1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

102 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Sản Xuất Nội Dung Đa Phương Tiện Trên Báo Mạng Điện Tử Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Báo Chí
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Trang 3 tại địa phương có tích hợp các tờ BMĐT đang quan tâm, nghiên cứu tìm ragiải pháp thực hiện trong giai đoạn hiện nay.Nếu như trước đây, các tờ BMĐT, nhất là các tờ BMĐT tại địa ph

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sựthay đổi từng ngày của đường truyền Internet, với băng thông ngày càng đượcnâng cấp rộng và nhanh Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để thúc đẩybáo mạng điện tử (BMĐT) phát triển và BMĐT đang dần trở thành xu hướngdịch chuyển, chuyển đổi tất yếu của các tờ báo trong giai đoạn hiện nay Bởinếu các tờ báo không thay đổi để tự làm mới mình, từng bước thích ứng với

sự phát triển chung của xu thế thời đại, có nghĩa là các tờ báo tự đào thải,đánh mất cơ hội phát triển của mình Đây cũng là quy luật phát triển tất yếucủa các mô hình báo chí hiện đại nói chung và của nền báo chí Việt Nam nóiriêng trong giai đoạn hiện nay

Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ, của Internet đã tác động mạnh

mẽ đến đời sống xã hội, làm thay đổi bộ mặt của nền báo chí hiện đại, ảnhhưởng lớn đến sự phát triển của nền báo chí thế giới nói chung Trong đó, sự

ra đời của BMĐT đã làm thay đổi lớn trong cách thể hiện của báo chí tronggiai đoạn hiện nay, thông tin được cung cấp cho công chúng theo hình thức đaphương tiện sinh động và hấp dẫn hơn Truyền thông đa phương tiện là sựtruyền tải một thông điệp bằng sự kết hợp nhiều loại ngôn ngữ như: văn bản(text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa(graphic), âm thanh (audio), video và cùng các phương thức khác Qua đó, đãtạo nên một bức tranh toàn cảnh trong cách thể hiện, đầy đủ thông tin, có sứchấp dẫn và thu hút đối với công chúng

Sự phát triển của BMĐT nói riêng, của Internet nói chung đã mang đếnnhững hình thức mới của báo chí Có thể nói BMĐT đã đem đến cuộc cáchmạng đối với các loại hình báo chí, trong đó, minh chứng cu thể nhất chính là

xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ của các tòa soạn báo in tại địa phương Để tự

Trang 2

làm mới mình nhiều tòa soạn báo in tại địa phương đã chủ động đầu tư tíchhợp các tờ BMĐT song song với tờ báo in.

Tính đến 11/2019, cả nước có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 79 cơquan báo, 648 tạp chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập, 72 cơ quan có giấyphép hoạt động phát thanh truyền hình, với 2 đài Quốc gia Nhìn chung, các

cơ quan báo chí, tạp chí, đài phát thanh truyền hình đều có trang thông tinđiện tử hoặc tờ BMĐT song hành Điều này cho thấy các cơ quan báo chíhiện nay đã và đang rất chú trọng đến khả năng phát triển của tờ BMĐT.Trong đó, các yếu tố đa phương tiện luôn được các tờ báo chú trọng khai thác,nhằm làm tăng sự hấp dẫn, sinh động, tính khách quan, chân thực cho tácphẩm báo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiếp nhận thông tin của côngchúng trong giai đoạn hiện nay

Cùng với sự ra đời của các phương tiện truyền thông hiện đại, các thiết

bị di động thông minh, những ưu thế của các trang báo điện tử đã được cáctòa soạn tận dụng 1 cách hiệu quả, nhất là đối với ưu thế đa phương tiện, nó

có thể làm thay các chức năng, nhiệm vụ của loại hình báo in, báo phát thanh,cũng như báo truyền hình Có thể nói các loại hình tổ chức báo sản xuất đaphương tiện trong các trang BMĐT gần như chiếm ưu thế vượt trội, với chứcnăng truyền tải thông tin nhanh nhạy, tạo được sự sinh động hấp dẫn trongtừng trang báo, bài báo, đáp ứng nhu cầu xem và lướt báo mạng, cũng như thuhút được thị hiếu của công chúng đối với tờ báo của mình Tuy nhiên, thực tếcho thấy nhiều tờ BMĐT tại địa phương vẫn chưa khai thác 1 cách hiệu quảloại hình đa phương tiện như 1 yếu tố truyền tải thông tin hữu ích Vì vậy,việc nhận thức đúng vai trò và tính chất, tầm quan trọng của việc sử dụng loạihình đa phương tiện trong các tác phẩm báo chí của BMĐT là hết sức cầnthiết Làm thế nào thông tin trở nên sinh động, hấp dẫn phát huy hết vai trò đaphương tiện trong tờ BMĐT, qua đó, từng bước thu hút lượng độc giả, tạonguồn thu cho tờ báo của mình Đó mới chính là vấn đề mà các tòa soạn báo

Trang 3

tại địa phương có tích hợp các tờ BMĐT đang quan tâm, nghiên cứu tìm ragiải pháp thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

Nếu như trước đây, các tờ BMĐT, nhất là các tờ BMĐT tại địa phương

đa phần chỉ truyền tải thông tin là chữ viết kèm theo là 1 vài hình ảnh tĩnhhoặc chỉ là cách chuyển toàn bộ tin bài của loại hình báo in sang các trangBMĐT thì ngày nay câu chuyện đó gần như đã gần như không còn tồn tại.Bởi sự xuất hiện của công nghệ truyền tải băng thông rộng, dung lượng lưutrữ của máy chủ lớn, do đó việc tích hợp cách truyền tải các loại hình đaphương tiện: video, audio, đồ họa… của các BMĐT đã và đang phát huy hiệuquả, mang đến cho độc giả cái nhìn chân thật nhất về diễn tiến của thông tin

từ hình ảnh động, đến âm thanh tạo nên sự hấp dẫn, sinh động vốn dĩ chỉ có ởloại hình báo truyền hình

Cùng với đó, là nhờ vào khả năng nhanh vốn có của mình, việc truyềntải thông tin thông qua trực tiếp bằng hình ảnh đang diễn ra tại hiện trường,BMĐT đã tạo được sự chân thực của thông tin truyền tải, thu hút được sựquan tâm của công chúng, đây cũng là một trong những ưu thế đã và đangđược nhiều tờ BMĐT tận dụng triệt để đem lại nhiều hiệu quả ngoài mongđợi Truyền tải thông tin bằng loại hình đa phương tiện gần như tạo được dấu

ấn riêng đối với các tờ BMĐT, nó vừa đảm bảo thể hiện tính khách quan,chân thực của thông tin đem lại cái nhìn thật sự chân thật về cuộc sống, về sựkiện đến với công chúng, tạo sự tin tưởng, tín nhiệm trong quá trình tiếp nhậnthông tin của độc giả đối với tờ BMĐT tại địa phương

Chính nhờ vào sự độc đáo, hấp dẫn trong cách truyền tải thông tin bằngcác loại hình đa phương tiện trên các tờ BMĐT đã và đang tạo được sức hútđối với độc giả thông qua các lượt xem, lượt tương tác Đây cũng chính làthước đo cho giá trị, sự hiệu quả của tờ báo, từ đó đem về nguồn thu cho các

tờ báo trong tương lai và nó cũng là một trong những yếu tố cần thiết để tờbáo có thể tồn tại, phát triển hay tự giết chết mình, khi mà các yếu tố về hình

Trang 4

ảnh, video, audio, đồ họa… trên các trang báo điện tử không được khai thácmột cách hiệu quả, nhằm đem lại sự cuốn hút, đón nhận nhận từ công chúng.

Và đây cũng là câu trả lời của tác giả Luận văn này, vì sao cần phải

nghiên cứu việc “Tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, nhằm có cái nhìn toàn diện

thấu đáo của các tờ BMĐT tại khu vực được cho là “sinh sau đẻ muộn” so vớimặt bằng BMĐT của cả nước, từ đó phần nào tạo được dấu ấn, cũng như tìm

ra câu trả lời cho việc đưa ra lối mở cùng tồn tại song hành với nền báo chíhiện đại trong giai đoạn hiện nay của tờ điện tử tại địa phương Hiện tại bảnthân tác giả đang là người trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất nội dung

đa phương tiện trên tờ BMĐT của Báo Cà Mau, vì vậy, việc nghiên cứu đề tàicũng sẽ là 1 cách học tập hữu ích, giúp rất nhiều cho công việc của tác giảtrong tương lai, cũng như việc tham mưu tìm ra phương thức vận hành hiệuquả đưa tờ BMĐT của Báo Cà Mau ngày một mới, hấp dẫn với công chúng

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên các tờ BMĐT khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long đã và đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn, cũngnhư thách thức đối với tòa soạn báo điện tử tại địa phương Bởi báo điện tử làmột loại hình báo chí mới, các điều kiện để phát triển một tờ báo điện tử songhành đã làm cho một số tòa soạn báo địa phương khá lúng túng, nếu nhưkhông có những bước đi, những lộ trình cụ thể thì việc đầu tư chuyển dịchnày gần như là lãng phí và mất dần vai trò, vị thế của một tờ báo điện tử manglại

Trên thực tế cho thấy, nhiều tờ BMĐT tại khu vực Đồng bằng sôngCửu Long vẫn chưa đủ tự tin, chưa dám mạnh dạn đầu tư vào các tờ BMĐT

do những bỡ ngỡ, lúng túng ban đầu và câu chuyện đầu tư hiệu quả vẫn đang

là câu hỏi đặt ra đối với những tòa soạn BMĐT tại địa phương Muốn làmđược điều đó thì việc chú trọng khai thác, quản lý tổ chức sản xuất các nội

Trang 5

dung đa phương tiện trên các tờ báo mạng vẫn đang là điều kiện tiên quyết,cũng như là một trong những thế mạnh cần khai thác hiệu quả Tạo nên nhữngđiểm nhấn, những đặc trưng riêng, nhằm đưa thương hiệu của tờ báo đến vớicông chúng trong và ngoài khu vực

Dường như lợi thế này đang bị nhiều tòa soạn báo tại khu vực Đồngbằng sông Cửu Long bỏ ngỏ, cũng như chưa thật sự chú trọng nhiều đến điểmmạnh của loại hình đa phương tiện trên BMĐT Như chúng ta đã thấy, việc sửdụng nội dung đa phương tiện trong các tác phẩm báo chí sẽ làm tăng hiệuquả thông tin của sản phẩm Từ khi có sự xuất hiện của loại hình đa phươngtiện trên BMĐT ở Việt Nam thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu luận ántiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách báo… nghiên cứu, viết liên quan đến loại hình

