Tùy theo từng tình huống, trường hợp cụ thể mà người lãnh đạo cần chọn cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp giúp đem lại kết quả tốt nhất.Để giúp ta có thể lựa chọn được phong cách l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
-*** -TIỂU LUẬN
KẾT THÚC MÔN
TÂM LÝ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNGĐỐI VỚI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM NĂM 2008
Họ và tên: Hồ Duy HiểnMã số học viên: C21607080Lớp: Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: TS Huỳnh Thanh Tú
TP.HCM, tháng 2 năm 2023
Trang 21.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 3
1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác 3
1.2.2 Môi trường đào tạo 4
1.2.3 Tâm lý của nhà lãnh đạo 4
1.2.4 Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo 4
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 Ở VIỆT NAM 5
2.1 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 5
2.1.1 Tiểu sử về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 5
2.1.2 Câu chuyện phân tích 5
2.2 Đánh giá phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 8
3.1 Mục tiêu của giải pháp 10
3.2 Giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo củaNguyễn Tấn Dũng 10
3.2.1 Phát huy ưu điểm 10
3.2.2 Khắc phục nhược điểm 11
3.3 Bài học kinh nghiệm 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3MỞ ĐẦULý do chọn đề tài
Bất kỳ một tổ chức, đội, nhóm nào cũng cần có một người lãnh đạo tài giỏi Một người hội tụ đủ những phẩm chất, kinh nghiệm, kiến thức và tầm nhìn để có thể dẫn dắt cả tập thể đi theo định hướng đã đề ra.
Người lãnh đạo thường được ví như một “thuyền trưởng” hay “người lái tàu” luôn biết cách điều khiển con tàu hoạt động hết công suất nhằm đi đến đích một cách nhanh nhất Trong một tổ chức, vai trò của người lãnh đạo cũng giống như vậy Họ sẽ là người lên kế hoạch, triển khai, phân công nhiệm vụ và điều phối cả tập thể một cách nhịp nhàng Và dưới sự điều phối đó, mọi người làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn Dẫn đến kết quả chung là cả tập thể đạt được hoặc vượt trên cả mục tiêu đã đề ra.
Qua đó, có thể thấy rằng kỹ năng lãnh đạo đối với người đứng đầu tổ chức là vô cùng cần thiết Trong số rất nhiều kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo, ta không thể không nhắc đến phong cách lãnh đạo Tùy theo từng tình huống, trường hợp cụ thể mà người lãnh đạo cần chọn cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp giúp đem lại kết quả tốt nhất.
Để giúp ta có thể lựa chọn được phong cách lãnh đạo phù hợp cho từng tình huống, bài tiểu luận với đề tài “Phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với khủng hoảng kinh tế 2008” sẽ mang lại góc nhìn tổng quát về các hình thức khác nhau trong phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đối mặt với sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam vào năm 2008 Từ đó chỉ ra được những ưu, nhược điểm trong phong cách lãnh đạo và rút ra những bài học kinh nghiệm cho chúng ta áp dụng trong việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp.
Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trang 4Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 ở Việt Nam.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO1.1 Các khái niệm
1.1.1 Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo và nhà lãnh đạo là những khái niệm trừu tượng, mang tính chủ quan Tuỳ theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau Tuy nhiên ta có thể hiểu đơn giản như sau : Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội mà trong đó, lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức Nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường, là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân, nhóm nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định Lãnh đạo là biết tạo ra mối quan hệ ràng buộc giữa người với công việc bằng cách quan tâm cả hai
1.1.2 Phong cách lãnh đạo
Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú thì “phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi người đó thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác theo nhận thức của đối tượng” Bên cạnh đó, “phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện”, và được biểu hiện bằng công
Trang 51.1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách này quản lí mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung quyền lực vào tay một người quản lí, quản lí bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi người thành viên trong tập thể.
