1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

anh chị hãy trình bày một phương pháp dạy học đã sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học ở trường cao đẳngđại học và phân tích những lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học đó

13 95 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Dạy Học Đã Sử Dụng Hiệu Quả Trong Quá Trình Dạy Học
Tác giả Võ Quốc Đạt
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Giáo Dục
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 48,93 KB

Nội dung

CÂU HỎI BÀI THU HOẠCHCâu 1: Anh/ Chị hãy trình bày một phương pháp dạy học đã sử dụng hiệuquả trong quá trình dạy học ở trường cao đẳng/đại học và phân tích những lưu ý khisử dụng phương

Trang 1

MĐ: 945

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN DẠY ĐẠI HỌC

Họ và tên: Võ Quốc Đạt Ngày sinh: 29/11/1998 Nơi sinh: Sóc Trăng Đơn vị công tác: tỉnh Ninh Thuận

Năm 2024

Trang 2

CÂU HỎI BÀI THU HOẠCH

Câu 1: Anh/ Chị hãy trình bày một phương pháp dạy học đã sử dụng hiệu

quả trong quá trình dạy học ở trường cao đẳng/đại học và phân tích những lưu ý khi

sử dụng phương pháp dạy học đó?

Câu 2: Anh/Chị hãy phân tích các quy luật và nguyên tắc dạy học ở đại học.

Anh/Chị đã vận dụng các quy luật và nguyên tắc này trong việc dạy học của mình như thế nào?

BÀI LÀM

1 Khái niệm và vai trò của phương pháp dạy học

1.1 Phương pháp dạy học là gì

Thuật ngữ phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp là

"Methodos", có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích Theo Heghen (dưới góc độ triết học) “phương pháp

là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung” Định nghĩa này chứa đựng nội hàm sâu sắc Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định(1) Phương pháp gắn bó chặt chẽ với lí luận, có những phương pháp riêng cho từng lĩnh vực khoa học

Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giảng viên và cách thức tổ chức hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên Trong quan hệ đó, phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học tập của sinh viên là cơ sở

để lựa chọn phương pháp dạy

Như vậy, phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên, phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy

Từ sự phân tích trên, có thể hiểu, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa giảng viên và sinh viên trong những điều kiện xác định nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học

Phương pháp luận: có thể hiểu ở hai phương diện

- Thứ nhất: phương pháp luận là các học thuyết về phương pháp khoa học nói chung Theo cách hiểu này, phương pháp luận chính là triết học của Mac và Lê Nin

Trang 3

- Thứ hai: phương pháp luận chính là tổng hợp lại các cách thức phương pháp để tìm tòi ý nghĩa như các tư tưởng về hoạt động chỉ đạo, tiền đề lý luận về phương pháp nghiên cứu thuộc một ngành khoa học

Khái niệm môn học phương pháp nghĩa là bộ môn chuyên đảm nhiệm việc nghiên cứu về quá trình dạy và học của một môn nào đó

Nó gồm các hoạt động về nghiên cứu đối tượng, mục tiêu và nhiệm

vụ của môn học, nguyên tắc xây dựng chương trình học, cách thiết

kế và tổ chức quá trình dạy học của từng đơn vị kiến thức trong môn học

Khái niệm hình thức dạy - học được định nghĩa là các cách thức để hiện thực hoá và hành động hoá phương pháp dạy học, thủ pháp dạy học

1.2 Đặc điểm của phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học giúp thực hiện các mục tiêu của việc dạy học

- Là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học

- Bao gồm hai mặt, mặt bên trong và mặt bên ngoài

- Có được sự thống nhất về logic trong nội dung dạy và logic về tâm

lý nhận thức

- Có tính khách quan và cả tính chủ quan

- Chịu sự chi phối trực tiếp từ nội dung và mục đích của hoạt động dạy học

- Có được sự thống nhất của các cách thức hành động và phương tiện dạy học

- Hiệu quả được quyết định bởi trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người dạy

