Có thể nói đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại là những hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp khi muốn xác lập một quan hệ hợp đồng thương mại.. Như vậy, những rủi ro trong đàm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP LỚN MÔN:
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI
Đề tài số 5:
Phân tích rủi ro trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
và cách phòng tránh rủi ro trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Họ và tên sinh viên: Lưu Thị Yến
Ngày, tháng, năm sinh: 28/02/2003 MSSV: 21A510100339
Lớp: 2151A02
Ngành: Luật Kinh Tế
Hà nội, 10/ 2024
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3I MỞ ĐẦU
Hợp đồng là một công cụ pháp lý quan trọng mà thông qua đó các chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động thương mại Trong suốt quá trình hoạt động, mọi chủ thể kinh doanh tham gia vào rất nhiều quan hệ từ những hợp đồng có hình thức đơn giản như lời nói đến những hợp đồng phức tạp có yêu cầu về mặt hình thức như hợp đồng bằng văn bản Hiện nay, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trở nên gay gắt thì hình thức hợp đồng bằng văn bản là một chứng cứ pháp lý vững chắc không chỉ trong quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng
mà còn đối với quan hệ giữa chủ thể hợp đồng với các cơ quan giải quyết tranh chấp Việc xác lập nên một hợp đồng thương mại bằng văn bản không phải là một công việc đơn giản, nó là sự kết hợp của giai đoạn đàm phán hợp đồng thương mại, soạn thảo hợp đồng thương mại Chỉ thông qua đàm phán, soạn thảo doanh nghiệp mới có điều kiện để thương lượng, trao đổi và thuyết phục đối tác ký kết hợp đồng Có thể nói đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại là những hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp khi muốn xác lập một quan hệ hợp đồng thương mại
Tuy nhiên việc thực hiện hoạt động đàm phán, soạn thảo hợp đồng không phải là công việc dễ dàng Qua tìm hiểu thực tiễn hoạt động giao kêt của các doanh nghiệp, có rất nhiều rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại Ví dụ như trường hợp hợp đồng đã ký kết với các đối tác không tồn tại, đối tác không thực hiện được nghĩa vụ của mình, các bên tranh chấp về nội dung hợp đồng hau nghiêm trọng hơn là hợp đồng bị vô hiệu Những rủi ro này sảy ra sẽ kéo theo hậu quả là những thiệt hại không nhỏ gây khó khăn về tài chính, bên cạnh đó doanh nghiệp còn tốn kém thời gian, công sức, tiền của để xử lý những rủi ro pháp lý đó Như vậy, những rủi ro trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại là một trong những nguyên nhân làm cản trở việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động thương mại, mô hình chung ảnh hưởng đến sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp đó Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể kiểm soát và phòng tránh những rủi ro pháp lý nhằm nâng cao lợi ích kinh tế và hiệu quả thực hiện hoạt động kinh tế từ đó có các biện pháp phòng
tránh rủi ro Xuất pháp từ những lý do trên em xin chọn đề tài: Phân tích rủi ro trong
đàm phán, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và cách phòng tránh rủi ro trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” làm bài tiểu luận kết
Trang 4thúc môn Kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại của mình
II NỘI DUNG
1 Khái quát chung về Hợp đồng thương mại
1.1 Khái niệm hợp đồng thương mại
Pháp luật hiện hành Việt Nam hiện không đưa ra khái niệm hợp đồng thương mại cũng như khái niệm “thương mại” nói chung mà thông qua khái niệm hoạt động thương mại trong Luật Thương mại 2005 có thể hiểu: Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với chủ thể có liên quan đến hoạt động thương mại nhằm xác lập, thay đổi chấm dứt quyền nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại cụ thể là những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại
Có thể nói hợp đồng thương mại cũng được coi là một dạng của hợp đồng dân sự mang một số đặc điểm của một hợp đồng (là thỏa thuận, thống nhát ý chí chủ thể; chủ thể có thẩm quyền ký kết thực hiện hợp đồng, nội dung của hợp đồng không vi phạm pháp luật) Tuy nhiên hợp đồng thương mại vẫn có sự khác biệt riêng so với các loại hợp đồng khác trên phương diện chủ thể, đối tượng và mục đích của hợp đồng
Về chủ thể: Hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể là
thương nhân Thương nhân bao gồm các tổ chức, cá nhân với tư cách là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các quy định về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân dự và năng lực hành vi thương mại’ Hợp đồng thương mại có thể cả hai bên có tư cách thương nhân như: hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại…; tuy nhiên cũng có thể chỉ cần một bên có tư cách thương nhân, bên còn lại không phải là thương nhân, ví dụ: hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư như hợp đồng BOT, BTO, thì một bên chủ thể bắt buộc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không phải là thương nhân hoặc các hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa,…thì bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ không nhất thiết phải là thương nhân
Trang 5Về hình thức: Hợp đồng thương mại có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết tùy vào sự thỏa thuận của các bên Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập bằng hình thức văn bản như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng tín dụng…
Về mục đích: Mục đích phổ biến của các bên trong hợp đồng thương mại là lợi
nhuận. Khi tham gia hợp đồng thương mại, thông thường các bên của hợp đồng đều nhằm thu được lợi nhuận từ việc thực hiện hợp đồng Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một bên của hợp đồng thương mại không có mục đích lợi nhuận
2 Phân tích những rủi ro trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
2.1 Khái niệm
Đàm phán hợp đồng thương mại là một quá trình bao gồm các công việc chuẩn
bị, thương lượng giữa các chủ thể, chủ yếu là thương nhân với nhau nhằm đưa ra quyết định chung trên tinh thần hợp tác cung có lợi ích về kinh tế và phù hợp với các mục tiêu chính của các bên chủ thể giao kết hợp đồng
2.2 Những rủi ro trong đàm phán thương mại
Thứ nhất, rủi ro về thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch:
Rủi ro về thông tin trong quá trình đàm phán có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả cu
ối cùng. Đàm phán thành công thường phụ thuộc vào sự chính xác và đầy đủ của thông tin được cung cấp và chia sẻ giữa các bên Trong đàm phán, việc thiếu thông tin về đối tác như năng lực tài chính, uy tín thương mại, khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, hoặc lịch sử giao dịch có thể khiến các bên đánh giá sai về mức độ rủi ro của thỏa thuận Điều này đặc biệt quan trọng khi đàm phán với các đối tác mới hoặc trong các giao dịch quốc tế Khi thiếu thông tin, các bên sẽ gặp khó khăn trong việc đề xuất hoặc chấp nhận các điều khoản hợp đồng Đàm phán trở nên không hiệu quả, mất nhiều thời gian, và dễ dẫn đến những quyết định sai lầm Hơn nữa, có thể tạo ra sự bất đối xứng thông tin, làm mất cân bằng quyền lợi giữa các bên Có thể khiến các bên không hiểu
rõ nghĩa vụ của mình hoặc có kỳ vọng không thực tế, dẫn đến việc không thực hiện đúng hợp đồng Từ đó, nguy cơ xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng tăng lên gây
Trang 6ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của doanh nghiệp nếu các thông tin không đúng gây ra hiểu lầm hoặc thất bại trong thực hiện hợp đồng
Thứ hai, rủi ro về quyền lợi : Trong quá trình đàm phán Lợi ích của các bên ký