đa phương tiện Tuy nhiên, có rất ít đề tài nghiên cứu sâu về Tổ chức sản xuấtnội dung đa phương tiện trên BMĐT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Trong giai đoạn hiện tại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của côngnghệ 4.0, của tốc độ truyền tải dữ liệu băng thông rộng, nhanh, mạnh nhưcông nghệ 4G và sắp tới đây sẽ là sự phổ biến của công nghệ 5G Do đó, việcphát triển nội dung đa phương tiện trên môi trường Internet là hết sức cầnthiết Việc sở hữu 1 thiết bị cầm tay, di động hiện đại như: Smart phone, Ipad,laptop… đã gần như quá dễ dàng đối với một bộ phận công chúng, thế nênvấn đề chất lượng hình ảnh, âm thanh, cần phải có độ chuẩn, sắc nét đang lànhu cầu đòi hỏi tất yếu của một bộ phận công chúng Song song đó, các tòasoạn BMĐT cũng cần phải trang bị cho mình đội ngũ biên tập viên (BTV),phóng viên (PV), hậu kỳ… những người làm việc trực tiếp trong tòa soạnBMĐT mạnh về chất, vững về nghề nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng caocủa công chúng, mà ở đây chính là những tòa soạn báo điện tử tại khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long nơi mà loại hình báo điện tử còn khá non trẻ Để

có thể nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này, tác giả thiết nghĩ cần thiết cần phải cómột cuộc khảo sát nghiên cứu, nhằm để thấy rõ hơn những mặt được và chưa

Trang 6

được trọng việc sử dụng loại hình đa phương tiện trong các tờ BMĐT ở khuvực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra một số côngtrình nghiên cứu, các tài liệu, các vấn đề có liên quan đến đề tài với nhữngtổng hợp cụ thể như sau:

Trong khuôn khổ luận văn này tác giả cũng có tham khảo một số đề tàiluận văn, khóa luận có liên quan đến nội dung của luận văn đang thực hiện,qua đó có thể tìm hiểu kỹ hơn, cũng như đúc kết những bài học kinh nghiệmtrong quá trình thực hiện đề tài của mình Như đề tài luận văn “Ứng dụngtruyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí”, luận vănthạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, chuyên ngành Báo chí Trường Đạihọc Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 Luận văn

đã nêu ra được những hiệu quả của ứng dụng loại hình đa phương tiện trong

xu thế phát triển mạnh của công nghệ thông tin, của Internet trong giai đoạnhiện nay Đây cũng là xu thế tất yếu của truyền thông đa phương tiện, nhằm

để nâng cao được hiệu quả trong truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày càngcao và đa dạng trong tiếp nhận thông tin của công chúng

Đề tài “Sử dụng video trong tác phẩm báo chí đa phương tiện” luận vănThạc sĩ của tác giả Dương Thị Hải Anh, chuyên ngành Báo chí Trường Đạihọc Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 Tácgiả luận văn đã đưa ra tổng quan về truyền thông đa phương tiện trong thờiđại bùng nổ của báo chí điện tử Internet Tìm hiểu truyền thông đa phươngtiện trên BMĐT; đánh giá những ưu thế và những thách thức mới của truyềnthông đa phương tiện trên môi trường Internet

Đồng thời luận văn này cũng đã nêu ra được những ưu thế của tácphẩm báo chí đa phương tiện Khảo sát thực trạng sử dụng loại hình đaphương tiện tại các tòa soạn báo mạng hàng đầu như: Vnexpress,VietNamnet, VietNamPlus tác giả đã đưa ra được thực trạng thực trạng việc

Trang 7

sử dụng video tại các tòa soạn này, đây cũng là một trong những loại hình đaphương tiện của BMĐT, những thành công, hạn chế của nó Từ đó đưa ranhững giải pháp, kỹ năng đê nâng cao chất lượng video trong tác phẩm đaphương tiện.

Đề tài “Khai thác yếu tố đa phương tiện ở báo điện tử Chính phủ hiệnnay”, luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Tiên Dung, chuyên ngành Báochí học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, năm 2016 Đề tài luận văn của tác giả đã đưa ra một cái nhìnkhái quát về vai trò của các yếu tố đa phương tiện trên BMĐT Thông qua sốliệu khảo sát phân tích báo điện tử Chính phủ, tác giả đã có những nhận định,cũng như đánh giá cụ thể về những mặt ưu, khuyết của tờ báo này, từ đó đềxuất những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đối với tờbáo trong thời gian tới

Để đánh giá, phân tích sâu về các vấn đề được đề cập trong khuôn khổcủa luận văn, tác giả đã tập trung tìm hiểu một số sách chuyên khảo như:Trong cuốn “Báo chí Thế giới và xu hướng phát triển” của TS Đinh Thị ThúyHằng (NXB Thông tấn, Hà Nội, xuất bản năm 2008) Cuốn sách đã phân tíchmột số vấn đề mới mẻ về lý luận, khái niệm, phạm trù, hoạt động báo chí thếgiới Đặc biệt, là những nghiên cứu, phân tích các xu thế hội tụ truyền thông,

xu thế phát triển của báo chí hiện đại

Bên cạnh đó, cuốn sách đã khái quát được hoạt động của báo chí, cũngnhư BMĐT Đồng thời, cũng đã khẳng định truyền thông hội tụ là 1 xu thếvận động tất yếu của báo chí Nhờ có công nghệ thông tin mà công chúng cóthể hưởng thụ, thông tin, trí thức và nhiều hình thức giải trí của nền truyềnthông đa phương tiện [17, tr.120-131]

Để nắm rõ chi tiết về quá trình hình thành và phát triển của Internet;lịch sử ra đời của BMĐT; cách viết và trình bày nội dung của BMĐT; các yếu

tố đa phương tiện trên BMĐT, tác giả đã tham khảo cuốn “Báo mạng điện tử

Trang 8

-Những vấn đề cơ bản” của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chínhtrị - Hành chính, Hà Nội, xuất bản năm 2011) Đây là nguồn tài liệu khá quantrọng đối với luận văn với luận văn lần này của tác giả, đồng thời nó cũngđem đến cho người đọc những nghiên cứu, những kiến thức và tài liệu thamkhảo hữu ích đối với học viên chuyên ngành báo.

Còn đối với cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS.TS Nguyễn Văn Dững(NXB Lao động, Hà Nội, xuất bản năm 2012) đã nêu bật thế mạnh của truyềnhình, của BMĐT, tác giả đã xem truyền thông đa phương tiện là xu thế và sứcmạnh có một không hai, tác giả nhấn mạnh: “Báo mạng điện tử với thế mạnh

là sử dụng tổng hợp các loại ký hiệu và phương tiện truyền thông hiện đạinhất để thiết kế và chuyển tải thông điệp Đó là truyền thông đa phương tiện(multimedia) Truyền thông online – đa phương tiện là xe thế và sức mạnh cómột không hai, đang trở thành mạng kết nối ưu việt nhất hiện nay, trên nhiềubình diện” [ 7, tr.83] Đây cũng là một trong những điểm lợi thế mà các loạihình báo chí khác không thể có được so với BMĐT

Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo”của TS Nguyễn Trí Nhiệm và PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang đồng tácgiả (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2014) Đây là cuốn sáchcung cấp rất nhiều nguồn tư liệu liên quan trong quá trình đi sâu khai thác,nghiên cứu của luận văn này Trong đó, nội dung cuốn sách này nêu rõ nhữngkiến thức và kỹ năng về quy trình sản xuất, viết, tổ chức diễn đàn, âm thanh,video trên BMĐT

Còn đối với cuốn “Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử” của PGS.TS.Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm2014), tác giả đã hệ thống những vấn đề lý thuyết và thực tiễn những nguyêntắc và nội dung cơ bản về 8 thể loại thường gặp ở BMĐT, cũng như tổng kếtcác phương pháp, kỹ năng sáng tạo tác phẩm BMĐT

Trang 9

Trong thời điểm hiện tại, một khi nói đến đến BMĐT sẽ nảy sinh nhiềuvấn đề đáng quan tâm, trong đó có vai trò diễn đàn của BMĐT là một trongnhững số đó Trong cuốn “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử” của PGS.

TS Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội,xuất bản năm 2014) đã nêu bật vai trò của diễn đàn trên BMĐT, cũng nhưnhững đánh giá về hiệu quả tác động của diễn đàn trên BMĐT ở Việt Namhiện nay Có thể nói những tương tác, những bình luận cũng có nhiều điểm,

có nhiều vấn đề gần như khá đồng quan điểm với diễn đàn trên báo chí, do đó,việc quản lý các thông tin, tương tác, bình luận nhằm nâng cao tính hiệu quảcủa một tờ báo mạng luôn là một thách thức đối với nhiều tờ báo trong giaiđoạn hiện nay

Riêng đối với cuốn “Giáo trình lý thuyết và kỹ năng của báo mạng điệntử” cũng do PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị Quốc gia sựthật, Hà Nội, xuất bản năm 2016) Đây là một trong những cuốn giáo trìnhkhông thể thiếu đối với các vấn đề mà tác giả luận văn đang nghiên cứu

Nhiều vấn đề của BMĐT đã được chỉ ra trong nội dung cuốn sách.Trong đó, nổi bật nhất như các vấn đề về lịch sử ra đời và phát triển củaBMĐT; những đặc trưng cơ bản của BMĐT; giới thiệu sơ lược mô hình tòasoạn và quy trình chung về sản xuất thông tin của BMĐT, cũng như cách viết

và trình bày nội dung của BMĐT

Các tập của bộ “Báo chí – truyền thông, những điểm nhìn từ thực tiễn”

do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,xuất bản năm 2017) Những vấn đề về lý luận chung về báo chí - truyềnthông, những kinh nghiệm và thực tiễn đã được các tác giả nêu bật thông quanhiều công trình nghiên cứu và bài viết có giá trị Thông qua những nguồn tưliệu này tác giả cũng đã phần nào đưa ra được cái nhìn thực sự khái quát vềcác vấn đề của báo chí truyền thông trong giai đoạn hiện nay

Trang 10

Còn đối với các cuốn sách chuyên khảo như: Cuốn “Tác nghiệp báo chítrong môi trường truyền thông hiện đại” của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi(NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội, tái bản năm 2019) Cuốn sách đãgiới thiệu với độc giả những nét khái quát nhất về những vấn đề khá mới mẻđang được nghiên cứu rọng rãi trên thế giới nhiều năm, nhiều thập kỷ qua nhưtruyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạnhội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhàbáo đa năng” trong môi trường truyền thông hội tụ Tác giả đã giới thiệunhững kỹ năng cơ bản trong viết báo đa phương tiện, thông qua cách viếtngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động của các hãng truyềnthông nổi tiếng trên thế giới, tác giả đã làm rõ cách thức xây dựng kế hoạchtruyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện,thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại.

