Ngôn ngữ báo mạng điện tử hiểu theo nghĩa rộng bao gồm chữ viết, hình ảnh, âm thanh,… Chính sự phong phú trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử đã khiến cho loại hình truyền thông
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Năm 1992, tờ báo điện tử đầu tiên của thế giới Chicago Trubunre ở Mỹ
“ra mắt” Chỉ sau một tháng Việt Nam kết nối internet, 12/1997, tạp chí Quê hương (tạp chí của Ủy Ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc bộ Ngoại giao) công bố trang báo mạng điện tử của mình, đánh dấu mốc cho sự hình thành và phát triển loại hình báo chí này tại Việt Nam Làng báo Việt Nam
có thêm một thành viên mới: Báo mạng điện tử hay còn gọi là báo trực tuyến, báo internet
So với báo in, báo phát thanh, báo truyền hình thì báo mạng điện tử có rất nhiều lợi thế vượt trội Với nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ văn bản để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử Ngôn ngữ báo mạng điện tử hiểu theo nghĩa rộng bao gồm chữ viết, hình ảnh, âm thanh,… Chính sự phong phú trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử đã khiến cho loại hình truyền thông này trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng
Song, chính sự phong phú trong ngôn ngữ, kết hợp với một đặc tính nổi bật của báo mạng điện tử là thông tin được đăng tải nhanh chóng đã khiến loại hình báo chí này có những đặc thù riêng trong việt sử dụng ngôn ngữ Việc đánh giá ngôn ngữ trong báo mạng điện tử, từ đó phát huy, tìm giải pháp khắc phục cho việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu
để góp phần trả lại sự trong sáng cho ngôn ngữ của một loại hình báo chí đang rất được giới trẻ ưa chuộng: báo mạng điện tử
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện
tử, đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện
Trang 2tử, tiểu luận đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, tránh lỗi, từ
đó phát huy hơn nữa các ưu thế nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích trên, đề tài sẽ giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan tới báo mạng điện tử, các đặc thù ngôn ngữ của loại hình báo chí này
- Từ khảo sát thực trạng về phương diện ngôn ngữ trên một tờ báo mạng điện tử tiêu biểu là Vnexpess đưa ra những đánh giá về ưu và nhược điểm của nó
- Đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị một số giải pháp để pháp triển và xây dựng ngôn ngữ trong báo mạng điện tử
Tác giả tiểu luận hi vọng, với nghiên cứu này sẽ phần nào giúp ích cho những người làm báo và công chúng của báo mạng điện tử trong việc cung cấp thông tin cũng như tiếp nhận thông tin
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tác giả của tiểu luận nghiên cứu vấn đề Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ văn bản trên một tờ báo mạng điện tử tiêu biểu trên trang báo mạng điện tử có lượng truy cập cao nhất Việt Nam, đó là: Vnexpress.net
- Ưu điểm và nhược điểm việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản trên báo mạng điện tử được khảo sát chủ yếu trên bốn yếu tố cấu thành nên ngôn ngữ trên báo mạng điện tử là: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ
- Thời gian nghiên cứu được giới hạn cụ thể từ 01/2021 đến 05/2021
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 34.1 Cơ sở lý luận
- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, căn cứ vào lý luận nghiệp vụ của ngành báo chí trong nước và trên thế giới
- Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí, về công tác thông tin truyền thông trong lĩnh vực báo chí
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, khảo sát về phương diện ngôn ngữ các tác phẩm của tờ VnExpress.net
Phân tích các tác phẩm của tờ VnExpress.net dựa trên đặc trưng ngôn ngữ của báo mạng điện tử, từ đó rút ra đánh giá, kết luận những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ văn bản báo mạng điện tử
5 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài được chia làm 3 chương:
I: Một số khái niệm liên quan đến đề tài
II: Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử (từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2021).
III: Giải pháp hạn chế lỗi sai trên báo mạng điện tử.
Trang 4NỘI DUNG
I Một số khái niệm liên quan đến đề tài.