Đặc điểm:
Nhân viên ít thích nhà lãnh đạo
Hiệu quả làm việc cao khi có lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo Không khí tổ chức gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân 1.1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
Quản lí dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lí biết phân chia quyền lực quản lí của mình, tiếp nhận ý kiến cấp dưới và cho họ tham gia vào việc khởi thảo quyết định
Đặc điểm:
Nhân viên thích nhà lãnh đạo
Không khí thân thiện, định hướng nhóm, nhiệm vụ Năng suất cao kể cả khi không có mặt nhà lãnh đạo
1.1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
Lãnh đạo tự do là nhà lãnh đạo cho phép nhân viên được quyền ra quyết định nhưng nhà lãnh đạo vẫn sẽ chịu trách nhiệm với quyết định được đưa ra.
Đặc điểm :
Nhân viên ít thích lãnh đạo
Không khí tổ chức thân thiện, định hướng nhóm và vui chơi Năng suất thấp, nhà lãnh đạo vắng mặt thường xuyên
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác
Đây chính là yếu tố đầu tiên tác động tới phong cách lãnh đạo Phần lớn các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng phong cách làm việc tại môi trường làm việc trước đó vào
Trang 6môi trường làm việc hiện tại Bởi khi làm việc tại môi trường trước đó nhà lãnh đạo đã tạo cho mình những thói quen về nghề nghiệp khó có thể thay đổi.
1.2.2 Môi trường đào tạo
Nếu như được làm việc trong một môi trường tốt và có tính kỷ luật cao nhưng mọi việc lại mang tính chất dân chủ hoặc tự do hoặc độc đoán thì nhà lãnh đạo sẽ mang phong cách lãnh đạo đó Bởi họ đã có một khoảng thời gian tiếp xúc trong môi trường đào tạo như vậy nên sẽ góp phần vào việc tạo nên phong cách của các nhà lãnh đạo.
1.2.3 Tâm lý của nhà lãnh đạo
Tâm lý của nhà lãnh đạo cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới phong cách lãnh đạo Phần lớn mọi người khi mới bắt đầu với công việc đều có phần e ngại và không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình.
1.2.4 Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo
Tùy thuộc vào trình độ và năng lực của mình mà các nhà lãnh đạo sẽ chọn cho mình một phong cách khác nhau Chẳng hạn, đối với người có năng lực cao, trình độ chuyên môn tốt thường sẽ chọn cho mình phong cách lãnh đạo độc đoán nhằm mang tới hiệu quả công việc nhanh chóng Ngược lại, đối với những nhà lãnh đạo không có kỹ năng chuyên môn tốt sẽ không dám tự ra quyết định trong công việc,họ thường tham khảo ý kiến của cấp dưới Do đó, những nhà lãnh đạo này thường mang phong cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ.
Tóm tắt chương: Lãnh đạo là quá trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần làm tốt công việc, hướng đến việc đạt được một mục tiêu chung Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân, sự kiện và được biểu hiện bằng công thức “Phong cách lãnh đạo = Cá tính + Môi trường” Có 3 phong cách lãnh đạo cơ bản: độc đoán, dân chủ và tự do Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo bao gồm hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác, môi trường đào tạo, tâm lý của nhà lãnh đạo, trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo.
Trang 8Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠOCỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRONG CUỘC KHỦNGHOẢNG KINH TẾ 2008 Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
2.1.1 Tiểu sử về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh năm 1949 tại Cà Mau Từ tháng 11 năm 1961 đến tháng 9 năm 1981, ông tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sỹ, bổ túc chương trình phẫu thuật ngoại khóa của bác sĩ quân y và đã qua các cấp bậc-chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, Đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y Sau khi học khóa sỹ quan chỉ huy, ông đảm nhiệm nhiệm vụ: Thượng úy Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 và Đại úy -Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152, cùng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Campuchia
Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử ông Nguyễn Tấn Dũng làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI Ngày 27 tháng 6 năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ông trở thành người trẻ nhất giữ chức vụ này Ngày 25 tháng 7 năm 2007, tại Quốc hội khóa XII ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 chức vụ Thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ 96,96% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu Ông tiếp tục tái đắc cử nhiệm kỳ 3 chức vụ Thủ tướng Chính phủ vào ngày 26 tháng 7 năm 2011 và kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2016.
