1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Làm rõ yêu cầu khách quan của công cuộc đổimới nội dung đường lối mới được thông qua tạiđại hội vi của đảng 1986

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm Rõ Yêu Cầu Khách Quan Của Công Cuộc Đổi Mới; Nội Dung Đường Lối Mới Được Thông Qua Tại Đại Hội VI Của Đảng 1986
Tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đặng Thị Quỳnh Như, Trần Thị Huỳnh Như, Nguyễn Thị Thái Hiền, Lê Thị Cẩm Huyền, Nguyễn Xuân Khoa, Trần Ngọc Nhi, Huỳnh Ngọc Hiển
Người hướng dẫn GV. Đinh Thị Điều
Trường học Đại Học Kinh Tế - Luật
Thể loại Đề Tài
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Mục tiêu và nguyên tắc của đường lối đổi mới Trước những hoàn cảnh khó khăn của đất nước, mục tiêu chủ yếu của đường lối đổi mới mà đại hội lần này đề ra tập trung vào việc phát triển và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

- 

-ĐỀ TÀI LÀM RÕ YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI; NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI

ĐẠI HỘI VI CỦA ĐẢNG 1986 LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GVHD: GV ĐINH THỊ ĐIỀU

MÃ HP: 222DL0605

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành công việc

1 Nguyễn Thị Như Quỳnh K214010030 100%

2 Đặng Thị Quỳnh Như K214011416 100%

3 Trần Thị Huỳnh Như K214010027 100%

4 Nguyễn Thị Thái Hiền K214010013 100%

5 Lê Thị Cẩm Huyền K214011396 100%

6 Nguyễn Xuân Khoa K214011210 100%

7 Trần Ngọc Nhi K214011405 100%

8 Huỳnh Ngọc Hiển K214011395 100%

Trang 2

MỤC LỤC

I YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI 3

1.1 Tình hình quốc tế 3

1.2 Tình hình trong nước 3

1.3 Kết luận công cuộc đổi mới là yêu cầu khách quan 4

II NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠI HỘI VI CỦA ĐẢNG 1986 5

2.1 Mục tiêu và nguyên tắc của đường lối đổi mới 5

2.2 Nội dung công cuộc đổi mới 6

2.2.1 Đổi mới tư duy lý luận 6

2.2.2 Đổi mới về kinh tế 6

2.2.3 Về chính sách xã hội 7

2.2.4 Về Quốc phòng và An ninh 9

2.2.5 Về nhiệm vụ đối ngoại 11

2.2.6 Về xây dựng Đảng 12

III ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠI HỘI VI CỦA ĐẢNG 13

3.1 Quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng được thông qua tại Đại Hội VI 13

3.2 Ý nghĩa 14

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

I YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

1.1 Tình hình quốc tế

Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra những biến đổi

to lớn, sâu sắc

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực lượng sản xuất Các nước tư bản chủ nghĩa, do điều chỉnh, thích ứng và sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể

Hố ngăn cách giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng sâu rộng Sự bóc lột ngày càng nặng nề của các nước đế quốc chủ nghĩa khiến nhiều nước Á, Phi,

Mỹ La tinh ngày càng bần cùng và nợ nần chồng chất Phong trào công nhân của các nước tư bản có bước phát triển mới

Hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh; phong trào không liên kết trở thành lực lượng chính trị rộng lớn có vai trò ngày càng quan trọng

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, cải tổ, cải cách và đổi mới đã trở thành xu thế khách quan ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa Cả Liên Xô và Trung Quốc đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, và họ đang bước vào cái cách, cải tổ với các hình thức và mức độ khác nhau, có nước thành công, có nước thất bại Bối cảnh đó cho Đảng ta những bài học để định hướng được con đường đổi mới đúng đắn nhất cho nước nhà

1.2 Tình hình trong nước

Đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội: Sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được; tài nguyên bị lãng phí; phân phối lưu thông rối ren, nhiều người lao động chưa có việc làm, hàng tiêu dùng không đủ, nhà

ở và điều kiện vệ sinh thiếu thốn Tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi

Trang 4

nước Nhìn tổng quát, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân

Nguyên nhân chủ quan của tình hình trên là những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất,chúng ta có tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho tình hình kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng.Bên cạnh đó, nước ta lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc gây ra

1.3 Kết luận công cuộc đổi mới là yêu cầu khách quan

Với sự tác động sâu sắc từ hai yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải cần

có một công cuộc đổi mới mạnh mẽ, thay đổi cơ bản cách nghĩ, cách làm Ðường lối đổi mới không phải tự nhiên mà có Ðó là kết quả của một quá trình tìm tòi, thử nghiệm; thông qua những trăn trở, đấu tranh gian khổ về tư duy trên cơ sở tổng kết thực tiễn kết hợp với vận dụng lý luận, tạo ra những đột phá quan trọng Cuối những năm 70, ở một số địa phương bước đầu có những tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới, đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề do thực tiễn đặt ra Qua những thành công bước đầu đạt được trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đó, Đảng và nhân dân ta càng nhận thấy sự cần thiết đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả hơn Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn

II NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI ĐẠI HỘI VI CỦA ĐẢNG 1986

2.1 Mục tiêu và nguyên tắc của đường lối đổi mới

Trước những hoàn cảnh khó khăn của đất nước, mục tiêu chủ yếu của đường lối đổi mới mà đại hội lần này đề ra tập trung vào việc phát triển và đổi mới kinh tế- xã hội, xây dựng đất

Trang 5

nước Các mục tiêu trước mắt của ban lãnh đạo đảng được đề ra trong Báo cáo chính trị là:

"Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư"; "Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế"; "Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế"; "Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học, kỹ thuật"; "Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại"

Đồng thời tái cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước, xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp; làm rõ quyền hạn và thẩm quyền của chính phủ, và tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước hoạt động hiệu quả hơn; nâng cao năng lực tổ chức đảng, năng lực lãnh đạo và đào tạo cán bộ

Trong khi đặt nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội lên hàng đầu, Đại hội vẫn khẳng định phải

"đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống

để bảo vệ Tổ quốc"

Đại hội VI cũng đã nêu lên các nguyên tắc cơ bản phải được quán triệt trong quá trình đổi mới:

 Kiên định mục tiêu đường lối đổi mới và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới

 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trong quá trình đổi mới

 Đổi mới dựa trên quan điểm, nền tảng của chủ nghĩa Mác - LêNin

 Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực

 Phát huy sức mạnh hệ thống chính trị trong đường lối đổi mới

2.2 Nội dung công cuộc đổi mới

2.2.1 Đổi mới tư duy lý luận

Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ 1975-1986, đặc biệt nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện Khuynh hướng tư tưởng sai lầm đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành

Trang 6

động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan chính Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa hữu khuynh

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng

Đại hội rút ra bốn bài học quý báu:

 Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải Quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”

 Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan

 Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

 Chăm lo xây dựng Đảng ngang với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

2.2.2 Đổi mới về kinh tế

Tình hình kinh tế Việt Nam trước đổi mới 1986 Nền kinh tế quan liêu bao cấp cùng với thương mại mậu dịch do nhà nước nắm giữ Những chính sách kinh tế sai lầm không còn phù hợp với thời đại đã kéo nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng

Vì lẽ đó Đại hội năm 1986 đã đưa ra những đổi mới về kinh tế sau:

 Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế

 Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường

 Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong

đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hóa trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ

 Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa thường xuyên với hình thức, bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp và lực lượng sản xuất phát triển

 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông

Trang 7

 Bố trí lại cơ cấu sản xuất.

 Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

 Sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế;

 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

2.2.3 Về chính sách xã hội

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ văn hóa phải phù hợp yêu cầu và khả năng Phát huy yếu tố con người, phục vụ con người làm mục tiêu cao cả

Về quan điểm xây dựng và thực hiện chính sách xã hội: Báo cáo Đại hội VI năm 1986 nêu rõ

quan điểm vĩ mô về chính sách xã hội là báo cáo, trong đó “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc,… thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội”

Về cấu trúc nội dung của chính sách xã hội: Báo cáo Đại hội VI năm 1986 trình bày đầy đủ nhất, toàn diện nhất các phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của chính sách xã hội trong một cấu trúc gồm năm nội dung sau:

a Dân số - kế hoạch hóa gia đình

 Giải pháp thực hiện là cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình miễn phí, chủ yếu là vòng tránh thai; tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tập trung vào những người trong độ tuổi sinh đẻ; có chế độ khen thưởng đối tượng thực hiện Kế hoạch hóa gia đình và phạt đối với những người vi phạm chính sách

 Báo cáo chính trị năm 1986 xác định rõ quan điểm coi kế hoạch hóa dân số, kế hoạch hóa gia đình là điều kiện tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Do vậy, mục tiêu cụ thể của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình được đặt ra vào năm 1986 là phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số đến năm

1990 xuống 1,7%

Trang 8

 Duy trì mô hình gia đình ít con: Báo cáo năm 1986 đặt ra mục đích làm thay đổi tâm

lý, tập quán của nhân dân, nhất là nam nữ thanh niên đối với việc kế hoạch hóa gia đình, chủ yếu để giảm tỷ lệ tăng dân số, tạo điều kiện tăng thu nhập tuy vậy chưa đặt

ra vấn đề cân bằng giới tính khi sinh

b Bảo đảm an toàn xã hội, trật tự, kỷ cương trong đời sống xã hội

 Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện thực tế

 Bảo đảm an toàn xã hội, nhanh chóng khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội

 Thực hiện sống và làm việc theo pháp luật

 Nghiêm trị các phần tử làm ăn phi pháp

c Bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân

 Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng công tác y tế và thể dục thể thao, nhất là ở

cơ sở, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân

 Nhà nước tạo điều kiện cho người dân làm việc, học tập, chữa bệnh, nâng cao thể chất Phát triển các sự nghiệp phúc lợi công cộng

d Chính sách bảo trợ xã hội

 Thực hiện tốt chính sách đối với các đối tượng đặc biệt thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, gia đình có công với cách mạng, công nhân, viên chức về hưu; xây dựng và thực hiện từng bước chính sách bảo trợ xã hội xã hội chủ nghĩa đối với toàn dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm

 Đối với công nhân, viên chức, có chế độ tiền lương hợp lý, phúc lợi xã hội cần thiết để bảo đảm đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động và gia đình

 Đối với nông dân, giải quyết tốt quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp cho đất nước Bãi bỏ những chính sách không đúng có liên quan đến nông dân

 Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho các khả năng sáng tạo được sử dụng đúng và phát triển

Trang 9

 Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng Tăng cường đầu tư và có chính sách cụ thể

về các mặt kinh tế - xã hội để phát huy khả năng của miền núi về xây dựng kinh tế, văn hoá và chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc

e Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa

 Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt nam sinh sống ở nước ngoài xây dựng khối đoàn kết cộng đồng vừa hoà nhập vào xã hội sở tại, vừa gắn bó với quê hương, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước

 Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hoá, có kỹ thuật, có kỷ luật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội

2.2.4 Về Quốc phòng và An ninh

Đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống

để bảo vệ Tổ quốc Đảng ta luôn chỉ rõ bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, không một chút lơi lỏng Trong công cuộc đổi mới, cùng với quá trình đổi mới tư duy về kinh tế-xã hội mang tính chất sáng tạo, cách mạng và khoa học, Đảng cũng luôn chăm lo xây dựng và từng bước đổi mới hoàn thiện đường lối quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Chính sách trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh được đổi mới nhằm đáp ứng kịp thời với những đổi mới trên các lĩnh vực khác nhau

Định hướng cho sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” Mục đích:

Trang 10

Tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia, “Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước Đề cao cảnh giác, tăng cường Quốc phòng an ninh, chủ động trong mọi tình huống

Nội dung:

 Xây dựng quân đội chính quy, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, tổ chức hợp lý, kỷ luật chặt chẽ, trình độ sẵn sàng chiến đấu cao, luôn gắn liền với phát triển dân quân, tự

vệ với số lượng và chất lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự nước nhà Từng bước phát triển công nghiệp quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước

 Nhận thức về đối tượng, đối tác của Đảng đầy đủ, rõ ràng và có những nội dung phát triển mới hơn, chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác Quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí xác định đối tượng, đối tác phải hết sức linh hoạt bởi là bất cứ thế lực nào có âm mưu, hành động chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của

ta thì đều là đối tượng đấu tranh Có trường hợp là đối tượng đấu tranh, nhưng có mặt cần tranh thủ, hợp tác Có trường hợp là đối tác quan trọng, nhưng có mặt phải cảnh giác và đấu tranh Do đó phải tỉnh táo, sáng suốt nhận diện về đối tượng, đối tác, khả năng chuyển hóa giữa đối tượng và đối tác Quan điểm đó được quán triệt trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, nhất là trong hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh

 Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ngoài những yếu tố phi truyền thống còn là giữ vững hòa bình và ổn định đất nước Không có ổn định, nguy cơ chiến tranh lập tức xuất hiện Giữ vững hòa bình, ổn định đất nước là một nội dung bảo vệ Tổ quốc Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thời kỳ mới

 Xây dựng, củng cố chiến lược quân sự, quốc phòng phải luôn nắm vững nguyên tắc chiến lược, có tinh thần đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, luôn nắm chắc sự biến động của các tình huống đất nước, đặc biệt tình huống xâm lược vũ trang có giới hạn và chiến tranh hiện đại nếu xảy ra để xây dựng chiến lược quân sự, quốc phòng phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế của thời đại ngày nay

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w