1 Báo chí và báo mạng điện tử.
1.1.Báo chí
Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng ngày và tác động chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội Báo chí là sản phẩm thông tin về các
sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử
Nhưng cho đến nay, chưa có sự thống nhất dù ở mức độ tương đối về khái niệm này thậm chí trong các sách, giáo trình chính thức bằng tiếng Việt, kể cả nước ngoài cũng chưa thấy đưa ra khái niệm báo chí là gì, báo chí và thông tin báo chí có những đặc điểm cơ bản nào để có thể nhận diện rõ hơn về bản chất và
cơ chế hoạt động
1.2.Báo mạng điện tử
Báo mạng hay báo chí internet tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời
và phát triển của hệ thống internet trên toàn cầu Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo internet đầu tiên Năm
1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu
Do báo mạng điện tử mới ra đời nên các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa có cách gọi thống nhất đối với các loại hình báo chí này Vì thế, dù thiếu tên quy chuẩn nhưng báo mạng điện tử đồng thời cũng là loại hình báo chí nhiều tên nhất
Theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong
đề tài khoa học cấp cơ sở Trọng điểm về Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở
Trang 5Việt Nam (năm 2007), lại cho rằng, cả thuật ngữ báo điện tử và báo trực tuyến đều chưa chuẩn xác Với các phân tích trong luận văn, tác giả Nguyễn Thị Thoa cho rằng, người Việt Nam hay dùng từ internet = mạng (ví dụ như lên mạng, vào mạng, kết nối mạng…) Thay vì gọi “báo internet” thì gọi “báo mạng” có vẻ Việt Nam và dễ hiểu hơn Đây cũng là tên gọi được Học viên Báo chí & Tuyên truyền thống nhất lựa chọn
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng để tạo sự thống nhất trong quá trình nghiên cứu cũng như trình bày, trong tiểu luận này sử dụng thuật ngữ báo mạng điện tử
2 Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
Ngôn ngữ là “hệ thống những âm, từ và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” đồng thời cũng là “hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo”
Do đặc điểm đa phương tiện nên ngôn ngữ báo mạng điện tử “là sự kết hợp của ngôn ngữ thuộc nhiều loại hình báo chí, trên cơ sở lấy chữ viết làm hạt nhân”
Đặc điểm tiếp theo của ngôn ngữ báo mạng điện tử là tính ngắn gọn, cô đọng, súc tích trong chuyển tải thông tin
Bên cạnh đó tính thời sự phi định kỳ của báo mạng điện tử cũng làm cho các yếu tố ngôn ngữ chỉ thời gian trong loại hình báo chí này chi tiết, cụ thể nhất
so với các loại hình báo chí khác
II Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử VNEXpress (từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2021).
2.1 Vài nét về tờ báo Vnexpress
Báo điện tử Vnexpress xuất hiện trên mạng điện tử đầu tiên ngày 26/2/2001, xuất phát từ ý tưởng của ông Trương Đình Anh, tập đoàn FPT và
Trang 6ông Thang Đức Thắng, phóng viên báo Lao động, hiện là Tổng biên tập báo điện tử Vnexpress
Ngày 25/11/2002, Vnexpress chính thức được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông) cấp giấy phép hoạt động báo mạng điện
tử Cũng trong năm 2002, Vnexpress được báo giới Việt Nam bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin của năm do đã thực
sự là một biểu tượng cho sự phát triển nội dung internet ở Việt Nam
Ngay sau khi xuất hiện, báo đã có tốc độ phát triển nhanh chóng với đội ngũ phóng viên, cộng tác viên đông đảo Thông tin trên báo chủ yếu do phóng viên tự viết
Tháng 7/2005, Vnexpress lọt vào danh sách 500 website được nhiều người đọc nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Alexa Đến tháng 6/2006, tờ báo tiếp tục lọt vào top 300 website toàn cầu và chỉ ba tháng sau, lên vị trí 189.36
Từ nhiều năm nay, Vnexpress luôn là tờ báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam, xét về cả hình thức, nội dung và số lượng độc giả truy cập với hàng triệu người
Vnexpress có các chuyên mục chính như: Thời sự, Góc nhìn, Thế giới, Video, Kinh doanh, Giải trí, Thể thao, Pháp luật, Giáo dục, Sức khỏe, Đời sống,
