Bài nghiên cứu của Dương Thị Ánh Tiên 2023 về "Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro trong ngân hàng thương mại: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á", đã được chỉ ra rằng NL
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: GVCC TS Nguyễn Tường Vân
Hà Nội, tháng 04 năm 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu
tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu trong khóa luận này
có nguồn gốc rõ ràng và được sử dụng đúng quy định Những kết quả nêu trong
khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì một công trình nào
khác
Sinh viên
Vũ Thị Phương Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới TS Nguyễn Tường Vân - giảng viên hướng dẫn đã quan tâm, đưa ra
những chỉ bảo quý báu và giúp đỡ về mọi mặt để em hoàn thiện Khóa luận tốt
nghiệp
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giảng viên của trường Học viện
Ngân hàng đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành chương trình học
tập
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các phòng ban, bộ phận tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim
Sơn Nam Ninh Bình đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại đây
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Vũ Thị Phương Anh
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
Tiếng Anh
Agribank Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
ASEAN Association of Southeast
CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn
CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín
dụng Vietcombank Joint Stock Commercial
Bank For Foreign Trade
Of Vietnam
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Industry and Trade
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
WTO World trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
Trang 6Bảng 2.4 Lãi suất huy động tại một số NH TMCP cuối 2023
Bảng 2.5 Lãi suất cho vay mua nhà tại một số NH TMCP cuối 2023
Bảng 2.6 Phí dịch vụ của của một số NH TMCP năm 2023
Bảng 2.7 Tình hình hoạt động huy động vốn của Agribank giai đoạn 2021-2023 Bảng 2.9 Hệ số CAR của một số NH TMCP
Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của một số NH TMCP
Bảng 2.11 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của Agribank giai đoạn 2021-2023
Bảng 2.12 Tỷ lệ ROE của một số NH TMCP giai đoạn 2021-2023
Bảng 2.13 Tỷ lệ ROA của một số NH TMCP giai đoạn 2021-2023
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam giai đoạn 2021 – 2023
Biểu đồ 2.2 Bảng xếp hạng sức mạnh thương hiệu các NHTM năm 2023
Biểu đồ 2.3 Số lượng nhân viên của Big4 NH TMCP năm 2021-2023
Biểu đồ 2.4 Tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Biểu đồ 2.5 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của của Agribank giai đoạn
2021-2023
Biểu đồ 2.6 Sự thay đổi vốn điều lệ tại Agribank qua các năm
Biểu đồ 2.7 Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất năm 2021
Biểu đồ 2.8 Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất năm 2022
Biểu đồ 2.9 Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất năm 2023
Biểu đồ 2.10 Cơ cấu tiền gửi KH của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Biểu đồ 2.11 Dư nợ cho vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam giai đoạn 2021-2023
Biểu đồ 2.12 Quy mô VCSH của NH giai đoạn 2021-2023
Biểu đồ 2.13 Cơ cấu VCSH của NH Agribank giai đoạn 2021-2023
Biểu đồ 2.14 VCSH của một số NH TMCP năm 2023
Biểu đồ 2.15 Cơ cấu tín dụng của Agribank
Trang 8Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Biểu đồ 2.2 Bảng xếp hạng sức mạnh thương hiệu các NHTM năm 2023 7 Biểu đồ 2.3 Số lượng nhân viên của Big4 NH TMCP năm 2021-2023 7 Biểu đồ 2.4 Tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Biểu đồ 2.5 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của của Agribank giai đoạn
Biểu đồ 2.6 Sự thay đổi vốn điều lệ tại Agribank qua các năm 7 Biểu đồ 2.7 Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất năm 2021 7 Biểu đồ 2.8 Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất năm 2022 7 Biểu đồ 2.9 Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất năm 2023 7 Biểu đồ 2.10 Cơ cấu tiền gửi KH của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
