Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ, thời đại mà báo giấy đang ít dần quan tâm của độc giả, thay vào đó là sự bùng nổ thông tin từ những tran
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp, báo chí cũng không ngừng thay đổi về nội dung và hình thức để làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ, thời đại mà báo giấy đang ít dần quan tâm của độc giả, thay vào đó là sự bùng nổ thông tin từ những trang báo mạng, blog,
… Sự ra đời của báo mạng điện tử là một bước nhảy vọt tuyệt vời trong lịch sử phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng, báo mạng điện tử ra đời đã phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống - nhu cầu cập nhật tin tức nhanh chóng của con người Báo mạng điện tử mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông vừa truyền thống vừa hiện đại Có thể nói rằng, báo chí hiện đại không thể thiếu báo mạng điện tử
Ngoài khả năng cung cấp thông tin, làm cho xã hội phát triển thì báo chí còn góp phần không nhỏ trong việc định hình ngôn ngữ cho độc giả Không chỉ riêng báo mạng mà tất cả loại hình báo chí đều phải sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nội dung truyền tải đến công chúng Yếu tố ngôn ngữ cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công hôm nay của báo mạng điện tử Ngôn ngữ báo chí bao gồm nhiều loại và mang những đặc điểm riêng biệt, điều quan trọng là phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, mang tính đại chúng Ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm riêng, quan hệ, qui phạm riêng của nó phục vụ cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí vì thế nó phải đáp ứng những đòi hỏi của nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy
Để nắm bắt được tổng quan về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện
tử chúng ta cần có sự đào sâu về vấn đề này Vì thế tôi chọn đề tài “Khảo sát đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo
Trang 2Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử chính là vấn đề đang được quan tâm nhiều trong xã hội cũng như môi trường báo chí Nghiên cứu về ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ trên báo mạng điện tử giúp người học và làm báo sử dụng thành thạo và chuyên nghiệp hơn khi sáng tạo tác phẩm báo chí
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Sản phẩm báo chí có thu hút được độc giả hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương diện ngôn ngữ Chỉ những bài báo được viết chính xác, đầy đủ, ngắn gọn mới có thể truyền tải nội dung đến cho độc giả một cách nhanh chóng nhất Tuy nhiên hiện nay, vấn đề ngôn ngữ dường như đang bị xem nhẹ quá mức, người viết sẵn sàng viết ra những tít báo gây hoang mang để thu hút người đọc, ngôn từ trong bài báo gây khó hiểu, Nghiên cứu về ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ trên báo mạng điện tử bằng cách khảo sát việc sử dụng các phương diện ngôn ngữ trên các tờ báo mạng cụ thể Từ đó tìm ra được những vấn đề trong việc sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử để có thể phát huy được thế mạnh của báo mạng điện tử hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nêu rõ các vấn đề lí luận liên quan đến đặc thù của của báo mạng điện
tử, đặc biệt là phương diện ngôn ngữ
- Khảo sát thực trạng, tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay (cụ thể là trang báo mạng VnExpress)
- Tìm ra các giải pháp hạn chế lỗi sai trên báo mạng điện tử nói riêng cũng như báo chí nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Trang 3Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ưu điểm và nhược điểm trong phương diện ngôn ngữ của báo VnExpress – một trong những trang báo điện tử nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá ưu nhược điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ của báo mạng VnExpress, chủ yếu trên các phương diện: từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và biện pháp tu từ
4 Cơ sở lí luận và biện pháp nghiên cứu:
Cơ sở lí luận:
Dựa trên cơ sở lí luận về về báo chí – truyền thông, đặc biệt là cơ sơ lí luận về phương diện ngôn ngữ, đây là vấn đề quan trọng nhất của việc nghiên cứu đề tài này
Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu, đánh giá các tin bài của báo mạng VnExpress dựa trên tính đặc trưng phương diện ngôn ngữ rồi tổng hợp lại những ý kiến, định hướng, giải pháp cần đạt được cho việc sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử, có thể dùng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp
5 Kết cấu tiểu luận:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục thì Nội dung chính của tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Một số khái niệm cơ bản
Chương II: Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
Chương III: : Giải pháp hạn chế các lỗi sai trên báo mạng điện tử
Trang 4NỘI DUNG
I Một số khái niệm cơ bản.