Du lịch, Khoa học, Số hóa, Xe, Ý kiến, Tâm sự, Hài, Podcast, …
2.2 Khảo sát ngôn ngữ trên trang báo mạng điện tử Vnexpress.
Để đánh giá tối ưu những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử tôi tiến hành khảo sát trên tờ báo điện tử lớn nhất ở Việt Nam là VNExpress Đây cũng là tờ báo mạng điện tử hình thành sớm nhất nên phong cách ngôn ngữ được hình thành rõ nét Mặt khác, tờ báo này không
có phiên bản báo giấy đi kèm
Thời điểm khảo sát là từ 1/2021 đến 5/2021
Trang 7Như đã nêu ở trên, trong khuôn khổ tiểu luận tôi chỉ khảo sát chủ yếu trên bốn yếu tố cấu thành nên ngôn ngữ trên báo mạng điện tử là: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ…
Việc khảo sát này sẽ dựa trên mối quan hệ của người viết với tác phẩm (hình thức của tác phẩm) và công chúng (nội dung của tác phẩm)
2.2.1 Về ngữ âm và chữ viết
Ngữ âm và chữ viết là thứ chất liệu cơ bản để tạo nên tín hiệu ngôn ngữ Cho nên, báo mạng điện tử có những quy định rất nghiêm ngặt đối với thứ chất liệu này
Chính âm
Ngôn ngữ là phương tiện dùng giao tiếp mang tính chính thức xã hội, cho nên nhu cầu chuẩn mực, hướng đễn chuẩn mực là đặc điểm cơ bản nhất trong việc sử dụng các phương tiện ngữ âm và chữ viết Hơn nữa, chức năng tác động của báo chí lại rất đặc thù: tác động tức thời đến đông đảo công chúng về nhận thức, về thẩm mỹ và cả khả năng sử dụng ngôn ngữ Do vậy, viết đúng chính tả, nghĩa là đúng theo quy tắc hệ thống chữ viết của một ngôn ngữ là yêu cầu hàng đầu của chữ viết trên các văn bản báo chí
Tuy nhiên, áp lực về thời gian và dung lượng thông tin khiến phóng viên, biên tập viên chỉ có khoảng thời gian eo hẹp để rà soát các lỗi chính tả và nghĩa
Ví dụ như trong tin “Công chúng „ngáo‟ nghệ sĩ” đăng tải ngày 17/5/2021 lúc
14h16: “Ngược lại khi gét ai thì dù họ nói gì bạn cũng sẽ cho đều sai, chân lý thoát ra từ người mà bạn ghét thì cũng là vô lí Hiệu ứng vầng hào quan thường dẫn dắt con người vào lối tưu duy "chỉ trích cá nhân" Chỉ trích cá nhân là lối tưu duy theo kiểu "người ta sẽ cho rằng anh/chị là người xấu nên những gì
anh/chị nói ra đều sai, không đáng tin mà bất chấp lí lẽ, logic, lập luận của
anh/chị" Lối tưu duy thông thường phải tập trung vào tưu duy, logic hiện tại
của những phát ngôn, câu nói, sự thật ” “Ghét ai, hào quang, tư duy” đã bị
Trang 8viết sai thành “Gét ai, hào quan, tưu duy” – một lỗi sai cực kì cơ bản mà độc giả không hiểu sao người làm báo có thể mắc phải
Cùng theo hướng chuẩn mực mà phương ngữ ít được dung trên các văn bản báo chí Phương ngữ Bắc bộ là phát âm không phân biệt các từ có phụ âm đầu s/x, tr/ch, d/gi/r, l/n Phương ngữ Nam bộ, Trung bộ không phân biệt thanh hỏi, ngã và nặng; không phân biệt các âm tiết có âm cuối là ch/t, n/ng, t/c; và các
từ có phụ âm đầu là v/d,v.v… Thực tế hiện nay, người Việt ở nhiều vùng khác nhau nói nhiều phương ngữ khác nhau nhưng đều thống nhất chung về mặt chữ
Khó có thể thấy những từ địa phương xuất hiện trên trang báo VNExpress nhưng ở tin “Vì sao móng chân bị đen khi chạy” đăng ngày 14/05/2021 lúc 19h
bài báo gõ sai chính tả “ Runner nên thường xuyên cắt tỉa móng chân ngắn
thường xuyên, tránh để móng chân dài, cọ xát với tất, giày dể làm bị sưng
ngón chân và làm máu tụ.” “Dễ làm” đã biến thành “dể làm” - có lẽ người miền
Bắc sẽ khó có thể hiểu xem “dể làm” là gì
Viết tắt
Viết tắt là một đặc điểm khá nổi trội của chữ viết thuộc phong cách báo chí đặc biệt là báo mạng điện tử khi yêu cầu thông tin cập nhật theo từng phút
(Ảnh chụp màn hình từ máy tính, ngày 24/5/2021)
