một số tờ báo mạng Từ đó có thể phát triển những ưu điểm và nhằm khắc phục phần nào vấn nạn sai sót ngôn ngữ báo chí, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

2 Mục đích nguyên cứu

Mục đích nguyên cứu là đánh giá, khảo sát những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên một số tờ báo mạng điện tử lớn

3 Đối tượng nguyên cứu và phạm vi nguyên cứu

Trang 2

- Đối tượng : ưu và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng, các tờ báo mạng điện tử lớn như Vexpress, Dân trí, Vietnamnet,…

- Phạm vi: Tất cả các mục có trên các tờ báo mạng lớn như sự kiện, xã hội, kinh doanh, bất động sản, thể thao, giải trí,…

Thời gian nguyên cứu từ tháng 10/2020 – 5/2021

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nguyên cứu

* Cơ sở lý luận:

- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, căn cứ vào lý luận nghiệp vụ của ngành báo chí trong nước và trên thế giới

- Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí, về công tác thông tin truyền thông trong lĩnh vực báo chí

* Các phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài này là:

- Phương pháp chính là phương pháp phân tích Áp dụng cho đối tượng là những bài báo có lỗi sai về mặt ngôn ngữ Phân tích lỗi sai và sửa lại

-Phương pháp nguyên cứu tài liệu: phân tích tư liệu tham khảo, những công trình nguyên cứu trước đó

- Phương pháp so sánh: so sánh đối tượng với các tài liệu tham khảo

5 Nhiệm vụ nguyên cứu

− Khảo sát ưu điểm, nhược điểm của về phương diện ngôn ngữ trên một

số tờ báo mạng,…

− Xây dựng cơ sở lý thuyết: xác định khái niệm chính

− Phân tích ví dụ đưa ra trong đề tài

− Đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị một số giải pháp để xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ của báo mạng điện tử

Trang 3

6 Bố cục

Bài nghiên cứu này bao gồm 3 phần:

• MỞ ĐẦU:

Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa lý luận, thực tiễn

• NỘI DUNG:

➢ Tổng quan về ngôn ngữ báo chí

➢ Cung cấp kiến thức cơ sở bao gồm các khái niệm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ,…

➢ Khảo sát ưu điểm, nhược điểm trên báo mạng điện tử trên các phương diện: Ngữ âm, từ vựng, biện pháp tu từ, ngữ pháp,…

➢ Bài học cho bản thân

• KẾT LUẬN:

Tổng kết, xem xét lại quá trình nghiên cứu

• TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

NỘI DUNG

I Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1 Báo chí và báo mạng điện tử

- Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã

hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ

và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo

in, báo nói, báo hình, báo điện tử

Trong xã hội hiện đại, báo chí là công cụ cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng Tuy nhiên, báo chí không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin Truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh

- Báo trực tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại hình

báo viết được xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn người đọc báo dựa trên máy tính, thiết bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp, có kết nối internet

Khác với một trang web nói chung hay trang thông tin điện tử, báo trực tuyến cập nhật thường xuyên tin tức, đặc biệt là đăng "tin tức thời" hay "tin giật gân" (Breaking news) Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian Sự phát triển của Báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống

1.2 Khái quát về ngôn ngữ báo chí

1.2.1 Khái niệm

- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm

Trang 5

thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Tồn tại ở 2 dạng: nói (thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/truyền hình,…) và viết (báo viết)

- Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng

sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ

1.2.2 Chức năng của ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ văn bản báo chí có hai chức năng:

- Chức năng giao tiếp lí trí: Giao tiếp lí trí được thực hiện thông qua tính thông báo và phản ánh sự việc, sự kiện mang tính thời sự xảy ra trong đời sống

- Chức năng phát động: Ngoài chức năng giao tiếp lí trí, một chức năng mang tính đặc thù của ngôn ngữ báo đó là động viên, khích lệ người đọc, người nghe thực hiện một nhiệm vụ nào đấy

1.2.3 Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

- Tính thông tin thời sự: Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác, nhất là những thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,

- Tính ngắn gọn: Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo Phóng sự có thể viết dài hơn, nhưng (trừ trường hợp đặc biệt) cũng không dài quá ba trang báo

- Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc Điều đó thể hiện ở cách dùng từ và đặt câu, nhưng trước hết là ở những tiêu đề (tít) của bài báo

1.3 Lỗi trong cách sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử

1.3.1 Thực trạng

Một thực trạng đáng báo động hiện nay là tình trạng sai sót trên báo chí ngày càng lan rộng, đặc biệt là đối với báo điện tử.Theo một báo cáo về tình

