1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá ưu điểm hạn chế các phong cách lãnh đạo căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo của nhà quản lý

16 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 128,84 KB

Nội dung

Trang 1

BO NOI VU TRUONG DAI HOC NOI VU HA NOI CPI ỌC apie No, C + >: z =

DANH GIA UU DIEM, HAN CHE CAC PHONG CACH LANH DAO CAN CU LUA CHON PHONG CACH LANH DAO

CUA NHA QUAN LY

BAI TAP LON KET THUC HOC PHAN

Hoc phan: Tam ly hoc quan ly

Trang 2

MUC LUC 007908)/09557 10001 .-a 3 PHẦN NỘI DƯNG << G5 s59 9999 9 9 9E gE cư cưcưc gegeu gu 4 1 Phong cách lãnh ạo 55555 5 5 5 S999 9596868966666 9.04 66666694 6 4 In 4:iì6) 0 4 1.2 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các kiểu phong cách lãnh đạo 4

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 5 5555555565 5

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ << Gcc S9 955653 6

1.2.3 Phong cách lãnh dao tur O 5555555 S <5 S555 3/5556€ S4 8

2 Căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo của người quản lý 9

2.1 Phù hợp với từng cá nhân đưới quyÊn 5-5-5-5 << ses=seeses 9

2.2 Phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tập thể 11

2.3 COME VIỆC co c0 999.99 099994 00 666699994.04.09999 6060 11

Trang 3

PHAN MO DAU 1 Ly do chon dé tai

Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, con người luôn là yếu tổ cốt lõi và là nguỗn tài nguyên quan trọng đối với sự thành công của tổ chức Nhà lãnh đạo cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc khai thác, quản lý nguồn tài nguyên đó Nếu như ví tổ

chức là một con thuyên, nhân viên với sức mạnh khiến thuyền di chuyển thì người

lãnh đạo chính là vị thuyền trưởng chỉ huy và cầm lái con thuyền vượt qua các con

sóng biển Đề trở thành một vị lãnh đạo tài tình mà nhân viên mong muốn, nhà

quản trị không thể thiếu chính là phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là một yếu tố vô cùng cân thiết và quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của tô chức, đó cũng là sự phản chiếu quá trình dẫn dắt, quản lý nhân viên và góp phân tạo nên văn hóa tổ chức Nhưng để xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp chưa bao giờ là dễ dàng đối với các nhà quản trị, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tô chủ quan và khách quan Vậy việc “Đánh giá ưu, nhược điểm của các kiểu phong cách lãnh đạo và trên cơ sở đó xác định các căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo của người quản lý” là việc vô cùng cần thiết và hữu ích cho quá trình tìm hiểu và xây dựng phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý

2 Cầu trúc bài tập lớn

Bài tập lớn được kết cấu gồm 3 phần: phần mở đâu, phân nội dung va phan kết luận Trong đó phân nội dung trình bày các nội dung:

+ Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các kiểu phong cách lãnh đạo; + Căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo của nhà quản lý

Trang 4

PHAN NOI DUNG

1 Phong cách lãnh đạo 1.1 Khái niệm

Mỗi nhà lãnh đạo trong quá trình giải quyết vẫn đề luôn có những định hướng và phương thức ưu tiên để xác định mục tiêu, thiết lập kế hoạch, đề ra những giải pháp hợp lý hay có cách thức riêng trong quá trình thu thập thông tin, ra quyết định

và xử lý các tình huống nhất định Sự định hướng mục tiêu, cách thức ra quyết định

và xử lý hay cách xử sự của nhà lãnh đạo khi đứng trước một tình huống trong

công việc được lặp lại nhiều lần và trở nên 6n định tạo thành thói quen hay còn

được gọi là phong cách lãnh đạo

Nhà lãnh đạo khi sinh ra không phải đã có ngay một phong cách lãnh đạo mà để xây dựng và định hình nên một phong cách lãnh đạo phù hợp cân cả một quá

trình rèn luyện, nhận thức, trải nghiệm, chịu sự tác động của môi trường xung

quanh, cách giải quyết những khó khăn và từ những phẩm chất, tính cách của người quản lý tạo nên những nét đặc trưng, riêng biệt trong cách làm việc và giải quyết vân đê trong cuộc sông