- Ngày càng có sự hoàn thiện và không ngừng phát triển để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học

2 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

2.1 Khái niệm

Từ những năm 1960, GV đã làm quen với thuật ngữ "dạy học nêu vấn đề", nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo Cho người cho rằng thuật ngữ "nêu vấn đề" có thể gây hiểu lầm là GV nêu ra vấn đề để HS giải quyết, do đó đề nghị thay "nêu vấn đề" bằng "gợi vấn đề" Thực ra, trước hết cần tập dượt cho HS khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặc trong thực tiễn Ðây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với một

Trang 4

người và không phải dễ dàng mà có được Mặt khác, sự thành đạt trong cuộc đời không chỉ tùy thuộc vào năng lực phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà bước quan trọng tiếp theo

là giải quyết hợp lí những vấn đề được đặt ra Vì vậy, ngày nay người ta có xu hướng dùng thuật ngữ "dạy học giải quyết vấn đề" hoặc "dạy học đặt và giải quyết vấn đề" hoặc "dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề" Tất cả đều có điểm chung là có tình huống có vấn đề và các giai đoạn giải quyết vấn đề

Bản chất: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó

GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn

đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn

đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và phương pháp tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo

và hình thành thế giới quan khoa học, đạt được những mục đích học tập khác

Ðặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống

có vấn đề" (Rubinstein)

Tình huống có vấn đề là gì?(tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà

họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sắn có

2.2 Tác dụng

Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết

Ðây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề,

HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất

Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được làm quen với việc nghiên cứu khoa học, nếp suy nghĩ độc lập, sáng tạo, liện hệ và vận dụng kiến thức đã có trong việc lĩnh hội kiến thức mới

Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng

và phương pháp nhận thực ("giải quyết vấn đề" không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được

cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn

Trang 5

đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với

sự phát triển của xã hội)

Rèn luyện cho HS phương pháp học tập, phát triển ở các em kĩ năng phát hiện và tiến hành quá trình giải quyết vấn đề – một kĩ năng rất cần thiết cho con người trong thế giới hiện đại

2.3 Các bước để tiến hành

*Phần xây dựng tình huống có vấn đề:

Bước 1: Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài, lựa chọn nội dung đáp ứng được yêu cầu của tình huống có vấn đề

Bước 2: Phân tích nội dung, liên hệ những kiến thức HS đã biết, đã được học để xác định mâu thuẫn

Bước 3: Hoàn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng học sinh có thể đưa ra giải quyết

* Phần giải quyết vấn đề:

Bước 4: Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định nhiệm vụ cần thực hiện

Bước 5: HS huy động kiến thức liên quan và đưa ra những giả thuyết

Bước 6: Dựa vào tri thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết

Bước 7: Nhận xét, đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận

2.4 Những điều cần lưu ý

-Nội dung dạy học phải có tính vấn đề mới lựa chọn phương pháp dạy học

này

-Phương pháp này đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải

có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề

-Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường Hơn nữa, theo Lecne: "Chỉ có một số tri thức và phương pháp hoạt động nhất định, được lựa chọn khéo léo và có cơ sở mới trở thành đối tượng của dạy học nêu vấn đề"

-Lecne khẳng định rằng: "Số tri thức và kĩ năng được HS thu lượm trong quá trình dạy học nêu vấn đề sẽ giúp hình thành những cấu trúc đặc biệt của tư duy Nhờ những tri thức đó, tất cả những tri thức khác mà HS đã lĩnh hội không phải trực tiếp bằng những PPDH nêu

Trang 6

vấn đề, sẽ được chủ thể chỉnh đốn lại, cấu trúc lại" Do đó, không nên yêu cầu HS tự khám phá tất cả các tri thức quy định trong chương trình

