1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Đánh giá sự ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giấc ngủ Đối với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học công nghiệp

17 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giấc ngủ đối với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Ngô Thị Ngọc Lan, Trân Quang Khánh, Cổ Hoàng Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Thu Uyên, Chau Da Vits, Đồng Hữu Sơn, Lê Quỳnh My
Người hướng dẫn ThS. D6 Thi Thin
Trường học Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giác ngủ đối với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh IUH PHAN MO DAU 1.. Chính vì vậy

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRUONG DAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO HO CHI MINH

KHOA KHOA HOC CO BAN

co}

INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HOCHIMINH CITY

MON: PHUONG PHAP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC

DE CUONG NGHIEN CUU

DE TAI: DANH GIA SU ANH HUONG CUA THOI LUQNG VA

CHAT LUONG GIAC NGU DOI VOI KET QUA HOC TAP CUA SINH VIEN TRUONG DAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO

HO CHI MINH

Lớp học phần: DHDTMT15B - 420300319802 Giảng viên hướng dan: ThS D6 Thi Thin Nhóm: 7

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRUONG DAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO HO CHI MINH

KHOA KHOA HOC CO BAN

co}

INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HOCHIMINH CITY

MON: PHUONG PHAP LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC

DE CUONG NGHIEN CUU

DE TAI: DANH GIA SU ANH HUONG CUA THOI LUQNG VA CHAT

LUONG GIAC NGU DOI VOI KET QUA HOC TAP CUA SINH VIEN

TRUONG DAI HOC CONG NGHIEP THANH PHO HO CHi MINH

Lớp học phần: DHDTMT15B - 420300319802 Giảng viên hướng dan: ThS D6 Thi Thin

Nhom: 7

1 Ngô Thị Ngọc Lan 21085351

Trang 3

Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 4

Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giác ngủ đối với kết quả

học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH)

PHAN MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Ngủ là một trone những hoạt động thiết yếu của con người bên cạnh hít thở, ăn uống, và bài tiết Giác ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, nó giúp tăng khả năng học hỏi, ghi nhớ và suy nghi logic (Matthew Walker, 2017) Ngoài ra, cũng theo như Walker đề cập, nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ, trí nhớ của con người, và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập Như vậy, thiếu ngủ mang lại nhiều hậu quả tiêu cực nhưng đây lại là một thực trạng rất phỏ biến ở sinh viên Theo một số nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ trung bình một ngày

của sinh viên là 6,62 giờ (Đỗ Thế Bon và cs., 2021), thấp hơn so với thời gian ngủ

khuyến nghị dành cho thanh niên là 7 — 9 giờ (National Sleep Foundation, 2015) Cứ như

vậy kéo dài sẽ suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến khả năng học tập và

kết quả học tập (KQHT) của sinh viên KQHT có tác động trực tiếp đến cơ hội tìm kiếm

việc làm, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, con đường thăng tiến và học tập sau đại học của sinh viên (Nguyễn Thị Thu An và cs., 2016) KQHT ngoài để đánh giá năng lực học tập của sinh viên mả còn phản ánh chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất lượng dao tao của trường học (Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Hương, 2017) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước có hơn 1,2 triệu neười thất nghiệp, theo đó cơ cấu lao động thất nghiệp của nhóm tốt nghiệp “Đại học trở lên” chiếm 20,7%, nghĩa là khoảng 255.000 sinh viên, cao nhất so với các nhóm khác Bên cạnh ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên, số sinh viên thất nghiệp sau ra trường nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đảo tạo và danh tiếng các trường Đại học Việt Nam

Nhận thấy rằng thực trạng này đang có nhiều ảnh hướng tiêu cực đến sinh viên và trường học, nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá cụ thê để đưa ra giải pháp làm

giảm thiểu hoặc ngăn chặn Chính vì vậy, đó là ly do chính để nhóm quyết định chọn để

tài “Đánh giá ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giấc ngủ đối với kết quả học tập

của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên

cứu của nhóm

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính

Trang 5

Đánh giá sự ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giấc ngủ đối với KQHT của sinh viên IUH

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát thời lượng, chất lượng giấc ngủ và KQHT của sinh viên IUH

- Đánh giá sự ảnh hưởng thời lượng và chất lượng giấc ngủ đến KQHT của sinh

viên TUH

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho sinh viên IUH

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng thời lượng, chất lượng giắc ngủ và KQHT của sinh viên IUH như thế nào?