1.2 Đánh giá ưu điềm và hạn chê của các kiêu phong cách lãnh đạo

Khi nói đên phong cách lãnh đạo, có rât nhiêu quan điêm va cách phân loại

khác nhau Môi loại đêu dựa vào các cơ sở, tiêu chí khác nhau đê đánh giá tùy

Trang 5

Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, có thể chia phong cách lãnh đạo thành 3 kiểu cơ bản: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong

cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đốn: cơng việc và quyền lực thường được tập trung trong tay một người (nhà quản trị các cấp), họ có quyền đưa ra những quyết định,

mục tiêu, đề ra kế hoạch, chỉ nhân viên cách thực hiện và thường xuyên kiểm tra,

giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động của cấp dưới để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra Lãnh đạo không tiếp nhận hoặc bác bỏ những để xuất, ý tưởng của nhân viên cho công viỆc

- Uu điểm:

+ Vì quyển lực chỉ tập trung trong tay lãnh đạo nên đưa ra các quyết định

nhanh chóng, hiệu quả; công việc được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian

bàn bạc để đưa ra quyết định

+ Tránh được tình huống mẫu thuẫn, tranh cãi, bất đồng quan điểm trong quá

trình đưa ra quyết định, lập kế hoạch giữa các thành viên

+ Thể hiện được uy quyền của một nhà lãnh đạo

+ Tác động đến các nhân viên đòi hỏi họ cần phải cập nhật thông tin, trau dôi kiến thức, học thêm kỹ năng đề hoàn thành tốt công việc được giao

Trang 6

- Hạn chê:

+ Không tận dụng được những sáng kiến, kinh nghiệm và tri thức của nhân

viên; không khơi dậy được tính thần trách nghiệm, sự chủ động trong công việc mà

còn khiến nhân viên trở nên thụ động, máy móc và phụ thuộc quyết định của lãnh đạo, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tô chức

+ Lãnh đạo không có cơ hội tiêp xúc nhiêu với nhân viên, tạo khoảng cách giữa nhân viên với câp trên, khó có sự phôi hợp ăn khớp hiệu ý giữa nhân viên với

lãnh đạo

+ Làm mất tinh thân làm việc nhóm, tạo sự bât mãn trong lòng nhân viên, dân

đên mât đoàn kết trong nội bộ, làm ảnh hưởng đên năng suât và kêt quả công việc + Khiên môi trường làm việc căng thăng, tạo áp lực (stress) cho nhân viên,

nhân viên không có động lực làm việc dân đên chán nản, không có tính thân làm VIỆC

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ: Nhà quản trị biết cách phân chia quyên lực của mình, các nhân viên trong tổ chức được phép tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất ý

tưởng của mình vào quá trình xác định mục tiêu lập kế hoạch và phân chia công

việc giữa các thành viên Ở đó, nhà quản lý vẫn tham gia vào quá trình làm việc cùng cấp dưới, lắng nghe, tiếp thu ý tưởng của nhân viên và là người đưa ra quyết định sau cùng

Trang 7

+ Lãnh đạo sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng từ nhân viên

+ Tận dụng được sự sáng tạo, kiên thức và kinh nghiệm của nhân viên, có cái

nhìn đa chiêu về vân đê cân giải quyết, năng suât công việc sẽ cao hơn

+ Tạo môi trường làm việc thoải mái, sôi nôi, tích cực và năng động cho nhân

viên

+ Tạo động lực, thúc đây nhân viên phát huy năng lực, cơ hội để phát triển tư

duy và sáng tạo, thê hiện quan điểm cá nhân, tạo sự chủ động và trách nhiệm của

nhân viên trong công vIiỆc

+ Khiến cho nhân viên cảm thấy thỏa mãn, tôn trọng khi được tham gia quá

trình quyết định và giải quyết công việc, việc ra quyết định sẽ được đa số ủng hộ + Tạo cơ hội rèn luyện trau dôi khả năng làm việc nhóm và ra quyết định, có

thê tạo sự phôi hợp ăn ý giữa các thành viên và có sự tương tác giữa câp trên và câp

dưới

- Hạn chê:

