1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích bản chất của phương pháp dạy học theo dự Án và xây dựng một dự Án dạy học tâm Đắc

19 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Bản Chất Của Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án Và Xây Dựng Một Dự Án Dạy Học Tâm Đắc
Tác giả Lê Phùng Hoài Anh, Nguyễn Bảo Anh, Trần Ngọc Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Thanh Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Anh
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Giáo Dục Học
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 394,92 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN ---oOo--- BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ XÂY DỰNG MỘT DỰ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-oOo -

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ XÂY DỰNG MỘT DỰ ÁN

DẠY HỌC TÂM ĐẮC

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

SVTH1: Lê Phùng Hoài Anh MSSV: 2372290300002 SVTH2: Nguyễn Bảo Anh MSSV: 2372290300003 SVTH3: Trần Ngọc Quỳnh Anh MSSV: 2372290300125 SVTH4: Nguyễn Minh Thanh Thảo MSSV: 2372290300021

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Kim Anh

Mã lớp học phần: 241_71DA40632_01

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm 1 xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Kim Anh Xuyên suốt quá trình học tập và tìm hiểu học phần Giáo dục học, chúng em đã nhận được sự quan tâm nhất định, hỗ trợ nhiệt tình và hướng dẫn tâm huyết

từ cô Có lẽ, cô đã giúp nhóm 1 nói riêng và cả lớp nói chung tích luỹ thêm nhiều kiến thức hữu ích từ môn học này Do đó, nhóm 1 mới có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án - chủ đề “Khát vọng độc lập và tự do” môn Ngữ văn 10

Trong quá trình hoàn thành đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy, nhóm 1 kính mong nhận được lời nhận xét thiết thực từ cô Kim Anh để bài tiểu luận ngày một hoàn thiện hơn

Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 1

1.3 Bản chất và tầm quan trọng của phương pháp “Dạy học theo dự án” 2

1.3.1 Bản chất của phương pháp “Dạy học theo dự án” 2

1.3.2 Tầm quan trọng của phương pháp “Dạy học theo dự án” 2

1.4 Quy trình thực hiện của phương pháp dạy học theo dự án 4

Trang 4

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM VÀ LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 5

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

Khái niệm “Dạy học theo dự án” Theo Hà Thị Thúy (2015): “Dạy học theo dự án

là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập để giải quyết một vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung học tập trong chương trình giáo dục, chủ động lập kế hoạch và vận dụng kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn thông qua đó người học chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển

kỹ năng” [2]

Theo Nguyễn Văn Tuấn (2022): “Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học tích cực Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp có gắn lý thuyết với thực tiễn, được thực hiện với tính tự giác, chủ động từ đề ra mục đích, lập

kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra đánh giá và đưa ra sản phẩm có thể giới thiệu được Trong

quá trình đó, người học được trải nghiệm và phát triển các năng lực cá nhân cơ bản” [5] 1.2 Khái niệm phương pháp dạy học theo dự án

Sau khi tìm hiểu, Nhóm 1 hoàn toàn đồng tình với hai khái niệm nêu trên Từ đó, chúng tôi quyết định đưa ra một khái niệm tổng hợp như sau:

Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học hiệu quả, trong đó dưới sự hướng

dẫn của giáo viên, học sinh sẽ thực hiện một nhiệm vụ mang tính phức hợp (có sự kết hợp giữa lý thuyết và cơ sở thực tiễn, thực hành) Mục đích của phương pháp dạy học theo dự

án nhằm huy động người học tổng hợp kiến thức và kỹ năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra sản phẩm Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực và tính trách nhiệm cao trong quá trình học tập, gồm:

• Xác định chủ đề và mục tiêu dự án

• Lập kế hoạch xây dựng

• Thực hiện dự án

• Kiểm tra, điều chỉnh

• Đánh giá tổng quan quá trình và kết quả thực hiện

Trang 6

2

1.3 Bản chất và tầm quan trọng của phương pháp “Dạy học theo dự án”

1.3.1 Bản chất của phương pháp “Dạy học theo dự án”

Định hướng vào người học

Trong dạy học theo dự án, người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn

của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích đến hoàn thiện thành phẩm cuối cùng Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ học sinh khi cần thiết Có thể nói, sự hứng thú của người học vốn được hình thành trong giai đoạn thực hiện dự án