- Chất lượng giấc ngủ ảnh hướng như thế nào đến KQHT của sinh viên IUH?

- Làm thế nào để nâng cao chất lượng giấc ngủ của sinh viên IUH?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giấc ngủ đến KQHT của sinh viên IUH 4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: 12/2022 - 6/2023

- Phạm vi không gian: Sinh viên IUH

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Y nghia khoa hoc

Đề tài này nhằm làm sáng tỏ thời lượng và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên IUH Ngoài ra, cung cấp các giải pháp để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho sinh viên IUH

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu đóng góp vào việc xác định sự ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giác ngủ đến kết quả học tập của sinh viên IUH Từ kết quả nghiên cứu, phía nhà trường

và sinh viên sẽ có được cái nhìn tông quát hơn về tác động của giác ngủ đến kết quả học tập, đồng thời nhà trường có thế có những giải pháp phù hợp đối giúp sinh viên có thé nâng cao chất lượng giấc ngủ, và sinh viên cũng có những phương pháp học tập vả quản

lý thời gian ngủ nghỉ sao cho hợp lý

TONG QUAN TAI LIEU

1, Khái niệm

Trang 6

1.1 Khái niệm về giấc ngủ

“Neu” trong Tr dién tiéng Việt được định nghĩa là trạng thái mà cơ thé nghỉ ngơi, tri giác và ý thức tạm ngừng, cơ bắp dãn mềm, các hoạt động bên trong cơ thê như hô

hấp, tuần hoàn chậm lại (Hoàng Phê, 2003)

Đề bồ sung thêm cho nhận định trên, một định nghĩa khác cho rằng giấc ngủ là một chu kỳ tự nhiên của tâm tri va cơ thể, khi mà mắt nhắm lại và ý thức bị pián đoạn hoàn toàn hoặc gián đoạn một phân, đồng thời giảm sự chuyên động vật lý của cơ thế cũng như làm giảm sự phản ứng của cơ thê đối với các kích thích từ các tác nhân xung quanh (Stedman, 2005)

1.2 Khái niệm về kết quả học tập

Kết quả học tập cho thấy thành quả sau quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên

ở Đại học (Nguyễn Thị Thu An và cs., 2016)

Kết quả học tập là công cụ đề đánh giá năng lực học tập của sinh viên và chất lượng giảng dạy của giảng viên các trường Đại học (Võ Văn Việt va Dang Thi Thu Phuong,

2017)

2 Các nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài

Một số nghiên cứu đã cho thấy số giờ ngủ thấy sinh viên hiện nay ít hơn so với khuyến nghị là 7 — 9 gid (National Sleep Foundation, 2015) Cu thể, trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang về chất lượng giác ngủ của sinh viên hệ chính quy trường Đại học Y Dược Huế, tác giả cho biết giờ ngủ trung bình của sinh viên là 6,1 giờ (sd = 1,05) và tỷ lệ

sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém chiếm 49,4% (n = 577), nghĩa là gần một nửa số

sinh viên được khảo sát Ngoải ra, kết quả phân tích cũng chỉ ra số giờ ngủ mỗi đêm của sinh viên càng ít thì nguy cơ chất lượng giác ngủ kém càng cao (b = -1,36 < 0) (Nguyễn Thị Khánh Linh và ecs., 2016) Trong một nghiên cứu khác, khảo sát sinh viên Y khoa trường Đại học Duy Tân lại cho thấy số giờ ngủ trung bình của sinh viên là 6,62 gid (sd =

1,36) và tỷ lệ sinh viên có chất lượng giác ngủ kém là 39,6% (n = 616) (D6 Thé Bon và

cs., 2021)