Biểu đồ 2.11 Dư nợ cho vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Biểu đồ 2.12 Quy mô VCSH của NH giai đoạn 2021-2023 7 Biểu đồ 2.13 Cơ cấu VCSH của NH Agribank giai đoạn 2021-2023 7 Biểu đồ 2.14 VCSH của một số NH TMCP năm 2023 7
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
Trang 91.1 Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 9
1.1.2 Cạnh tranh trong hoạt động KD của ngân hàng thương mại 101.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 121.2.1 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 121.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 151.2.4 Mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 211.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 22
1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến từ môi trường vi mô 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 25
2.2.1.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam thông qua nhóm chỉ tiêu phi tài chính 302.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam thông qua nhóm chỉ tiêu tài chính 432.2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
2.3 Đánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 67
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
về nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2020 - 2023 673.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
NLCT của NH là khả năng của NH đó để tạo ra lợi nhuận cao và duy trì hoặc
mở rộng thị phần trong một môi trường KD không ngừng biến đổi NLCT không chỉ đơn thuần là về khả năng sinh lời mà còn bao gồm cả khả năng linh hoạt thích nghi và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tiên phong đổi mới sản phẩm và dịch
vụ, đồng thời quản lý rủi ro và tài chính một cách hiệu quả Một NLCT mạnh mẽ sẽ giúp NH duy trì và nâng cao sự tin cậy của KH, từ đó tạo ra LTCT bền vững (Hoàng Ngọc Hải, 2013)
Các NHTM quốc tế đang dần mở rộng lĩnh vực hoạt động tại VN với năng lực tài chính, hệ thống quản lý, công nghệ hiện đại Bên cạnh đó, thị trường nội địa
NH VN đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các NHTM Xu hướng này được thể hiện rõ nét qua việc DN không ngừng tăng số lượng mạng lưới
CN, chiễm lĩnh thị trường, cung cấp giải pháp toàn diện, và thu hút KH bằng các chương trình ưu đãi về tiện ích và lãi suất đặc biệt là hướng dần về nông thôn, hướng tới KH nhỏ lẻ, mà thị phần này trước kia chủ yếu là của Agribank
Agribank cũng đang đối mặt với nhiều yếu tố cản trở và hạn chế nội bộ Một trong những vấn đề lớn nhất là mạng lưới cồng kềnh, đôi khi không linh hoạt đáp ứng đa dạng nhu cầu của KH của một NHTM Ngoài ra, vấn đề về nợ xấu cũng là một thách thức lớn đối với Agribank Dù đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu, song việc kiểm soát rủi ro tín dụng và giải quyết các khoản nợ khó thu hồi vẫn còn gặp nhiều trở ngại Điều này tác động đến khả năng tài chính và sức hấp dẫn của Agribank trước các nhà đầu tư và KH Trong bối cảnh mà các NHTM trong nước có mức độ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, Agribank cần có những giải pháp cụ thể để duy trì và nâng cao NLCT của mình Đề tài này nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi, nhân tố nào gây ảnh hưởng đến NLCT của Agribank, và làm thế nào để nâng cao NLCT của Agribank Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài
Trang 11M Amini và A Rahmani (2023) đã chỉ ra trong bài nghiên cứu “How strategic agility affects the competitive capabilities of private banks” của mình rằng phát triển khả năng nhanh nhẹn, sự nhạy bén trong việc tiếp nhận và thích nghi với những đổi thay của hoàn cảnh được coi là một phương tiện hiệu quả để đạt được LTCT trong lĩnh vực NH Hơn nữa, trong số các khía cạnh của tính linh hoạt chiến lược, tầm nhìn rõ ràng là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến NLCT
MD Turki và cộng sự (2023) với bài nghiên cứu “Studying the Role of Banking Marketing in Supporting the Competitive Advantage of the Iraqi Banks”
đã khám phá vai trò của tiếp thị trong việc hỗ trợ LTCT, có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như lợi thế về chuyên môn, công nghệ hoặc nguồn lực cho phép
NH mang lại nhiều giá trị hơn cho KH so với ĐTCT LTCT này đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép các NH mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút đầu tư,
cả trong nước và quốc tế
Đề tài “Nexus between information technology investment and bank performance: the case of Jordan” của nhóm tác giả HY Asma'a Al-Amarneh Jordan (2023) đã thể hiện sự mong đợi việc cải thiện hiệu suất liên tục của NH Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản lý NH có thể sử dụng CNTT làm nguồn lực chiến lược để cải thiện hoạt động KD của NH, từ đó nâng cao NLCT và từ đó đạt được LTCT
E Suandi và cộng sự (2023) trong bài nghiên cứu “An empirical investigation
of Islamic marketing ethics and convergence marketing as key factors in the improvement of Islamic banks performance” đã điều tra ảnh hưởng của đạo đức tiếp thị Hồi giáo và tiếp thị hội tụ đến LTCT và hiệu quả hoạt động của NH Kết quả cho thấy đạo đức tiếp thị Hồi giáo và tiếp thị hội tụ có đủ tự tin để có những ảnh hưởng đáng kể đến LTCT, tạo ra mối liên hệ tích cực với LTCT Tuy nhiên, đạo đức tiếp thị Hồi giáo và tiếp thị hội tụ có mức độ tác động đến hiệu quả chất lượng của NH
là không đáng kể LTCT làm trung gian tích cực cho mối quan hệ Nghiên cứu này còn cho thấy tiếp thị hội tụ không tác động trực tiếp lên mức độ hiệu quả của NH
mà ảnh hưởng một cách gián tiếp thông qua LTCT Tiếp thị hội tụ trước tiên phải tạo ra lợi thế cho NH so với các ĐTCT để có ảnh hưởng tốt đến năng suất hoạt động của NH
Trang 12ASH Abunaila và cộng sự (2022) đã chỉ ra trong bài nghiên cứu “Improve the competitive advantage through human resources management practices in the Iraqi Banking sector” của mình rằng LTCT bị tác động tích cực bởi việc tuyển dụng
và lựa chọn Bên cạnh đó, LTCT bị ảnh hưởng đáng kể và đáng kể bởi việc đền bù
và khen thưởng Tương tự như cách đánh giá hiệu suất, chúng thúc đẩy LTCT đáng
kể Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đào tạo và phát triển có tác động tiêu cực đáng kể đến LTCT
Mostafa A Ali và cộng sự (2021) đã nghiên cứu các NHTM Iraq qua bài nghiên cứu “Dynamic Capabilities and Their Impact on Intellectual Capital and Innovation Performance” Các tác giả đã nghiên cứu hiện tại điều tra tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả đổi mới trong lĩnh vực NH cũng như ảnh hưởng đến tài sản
vô hình Nghiên cứu cho thấy mức độ vốn trí tuệ của nhân viên tăng lên đáng kể theo hướng đổi mới thông qua vai trò điều tiết năng lực năng động giữa vốn trí tuệ
và hiệu suất đổi mới trong lĩnh vực NHTM để có LTCT tốt hơn
S Lee và cộng sự (2021) trong bài nghiên cứu “Red Queen Effect in German Bank Industry: Implication of Banking Digitalization for Open Innovation Dynamics” đã nghiên cứu các động lực cạnh tranh giữa các công ty và tác động của các động lực đó đến hiệu quả hoạt động của công ty Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các hành động đổi mới của Deutsche Bank trong quá trình số hóa ngành NH châu
Âu là cần thiết và là yếu tố có thể dẫn đến hoạt động thành công của công ty trong môi trường siêu cạnh tranh Các DN cần phát triển năng lực để nhanh chóng nắm bắt các cơ hội đổi mới và tận dụng chúng để đi trước các ĐTCT
HA Hussein (2021) trong bài nghiên cứu “The role of dynamic marketing balance in enhancing marketing performance Survey study on a number of Iraqi private banks” đã đưa ra quan điểm về hiệu quả tiếp thị của các NH trong bối cảnh cân bằng động của tiếp thị Hiệu suất thị trường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các động lực của ngành, bao gồm (quy mô và tần suất thay đổi liên quan đến sở thích và cấu hình của KH), cường độ cạnh tranh (mức độ cạnh tranh liên quan đến số lượng và chất lượng của ĐTCT) và môi trường không chắc chắn bao gồm (khả năng dự đoán trong môi trường KD) Các khía cạnh ảnh hưởng đến việc lựa chọn thang đo trong từng khía cạnh của quản lý quan hệ KH và xác định mục tiêu của hoạt động tiếp thị
Trang 13Việc quản lý các NH phải tập trung vào sự cân bằng năng động của hoạt động tiếp thị và tập trung vào nó, vì đây là cơ sở để xác định vị thế cạnh tranh của NH trên bản đồ KD và đạt được hiệu quả tiếp thị cao
Waqas Ali và cộng sự (2021) trong bài nghiên cứu “Competitive performance nexus and the mediating role of enterprise risk management practices:
strategies-a multi-group strategies-anstrategies-alysis for fully fledged Islstrategies-amic bstrategies-anks strategies-and conventionstrategies-al bstrategies-anks with Islamic window in Pakistan” đã điều tra điều tra xem liệu tác động của các chiến lược cạnh tranh lên hiệu quả hoạt động có khác biệt đáng kể giữa các NH Hồi giáo chính thức so với các NH thông thường có cơ chế Hồi giáo hay không Kết luận được đưa ra là NLCT của các NH phụ thuộc chặt chẽ vào việc triển khai hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro DN, bởi chiến lược cạnh tranh đóng vai trò nền tảng cho hoạt động này Do vậy, nghiên cứu đề xuất cả hai mô hình NH đều cần ưu tiên thực tiễn quản lý rủi ro DN để gặt hái thành công trong việc thực thi chiến lược
Bài nghiên cứu “The Impact of Banking Competition on Economic Growth and Financial Stability: An Empirical Investigation” của G Abuselidze (2021) đưa
ra giả thuyết về sự hiện diện của mức độ cạnh tranh NH cao và mức độ tập trung thị trường NH thấp có tác động điều hòa đến tốc độ cung ứng tiền tệ trong khu vực kinh tế Nhờ vậy, hiệu quả của chính sách tiền tệ do NHTW thực thi trong việc đạt được các mục tiêu cốt lõi được gia tăng Vì vậy, cạnh tranh NH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
AM Eyasu và D Arefayne (2020) trong bài nghiên cứu “The effect of corporate social responsibility on banks’ competitive advantage: Evidence from Ethiopian lion international bank S.C” đã chỉ ra rằng do toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ, môi trường KD hiện tại ở một quốc gia đang phát triển mang tính cạnh tranh, điều này đòi hỏi sự tham gia của công ty vào trách nhiệm xã hội của DN (CSR) để duy trì tính cạnh tranh Kết quả cho thấy các nhà quản lý NH nên chú trọng hơn đến CSR liên quan đến môi trường và tích hợp nó với hoạt động KD của công ty để có thể tác động lớn đến LTCT của công ty, giúp họ đảm bảo sự phát triển bền vững
Trong nghiên cứu của F Qawasmeh và cộng sự (2009), họ đã thăm dò mối liên hệ thực hiện phân tích SWOT và việc đạt được LTCT từ góc nhìn của các quản
Trang 14lý NH tại Jordan Trong bài nghiên cứu “The Impact of SWOT Analysis on achieving a Competitive Advantage: Evidence from Jordanian Banking Industry”, kết quả cho thấy rằng các yếu tố như hoàn thành dịch vụ đúng giờ, chất lượng dịch
vụ, chi phí và tính linh hoạt được xác định là quan trọng nhất trong việc tạo ra LTCT
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Bùi Anh Thư (2023) đã đưa ra vai trò của CNTT và truyền thông đối với NLCT của NH trong bài nghiên cứu “Vai trò của CNTT và truyền thông đối với năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Bài nghiên cứu khẳng định vai trò tích cực mạnh mẽ của CNTT và truyền thông đến NLCT của các
NH CNTT và truyền thông được xem như một yếu tố thúc đẩy, tạo bức phá tăng trưởng cho các tổ chức, DN
Bài nghiên cứu của Dương Thị Ánh Tiên (2023) về "Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro trong ngân hàng thương mại: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á", đã được chỉ ra rằng NLCT đóng vai trò đóng vai trò kích thích hoạt NH hiệu quả và tăng cường sự an toàn của hệ thống Công trình này chỉ ra tầm ảnh hưởng đáng kể của các chỉ số cốt yếu của NH và yếu tố kinh tế vĩ mô đều có ảnh hưởng đáng kể đến NLCT trong NH
Nghiên cứu của Phạm Thủy Tú và cộng sự (2023) về "Tác động của năng lực cạnh tranh và sự phát triển của ứng dụng CNTT - Truyền thông đối với ổn định tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam" đã phân tích quan hệ tương quan giữa NLCT và mức độ phát triển CNTT - Truyền thông đến sự ổn định tài chính của
NH Kết quả cho thấy rằng NLCT và sự phát triển của ứng dụng CNTT - Truyền thông đã đóng góp vào việc thúc đẩy ổn định tài chính của các NH Những kết quả này ngụ ý rằng khi áp lực cạnh tranh giữa các NH tăng cao, việc đầu tư và phát triển CNTT - Truyền thông trong thời gian vừa qua có thể không hiệu quả và gây ra bất
ổn trong tài chính