Thông qua một số công trình nghiên cứu, nguồn tài liệu giá trị mà tácgiả tham khảo về một số khía cạnh liên quan đến đề tài cho thấy, nhìn chungnhững nghiên cứu chỉ đi sâu về các loại hình báo đa phương tiện, BMĐT, ítđưa ra cách thức tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trong BMĐT khuvực Đồng bằng sông Cửu Long Do đó, tác giả thấy cần có một cái nhìn thật

sự sâu sắc, thấu đáo đối với việc sử dụng loại hình đa phương tiện tại các tòasoạn báo tại các địa phương hầu hết là mới tiếp cận với loại hình BMĐT, từ

đó nhằm từng bước nâng cao chất lượng tác phẩm báo điện tử, tạo chổ đứngcho các tòa soạn báo địa phương trong tương lai

3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luậnvăn khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất nội dung đaphương tiện trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó

đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng vấn đề này trong thời gian tới

Trang 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn phải thựchiện những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:

- Tổng hợp nghiên cứu tài liệu để tạo khung lý thuyết của đề tài nghiêncứu như: các khái niệm có liên quan đến đề tài; các vai trò của tổ chức nộidung đa phương tiện; các yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử; cácnguyện tắc trong tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạngđiện tử; quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạngđiện tử

- Khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất nội dung đa phươngtiện trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng01/2019 đến tháng 12/2019 để đưa ra những đánh giá về thành công hạn chế

và nguyên nhân Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng chất lượng tổ chức nộidung đa phương tiện trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng sông CửuLong trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tổ chức sản xuất nội dung đaphương tiện trên BMĐT khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là BMĐT khu vực Đồng bằng sông CửuLong, trong đó, tác giả luận văn lựa chọn Báo Cần Thơ online, Báo VĩnhLong online, Báo Cà Mau online từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019 để khảosát

Lý do tác giả luận văn lựa chọn 3 báo trên để khảo sát là vì: Đây là các

tờ báo có vị trí địa lý, quá trình hình thành theo thứ tự thời điểm rất khácnhau, thế nên về cơ cấu tổ chức và cách thức tổ chức sản xuất của các tờ báo

Trang 12

này cũng có nhiều vấn đề để đánh giá, cũng như có thể so sánh, qua đó, có thểnêu bật lên các vấn đề cần rút ra trong quá trình thực hiện luận văn.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về báo chí của chủ nghĩa Mác – Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, nghị quyết, chủ trương, chính sáchpháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí những lý thuyết về tổ chức sảnxuất nội dung đa phương tiện trên BMĐT

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giảluận văn phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được thực hiện

nhằm để khảo sát các công trình nghiên cứu, sách lý luận, các văn bản có liênquan đến vấn đề tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện tại các tờ BMĐT.Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng để hệ thống hóa những vấn

đề của lý luận báo chí, truyền thông, tạo cơ sở cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp được thực hiện với

những đối tượng là lãnh đạo, các PV, BTV, kỹ thuật viên, đang làm việc tại

cơ quan BMĐT

- Phương pháp quan sát, trải nghiệm: Trong phương pháp này tác giả

luận văn trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức sản xuất nội dung đa phươngtiện của 3 tờ báo để từ đó rút ra được những đánh giá của quá trình nghiêncứu về vấn đề này

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp anket): Dùng để

khảo sát công chúng của 3 tờ BMĐT về nội dung đa phương tiện

Trang 13

- Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để đánh giá các cứ liệu, kết quả điều tra và rút ra các luận điểm khoa

học, nhằm có những đề xuất, kiến nghị từng bước nâng cao chất lượng tổchức sản xuất nội dung đa phương tiện trên BMĐT khu vực Đồng bằng sôngCửu Long

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

7 Cấu trúc luận văn:

Luận văn có nội dung chính được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức nội dung đa phương tiện

trên báo mạng điện tử

Chương 2: Thực trạng tổ chức nội dung đa phương tiện trên báo mạng

điện tử tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng tổ

chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử tại các tòa soạnkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long, những khuyến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC NỘI DUNG ĐA PHƯƠNG

TIỆN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1 Các khái niệm có liên quan và vai trò của tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử

1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất

Để hiểu rõ hơn khái niệm tổ chức sản xuất, chúng ta cùng phân định cụthể khái niệm như thế nào là “Tổ chức” và như thế nào là “Sản xuất”

Theo từ điển Tiếng Việt thì “Tổ chức”: là làm thành một chỉnh thể, cómột cấu tạo và cấu trúc với những chức năng nhất định [30, tr 1007] Theocách hiểu thông thường và phổ thông nhất thì tổ chức là tiến hành thiết lậpnhững việc cần thiết để thực hiện một hoạt động nào đó nhằm đem đến hiệuquả cao nhất Trong đó mỗi tổ chức đều có mục đích và nhiệm vụ riêng.Trong luận văn này khái niệm tổ chức được hiểu là: Tổ chức là liên kết nhiềungười lại để thực hiện một công việc nhất định, đặt ra để thực hiện nhiệm vụ

Đối với khái niệm “Sản xuất” từ điển Tiếng Việt cho rằng: Sản xuất làtạo ra vật chất cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đốitượng lao động [26, tr 845] Đây có thể là hoạt động bằng sức lao động củacon người hoặc bằng máy móc, chế biến nguyên liệu thành của cải cần thiết.Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạtđộng kinh tế của con người Hay hiểu một cách rõ hơn sản xuất là một quátrình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại

Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào ra đời đều cũng phải trải qua mộtcông đoạn, cũng như một quá trình sản xuất Bất kể đó là loại sản phẩm nhưthế nào, có thể là loại sản phẩm ý tưởng vô hình, đến sản phẩm vật chất hữu

hình Như vậy, trong luận văn này khái niệm sản xuất được hiểu là: Sản xuất

là quá trình tạo ra sản phẩm để phục vụ cho con người, cho xã hội

Trang 16

Nếu coi sản xuất là một quá trình thì tổ chức sản xuất là các biện pháp,các phương pháp, các thủ thuật để duy trì và mối liên hệ và phối hợp hoạtđộng của các cá nhân các bộ phận cùng tham gia vào quá trình sản xuất đómột cách hợp lý theo thời gian.

Nói chung, tổ chức sản xuất là tập hợp nguồn nhân lực thành bộ khungchỉnh thể, bố trí công việc cho từng người lao động cụ thể có chức năng,nhiệm vụ khác nhau, trong đó việc bố trí phải tính toán hợp lý, khoa họcnhằm phát huy tối đa tính hiệu quả của công việc, giảm chi phí tạo ra sảnphẩm thực sự tốt như mong muốn

Đối với một nội dung trên báo chí cũng vậy, muốn tạo ra chúng đòi hỏichúng ta cũng phải trải qua một giai đoạn tổ chức sản xuất Trong đó, việc tổchức sản xuất trên một tờ báo đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, với sựtham gia của nhiều thành phần trong tòa soạn của cơ quan báo chí Có thể nói,nội hàm tổ chức sản xuất trong khuôn khổ luận văn này khá rộng Đó khôngchỉ là nhiệm vụ của đội ngũ PV, BTV, kỹ thuật viên mà nó còn là công việccủa người lãnh đạo, của các phòng, ban cơ quan báo chí đó Do đó, việc tổchức sản xuất nội dung và phát hành tờ báo phải được triển khai phối hợpthông suốt, có kiểm tra chặt chẽ để có ra đời một sản phẩm báo chí hoàn thiệnđến với công chúng

Tóm lại, trong luận văn này khái niệm tổ chức sản xuất được hiểu là:

Tổ chức sản xuất là việc điều hành sản xuất hoàn chỉnh phần chính, phần cốtlõi để tạo nên một sản phẩm Vấn đề được đề cập ở đây, chính là phần nộidung của tờ báo, do đó, đòi hỏi việc tổ chức sản xuất cần phải kết hợp chặtchẽ, hài hòa các nguồn lực từ con người đến phương tiện, nhằm mục đích tạo

ra một sản phẩm báo chí thực sự hiệu quả và có giá trị khi đến với côngchúng

1.1.2 Khái niệm nội dung đa phương tiện

1.1.2.1 Khái niệm nội dung

Trang 17

Cặp phạm trù nội dung và hình thức khá quen thuộc đối với chúng tatrong cuộc sống hằng ngày, về mặt triết học, một khi nắm rõ cặp phạm trù này

sẽ giúp chúng ta sớm đạt được những tiến bộ trong nhận thức cũng như trongthực tiễn

Có rất nhiều định nghĩa, cũng như khái niệm về nội dung, trong đó,nghiêng về lĩnh vực triết học thì nội dung được hiểu cơ bản là: “Một phạm trùtriết học tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo nên sự vật, diễn

ra trong sự vật Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức trong quá trình vậnđộng và phát triển của sự vật”

Theo từ điển Tiếng Việt: “Nội dung là mặt bên trong của sự vật, cáiđược hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện” [30, tr 738] Như vậy có thể nóinội dung là phần hồn không thể thiếu của của một sự vật

Trong báo chí cũng vậy, có rất nhiều khái niệm đề cập đến tầm quantrọng của nội dung trong báo chí, việc đầu tư cho nội dung, quản lý nội dungthế nhưng việc nói đến khái niệm về nội dung thì rất ít được đề cập đến

Nội dung là một phần không thể thiếu đối với một tờ báo, nhất là đốivới công tác xuất bản Điều này đã được cụ thể hóa trong buổi tọa đàm trựctuyến về “Nội dung là yếu tố quan trọng nhất của nền Báo chí – Xuất bản thờiđại 4.0” trong khuôn khổ Hội sách trực tuyến năm 2020 diễn ra trong thờiđiểm trung tuần tháng 4/2020 Trong đó, vẫn đề đổi mới nội dung vẫn là vấn

đề quan trọng nhất của sự phát triển nền Báo chí – Xuất bản Theo TS Hồ BấtKhuất cho rằng: “Đối với nền Báo chí - Xuất bản thì điều quan trọng nhất vẫn

là nội dung Với báo chí, đáp ứng tiêu chí nhanh, trung thực còn xuất bản làchú trọng tri thức và sự nhân văn” Cũng đồng quan điểm về vấn đề này, TS

Đỗ Quý Doãn cho rằng: “Đúng là Báo chí – Xuất bản muốn có công chúngphải có nội dung hấp dẫn, không có công chúng, không hấp dẫn thì coi nhưngành này sụp đổ” [40]

Trang 18

Chính vì những điều đó, cho thấy nội dung thực sự là phần lõi, phầnhồn của một sự vật, của một sản phẩm Trong luận văn này khái niệm nộidung được hiểu như sau: Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu

tố, những quá trình tạo nên sự vật Trong quá trình vận động và phát triển của

sự vật, nội dung có vai trò quyết định hình thức Nội dung bao giờ cũng làmặt động nhất; nó có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi Sự biến đổi pháttriển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi phát triển của nội dung.Khi nội dung biến đổi buộc hình thức phải biến đổi theo để phù hợp với nộidung mới

Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại ví von nội dung là “vua”, nhất

là trong thời đại kỷ nguyên số, điều này lại càng được khẳng định, khi nhiềungười cho rằng “nội dung là vua, công nghệ chính là nữ hoàng” Do đó, đốivới lĩnh vực báo chí, mỗi tờ báo, cá nhân mỗi nhà báo cần phải nắm vững sựthay đổi nội tại của nội dung trong thời điểm hiện tại để từng bước thích ứngthích nghi, cùng phát triển trong tình hình mới

1.1.2.2 Khái niệm đa phương tiện

Trong thời điểm của sự bùng nổ thông tin như hiện nay, nhất là đối với

sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0 Thuật ngữ “đa phương tiện” có lẽđược nhắc đến rất nhiều, nó được viết, đề cập trong nhiều cuốn sách, giáotrình giảng dạy, cũng như các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Tuynhiên, cũng tùy thuộc vào lĩnh vực mà “đa phương tiện” lại được định nghĩakhông hoàn toàn giống nhau, thế nhưng về cơ bản chung, thuật ngữ “đaphương tiện” xuất phát từ cụm từ “Mutlimedia” trong tiếng Anh Theo cácnghiên cứu của các chuyên gia, vào năm 1965 cụm từ này được sử dụng đểmiêu tả một buổi trình diễn đặc biệt có tên là “Exploding Plastic Inevitable”,đây được cho là buổi biểu diễn đầu tiên có sự kết hợp của nhiều phương tiện,cũng như phương thức trình diễn khác nhau như: nhạc rock kết hợp chiếubóng, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật Từ sau đó, cụm từ này dần được

Trang 19

dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa khác nhau Đến cuối thếnhững năm 70 của thế kỷ XX, nó được dùng để chỉ những buổi trình chiếuhình ảnh tĩnh trên máy chiếu có kết hợp âm thanh Cùng với sự phát triển củaInternet, cho đến nay khái niệm này đã trở thành phổ biến dùng để chỉ nhiềuloại sản phẩm, phần mềm công nghệ khác nhau Ngày nay lượng “phươngtiện” được tích hợp trên nền tảng Internet ngày một phong phú và đa dạng Do

đó, tùy thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực mà khái niệm “đa phươngtiện” xác định không hoàn toàn giống nhau

Theo PGS TS Đỗ Trung Tuấn, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễnthông định nghĩa: “Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồngthời nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ các kỹthuật đó” [39, tr 04]

Còn trong cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại – Từ hàn lâm đến đờithường”, PGS TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Đa phương tiện là khả năngkết hợp các tài liệu văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, hình động và tài liệu in

ấn có thể được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm “thay đổi” sự chú ý

và truyền đạt một cách hiệu quả thông điệp của bạn Đa phương tiện cho phépkết hợp các loại hình truyền thông trong việc truyền tải thông điệp nhằm gâychú ý, hấp dẫn và thuyết phục công chúng” [8, tr 180]

Còn đối với tác giả Tony Feldman đã nhắc lại định nghĩa của PatrickGabbins trong cuốn Multimedia (Đa phương tiện) như sau: “Truyền thông đaphương tiện là sự tích hợp liền của dữ liệu văn bản chữ, các loại hình ảnh và

âm thanh trong một môi trường thông tin số hóa riêng lẻ” [26]

Từ nhận định trên cho thấy, “đa phương tiện” là một khái niệm khátrừu tượng, nó đem đến cho người tiếp nhận khá nhiều cách hiểu khác nhau.Tuy nhiên, nhìn chung hiểu một cách cơ bản thì “đa phương tiện” trong lĩnhvực báo chí – truyền thông được dùng chỉ sự kết hợp của các phương tiệntruyền thông bao gồm: văn bản, hình ảnh, video và âm thanh… nói theo một

Trang 20

cách cụ thể hơn, báo chí đa phương tiện là sự kết hợp giữa ngôn ngữ hìnhảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức khác trên trangmạng Internet nhằm truyền tải thông tin đến công chúng một cách dễ hiểu và

rõ ràng, dễ tiếp nhận, hiệu quả và thu hút nhất

Đối với BMĐT, một sản phẩm đa phương tiện cần phải có ít nhất haitrong các thành phần sau: Văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image

và graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video và animation) và trongthời đại lên ngôi của mạng xã hội thì các chương trình tương tác (interactiveprogram) cũng là một trong những thành tố để cấu thành của một sản phẩm đaphương tiện

Trong bài viết về “tin tức đa phương tiện – một dạng tác phẩm báo chímới” tác giả Ngô Bích Ngọc, Học viện Báo chí – Tuyên truyền có đề cập đếngiáo trình dạy báo chí Trường Đại học Berkely, Mỹ định nghĩa: “Một câuchuyện đa phương tiện (hoàn chỉnh) là sự kết hợp của văn bản, hình ảnh tĩnh,video clip, âm thanh, đồ họa và sự tương tác được trình bày trên một trangwed trong một định dạng phi tuyến tính trong đó các thông tin trong mỗiphương tiện là hoàn chỉnh, không dư thừa” “Phi tuyến tính” có nghĩa là thay

gì đọc một mẫu chuyện duy nhất có cấu trúc cứng nhắc, người dùng có thểchọn cách đọc tự điều chỉnh hướng, click vào đọc bất cứ yếu tố nào, theo thứ

tự tùy chọn của bài báo đó “Không dư thừa” có nghĩa là thay vì bài báo đượctạo thành bởi văn bản cộng với một video clip/audio clip có nội dung tương tựphần văn bản, thì ở đây các phần khác nhau của một câu chuyện được kể bằngcách sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau Điều quan trọng là sửdụng mỗi hình thức truyền thông – để trình bày một nội dung, hay lượngthông tin khác nhau của một câu chuyện theo cách hấp dẫn nhất và giàu thôngtin [10, tr 384]

Điều này cho thấy loại hình đa phương tiện trên báo chí – truyền thông,nhất là đối với loại hình BMĐT đã và đang trở thành một xu hướng, cũng như

Trang 21

dấu ấn rất riêng rất thu hút đối với công chúng Nó đang trở thành một thứ vũkhí lợi hại đối với các tờ báo với nhiều cách thức truyền tải thông tin khácnhau, đem đến cho người tiếp nhận những cái nhìn tổng quan, phong phú, hấpdẫn về mặt thông tin, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ, rất riêng so với loại hìnhtruyền thông truyền thống hay nói một cách khác báo chí đa phương tiện làsản phẩm của nền báo chí hiện đại trong giai đoạn phát triển của công nghệnhư hiện nay.

Tóm lại, trong luận văn này nội dung đa phương tiện được hiểu là phần

hồn, phần lõi bên trong của các yếu tố đa phương tiện được kết hợp sử dụngnhiều phương thức truyền tải thông tin đến người tiếp nhận như: văn bản,hình ảnh tĩnh, âm thanh, video, đồ họa và các chương trình tương tác khác.Trong đó, nội dung đa phương tiện trên BMĐT là sự kết hợp nhiều loạiphương tiện (văn tự và phi văn tự) để thực hiện và tạo nên thông điệp, thôngtin thông qua một tác phẩm báo chí

1.1.3 Khái niệm báo mạng điện tử

Tính đến thời điểm hiện tại, báo điện tử là thuật ngữ, là khái niệmthông dụng nhất ở nước ta Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ BMĐT thuộc

cơ quan báo in, như tờ Quê hương điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điệntử… Ngay cả các văn bản hiện hành của Nhà nước cũng đã sử dụng thuật ngữbáo điện tử Ví như trong mục số 6, điều 3, chương 1 của Luật báo chí 2016(sửa đổi, bổ sung) vẫn dùng thuật ngữ báo điện tử, cụ thể: “Báo điện tử là loạihình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn đến môitrường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử” [25, tr 1], cũng như tại mục

số 03, điều 12, chương 2 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 củaChính phủ quy định về việc quản lý và cung cấp dịch vụ internet cũng có nêunhư sau: “Dịch vụ thông tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dụnginternet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử),

Trang 22

phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện

tử khác trên internet” [27, tr1]

Mặc dù được sử dụng rất nhiều và thông dụng ở nước ta, thế nhưngkhái niệm báo điện tử có gì đó rất chung chung, theo như lời nhận định củaPGS TS Nguyễn Thị Trường Giang: “Khái niệm báo điện tử có nghĩa rấtchung chung, không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo chí phát hànhtrên mạng: tờ báo được sản xuất trong vòng khép kín trên mạng LAN của tòasoạn hay tờ báo được “chạy” trên môi trường mạng toàn cầu internet Đồngthời, đã có thời gian chúng ta sử dụng cách gọi này để chỉ phát thanh vàtruyền hình nên nếu dùng lại rất dễ gây nhầm lẫn” [13, tr 64]

Đối với khái niệm báo mạng điện tử theo quan điểm cá nhân tác giảthấy đây là một thuật ngữ khá rõ ràng, đầy đủ và cụ thể hơn so với các thuậtngữ vừa nêu Ngay từ ban đầu tên gọi này nó đã thể hiện được xuất xứ, nguồngốc cụ thể, sự kết hợp của tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo, mạng, điện

tử Điều này đã phần nào đem đến cái nhìn khá rõ ràng, dễ hiểu hơn đối vớingười vừa tiếp cận

Tóm lại, có nhiều thuật ngữ, cũng như khái niệm để nói loại hình báo

chí trên nền tảng internet đến nay vẫn chưa thống nhất, trong khuôn khổ luậnvăn này tác giả sẽ sử dụng khái niệm BMĐT Đây cũng là khái niệm cá nhântác giả cảm thấy ấn tượng và thấy là đầy đủ nhất Như vậy, có thể nói BMĐT

“là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web, pháthành trên mạng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanhchóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao” [13, tr 67]

1.1.4 Vai trò của tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử

1.1.4.1 Giúp cho thông tin trong tác phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn

Trang 23

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự xuất hiện của cácloại hình đa phương tiện trên BMĐT gần như đang thổi một luồng gió mớivào cách thể hiện của nội dung, lẫn hình thức của các tờ BMĐT Từ văn bản(text) đơn thuần chỉ là màu đen trắng, với số lượng font chữ ít ỏi, thì sự xuấthiện của nhiều loại kiểu chữ, kích cỡ chữ, màu sắc chữ đã phần tạo cho thôngtin văn bản vốn dĩ thô cứng nay trở nên sinh động và dễ dàng tiếp nhận hơn.