Định hướng hoạt động thực tiễn

Chủ đề của dự án thường xuất phát từ những tình huống thực tế hay kiến thức trọng

tâm trong chương trình đào tạo Nhiệm vụ dự án cần hàm chứa những vấn đề phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh Những dự án học tập góp phần gia tăng mức độ tương tác giữa giáo viên, học sinh cũng như gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống và có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho xã hội

Định hướng sản phẩm

Các sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết mà trong

đa số trường hợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn Những sản phẩm này có thể áp dụng vào thực tiễn, công bố và triển khai rộng rãi

Mang tính phức hợp, liên môn

Dự án có sự kết hợp kiến thức của nhiều môn học và nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết vấn đề đặt ra

Cộng tác làm việc

Dạy học theo dự án nhằm mục đích rèn luyện tính cộng tác giữa học sinh và giáo

viên, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm giữa các thành viên Điều này giúp giáo viên lẫn

học sinh dễ dàng trao đổi và kiến tạo nên môi trường học tập lành mạnh

1.3.2 Tầm quan trọng của phương pháp “Dạy học theo dự án”

Ưu điểm:

- Hình thành kỹ năng khai thác, chọn lọc và xử lý thông tin hiệu quả

- Kết hợp lý thuyết với thực hành để nâng cao trình độ và phát triển khối óc sáng tạo

- Giúp học sinh quản lý thời gian hiệu quả khi học tập theo dự án

Trang 7

- Luyện tập khả năng ứng biến và giải quyết vấn đề cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp

- Kết nối các thành viên với nhau và phát triển kỹ năng làm việc nhóm

- Rèn luyện sự quyết tâm, nhẫn nại và tính trách nhiệm cho học sinh

- Nâng cao khả năng thiết lập quy trình thực hiện dự án và đúc kết kinh nghiệm của giáo viên

Hạn chế:

- Nhiệm vụ xác định đề tài và mục tiêu dự án cần nhiều thời gian

- Đòi hỏi cơ sở vật chất và nguồn tài chính phù hợp

- Phương pháp dạy học theo dự án có thể không phù hợp cho tất cả học sinh Vì có những học sinh hạn chế về kỹ năng teamwork hoặc không hứng thú khi thực hiện theo dự án Thậm chí, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của phương pháp dạy học theo dự án đối với nhóm học sinh này

Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp dạy học dựa trên dự án:

Giáo viên và học sinh trong mô hình giáo dục dạy học dự án đóng vai trò quan trọng

và có mối liên hệ mật thiết với nhau Cả hai cần phải làm tròn vai trò của mình để có thể tổ chức dự án thuận lợi

- Vai trò của giáo viên:

• Giáo viên nắm vai trò điều phối, thuyết trình và truyền đạt kiến thức trong phương pháp dạy học truyền thống Ngược lại, ở mô hình dạy học theo dự án giáo viên trở thành người hư

• ớng dẫn, giám sát và hỗ trợ học sinh chứ không trực tiếp điều hành như mô hình truyền thống

• Giáo viên cần phải tìm cách để học sinh liên tưởng nội dung bài học với thế giới nhân sinh quan bên ngoài, từ đó hình thành tư duy phân tích về cuộc sống

và sáng tạo trong học tập

• Khả năng quản lý lớp học của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc

- Vai trò của học sinh:

Trang 8

4

• Học sinh là người tiếp thu các phương pháp, tiến hành quyết định cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề đặt ra

• Học sinh đóng vai trò là người giải quyết các vấn đề bằng kỹ năng và kiến thức của mình thông qua mô hình làm việc nhóm

• Học sinh là người trình bày sản phẩm và kết quả thu được Sau đó, chủ động đánh giá và khắc phục những nhược điểm trong dự án

Một số điều lưu ý khi thực hiện phương pháp này:

- Yêu cầu dự án phải phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của người học

