Xuất phát từ việc muốn tìm hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với báo chí, em quyết định chọn đề tài “Khảo sát đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạn
Trang 1MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài:
Học giả Phạm Quỳnh – Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức đã từng nói:
“Tiếng ta còn, nước ta còn.” Qua đó, ta có thể thấy được ngôn ngữ có vai tròquyết định sự hình thành và tồn tại của dân tộc Dân tộc nào để mất tiếng mẹ đẻcủa mình sẽ mất dân tộc, mất nước Bởi thế, giữ gìn tiếng mẹ đẻ là nhiệm vụ vôcùng cao cả và thiêng liêng đối với sự sống của quốc gia Trải qua bao nhiêunăm, giữ gìn sự tôn nghiêm, trong sáng của tiếng Việt đã trở thành trách nhiệmcủa mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là trong thời bình
Không chỉ vậy, chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, báochí là phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất, có nhiều côngchúng nhất; đặc biệt là báo mạng điện tử Báo mạng cập nhật tin tức 24/24 ở tất
cả lĩnh vực của đời sống Cũng chính vì “chạy đua với thời gian” nên các nhàbáo vẫn để lại những “hạt sạn” trong bài viết của mình Những lỗi sai như vậyảnh hưởng đến vai trò to lớn của báo chí
Xuất phát từ việc muốn tìm hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với báo
chí, em quyết định chọn đề tài “Khảo sát đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua một số trang báo
có nhiều lượt xem nhất năm 2020-2021” để làm đề tài kết thúc môn Tiếng Việt
Thực Hành Với hi vọng rằng, sau khi kết thúc tiểu luận, em nhận được nhiềukiến thức hơn, học hỏi được nhiều điều mới mẻ hơn giúp ích cho nghề nghiệptương lai
II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 Mục đích nghiên cứu
- Thông qua việc tìm hiểu, phân tích ngôn ngữ trên các tác phẩm báomạng điện tử để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ báo chí
Trang 2trên các trang báo có nhiều lượt xem nhất, đưa ra những thiếu sót, hay ngợi canhững điều tốt để làm bài học cho các nhà báo hiện tại và tương lai.
- Nâng cao nhận thức về những khó khăn, thách thức của báo mạng điệntử
- Về bản thân em, tiểu luận sẽ là một bước đệm cho em tìm hiểu thực tếkhách quan, cũng như nhìn nhận được những thiếu sót của bản thân Căn cứ vào
đó, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành một nhà báo giỏi trongtương lai
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích trên, đề tài sẽ giải quyết một số nhiệm vụ cơ bảnsau:
- Về mặt lý thuyết: Tiểu luận này nhằm làm rõ các ưu điểm và nhược điểm
của ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Do đó, tiểu luận sẽ bám sát vào lý thuyếtcủa bộ môn Tiếng Việt Thực Hành
III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử.
Trang 3- Phạm vi nghiên cứu: ngôn ngữ trên một số trang báo có nhiều lượt xem nhất như: VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí, Báo Mới năm 2020-2021.
IV Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1 Cơ sở lý luận
- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, căn cứ vào lý luận nghiệp vụ của ngành báo chí
- Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật củaNhà nước Việt Nam về báo chí, về công tác thông tin truyền thông trong lĩnhvực báo chí
2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp vớiphương pháp nghiên cứu thực tiễn để rút ra kết luận khoa học
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại
và hệ thống hoá lý thuyết về lĩnh vực ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ báo chí
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp khảo sát, thống kê: tìm hiểu thực tế hoạt động sử dụng
ngôn ngữ của một số trang báo
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích, đánh giá và bao quát về
ưu điểm, nhược điểm trongncách sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử, rút
ra những thành công và hạn chế, đề xuất một vài giải pháp cho những thiếu sót
V Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài được chia làm 4 phần:
Phần I: Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
Trang 4Phần II: Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
Phần III: Nguyên nhân, hậu quả của các “hạn sạn” trên báo mạng điện tửPhần IV: Giải pháp để hạn chế “hạt sạn” trên báo mạng điện tử
Trang 5NỘI DUNG
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Báo chí và báo mạng điện tử
- Báo chí: Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng ngày và
tác động, chi phối đến mọi đời sống xã hội Nhưng cho đến nay, chưa có sựthống nhất dù ở mức độ tương đối với khái niệm báo chí là gì Vì vậy, em sẽ đưa
ra một số khái niệm như sau:
+ Theo quan niệm của giai cấp tư sản: báo chí là phương tiện thông tin –thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị, “khôngcan dự vào cuộc đấu tranh giai cấp”; báo chí độc lập về chính trị, là quyền lựcthứ tư
+ Theo quan niệm của giai cấp vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, làphương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng văn hóa; báo chí là một bộphận không thể tách rời trong bộ máy tổ chức Đảng cộng sản; là cơ quan ngônluận của tổ chức
Cho đến ngày nay, báo chí bao gồm các loại hình sau: báo in, báo phátthanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử
Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, báo chí nói chung và báomạng điện tử nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng Vậy nên, bên cạnh bộ baquyền lực được công nhận chính thức (lập pháp, hành pháp và tư pháp), xã hộicòn thừa nhận thêm (không chính thức) một thứ quyền lực nữa và thường đượcgọi là quyền lực thứ tư - quyền lực của báo chí
Báo chí có 5 chức năng cơ bản: chức năng thông tin giao tiếp, chức năng
tư tưởng, chức năng khai sáng – giải trí, chức năng quản lý, giám sát và phảnbiện xã hội, chức năng kinh tế dịch vụ
Với trọng trách xã hội là thông tin sự kiện, phát hiện vấn đề, phản biện xãhội, tạo dư luận xã hội, báo chí luôn có những tác động mạnh mẽ tới đời sống
Trang 6Báo chí có thể làm đổi thay nhiều việc Những nhà báo tài năng có thể góp phầnlàm xã hội biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn… Cũng chính vì vậy, báochí và những nhà báo chân chính luôn được xã hội tôn vinh và trân trọng.
- Báo mạng điện tử: Báo mạng điện tử là loại hình báo chí – truyền thông
tồn tại, phát triển trên mạng internet toàn cầu Là kênh truyền thông đặc thù rađời sau, báo mạng điện tử đã hội tụ được nhiều ưu điểm nổi trội của các kênhtruyền thông trước đó, đồng thời cũng bộc lộ những bất cập
Trang 7Cụ thể, lượt truy cập trong 1 tháng của các báo trên như sau: VnExpress
có 138,30 triệu lượt; Dân Trí có 51,70 triệu lượt; Vietnamnet có 32,10 triệulượt; Báo Mới có 31,90 triệu lượt
2 Đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử
2.1 Ngữ âm
Chữ quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học hay nguyêntắc ghi âm âm vị học Đây là nguyên tắc bao trùm, chi phối văn tự tiếng Việt; nóyêu cầu giữa âm và chữ cái phải có quan hệ tương ứng “1-1” Để đảm bảonguyên tắc này, chữ quốc ngữ phải thỏa mãn 2 điều kiện:
- Mỗi âm vị chỉ do một ký hiệu biểu thị
- Mỗi chữ cái luôn luôn chỉ một giá trị, tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ởmọi vị trí trong từ
Ngày nay, do nhiều nguyên nhân – lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữkhác nhau, những người tạo ra chữ quốc ngữ đã không tuân thủ một cáchnghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết Hơn nữa,trong quá trình sử dụng, cộng đồng cũng tự phát tạo ra những biến đổi dẫn đến
sự thiếu ăn khớp giữa cái nói ra và viết ra Do đó, đã để lại trong lòng cơ cấu chữquốc ngữ nhiều hiện tưởng chính tả trái với nguyên tắc ngữ âm học làm nhứcnhối nhiều thế hệ học giả trong và ngoài nước hơn một thế kỷ nay
2.2 Chính tả
Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, mỗi vùng phương ngữ có những đặctrưng riêng tạo nên “ba giọng” thuộc ba miền khác nhau rõ rệt Nhưng khi viết,chúng ta chỉ có một cách viết duy nhất theo chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt Cáctrường hợp khác với chuẩn hóa được coi là sai chính tả
Theo thống kê năm 2014, vẫn còn tồn tại những lỗi sai chính tả Đặc biệt
là giữa s/x, ch/tr, d/gi
Trang 8Ví dụ: Bài báo “Charlize Theron bị chỉ trích vì thiếu tôn trọng nạn nhân bịhiếp dâm” được đăng tải lúc 15:35 ngày 1/6/2014 trên báo Vietnamnet có câu bị
sai chính tả như sau: “Khi sống một thế giới luôn bị xoi mói, bạn sẽ cảm thấy
như bị hiếp dâm vậy” Theo đúng quy chuẩn, ta phải dùng từ “soi mói”.