+ Cho HS phát hiện và giải quyết vấn đề đối với một bộ phận nội dung học tập, có thể có sự giúp đỡ của GV với mức độ nhiều ít khác nhau HS được học không chỉ ở kết quả mà điều quan trọng hơn là

cả quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề

+ HS chỉnh đốn lại, cấu trúc lại cách nhìn đối với bộ phận tri thức còn lại mà họ đã lĩnh hội không phải bằng con đường phát hiện và giải quyết vấn đề, thậm chí có thể cũng không phải nghe GV thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề

+ Tỉ trọng các vấn đề người học phát hiện và giải quyết vấn đề so với chương trình tùy thuộc vào đặc điểm của môn học, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể Tuy nhiên, phương hướng chung là:

Tỉ trọng phần nội dung được dạy theo cách để phát hiện và giải quyết vấn đề không choán hết toàn bộ môn học những cũng phải đủ

để người học biết cách thức, có kĩ năng giải quyết vấn đề và có khả năng cấu trúc lại tri thức, biết nhìn toàn bộ nội dung còn lại dưới dạng đang trong quá trình hình thành và phát triển theo cách phát hiện và giải quyết vấn đề

-Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Phù hợp với chủ đề bài học

+ Phù hợp với trình độ nhận thức của HS

+ Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS

+ Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS

+ Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải

+ Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề

-Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý: + Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/ tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động + HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề + Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có

+ Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau

Trang 7

-GV cần tìm hiểu đúng cách tạo tình huống gợi vấn đề và tận dụng các cơ hội để tạo ra tình huống đó, đồng thời tạo điều kiện để HS tự lực giải quyết vấn đề

* Một số cách thông dụng để tạo tình huống gợi vấn đề là:

+ Dự đoán nhớ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn

+ Lật ngược vấn đề

+ Xét tương tự

+ Khái quát hóa

+ Khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới

+ Giải bài tập mà chưa biết thuật giải trực tiếp

+ Tìm sai lầm trong lời giải

+ Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm,

=> Trong dạy học, các cơ hội như vậy rất nhiều, do đó PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề có khả năng được áp dụng rộng rãi trong dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể áp dụng trong các giai đoạn của quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức

và kĩ năng, vận dụng kiến thức Phương pháp này cần hướng tới mọi đối tượng HS chứ không chỉ áp dụng riêng cho HS khá giỏi

3 Quy luật và nguyên tắc dạy học ở đại học

3.1 Quy luật cơ bản của quá trình dạy học ở đại học

Quá trình dạy học đại học là một quá trình luôn luôn vận động và phát triển không ngừng Sự vận động và phát triển đó mang tính quy luật, phản ánh những mối liên hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa các thành tố cấu trúc cơ bản của quá trình dạy đại học cũng như giữa quá trình dạy đại học và các môi trường Có thể nêu bật lên một số quy luật như sau:

- Quy luật về tính quy định của xã hội đối với quá trình dạy học đại học ở đại học

- Quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của sinh viên

- Quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy học và sự phát triển trí tuệ của sinh viên đại học

- Quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học với phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học ở đại học v.v Trong những quy luật trên, quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của sinh viên là quy luật cơ bản của quá trình dạy đại học Bởi lẽ quy luật này phản ánh mối quan hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững giữa hai thành tố trung tâm đặc trưng cho tính hai mặt của việc dạy học ở đại học: hoạt động dạy học của giảng viên, hoạt động học của sinh viên Mặt

Trang 8

khác, quy luật này chi phối, bao trùm các quy luật khác trong quá trình dạy học ở đại học

Ngược lại, các quy luật khác chỉ phát huy tác dụng tích cực dưới ảnh hưởng tác động của quy luật cơ bản này