- Đề tài nghiên cứu nên gắn kết giữa kiến thức trường học và thực tế đời sống

- Sản phẩm mang tính ứng dụng cao

- Đề cao tinh thần làm việc nhóm và ghi nhận những đóng góp tích cực của từng thành viên

- Giáo viên nhiệt tình hướng dẫn học sinh trình tự các bước thực hiện dự án

- Kết quả của dự án phải được trình bày

1.4 Quy trình thực hiện của phương pháp dạy học theo dự án

• Bước 1: Xác định chủ đề và mục tiêu

• Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án

• Bước 3: Thực hiện dự án

• Bước 4: Trình bày sản phẩm dự án

• Bước 5: Đánh giá, kết luận dự án

Trang 9

II XÂY DỰNG DỰ ÁN DẠY HỌC

2.1 Nguyên tắc xây dựng

Đảm bảo mục tiêu của môn học:

- Mục tiêu về kiến thức: Chủ đề, nội dung của dự án phải nằm trong khuôn khổ chương trình đào tạo Nhiệm vụ học tập phải phù hợp với mức độ nhận thức và

độ tuổi của học sinh Giáo viên sẽ tạo điều kiện để học sinh lựa chọn đề tài và xây dựng kế hoạch học tập theo dự án

- Mục tiêu về kỹ năng: Học sinh có thể đưa những kiến thức từ sách vở để áp dụng vào thực tế Trong khuôn khổ nhất định, học sinh còn được tự do xác định quá trình thực hiện và xác định giá trị sản phẩm

- Mục tiêu về thái độ: Giáo viên xác định cụ thể thái độ cần hình thành cho học sinh thông qua hoạt động dạy học dựa trên dự án

Đảm bảo phù hợp với mức độ nhận thức và phát triển tư duy của học sinh:

- Nhiệm vụ học tập của học sinh cần được thoả thuận rõ ràng giữa giáo viên với học sinh Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng video, tranh ảnh để học sinh mường tượng nội dung bài học và khai thác các vấn đề vượt quá giới hạn của môn học

- Xuyên suốt thời gian tham gia dự án, tuyệt đối không để thời gian chết hay thời gian chờ đợi

- Tạo ra những hoạt động thực nghiệm liên tục để gây sự tò mò và thích thú cho người học

- Thay đổi xen kẽ nhiệm vụ và hoạt động học tập để dự án thêm phần thú vị, mới

mẻ

Đảm bảo tinh thần học tập thoải mái:

- Hình thức tổ chức dạy học theo dự án cũng là điều kiện tất yếu giúp học sinh có được cảm giác phấn khích trong quá trình trau dồi kiến thức

- Giáo viên cần lên ý tưởng, soạn thảo quy trình và kế hoạch để không gian học tập ngày càng sôi động và thu hút sự chú ý từ học sinh

Đảm bảo tính thực tiễn:

Trang 10

6

- Để đảm bảo nguyên tắc xây dựng dự án học tập, giáo viên cần xác định giá trị thực tiễn trong kiến thức bộ môn

- Để đảm bảo nguyên tắc xây dựng dự án học tập, học sinh cần đọc - hiểu và ấn định chắc chắn những giá trị thực tiễn trong nội dung bài học để vận dụng vào dự

án một cách chính xác

Đảm bảo phát huy được tính tích cực và tinh thần tự giác của học sinh:

- Giáo viên sẽ giữ vai trò dẫn dắt và cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh Điều này có tác dụng giúp học sinh chuyên tâm vào giai đoạn khai thác những khía cạnh cấp thiết của dự án

- Từ đó, người học sẽ dần hình thành thái độ hoạt bát, năng động và tự đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề

Đảm bảo quy trình dạy học theo dự án:

- Phía giáo viên và học sinh chủ trương thống nhất chủ đề dự án và cùng nhau triển khai từng nhiệm vụ sau:

- Xác định chủ đề và mục tiêu dự án

- Lập kế hoạch

- Thực hiện dự án

- Giới thiệu và trình bày sản phẩm

- Đánh giá kết quả sản phẩm

2.2 Xây dựng dự án

Bước 1: Giáo viên xác định nội dung bài học để triển khai dự án, tiến hành ôn tập

những kiến thức liên quan đến môn Ngữ văn lớp 10 Đặc biệt, người dạy sẽ tổ chức dự án văn học để học sinh vừa tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ tư duy vừa thuyết trình nội dung cốt lõi và vận dụng khả năng sáng tạo để thiết kế mô hình cho tác phẩm