2.1.2 Câu chuyện phân tích
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 xảy ra sau 2 năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên đảm nhiệm chức vụ này Đây là một khó khăn khi Thủ tướng phải đảm đương và lèo lái con tàu Việt Nam ra biển lớn Với những chính sách và đường lối đã được đưa ra, rất nhiều nhà phê bình trong và ngoài nước đã có nhiều ý kiến trái chiều về trách nhiệm của việc Việt Nam tăng tỉ lệ lạm phát mạnh, tỉ lệ dự trữ ngoại hối quá thấp, và bất ổn định kinh tế vĩ mô Cuộc khủng
Trang 9hoảng kinh tế bắt nguồn từ sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán, diễn ra từ năm 2007 cho tới năm 2008, khởi nguồn từ Mỹ.
Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 được cho rằng là liên quan tới việc các tổ chức tài chính trong thị trường bất động sản tại Mỹ khi họ bắt đầu đưa ra các khoản vay thế chấp mạo hiểm nhằm giải cứu người mua bất động sản Hình thức vay thế chấp nhắm vào những người mua nhà có thu nhập thấp, rủi ro cho vay rất cao cùng với sự bùng nổ bong bóng nhà đất tại Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã gây ra những ảnh hưởng đến Việt Nam về nhiều mặt, trong đó phải kể đến những mặt quan trọng của nền kinh tế:
Thứ nhất là về về thương mại Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu là những thị trưởng xuất khẩu lớn và quan trọng đối với Việt Nam Vào đầu năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, đã xuất hiện xu hướng giảm tỉ trọng xuất khẩu sang Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thời điểm đó.
Thứ hai là về đầu tư nước ngoài Cuộc khủng hoảng kinh tế có sự ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và quỹ viện trợ phát triển chính thức ODA Tổng vốn FDI có xu hướng chững lại, các dự án đăng ký mới không tăng, vào tháng 10/2008, số dự án đăng kí mới là 68 dự án, giảm mạnh so với 9 tháng đầu năm là 885 dự án Khả năng giải ngân vốn ODA trong năm 2008 cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, và tốc độ giải ngân không được như dự báo trước.
Thứ ba là về hoạt động tài chính và thị trường tiền tệ Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến cho tỷ giá hối đoái và lãi suất USD có sự thay đổi nhẹ do ảnh hưởng từ tâm lý người dân Về thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán, lượng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán nước ta có xu hướng suy giảm VNIndex giảm liên tục và lập đáy xuống dưới 350 điểm.
Trang 102.1.2 Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn TấnDũng trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 ở Việt Nam
2.1.2.1 Phân tích phong cách dân chủ
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới suy thoái, biến động phức tạp và rất khó lường; đứng trước những khó khăn đang đặt ra cho nền kinh tế đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp giao ban để nghe báo cáo về kết quả triển khai thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế Cùng dự họp với Thủ tướng có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và một số thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để tiếp nhận thông tin từ các bộ ngành này một cách trực quan và dân chủ.
Nhờ đó Chính phủ đã kịp thời đưa ra các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát phù hợp và toàn diện, bước đầu tạo được lòng tin và sự nhất trí cao của toàn xã hội đối với mục tiêu và các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra Để các giải pháp kiềm chế lạm phát đạt được hiệu quả, thời gian tới yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp tiếp tục quán triệt, bám sát chỉ đạo của Chính phủ; đồng thời, nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp đã đề ra, phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh và tăng trưởng bền vững.