Điểm chung của hai nghiên cứu trên là déu sir dung thang do Pittsburgh (PSQI) dé đánh giá chất lượng giấc ngủ của sinh viên (PSQI > 5: chất lượng giấc ngủ kém) Tuy tý

lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém có chênh lệch, nhưng số giờ ngủ trung bình một đêm của sinh viên vẫn ít hơn so với khuyến nghị, và tý lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém cũng khá cao Qua đó, có thê thây rõ răng nhiều sinh viên Việt Nam hiện nay

Trang 7

rơi vào tình trạng thiếu ngủ, dẫn đến chất lượng giác ngủ kém Đây là một điều dang được chú ý và lưu tâm

Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh sự ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giấc ngủ tới kết quả học tập Cụ thể, một nghiên cứu về mối tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập, tác giả đã khắng định chất lượng giấc ngủ có tác động

sâu sắc đến thành tích của sinh viên Nghiên cứu này khảo sát 468 sinh viên theo học lớp Nhập môn tâm lý học, sử dụng điểm PSQI, để đánh giá chất lượng giấc ngủ Sau khi

khảo sát và phân tích, số mẫu lọc ra chỉ còn lại là 415 sinh viên Các số liệu đã cho thấy

rõ sự tương quan tiêu cực giữa điểm PSQI và điểm trung bình tích lũy (ĐTBTL) của sinh viên (r = -0,12, p = 0,01), điều này ủng hộ cho giả thuyết rằng chất lượng giấc ngủ kém

có liên hệ đến kết quả học tập (Steven và Cameron, 2010)

Trong một bài báo cáo nghiên cứu khác nhằm xác định mối quan hệ giữa thời gian

ngủ và điểm trung bình của sinh viên, đã có 148 sinh viên của lớp Nhập môn tâm lý học

tình nguyện tham gia khảo sát Tuổi trung bình của mẫu là 19,86 (sd = 3,85), độ tuổi từ

18 - 42 Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi dé khảo sát thời gian ngủ trung bình trong 24 giờ và điểm trung bình tích lũy của sinh viên Và trong bài nghiên cứu này, người có thời gian ngủ ít có số giờ ngủ một đêm là 6 tiếng hoặc ít hơn Người có thời gian ngủ trung bình sẽ là 7 — 8 tiếng một đêm Người có thời gian ngủ nhiều là 9 tiếng trở lên một đêm

Kết quả nghiên cứu cho thấy 23 sinh viên (15,5%) có thời gian ngủ ít, 107 sinh viên

(72,3%) có thời gian ngủ trung bình và 1§ sinh viên có thời gian ngủ nhiều Theo đó, không có sự khác biệt đáng kế giữa thời gian ngủ theo nhóm giới tính và độ tuổi, tuy nhiên báo cáo đã ghi nhận sự ảnh hướng của thời gian ngủ đến đến điểm trung bình tích lũy của sinh viên Tác giả đã khẳng định rằng những sinh viên với thời gian ngủ nhiều có điểm số cao hơn những sinh viên với thời gian ngủ ít (Kelly và cs., 2001)

Đề củng cố cho những nhận định trên, một nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian ngủ đủ, chất lượng giác ngủ tốt, và sự ôn định trong thời gian ngủ (nghĩa là ngủ đủ giấc đều đặn mỗi ngày) sẽ dẫn đến số điểm trong các bài kiểm tra cao hơn Ngược lại, thời gian ngủ ít, chất lượng giấc ngủ không đạt, và không có sự ổn định đem đến điểm số thấp hon Dé thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác gia đã chuẩn bị một loại thiết bị theo dõi cho 100 sinh viên lớp Nhập môn hóa học trạng thái rắn của Viện Công nghé Massachusetts Người tham gia sẽ được yêu cầu sử dụng thiết bị này trong suốt một kỳ học (14 tuần) và thời lượng dùng phải trên 80% mỗi tuần Kết quả học tập sẽ được đánh giá qua 9 bài

Trang 8

kiểm tra thường kỳ, 3 bài giữa kỳ, và 1 bài cuối kỳ Sau khi xử lý các số liệu, nhóm tác giả nhận thấy có sự tương quan tích cực giữa số giờ ngủ trung bình trong một kỳ đối với

