1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích làm rõ chủ trương, biện pháp củađảng để giữ vững chính quyền cách mạng trongthời kỳ 1945 – 1946

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Làm Rõ Chủ Trương, Biện Pháp Của Đảng Để Giữ Vững Chính Quyền Cách Mạng Trong Thời Kỳ 1945 – 1946
Tác giả Nguyễn Quế Anh, Trần Nguyễn Nhật Linh, Nguyễn Quang Minh, Huỳnh Bảo Ngọc, Dương Nguyễn Phương Thảo, Tô Nguyễn Tường Vy
Người hướng dẫn GV. Đinh Thị Điều
Trường học Đại Học Quốc Gia Tp. Hcm Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 1946
Thành phố Tp. Hcm
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

Đây là thời kỳ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đứng lên lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và thiết lập chính quyền cách mạng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.. Sau Cách mạn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

-○ -ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH LÀM RÕ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG ĐỂ GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG TRONG THỜI KỲ 1945 – 1946? VÌ SAO TỔ CHỨC BẦU CỬ QUỐC HỘI 6/1/1946 ĐƯỢC COI LÀ MỘT BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ VỮNG

CHÍNH QUYỀN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GVHD: GV ĐINH THỊ ĐIỀU

MÃ HỌC PHẦN: 225DL0611

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

2 Trần Nguyễn Nhật Linh K224060839 100%

5 Dương Nguyễn Phương Thảo K224060847 100%

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4

PHẦN NỘI DUNG 5

I Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám: 5

II Chủ trương, biện pháp của Đảng để giữ vững chính quyền cách mạng trong thời kỳ 1945-1946 6

1 Chủ trương: 6

2 Biện pháp: 6

III Hoàn cảnh, nhiệm vụ và mục đích của cuộc tổng tuyển cử 8

1 Hoàn cảnh 8

2 Nhiệm vụ 9

3 Mục đích: 10

IV Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử 10

1 Diễn biến 10

2 Kết quả 11

3 Ý nghĩa 12

PHẦN KẾT LUẬN 13

Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử cách mạng của nước ta, giai đoạn từ năm 1945 đến 1946 đóng vai trò

vô cùng quan trọng và đặc biệt Đây là thời kỳ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đứng lên lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và thiết lập chính quyền cách mạng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, tiếp đó

là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; và đến nay chúng ta cũng khẳng định công cuộc đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã

và đang giành được những thắng lợi lớn, "có ý nghĩa lịch sử sâu sắc" Tất cả những thắng lợi đó của dân tộc Việt Nam đều nhờ vào vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Từ khi có Đảng, dân tộc ta liên tiếp giành được những thắng lợi mang ý nghĩa của dân tộc và thời đại sâu sắc, biểu hiện được những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Chúng ta đã khẳng định được công cuộc đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được những thắng lợi lớn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc Tuy nhiên chính quyền cách mạng và chế độ mới đứng trước nhiều thuận lợi đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức mới, to lớn Trong giai đoạn này vai trò lãnh đạo của Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết Bên cạnh đó, Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946

là sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới; là sự khởi đầu và phát triển của Quốc hội, một thiết chế dân chủ, trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Qua 75 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là

cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng vào công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Để góp phần tìm hiểu vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch

Hồ Chí Minh trong giai đoạn này và tầm quan trọng của cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, chúng em xin chọn chủ đề: “Phân tích làm rõ chủ trương, biện pháp của Đảng để giữ vững chính quyền cách mạng trong thời kỳ 1945 - 1946? Vì sao tổ chức bầu cử Quốc hội 6/1/1946 được coi là một biện pháp để giữ vững chính quyền” làm đề tài tiểu luận của nhóm mình

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Tìm hiểu những nội dung biện pháp và chủ trương về sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 1945-1946, từ đó rút ra nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam

- Nhiệm vụ: Làm rõ chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng, từ những đường lối trên, rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chủ trương, biện pháp của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 – 1946

- Phạm vi nghiên cứu là biện pháp của Đảng những năm 1945-1946 và cuộc Tổng tuyển

cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,…

- Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với việc thu thập và xử lý tài liệu này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Phân tích tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng Tháng 8 qua đó chỉ ra các chủ trương chính sách biện pháp xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng lúc bấy giờ

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã cho ta thấy được tầm quan trọng trong các chính sách xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

I Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám:

Sau cách mạng tháng 8 cùng với diễn biến của tình hình thế giới đã mang lại cho Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý đất nước Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại không thể tránh khỏi được nhiều khó khăn khi " thù trong, giặc ngoài" Những tàn dư sau chiến tranh đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ Có thể nói, tình hình Việt Nam lúc bấy giờ

là "ngàn cân treo sợi tóc"

a) Thuận lợi:

- Trong nước:

+ Có Đảng lãnh đạo, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Nhân dân Việt Nam được chuyển từ thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ vận mệnh đất nước và có quyền tự do dân chủ + Có chính quyền cách mạng

+ Có khối đại đoàn kết toàn dân tộc

+ Có lực lượng vũ trang trung thành

- Thế giới:

Chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc phát triển góp phần tạo nên chỗ dựa vững chắc cho phong trào Cách mạng Việt Nam

b) Khó khăn:

- Các nước đế quốc ra sức đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc lấy danh nghĩa là giải giáp quân Nhật nhưng âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng Mang theo bọn phản động Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đảng tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, nhưng âm mưu lại giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược, tạo điều kiện cho quân Pháp quay lại xâm lược miền Nam

- Hệ thống chính quyền cách mạng còn non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt

- Vốn dĩ nước ta đã là nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, xong lại phải chịu hậu quả của chiến tranh để lại bị tàn phá nặng nề, dẫn đến hậu quả của nạn đói năm 1944 -đầu năm 1945 chưa được khắc phục Tiếp đến là nạn lũ lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc

Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng số ruộng đất không canh tác được

Trang 6

- Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, đối phó nạn đói, nạn dốt và thù trong, giặc ngoài Các thế lực thù địch, phản động ở trong nước, như “Việt Nam quốc dân đảng” (Việt Quốc) của

Vũ Hồng Khanh, “Việt Nam cách mạng đồng chí hội” (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần,

“Đại Việt quốc dân đảng”,“Đại Việt quốc gia xã hội đảng”… tìm cách phá hoại thành quả của Đảng ta, nhân dân ta Ngoài ra, dưới danh nghĩa quân Đồng minh, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào miền Bắc thực hiện “nhiệm vụ” giải giáp quân Nhật nhưng thực chất là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động trong nước lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ tay sai cho chúng Cùng lúc, quân Anh kéo vào miền Nam cũng để tước vũ khí quân Nhật, song thực chất là bí mật tìm cách giúp quân Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2

II Chủ trương, biện pháp của Đảng để giữ vững chính quyền cách mạng trong thời

kỳ 1945-1946

1 Chủ trương

Trước tình hình của nhà nước lúc bấy giờ, Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã có những chính sách vô cùng sáng suốt, linh hoạt và kiên quyết Đảng đã đề ra những đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, vạch ra chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được

Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời đã đề ra hai nhiệm vụ cấp bách là cứu đói ở miền Bắc và kháng chiến ở miền Nam

- Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị kháng chiến kiến quốc Chỉ thị đã chỉ rõ ra rằng: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Cuộc cách mạng ấy vẫn còn đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước chưa hoàn toàn được độc lập”

- Nhiệm vụ trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân Nhiệm vụ trung tâm là bao trùm là bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng

2 Biện pháp

Về chính trị: Đảng đẩy mạnh việc bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ, soạn thảo Hiến pháp và tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, kiện toàn bộ máy chính quyền từ Trung ương đến cơ sở Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam vào tháng 5/1946 Tháng 11/1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán mà thực chất là hoạt động bí mật, chỉ để lại một bộ phận hoạt động công khai dưới danh nghĩa chủ nghĩa Mác

Trang 7

Về kinh tế: Trước mắt Đảng tổ chức quyên góp cứu đói Biện pháp cơ bản và lâu dài là tăng gia sản xuất phát động phong trào tăng gia sản xuất với khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng", khôi phục các nhà máy, hầm má, mở hợp tác xã, lập ngân hàng quốc gia, phát hành giấy bạc Đồng thời, Chính phủ ra sắc lệnh tịch thu ruộng đất của địa chủ và Việt gian chia cho dân cày nghèo: chia lại ruộng công cho cả nam lẫn nữ; giảm tô 25%; giảm và miễn thuế cho nhân dân các vùng bị lũ lụt Phát động nhân dân tự nguyệnđóng góp tiền của, hưởng ứng "Tuần lễ vàng" trong đó, thương nhân và tư sản đóng vai trò chủ chốt, xây dựng "Quỹ độc lập" Ngân sách quốc gia tăng lên hàng chục triệu đồng với hàng trăm kilôgam vàng, nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng

Về quốc phòng, an ninh: Động viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài Việc quân sự hóa toàn dân được thực hiện rộng khắp, hầu hết các khu phố, xã, hầm má đều có đội tự vệ Đó là “bức tường sắt của Tổ Quốc” để bảo vệ thành quả cách mạng

Về văn hóa, xã hội: Đảng vận động toàn dân xây dựng nền văn hoá mới, xoá bỏ mọi tệ nạn văn hoá nô dịch, thực hiện nền giáo dục mới, phát triển "bình dân học vụ để diệt "giặc dốt" Chỉ sau một năm, cả nước đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết

Về ngoại giao: Để thoát khỏi “vòng vây đế quốc”, tránh tình thế phải đối đầu với nhiều

kẻ thù cùng một lúc, Đảng thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo nhằm ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng cách mạng

- Thứ nhất : Tạm thời hòa hoãn với Trung Quốc ở miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam (từ tháng 9/1945 đến tháng 3/1946), nhưng ta vẫn bảo đảm nguyên tắc giữ vững thành quả cách mạng và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền Sách lược ngoại giao sáng suốt này đã làm thất bại một bước

âm mưu chống phá cách mạng của Tưởng và tay sai, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho quân và dân cả nước tập trung

nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam

- Thứ hai: Tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước (từ tháng 3/1946 đến tháng 12/1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ

ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/ 1946 Theo đó, Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do Việc quân Pháp vào miền Bắc cũng

Trang 8

được quy định rõ về địa điểm, thời gian và số lượng, cụ thể Chính phủ Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào thay quân Tưởng Quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam sau 5 năm, mỗi năm rút một phần năm Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris

- Sau khi ký Hiệp định Đảng và Chính phủ kiên trì giải quyết quan hệ Việt - Pháp bằng con đường hoà bình Tuy nhiên, do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đàm phán chính thức tại Phôngtennơblô không đi đến kết quả

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9 /1946 Đây là nhân nhượng cuối cùng của ta đối với Pháp Chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đang đến gần

➢ Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong giai đoạn

1945-1946, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng, vừa kháng chiến vừa kiến quốc của nhân dân ta không những vượt qua những thử thách hiểm nghèo, củng cố và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, đặt nền móng cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, mà còn lại những kinh nghiệm quý cho kho tàng lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam không những giữ vững được chính quyền cách mạng non trẻ, mà còn tạo được sức mạnh căn bản, ban đầu để chủ động bước vào kháng chiến toàn quốc

III Hoàn cảnh, nhiệm vụ và mục đích của cuộc tổng tuyển cử.

1 Hoàn cảnh

Sau Cách mạng T8/1945, Công nghiệp phá sản, nông nghiệp đình đốn, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe doạ trầm trọng Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội nặng nề, kinh nghiệm quản lý chính quyền chưa có Giặc ngoài thù trong, khó khăn chồng chất đang đặt chính quyền cách mạng đứng trước thử thách "ngàn cân treo sợi tóc"

Trang 9

Sau ngày 02 tháng 9 năm 1945, Việt Nam đã thành một nước độc lập, tự do Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập là cơ quan điều hành nhà nước cao nhất giữ trọng trách lịch sử chỉ đạo toàn dân thực thi các nhiệm vụ cấp bách

về nội trị, ngoại giao, về quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đợi đến ngày bầu Quốc hội để

cử ra một Chính phủ chính thức, hợp pháp, hợp hiến

2 Nhiệm vụ

Xây dựng và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Việt Nam lúc bấy giờ Và câu hỏi đặt ra ở đây là, khi nạn đói nạn dốt hay thù trong giặc ngoài vẫn đang là khó khăn bấy giờ, nhưng tại sao chúng ta lại chọn giải quyết khó khăn về chính quyền trước? Câu trả lời là vì chính quyền là vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng, giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng và củng cố chính quyền là phải thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng, phải "xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức” Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy, khẩu hiệu cách mạng của nhân dân lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết" Khác với nội dung cơ bản trước đây của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai, để giành chính quyền, thì ngày nay nội dung cơ bản của nó là đấu tranh chống giặc ngoài thù trong để giữ cho được chính quyền cách mạng của dân vừa giành được Bởi vì chính quyền cách mạng là thành quả và kết tinh cao nhất thắng lợi của cách mạng Tháng Tám Mất chính quyền là mất tất cả, là trở lại đời nô lệ Giữ vững và bảo vệ chính

Trang 10

quyền cách mạng là nhiệm vụ hết sức cấp bách, sống còn của nhân dân lúc này Chính quyền là công cụ sắc bén, là đòn bẩy để đưa cách mạng tiến lên Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói ngày 3/9/1945: “Nước ta không có Hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội

3 Mục đích:

Mục đích của cuộc tổng tuyển cử là tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng

và củng cố chính quyền cách mạng về mọi mặt để tạo sức mạnh nội tại góp phần thực hiện nhiệm vụ kháng chiến đi đôi với kiến quốc, thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng Công việc này còn làm cho thế giới nhận thấy tính hợp pháp, hợp hiến của một chính quyền do nhân dân bầu ra Có thể nói, sự ra đời của Quốc hội vừa là thành quả, vừa

là yêu cầu đặt ra bức thiết của cách mạng

IV Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử

1 Diễn biến

Ngày 18/12/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử từ ngày 23/12/1945 đến ngày 6/1/1946 Trước Tổng Tuyển cử một ngày,

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w