2.1.2.2 Phân tích phong cách tự do
Bên cạnh những định hướng và chỉ đạo từ 2 phong cách lãnh đạo là dân chủ (lắng nghe các ý kiến của các bộ ngành) cùng với đó là đưa ra các chỉ đạo trực tiếp (lãnh đạo độc đoán) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông đã trao quyền cho các bộ, ban, ngành có liên quan chủ động lên kế hoạch và triển khai đến các cấp thấp hơn Điều này làm cho các địa phương dễ tìm ra các phương pháp áp dụng tốt nhất việc khắc phục hậu quả của tình hình suy thoái kinh tế của mình Từ đó giúp cho các định hướng của Đảng và Nhà nước được triển khai một cách rõ ràng nhưng không cứng nhắc
Trang 112.1.2.3 Phân tích phong cách độc đoán
Trước những diễn biến của tình hình suy thoái kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chính phủ đã tập trung chỉ đạo trực tiếp và chỉ rõ 5 nhóm giải pháp trọng yếu nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ cấp bách: Phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội Chỉ đạo độc lập Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng truyền đến các bộ, ban, ngành cách nhìn, sự phân tích thẳng thắn, sâu sắc tình hình trong nước và thế giới, và một tâm thế vững vàng cùng với những "nước cờ" nhằm hóa giải khó khăn, thử thách, vừa mang tính cấp bách, tức thời, vừa đi vào giải quyết những vấn đề cơ bản, căn gốc vì sự phát triển ổn định, bền vững.
2.2 Đánh giá phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
2.2.1 Phong cách dân chủ
2.2.1.1 Ưu điểm
Khuyến khích tham gia vào công việc chung: Việc họp và lấy ý kiến từ tất cả các bộ, ban, ngành của Thủ tướng đã nêu rõ quan điểm việc khắc phục suy thoái kinh tế là việc của toàn dân chứ không phải của bất kì cá nhân hay tập thể nào.
Mở rộng góc nhìn và quan điểm: Với nhiều ý kiến từ các người đứng đầu cơ quan nhà nước, Chính Phủ và Thủ tướng có nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau Từ đó có cái nhìn khách quan và chính xác hơn.
Giải quyết vấn đề hiệu quả hơn: Nhiều ý kiến chính xác sẽ giúp giải quyết vấn đề chính xác hơn.
2.2.1.2 Nhược điểm
Bất đồng quan điểm: Càng nhiều quan điểm từ nhiều người, dẫn đến sẽ xảy ra bất đồng quan điểm Dẫn đến chỉ trích Chính phủ và Thủ tướng khi chính sách chưa đáp ứng được kì vọng
Trang 12Trì hoãn ra quyết định: Với phong cách lãnh đạo dân chủ, Chính phủ mất thời gian hơn trong việc suy xét các tình huống và kế hoạch để ứng phó với suy thoái kinh tế.
2.2.2 Phong cách tự do
2.2.2.1 Ưu điểm
Khuyến khích phát triển cá nhân: Thủ tướng chỉ đạo các trưởng ban ngành sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong công tác và quyết định của mình Điều này giúp cho các trưởng ban, ngành dễ đưa ra quyết định.
Khuyến khích sáng tạo và đổi mới: Các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan tự đề xuất kế hoạch cụ thể cho bản thân
2.2.2.2 Nhược điểm
Làm giảm uy quyền của người lãnh đạo: Thủ tướng giao quyền cho các bộ ngành trực tiếp chỉ đạo làm cho người dân cảm thấy Thủ tướng không trực tiếp chỉ đạo, làm giảm lòng tin đến Thủ tướng.
2.2.3 Phong cách độc đoán
2.2.3.1 Ưu điểm
Hạn chế sự trì trệ: Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra các định hướng, chỉ đạo một cách quyết liệt, giúp cho kinh tế Việt Nam tránh tình trạng lún sâu vào khủng hoảng như các nước khác.
Thách thức năng lực: Khi Thủ tướng sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán thể hiện sức ảnh hưởng lớn của mình, tạo một áp lực buộc các bộ ngành phải cố gắng và chính các bộ ngành này cũng phải cố gắng hơn với chỉ đạo của Thủ tướng 2.2.3.2 Nhược điểm
Xu hướng bỏ qua những đề xuất khác: Đây chỉ là những góc nhìn chủ quan của một cá nhân nên đôi khi sẽ còn thiếu chính xác Dẫn đến những hậu quả của