Sự kết hợp giữa các yếu tố đa phương tiện trên BMĐT đã tạo thànhnhiều ưu thế của tờ báo mình Trong đó, nhiều tờ hình ảnh được sử dụng vănbản (text) ít nhưng thay vào là những câu chuyện ảnh, chùm ảnh, phóng sựảnh chất lượng, đầy đủ thông tin với độ nét cao Điều này đã phần nào tạo sựhấp dẫn, sinh động trong lòng công chúng, tạo được nét rất riêng đặc trưngcủa tờ báo mình

Bên cạnh đó, việc sử dụng các yếu tố hình ảnh động, đồ họa trênBMĐT đã và đang là một lợi thế không hề nhỏ mà ở ấn phẩm báo in khôngbao giờ có được Các yếu tố đồ họa, hình ảnh động thường có dung lượng kháthấp nên có thể truyền tải trên BMĐT khá nhanh và dễ dàng, sánh ngang bằngmột đoạn video thực sự, góp phần tăng sức hấp dẫn cho một bài báo trênBMĐT

Có thể nói, đồ họa là một ngôn ngữ riêng biệt tạo có khả năng diễn đạtchi tiết các thông tin mà các chất liệu khác không thể làm thay được, vừa giúpngười nhận có thể dễ dàng tiếp thu nhanh thông tin, vừa có thể tiếp cận với sốliệu vốn dĩ khó ghi nhớ Theo PGS, TS Hà Huy Phượng trong cuốn “Sự độcđáo của thông tin đồ họa” đã khẳng định: “Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt,thông tin đồ họa còn có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ vềnội dung và hình thức… Thông tin đồ họa giúp người thông tin nhanh, dễhiểu, dễ nhớ, ấn tượng” [31, tr 224]

Những sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích hợp âm thanh khôngđơn thuần là phát thanh thông thường, mà nó là phương tiện khá hữu ích,

Trang 24

cũng như có lợi thế để truyền tải thông tin đến với công chúng Bên cạnh việcđọc, thì việc nghe đã khiến việc khai thác âm thanh trên BMĐT ngày càng trởnên hấp dẫn Nhiều tờ BMĐT đã khai thác yếu tố đa phương tiện âm thanhbằng nhiều cách khác nhau như: cung cấp các tác phẩm, chương trình giải trí,giao lưu, nhất là các trò chơi về âm nhạc… tạo nên nét rất riêng, rất độc đáo

và hấp dẫn cho loại hình âm thanh trên BMĐT nói riêng, và trên nền tảnginternet nói chung

Ngoài ra, các tập tin âm thanh còn làm tăng sức thuyết phục, tính chínhxác của sản phẩm BMĐT, nhất là trong các trường hợp bài phỏng vấn, bàiđiều tra Chỉ cần một âm thanh vài phút có khi nó sẽ có tác dụng và hiệu quảthông tin hơn hẳn những bài viết bằng văn bản dài chưa có thể truyền đạt hết

Một trong những thế mạnh nhất của loại hình đa phương tiện trênBMĐT chính là video Việc tích hợp video là một trong yếu tố quan trọnggiúp BMĐT vượt trội hơn so với các loại hình báo chí trước đó Một đoạnvideo đã thể hiện được tất cả các tính năng đa phương tiện có trong nó như:hình ảnh động và âm thanh, có khi thêm hình ảnh tĩnh và văn bản

Bản thân video đã gần như thể hiện được hết những phương tiện củacác loại hình báo chí Do đó, không có gì phải bàn cải khi nói về sự hấp dẫn,sống động mà loại hình video trên BMĐT đã đem đến cho công chúng, bởigần như câu chuyện mà video ghi lại rất chân thật đem đến cho người chứngkiến một cái nhìn chân thật nhất về diễn biến của sự việc Sự sinh động đóđược thể hiện qua hình ảnh ghi lại với màu sắc chân thực có tác động đếnngười tiếp nhận

Ngày nay với công nghệ ngày một tiên tiến và phát triển thì một lầnnữa điều này càng được thể hiện rõ hơn thông qua các công nghệ hình ảnhchất lượng hơn, thông tin đem đến cho công chúng ngày càng hấp dẫn hơn sovới trước Trong cuốn “Giáo trình lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử” củaPGS TS Nguyễn Thị Trường Giang cũng có đề cập: “Trăm nghe không bằng

Trang 25

một thấy, rõ ràng những sản phẩm BMĐT có tích hợp những video đem đếncho công chúng sự sống động, hấp dẫn hơn nhiều so khi chỉ có những hìnhảnh tĩnh hay văn bản thông thường Vì vậy, việc tích hợp video là một yêucầu quan trọng giúp BMĐT cạnh tranh và tồn tại trong hệ thống truyền thôngđại chúng” [13, tr 140 – 141].

Bên cạnh, tính hấp dẫn của các yếu tố đa phương tiện vừa kể thì có mộtyếu tố đa phương tiện đang thu hút được sự quan tâm của công chúng, bởitính mới lạ và thú vị của nó Đó chính là các chương trình tương tác Trong

đó, các chương trình được quan tâm nhiều có thể kể đến như: trả lời chắcnghiệm, giao lưu trực tuyến, bình chọn qua mạng…

Cùng với sự phát triển của công nghệ, của đường truyền internet, cácchương trình tương tác trên BMĐT càng được thể hiện sống động hơn thôngqua các hình ảnh video, âm thanh được tích hợp trên nền tảng công nghệinternet Các chương trình tương tác trên BMĐT đã và đang tạo được vị thếtrong lòng của công chúng, đưa mọi người đến gần nhau hơn, kích thích sự tò

mò, tăng độ hấp dẫn của tờ báo đối với từng đối tượng độc giả, tạo thêm sựphong phú đa dạng trong loại hình đa phương tiện trên BMĐT

1.1.4.2 Tạo sự chú ý của độc giả, giúp cho thông tin trở nên dễ hiểu,

cô đọng, xúc tích và dễ dàng tiếp nhận

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình tiếp nhận thông tin củacon người, nhận thức thế giới bằng nhiều giác quan khác nhau, thế nhưng,không có giác quan nào lại mang lại lượng thông tin rộng lớn, đa dạng và đầymàu sắc bằng thị giác Có khoảng 70% các thụ thể cảm giác của con người làgiành cho thị giác Việc tiếp nhận thông tin bằng mắt thông qua việc nghe,nhìn lưu lại thông tin tốt hơn việc đọc, cũng như việc lưu lại hình ảnh trong trínhớ sẽ tốt hơn là từ ngữ Trong đó, việc tiếp nhận âm thanh, hình ảnh động(video, infographic…) sẽ giúp quá trình tiếp nhận thông tin ngắn hơn, tiếtkiệm thời gian hơn so với đọc một bài có văn bản dài

Trang 26

Có thể thấy những yếu tố đa phương tiện trong một tác phẩm BMĐT dễdàng tạo được sự chú ý của độc giả hơn so với một bài báo có văn bản dài.Hình ảnh, nhất là hình ảnh động, video đang là một trong những lợi thế mạnhtrên nền tảng BMĐT hiện nay.

Ngày nay khi mà thói quen lướt báo mạng đang là xu hướng thịnh hành

sự hấp dẫn, thu hút của các loại hình đa phương tiện trên BMĐT càng đượcthể hiện rõ Người xem báo mạng tại thời điểm hiện tại đa phần sẽ chú tâmnhiều hơn đến các hình ảnh động, video có khả năng kể chuyện nhiều hơn làvăn bản

Hình ảnh, cũng như video có khả năng kể chuyện, không cần giải thích

mà người tiếp nhận cũng có thể được phần nào nội dung câu chuyện đangdiễn ra Điều này một lần nữa minh chứng cho việc tiếp nhận thông tin đốivới hình ảnh, video dễ dàng và nhanh chóng hơn so với loại hình văn bản, vớihàng tá số liệu Tất cả thông tin cần diễn đạt đều gói gọn trong các hình ảnh,người tiếp nhận không cần mất nhiều thời gian cũng có thể nắm bắt thông tinmột cách dễ dàng, nhanh chóng, thông tin trong nội tại hình ảnh cũng trở nênxúc tích, cô đọng hơn so với việc mô tả bằng một đoạn văn bản

Tóm lại, việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện trên BMĐT là một

trong những cách truyền tải thông tin khá dễ dàng, giúp công chúng tiếp nhậnhiểu vấn đề một cách nhanh hơn

1.1.4.3 Tăng tính khách quan, chân thực của thông tin trong mỗi tác phẩm báo chí

Tính khách quan, chân thực của thông tin khi đến với công là điều màmỗi tờ báo cần phải có Và đối với một tờ BMĐT thì điều này không quá khóbởi khả năng tích hợp đa phương tiện của nó Thông qua các tác phẩm báo chí

có tích hợp các yếu tố đa phương tiện như: hình ảnh, đồ họa, âm thanh,video… đã phần nào tạo cho việc tiếp cận của công chúng được chân thậthơn Các thông tin từ các yếu tố đa phương tiện, sự việc sẽ tác động trực tiếp

Trang 27

vào giác quan của người tiếp nhận là được nghe, nhìn mà không cần phảimường tượng hình ảnh trong đầu qua văn bản miêu tả, cũng như một vài hìnhảnh tĩnh.

