Phân tích làm rõ nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân pháp trong giai đoạn 1945 – 1954

19 0 0
Phân tích làm rõ nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân pháp trong giai đoạn 1945 – 1954

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đó là những hành động gây chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đặt Đảng và nhân dân Việt Nam trước một sự lựa chọn duy nhất là cầm súng đứng lên chống lại thực dân Pháp xâm lược để bảo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

-

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG C NG S N VIỘẢỆT NAM

ĐỀ TÀI: Phân tích làm rõ nội dung đường lối kháng chiến ch ng thốực dân Pháp trong giai đoạn 1945 – 1954? Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến 5 Lê Thị Diệu Anh K224101307 6 Bùi Thị Yến Nhi K224101331

Tp HCM, 07/2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Hoàn cảnh lịch sử 3

2 Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 4 3 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 5

a.Cơ sở xây dựng đường lối kháng chiến 5

b.Nội dung đường lối kháng chiến 6

c.Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950 7

d.Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi từ năm 1951 đến năm 1954 11

4 Kết quả và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 15

a.Kết quả 15

b.Ý nghĩa 16

5 Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm 17

a.Nguyên nhân thắng lợi 17

b.Bài học kinh nghiệm 18

Trang 3

1 Hoàn cảnh lịch sử

Về phía ta:

• Từ cuối tháng 10/1946, tình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng căng thẳng, do nguy cơ một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp tăng dần Đảng, Chính phủ, quân đội và chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng nhằm bảo vệ, giữ gìn toàn vẹn nền độc lập, tự do của Việt Nam

Về phía Pháp:

• Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Việt Nam đã bộc lộ rõ thái độ bội ước, tiếp tục đẩy mạnh tăng cường bình định ở các tỉnh Nam bộ, xúc tiến tái lập Nam kỳ tự trị; gây hấn, khiêu khích, gây xung đột quân sự, lấn chiếm nhiều vị trí ở nơi đóng quân ở Bắc bộ Việt Nam; đặt lại nền thống trị ở Campuchia và Lào, chia rẽ ba nước Đông Dương

• Cuối tháng 11/1946, thực dân Pháp mở cuộc tấn công vũ trang đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tiếp đó chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương, tấn công vào các vùng tự do của ta ở Nam Trung bộ và Nam bộ, hậu thuẫn cho lực lượng phản động xúc tiến thành lập cái gọi là “Chính phủ Cộng hòa Nam kỳ” và triệu tập Hội nghị Liên bang Đông Dương

• Trong các ngày 16 và 17/12/1946, quân đội Pháp ở Hà Nội ngang nhiên tấn công đánh chiếm trụ sở Bộ Tài chính, Bộ Giao thông công chính của ta; bắn đại bác gây ra vụ thảm sát đồng bào Hà Nội ở phố Yên Ninh và Hàng Bún

• Ngày 18/12, đại diện Pháp ở Hà Nội đơn phương tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với Chính phủ Việt Nam, đưa liên tiếp ba tối hậu thư đòi phía Việt Nam phải giải giáp • Đến ngày 19/12/1946, thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã

bị thực dân Pháp thẳng thừng cự tuyệt

Đó là những hành động gây chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đặt Đảng và nhân dân Việt Nam trước một sự lựa chọn duy nhất là cầm súng đứng lên chống lại thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập và chính quyền cách mạng; bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám vừa giành được

Trang 4

Ngày 12/12/1946, Trung ương ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến Ngày 18/ /1946, Hội 12 nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) đã đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình hình, kịp thời đề ra chủ trương đối phó và quyết định phát động toàn dân, toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do

Thuận lợi:

• Nhân dân ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”

• Thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục được ngay

Khó khăn:

• Tương quan lực lượng quân sự của ta yếu hơn địch Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ

• Quân Pháp có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc

2 Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954

23/09/1945: Trong chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam bộ, Đảng ta đã có chủ trương dựa vào vùng nông thôn để bảo toàn lực lượng, đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao…

Trong Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc (25/11/1945), Đảng đã nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng

Khi Pháp - Tưởng ký hiệp định Trùng Khánh (28/02/1946) Đảng ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương (03/03/1946) nhấn mạnh: Điều cốt tử là phải “Không ngừng một phút công việc sửa soạn sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu”

Trang 5

Sau khi hiệp định sơ bộ Việt Pháp được ký kết (06/03/1946), 09/03/1946 Trung ương - Đảng đã ra chỉ thị Hòa để tiến, đề ra những việc cần làm ngay, nhấn mạnh phải chuẩn bị kháng chiến lâu dài

19/10/1946: Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất nhận định: “Không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp và chủ trương sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới”

Sau khi thăm nước Pháp trở về (20/10/1946) Hồ Chí Minh kết luận: Không còn con đường nào khác ngoài việc tích cực chuẩn bị kháng chiến nhưng vẫn phải tìm mọi cách kéo dài thời gian hòa hoãn để tiếp tục chuẩn bị thêm

Trong Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” (05/11/1946) Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục và cấp bách cần làm ngay để bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng

12/12/1946: Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến với tinh thần “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ”

19/12/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do

3 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

a Cơ sở xây dựng đường lối kháng chiến

● Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến

● Tối ngày 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

● Từ tháng 3/1947, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết một loạt bài báo giải thích cụ thể về đường lối kháng chiến Đến tháng 9/1947 in thành tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Trang 6

b Nội dung đường lối kháng chiến

Mục đích: “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập” Vì

nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hòa bình thế giới…

Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cách

mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài” Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới

Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện

kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

● Kháng chiến toàn dân: là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân tích cực tham gia kháng chiến Xây dựng sự đồng thuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận” Trong đó, Quân đội nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc

● Kháng chiến toàn diện: Đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận bao gồm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao Trong đó mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn, mang tính quyết định

+ Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình

+ Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy

+ Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng

Trang 7

+ Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng

+ Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù , biểu dương thực lực “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập

● Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng Để chống âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch

● Kháng chiến dựa vào sức mình: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía, chưa có được sự giúp đỡ từ các nước khác nên phải tự lực cánh sinh Phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân Trên cơ sở đó, để tìm kiếm, phát huy cao độ và có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ tinh thần và vật chất của quốc tế khi có điều kiện Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố quan trọng hàng đầu

Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên Đường lối đó được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong suốt quá trình kháng chiến và trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

c Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định chia cả nước thành các khu và sau này thành các chiến khu quân sự để phục vụ yêu cầu chỉ đạo cuộc kháng chiến Các Ủy ban kháng chiến hành chính được thành lập; các tổ chức chính trị, xã hội được củng cố

Trang 8

nhằm tăng cường đoàn kết, tập hợp đông đảo nhất mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng

● Đẩy mạnh công tác ngoại giao và tăng cường công tác xây dựng Đảng với việc mở đợt phát triển đảng viên mới “Lớp tháng Tám” Nhiều quần chúng ưu tú công, nông, trí đã gia nhập Đảng Cuối năm 1947, tổng số đảng viên toàn Đảng tăng lên đến hơn

Về kinh tế, Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất Đồng thời

khuyến khích người dân sản xuất nhiều loại hàng hóa phục vụ cho đời sống của bộ đội như: vải vóc, giấy, thuốc chữa bệnh, nông cụ Bên cạnh đó, chúng ta tích cực xây dựng nền kinh tế tự cấp tự túc về lương thực để phục vụ đời sống nhân dân và phục vụ kháng chiến Xây dựng hậu phương, mở rộng sự ủng hộ của nhân dân trong kháng chiến chống Pháp

Về văn hóa, tiếp tục duy trì phong trào bình dân học vụ, dạy chữ miễn phí cho người dân

Năm 1948, tổ chức các cuộc vận động “Thi đua ái quốc” theo Lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức (7 1948) đã -nhất trí thông qua đường lối, phương châm xây dựng nền văn hóa mới theo phương châm “Dân tộc - Khoa học Đại chúng” Đồng thời xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, công - tác cải cách nền giáo dục quốc gia cũng thu được những kết quả tích cực

Về quân sự:

● Phát triển lực lượng vũ trang, bộ đội chính quy hơn 12 vạn quân, lực lượng dân quân

tự vệ đã phát triển lên hơn 1 triệu người Trang bị vũ khí cũng được cải thiện

Trang 9

● Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân vùng tạm bị chiếm đẩy mạnh kháng chiến, ra

sức đánh phá chính quyền địch, diệt tề, trừ gian, trừng trị nhiều tên Việt gian

● Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng 1 Trung tướng và 9 Thiếu tướng để cổ vũ tinh thần toàn quân

Sự kiện đó là bước phát triển mới của cuộc kháng chiến

● Đảng chỉ đạo tiếp tục phát triển mạnh chiến tranh du kích để “biến hậu phương của

địch thành tiền phương của ta”

● Làm tiêu hao sinh lực của địch qua các trận chiến tiêu biểu

+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947:

Âm mưu của Pháp: Tháng 3/1947, Bôlae được cử làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương đồng thời vạch kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Ngày 7/10/1947, Pháp huy động 15.000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” Diễn biến: Tại Bắc Kạn, Chợ Mới địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt Ở mặt trận hướng Đông, quân ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau (30/10/1947) Ở hướng tây, ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng (24/10/1947), Khe lau (10/11/1947)

Kết quả: Ngày 19/12/1947, Pháp rút chạy khỏi Việt Bắc Sau 75 ngày đêm chiến đấu, hai gọng kìm Đông và Tây của địch bị ta bẻ gãy Lực lượng của địch bị tổn thất nặng nề: 6.000 tên bị diệt, 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành nhanh chóng

Ý nghĩa: Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, đã đưa kháng chiến của ta - chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài có lợi cho ta

Tại nhiều địa phương quân và dân đã phối hợp hiệp đồng chiến đấu, tổ chức đánh phục kích tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và giành được thắng lợi giòn giã, điển hình như: trận La Ngà (3/1948), Tầm Vu (4/1948); trận Đồng Dương (4/1948), trận Nghĩa Lộ (3/1948)

+ Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950:

Trang 10

Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch mới, được Mỹ giúp sức ráo riết thực hiện Kế hoạch Rơve, tập trung lực lượng mở rộng chiếm đóng vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ; ra sức phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn sự chi viện của cách mạng Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam; bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc

Trước tình hình đó, để đẩy mạnh kháng chiến tiến lên một bước mới Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch lớn đánh địch trên tuyến biên giới Việt - Trung với mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc Đây là chiến dịch quân sự lớn, quan trọng đầu tiên do quân ta chủ động mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu

Diễn biến: Ngày 16/9/1950, ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê - một cứ điểm quan trọng trên đường số 4 Đến ngày 18/9/1950 ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về Đoán được ý định của địch, ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau Pháp rút lần lượt khỏi Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn… Đến ngày 22/10/1950 đường số 4 được giải phóng

Kết quả: Chiến dịch kết thúc, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập Đồng thời chọc thủng hành lang Đông Tây của Pháp Từ đó, kế hoạch Rơve bị phá sản.–

Ý nghĩa: Chiến thắng này đã mở ra cục diện mới, đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn

Về ngoại giao:

● Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa

● Trung Quốc, Liên Xô và các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan