1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) chủ tịch hồ chí minh – người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi vàsáng lập nước việt nam dân chủ cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cáchmạng

34 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954)
Tác giả Đinh Thị Như Anh, Hồ Thị Ngọc Anh, Nguyễn Dương Danh Lâm, Phùng Trung Đan, Phan Thị Phượng Linh, Bùi Thị Kim Ngân, Đào Minh Thông
Người hướng dẫn Lê Thị Bích Nga
Trường học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,92 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU (7)
    • 1. Lý do lựa chọn đề tài (7)
    • 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài (7)
    • 3. Phạm vi nghiên cứu (8)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG (10)
    • 1. Đôi nét về bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng) (10)
    • 2. Sơ lược về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Chủ tịch (12)
    • 3. Chủ đề: Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954) (19)
      • 3.1 Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi (19)
      • 3.2 Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, (24)
  • PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNGMÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ TÀI:“Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức lãnh đạo cách

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài

Với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954)” Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử vĩ đại, là lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, về tư tưởng cách mạng tiến bộ, về phong cách đạo đức mẫu mực. Đề tài “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954)” là một đề tài quan trọng, có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, chính trị, văn hóa Đề tài này đã được nhiều nhà nghiên cứu, học giả quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc hơn.

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về những cống hiến to lớn của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Đồng thời, nghiên cứu đề tài này cũng giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nhóm tin rằng, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp nhóm có thêm hiểu biết, thêm yêu mến và noi theo tấm gương sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, nhóm cũng mong muốn thông qua đề tài này, tôi có thể góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻViệt Nam.

Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Mục đích của nghiên cứu của đề tài này nhóm mong muốn:

● Tìm hiểu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Hồ Chí

● Tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng củaChủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1930 đến năm 1954 Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công, sáng lập nước Việt Nam DânChủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Và những bài học kinh nghiệm quý báu từ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu

Đối với phạm vi nghiên cứu của chủ đề, nhóm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo 3 nội dung sau đây:

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm

1954 Đây là khoảng thời gian mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thắng lợi và sáng lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cương quyết đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược.

- Phạm vi về không gian: Nhóm nghiên cứu những hoạt động, những địa điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua trong suốt quá trình Người giúp Cách mạng tháng Tám thành công cho đến lúc thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thông qua những hình ảnh, minh chứng được lưu giữ trong phạm vi không gian của Bảo tàng di tích lịch sử Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng).

- Về chủ thể nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu về Bảo tàng di tích lịch sử Hồ ChíMinh (Bến Nhà Rồng) và nghiên cứu về quá trình hoạt động cách mạng củaChủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1954 - giai đoạnNgười tổ chức lãnh đạo Cách mạng tháng Tám đi đến thành công và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, quyết tâm đấu tranh đánh đuổi thực dânPháp xâm lược.

Phương pháp nghiên cứu

Trong suốt quá trình tham quan bảo tàng, nhóm đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để thu thập thông tin và hệ thống hóa thông tin thành một bài báo cáo hoàn thiện Cụ thể, những phương pháp nhóm đã áp dụng là:

- Phương pháp phân tích văn bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của

Hồ Chí Minh: Chủ tịch kính yêu của chúng ta đã để lại những di sản vô giá thông qua những bài viết, tài liệu, tác phẩm mà Người tạo ra trong suốt quá trình hoạt động cách mạng Thật may mắn vì những tư liệu quý giá ấy vẫn còn được lưu giữ tại bảo tàng mà nhóm tham quan Vì vậy nhóm đã tận dụng phương pháp này để có thể có được những thông tin quý giá cho bài báo cáo của mình.