Hành trình 7 năm đã trôi qua, các nhà báo đã nhìn nhận được những saisót trong quá khứ và luôn nỗ lực sửa đổi Ngày nay, lỗi sai chính tả trên báo rất ítkhi xảy ra
Tuy nhiên, cách dùng i/y chưa có sự thống nhất Theo xu hướng chuẩnhóa nên chọn một khả năng i:
+ Dùng “i” ở cuối âm tiết mở, ví dụ: hi sinh, lí tưởng
+ Dùng “y” đứng một mình hoặc đầu âm tiết, ví dụ: y sĩ, ỷ lại,…
Xét ví dụ:
Sáng 16/5, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một chiến sĩ
CSGT đứng nghiêm và giơ tay chào khi thấy đoàn xe chở cán bộ y tế tham gia chống dịch Covid-19 của tỉnh Quảng Ninh chi viện cho Bắc Giang.
và
Khi thấy đoàn cán bộ, thầy thuốc chi viện chống dịch của tỉnh Quảng
Ninh đi qua, trong lòng chiến sỹ CSGT trẻ này cảm thấy dâng trào lòng biết ơn
và đã đứng nghiêm chào đoàn xe.
(Trích bài “Trung úy CSGT chào đoàn xe chở thầy thuốc chi viện BắcGiang từ Quảng Ninh”, được đăng lúc 14 giờ 16 phút ngày 16/5/2021 trên báoVietnamnet)
Ở câu văn thứ nhất, nhà báo Hoàng Hiệp đã sử dụng từ “chiến sĩ” Nhưng
ở câu văn thứ 2, ông sử dụng từ “chiến sỹ” Về cơ bản từ này hai từ giống nhau,nhưng trong một bài báo không có sự thống nhất về cách sử dụng i/y Theo xuhướng chuẩn hóa ta nên dùng từ “chiến sĩ”
Trang 9Đặc thù của loại hình báo mạng là thông tin nhanh chóng Vì vậy, các nhàbáo phóng viên phải chạy đua với thời gian để đưa tin; điều đó đã dẫn đến lỗi saichính tả như bỏ sót chữ,…
Xét ví dụ:
Khánh Vân đã lọt top 21 cùng 20 cô gái khác bước vào phần thi áo tắm.
Tuy nhiên, đây là phần thi cuối cùng của cô tại Miss Univers lần này Là người đẹp trình diễn cuối cùng nhwg đại diện Việt Nam sải bước tự tin, không mắc lỗi.
(Trích bài báo “Công bố Top 21 Miss Universe 2020: Khánh Vân lọt topvới chiến thắng bình chọn” đăng tải ngày 17/05/2021 trên báo Vietnamnet).Trong câu văn trên, có 2 lỗi sai chính tả “Nhwg” phải sửa thành “nhưng” và
“Univers” phải sửa thành “Universe”
2.3.Cách viết hoa:
Xét ví dụ 1:
Sau khi nhận lệnh điều động từ Bộ Quốc phòng, 130 người gồm giảng viên, học viên năm cuối của Học viện Quân y đã lên đường giúp tỉnh Bắc Giang chống dịch Covid-19.