Tóm lại, tính khách quan, chân thật của loại hình đa phương tiện là một

trong những đặc trưng vốn dĩ tồn tại trong nội hàm của nó Các yếu tố đaphương tiện miêu tả một cách chân thật, rõ ràng về thông tin sự việc đến vớingười tiếp nhận, tạo cho họ cảm giác đang đứng giữa trung tâm câu chuyện

1.1.4.4 Tăng lượt xem, bình luận và chia sẻ, từ đó tăng uy tín, thương hiệu và thu nhập cho cơ quan báo chí

Việc sử dụng các loại hình đa phương tiện trên BMĐT trên các tờ báohiện nay, đều không nằm ngoài mục đích thu hút lượng độc giả đến với tờ báomình Khi tờ báo nào có sự đầu tư chuẩn bị kỹ càng về nội dung, lẫn hìnhthức thể hiện thì tờ báo đó sẽ được công chúng đón nhận nhiều hơn Có nhiều

tờ BMĐT mặc dù ra đời khá muộn, tuy nhiên do có sự đầu tư đúng hướng,các loại hình đa phương tiện thể hiện phong phú, đa dạng, giàu tính sáng tạonên tờ báo đã dễ dàng được công chúng tiếp nhận, tạo được vị thế của mìnhtrong làng báo

Lượng người xem chính là nguồn lực chính để tăng khả năng tương táctrên báo điện tử Như chúng ta đã biết tính tương tác là một trong những đặctrưng của BMĐT Khả năng tương tác là đặc điểm nổi trội của công nghệmới, góp phần tăng khả năng thông tin đa chiều trong truyền thông, ngườixem vừa là người tiếp nhận thông tin, vừa là người truyền, chia sẻ thông tin.Nếu như trước đây, độc giả chỉ là người thụ động nhận thông tin trên báo, thìđến thời điểm hiện tại người đọc đã trở thành người chủ động trong việc tìmkiếm và lựa chọn thông tin, cũng như là chủ thể tham gia vào quá trình cungcấp thông tin, từ đó dần rút ngắn khoảng cách giữa tờ báo, người viết báo vàbạn đọc

Trang 28

Thông qua các yếu tố đa phương tiện, cùng với sự tích hợp, phát triểncủa công nghệ đã mang lại sự tương tác dễ dàng, sinh động, qua lại hai chiềucủa báo điện tử Trong đó, có thể thấy ở chiều thứ nhất, các yếu tố đa phươngtiện với những đặc tính hấp, sinh động, dễ hiểu, khách quan, trung thực sẽ thuhút được độc giả tìm đến tờ báo nhiều hơn.

Ở chiều ngược lại, tờ BMĐT cung cấp những nền tảng tương tác giúpcho độc giả có thể dễ dàng tương tác, gửi phản hồi đến về thông tin có liênquan đến các sản phẩm báo chí của tờ báo, cũng như những thông tin khácgiúp cho tòa soạn báo có thể tiếp tục khai thác nguồn thông tin sâu và rộnghơn, đây cũng là một lợi thế không hề nhỏ nếu các tờ báo có thể vận dụnglinh hoạt trong quá trình xử lý, sàng lọc, lưu trữ, đăng tải phản hồi, tạo được

vị thế trong lòng độc giả, thu hút lượng độc giả đến với mình ngày càngnhiều, nhờ vào kênh thông tin tương tác này Điều này dễ dàng nhận thấy khi

mà các tờ BMĐT có khai thác yếu tố tương tác càng hiệu quả thì sẽ thu hútnhiều lượng độc giả đến với tờ báo của mình Ví dụ như những tờ báo cóchương trình tương tác thu hút được lượng độc giả lớn như: Vnexpress;VietNamnet, Tuoitre online…

Tóm lại, bên cạnh chất lượng nội dung thì một tờ BMĐT càng làm tốt

yếu tố tương tác sẽ thu hút lượng độc giả quan tâm đến tờ báo mình càngnhiều Đây cũng là cơ sở để tạo nguồn thu cho cơ quan báo chí dựa trên tiêuchí lượng truy cập theo dõi của tờ báo Yếu tố tương tác cũng là một trongyếu tố tiềm năng đã và đang được các tờ BMĐT có đủ điều kiện (điều kiện ởđây chính là điều kiện đầu tư về tài chính, con người) quan tâm đầu tư, nhằmtạo uy tín, thu hút lượng công chúng, độc giả, từ đó tạo nguồn thu từ quảngcáo cho tờ báo của mình Đây cũng là một trong những mảng còn thiếu, cũngnhư chưa khai thác tốt ở các tờ BMĐT của địa phương tác giả sẽ có nói rõhơn ở phần sau trong khuôn khổ luận văn này

Trang 29

1.2 Các yếu tố đa phương tiện và quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử

1.2.1 Các yếu tố đa phương tiện thường sử dụng trong tác phẩm báo mạng điện tử

1.2.1.1 Văn bản (text)

Tin chữ là sản phẩm thông tin văn bản điện tử được xuất bản phục vụcho hệ thống thông tin đại chúng Các thông tin được tiếp nhận qua kênh đọccủa độc giả hoặc người tiếp nhận thông tin Mặc dù, các loại hình đa phươngtiện khác có sức hấp hơn nhiều so với văn bản, thế nhưng văn bản vẫn là mộtthành phần không thể thiếu trong BMĐT Hiện nay nó vẫn là kênh thông tin

cơ bản nhất đối với truyền thông đa phương tiện Văn bản vẫn chiếm phần lớndiện tích trong tổng thể của các tờ BMĐT

Văn bản có khả năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn thông tin địnhtruyền tải Thông qua việc kết hợp với hình ảnh tĩnh, động để tăng tính hấpdẫn, cũng như tính chân thực của thông tin Bên cạnh đó, văn bản có vai tròkhông thể thay thế khi dùng làm nhiệm vụ chú thích, bổ trợ, cung cấp, làm rõnội dung thông tin cho hình ảnh, đồ họa hoặc video…

Cùng với đó, kiểu chữ, kích cỡ chữ, màu sắc chữ… đóng vai trò quantrọng nhất định làm tăng hay giảm tính hấp dẫn của văn bản Do đó, khi sửdụng văn bản thì điều này cũng phải được tính toán khá kỹ lưỡng Kiểu chữdùng trong BMĐT phải mang nhất yếu tố như: đồng nhất, thông dụng, có sẵntrên máy tính khi cài đặt bất kỳ hệ điều hành nào, đảm bảo cho người đọc cóthể dễ dàng đọc trên bất cứ thiết bị nào Cỡ chữ trong văn bản được sử dụng

đa dạng nhằm tạo sự chú ý cho người đọc, tăng tính hấp dẫn trong cách trìnhbày văn bản, cũng vừa phân biệt giữa các thành phần trong nội dung của tácphẩm như: tít, sapô và phần chính văn

1.2.1.2 Hình ảnh tĩnh (Still image)

Trang 30

Khi nói đến hình ảnh tĩnh trong tác phẩm của BMĐT ta sẽ thấy có hailoại cơ bản là hình ảnh chụp và hình ảnh minh họa Vai trò của hình ảnh trongmột tác phẩm báo chí nói chung và BMĐT nói riêng là không thể phủ nhận,bởi đây là một trong những thành phần được dùng khá phổ biến trong mộttrang báo, cũng như rất quan trọng góp phần vào thành công của một tácphẩm báo báo chí Một hình ảnh được chụp đúng thời điểm, đúng khoảnhkhắc nó sẽ tạo được hiệu ứng thông tin ngoài mong đợi, làm bật lên cảm xúc,nhấn mạnh thông tin quan trọng đối với tác phẩm báo chí.

Bên cạnh đó, việc tiếp nhận thông tin thông qua hình ảnh cũng sẽnhanh chóng, dễ dàng và hấp dẫn hơn so với chữ viết Với cách đọc BMĐTtheo kiểu lướt thông tin như hiện nay, thì việc chỉ cần nhìn thoáng qua bứcảnh đi kèm với tin hoặc bài là người đọc có thể phần nào hình dung ra nộidung của bài viết Điều này cho thấy thông tin trên hình ảnh là rất phong phú,

đa dạng và hấp dẫn đối với công chúng

Có nhiều cách bố trí sắp xếp hình ảnh trên một tác phẩm BMĐT, có thể

là hình ảnh đứng độc lập hoặc kết hợp với văn bản để dẫn tới các phần kháctrong bài Việc sắp xếp hình ảnh và chữ viết đòi hỏi phải hợp lý để tạo tínhhấp dẫn cho tác phẩm báo chí, làm cho người đọc không cảm thấy nhàm chán,đơn điệu khi tiếp nhận thông tin Trong đó, số lượng, kích cỡ và cách sắp xếpnhững bức ảnh tùy thuộc vào từng cách thiết kế, quy định riêng của từngtrang báo, tờ báo khác nhau

Hiện nay trên BMĐT thường sử dụng định dạng ảnh như: GIF, PNG vàJPEG Số lượng và kích cỡ sẽ liên quan đến nền tảng thiết kế trang web của tờbáo, do đó, để có có những ảnh cỡ lớn, đẹp đòi hỏi trang báo phải được thiết

kế cao, với dung lượng lưu trữ phải đủ lớn Dung lượng sử dụng trên BMĐTthường từ vài chục đến vài trăm Kb và đòi hỏi phải phù hợp với việc truyềntải và trình chiếu trên môi internet, bảo đảm tốc độ hiển thị ảnh nhanh vớichất lượng tương đối tốt

Trang 31

1.2.1.3 Hình ảnh động (Animation)

Hình ảnh động là một trong thành phần của loại hình đa phương tiệntrên BMĐT và thường được sử với hai hình thức là trình diễn ảnh(slideshow), hình hoạt họa (animation) Trong đó, hình thức trình diễn ảnh làcách sắp xếp nhiều ảnh khác nhau theo một ý đồ nhất định của phẩm, nhằmcung cấp đầy đủ thông tin đến với độc giả

Tùy theo cách thiết kế của từng tờ báo điện tử mà các hình ảnh trìnhdiễn có giao diện và tốc độ trình diễn khác nhau (tốc độ này có thể điềuchỉnh) Có tác phẩm sẽ được tích hợp phần chú thích để làm rõ nội dung hoặc

để liên kết giữa các bức ảnh được trình diễn Có những slide ảnh dùng kết hợp

cả âm thanh (audio slide) và văn bản text, nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút hơnđối với tác phẩm trên BMĐT Đây là hình thức trình diễn vừa đem lại thôngtin cho công chúng một cách chân thực, sống động, vừa tạo được hiệu ứng đốivới cảm xúc người xem thông qua hình ảnh, lời bình, và nhạc nền Trong đó,hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố chính của một audio slideshow

Một hình thức thứ hai của hình ảnh động trên báo điện tử là khả năngtích hợp một số ảnh động được gọi là hình hoạt họa (animation) Đây làphương pháp ảnh động được tạo ra từ sự kết hợp nhiều hình ảnh tĩnh, gầngiống với nguyên lý làm phim hoạt hình Ảnh động hình hoạt họa có dunglượng khá thấp nên rất thích hợp truyền tải trên môi trường BMĐT không đòihỏi khả năng truyền tải chất lượng cao như một đoạn video

Khác với ảnh động trình diễn, ảnh động dạng hình hoạt họa là nhữnghình ảnh được tạo nên từ các ảnh riêng lẻ, hoàn chỉnh, chuyển động liền mạchvới tốc độ cao như một đoạn phim Tuy nó không giống như một đoạn phimthực thụ nhưng nó lại là công việc mà đối với tờ báo in không bao giờ làmđược và nó cũng đóng vai trò tạo nên sự hấp dẫn đối với một tác phẩm trênBMĐT Ngoài nhiệm vụ truyền tải nội dung thông tin trên báo, hình thức nàycòn được sử dụng trong quảng cáo dạng bảng, khung trên BMĐT