Tô Vĩnh Sơn (2023) trong bài nghiên cứu “Tác động của cạnh tranh đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam” đã phân tích vai trò của sự cạnh tranh trong việc thúc đẩy hiệu quả KD và lợi nhuận sau thuế của các NH VN Công trình nghiên cứu cũng kết luận rằng, khi mức độ cạnh tranh tăng lên, NH có lợi
Trang 15nhuận thấp hơn về ROA và ROE nhưng hiệu quả hơn về mặt lợi nhuận ròng (NIM) Ngoài ra, các NH có thể tận dụng lợi thế của quy mô, vốn, cho vay, thanh khoản
NH để cải thiện hiệu quả tài chính của họ Hơn nữa, khả năng tạo ra lợi nhuận của
NH không chỉ đơn thuần dựa vào hoạt động nội bộ mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài Biến động kinh tế vĩ mô sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả KD của
NH Do đó, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, các NHTM cần tập trung vào việc kiểm soát các yếu tố nội tại một cách hiệu quả, đồng thời linh hoạt điều chỉnh chiến lược KD dựa trên diễn biến của tình hình kinh tế vĩ mô bên ngoài
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh và Lê Đình Luân (2022) về
"Tác động của chuyển đổi số đến năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam” cho thấy rằng chuyển đổi số qua các ứng dụng NH điện tử và NH
số, cùng với sự xâm nhập nhanh chóng của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), là các yếu tố tích cực ảnh hưởng đến NLCT của các NHTM Bên cạnh chuyển đổi số, việc đa dạng hóa dịch vụ cũng được xác định là một thành phần tích cực đối với NLCT, trong khi rủi ro được xem là yếu tố ngược lại có ảnh hưởng đến NLCT
Dương Hoàng Tiến (2022) trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã đo lường NLCT và nhận thấy rằng giá đầu ra của các sản phẩm và dịch vụ của NH trong mẫu nghiên cứu đang lớn hơn khoảng 11.63% so với chi phí biên mà các NH đang gánh chịu để vận hành quá trình hoạt động KD Nghiên cứu cho thấy rằng các
NH có NLCT cao dường như có thể thiết lập một mức lãi suất cho vay cao cũng như lãi suất huy động tiền gửi thấp hơn so với các NH khác Ngoài ra, đề tài cũng tìm thấy rằng quy mô NH, VCSH, tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có mối tương quan dương với năng suất hoạt động của các NH Ngược lại, thị phần cho thấy mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của các NH
Dương Thị Ánh Tiên và Lê Thị Hương (2022) trong bài nghiên cứu “Market power study of commercial banks in Asean” đã xem xét các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của các NHTM trong ASEAN Phân tích nhấn mạnh vai trò quan trọng của các yếu tố bên ngoài trong việc định đoạt sức mạnh thị trường của NH bao gồm tỷ lệ VCSH, quy mô, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ tiền gửi,
Trang 16sở hữu nhà nước, tỷ lệ tài sản ngành NH, tỷ lệ vốn hóa thị trường, tốc độ tăng trưởng tài sản, lạm phát, tăng trưởng GDP và khủng hoảng tài chính Ngoài ra, các yếu tố đặc thù của ngành, yếu tố kinh tế vĩ mô và cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008 cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức mạnh thị trường NH
Được ghi nhận trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thủy (2022) về "Tác động của chuyển đổi số đối với năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam", đã phân tích tác động của chuyển đổi số lên NLCT của các NH này Kết quả thu được cho thấy rằng chuyển đổi số, biểu thị bởi chỉ số ICTIndex, đã có tác động tích cực đến NLCT của các NH, được đo bằng chỉ số Lemer Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến đặc điểm của NH như quy mô, tỷ lệ VCSH so với tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi so với tiền cho vay, và quy mô tín dụng cũng có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của các NH
Phạm Thủy Tú và Đào Lê Kiều Anh (2021) trong bài nghiên cứu của mình
“The impact of competitive capacity on the financial stability of vietnamese commercial banks before the context of participation in the CPTPP” đã đưa ra kết luận NLCT càng tăng thì mức độ ổn định tài chính của hệ thống NH VN càng tăng
Trong nghiên cứu của Bùi Ngọc Kim Xuân (2020) về “Phân tích các tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, đã chứng minh sự quan trọng của việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm nhằm làm cơ