- Phương pháp điều tra điền dã: Khi đã được chứng kiến những tài liệu, những thông tin quý giá ấy, nhóm tiến hành áp dụng phương pháp này thông qua việc ghi chép, chụp ảnh, quay những đoạn video ngắn để làm tư liệu phục vụ cho việc mô tả, trình bày những thông tin mà nhóm thu thập được vào bài báo cáo hoàn thiện.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhóm kết hợp phương pháp này để phân tích những nội dung, khía cạnh của các quan điểm, tư tưởng của Người trong quá trình hoạt động từ năm 1930 đến năm 1954 Sau đó, nhóm tiến hành tổng hợp lại để có cái nhìn tổng thể về những tư tưởng sâu sắc của vị cha già vĩ đại của dân tộc.

PHẦN NỘI DUNG

Đôi nét về bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng)

Hình 2.1 Bến Nhà Rồng - Bảo tàng di tích lịch sử Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là BếnNhà Rồng, là cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1962 và hoàn thành vào năm 1963 theo kiến trúc phương Tây, Bảo tàng trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế do Pháp xây dựng Trên nóc có hai con rồng hướng về nhau theo kiểu "Lưỡng long chầu nguyệt" Với kiểu kiến trúc độc đáo này nên nơi đây còn được gọi là Nhà Rồng và vì cũng nằm ngay trên bến cảng nên người dân cũng thường gọi là Bến cảng Nhà Rồng, hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn TấtThành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một trong những chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo Tàng và Di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ ChíMinh trong cả nước Sau này khi đất nước đã được thống nhất, để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp tại bến cảng này, để có cơ hội đi ra nước ngoài và tìm ra con đường cứu nước, Bến Cảng Nhà Rồng đã được giữ lại làm Di tích Lưu niệm về Chủ tịch Hồ ChíMinh và tồn tại mãi cho đến ngày nay.

Hình 2.2 Tàu Amiral Latouche Tréville, nơi Bác Hồ làm phụ bếp

Hiện nay, cấu trúc Bảo tàng Hồ Chí Minh với tổng diện tích hơn 1.500m2 bao gồm một khuôn viên rộng lớn nằm cạnh sông Sài Gòn, bên ngoài khuôn viên có rất nhiều cây xanh và nằm giữa khuôn viên có một đài hoa sen lớn, bên trong bảo tàng có

1 tầng trệt và 1 tầng lầu gồm có 8 phòng trưng bày khác nhau trong đó có 4 phòng trưng bày về chủ đề cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác; 4 phòng trưng bày còn lại là phòng tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh; phòng tưởng niệm chủ tịch Tôn ĐứcThắng; phòng trưng bày: “Bác Hồ với miền Nam - Miền Nam với Bác Hồ” và cuối cùng là phòng trưng bày “Đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ” Hiện tại, nơi đây đã và đang lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật và hình ảnh ghi lại những hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến.

Sơ lược về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Chủ tịch

Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh

Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành Quê ông ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Bác sinh ra trong một gia đình có bố là một nhà nho yêu nước xuất thân là nông dân; mẹ cũng là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày Cha của Nguyễn Sinh Cung tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929);

Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) Người chị tên là Nguyễn Thị Thanh(1884-1954), người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900–1901) Ông Nguyễn Sinh Khiêm tuy tính ngang tàn nhưng thương người; tuy túng thiếu nhưng ông luôn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho người nghèo khổ Ông mất vào ngày 25/08/1950, khi biết tin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một lá thư vào ngày 09/11/1950, trong thư viết “Gửi họ Nguyễn Sinh” và trong bảo tàng di tích lịch sử Hồ Chí Minh vẫn còn trưng bày tư liệu về bức thư này

Hình 2.4 Bức thư Bác Hồ viết gửi gia đình

Và cũng vì tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị Bác đã bắt đầu suy nghĩ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước vào ngày 5/6/1911 tại Bến Cảng Nhà Rồng Bác là một nhà cách mạng, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam Hồ Chí Minh đã trở thành Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam, là vị lãnh tụ vĩ đại và được nhiều người kính trọng Sau khi mất, lăng của Bác được đặt tại Hà Nội, nhiều tượng đài và hình ảnh của Hồ Chí Minh được đặt ở khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết trên các mệnh giá tiền của Việt Nam Cũng vì muốn con cháu, thế hệ mai sau có thể mãi nhớ về Bác và những gì Bác đã làm nên để có được một thế giới hòa bình, phồn thịnh như ngày hôm nay thì tại BếnCảng Nhà Rồng nói riêng và các Bảo tàng - Di tích lịch sử khác nói chung trên khắp đất nước đã lưu giữ rất nhiều hình ảnh, hiện vật và tư liệu về Bác và những vị anh hùng khác.