+ Dành quá nhiêu thời gian cho việc quyêt định làm trì hỗn cơng việc và

thậm chí công việc có thể khơng được hồn thành đúng thời hạn

+ Chất lượng giải pháp tùy thuộc vào trình độ nhân viên Nếu nhân viên có trình độ thấp thì không đảm bảo được tính khả thi hay giải pháp kém chất lượng

+ Nhân viên được tự do đưa ra ý kiên cá nhân nên không tránh khỏi có nhiêu luông ý kiên trái chiêu, bât đồng quan điêm, đôi khi gây nên sự lộn x6n, roi ram

Trang 8

nghiệm, có năng luc, biết chọn lọc và đánh giá những ý kiến mà nhân viên đề xuất,

dứt khoát khi đưa ra quyết định, nếu không sẽ mất phương hướng và trì hỗn cơng

VIỆC

1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do là việc nhà lãnh đạo chỉ cung cấp thông tin, đưa ra định hướng mục tiêu, ủy thác công việc cho cấp dưới, đồng thời cấp dưới được quyền tự quyết định và giải quyết công việc Người lãnh đạo không trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết công việc đó mà chỉ có vai trò hỗ trợ, góp ý khi nhân viên cần Lãnh đạo là người chịu trách nhiệm cho kết quả công việc nếu quyết định của nhân viên đó xảy ra vần đê

- Uu điểm:

+ Nhân viên có cơ hội phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo của mình dé hồn thành cơng việc được ủy quyên Đồng thời, đây sẽ là thước đo dé đánh giá năng lực và khai thác những tiêm năng của nhân viên

+ Tạo môi trường làm việc thoải mái và thân thiện cho nhân viên

+ Vì nhân viên là người được ra quyết định và xử lý công việc nên việc đưa ra kết luận khá nhanh chóng mà không cân phải thông qua sự phê duyệt của lãnh đạo

+ Khi nhận được sự tin tưởng, kỳ vọng của câp trên, nhân viên sẽ có động lực làm việc, tự tin và tin tưởng vào khả năng giải quyêt công việc của bản thân

Trang 9

+ Phụ thuộc vào năng lực của nhân viên nên khó đạt hiệu quả như kỳ vọng của lãnh đạo Phong cách lãnh đạo này chỉ phù hợp với tổ chức có đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, có khả năng ra quyết định và

chủ động trong công việc Với tô chức mới, trình độ nhân viên còn non trẻ, chưa tự chủ trong công việc và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ khiến họ bị động trở nên

hoang mang mơ hồ khi không được chỉ dẫn về cách thức làm việc mà phải tự đưa ra quyết định và giải quyết công việc

+ Vì các thành viên không hoặc ít được chỉ dẫn nên vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm không được xác định rõ ràng Có thể dẫn đến tình trạng hôn loạn, xung đột hoặc mâu thuân giữa các thành viên do thiêu người chỉ đạo

=> Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm và hạn chế nên không có phong cách lãnh đạo nảo là toàn diện, tối ưu Các nhà lãnh đạo, quản lý cần kết hợp linh hoạt và sáng tạo các phong cách lãnh đạo khác nhau để phù hợp với từng hoàn

cảnh, từng đối tượng nhằm đạt hiệu quả như mong đợi

2 Căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo của người quản lý

Đề chọn một phong cách lãnh đạo phù hợp, người quản lý cần dựa trên rất nhiều yếu tố để đánh giá và định hình phong cách cho mình