Trang 32

1.2.1.4 Đồ họa (Graphic)

Trong giai đoạn phát triển của các loại hình BMĐT như hiện nay, thì

đồ họa đang là một loại hình không thể thiếu trên nền tảng BMĐT, tạo nên sự

đa dạng, sinh động trong cách thể hiện của mỗi tờ báo Như chúng ta đã biết,

đồ họa là những hình ảnh được vẽ, thiết kế bằng các chương trình, phần mềm

đồ họa ứng dụng trên máy tính để mô tả, minh họa cho những nội dung chitiết, quá trình hình thành, giai đoạn lịch sử nào đó Đồ họa thực chất là hìnhthức diễn đạt thông tin bằng đồ thị, biểu đồ, bảng, bản đồ, lược đồ…

Thông tin số liệu từ đồ họa sẽ giúp người tiếp nhận thông tin dễ dàng,

dễ hình dung hơn là những con số đơn thuần Trong cuốn “Sự độc đáo củathông tin đồ họa” PGS TS Hà Huy Phượng đã khẳng định: “Nhờ ngôn ngữtạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa còn có khả năng diễn đạt chi tiết sắp xếphài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức… Thông tin đồ họa giúp người tiếpnhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng” [31, tr 244]

Đồ họa có nhiều dạng thức, bao gồm: Bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, hộp dữliệu, hình ảnh 2D, hình ảnh 3D… Tùy theo từng loại tin, bài và ý đồ của tácgiả mà có thể áp dụng các dạng thức đồ họa phù hợp Cùng với sự phát triểnngày càng cao về công nghệ và thẩm mỹ, thế nên các hình thức đồ họa trongcác tác phẩm BMĐT cũng được thể hiện ngày một đa dạng, có sự đầu tư khásâu và khai thác hiệu quả, tạo nên sự hấp dẫn rất riêng trong giá trị thông tincủa yếu tố đồ họa trong BMĐT

1.2.1.5 Âm thanh (Audio)

Theo cuốn “Giáo trình lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử” củaPGS TS Nguyễn Thị Trường Giang thì “Phát thanh là loại hình báo chí đã có

từ lâu đời, nhưng đến năm 1993, khi Internet Talk Radio, đài phát thanh trựctuyến đầu tiên ra mắt trên thế giới, khả năng đưa âm thanh đến với côngchúng thông qua các tờ BMĐT mới chính thức được công nhận Nhưngnhững sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích hợp âm thanh không đơn

Trang 33

thuần là giống như phát thanh thông thường Âm thanh ở đây, chỉ là mộttrong số những “phương tiện” để truyền tải thông tin đến công chúng, bêncạnh những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản…” [13, tr 137].

Có thể nói âm thanh là loại hình đa phương tiện trên BMĐT có tácdụng tạo nên sự gần gũi hơn đối với người tiếp nhận thông tin, khi mà độc giả

có thể vừa được đọc, vừa có thể nghe Giọng đọc càng truyền cảm sẽ càng lôicuốn và cuốn hút đối với công chúng hơn

Mặc khác, các tập tin âm thanh còn tăng tính thuyết phục, tính chínhxác cho các tác phẩm BMĐT trong các trường hợp phỏng vấn hay ghi âm lờicủa nhân chứng Chỉ cần một đoạn ghi âm ngắn nhiều khi nó sẽ có tác dụnghơn nhiều so với đoạn văn bản dài mà đối với những người có thói quen lướtbáo mạng rất ít quan tâm Âm thanh sử dụng trên BMĐT có nhiều hình thứcnhư: tiếng động, âm nhạc, lời nói, đọc lời bình, các chương trình phát thanhdành riêng cho web, các chương trình phát thanh phát lại từ Đài truyềnthanh… các định dạng âm thanh thường được sử dụng là MP3, WMA và nóthường có dung lượng nén khá nhỏ là 128kb/s, vì vậy nó rất thích hợp truyềndẫn trên môi trường internet có thiết kế không phải là cao

Trên thực tế cho thấy việc tiếp nhận thông tin theo kiểu vừa đọc vừanghe đang là một trong những lợi thế đối với các tờ BMĐT Nhiều đài phátthanh đã đưa chương trình của mình lên trang web riêng của mình, đây cũng

là một kho dữ liệu khá lớn để công chúng có thể tiếp cận các chương trình củacác nhà đài Nó vừa cung cấp thông tin, vừa cung cấp cac chương trình giảitrí, trò chơi, âm nhạc… đến với công chúng Đơn cử như trường hợp Đàitiếng nói Việt Nam vừa cho ra mắt hệ thống nội dung số VOVlive Đây làmột bước đi mới của VOV trong việc đưa lên nền tảng trực tuyến các tácphẩm trong kho dữ liệu nội dung của VOV trong suốt thời gian qua đến vớicông chúng

1.2.1.6 Video

Trang 34

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, nhất là côngnghệ số Trong những năm qua, video tích hợp trên nền BMĐT đã trở thànhmột xu hướng không thể thiếu và cực kỳ quan trọng đối với các tờ BMĐT Nó

đã và đang trở thành một công cụ đắc lực để các tờ BMĐT đầu tư khai thácthế mạnh cho tờ báo của mình

Nếu như trước kia video chỉ được biết đến với hình ảnh đen – trắng đơnđiệu thì ngày nay với sự phát triển của công nghệ, video được tích hợp, pháttriển với hình ảnh màu, màu sắc thực sự trung thực đem đến cho người xemmột góc nhìn hoàn toàn khác so với trước kia, có tác động mạnh mẽ đếnngười tiếp nhận, thông tin truyền tải đến công chúng càng thu hút và có tínhthuyết phục cao

Video sử dụng trên BMĐT có nhiều hình thức khác nhau như: videonhúng minh họa cho bài viết, video dành riêng cho trang BMĐT, các chươngtrình video phát lại từ các đài truyền hình, các chương trình video theo yêucầu… Các định dạng video sử dụng trên BMĐT hiện nay gồm: FLV, WMV,MPEG, MP4…

Có thể nói, nhờ vào việc tích hợp video mà BMĐT đã thâu tóm đượctoàn bộ những phương tiện ưu việt của tất cả các loại hình báo chí, vượt quađược tất cả các loại hình báo chí tồn tại trước nó Bởi bản thân video đã mangtính đa phương tiện, gồm cả hình ảnh và âm thanh, có khi lại được kết hợpthêm cả hình ảnh tĩnh và văn bản

Với thế mạnh là đem lại hình ảnh chân thực, hấp dẫn, sống động, videotrên nền tảng BMĐT là một trong những phương tiện tốt nhất để miêu tả hìnhảnh động Nó vừa đem đến lượng thông tin phong phú, nhanh chóng đến vớicông chúng, vừa giúp cho công chúng có thể theo dõi một cách đầy đủ diễntiến của sự việc, cũng như việc cảm nhận một phần của câu chuyện đang đượcdiễn ra trong đó

Trang 35

Các video hiện nay đang được các tờ báo mạng sử dụng khá thườngxuyên, có tần suất khá dày, chủ yếu là các sự kiện quan trọng, nóng, các vấn

đề được dư luận quan tâm, thu hút của công chúng Ngày nay, việc khai thácthông tin video trên các thiết bị di động đang là một nhu cầu ngày càng phổbiến và khá dễ dàng đối với các nhà báo chuyên nghiệp lẫn nhà báo khôngchuyên Đây cũng là điều kiện thuận lợi để công chúng có thể tiếp cận đượcnhiều thông tin video có giá trị, đầy đủ và nhanh chóng nhất

1.2.1.7 Chương trình tương tác (Interactive program)

Các chương trình tương tác trên BMĐT trong thời điểm hiện nay đang

là một phần không thể thiếu đối với các tờ BMĐT Đây cũng là một trongnhững phương tiện truyền tải được tích hợp vào một sản phẩm BMĐT Thôngqua đó công chúng có thể tham gia trực tiếp vào các sản phẩm báo chí đaphương tiện

Ngày nay, các chương trình tương tác trên BMĐT ngày càng đa dạng,phong phú, thu hút được sự qua tâm của độc giả Có thể nói các chương trìnhtương tác chính là thước đo hiệu quả nhất đối với lượng độc giả theo dõi,quan tâm đến tờ báo của mình Có nhiều hình thức thể hiện của chương trìnhtương tác trên nền tảng BMĐT phải kể đến là: giao lưu trực tuyến, trả lời trắcnghiệm, giải đố, bình chọn… Đây là những hình thức đã và đang là nhữnghình thức phát huy hiệu quả thu hút sự quan tâm tham gia của công chúng đếnvới tờ BMĐT

Các phần mềm phổ biến nhất để thực hiện để thực hiện các chươngtrình tương tác hiện nay là Adobe Flash/Flex (được 90% người dùng cài đặttrên trình duyệt) Ngoài Adobe Flash Player, một số ngôn ngữ được sử dụng

để lập trình cũng được áp dụng vào việc xây dựng các trang web để tăng thêmtính tương tác như Java Scrip, VB Scrip… [13, tr 144]

Tóm lại, các yếu tố đa phương tiện trên BMĐT đều có thế mạnh và hạn

chế riêng của nó Tuy nhiên, để khai thác một cách có hiệu quả các yếu tố này

Trang 36

trên BMĐT vẫn còn tùy thuộc vào sự đầu tư về nội dung lẫn hình thức, khảnăng khai thác thông tin của đội ngũ phóng viên, yêu cầu tính chất của sựkiện của mỗi tờ báo Làm thế nào để thông tin đến với công chúng thật sựchất lượng, khách quan, hấp dẫn và thu hút, từ đó đem lại nguồn thu cho tòasoạn báo.