kết hợp đồng thường khác biệt nhau, có khi lợi ích của bên này lại là bất lợi cho bên kia và ngược lại.Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng, nơi một bên có thể chịu thiệt thòi hơn so với bên kia Khi quyền lợi không được xác định rõ ràng hoặc không hợp lý, nó có thể gây ra xung đột và làm suy giảm lòng tin giữa các bên Hơn nữa, việc không bảo đảm quyền lợi của các bên có thể dẫn đến các tranh chấp pháp lý và tài chính, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hợp tác dài hạn Để giảm thiểu rủi ro này, cần có sự minh bạch và công bằng trong quá trình đàm phán, đảm bảo rằng mọi quyền lợi đều được thảo luận và đồng thuận một cách rõ ràng và công bằng
Thứ ba, rủi ro do kỹ năng đàm phán yếu : Xuất phát từ việc thiếu khả năng lắng
nghe, thuyết phục, quản lý xung đột và ra quyết định trong quá trình đàm phán Khi thiếu kỹ năng đàm phán, một bên có thể không thể truyền đạt rõ ràng nhu cầu, mong muốn của mình hoặc không đủ linh hoạt để điều chỉnh khi cần thiết dẫn đến việc mất cân bằng quyền lợi giữa các bên, gây ra kết quả bất lợi Kỹ năng đàm phán yếu cũng làm giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, khiến tình hình trở nên căng thẳng và dễ dẫn đến xung đột không đáng có
Hơn nữa, việc thiếu chiến lược đàm phán hoặc không biết cách nhận diện các dấu hiệu từ đối tác có thể khiến một bên bị áp đảo hoặc bị lợi dụng, dẫn đến chấp nhận những điều khoản bất lợi Cuối cùng, những yếu điểm này có thể làm giảm hiệu quả giao dịch, ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác lâu dài và làm gia tăng nguy cơ xảy ra tranh chấp
Thứ tư, sự biến động đột xuất của thị trường: Đây cũng là một yếu tố quan trọng
như biến động giá cả, hay tỉ giá hối đoái thay đổi cao, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh tiêu thụ, dung lượng thị trường… cũng gây ra nhiều khó khăn
Thứ năm, rủi ro về văn hoá: Văn hóa là một khái niệm lớn bao trùm lên tất cả
các vấn đề trong cuộc sống con người Kể cả trong thương mại, khi mục tiêu chính là lợi nhuận, văn hoá vẫn có ảnh hưởng rất lớn, vì xét cho cùng, thương mại hay đàm phán cũng đều là sự giao tiếp giữa người và người Do các bên đàm phán thường đến
Trang 7từ các nền văn hoá khác nhau nên cách thức tổ chức đàm phán, thẩm quyền của nhà đàm phán, nhu cầu xây dựng mối quan hệ và tốc độ đàm phán cũng sẽ khác nhau
Để vượt qua được rào cản này, các bên đàm phán phải chủ động tìm hiểu văn hoá của nhau để giải mã được các hành động của đối phương, có các cách ứng xử phù hợp, tránh những điều cấm kị của các nền văn hoá và điều chỉnh để có những nền tảng chung trước khi bước vào đàm phán
2.3 Phân tích những rủi ro trong soạn thảo hợp đồng thương mại
Thứ nhất, rủi ro về điều khoản không rõ ràng: Trong hợp đồng thương mại
xuất hiện khi các điều khoản được soạn thảo với ngôn từ mơ hồ, không cụ thể hoặc thiếu chi tiết Điều này dẫn đến những hiểu nhầm hoặc diễn giải khác nhau giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của mình, dễ gây ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng Ví dụ, một điều khoản về thời gian giao hàng chỉ ghi "giao hàng sớm nhất có thể" thay vì đưa ra một khung thời gian cụ thể, có thể gây ra xung đột nếu một bên cho rằng bên kia giao hàng muộn Sự không rõ ràng này cũng có thể tạo cơ hội cho một bên lợi dụng lỗ hổng để tránh né trách nhiệm hoặc yêu cầu bồi thường không hợp lý Ngoài ra, khi xảy ra tranh chấp, việc giải quyết sẽ trở nên phức tạp hơn vì không có căn cứ pháp lý cụ thể để xác định đúng sai, dẫn đến mất thời gian, chi phí và gây tổn hại đến mối quan hệ hợp tác Điều khoản không rõ ràng không chỉ làm giảm giá trị bảo
vệ pháp lý của hợp đồng mà còn tạo ra những rủi ro tiềm ẩn về mặt tài chính và uy tín cho các bên
Bên cạnh đó việc thiếu sót trong các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại là một rủi ro đáng kể, vì nó tạo ra lỗ hổng pháp lý