Trang 6

hình lỗi chính tả văn bản tiếng Việt của Viện công nghệ thông tin - Đại học quốc gia Hà Nội, Công ty cổ phần truyền thông và Công nghệ Viegrid ngày 28/07/2020, tỉ lệ lỗi chính tả trong 67000 văn bản của 177 đơn vị được khảo sát

là 7.79%, cao gấp nhiều lần mức yêu cầu tối thiểu và con số này cao hơn chuẩn quốc tế là 0.1% Theo đánh giá của bản bản báo cáo này thì các trang báo mạng

có số lượng người truy cập lớn như VnExpress, 24h, hay Dân trí có tỉ lệ sai lỗi chính tả là trên 20%, trong khi mức độ có thể chấp nhận được chỉ dao động từ 2.5-5% Điều đáng nói là báo cáo trên mới chỉ khảo sát về tình hình sai lỗi chính

tả, và chưa kể đến các sai sót khác của báo mạng

1.3.2 Hậu quả

Sự thiếu cẩn trọng, thiếu tính chuyên nghiệp trong việc xử lí ngôn từ vô hình trung tạo nên sự phản cảm đối với người đọc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách hành văn, cách nói của độc giả khi ngôn ngữ báo chí luôn được coi là thước

đo đánh giá, là chuẩn mực đúng đắn nhất Những bất cập trong việc sử dụng tiếng Việt trong ngôn ngữ báo chí nếu không được chấn chỉnh sẽ khiến cho tiếng Việt ngày càng mất đi sự trong sáng của nó Thế hệ mai sau sẽ nghĩ gì khi

họ thừa hưởng một thứ ngôn ngữ bị biến dạng bởi sự cẩu thả trên các trang báo điện tử lớn hiện nay

II KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.

2.1 Đánh giá, khảo sát về phương diện ngữ âm

2.1.1 Chữ viết

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là

sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng Nó phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví

Trang 7

dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ

2.1.2 Chính tả

Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa Chính tả là có tính quy ước của con người cho nên có thể dựa vào một

số văn bản quy định của các cơ quan có thẩm quyền hoặc các cơ quan chuyên môn (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Ngôn ngữ học – Viện KHXH)

Hiện nay, trên các tờ báo điện tử lớn như Vnexpess, Dân trí, Vietnamnet,

… với đội ngũ ban biên tập lớn, duyệt bài cẩn thận các lỗi về chính tả trước khi đăng tải Tuy nhiên vẫn còn có những sai sót về mặt chính tả Lỗi sai chủ yếu trên các trang báo mạng có hai kiểu:

❖ Sai lỗi chính tả do việc đánh máy là lỗi sai do người viết sau khi đánh máy bài viết không biên tập lại dẫn đến những sai sót nhỏ như thiếu một, hai chữ cái của từ, cách dấu câu sai nguyên tắc đánh máy, nhầm dấu, sai font chữ…

- Trong bài viết : “4 lý do khiến giảm béo mãi không thành công” trên báo Vietnamnet (20/03/2021) có đoạn : “Giảm béo đã khó, duy trìcân nặng sau khi giảm lại càng khó hơn.” Tác giả đã thiếu dấu cách ngăn giữa hai từ “trì” và

“cân” Làm cho đoạn văn trở nên thiếu thẩm mĩ

Những lỗi sai chính tả do việc đánh máy hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách cẩn thận hơn trong quá trình biên tập bài trước khi xuất bản để có thể sữa chữa lỗi kịp thời

❖ Một số lỗi chính tả do chủ quan người viết trên một số báo điện tử lớn:

- Trong tin “Việt Nam vay Nhật Bản gần 300 triệu USD” trên báo Dân trí đăng tải ngày 18/3/2020: “ Số tiền tương đương 290 triệu USD này sẽ được dành cho 5 dự án: Nhà ga hành khách tại Sân bay quốc tế 41 Nội Bài, đường cáo

Trang 8

tốc từ Sân bay Nội Bài về đến cầu Nhật Tân…” Có lẽ không ai hiểu được “ đường cáo tốc” là loại đường gì

- Trong bài “Va chạm xe buýt, cô gái đang từng ngày dành giật sự sống” trên báo tinmoi.vn (10/08/2020) Tác giả đã dùng sai lỗi chính tả từ “dành giật” sửa lại thành “giành giật”

- Trong bài “Dấu hiệu người ấy chỉ coi bạn là bạn thân” trên báo Dân trí (03/08/2020) có câu: “Trước mặt bạn, đối phương vẫn thản nhiên mặc bộ đồ ngủ rộng thùng thình hoặc những trang phục tuyền toàng mặc ở nhà” Tác giả đã

sử dụng sai từ “tuyền toàng” sửa lại thành “tuềnh toàng”

- Trong bài “Đìu hiu cảnh chợ chiều” trên báo baomoi.com có đoạn :

“trên tất cả tựu trung lại rằng” Tác giả đã sử dụng sai từ “tựu trung” sửa lại thành “tựu chung

Có lẽ đây là những lỗi sai rất thông thường, phổ biến trong đời sống Nhưng đối với những người làm báo đó là sự thiếu chuyên nghiệp cũng như sự yếu kém về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của tờ báo đó Việc độc giả phát hiện ra những lỗi sai chính tả rất thông thường trên những bài viết họ đọc hằng ngày sẽ làm giảm uy tín của cơ quan báo chí và sự tin tưởng của người dân

2.2 Đánh giá, khảo sát về phương diện từ vựng

2.2.1 Khái niệm

Từ vựng là đơn vị cơ sở để tạo nên văn bản Do vậy, từ vựng thể hiện khá

rõ đặc trưng của từng phong cách ngôn ngữ Xem xét đặc điểm từ vựng của một phong cách ngôn ngữ chính là xem xét khả năng biểu đạt của các phương tiện từ ngữ - mà khả năng này tùy thuộc vào cách thức lựa chọn và sử dụng các lớp từ ngữ trong từng kiểu văn bản

2.2.2 Đặc điểm

Trên những tờ báo báo mạng lớn như VnExpress, Dân trí, Tiền phong,… những phóng viên, nhà báo đã sử dụng vốn từ vựng linh hoạt, giàu sắc thái để

Trang 9

thu hút số lượng đọc giải Những ưu điểm được thể hiện qua việc diễn đạt tốt đặc điểm về từ vựng trong phong cách ngôn ngữ báo chí:

- Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng lớp từ ngữ mang đậm màu sắc biểu cảm, gợi hình, gợi cảm, giàu hình ảnh và mang đậm màu sắc tu từ

Ví dụ: Hội chứng Việt Nam, leo thang chiến tranh, chảy máu chất xám,…

- Phong cách báo luôn có xu hướng đi tìm cái mới trong cách dùng tử: người viết báo thường dựa vào các từ ngữ, các quán ngữ có sẵn để tạo nên các đơn vị, cách thức diễn đạt mới giàu tính hình ảnh và tính biểu cảm

Ví dụ: “kiện tướng à kiện tướng đào đất, kiện tướng bơi lội…ổ gà à ổ voi, đường đủ mọi loại ổ, ” trong bài : “Những tuyến đường chằng chịt ‘ổ gà, ổ voi’

ở Hà Nội” báo Tiền phong (21/12/2020).Cách sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm tạo cho người đọc cảm giác hứng thú, tăng thêm tính châm biếm trên những bài phản ánh,

- Phong cách báo dùng nhiều từ viết tắt để đảm bảo tính thông tin cao trong một khuôn khổ không gian trình bày nhất định và giúp cho việc tiếp thu được thuận lợi

Ví dụ: ĐCS, CBCNV,…

2.2.3 Cách dùng

- Từ phải được dùng đúng về mặt âm thanh và hình thức cấu tạo Hình

thức ngữ âm của từ tiếng Việt là cố định và bất biến ở mọi vị trí, với mọi quan hệ

và chức năng trong câu, (được ghi trong từ điển) Vì thế khi viết văn bản, cần viết đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được sử dụng Sự sai lệch thường xảy ra khi sử dụng những từ gần âm, gần nghĩa

Ví dụ:

•Trong bài báo “Cô bé 7 tuổi vẫn trượt ván thành thạo dù bị khuyết thiếu hai ống đồng” – Kênh14 ( 31/10/2020) có câu “Phần lớn đều nghĩ cô bé có một

Trang 10

tương lai sáng lạ n và rộng mở ở phía trước” Tác giả đã dùng sai từ “sáng lạn” –

từ này không có nghĩa Thay vào đó, phải sửa thành “xán lạn” – rực rỡ, rộng mở

• “ Hồng Quân có thể truyền (từ đúng là chuyền) ngược trở lại cho đồng đội của anh đang băng lên dứt điểm” (Hồng Quân bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội xé lưới U23 Myanmar? , báo Dân trí, ngày 14/6/2020)

- Dùng từ phải đúng về nghĩa Muốn đạt được hiệu quả giao tiếp, tất cả

các từ trong văn bản đều phải được dùng đúng ý nghĩa của nó, nghĩa là phải phù hợp với nội dung cần biểu hiện (sự vật, hành động, trạng thái, tính chất của hiện thực khách quan hoặc khái niệm trừu tượng) mà cộng đồng ngôn ngữ đã thừa nhận và sử dụng

Ví dụ: Trong bài “Huấn viện viên Park Hang-seo loại 4 cầu thủ khỏi U22 Việt Nam” - BongDa.com.vn – 17:55 ngày 19/05/2021

Có câu: “Đây là cơ hội để họ biết được yếu điểm của mình để tiếp tục hoàn thiện trong quãng sự nghiệp còn lại của cầu thủ.” Tác giả đã dùng từ sai:

- Yếu điểm: điểm quan trọng nhất, Từ điển Tiếng Việt

- Điểm yếu: có mức độ, năng lực hoặc tác dụng ít, kém so với bình thường

Như vậy, trong câu trên phải dùng là điểm yếu chứ không thể là yếu điểm

Ta sửa lại “Đây là cơ hội để họ biết được điểm yếu của mình để tiếp tục hoàn thiện trong quãng sự nghiệp còn lại của cầu thủ.”

• Trong bài : “Sự thật vụ hai người đi BMW bị truy sát ở Sài Gòn” – Vietnamnet ngày 12/05/2021

Có câu “Trước giờ có nghe phong phanh về vụ việc này rồi.” Tác giả đã dùng sai về từ

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w