1.2.2 Quy trình sản xuất tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo mạng điện tử

Một sản phẩm báo chí ra đời đều mang hơi thở tập thể Ở đó một sảnphẩm đến được với công chúng phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạntrong quy trình sản xuất, với sự tham gia của nhiều thành viên trong tòa soạnbáo Đối với một tờ BMĐT cũng vậy và quy trình tổ chức sản xuất nội dung

đa phương tiện trên một tờ BMĐT cũng không nằm ngoài quy luật này

Mặc dù, mỗi tờ báo có sẽ có những quy tắc và những quy định riêngtrong quá trình tiếp nhận, cũng như xử lý thông tin, tuy nhiên các quy trìnhcho ra lò một sản phẩm báo chí đều tuân theo quy trình chung được PGS TSNguyễn Thị Trường Giang đúc kết trong cuốn giáo trình “Lý thuyết và kỹnăng BMĐT” cụ thể như sau:

- Công đoạn lập đề cương nội dung tuyên truyền

Để có một kế hoạch chi tiết tin, bài cho từng số báo thì từng ngày mỗitòa soạn BMĐT thường tiến hành lựa chọn, tập hợp đề tài, tin bài theo cácbước sau:

(1) PV, BTV: Qua quá trình khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, họ lựachọn đề tài dự kiến sẽ thực hiện tin, bài rồi trình bày với trưởng ban phụ tráchnội dung

(2) Trưởng ban (trưởng phòng): tập hợp và lựa họn những đề tài, tin bài

từ PV, BTV, cộng tác viên có thể khai thác phục vụ cho số báo trong ngày đểbáo cáo với Ban biên tập (BBT) trong cuộc họp giao ban

Trang 37

(3) BBT (có thể là chỉ người chịu trách nhiệm xuất bản ngày đó) sẽxem xét và quyết định loại bỏ hay khai thác Tuy nhiên, những đề tài, tin bàiđược lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu của tờ báo đưa ra Mỗi tờ báo căn cứ vàotôn chỉ, mục đích của mình để đề ra các tiêu chí riêng.

Thông thường sự lựa chọn trên được quyết định trong các cuộc họpgiao ban hằng ngày hoặc đột xuất của tờ báo Thành phần dự họp giao ban cóTổng biên tập (TBT), các Phó TBT, tổng thư ký tòa soạn, các trưởng ban Ởmột số tờ báo còn có sự tham dự của các cố vấn, họ là những nhà báo giỏi, cónhiều kinh nghiệm, là chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể… [13, tr 198, 199]

Về mặt lý thuyết là vậy, thế nhưng không phải lúc nào các tòa soạn báocũng tuân thủ theo đúng quy trình này, mà tùy vào điều kiện cụ thể có nhiều

tờ báo sẽ có những cách vận dụng rất khác nhau Đơn cử ngay tòa soạnBMĐT Cà Mau quy trình này chỉ gói gọn ở việc PV, BTV đăng kí đề tài vớitrưởng phòng, khi đó trưởng phòng sẽ ấn định, hướng những đề tài nào sẽthực hiện và trình BBT xem xét thực hiện Riêng đối với các thể tài nóng cầnlàm nhanh thì quy trình sẽ được PV báo cáo trực tiếp với trưởng phòng, PhóTBT phụ trách tờ BMĐT là có thể làm ngay PV tại hiện trường có thể gởi tin,bài (văn bản, video clip, hình ảnh…) về bộ phận trực biên tập sẽ là tiếp nhận,duyệt đưa tin, bài lên trang báo

Các tòa soạn BMĐT đều sử dụng hệ thống CMS trong quản lý nộidung (Content Management System) là hệ thống quản trị nội dung của mộtwebsite Nội dung của CMS bao gồm nhiều thành phần, có thể là chữ viết,nhạc, ảnh hoặc tập tin đính kèm Tích hợp những thành phần này với nhauthành nội dung trang web hoàn chỉnh

Mỗi PV, BTV và đôi khi cả những cộng tác viên tích cực, thân tín trongtòa soạn BMĐT đều được cung cấp một account (ID và password) để truy cậpđưa bài viết vào hệ thống Khi PV, đưa lên CMS bài này vẫn chưa được hiểnthị trên trang báo và công chúng không thể nhìn thấy Chỉ khi được biên tập,

Trang 38

chỉnh sửa và cho phép đăng tải thì bài báo đó mới xuất hiện trên trang báo.[13, tr 200, 201]

- Công đoạn sáng tạo tác phẩm

Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất của quy trình sảnxuất nội dung trên BMĐT Nó đòi hỏi người PV, BTV, công tác viên thựchiện phải thực sự nhạy bén trong nắm bắt thông tin, cách khai thác lựa chọnyếu tố đa phương tiện thể hiện sao cho thật sự thông minh, thu hút, hấp dẫnđối với công chúng

- Công đoạn tổ chức duyệt nội dung

Đây là công đoạn bắt buộc và rất quan trọng đối với mỗi tòa soạn báonói chung, cũng như báo mạng điện nói riêng Nó được thực hiện bởi đội ngũBTV, các trưởng, phó ban, các thư ký tòa soạn và BBT Tùy theo từng tờ báo

mà công đoạn có những cách tổ chức khác nhau Nếu một tờ báo tổ chức côngđoạn này càng chặt chẽ thì vấn đề sai sót ít xảy ra, góp phần tạo dựng được uytín của tờ báo đối với công chúng, độc giả

Công đoạn duyệt nội dung đa phương tiện ở các tác phẩm BMĐT baogồm nhiều việc như: từ việc sửa lỗi chính tả, lỗi đánh máy, ngữ pháp, vănphong, sắp xếp bố cục văn bản; kiểm tra hình ảnh, âm thanh, video clip, cácbiểu đồ, đồ họa… cho đến việc xem xét tính chính xác, tin cậy của thông tin.Công đoạn này đòi hỏi người duyệt phải là người thực sự vững về nghề, nhạybén, am hiểu nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Theo giáo trình “Lý thuyết và kỹ năng BMĐT” của PGS.TS NguyễnThị Trường Giang thì công đoạn này thường được thực hiện theo các cấp sau:

(1) Trưởng ban phụ trách nội dung biên tập, duyệt tin, bài Tin, bài nàokhông đạt, trưởng ban trả lại cho PV, BTV còn nếu đạt thì gởi lên cho thư kýtòa soạn

Trang 39

(2) Thông thường thì thư ký tòa soạn là người có quyền duyệt và choxuất bản hầu hết các tin, bài Cũng giống như trưởng ban, nếu thấy tin bàikhông đạt, thư ký tòa soạn trả lại cho PV, BTV.

(3) Đối với tin, bài có tính chất nhạy cảm, phức tạp thì thư ký tòa soạnphải xin ý kiến của tổng thư ký tòa soạn, TBT trước khi cho xuất bản Đối vớinhững tin bài được phản ánh từ đường dây nóng của báo hay từ thư độc giả,cộng tác viên thì tòa soạn sẽ gọi điện xuống cơ sở để kiểm tra và nếu cần sẽ

cử PV trực tiếp xuống tìm hiểu, viết bài và tin bài cũng được duyệt theo cácbước đã nêu [13, tr 204, 205]

Như đã nói ở phần trên, tùy vào cơ cấu tổ chức tòa soạn mà công đoạnnày có chặt chẽ hay không Nhiều tờ BMĐT tại địa phương khâu tổ chứcduyệt tin, bài, các nội dung đa phương tiện đối với các tờ BMĐT còn khálỏng lẻo, điều này vô hình chung đã tạo nhiều kẻ hở, dễ dẫn đến sai sót trongquá trình truyền tải thông tin, đây cũng là một nhược điểm của BMĐT, bởimột khi đòi hỏi tính nhanh ngạy thì vấn đề sai sót trong xuất bản là điều khótránh khỏi Đơn cử như ở đơn vị Báo Cà Mau Online tin, bài, sản xuất các nộidung đa phương tiện chỉ cần qua 2 bước biên tập gồm: một là Trưởng phòngbáo điện tử biên tập bước một, hai là Phó TBT phụ trách biên tập bước hai là

đã có thể xuất bản được

- Công đoạn xuất bản lên Internet

Đối với một tờ BMĐT công đoạn xuất bản không cầu kỳ như các loạihình báo chí khác như: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình… mà xuất bảnđối với báo điện tử khá dễ dàng, chỉ cần qua các khâu biên tập, người nàođược cấp quyền đăng bài là có thể xuất bản sản phẩm lên nền tảng Internet

BMĐT gắn liền và chỉ xuất bản một bản duy nhất trên nền tảng Internetnên nguy cơ xâm nhập phá hoại của thành phần xấu trên môi trường mạng làrất lớn Đã có nhiều tờ BMĐT lớn, có uy tín đã bị hacker truy cập vào máychủ phá hoại và đòi yêu sách Do đó, đối với tờ BMĐT việc xuất bản trên môi

Trang 40

trường Internet là đồng nghĩa với việc bảo vệ an ninh mạng Tuy nhiên, đâycũng là một vấn đề ít được chú trọng tại những tờ BMĐT của địa phương,nguyên nhân chính vẫn là do các vấn đề liên quan đến nguồn kinh phí.

- Công đoạn tiếp nhận, theo dõi và xử lý phản hồi

Tiếp nhận thông tin phản hồi từ công chúng là một trong những thước

đo đánh giá giá trị của tờ BMĐT Đây cũng là công đoạn cuối cùng và khôngkém phần quan trọng, nó góp phần giúp các tòa soạn có thể đánh giá lại mình,đồng thời có thể đề ra những chiến lược, nhằm nâng cao cải tiến chất lượngnội dung lẫn hình thức của tờ báo trong tương lai Trong đó, việc cải tiến tổchức sản xuất nội dung đa phương tiện trên tờ BMĐT là vô cùng quan trọng,bởi đây chính là nền tảng là yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, kéo độcgiả đến gần hơn với tờ báo, nhất là đối với tờ BMĐT tại địa phương

Trong tòa soạn báo mạng điên tử thường có Phòng bạn đọc, tuy nhiên

do các tờ báo điện tử tại địa phương cùng tồn tại song hành với tờ báo in nênchức năng nhiệm cụ của phòng này gần như nghiêng nhiều về tờ báo in Do

đó, các phần phản hồi, tiếp nhận, theo dõi và xử lý trên BMĐT tại địa phươngcòn khá yếu, chưa tiếp nhận được nhiều thông tin phản hồi, những nội dung

đa phương tiện từ đội ngũ cộng tác viên, độc giả ở cơ sở Điều này đã phầnnào làm giảm chất lượng thông tin, cũng như giảm sút giá trị của tờ BMĐTtại địa phương

Như đã nói ở phần trên quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin từ đội ngũcộng tác viên, độc giả sẽ được tòa soạn kiểm chứng thông tin cụ thể, đồngthời nếu cần thiết sẽ cử PV xuống địa bàn viết tin, bài Công việc theo dõi,tiếp nhận phản hồi và xử lý thông tin là một công việc tốn nhiều thời gian, tuynhiên, một tờ báo làm tốt vấn đề này sẽ là một tờ báo mạnh, bởi thước đo giátrị của một tờ báo nằm ở lượng theo dõi của công chúng đối với tờ báo đó

Tóm lại, tùy thuộc vào nhu cầu, cũng như quy mô cách tổ chức của mỗi

tòa soạn mà quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên tờ

Ngày đăng: 27/02/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w