Tại Bảo tàng chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đứng sừng sững giữa khuôn viên là tượng đài của Hồ Chí Minh ( Nguyễn Tất Thành ) nhìn vô cùng uy nghiêm Đi vào trong là không gian trưng bày về cuộc đời và hành trình của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mười lăm năm trong ngục tù Côn Đảo, Bên trái là phòng “ Tưởng niệm Chủ Tịch Tôn Đức Thắng”, nơi đây được trưng bày rất trang trọng, hai bên là hai câu đối

“Mỹ Hòa Hưng ngời danh xứ sở/Tôn Đức Thắng rạng tiếng non sông”, du khách tham quan có thể vào đây để thắp hương cho Ông.

Hình 2.5 Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Bên cạnh là phòng thờ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên trên có tượng Bác được đút bằng đồng, hai bên là hai câu đối “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công” Bên trên là dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một không gian được trưng bày vô cùng trang trọng và uy nghiêm. Bên cạnh phòng “Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” là phòng trưng bày với chuyên đề “Hồ Chí Minh - Dấu ấn một chặng đường” với nhiều tài liệu và hiện vật giới thiệu về 30 năm hành trình cứu nước của Người Đi sâu vào bên trong, trên các bức tường đều trưng bày những tư liệu về Bác trong hành trình Bác đi nước ngoài.

Trong những hình ảnh và tư liệu đó, thì nổi bật nhất là Bản Tuyên Ngôn Độc

1945, cách trưng bày vô cùng đặc biệt làm du khách nào đi ngang đây cũng đều phải chú ý. Đi sâu vào bên trong nữa, chúng ta có thể nhìn thấy phòng trưng bày với chuyên đề “Bác Hồ với miền Nam - miền Nam với Bác Hồ” Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho miền Nam những tình cảm đặc biệt nhất Trong cuộc đấu tranh, đồng bào miền Nam chiến đấu kiên cường, Bác luôn bên cạnh và theo sát cách mạng miềnNam Để đáp lại tình thương và sự tin tưởng của Bác, đồng bào miền Nam luôn làm theo lời Bác, thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Bác còn là một người rất quan tâm đến nền nông nghiệp nước nhà Điều này thể hiện qua một số hình ảnh còn được lưu trong Bảo tàng

Hình 2.6 Bác Hồ đang chăm bón ruộng ngô Hình 2.7 Bác Hồ thăm gia đình nông dân trong cải cách ruộng đất năm 1953

Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật của Bác như áo, máy đài, sổ tay, bằng khen, huy chương, thùng tưới cây Ngoài ra có cả những hiện vật mà có liên quan đến Bác như băng tang mà mọi người để tang cho Bác, bộ cọ vẽ tranh, các tờ tiền và đồng tiền, tranh chân dung Bác được ghép bởi 10.000 tấm ảnh khác nhau, các bản định, Bảo tàng còn có những gian trưng bày khác như Sài Gòn 1910, xe ô tô hiệu Peugeot, một số công cụ Bác thường sử dụng lúc sinh thời.

Hình 2.8 Một số hiện vật của Bác Hồ

Hình 2.9 Nồi đồng và túi lưới đựng cơm của Bác Hồ

Chủ đề: Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954)

vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

3.1 Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi

Sau cao trào 1930-1931, sự khủng bố của thực dân Pháp càng gắt gao hơn, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, giết hại Ngày 6 tháng 6 nǎm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Cuối nǎm 1933, Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông Đầu nǎm 1934 Người trở lại

Liên Xô Tại đây Người vào học trường Quốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước trong hnh hình chủ nghĩa phát xít đã công khai đàn áp mọi phong trào dân chủ và hoà bình Trong nhiều tài liệu Nguyễn Ái Quốc nêu lên sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939, nhấn mạnh vấn đề tập hợp mọi tầng lớp nhân dân và thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đấu tranh đòi tự do, dân chủ và hoà bình Trong giai đoạn này diễn ra một số hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực báo chí Từ năm 1937, Đảng xuất bản nhiều tờ báo bằng tiếng Việt công khai: Bạn Dân, Dân Chúng, Nhành Lúa,… Từ đó Báo chí cách mạng trở thành mũi nhọn xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh.

Hình 2.13 Báo Lúa Nhành Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, tháng 10 nǎm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc Tháng 9 nǎm 1940 phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương Cuối nǎm 1940, Người về sát biên giới Việt - Trung , bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước Người đã mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới Người nêu rõ trong tài liệu huấn luyện:

"Sự nghiệp giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của các dân tộc, các giai cấp bị bóc lột ở Đông Dương Toàn thể nhân dân Đông Dương không phân biệt dân tộc nào, giai cấp nào đều phải đồng tâm hiệp hội đoàn kết cùng nhau mới làm nổi".

Ngày 28 tháng 1 nǎm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm cǎn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơi họp Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5 nǎm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, nơi ra báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng Pác Bó có hang Cốc Bó, nơi Nguyễn Ái Quốc chọn làm chỗ ở và làm việc của mình.

Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước

"Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác góp sức, người có tài nǎng góp tài nǎng Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề".

Tháng 8 nǎm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh và với tư cách là đại diện Mặt trận Việt Minh và phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược, Người sang Trung Quốc Ngày 29-8-1942 Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam, sau đó bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian ở tù, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng "Nhật ký trong tù". Đến nay "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng.

Tháng 9 nǎm 1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do Tháng 3 nǎm 1944, Người tham dự Hội nghị các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Liễu Châu (Trung Quốc) Tại Hội nghị này Người đã đọc báo cáo về hoạt động của Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản, nêu rõ tiền đồ của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mối quan hệ mật thiết và lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc Tháng 9 nǎm 1944, Hồ Chí Minh trở lại Cao Bằng Người gửi thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội Tháng 12 nǎm 1944, Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 9 tháng 3 nǎm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương Cuộc chiến tranh thế giới thứ I cũng bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô các nước Đồng minh Ngày 4 tháng 5 nǎm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (ngày 9 tháng 8 nǎm 1945) và ồ ạt tiến công đạo quân Quan Đông của chúng, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6-8), và Nagadaki (9-8), ngày 10 tháng 8 phe Đồng minh đã gửi công hàm yêu cầu Nhật Bản đầu hàng không điều kiện Chớp thời cơ ấy, ngày 12 tháng 8 nǎm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước Theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào ngày 13 tháng 8 nǎm 1945 Hội nghị thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa, thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Ngày

16 tháng 8 nǎm 1945 Quốc dân đại hội Tân Trào đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng Đại hội đã bầu ra ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành độc lập Chúng ta không thể chậm trễ Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên" Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn.

Ngày 2 tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Người tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Hình 2.14 Bảng Tuyên ngôn độc lập

3.2 Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954)

Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời 3-9-1945, Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách lúc đó là động viên toàn dân chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Để giữ vững thành quả cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp cần thiết để xây dựng hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương tới địa phương, một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân Trong thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng tháng 10 nǎm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với dân phải đoàn kết thành một khối Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta".