điểm tông kết (r = 0,38, p <0,0005) nghĩa là thời lượng ngủ càng nhiều thì điểm tổng kết

sẽ càng cao Tương tự đối với chất lượng giấc ngủ (r = 0,44, p < 0,00005) Ngược lại, có

sự tương quan tiêu cực giữa thời lượng ngủ mỗi ngày không đồng đều với điểm tông kết (r = -0,36, p < 0,001), nghĩa là điểm tông kết thấp có liên quan đến sự không ổn định trong số giờ ngu mdi ngay (Okano va cs., 2019)

Mặt khác, một nghiên cứu báo cáo khác lại cho thấy thời gian ngủ không có sự tác động nảo đến với điểm tích lũy của sinh viên Nghiên cứu khảo sát 177 sinh viên năm 2

và năm 3 ngành Khoa học Y Sinh của trường Đại học Kebanssaan Malaysia, sử dụng bảng câu hỏi gồm 3 phần nhằm đo lường số giờ ngủ, mức độ stress, kỹ năng học tập và

ĐTBTL Sau khi thông kê và phân tích các biến số độc lập với ĐTBTL, kết quả cho thấy

không có sự liên quan giữa số giờ ngủ và ĐTBTL (p > 0,05), mức độ stress và ĐTBTL (p> 0,05), kỹ năng học tập và ĐTBTL (p > 0,05) (Nihayah và cs., 2011)

Cũng theo quan điểm nảy, một nghiên cứu khác trên 102 sinh viên thuộc nhiều khoa khác nhau của trường Đại học Khoa học Y dược Kermanshah (Kermanshah University of Medical Sciences) đã nói rằng không có sự khác biệt đáng kế giữa chất lượng giấc ngủ của sinh viên có điểm số cao so với sinh viên có điểm số thấp Nghiên cứu cắt ngang, sử

dụng bảng câu hỏi PSQI nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ, và xem xét mỗi liên hệ với

ĐTBTL Sau khi thu thập thông tin và đưa vào phần mềm phân tích, các nhà nghiên cứu thây rằng không có sự khác biệt piữa điểm PSQI cua nhom học sinh có ĐTBTL cao và

nhóm học sinh có ĐTBTL thấp (điểm PSQI trung bình của hai nhóm lần lượt là 13,28 và

13,5) (Jalali và cs., 2020)

Hai nghiên cứu trên phản đối giấc ngủ ảnh hưởng đến KQHT và có kết quả như vậy

một phần có lẽ do kích thước mẫu khá bé Tuy nhiên, nó cũng phản ánh giấc ngủ có lẽ

không phải là yếu tô chính quyết định đến KQHT

3 Những khía cạnh chưa được đề cập đến trước đó

Các bài nghiên cứu ảnh hưởng của giấc ngủ đến kết quả học tập đa phần được thực hiện ở nước nooài, chưa có nghiên cứu hay bảo cáo nào ở Việt Nam nói chung và IUH HÓI riêng

NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP

1 Thiết kế nghiên cứu

Trang 9

Bài nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang để đánh giá thời lượng và chất lượng giác ngủ đến kết quả học tập thông qua khảo sát điểm số và chất lượng giấc

ngủ của sinh viên

Nhóm dùng điểm trung bình chung (ĐTBC) và điểm trung bình tích lũy (ĐTBTL)

để đánh giá kết quả học tập, vì đây là kết quả tổng kết, cho thấy được thành tựu của sinh viên sau một quá trình học Dựa trên cơ sở đó, việc phân tích, nhận định sẽ trở nên công bằng hơn và thấy được ảnh hưởng của thời lượng và chất lượng giấc ngủ rõ hơn

2 Chọn mẫu

Tổng thé nghiên cứu của đề tài là sinh viên dang theo học tại IUH Nhóm sé tiếp cận dân số nghiên cứu thông qua hình thức tô chức khảo sát tại trường, với điều kiện là sinh viên năm 2, 3, 4 khoa Thương mai Du lich của trường TUH, tự nguyện tham gia khảo sát và khai báo thông tin đúng sự thật

Nhóm nghiên cứu quyết định dùng chọn mẫu định mức Đây là phương pháp ít tốn

kém và phù hợp với đề tài nghiên cứu Kích thước mẫu mả nhóm xác định là 120 người, định mức theo 2 tiêu chí là năm học và giới tính, trong đó: 40 sinh viên năm 2 (20 nam và