Kết quả nghiên cứu của các nhà lí luận dạy học hiện nay cho thấy rằng, sự tác động qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động học được phản ánh tập trung trong quá trình tổ chức và điều khiển, tự tổ chức

và tự điều khiển trong hệ thống “Thầy-Trò” và hệ thống “Trò- Tài liệu học tập” Hệ thống này phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản là: Nhận thức đúng đắn mục đích điều chỉnh; tổ chức tốt những mối liên hệ thuận, liên hệ ngược trong quá trình dạy học ở đại học Trên

cơ sở đó, lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng điều khiển Trong hệ thống giáo viên với hoạt động dạy, sinh viên với hoạt động học ở đại học, người cán bộ giảng dạy đại học giữ vai trò chủ đạo với tư cách là chủ thể tác động sư phạm nhằm vào hai đối tượng điều khiển: sinh viên và hoạt động nhận thức của họ

Với vai trò chủ thể tác động sư phạm, giáo viên phải biết thiết kế và

tổ chức quá trình dạy học như: xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, các cách thức hoạt động; dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và dự kiến phương hướng, cách thức giải quyết tương ứng; phải tổ chức tốt hoạt động dạy và học nghề ở trình độ cao để đạt được kết quả tối ưu trong những điều kiện nhất định

Sinh viên tồn tại với tư cách là đối tượng điều khiển, đối tượng của hoạt động dạy, không ngừng phát huy cao độ tính tích cực nhận thức nhằm tiếp thu những tác động của thầy về nội dung tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan tới nghề nghiệp tương lai, song trong quá trình dạy học ở đại học, sinh viên chẳng những là khách thể của hệ thống điều khiển “Thầy- Trò” mà còn trong hệ thống”Trò-Tài liệu học tập” sinh viên lại tồn tại với tư cách là chủ thể nhận thức trước đối tượng nghiên cứu là tập tài liệu học tập Vì thế người ta khẳng định: Trong quá trình dạy học đại học, sinh viên vừa là chủ thể, vừa

là khách thể là với ý nghĩa như vậy Mặt khác, sinh viên đại học, những người đã có vốn sống thực tiễn, trong đó một số đã có ít nhiều kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp, nói chung họ là lớp người có trình độ nhận thức, có khả năng tư duy nghề nghiệp ở mức

độ cao hơn học sinh phổ thông Vì vậy, họ có khả năng tiếp thu có phê phán những tác động của thầy trên cơ sở tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhát trong quá trình học Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, trong quá trình dạy học ở đại học, thầy với hoạt động dạy đóng vai trò tổ

Trang 9

chức, điều khiển, chỉ đạo còn sinh viên với hoạt động học tập, nghiên cứu của mình, luôn luôn giữ vai trò tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức

3.2 Các nguyên tắc dạy học ở đại học

Nguyên tắc, theo tiếng La tinh là “Pricipium”, là tư tưởng chỉ đạo quy tắc cơ 20 bản, yêu cầu cơ bản đối với hoạt động và hành vi rút

ra từ tính quy luật được khoa học thiết lập

Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của

lý luận dạy học, chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học

Nguyên tắc dạy học là phạm trù lịch sử Lịch sử phát triển nhà trường và lí luận dạy học đã chỉ ra rằng mục đích giáo dục biến đổi dưới tác động của những yêu cầu của xã hội đã dẫn đến sự biến đổi những nguyên tắc dạy học Lí luận dạy học phải nhạy bén nắm bắt

sự biến đổi những yêu cầu của xã hội đối với việc giáo

dục thế hệ trẻ, phản ứng kịp thời đối với những yêu cầu đó, xây dựng hệ thống những nguyên tắc dạy học, chỉ ra một cách đúng đắn phương hướng chung đi đến mục đích Đồng thời cũng cần bảo toàn

và hoàn thiện những nguyên tắc dạy học đã hình thành trước đây song chưa mất ý nghĩa trong hoàn cảnh mới của hoạt động nhà trường phổ thông

Các nguyên tắc dạy học được xác định dựa trên những cơ sở sau:

- Dựa vào mục tiêu giáo dục;

- Dựa vào các qui luật dạy học và dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên;

- Dựa vào kinh nghiệm xây dựng các nguyên tắc dạy học trước đó

Hệ thông các nguyên tắc dạy học ở đại học:

Bao gồm các nguyên tắc:

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục;

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn;