và sự không rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên Nếu hợp đồng không quy định cụ thể hoặc không chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, có thể dẫn đến tình trạng các bên hiểu và thực hiện hợp đồng theo các cách khác nhau, gây ra mâu thuẫn và tranh chấp Ví dụ, nếu nghĩa vụ giao hàng hoặc thanh toán không được nêu rõ về số lượng, chất lượng, thời hạn, hoặc phương thức thực hiện, thì bất kỳ sự sai lệch nào cũng có thể dẫn đến việc đổ lỗi hoặc yêu cầu bồi thường Bên cạnh đó, thiếu sót trong các điều khoản về quyền sẽ làm giảm tính bảo vệ của hợp đồng, khiến một bên không có căn cứ
để yêu cầu hoặc bảo vệ quyền lợi của mình khi có vi phạm xảy ra Hơn nữa, khi xảy ra tranh chấp, việc thiếu điều khoản rõ ràng sẽ làm cho quá trình giải quyết trở nên khó
Trang 8khăn và kéo dài, thậm chí có thể khiến hợp đồng bị vô hiệu hoặc các bên phải chịu thiệt hại không đáng có
Thứ hai, rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý trong đàm phán và soạn thảo hợp đồng
thương mại là nguy cơ phát sinh do vi phạm các quy định của pháp luật hoặc thiếu sự tuân thủ các điều khoản, quy định cần thiết Khi hợp đồng không được soạn thảo đúng theo các yêu cầu pháp lý, hoặc các bên thiếu hiểu biết về quy định liên quan, hợp đồng
có thể trở nên vô hiệu, dẫn đến việc không được pháp luật bảo vệ Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các giao dịch quốc tế, nơi sự khác biệt về hệ thống pháp luật và quy định có thể gây ra các vấn đề pháp lý phức tạp Rủi ro pháp lý cũng phát sinh nếu các điều khoản hợp đồng vi phạm các quy định hiện hành, chẳng hạn như những điều khoản hạn chế cạnh tranh, không tuân thủ các yêu cầu về thuế, lao động, hoặc sở hữu trí tuệ
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các lỗ hổng pháp lý này có thể khiến một bên không có đủ căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc phải chịu phạt vi phạm nặng nề Hệ quả của rủi ro pháp lý không chỉ là tổn thất tài chính mà còn là sự suy giảm uy tín, danh tiếng và quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài giữa các bên
Thứ ba, rủi ro tài chính: quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại
thường xuất hiện khi các bên không xác định rõ hoặc không đánh giá chính xác các chi phí, nghĩa vụ thanh toán và cam kết tài chính Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như định giá sai lệch, thiếu nguồn vốn, hoặc không đủ khả năng thanh toán, từ đó gây tổn thất tài chính nghiêm trọng Nếu hợp đồng không quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, hoặc không có biện pháp bảo đảm tài chính, một bên có thể phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, không thu hồi được công nợ hoặc phải gánh chịu lãi suất phạt Ngoài ra, rủi ro về tài chính cũng có thể đến từ việc một bên vi phạm nghĩa vụ tài chính, dẫn đến việc bị đối tác kiện hoặc yêu cầu bồi thường
3 Cách phòng tránh rủi ro trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại 3.1 Giải pháp phòng tránh rủi ro từ phía chủ thể của hợp đồng.
- Nâng cao hiểu biết pháp luật và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đây là giải pháp luôn được nói đến nhiều nhất, mang tính muôn thủa nhưng lại bị các doanh nghiệp Việt Nam ít chú trọng đến Trong khi đó, kiến thức pháp luật lại rất
Trang 9quan trọng với việc giao kết hợp đồng, đơn giản từ việc chọn luật để áp dụng, người đàm phán am hiểu pháp luật sẽ chủ động đưa ra đề nghị áp dụng có lợi cho mình
Vấn đề chuyên môn nghiệp vụ cũng có vai trò quan trọng trong việc giao kết hợp đồng Chỉ vì yếu chuyên môn nghiệp vụ mà một bên phải nhường cho đối phương cơ hội soạn thảo những điều khoản quan trọng, mạo hiểm kí những hợp đồng mà thấy bất lợi cho mình ngay từ đầu…
- Đào tạo và nâng cao kĩ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng.