20 nữ), 40 sinh viên năm 3 (20 nam và 20 nữ), 40 sinh viên năm 4 (20 nam và 20 nữ) Từ

đó, có thê xác định và tìm ra sự khác biệt của sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với kết quả học tập của sinh viên theo từng năm học, và giới tính

3 Công cụ thu thập thông tin

Về phương pháp thu thập thông tin, nhóm chọn bảng câu hỏi khảo sát làm công cụ

vi tính tiện lợi, có thé thu thập được khối lượng lớn thông tin, và phù hợp với thiết kế bài nghiên cứu

Nhóm sử dụng thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsbureh (Buysse và cs., 1989) để đánh giá chất lượng giấc ngủ Đây là bộ câu hỏi gồm 19 câu tự đánh giá, cho điểm từ 0 (không có khó khăn) đến 3 (có khó khăn nghiêm trọng) Và các câu hỏi này được chia thành 7 điểm thành phần: điểm thành phần 1 là về chất lượng giấc ngủ chủ quan, được

tính ở câu hỏi số 9; điểm thành phần 2 là độ trễ khi ngủ, được tính ở câu hỏi số 2 và số

5a, và điểm thành phân 2 sẽ dựa vào tông điểm của 2 câu hỏi đó; điểm thành phân 3 là về thời lượng ngủ, được tính ở câu hỏi số 4; điểm thành phần 4 là hiệu quả giác ngủ sẽ được đánh giá ở câu hỏi số 1, 3 và 4, điểm được tính bằng số giờ ngủ (câu 4) chia số giờ trên øiường (câu 1, 3) nhân với 100; điểm thành phân 5 về rỗi loạn giấc ngủ, được tính từ câu

số 5b đến 5j, và được đánh giá qua tổng điểm; điểm thành phần 6 về sử dụng thuốc ngủ

Trang 10

và được tính ở câu hỏi số 6; và điểm thành phân 7 về rối loạn chức năng ban ngày, đánh

giá bằng tông điểm câu số 7 và 8 Điểm toản phân là tổng của 7 điểm thành phần, có

phạm vi từ 0 (không có khó khăn) đến 21 (khó khăn nghiêm trọng trong các lĩnh vực),

nếu điểm toàn phần trên 5 thì sẽ được xác định là chất lượng giắc ngủ kém

Ngoài ra bảng câu hỏi khảo sát của nhóm sẽ có thêm các thông tin cơ bản như: họ

tên, mã số sinh viên, số ĐTBC và ĐTBTL,

4 Phương pháp nghiền cứu

Mục tiêu cụ thể Phương pháp nghiên cứu Quy trình

1 Khảo sát thời Khảo sát bằng bảng câu hỏi | - Thiết kế bảng câu hỏi và in

lượng, chất lượng phiếu câu hoi dé thu thập thông

giác ngủ và KQHT tin

sinh viên đang theo học tại IUH bằng phiêu khảo sát

- Sau đó nhóm nghiên cứu nhập

đữ liệu vào phần mềm SPSS

2 Đánh giá sự ảnh Phương pháp phân tích và | - Sau khi thu thập đủ dữ liệu,

hưởng thời lượng và _ | tổng hợp số liệu, suy luận _ | nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý

chất lượng giác ngủ | logic số liệu bằng phần mềm SPSS

đến KQHT của sinh - Phân tích mối tương quan giữa

viên IUH thời gian ngủ, chất lượng giấc

ngủ, ĐIBC và ĐTBTL của năm

học

- Tiên hành đánh giá, kết luận

dựa trên các số liệu đã thu thập

xác định sự ảnh hưởng của giấc ngủ đến kết quả học tập

3 Đề xuất giải pháp | Phương pháp phân loại và | - Tông hợp hệ thống các tải liệu

nâng cao chất lượng _ | hệ thống tài liệu, phân tích | lý thuyết bảo đảm và nâng cao

giác ngủ cho sinh và tổng hợp lý thuyết, suy | chất lượng giấc ngủ cho sinh

viên IUH luan logic viên - Phân loại, lựa chọn những

Ngày đăng: 31/12/2024, 17:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN