1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo chủ trương, đường lối lãnh đạo của đảng đối với cách mạng hai miền nam, bắc giai đoạn 1954 1965

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 14CHƯƠNG III: CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦAĐẢNG VỚI CÁCH MẠNG HAI MIỀN GIAI ĐOẠN 1961 – 196517CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT,

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÁCHMẠNG HAI MIỀN NAM, BẮC GIAI ĐOẠN 1954-1965

Trần Ngọc Thảo Lam QHQT49C11246 Nguyễn Thanh Lê QHQT49A41253 Lê Thị Huyền Trang QHQT49B11463 Vũ Thị Ninh Nhi QHQT49A41363 Nguyễn Thị Thu Phương QHQT49A41380 Nguyễn Anh Minh QHQT49C31319 Phạm Hồng Quân QHQT49C11390

Hà Nội – 2024

Trang 3

CHƯƠNG II: CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 14

CHƯƠNG III: CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA

ĐẢNG VỚI CÁCH MẠNG HAI MIỀN GIAI ĐOẠN 1961 – 196517

CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNGCỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG HAI MIỀN GIAI ĐOẠN

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm Ngay từ khi dựng nước, ông cha ta đã phải chống lại biết bao kẻ thù hùng mạnh Bằng ý chí quyết chiến quyết thắng và khả năng lãnh đạo của những người đứng đầu đất nước, ta đã giành thắng lợi khiến kẻ thù ngả mũ thán phục Bởi vậy, đường lối chủ trương của người đứng đầu đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi cuộc chiến Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Đảng ta đã vô cùng nhạy bén, kịp thời đưa ra đường lối, chủ trương cho từng miền, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hai miền đất nước, tuy khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu cao nhất là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Qua việc trình bày bối cảnh lịch sử, bài luận tiến hành phân tích đường lối, chủ trương của Đảng để thấy được sự chủ động, tài tình của Đảng trong việc lãnh đạo đất nước giữa bối cảnh phức tạp Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về chủ trương của Đảng trong thời kỳ này.

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC SAU HIỆPĐỊNH GIƠ-NE-VƠ

1 Bối cảnh quốc tế

Tình hình quốc tế sau năm 1954 có nhiều thuận lợi, tác động đến cách mạng Việt Nam Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự Đặc biệt là người anh cả Liên Xô đạt được nhiều thành tựu, có uy tín và ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, là trụ cột của phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ và hòa bình trên thế giới Phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng rãi; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa đòi tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống đã diễn ra rộng lớn tại các nước tư bản.

Bên cạnh đó, tồn tại một số khó khăn có thể cản trở cho cách mạng nước ta: Mĩ có âm mưu làm bá chủ thế giới, đề ra chiến lược toàn cầu được nhiều đời tổng thống nối tiếp nhau xây dựng và thực hiện, gây khó khăn cho phong trào cách mạng thế giới Lúc này, thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, hai siêu cường Mỹ – Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đứng trước miệng hố cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba Trong nội bộ khối xã hội chủ nghĩa xuất hiện bất đồng, chia rẽ, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc Điều đó gây chia rẽ và ảnh hưởng sâu sắc trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, mà nguyên nhân sâu xa là cả hai nước đều muốn đóng vai trò lãnh đạo đối với phong trào.

2 Bối cảnh trong nước

Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ, cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ đã kết thúc thắng lợi, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc Đi cùng với đó là nhiều thuận lợi: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa hậu phương cho cả nước Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp

Trang 6

quản Hà Nội; ngày 1/1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thủ đô Đến ngày 16/5/1955, lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng; ngày 22/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn toàn giải phóng Thêm vào đó, thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp Nhân dân trong nước đều đồng lòng, ý chí và quyết tâm thống nhất đất nước dâng cao.

Tuy nhiên, hiệp định Giơ-ne-vơ đối với Việt Nam chưa phải là một thắng lợi trọn vẹn, vì lúc này đất nước bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời Miền Bắc đã được giải phóng nhưng do hậu quả chiến tranh nên nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu Miền Nam vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền thực dân Đế quốc Mỹ sau đó đã thay chân Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam, lập nên chính quyền Việt Nam cộng hòa Từ đây, Mĩ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam.

Như vậy, thách thức mới đặt ra là một Đảng phải lãnh đạo đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược trên hai miền đất nước Đó là cơ sở, tiền đề để Đảng xây dựng và hoạch định đường lối, chủ trương mới phù hợp với tình hình mới và xu thế phát triển của thời đại, nhằm lãnh đạo cách mạng đạt đến mục tiêu cao nhất: hòa bình và thống nhất đất nước.

Trang 7

CHƯƠNG II: CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNGVỚI CÁCH MẠNG HAI MIỀN GIAI ĐOẠN 1954 – 1965

1 Đối với miền Bắc

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-Ne-Vơ (7/1954), miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, đó là điều kiện chính trị- xã hội hết sức thuận lợi Nhưng bên cạnh đó miền Bắc gặp vô vàn khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại: ở nông thôn hàng vạn héc-ta ruộng đất bị bỏ hoang, nhân lực lao động, nông cụ, sức kéo đều thiếu nghiêm trọng Ở thành thị, nhiều cơ sở công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp bị địch tháo gỡ thiết bị hoặc phá hoại trước khi rút đi, công nhân thất nghiệp phổ biến; thương nghiệp và thủ công nghiệp cũng rơi vào tình trạng tê liệt không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1953 cũng chỉ mới thực hiện được ở một số địa phương thuộc vùng tự do Đời sống các tầng lớp nhân dân vô cùng khó khăn.

Nhận thức sâu sắc những thuận lợi và khó khăn của miền Bắc, đồng thời để tạo tiền để kinh tế-xã hội mở đường đường để tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã mở các Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Tháng 9/1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ trước mắt chính là khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh, tìm cách đưa nền kinh tế phục hồi trở lại, trước tiên là phục hồi và phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội và đời sống của nhân dân, song song với đó là tích cực mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế… để mau chóng đưa miền Bắc trở lại sau nhiều năm chiến tranh.

Năm 1955, tại Hội nghị lần thứ 7 và lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II xác định Mỹ và tay sai trở thành kẻ thù chính của cách mạng, đề ra chủ trương củng cố miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Trang 8

Tháng 1/1956, trong tài liệu "Mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam", Bộ Chính trị nhận định một lần nữa: "Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, bất kể tình hình như thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố và phải tiến lên chủ nghĩa xã hội".

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy miền Bắc chủ yếu là làm nông nghiệp và việc ổn định an ninh lương thực cũng là quan trọng nhất, vậy nên Đảng đã chủ trương chỉ đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp kết hợp với cải cách ruộng đất Hàng loạt các biện pháp mạnh tay đã được thực hiện nhằm đảm bảo thắng lợi nhiệm vụ cải cách ruộng đất như giảm tô thuế, liên kết bần cố nông với trung đánh đổ giai cấp địa chủ, tịch thu ruộng đất chia cho dân nghèo, vận động đổi công, giúp nhau sản xuất, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp Đến tháng 7/1956, cải cách ruộng đất căn bản đã được hoàn thành ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi Năm 1957, nông nghiệp miền Bắc đạt lại được năng suất và sản lượng của năm 1939, tức năm cao nhất thời Pháp thuộc Nhờ vào những nỗ lực đó, nạn đói đã bị đẩy lùi, những vấn đề cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được giải quyết.

Song song với nông nghiệp, việc khôi phục công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải cũng được hoàn thành Hầu hết các xí nghiệp quan trọng được tái phục hồi sản xuất, trang bị thêm máy móc, một số nhà máy mới được xây dựng Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế được đẩy mạnh.

Tuy nhiên trong quá trình này, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng Điều này đã gây ra một số tổn thất đối với Đảng và quan hệ nhân dân với Đảng Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 9/1956 đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, công khai tự phê bình trước nhân dân, thực hiện kỷ luật đối với một số uỷ viên Công tác sửa sai đã được thực hiện trong giai đoạn từ năm 1956-1957 đã được tiến hành một

Trang 9

cách thành khẩn, khẩn trương và chặt chẽ, từng bước khắc phục những sai lầm này.

Tháng 11/1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo XHCN đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960) Cải tạo kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và buôn bán nhỏ, tư bản tư doanh, khuyến khích chuyển sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức toàn dân và tập thế.

Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp xác định hình thức và bước đi của hợp tác xã, phải đi đôi với thuỷ lợi hoá và tổ chức lại lao động để phát huy tính ưu việt và sức mạnh tập thể Về vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Hội nghị chủ trương cải tạo hòa bình đối với giai cấp tư sản Về chính trị, vẫn coi giai cấp tư sản là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, về kinh tế không tịch thu tư liệu sản xuất của họ, mà dùng chính sách chuộc lại, thông qua hình thức công tư hợp doanh, sắp xếp công việc cho người tư sản trong xí nghiệp, dần dần cải tạo họ thành người lao động.

Việc xác định đường lối đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thích ứng với điểm xuất phát thấp của thực tiễn kinh tế - xã hội và con người miền Bắc Kết quả của ba năm phát triển kinh tế-văn hoá và xây dựng xã hội chủ nghĩa từ 1958-1960 đã tạo nên những bước chuyển mình trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc Từ đây, miền Bắc trở thành một hậu phương ổn định và vững vàng, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Trang 10

2 Đối với miền Nam

Giai đoạn 1954-1960 trong khi cách mạng miền Bắc thực hiện chủ trương khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa thì ở miền Nam ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới giành độc lập dân tộc.

Về phía Mỹ, sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Mỹ thay chân Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam với nhiều ý đồ và âm mưu thâm độc Âm mưu xâm lược của Mỹ đối với miền Nam là biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài Việt Nam; xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam khi có điều kiện; biến miền Nam thành một mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan xuống vùng này.

Để hiện thực hóa âm mưu xâm lược, Mỹ can thiệp vào nước ta trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa Mỹ lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm Đây là "cỗ máy bù nhìn", là "con rối" thực hiện những thủ đoạn thâm độc do Mỹ giật dây Chính quyền Sài Gòn được xây dựng với một đội quân điều khiển trực tiếp bởi Mỹ Chúng còn đưa hàng hóa ế thừa vào miền Nam làm cho nền kinh tế dân tộc bị lũng đoạn và phụ thuộc vào Mỹ Tháng 1/1955, Diệm tuyên bố “Cải cách điền địa” thực chất là chúng tước lại ruộng đất mà cách mạng đã chia cho nông dân từ thời kháng chiến chống Pháp và khôi phục, củng cố lại giai cấp địa chủ ở miền Nam Chúng đưa “lối sống Mỹ” tràn vào miền Nam để đầu độc nhân dân ta nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

Ngoài ra, Mĩ - Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào của nhân dân và những người cách mạng Đế quốc Mỹ thấy rằng mối đe dọa trực tiếp lớn nhất đối với sự tồn tại của chúng ở đây là lực lượng cách mạng và lòng dân đi theo cách mạng ở khắp các thôn, xã từ vùng tự do đến các căn cứ kháng chiến Vì vậy, chúng tìm mọi cách thanh lọc nội bộ ta đồng thời tiến hành “chiến dịch tố cộng, diệt cộng” Đỉnh cao của chính sách khủng bố là đạo luật 10/59 ban hành

Trang 11

năm 1959 Với đạo luật này chúng tuyên bố đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nước nào hoặc bất cứ ai đối lập với chúng Chúng lê máy chém khắp miền Nam, không những tiêu diệt những người cộng sản mà còn gây không khí lo sợ, nghi kỵ, chia rẽ trong dân chúng, làm tê liệt ý chí đấu tranh chống lại chế độ của Ngô Đình Diệm.

Về phía ta, lúc này tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi Tuy nhiên ta lại gặp khó khăn vì sau Hiệp định Giơnevơ ta phải rút quân ra miền Bắc làm tương quan lực lượng hai bên thay đổi: Tuy có ưu thế về chính trị và lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo nhưng không còn lực lượng vũ trang, không còn chính quyền Trong khi đó, kẻ thù có đủ sức mạnh về kinh tế và quân sự, có trong tay cả bộ máy chính quyền và quân đội, cảnh sát đồ sộ.

Ngay từ tháng 7/1954, nhận rõ đế quốc Mĩ là trở lực chính cản trở việc lập lại hòa bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thủ chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (7/1954) khẳng định kẻ thù chínhcủa nhân dân ta là đế quốc Mỹ, “hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân

dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ”1 “Ngày nay, do tình hình mới, ta thay đổi phương châm, chính sách và sách lược đấu tranh cốt để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt Đây là một sự thay đổi quan trọng về phương châm và sách lược cách mạng, nhưng còn mục đích của cách mạng

1Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 313

Trang 12

vẫn là một"2 Tức là tiếp tục thực hiện cố hoà bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Ngày 5/9/1954, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp để cụ thể hóa và bổ sung thêm tinh thần Hội nghị Trung ương lần thứ 6 nói trên.

Để phù hợp với tình hình hiện tại, Nghị quyết Bộ chính trị chỉ rõ: cuộc đấu

tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấutranh chính trị Bộ Chính trị nêu lên ba nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách

mạng miền Nam là: đấu tranh đòi thi hành Hiệp định; chuyển hướng công tác cho phù hợp điều kiện mới; tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, thống nhất, độc lập, đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền bù nhìn thân Mỹ, hoàn thành thống nhất Tổ quốc.

Hành động khủng bố ngày càng tàn bạo của Mĩ - Diệm khiến mâu thuẫn dâng cao, đảng viên và quần chúng cách mạng ở nhiều địa phương phải vũ trang để chống lại kẻ thù Tháng 6/1956, Bộ chính trị đã nêu rõ: chế độ miền Nam là chế độ độc tài phát xít của bọn tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ phản

động nhất Cần phải dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định.

Tháng 8/1956, trong dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam một lần nữa khẳng định chế độ thống trị của Mỹ Diệm ở miền Nam là một chế độ độc

tài, phát xít, hiếu chiến Và xác định rằng để chống đế quốc Mỹ và tay sai,

nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là conđường cách mạng Ngoài con đường cách mạng không có một con đường

khác3 Đường lối cách mạng miền Nam là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần vào sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam

Trang 13

Giai đoạn 1954-1958 có thể nói là thời kì đen tối nhất trong quá trình kháng chiến của nhân dân miền Nam khi địch mở rộng các cuộc truy quét, lùng giết các cán bộ chính trị cộng sản mà ta không thể dùng bạo lực quân sự để phản kháng Chính vì vậy, vào tháng 1/1959, vì đã tuân thủ đúng thời hạn đình chiến theo Hiệp ước Giơnevơ, Đảng đã tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 15 nhằm khẳng định rõ kẻ thù, nhiệm vụ chính và phương thức tổ chức cách mạng cho

miền Nam trong giai đoạn mới Hội nghị chỉ rõ: "Con đường phát triển cơ bản

của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về taynhân dân Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì conđường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị củaquần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyềnthống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng củanhân dân"4 Nghị quyết 15 có ý nghĩa vô cùng to lớn, đáp ứng nhu cầu bức thiết nhất của cách mạng miền Nam lúc đó, làm xoay chuyển tình thế và mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, đưa cách mạng thoát khỏi cơn nguy hiểm, đáp ứng nguyện vọng tha thiết nóng bỏng của nhân dân miền Nam.

Từ giữa năm 1959, một số cuộc khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh vũ trang cục bộ đã bùng nổ ở Tà Lốc, Tà Léc (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận); Trà Bồng (Quảng Ngãi) và ở Gò Quảng Cung (Đồng Tháp) Ngày 17/1/1960, ở Bến Tre, hình thức khởi nghĩa đồng loạt (đồng khởi) bắt đầu bùng nổ ở huyện Mỏ Cày do đồng chí Nguyễn Thị Định lãnh đạo, sau đó lan ra các huyện Minh Tân, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, rồi nhanh chóng mở rộng ra khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số nơi thuộc các tỉnh Trung Bộ Hệ thống kìm kẹp của địch ở xã, ấp bị tê liệt và tan vỡ từng mảng lớn.

4Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, H., 2002 tr.

82,85

Ngày đăng: 12/04/2024, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w