Điều này làm cho thông tin vừa đảm bảo tính thời sự, vừa phong phú hơn… Nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các phương diện ngôn ngữ để chuyển tải
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời của một loại hình báo chí mới: báo mạng điện tử Tờ báo mạng điện tử đầu tiên trên thế giới được biết đến là tờ Chicago Trubune, ra đời vào tháng 5 năm 1992
Đây cũng là loại hình báo chí du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian ngắn nhất Nếu như báo in ở nước ta xuất hiện sau các nước trên thế giới hàng trăm năm, với phát thanh, truyền hình là hàng chục năm thì với báo điện tử, khoảng thời gian này chỉ mất 5 năm Tháng 12/1997, tạp chí Quê hương công
bố trang báo mạng điện tử của mình, đánh dấu mốc cho sự hình thành và phát triển loại hình báo chí này tại Việt Nam Làng báo Việt Nam có thêm một loại hình báo chí mới: Báo mạng điện tử
So với nhiều loại hình báo chí trước đó, báo mạng điện tử có rất nhiều lợi thế vượt trội Nó phá vỡ tính định kì của báo chí, tính chất thời sự của thông tin được đẩy nhanh lên từng phút, từng giây Số lượng tin bài đăng tải không hạn chế Điều này làm cho thông tin vừa đảm bảo tính thời sự, vừa phong phú hơn…
Nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các phương diện ngôn ngữ để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử Các phương diện ngôn ngữ được hiểu cơ bản gồm các thành phần như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ
Chính sự phong phú trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử đã khiến cho loại hình truyền thông này trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng Song, chính sự phong phú trong ngôn ngữ, kết hợp với một đặc tính nổi bật của báo mạng điện tử là thông tin được đăng tải nhanh chóng đã khiến loại hình báo chí này mắc không ít các vấn đề trong sử dụng các phương diện ngôn ngữ Việc khảo sát và đánh giá ưu và nhược điểm trong các phương diện ngôn ngữ, từ đó rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục
Trang 22 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát đánh giá việc sử dụng các phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử, tìm ra vấn đề tồn đọng trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, tránh lỗi, từ đó phát huy hơn nữa các ưu thế nhằm nâng cao hiệu quả của báo mạng điện tử Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan tới báo mạng điện tử, các đặc thù ngôn ngữ của loại hình báo chí này
- Đánh giá thực trạng, khảo sát ưu và nhược điểm trong việc sử dụng các phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, cụ thể là trang báo VietNamNet xét trên các đặc thù ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất của báo mạng điện tử
- Đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị một số giải pháp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khảo sát và đánh giá ưu điểm nhược điểm trong việc sử dụng các phương diện ngôn ngữ của báo mạng điện tử VietNamNet
Các phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử được khảo sát chủ yếu trên các chủ yếu, bao gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, khảo sát các tư liệu tác phẩm để chỉ ra ưu và nhược điểm trong việc sử dụng các phương diện ngôn ngữ văn bản
Phân tích các tin bài dựa trên đặc trưng ngôn ngữ của báo mạng điện tử,
từ đó rút ra đánh giá, kết luận cho việc sử dụng các phương diện ngôn ngữ của báo mạng điện tử
5 Kết cấu tiểu luận
Trang 3Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, phần nội dung chính của tiểu luận được chia làm 3 chương cơ bản:
I: Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
II: Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ văn bản trên báo Vietnam.net
III: Giải pháp hạn chế các lỗi sai trên báo mạng
Trang 4NỘI DUNG
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Báo chí và báo mạng điện tử
1.1.1 Các loại hình báo chí
Hiện nay nước ta tồn tại 4 loại hình báo chí cơ bản: báo in, báo phát thanh báo truyền hình và báo mạng điện tử
Theo Điều 3, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm
1989 được Quốc hội khóa X thông qua năm 1999, các loại hình báo chí gồm
“báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe – nhìn thời
sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo mạng điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”
Trong các loại hình báo chí trên thì báo mạng điện tử trẻ nhất, ra đời muộn nhất nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất
1.1.2 Báo mạng điện tử
Báo trực tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại hình báo viết được xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn người đọc báo dựa trên máy tính, thiết bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp, có kết nối internet
Nhờ tính đa phương tiện, báo mạng điện tử có khả năng tích hợp được ưu thế của các loại hình báo chí khác Nó cũng khắc phục được tính đơn điệu và tĩnh của báo in cũng như hạn chế trong trật tự tuyến tính thời gian phát sóng của phát thanh và truyền hình.Chính sự tích hợp này làm cho báo mạng điện tử thực
sự phong phú, đa dạng, sinh động và hấp dẫn trong cách truyền tải thông tin
Trang 5Thứ hai, tính tương tác Ở đây, độc giả có thể phản hồi ngay tức thì các ý kiến của mình về bài viết của phóng viên dưới từng bài báo hoặc gửi tới tòa soạn các thông tin, vấn đề mình quan tâm thông qua hệ thống mạng
Thứ ba, tính thời sự của thông tin, ngay khi sự kiện xảy ra phóng viên đã đưa thông tin ban đầu lên mạng, có thể chỉ là tít và một câu thông báo sự kiện, sau đó liên tục cập nhật các thông tin mới.Chính khả năng cập nhật thông tin liên tục của báo mạng điện tử giúp cho loại hình báo chí này chiếm ưu thế tuyệt đối về tính thời sự của thông tin, đồng thời phá vỡ tính định kì vốn là một đặc trưng của báo chí
Bên cạnh các ưu thế trên, báo mạng điện tử còn là loại hình báo chí có khả năng chuyển tải thông tin khổng lồ
Tuy có nhiều lợi thế nhưng báo mạng điện tử cũng có không ít hạn chế Tốc độ thông tin nhanh chóng là một lợi thế nổi trội của báo mạng điện tử nhưng
nó cũng đặt ra thách thức về độ tin cậy của thông tin Do khối lượng thông tin đăng tải lớn, yêu cầu về tính thời sự của thông tin cao nên thời gian để kiểm định thông tin khá hạn chế
Như vậy, bên cạnh vai trò tích cực và to lớn của loại hình truyền thông điện tử, chúng ta cũng nên nhận diện sâu sắc mặt trái, mặt phức tạp của nó, những thách thức mà nó mang lại, đặc biệt là các vấn đề trong việc sử dụng các phương diện ngôn ngữ truyền thông đặc trưng của mình
1.2 Ngôn ngữ trong báo mạng điện tử
1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói
Trang 61.2.2 Đặc điểm của các phương diện ngôn ngữ
1 Chính tả
a Viết “i” hay “y” ?
+ Âm vị /i/ có 2 cách viết chính tả: “i” và “y” với 6 trường hợp: hi, kí, lí,
mĩ, sĩ, tí và hy, ký, lý, mỹ, sỹ, tý
+ Cần thống nhất viết “i ngắn”: vì tiền lệ : đi thi, bí đỏ, rì rào, rầu rĩ, vĩ đại…
+ Tôn trọng cách viết cá nhân và truyền thống “y” dài: Chị Lý, Lý Thường Kiệt, Tô Nhuận Vỹ, Ng Dy Niên, Nghiêm Đình Vỳ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Yến Vy, Bảo Thy, Ngọc Ký, Sỹ Ngọc, …
Trường hợp một âm tiết độc lập có i hoặc y thì cần phân biệt:
- Từ Hán - Việt thì viết “y dài”: y tế, y sĩ, y khoa, y phục; ý kiến, ý nghĩ, ý niệm, ý thức, ỷ lại, ỷ quyền, ỷ thế…
- Trong các từ thuần Việt và phần lớn là những từ tượng thanh) thì viết i ngắn: i tờ, ì ạch, ì ầm, sức ì, nằm ì, í ới, ỉ eo, lợn ỉ, ầm ĩ, béo ị,
b Viết qui hay quy?
Nguyên âm /1/ đứng sau QU lâu nay tồn tại 2 cách viết: y và I, ví dụ: nội quy- nội qui, cao quý- cao quí Ta cần chọn cách viết y dài, dựa vào các căn cứ sau:
- Tạo ra sự phân biệt âm chính /i/ (tuý, suý, thuỷ, quý) với bán âm cuối vần giống như túi, súi, thủi, cúi…
- Thứ hai, tạo nên sự nhất quán với những trường hợp tương tự khi trước
nó có âm đệm /u/ thì đều viết y dài, ví dụ: quy tắc, quý mến, quỳnh hoa, huynh
đệ, quýt ngọt, quyết tâm…
c Những hiện tượng lưỡng khả:
Trang 7a-ây: bảy-bẩy, chảy- chẩy, chày- chầy, gày- gầy, đày-đầy, nảy- nẩy, xảy-xẩy
- a-ă: hàng- hằng, đàng- đằng, khảng khái- khẳng khái…
a-i: đanh - đinh, chánh- chính, lanh- linh, sanh-sinh, tánh - tính, gánh
2.Từ vựng
Những yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản:
a Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt
-Về ngữ âm và chữ viết
Từ lỗi: “giặc” sửa thành “giặt”, từ “dáo” sửa thành “ráo”, từ “lẽ” chuyển thành “lẻ”
b, Người Bắc phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều khác biệt với
từ ngữ toàn dân:
- Những từ địa phương: Dưng mờ, giời, bẩu, mờ
- Những từ toàn dân tương ứng: Nhưng mà, trời, bảo, mà
“yếu điểm” và “điểm yếu”; “linh động” và “sinh động”…
2 Về từ ngữ
- Sai về cấu tạo
- Sai về tương hợp nghĩa
- Sai về cách kết hợp từ
- Sai về phong cách, ví dụ về khẩu ngữ:
+ Hiện tượng iếc hoá, ung hoá;
+ Việc dùng quán ngữ : thực ra là, một cái đã, với chả, hết sức, ơn giời, có dám nói gian, chả làm gì nên ăn…
3 Về ngữ pháp:
Trang 8- Những kiểu sai về ngữ pháp: về dùng từ, về cấu trúc, về nghĩa và lôgich,
về từ liên kết, thiếu thành phần câu, vế câu, sai về dấu câu, sai về liên kết văn bản…
Chức năng dấu câu: tiếng Việt có 10 dấu cơ bản gắn với những chức năng
và sử dụng ở những vị trí khác nhau
- Dấu câu liên quan đến viết hoa: Trường hợp cần lưu ý đang sử dụng cách viết hoa khá tuỳ tiện và lộn xộn hiện nay: khi sau dấu chấm phảy và dấu 2 chấm
1.2.3 Đặc thù của ngôn ngữ trong báo mạng điện tử
Đặc thù của ngôn ngữ trong báo mạng điện tử cũng mang những đặc trưng của văn bản thể hiện qua các tính chất: tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tính liên kết và tính mạch lạc Trong đó tính hoàn chỉnh và tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản
1.Tính hoàn chỉnh
Tính hoàn chỉnh của văn bản thể hiện ở hai mặt: nội dung biểu đạt và cấu trúc Trong đó, tính hoàn chỉnh về mặt nội dung có ý nghĩa quyết định Xét về mặt nội dung, một văn bản được xem là hoàn chỉnh khi đề tài và chủ đề của nó được triển khai một cách đầy đủ, chính xác và mạch lạc Nếu đề tài, chủ đề triển khai không đầy đủ, vượt quá giới hạn hay thiếu chính xác, mạch lạc thì văn bản
sẽ vi phạm tính hoàn chỉnh
2 Tính liên kết
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt Trên cơ sở đó,tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức
Tiểu kết phần I
Trang 9Ở chương 1, tập trung nghiên cứu các khái niệm chung về báo mạng điện
tử và các phương diện ngôn ngữ của báo mạng điện tử Qua nghiên cứu, phân tích ở chương này có thể rút ra những kết luận như sau:
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí mới nhất trong bốn loại hình báo chí chính là báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử Đặc điểm nổi bật của báo mạng điện tử là tốc độ thông tin nhanh, sự tích hợp đa phương tiện trong một sản phẩm báo chí
Chính sự phong phú trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử đã khiến cho loại hình truyền thông này trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng Song, chính sự phong phú trong ngôn ngữ, kết hợp với một đặc tính nổi bật của báo mạng điện tử là thông tin được đăng tải nhanh chóng đã khiến loại hình báo chí này mắc không ít các nhược điểm trong việc sử dụng các phương diện văn hóa
Đối với các thể loại báo chí trên báo mạng điện tử, chữ viết được sử dụng làm phương tiện ngôn ngữ truyền tải thông tin chủ yếu Do đó mà lỗi ở ngôn ngữ chữ viết cũng nhiều và đa dạng
Trang 10II KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
2.1 Khảo sát thống kê đánh các bài báo trên VietNamNet
2.1.1 Vài nét về báo VietNamNet
VietNamNet là tờ báo điện tử tại Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông Việt Nam.
VietNamNet được cấp giấy phép hoạt động trên mới nhất vào ngày 23 tháng 1 năm 2003 (số giấy phép: 27/GP-BVHTT)
Báo điện tử ra hằng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh Tờ báo có các chuyên mục như: quốc tế, công nghệ thông tin, thể thao, âm nhạc, thời trang và trực tuyến phỏng vấn, nghe nhạc
Ngày 21 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý tách các báo điện tử VietNamNet thành Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) theo đề nghị của VNPT
Ngày 15 tháng 5 năm 2008, Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị với VNPT tách VietNamNet ra khỏi VNPT về trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông
Tổng Biên tập đầu tiên của VietNamNet là ông Nguyễn Anh Tuấn Trụ sở Báo VietNamNet: Tòa nhà C’Land - 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa, Hà Nội
Báo VietNamNet có những chuyên mục chính là Xã hội, Công nghệ, Kinh doanh, Chính trị, Sức khỏe, Giải trí, Thể thao, Đời sống, Xã hội, Quốc tế
2.1.2 Khảo sát, đánh giá các bài báo
Để tìm hiểu rõ những vấn đề việc trong sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Việt Nam tôi đã tiến hành khảo sát trên tờ báo điện tử VietNamNet.vn
Trang 11Như đã nêu ở trên, ngôn ngữ trong các tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử được thể hiện ở các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ
Ưu điểm
Hầu hết các tin bài trên các trang báo mạng điện tử đã được thông qua khâu kiểm duyệt khắt khe trước khi được đăng tải, vì vậy việc mắc các lỗi về ngôn ngữ văn bản là rất hiếm VietNamNet cũng vậy
Các bài đăng thường tuân thủ đúng các quy tắc về chính tả, hiếm khi mắc các lỗi về chính tả cơ bản
Về từ ngữ, các bài đăng trên VietNamNet cũng dựa trên cách sử dụng ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là thể hiện được rõ đặc thù ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Từ ngữ được sử dụng có tính chính xác cao, diễn tả được đầy đủ nội dung của vấn đề Đối với báo chí, từ ngữ được sử dụng quyết định rất nhiều vấn
đề Yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ báo chí rất cao, cần chính xác về cấu tạo từ, tương hợp nghĩa và cách sử dụng Hầu hết các bài đăng của VietNamNet đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần đáp ứng trong việc sử dụng từ ngữ đối với báo mạng điện tử
Về mặt từ vựng, VietNamNet đã thực hiện đúng các quy tắc về từ vựng,
sử dụng đúng theo chuẩn mực từ vựng Việt Nam và không mắc các lỗi về tiếng địa phương, sử dụng đúng theo quy chuẩn từ ngữ toàn dân
Về ngữ pháp, đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản của ngữ pháp tiếng việt Rất hạn chế mắc các lỗi liên quan đến cấu trúc câu Hầu như không mắc sai lầm trong việc sử dụng dấu câu
Chung quy lại, báo VietNamNet đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trong việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là trong việc kết hợp với các yêu cầu và đặc tính của báo mạng điện tử
Nhược điểm
Trang 12Để phân tích rõ nhược điểm, tôi sẽ đưa ra các ví dụ sau khi thực hiện quá trình khảo sát trên tờ VietNamNet
Lỗi dùng thừa từ, thiếu từ, sai kết hợp từ
Bài “Nữ tiểu thư nổi tiếng nhà đại gia bậc nhất Việt Nam” (báo Việt Nam Nét, ngày 20/2/2015) có câu “Ái nữ Trần Thị Quỳnh Ngọc là con gái của doanh nhân quá cố Trần Văn Cường và Chủ tịch đương nhiệm tập đoàn Nam Cường
Lê Thị Thúy Ngà”
Ái nữ đã có nghĩa người con gái yêu quý , những lại cùng dùng thêm một
từ con gái nữa cho rườm rà, tối nghĩa ? Câu trên chỉ nên viết “Ái nữ Trần Thị Quỳnh Ngọc của doanh nhân quá cố ”
Phần tiêu đề bài báo, “Nữ tiểu thư ”, không cần thêm “nữ” vào trước từ
“tiểu thư” , khi mà từ “tiểu thư” đã bao hàm nghĩa con gái rồi?
Khi tiêu đề đã là như vậy rồi nhưng phần kết bài viết lại kể về 2 chàng trai
là Đặng Hồng Anh và Đoàn Quốc Huy và tất nhiên họ không phải nữ tiểu thư, như vậy là đi sai với tiêu đề bài viết
Lỗi dùng từ ngữ
Ngày 14/6/2015, trong bài “Thót tim kể chuyện dông lốc khiến Hà Nội tan hoang”, có câu “Khiếp sợ nhất vẫn là những người dân lưu hành trên đường lúc cơn dông xảy ra” Để mô tả ai đó, vật nào đó đang đi trên đường chúng ta nên sử dụng từ “lưu thông” chứ không dùng từ “lưu hành” – mang nghĩa sử dụng rộng rãi
Lỗi diễn đạt, dễ gây hiểu lầm Có thể tác giả định diễn đạt ý “Những người đang đi trên đường là những người thấy sợ nhất?”, nhưng viết như vậy,
vô hình trung lại thành ra ý “Khiếp sợ người dân?”
Câu trên có thể được hiểu là những người đi trên đường trong cơn dông là khiếp sợ nhất! Vậy, câu đó phải diễn đạt lại là “Cảm giác khiếp sợ vẫn còn chưa tan trong lòng những người đi trên đường lúc cơn dông xảy ra”