1.1 Báo chí và báo mạng điện tử
1.1.1 Báo chí và các loại hình báo chí
Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng
Các loại hình báo chí:
Theo “Đại từ điển tiếng Việt” do GS.TS Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản (NXB ) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh in 2008, trang 11, báo là “các ấn phẩm định kỳ, in trên giấy khổ lớn, có nhiều tin, bài, ảnh để thông tin tuyên truyền”
Có thể thấy khái niệm trên mới chỉ nói tới báo in, tạp chí, là loại hình báo chí xuất hiện đầu tiên, mang tính truyền thống, chưa bao hàm hết được các loại hình truyền thông đại chúng
“Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2009) đưa ra khái niệm đầy đủ hơn khi cho rằng báo là “hình thức thông tin truyên truyền có tính chất đại chúng, được thể hiện qua các ấn phẩm định kỳ hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác như truyền thanh, truyền hình, internet”
Theo Điều 3, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm
1989 được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999, các loại hình báo chí gồm
“báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe nhìn, thời
sự được thực hiện bằng các phương tiện kĩ thuật khác nhau), báo mạng điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”
Trang 5Như vậy, các loại hình báo chí bao gồm: báo tin, tạp chí, báo phát thanh, truyền hình, báo ảnh và báo mạng điện tử
1.1.2 Báo mạng điện tử:
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí hiện đại, tuy ra đời muộn hơn
so với báo in, báo phát thanh và báo truyền hình, nhưng có thể đảm đương được nhiệm vụ đưa tin của phát thanh, minh họa của truyền hình và phân tích, giải thích của báo in một cách dễ dàng
Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế ở khả năng tương tác qua lại giữa tờ báo với công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập các diễn đàn báo chí; có khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng và nóng hổi nhất
Ưu thế đầu tiên phải kể đến là tính đa phương tiện Nhờ đó, nó có khả
năng tích hợp được ưu thế của các loại hình báo chí khác như tính văn bản và khả năng lưu trữ dưới dạng văn bản của báo in, hình ảnh động và âm thanh của truyền hình, âm thanh của phát thanh Nó cũng khắc phục được tính đơn điệu và tình của báo in cũng như hạn chế trong trật tự tuyến tính thời gian phát sóng của phát thanh và truyền hình Trên báo mạng điện tử, công chúng có thể đọc, nghe
và xem Các yếu tố chữ viết, đồ họa, video clip được sử dụng linh hoạt tạo ra nhiều cổng thông tin để công chúng tiếp cận dễ dàng Chính sự tích hợp này làm cho báo mạng điện tử thực sự phong phú, đa dạng, sinh động và hấp dẫn trong cách chuyển tải thông tin
Ưu thế tiếp theo phải kể đến của báo mạng là tính tương tác Đây vốn là
một hạn chế của các loại hình báo chí khác nhưng lại là một lợi thế của báo diện
Ở đây, độc giả có thể phản hồi ngay tức thì các ý kiến của mình về bài viết của phóng viên dưới từng bài báo hoặc gửi tới toà soạn các thông tin, vấn đề mình quan tâm thông qua hệ thống mạng Có thể nói không có loại hình báo chí nào hiện nay có thể cạnh tranh với báo điện tử về khả năng tương tác
Trang 6Bên cạnh đó, báo mạng điện tử vẫn có một số những hạn chế như: Trên báo mạng điện tử, người đọc bị hạn chế bởi độ rộng của màn hình,
sẽ có những khu vực khuất khiến họ không xác định được bố cục và độ dài tối đa của văn bản Hơn nữa, sự phát sáng và độ phân giải của màn hình các thiết bị như máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng dễ gây nhức mỏi mắt chóng mặt và cảm giác mệt mỏi nếu người đọc theo dõi quá lâu Một nghiên cứu của nhà phân tích web Jakob Nielsen cho thấy tốc độ đọc trên máy tính thường chậm hơn trên giấy khoảng 25%
Công chúng tìm tới báo mạng điện tử thường là những người bận rộn, có
ít thời gian rảnh Đa phần trong số họ không tập trung đọc nhiều mà chỉ “lướt mắt” để tranh thủ thời gian và chỉ click chuột khi thấy những tiêu đề hấp dẫn hoặc một vấn đề đáng quan tâm Hơn nữa, trong một công cụ như máy tính hay máy tính bảng, độc giả có thể mở là nhiều tờ báo cùng lúc, có rất nhiều sự lựa chọn dành cho họ nên nhìn chung họ luôn có xu hướng tìm đọc những tin bài nổi bật, lướt nhìn một vài từ đầu tiên của tiêu đề và sapo để xem qua nội dung thông tin
Do vậy, nếu không tìm thấy thông tin nào hấp dẫn, thú vị, công chúng sẽ không dừng mắt tại trang báo đó, và có rất ít trường hợp người đọc lưu và tải văn bản về máy
Tuy có nhiều lợi thế nhưng báo mạng điện tử cũng không có ít hạn chế như đã kể ở trên Từ đó chúng ta có thể nhận diện được những mặt phải trái của báo mạng điện tử cùng với những vấn đề mà báo mạng đang đem lại, trong đó không thể không kể đến vấn đề về phương diện ngôn ngữ
1.2 Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
1.2.1 Ngôn ngữ là gì
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng,
Trang 7tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó
1.2.2 Đặc điểm của ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
Tất cả các loại hình báo chí đều sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nội dung thông tin để truyền tải đến công chúng Nó phải đảm bảo những tính chất như tính chính xác, đầy đủ, ngắn gọn Nhưng ngôn ngữ ở các loại hình báo chí khác nhau lại mang một số đặc điểm riêng biệt Đối với báo mạng nói riêng , ngôn ngữ của nó luôn mang nhũng đặc điểm sau:
Thứ nhất, báo mạng sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện Điều này có thể
dễ dàng nhận thấy khi người đọc tìm đến báo mạng không chỉ dừng lại ở việc đọc thông tin như trên báo in, chỉ nghe như trên phát thanh, hay xem và nghe như trên truyền hình… mà ngôn ngữ của báo mạng điện tử là kết hợp của tất cả những thứ đó – là loại ngôn ngữ da phương tiện, công chúng đến với nó có thể
sử dụng hầu hết các giác quan của mình Và như thế tất nhiên việc cảm nhận và chiếm lĩnh thông tin sẽ trở nên thuận tiện, dễ dàng và khắc sâu hơn Đó là điều
mà cho đến nay không một loại hình báo chí nào chiếm vị trí của nó được
Thứ hai, ngôn ngữ báo mạng có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều
lớp thông tin Cụ thể trong tiếp nhận thông tin báo mạng, người ta không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin ở một tờ báo mà còn có thể liên kết với nhiều
tờ báo, trang báo khác với lượng thông tin khổng lồ hơn, đồng thời còn có thể được minh họa sinh động bằng các các tệp âm thanh hay các clip truyền hình mà công chúng chỉ cần nhấp chuột là họ sẽ hoàn toàn làm chủ mọi thông tin liên quan đến sự việc mà họ quan tâm
Thứ ba, ngôn ngữ báo mạng ít mang dấu ấn cá nhân Bởi lẽ nó là loại
ngôn ngữ đa phương tiện sử dụng rất nhiều phương tiện truyền tải như chữ viết, hình ảnh, âm thanh,… và có thể do nhiều người thể hiện Thêm vào đó là trong một văn bản còn có nhiều lớp thông tin được chứa đựng với nhiều phong cách
Trang 8thể khác nhau, hòa quện vào nhau nên phong cách riêng của nhà báo khó lòng được thể hiện rõ nét
Thứ tư, cũng giống như các loại hình báo chí khác, ngôn ngữ báo mạng
cũng giàu bản sắc dân tộc và có tính quốc tế Bởi lẽ nó được viết ra nhằm phục
vụ tất cả công chúng, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu, đại chúng để hiện tinh thần dân tộc cũng là một yêu cầu của nó ngoài ra báo mạng cũng là nơi có sự giao lưu thông tin với các nước khác
Như vậy, ngôn ngữ có vai trò to lớn với con người, và vai trò to lớn này
nó thể hiện trong từng lĩnh vực của cuộc sống xã hội trong đó có lĩnh vực báo chí Ngôn ngữ trong báo chí nói chung và báo mạng nói riêng luôn có cách thể hiện riêng của mình và điều quan trọng là các nhà báo trong đó có các nhà báo mạng phải biết lựa chọn nó để sử dụng một cách phù hợp, hiệu quả, thực hiện chức năng báo chí của mình
1.2.3 Các phương diện ngôn ngữ
1.2.3.1 Từ vựng
Từ vựng là tập hợp toàn bộ vốn từ của một ngôn ngữ Vốn từ bao gồm toàn bộ các từ và bộ phận tươngđương với từ, tức thành ngữ Trong đó, từ là đơn
vị từ vựng cơ bản nhất Từ vựng là một trong ba phận cấu thành của ngôn ngữ, giữ vai trò quan trọng nhất và chiếmsố lượng phong phú nhất Hơn bộ phận nào hết, từ vựng phản ánh trực tiếp và rộng rãi thực tế khách quan, nền văn hóa của dân tộc, nhanh chóng hưởng ứng mọi sựthay đổi của xã hội trong mọi mặt sinh hoạt đời sống
1.2.3.2 Ngữ pháp
Trong ngôn ngữ học, ngữ pháp của một ngôn ngữ tự nhiên là một tập cấu trúc ràng buộc về thành phần mệnh đề, cụm từ, và từ của người nói hoặc người viết Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến việc nghiên cứu các ràng buộc, bao
Trang 9gồm các lĩnh vực như âm vị học, hình thái học, và cú pháp học, và thường được
bổ sung bởi ngữ âm học, ngữ nghĩa học, và ngữ dụng học
Việc tạo ra các quy tắc chính cho một ngôn ngữ riêng biệt là ngữ pháp của ngôn ngữ đó, vì vậy mỗi ngôn ngữ có một ngữ pháp riêng biệt của nó Ngữ pháp
là một phần trong nghiên cứu ngôn ngữ hay còn gọi là ngôn ngữ học Ngữ pháp
là một cách thức để hiểu về ngôn ngữ Mặt khác, ngữ pháp còn là một công cụ
để quản lý từ ngữ, làm cho từ ngữ từ một từ hay nhiều từ thành một câu đúng ý nghĩa và thực sự hữu ích
Ngữ pháp, theo cách hiểu của hầu hết các nhà ngôn ngữ học hiện đại bao gồm ngữ âm, âm học, hình thái ngôn ngữ, cú pháp, ngữ nghĩa Tuy nhiên, theo truyền thống, ngữ pháp chỉ bao gồm hình thái ngôn ngữ và cú pháp
1.2.3.3 Ngữ âm
Ngữ âm là cách gọi tắt của âm thanh ngôn ngữ - một loại âm thanh do con người phát ra dung để giao tiếp Ngữ âm là một nhánh âm thanh của ngôn ngữ, bao gồm ba phương diện cơ bản là âm thanh, hình ảnh và chữ viết
Chữ viết là thành tựu đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nhân loại, nó khiến cho con người ta có thể giao tiếp với nhau dễ dàng hơn, đại diện cho nền văn hóa của cộng đồng nói thứ tiếng đó Có những lúc, người ta sẽ thay đổi những kí hiệu, văn tự để nó có thay đổi phù hợp với cách phát âm nhưng sau đó thì lại bỏ đi và quay về với cách dùng như trước Việc này làm xuất hiện tình trạng thiếu sự ăn khớp giữa ngôn ngữ với chính tả, giữa cách nói và cách viết ra
Liên quan đến chữ viết, ngữ âm chính là các lỗi chính tả, các âm mà người Việt hay nhầm lẫn như “x/s, i/y, tr/ch, nh/ngh, d/r/gi, ”
1.2.3.4 Biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu hoặc cả đoạn văn bản) theo ngữ cảnh nhằm mục
Trang 10đích tăng tính gợi hình, gợi cảm diễn đạt Qua đó tạo ấn tượng cho những người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh, cảm nhận cảm xúc chân thực
Biện pháp tu từ gồm 2 loại biện pháp tu từ về câu hoặc theo cấu trúc và được thể hiện theo các dạng như sau:
Biện pháp tu từ so sánh
Là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có đặc điểm, tính chất tương đồng nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm cho biểu đạt Qua đó giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc đến và miêu tả một cách cụ thể sinh động
Biện pháp tu từ nhân hóa
Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn được gọi, tả về con người để tả hoặc gọi con vật, đồ vật hay cây cối trở nên gần gũi, thân thuộc và biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người Tu từ nhân hóa cũng giúp cho lời văn thơ tăng tính biểu cảm, đối tượng hiện ra gần gũi, sinh động và có hồn hơn
Biện pháp tu từ ẩn dụ
Ẩn dụ là tu từ gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
có nét tương đồng, đặc điểm chung với nó Cách diễn đạt hàm súc, có tính biểu đạt cao, cô động gợi những liên tưởng sâu sắc
Biện pháp tu từ hoán dụ
Là biện pháp tu từ gọi tên các khái niệm, sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách diễn đạt Các dạng tu từ hoán dụ thường được chia thành 4 loại gồm: Lấy một bộ phận chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại biện pháp tu từ khác như: Nói quá; Nói giảm nói tránh; Điệp từ, điệp ngữ; Chơi chữ, Tương phản hay Liệt kê và rất