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn người học xây dựng dàn ý cho việc thực hiện dự án,

trong đó cần xác định rõ công việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và phân công nhiệm vụ trong nhóm

Bước 3: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch và nhiệm vụ đã đề ra cho

nhóm và cá nhân Trong quá trình thực hiện, người dạy cần tổ chức cho người học các buổi thảo luận thông qua cuộc họp offline hoặc online Còn lại, giáo viên chỉ giữ nhiệm vụ đôn

Trang 11

đốc, hướng dẫn, kiểm tra và giải đáp những thắc mắc theo yêu cầu của người học chứ không trực tiếp tham gia thực hiện

Bước 4: Người học công bố và diễn giải sản phẩm dự án Để hoàn thiện sản phẩm,

giáo viên đề nghị các nhóm cùng thảo luận và phản biện lẫn nhau

Bước 5: Giáo viên tổ chức cho người học nhận xét bản thân và các thành viên khác

thông qua bảng đánh giá Cuối cùng, giáo viên sẽ tiến hành nhận xét tổng quát và củng cố

nội dung môn học [6], [7], [8]

2.3 Dự án: “Khát vọng Độc lập và Tự do”

2.3.1 Mục tiêu

- Nhận biết được mục đích quan điểm của người viết thông qua các luận điểm, lí lẽ

và bằng chứng trong các văn bản thuộc chủ đề “Khát vọng độc lập và tự do”

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội từ các văn bản

- Tăng cường khả năng tương tác - hỗ trợ giữa các thành viên

- Xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả và giúp học sinh phát triển kỹ năng thảo luận nhóm

- Tạo cơ hội để học sinh phát biểu ý kiến cá nhân

2.3.2 Nội dung dự án

Khát vọng độc lập và tự

do trong các tác phẩm

văn học

• Trình bày mục đích, quan điểm của tác giả về khát vọng giành độc lập dân tộc thông qua các luận điểm, luận cứ trong tác phẩm văn học

• Phân tích bối cảnh lịch sử văn hoá xã hội trong văn bản

• Giáo viên chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 11 thành viên

• Nhóm trưởng: Phân công, giao nhiệm vụ cho từng thành viên và theo dõi tiến trình thực hiện dự án

Trang 12

8

• Nêu ý nghĩa hoặc tác động tích cực của văn bản đối với thế hệ trẻ

2.3.3 Tiến độ thực hiện

a Mục tiêu:

- Giáo viên và học sinh phối hợp với nhau để hoàn thành dự án học tập

- Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập,

từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học

b Nội dung:

- Giáo viên đặt câu hỏi trọng tâm liên quan đến các văn bản

- Các nhóm học sinh chủ động đặt câu hỏi và phản biện lẫn nhau

c Sản phẩm:

- Tái hiện tác phẩm thông qua mô hình tái chế

- Tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ tư duy (giấy)

- Trả lời câu hỏi của giáo viên và nhóm phản biện

d Thiết bị dạy học và học liệu:

- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phiếu đánh giá, bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh

- Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 2), tài liệu tham khảo và soạn nội dung theo hệ thống yêu cầu của giáo viên

Bước 1: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu

- Giáo viên chốt, gợi ý cho học sinh các phương án về chủ đề mình lựa chọn (vẽ tranh mô phỏng tác phẩm văn học; diễn kịch; thuyết trình bằng hình thức trình chiếu Microsoft PowerPoint/Canva, )

- Giáo viên và học sinh thống nhất chủ đề: Bài 9 - Khát vọng độc lập và tự do

Bước 2:

Mục tiêu:

- Tìm hiểu về tính thời đại và thông điệp nhân văn mà mỗi tác phẩm gửi gắm đến bạn đọc

Trang 13

- Đề xuất các tác phẩm cần tìm hiểu trong dự án “Khát vọng độc lập và tự do”

- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch chi tiết để thực hiện sản phẩm

Cách tiến hành:

- Giáo viên chia thành 4 nhóm ngẫu nhiên như sau:

- Giáo viên tổng hợp các ý kiến của nhóm và đề xuất các vấn đề cần tìm hiểu trong

4 tác phẩm văn học:

• Nhóm 1: Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”

• Nhóm 2: Tác phẩm “Đất nước”

• Nhóm 3: Tác phẩm “Nam quốc sơn hà”

• Nhóm 4: Tác phẩm “Tôi có một giấc mơ”

- Giáo viên cùng học sinh xây dựng kế hoạch bằng cách gợi ý câu hỏi: Giới thiệu

sơ lược tác giả, tác phẩm; trình bày các luận điểm chính; tổng kết giá trị nội dung

và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Yêu cầu: điền đầy đủ thông tin, ghi nhận rõ ràng – cụ thể, phân chia nhiệm vụ một cách hợp lý (tránh một người quá nhiều việc, mỗi người một việc quá đơn giản)

- Các bạn trong nhóm sẽ tự đánh giá bản thân và đánh giá thành viên trong nhóm

để giáo viên bao quát được khả năng phối hợp và mức độ hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Thực hiện dự án

Học sinh:

Ngày đăng: 28/12/2024, 22:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Education O. (2023, March 10). Hướng dẫn quy trình dạy học theo dự án chi tiết 2023 - Thiết bị giáo dục STEM. Oh Stem - Khởi nguồn sáng tạo.https://ohstem.vn/quy-trinh-day-hoc-theo-du-an/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oh Stem - Khởi nguồn sáng tạo
Tác giả: Education O
Năm: 2023
[2]. Hà Thị Thúy, (2015), Tổ chức dạy học theo dự án Sinh học 10 trung học phổ thông góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học theo dự án Sinh học 10 trung học phổ thông góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh
Tác giả: Hà Thị Thúy
Năm: 2015
[3]. Le D. (2022). Dạy học theo dự án là gì? Tìm hiểu về phương pháp dạy học dự án. The Dewey Schools. https://thedeweyschools.edu.vn/day-hoc-du-an-la-gi-phuong-phap-dinh-huong-giao-duc-hieu-qua/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Dewey Schools
Tác giả: Le D
Năm: 2022
[4]. Nguyễn Thị Thuận (2018), Vận dụng phương pháp trong dạy học - chủ đề môi trường và tài nguyên môn Khoa học tự nhiên lớp 5, Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp trong dạy học - chủ đề môi trường và tài nguyên môn Khoa học tự nhiên lớp 5
Tác giả: Nguyễn Thị Thuận
Năm: 2018
[5]. Nguyễn Văn Tuấn, (2022), Tổ chức dạy học theo dự án trong môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kĩ thuật, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học theo dự án trong môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kĩ thuật
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Năm: 2022
[9]. Trần Anh Chiến (2023), Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn Tiếng anh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Kim Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn Tiếng anh
Tác giả: Trần Anh Chiến
Năm: 2023
[10]. Dạy học theo dự án là gì? Vận dụng phương pháp dạy học dự án. (2023, October 10). Hệ Thống Trường Hội Nhập Quốc Tế iSchool. https://ischool.vn/phuong-phap-day-hoc-du-an/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo dự án là gì? Vận dụng phương pháp dạy học dự án
Tác giả: Dạy học theo dự án là gì? Vận dụng phương pháp dạy học dự án
Năm: 2023
[6]. Railsback, J., (2002), Dạy học theo dự án: Tạo hứng thú cho việc học, Portland, OR: Phòng nghiên cứu giáo dục khu vực tây bắc, http://www.nwrel.org/request/2002aug/index.html Link
[8]. Thomas, J.W., (2000), Điểm lại các nghiên cứu về Phương pháp dạy học dựa theo dự án, San Rafael, CA: Autodesk, http://web.archive.org/web/20030812124529/www.k12reform.org/ foundation/pbl/research/ Link
[7]. Thomas, J.W., (1998), Dạy học theo dự án: Tổng quan, Novato, CA: Viện Giáo dục Buck Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w