Trang 9Qua ảnh chụp bài viết “Ngày bầu cử trên cả nước” đăng ngày 23/05/2021 lúc 7h ta có thể thấy bài báo này đã viết tắt cụm từ “Hội đồng nhân dân” thành
“HĐND” Viết tắt là một xu thế tất yếu của thế giới trong thời đại bùng nổ thông tin Đặc biệt trong các văn bản báo chí, như đã nói, thông tin báo chí vốn là
thông tin nén, phương thức viết tắt khá phổ biến tạo nên diện mạo mới cho văn bản và làm tăng thêm hiệu quả truyền tải thông tin Tuy nhiên, tình trạng viết tắt đến mức tùy tiện cũng đang tạo ra không ít khó khăn cho việc giải
mã văn bản, nhất là những trường hợp đồng dạng tắt dễ làm hiểu sai lệch nội
dung
Viết hoa
Cách viết hoa trong ngôn ngữ trên báo mạng điện tử cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn giống như yêu cầu trong ngôn ngữ văn bản như: viết hoa cú pháp, viết hoa tu từ, viết hoa từ vựng, viết hoa tên riêng, viết hoa tên địa lý; tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể… Về cơ bản các tác giả của tác phẩm báo mạng điện tử trên trang VNExpress đã làm đúng và rất tốt chúng, nhưng vẫn có một số phóng viên viết sai như phóng viên Vũ Hoàng trong tin “ Kỳ vọng lụi tàn tại thành phố
biên giới Trung – Triều” đăng ngày 21/05/2021 lúc 00h: “ Một cặp vợ chồng
cho biết họ chuyển đến quận Mới hai năm trước vì trường học trong khu vực
tương đối tốt…” Trong suốt bài viết phóng viên này đã tuân thủ rất đúng cách
viết hoa tiếng Việt nhưng đến đoạn cuối bài đã mắc lỗi sai khiến độc giả hoang
mang Sự viết hoa đột ngột từ “Mới” khiến khán giả không biết đây là tên quận
hay là gia đình trong bài viết mới chuyển đến nơi đây sinh sống được mới hai năm
2.2.2 Về từ vựng
Từ vựng là đơn vị cơ sở để tạo văn bản Do vậy, từ vựng thể hiện khá rõ đặc trưng của phong cách ngôn ngữ Tuy nhiên khi sử dụng từ cũng phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định để xác định tính đúng sai của từ được sử dụng trong ngôn ngữ báo mạng điện tử Sau đây là một số yêu cầu:
Trang 10 Dùng đúng về mặt âm thanh và hình thức cấu tạo.
Báo chí hay báo mạng điện tử là phương tiện thông tin đại chúng cho nên
từ ngữ dùng trong báo mạng phải dễ hiểu, thông dụng Cần viết đúng âm thanh
và hình thức cấu tạo của từ được sử dụng nếu dùng từ không đúng về cả hai mặt này thì không biểu hiện đúng ý nghĩa của từ, dẫn đến sự sai lạc ý nghĩa của câu, người đọc sẽ hiểu sai dụng ý của người viết, người nói
Ví dụ trong câu: “Thuyết âm mưu này cũng lan chuyền năm 2014…”
(Lan truyền thuyết âm mưu chính phủ Mỹ tạo tuyết ở Texas, đăng ngày
23/2/2021 lúc 15h03) Người viết đã dùng sai từ lan chuyền Trong tiếng Việt,
một số từ gần nghĩa như sau:
- Chuyền: khi hành động, trạng thái hành động diễn ra có thể nhìn thấy vật thể chuyển động; hoặc là danh từ
- Truyền: khi hành động, trạng thái hành động diễn ra không nhìn thấy vật thể chuyển động; hoặc là sự thay đổi, chuyển động trừu tượng
Đối chiếu với nội dung ngữ nghĩa của các từ kể trên thì từ lan chuyền không phù hợp với nội dung cả câu, do đó phải sửa thành từ lan truyền Như
vậy, sự sai lạc trong báo mạng điện tử thường xảy ra khi sử dụng những từ gần
âm, gần nghĩa
Dùng đúng từ phải đúng về nghĩa
Ví dụ: Trong tin “Đội tình nguyện của 'xóm ung thư'” đăng ngày
15/5/2021 lúc 5h20: “Thấy nhiều bệnh nhân bị tắc nghẽn khi khu vực bị phong tỏa, những chủ trọ của "xóm ung thư" rủ nhau lập đội tình nguyện, kêu gọi cứu trợ và tự mình đi phân phát…” “Tắc nghẽn” có nghĩa là sự ùn ứ, không di
chuyển được trong giao thông Ở đây tác giả đã bị nhầm về nghĩa từ “tắc nghẽn” phải sửa lại thành từ “mắc kẹt” – bị kìm kẹp lại, không hoạt động được
Dùng từ phải phù hợp về phong cách ngôn ngữ báo mạng điện tử