sở thông tin và tham khảo cho các nhà quản trị và cơ quan chức năng Nghiên cứu
đã chứng minh NLCT của các NHTM tại VN là tương đối thấp và được ảnh hưởng bởi các yếu tố như quy mô vốn, quy mô NH, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, doanh thu phí, số lượng ngân hàng, sở hữu nhà nước, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát
Nguyễn Cẩm Nhung (2018) trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của hội nhập tài chính trong AEC đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam” đã kết luận rằng các NHTM đã chú trọng tăng VCSH để tăng cường sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh với các NH liên doanh và NH nước ngoài hoạt động tại VN cũng như khả năng phát triển thị trường ra các nước ASEAN Bên cạnh đó là nâng cao năng lực cung ứng giải pháp tài chính đáp ứng khả năng cạnh
Trang 17tranh với các nước trong khu vực bằng cách tập trung tạo dựng hệ thống dịch vụ
NH bán lẻ đạt chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lí luận về NLCT của NHTM
- Phân tích, đánh giá NLCT của Agribank giai đoạn 2020 - 2023
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao NLCT Agribank
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu NLCT của Agribank giai đoạn 2020 - 2023 dựa trên thông tin hệ thống Agribank trên các chỉ tiêu tài chính, thị phần, hiệu quả kinh doanh và nguồn nhân lực
- Đối tượng nghiên cứu: NLCT Agribank
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Nghiên cứu tài liệu, quan sát đối tượng khảo sát
- Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá các số liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu
6 Kết cấu khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về NLCT của NHTM
Chương 2: Thực trạng NLCT của Agribank
Chương 3: Giải pháp nâng cao NLCT của Agribank
Trang 18CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh, bao gồm cạnh tranh theo trường phái kinh tế học tổ chức (Porter, 1981), kinh tế học cạnh tranh độc quyền (Chamberlin, 1961) và kinh tế học Áo (Grimm và ctg, 2006) Kinh tế học tổ chức (Porter, 1980), gọi tắt là IO (Industrial Organization), được tổng quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành, vận hàng hay chiến lược của DN và kết quả KD của ngành, còn gọi là mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) Điểm then chốt của mô hình IO là kết quả KD phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau Cơ cấu của ngành sẽ quyết định hành
vi (chiến lược KD) của doanh nghiệp và điều này sẽ dẫn đến kết quả KD ngành (Porter, 1981)
Lê Minh Trường (2023) đã chỉ ra rằng cạnh tranh là quy luật tất yếu, là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển, là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp mà các DN phải chấp nhận mà không có sự lựa chọn nào khác Do cách tiếp cận hay mục đích nghiên cứu khác nhau nên phát sinh nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch” Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đổi về phía mình” Theo Từ điển tiếng Việt, “cạnh tranh” là “ cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau” Theo cuốn kinh tế học của P.Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các DN cạnh tranh với nhau để giành KH thị trường”
Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể KD, cuốn “Các hoạt động hạn chế cạnh tranh và hoạt động thương mại không lành mạnh” của Tổ chức thống nhất, tín thác vì người tiêu dùng (Ấn Độ) đã diễn tả: “Cạnh tranh trên thị trường là
Trang 19quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng ganh đua để giành KH bằng các phương thức, biện pháp khác nhau”
Thuật ngữ “cạnh tranh”, theo Từ điển KD xuất bản ở Anh năm 1992, được hiểu là “sự ganh đua, thù địch giữa các DN trên thị trường để tranh giành cùng một loại nguồn lực sản xuất hoặc cùng một loại KH cho mình " Tương tự, Bách khoa toàn thư Việt Nam giải thích cạnh tranh kinh tế là hoạt động cạnh tranh giữa những người sản xuất, KD, KD trong nền kinh tế nhằm đạt được những điều kiện thuận lợi
nhất cho sản xuất, tiêu dùng và thị trường Vậy, cạnh tranh là sự ganh đua giữa