2.1 Phù hợp với từng cá nhân dưới quyền

Trong công việc, người quản lý thường xuyên tiêp xúc và làm việc trực tiêp

với từng thành viên đê giao phó nhiệm vụ, kiêm tra quá tình làm việc, trao đôi ý

Trang 10

cách lãnh đạo phù hợp với từng nhân viên, nhà quản lý cân dựa trên một sô đặc

điểm cơ bản sau:

- Năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên: là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến phong cách quản lý Nhà quản lý cần nắm rõ trình độ năng lực, tiềm năng phát triỀn và sự tự tin của nhân viên trong công việc để chọn phong cách

lãnh đạo theo mức độ hỗ trợ nhân viên, mức độ can thiệp vào quá trình định hướng

mục tiêu, giải quyết công việc Nếu nguồn nhân sự có trình độ chuyên môn cao, kiến thức phong phú, vững chắc và không cần nhiều sự hỗ trợ từ quản lý nên áp

dụng phong cách lãnh đạo tự do và dân chủ Còn nếu nhân viên có trình độ thấp, nhân viên mới vào nghề, còn ít kinh nghiệm làm việc, cần sự dẫn dắt, định hướng

làm việc thì tốt nhất nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đốn

- Ti tác: đôi với những thành viên cao tuôi hơn nhà quản lý nên dùng kiêu lãnh đạo tự do và dân chủ Còn đôi với thành viên nhỏ tuôi hơn thường nên dùng phong cách lãnh đạo độc đoán

- Đặc điểm về tính cách: Với những cá nhân có tính cách thụ động hạn chế

trong kỹ năng làm việc độc lập, kém tính sáng tạo, không tự tin giải quyết công việc thì người quản lý cần phải áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán để định hướng và chỉ đạo nhân viên Đối với những cá nhân thích làm việc nhóm, có tính cách hòa đồng thích xã giao, có tỉnh thần cộng tác nên sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ để quản lý Và áp dụng phong cách tự do đối với những cá nhân có tính cách hướng nội, ít giao tiếp với người khác, có khả năng làm việc độc lập và sang tao

Trang 11

2.2 Phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tập thể

- Giai đoạn đầu: vào thời điểm mới hình thành, tập thể chưa thật sự ôn định,

các cá nhân chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ phương hướng và cách thức làm việc

hiệu quả, cá nhân thường chỉ chú tâm giải quyết tốt công việc, nhiệm vụ của mình, thì nhà quản lý nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, tạo sự thống nhất về mục tiêu cách thức làm việc và các quyết định của đội nhóm, thiết lập tính ký luật, định hình văn hóa tô chức, quan sát quá trình làm việc của nhân viên và đưa ra các

giải pháp và quyết định kịp thời nếu có vẫn đề xảy ra

- Giai đoạn đang phát triển của tập thể: khi công việc đã đi vào quỹ đạo, nhưng sự thống nhất, tính tự giác, trách nhiệm và sự đoàn kết giữa các thành viên còn chưa cao, hoặc chưa đồng đều thì người quản cần sự linh hoạt trong các tình huống, biết tạo cơ hội kết hợp giữa các cá nhân, đồng thời cũng phải cứng rắn hoặc mềm dẻo trong việc giao tiếp với từng các nhân và xử lý tình huống Ở giai đoạn này, người quản lý nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ

- Giai đoạn tập thể phát triển ở mức độ cao: ở giai đoạn này các cá nhân trong

tập thể có tỉnh thần đoàn kết, có sự ăn ý trong quá trình làm việc, tinh thần tự giác và tự chủ cao, môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu hoặc tô chức có định hướng

vươn lên, cải tiến và đối mới, thì người quản lý có thể áp dụng phong cách lãnh đạo

tự do hoặc dân chủ để tạo cơ hội phát huy tối đa năng lực và sức sáng tạo của cá

nhân để tập thể càng phát triển 2.3 Công việc

- Mức độ khẩn cấp của công việc: tùy thời gian cần ra quyết định hay giải quyêt công việc mà nha quản lý cân có những thay đôi trong cách chỉ đạo của