Thứ nhất, tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức hợp đồng và chủ thể tham gia ký kết hợp đồng Đối với hình thức hợp đồng, phải được đảm bảo đúng quy định pháp luật Những hợp đồng nào được pháp luật quy định phải lập thành văn bản hoặc phải được công chứng, chứng thực thì phải được thực hiện đúng theo quy định Đối với chủ thể ký kết hợp đồng, phải đảm bảo có tư cách như: đủ độ tuổi, đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi và trong trường hợp người tham gia đàm phán,
ký kết hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ;
Thứ hai, là nâng cao khả năng chuẩn bị thông tin cho cuộc đàm phán, xác định rõ mục đích từ các bên tham gia đàm phán
Thứ ba, các bên thỏa thuận vấn đề cung cấp thông tin đàm phán là đúng sự thật, giữ bí mật thông tin, cam kết không đàm phán với bên thứ ba dự án tương tự
Thứ tư, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại là việc làm cần thiết để đảm bảo cho hợp đồng được ký kết được hiểu rõ hoàn toàn từ hai phía doanh nghiệp mà không cần phải thuê phiên dịch hay hệ thống máy móc dịch thuật Là giải pháp hữu ích để doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, tiếp cận với các đối tác nước ngoài nâng cao tiềm năng phát triển kinh tế
Thứ năm, là chú trọng cho hoạt động quản lý rủi ro: song song với việc chấp nhận rủi ro, chủ doanh nghiệp phải quản lí được rủi ro để hạn chế tổn thất ở mức chấp nhận được Để làm được điều này, thì trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải xây dựng các hoạt động quản trị rủi ro, bao gồm: Nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ của doanh nghiệp để họ có thể nhận diện, đánh giá và phân tích các nguy cơ rủi ro, từ đó
đề ra các phương pháp khả thi để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra Doanh nghiệp nên lập quỹ dự phòng rủi ro, trích phần tram nhất định từ lợi nhuận thu được Quỹ này
Trang 10có thể sử dụng cho việc nhận diện, đo lường rủi ro cũng như để khắc phục rủi ro khi
nó xảy đến
Thứ sáu, chú trọng vào soạn thảo hợp đồng rõ ràng và chi tiết là yếu tố then chốt
để đảm bảo thành công và an toàn pháp lý trong các giao dịch thương mại Một hợp đồng được soạn thảo kỹ lưỡng với các điều khoản rõ ràng giúp các bên hiểu rõ quyền
và nghĩa vụ của mình, giảm thiểu những hiểu nhầm hoặc tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Việc chi tiết hóa hợp đồng bao gồm việc quy định cụ thể về thời gian, phương thức, điều kiện thanh toán, tiêu chuẩn chất lượng, cũng như các biện pháp xử lý vi phạm, điều khoản phạt và bồi thường Điều này không chỉ tạo ra một khung pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi của các bên mà còn xây dựng lòng tin và tạo cơ sở để kiểm soát, đánh giá hiệu quả thực hiện hợp đồng Bên cạnh đó, hợp đồng chi tiết còn giúp lường trước và quản lý các rủi ro tiềm ẩn, nhờ vào các quy định rõ ràng về giải quyết tranh chấp, bảo mật thông tin, và các tình huống bất khả kháng Thứ bảy, luôn cập nhật, hiểu rõ các quy định pháp luật và tuân thủ đúng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại
3.2 Giải pháp phòng tránh rủi ro từ phía Nhà nước và tổ chức xã hội hỗ trợ chủ thể giao kết hợp đồng
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc phòng tránh rủi ro trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại.
Cụ thể là hoàn thiện các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại và các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu Khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng, mục đích chung nhất của mỗi bên là hợp đồng thương mại đã kí phải có hiệu lực Nếu các bên đã mất công sức để soạn thảo mà hợp đồng thương mại bị tuyên vô hiệu thì đây là điều không đáng có Để tránh được điều này, cần phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước khi hoàn thiện các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Tuy nhiên, hiện nay luật thương mại 2005 chưa có quy định về cách xác định hiệu lực của hợp đồng thương mại mà vẫn áp dụng chung quy định của Bộ luật Dân sự Thiết nghĩ, luật thương mại nên quy định rõ cụ thể như sau:
Cần làm rõ việc vi phạm ngành nghề kinh doanh có là căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay không Theo em, nếu như doanh nghiệp nào cũng đăng kí kinh