(Trích “Sinh viên quân y hoãn thi học kỳ, hành quân đến Bắc Giang trongđêm” được đăng tải ngày 17/5/2021 bởi phóng viên Ngọc Tân – báoVietnamnet)
Trong câu văn trên, tác giả đã viết hoa đúng theo quy ước “Sau” là từ mởđầu đoạn văn, “Bộ Quốc phòng” là tên cơ quan quân sự, “Học viện Quân y” làtên một trường học, “Bắc Giang” là tên địa lý
Xét ví dụ 2:
Tiêu đề báo “Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương vào Lăng viế
ng Chủ tịch Hồ Chí Minh” (đăng tải 16:27 ngày 18/5/2021 bởi Tiến Dũng trên
báo Vietnamnet)
Trang 10Đây cũng là một câu văn được viết hoa một cách chuẩn mực Nhìn vào,độc giả sẽ thấy được “Đảng ủy Công an Trung ương” là tên một cơ quan, Lăng
là một địa danh, Chủ tịch là chức danh, Hồ Chí Minh là tên riêng
2.4.Viết tắt:
Khái niệm: Viết tắt là hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ Những tên gọibằng tổ hợp từ được rút gọn lại tạo ra dạng tắt Dạng tắt chỉ nên được sử dụngvới tên gọi có cấu trúc dài, ổn định, phức tạp và thường xuyên xuất hiện
Xét ví dụ 1: Trên báo Dân Trí, bài báo được đăng tải ngày 22/01/2020 bởiphóng viên Hà Mai có tiêu đề như sau:
Vượt hàng ngàn km, mai kiểng từ miền Trung ra Hà Nội đón Tết.
Tiếng Việt quy định các đơn vị đo lường chỉ được viết tắt sau chữ số như:20km, 15ha, 8kg,… chứ không được viết tắt trong câu văn Để đúng quy chuẩn,
ta có thể sửa thành “vượt hàng ngàn ki-lô-mét”
Bên cạnh đó, kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả trên báo như chỉ dùng các chữcái đầu mà không giải thích, trong trường hợp cụm từ đó không phổ thông, bạnđọc sẽ phải đau đầu suy đoán xem nghĩa của nó là gì
Ví dụ:
Trang 11Hoàn thành 100% kế hoạch xuất hỗ trợ gạo DTQG cho nhân dân dịp Tết Nguyên đán 2021.
(Tiêu đề trên báo VnExpress được đăng vào ngày 18/02/2021)
Ngay từ tiêu đề, tác giả đã gây khó hiểu bởi cụm từ viết tắt “DTQG” Để
dễ hiểu hơn, tác giả có thể viết như sau: Dự trữ quốc gia (DTQG) và dùng từ viếttắt ở những lần tiếp theo trong văn bản
2.5.Từ vựng
2.5.1 Dùng từ phải đúng về nghĩa
Xét ví dụ 1: Ngày 18/5/2021, trên Báo Mới có tít báo như sau: “Hoa hậu
H’Hen Niê đáp trả khi liên tục bị tố thảo mai, xấu tính với hoa hậu Khánh
Vân.”
Trong tít báo trên, người viết đã sử dụng từ “đáp trả” Từ này không phùhợp với hoàn cảnh cũng như con người của Hen Nó cho thấy sự “ghê gớm”,trực tiếp đấu khẩu với cộng đồng mạng Trên sự thật, cô là người giàu lòng yêuthương, nhiệt tình cổ vũ Khánh Vân dự thi Miss Universe 2020 Trong trườnghợp này, ta nên dùng từ “lên tiếng”hoặc “giải đáp” thay cho từ “đáp trả”
Một thực trạng đáng quan ngại trên báo mạng là cách dùng từ mơ hồ,không rõ nghĩa, thậm chí sai sự thật Cách dùng từ này tràn lan trên các trangbáo giải trí Nguyên nhân chính là do các nhà báo thường chạy theo xu hướng
“giật tít, câu view” để có thể kiếm thêm nhuận từ lượt xem Điều này luôn làmcho bạn đọc cảm giác giật gân, tò mò
Trang 12Ở đây, tác giả đã dùng từ mơ hồ về nghĩa “lần đầu làm chuyện ấy” để
“câu sự chú ý” của độc giả Cụm từ này có thể làm cho người đọc hiểu sai sangmột nghĩa đen tối khi không đọc hết bài báo Nhưng trên sự thật, đó chỉ là cảnhhôn của nam diễn viên
21 nếu không có sự bình chọn của khán giả Sau khi đăng tải, bài báo nhận nhiều
ý kiến trái chiều của dư luận nên đã bị xóa ngay sau đó Chúng ta có thể sửa nhưsau “Khánh Vân vào thẳng top 21 với số lượt bình chọn cao nhất”
2.5.2 Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp
Xét ví dụ:
Số người nhiễm và chết Covid-19 tăng lên từng giờ.
(Trích “Ấn Độ: Từ hi vọng đế kỉ lục buồn của thế giới”, đăng ngày27/4/2021 trên báo Vietnamnet)
Trong câu trên, mối quan hệ giữa “mắc” và “covid-19” là hợp lý, còngiữa “chết” và “covid-19” là không đúng về quy tắc ngữ pháp, vì ở đây Covid-
19 là nguyên nhân của cái chết Cần sửa lại là: Số người nhiễm Covid-19 và chết
vì chúng tăng lên từng giờ
2.5.3 Dùng tiếng nước ngoài thay tiếng Việt
Bác Hồ đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng quý báu của dântộc Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến đến ngày càng
Trang 13rộng khắp Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳngphải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”
Tuy nhiên, dùng tiếng nước ngoài thay tiếng Việt đang là lỗi tràn lan trênbáo
Trong suốt bài báo, tác giả liên tục dùng từ tiếng Anh thay cho tiếng Việt.Điều này sẽ gây khó khăn cho một số bạn đọc không biết về ngoại ngữ, đồngthời làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt Bên cạnh đó, các từ trênhoàn toàn có thể thay bằng tiếng Việt như sau: Antifan – người tẩy chay,livestream – phát trực tiếp, vote – bình chọn fan – người hâm mộ, stress – căngthẳng
2.5.4 Dùng thiếu từ, thừa từ:
Trong các bài báo vẫn tồn tại các lỗi dùng nhiều từ nhưng không khácbiệt về nghĩa, hoặc thiếu từ nên dễ gây hiểu lầm
Xét ví dụ:
Tàu chiến Úc đâm chết mẹ con cá voi thuộc nhóm nguy cấp?
(Tít báo đăng ngày 13/05/2021 trên Báo Mới)
Trang 14Tít báo trên dùng thiếu từ nên đã tạo ra 1 tình huống “dở khóc dở cười”.Sau khi bị cộng đồng mạng lên tiếng phản ánh, tít báo đã được sửa lại thành
“Tàu chiến Úc đâm chết hai mẹ con cá voi thuộc nhóm nguy cấp”
Ví dụ 2: Trong bài báo “Bắt khẩn cấp 2 nghi phạm giết người” ở báo Dân
Trí: Trước đó, khoảng 16h chiều cùng ngày, anh T.V.N (34 tuổi, ngụ tỉnh Bắc
Giang) đang ngồi trong quán ăn tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thì hai thanh niên xông vào và một trong hai người rút hung khí đâm anh N gục tại chỗ.
Trong câu văn trên, tác giả đã dùng thừa từ “chiều” vì “16h” đã mangnghĩa buổi chiều Do đó, ta có thể sửa “4h chiều” hoặc “16h”
2.5.6 Dùng thuật ngữ chuyên ngành:
Các phóng viên chuyên ngành thường hay mắc lỗi này Đối với tờ tạp chíchuyên ngành thì có thể sử dụng lớp từ chuyên ngành Nhưng ở báo phổ thông,đối tượng tiếp cận là toàn dân, dùng từ chuyên ngành không giải thích sẽ gây sựkhó hiểu
Xét ví dụ:
“Ở nước ta, có 50-70% bệnh nhân gút mắc tăng lipid máu” (“Bệnh gút
và nguy cơ kèm theo” – Báo Mới, ngày 19/5/2021)