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu tới việc xây dựng chính sách đại đoàn kết dân tộc Ngày 3 tháng 12 nǎm 1945, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi tới đồng bào các dân tộc thiểu số, Người khẳng định: "Nhờ sự đoàn kết giữa các dân tộc, nhờ sự hy sinh của tất cả các đại biểu mà chúng ta tranh được quyền tự do độc lập và xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" Từ đây về sau các dân tộc đã đoàn kết phải đoàn kết thêm, đã phấn đấu càng phải phấn đấu thêm nữa, để giữ gìn quyền độc lập cho vững vàng để xây dựng một nước Việt Nam mới" Một phần quan trọng trong trưng bày ở phần này là giới thiệu các tài liệu hiện vật về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ nền độc lập, giữ vững hoà bình ở ViệtNam Trong bức thư ngày 23 tháng 11 nǎm 1946 gửi người Việt Nam, người Pháp và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết cộng tác thật thà với người Pháp Trong khi phải giữ chủ quyền của Tổ quốc, cần hy sinh thì cũng phải kiên quyết hy sinh Người Việt và người Pháp có thể và cần phải bắt tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc".

PHẦN KẾT LUẬN

Sau chuyến đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng em đã có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam Chuyến tham quan này đã để lại trong lòng chúng em những cảm nghĩ và suy ngẫm sâu sắc về tấm gương đạo đức và tư tưởng của Người, và đồng thời làm cho chúng em cảm thấy tự hào và biết ơn vì những đóng góp vĩ đại của Người trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam chúng ta và Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thứ nhất, chúng em không thể không ngưỡng mộ và kính phục sự tận tụy và hy sinh của Người trong việc tổ chức lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Tám thành công và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Người đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua hàng ngàn thử thách và gian khổ, đồng thời tạo ra một tương lai tự do, độc lập và phát triển cho đất nước Chúng em xúc động trước tình yêu và sự trách nhiệm vô điều kiện của Người dành cho dân tộc, và cam kết sẽ tiếp tục thể hiện tấm gương này trong cuộc sống hàng ngày.

Thứ hai, chúng em đã hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộcViệt Nam Đó là một cuộc chiến đấu đầy khó khăn và gian khổ, nhưng dân tộc ViệtNam đã không chịu khuất phục trước sức mạnh của thực dân Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Người, dân tộc Việt Nam đã tổ chức và đoàn kết để chống lại sự xâm lược,bảo vệ chính quyền cách mạng và đấu tranh cho độc lập, tự do và công bằng Cuộc dân tộc Việt Nam, và chúng em tự hào được là một phần của một dân tộc kiên cường và đầy niềm tin.

Cuối cùng, chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập và làm theo tấm gương đạo đức và tư tưởng của Người - Bác Hồ Chúng em nhận thức rõ rằng việc học tập và thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là trách nhiệm của chúng em mà còn là nhiệm vụ trọng đại của thế hệ trẻ Việt Nam Chúng em sẽ luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu, và sẽ đóng góp vào xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và phát triển.

Chúng em cũng cam kết gìn giữ và bảo tồn những di sản văn hóa và lịch sử mà Người đã để lại Chúng em sẽ truyền đạt những giá trị và lời học của Người cho thế hệ sau, đảm bảo rằng sự kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được truyền dạy và lan tỏa trong cộng đồng Trên con đường học tập và làm theo tấm gương của Người, chúng em sẽ không ngừng rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức Chúng em sẽ nỗ lực trở thành những công dân có ích cho đất nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam Chúng em cũng cam kết tham gia vào các hoạt động xã hội, như bảo vệ môi trường, xây dựng cộng đồng, và giúp đỡ những người khó khăn Chúng em sẽ lan tỏa tinh thần đoàn kết và tình yêu thương đến mọi người xung quanh, tạo dựng một xã hội tương thân tương ái và công bằng.

Trong lòng chúng em, Bác Hồ không chỉ là một người lãnh đạo vĩ đại, mà còn là nguồn cảm hứng và hy vọng vĩnh cửu Với những di sản nhà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam, đó là một con tim với sự nồng nàn yêu nước của gần 100 triệu người dân cùng chung nhịp đập, những bài học quý giá về cách xử hàng ngày, những giá trị đạo đức cứ mãi trường tồn với dòng chảy của thời gian, như những ngọn núi sừng sững giữa đất trời bao la.

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w