Trang 12

mình Ví dụ, nếu như một công việc đang cần hoàn thành gấp, thời gian có hạn sẽ cần quyết định và giải quyết vẫn đề nhanh chóng Vì vậy, người quản lý cần nhạy bén, đi thăng vào vẫn đề và dứt khoát trong khâu quyết định và họ thường có hướng theo phong cách lãnh đạo độc đốn Cịn đối với cơng việc quan trọng cần

tính toán, đưa ra những mục tiêu dài hạn và kế hoạch chỉ tiết thì người quản lý cần

biết lắng nghe, ghi nhận ý kiến mang tính xây dựng của các thành viên để có cái

nhìn toàn diện hơn về vẫn đề, kế hoạch được thực hiện hạn chế được nhiều rủi ro

nhất Trong trường hợp này, người lãnh đạo nên lựa chọn phong cách dân chủ

- Tính chất của công việc: Mỗi công việc lại có những cách thức, định hướng

làm việc khác nhau và có những yêu câu khác nhau về con người (năng lực, tính cách, khả năng tư duy ), người quản lý cần linh hoạt trong công tác quản lý để có định hướng công việc phù hợp với công việc nhân viên đang làm, Ví dụ như đối

với những công việc cần sự sáng tao, cần tinh thần làm việc độc lập tự chịu trách nhiệm với công việc như: các công việc liên quan đến thiết kế, hội họa, ngôn ngữ,

thì thường người quản lý nên sử dụng phong cách lãnh đạo tự do vì họ không

cần tham gia, can thiệp nhiều vào công việc, họ thường chỉ đưa ra nhà định hướng, mục tiêu chiến lược, còn nhân viên sẽ được thỏa sức sáng tạo, phát huy năng lực

của mình để giải quyết công việc

2.4 Tình huống cu thé

Trong quá trình hoạt động quản lý, sẽ có những tình huống phát sinh mà nhà quản trị chưa thể dự liệu trước và có tác động phần nào đó đến hiệu quả quản lý Lúc này, các nhà quản lý cần xem xét và đánh giá phong cách lãnh đạo hiện tại có

phù hợp để khắc phục, hạn chế những phát sinh đó không và có thể điều chỉnh cho

phù hợp với từng tình huống

Trang 13

- Những tình huống bất trắc: Có nhiều tình huống đòi hỏi cần sự nhanh nhạy,

giải quyết nhanh chóng và kịp thời trong khoảng thời gian có hạn để hạn chế ít rủi

ro và thiệt hại nhất (ví dụ: tai nạn lao động, hỏa hoạn, máy móc gặp trục trặc gây

nguy hiểm cho người lao động, .) Mọi nỗ lực, tài nguyên hỗ trợ và các yếu tô cần

được huy động, trao đổi nhanh chóng ở mức độ tối đa, các cá nhân cần tập trung

cao độ Những trường hợp như vậy, cần những người lãnh đạo cứng răn, có những quyết định đúng đăn, chính xác và uy quyền hơn bao giờ hết

- Mâu thuẫn và chia rẽ nội bộ, mất đoàn kết, bất đồng giữa các cá nhân, là

những điều không thể tránh khỏi trong công tác quản lý, người quản lý thường nên

sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực để giải quyết một

cách mạnh mẽ, dứt điêm đê hạn chê khả năng tái diễn

- Những điều kiện, hoàn cảnh gây hoang mang cho nhân viên: đôi khi do một

sự thay đổi làm xáo trộn, phá vỡ tính ôn định trong tập thể (như việc điều chỉnh

nhân sự, những quyết định bất ngờ chưa từng có trong tô chức, việc cải tô, thay đồi cơ câu tô chức, .) làm nhân viên hoang mang, mơ hồ và không biết nên làm gì Vậy lúc nảy, người quản lý cần lắng nghe suy nghĩ của nhân viên, nên tạo cảm giác gân gũi, thường xuyên trao đổi và quan tâm đến nhân viên dé tran an va lam ho

thích nghi dần với sự thay đổi đó

2.5 Đặc điểm của nhà quản lý

Tính cách, trình độ chuyên môn, điểm mạnh, là những yếu tố chủ quan bên trong của con người Người quản lý khi muốn chọn một phong cách lãnh đạo phù

hợp thì cần phải hiểu rõ trình độ năng lực, tính cách, thế mạnh, của minh dé

Trang 14

quản lý cần nhận được sự nhận xét từ những người xung quanh như: người thân,

đồng nghiệp, nhân viên, bạn bè, để có những thông tin và sự đánh giá khách

quan, trung thực nhất Khi người quản lý hiểu rõ bản thân, biết được những thế mạnh của mình, phát huy tối đa khả năng và trở nên có năng lực hơn trong mắt

nhân viên

- Chang hạn, với những người có tính cách tự tin, độc lập kiên định đôi khi lại tự cao, đề cao “cái tôi” của mình, cùng với trình độ chuyên môn cao, mong muốn

giải quyết công việc nhanh chóng thì thường mong muốn nhân viên nghe theo ý kiến của mình, và người này thường sẽ chọn phong cách lãnh đạo độc đoán để lãnh

đạo nhân viên

- Đối với những người có tính cách gần gũi, dễ thích nghi với nhiều tình

huống trong cuộc song, tư duy lính hoạt, có trình độ chuyên môn vừa phải, muốn

nhận thêm những ý kiến đóng góp từ nhân viên để đi đến quyết định một vẫn đề quan trọng và giải quyết công việc tốt hơn; hoặc một người có năng lực làm việc tốt nhưng muốn tạo cơ hội cho phân viên phát triển năng lực Những người này thường hợp với phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do

Nếu chọn được phong cách lãnh đạo hợp với cá tính của mình thì tốt cho việc

thể hiện bản thân, nhưng để trở thành một nhà quản lý tài giỏi cần biết “thiên biến

vạn hóa”, sử dụng hoặc kết hợp nhiều phương thức, thủ thuật khác nhau hoặc sáng

tạo phong cách lãnh đạo mới cho phù hợp với từng tình huỗng cụ thể, mặc dù các

nhà quản lý có thể làm những điều trái ngược với sở thích, tính cách, dự định của

minh

Trang 15

PHAN KET LUAN

Môi trường kinh doanh luôn có sự biến động, đòi hỏi các nhà quản lý cần biết cách lãnh đạo, chỉ dẫn và định hướng cho nhân viên Một nhà quản lý tài năng là người biết xây dựng cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân, phù hợp với đội ngũ nhân viên, yêu câu của tổ chức và những tình huống cụ thể Không có phong cách lãnh đạo nảo là tốt nhất, vì mỗi phong cách lãnh đạo luôn có những ưu điểm, hạn chế riêng Nhà quản trị không nên cứng nhắc, bảo thủ duy trì một phong cách mà tùy vào từng tình huống cần có linh hoạt, uyên chuyển áp dụng các phong

lãnh đạo khác nhau để phù hợp đối với các quyết định quản trị, đem lại hiệu quả

cao nhất trong công việc và góp phân vào thành công của tô chức Làm được như vậy, nhà quản lý tạo ra một phạm vi rộng hơn để phát triển với cương vị là một nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có câu tục ngữ rất ý nghĩa: “Người khôn ngoan phải biết thích nghi với hoàn cảnh như nước lúc nào cũng thích hợp với mọi loại bình.”

Vì thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, bài tập lớn của em chăc chăn còn

nhiêu thiêu sót, cân được bơ sung và hồn thiện Em rât mong nhận được sự phản

hồi và đóng góp ý kiên của thây cô đề bài nghiên cứu này của em có thê hoàn thiện

hơn Em xin chân thành cảm ơn

Ngày đăng: 08/01/2024, 01:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w