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự;

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng;

- Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực

nhận thức của sinh viên;

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giảng viên và sinh viên;

- Nguyên tắc đảm bảo chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học, tự

nghiên cứu

Trang 10

4 Vận dụng quy luật và nguyên tắc vào việc dạy học của bản thân

Học tập luôn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên để phát triển và hoàn thiện bản thân mình Với sự vận động đi lên của xã hội thì học sinh, sinh viên cần phải nắm chắc cơ sở lý luận của quan điểm phát triển, để từ đó vận dụng một cách tối ưu nhất, sáng tạo vào hợp lý

Khuynh hướng chung của sự phát triển là vận động đi lên, tức là phải thấy được tính quanh co, phức tạp của sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển của nó Sinh viên có thể nhìn nhận và xác định trước, vạch ra trong đàu các giai đoạn phát triển của bản thân, từ đó học cách vượt qua gián đoạn và thúc đẩy sự vật hiện trượng đó phát triển trong hiện tại và tương lai Trong công cuộc học tập, có những lúc học sinh, sinh viên sẽ cảm thấy quá trình học tập không có chút tiến triển, dậm chân tại chỗ thì chúng ta tránh bi quan và tránh những suy nghĩ tiêu cực Mỗi sinh viên phải có sự phát triển về trí tuệ và thể chất khác nhau, sẽ có các phương pháp học tập, rèn luyện khác nhau để nâng cao trí tuệ và cảm xúc Mỗi người sẽ có một thước đo cuộc sống khác nhau không thể từ đố mà áp vào bản thân mình rồi tự cảm thấy tự ti, áp lực đối với những người cùng tranh lứa, những người thành công hơn mình Quá trình học tập và rèn luyện luôn là quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài Sinh viên không nên chỉ dựa vào điểm số tức thời mà đưa ra kết luận quy chụp tát cả, mà cần xem xét cả quá trình phấn đấu, tìm ra nguyên nhân và nỗ lực cải thiện vấn đề đó để trở lên tốt hơn

Nhận diện và phê phán các quan điểm bảo thủ, cổ hủ, trì trệ, định kiến trong nhận thức và hành động Bệnh bảo thủ là trì trệ, là tình trạng ỷ lại, chậm đổi mói, ngại thay đổi, dựa dẫm vào người khác thậm chí cản trở cái mới Để ngăn chăn các vấn đề này, sinh viên cần rèn luyện ý thức tự chủ, độc lập ham học hỏi và sẵn sàng tiếp thu các tư tưởng, văn hóa, khoa học tiến bộ một cách có chọn lọc phù hợp với văn hóa của dân tộc Cần loại bỏ những phương pháp cũ, những tư duy lạc học khi vận dụng vào quá trình học tập Không phải lúc nào lựa chọn của chúng ta cũng là đúng, sinh viên cần lắng nghe ý kiến của bạn bè, thầy cô, cha mẹ, Không bác bỏ ngay lập tức, cần tôn trọng những ý kiến đó, không áp đặt suy nghĩ của bản thân mình lên người khác Việc bảo thủ, khăng khăng giữ ý kiến của ban thân

sẽ làm trì trệ, không mang lại kiến thức cho bản thân hay giá trị của mình Giáo dục mỗi ngày không ngừng thay đổi và đổi mới để phù hợp với nhu cầu và tình hình của xã hội, sinh viên cần không ngừng học tập, cập nhập kiến thức, tra cứu tài liệu, nâng cao kỹ năng mềm Khi học tập một kiến thức mới thì sinh viên cần dựa trên những kiến thức cũ mà mình đã tích lũy được, phân tích, so sánh và tim ra sự liên kết giữa chúng Từ đó, việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập sẽ giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt nhanh chóng và tạo động lực trong việc học tập

Xác định khuynh hướng phát triển trong tương lai của sự vật, không chỉ nắm bắt cái hiện đang tồn tại, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng

Ngày đăng: 09/06/2024, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w