những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông quan các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình
1.1.2 Cạnh tranh trong hoạt động KD của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm cạnh tranh trong hoạt động KD ngân hàng thương mại
Cạnh tranh trong lĩnh vực NH có tác động đến khả năng tiếp cận vốn của các
DN, ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính và kinh tế với các tác động không rõ ràng Theo quan điểm của lý thuyết vị thế thị trường (Boyd & De Nicolo, 2005), vị thế thị trường cao của các NH cho phép áp dụng lãi suất cao hơn cho các khoản vay, dẫn đến tăng nguy cơ xuất hiện hiện tượng rủi ro đạo đức (Moral Hazard) và lựa chọn bất lợi (Adverse Selection) vì chỉ các DN có rủi ro cao mới chấp nhận lãi suất vay cao Do đó, điều này có thể tăng nguy cơ cho các NH trong việc thu hồi vốn/lợi nhuận Có hai quan điểm đối lập trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính của các NH
Quan điểm cạnh tranh – dễ tổn thương được đề xuất bởi (Keeley, 1990) Ý tưởng chính của quan điểm này là sự cạnh tranh của NH cao sẽ làm gia tăng rủi ro của NH và giảm mức độ ổn định tài chính của NH Ví dụ, trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận của các NH sẽ bằng không, và không có tiềm năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai (giá trị thương hiệu bằng không) NH sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn để lựa chọn đầu tư, vì họ không có gì để mất Ngược lại, nếu các NH có một
ít sức mạnh thị trường có được giá trị thương hiệu tích cực, nhà quản lý NH cũng như các cổ đông sẽ thận trọng hơn trong việc chấp nhận rủi ro
Trang 20Quan điểm về cạnh tranh và ổn định được lập luận rằng cạnh tranh tăng càng cao thì mức độ ổn định cũng tăng lên Nghiên cứu của Stiglitz và Weiss (1981) đã phát hiện ra mối quan hệ nghịch biến giữa mức độ cạnh tranh (được đo bằng số lượng ngân hàng tham gia) và mức độ rủi ro trong ngành NH Besanki và Thakor (2004) cũng chỉ ra rằng sự tăng cường cạnh tranh giảm đi lợi thế thông tin từ các quan hệ cho vay và làm tăng sự chấp nhận rủi ro của các NH Môi trường cạnh tranh cũng làm cho các NH thu được ít thông tin hơn về KH vay vốn Allen và Gale (2004) đã nghiên cứu rằng các NH gặp khó khăn trong việc đánh giá hồ sơ tín dụng của KH, dẫn đến tăng nguy cơ rủi ro tín dụng và khả năng xảy ra các vấn đề bất ổn tài chính Ngược lại, trong một môi trường ít cạnh tranh, các NH có xu hướng cung cấp dễ dàng hơn các khoản vay lớn, dẫn đến tăng nguy cơ sụp đổ của NH (Caminal
và Matutes, 2002) Việc áp dụng lãi suất cao trong hệ thống NH có thể khuyến khích người dân chấp nhận các khoản vay rủi ro cao hơn, dẫn đến tăng nợ xấu Tuy nhiên, lãi suất cao cũng mang lại thu nhập từ lãi suất cao cho các NH (Martinez-Miera và Repullo, 2010) Ngoài ra, khi ít cạnh tranh, các NH có mức lợi nhuận cao hơn, từ đó tích lũy vốn để ngăn chặn các cơn sốc bất thường và giảm động cơ chấp nhận các dự án rủi ro cao, làm giảm biến động tăng trưởng kinh tế
Cạnh tranh giữa các NHTM là sự cố gắng đồng bộ của các NH trong một lĩnh vực để cung cấp cho KH các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, nhằm tăng cường vị thế của mình so với các đối thủ trong ngành
1.1.2.2 Đặc thù cạnh tranh trong hoạt động KD của ngân hàng thương mại
“NH là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối tượng từng cộng đồng nói riêng Các NH có thể được định nghĩa qua các chức năng hàm chúng thực hiện trong nền kinh tế” (Peter S.Rose, 2010) Về bản chất, các NH cũng là một loại DN Do đó, trong quá trình hoạt động của mình, các
NH luôn tìm cách tối ưu hóa chi phí đầu vào và tăng giá trị đầu ra Cạnh tranh trong ngành NH được hiểu là cuộc đấu tranh giành KH và điều kiện thuận lợi nhất trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, có đặc điểm khác biệt so với các đối thủ trên thị trường để tối đa hóa lợi ích
Đặc thù cạnh tranh trong hoạt động KD của Ngân hàng thương mại
Trang 21Theo Nguyễn Thị Chinh (2020), các NHTM luôn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt như tất cả các đơn vị trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, so với các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các NHTM có những đặc điểm riêng Cụ thể:
Thứ nhất, lĩnh vực kiểm soát đồng tiền là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm với
sự ảnh hưởng đa dạng từ nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý và văn hóa truyền thống Mỗi yếu tố này đều có tác động riêng biệt và ngay cả những thay đổi nhỏ nhất cũng có thể gây ra tác động to lớn và nhanh chóng đối với toàn bộ môi trường KD
Thứ hai, các hoạt động KD của các NHTM liên quan đến tất cả các tổ chức
kinh tế và cá nhân tham gia vào các hoạt động huy động vốn, cho vay và các dịch
vụ tài chính khác Do đó, nếu một NHTM gặp khó khăn trong KD và có nguy cơ phá sản, điều này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các NHTM khác trong chuỗi Vì vậy, các NHTM cạnh tranh để giành thị phần, song cũng phải duy trì sự hợp tác trong một môi trường lành mạnh để đối phó với rủi ro hệ thống
Thứ ba, vì hoạt động của NHTM có liên quan chặt chẽ đến mọi khía cạnh
của nền kinh tế xã hội, các ngân hàng trung ương của các quốc gia đã áp dụng kiểm soát nghiêm ngặt đối với thị trường này và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm để
đề phòng nguy cơ đổ vỡ hệ thống do hoạt động mạo hiểm của NHTM
Thứ tư, các hoạt động của các NHTM liên quan đến lưu chuyển tiền tệ không
chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà còn có liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế quốc tế Do đó, khả năng phát triển kinh tế của hệ thống NHTM phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cả trong nước lẫn quốc
tế, đặc biệt là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng tài chính và vai trò then chốt của công nghệ thông tin trong hoạt động KD của các NH này
1.2 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Lý thuyết về cạnh tranh đã có nguồn gốc sớm từ thời của Adam Smith (1776) và David Ricardo (1817) và tiếp tục phát triển cho đến trước những năm
1970 Điều này đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của lý thuyết về NLCT hiện nay Ban đầu, nghiên cứu về NLCT tập trung chủ yếu vào cấp độ quốc gia (M E Porter, 1979; 1990), sau đó mở rộng sang cấp độ ngành (M E Porter,
Trang 221990), NLCT của DN (M E Porter, 1979, 1998; Sanchez & Heene, 1996, 2004,
2008, 2010; Ambastha & Momaya, 2002, 2004), và NLCT của sản phẩm (Chursin
& Makarov, 2015) Gần đây, sự tập trung vào nghiên cứu về NLCT của sản phẩm mới đã trở thành yếu tố chính của NLCT của DN (Chursin & Makarov, 2015) NLCT của sản phẩm được hiểu là "khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, phản ánh mức độ mà sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu một cách tốt hơn và cung cấp giá trị cao hơn so với các sản phẩm cạnh tranh" (Chursin & Makarov, 2015), từ đó giúp DN thu hút KH và tăng tốc độ tiếp cận thị trường so với các ĐTCT (Bùi Xuân Phong, 2005)
NLCT là khả năng của một NH để tạo ra, duy trì và phát triển những ưu thế
để giữ và mở rộng thị phần, đạt lợi nhuận cao hơn trung bình ngành và liên tục gia tăng, đồng thời đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua biến động bất lợi của môi trường KD (Lê Văn Vĩnh, 2013) Các nghiên cứu gần đây tại VN về NLCT của NHTM như Đặng Hữu Mẫn (2010), Nguyễn Thu Hiền (2011), Phan Thị Hồng Nga (2013), Hoàng Thị Thanh Hằng (2013), Lê Thẩm Dương (2013) chỉ ra rằng các ngân hàng này có thể tăng cường khả năng cạnh tranh không chỉ bằng sản phẩm cơ bản mà còn thông qua sự độc đáo và đa dạng của dịch
vụ, và việc tiếp cận thành công các dịch vụ này đến KH (Phan Thị Cúc, 2006) Hiệu quả của các chính sách nhân sự, đặc biệt là chính sách tuyển dụng và cơ chế thù lao,
là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng của NH (Nguyễn Hữu Thà, 2014); năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của các nhà lãnh đạo trong NH đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của hoạt động NH (Phạm Thanh Bình, 2005) Thương hiệu là một tài sản vô hình mà một NH sở hữu, và sẽ là vũ khí chủ lực để NH đó có thể cạnh tranh với các đối thủ (Lê Thẩm Dương, 2013) Các NHTM đang triển khai phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao và sử dụng các sản phẩm dịch vụ công nghệ làm thước đo cho sự cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các dịch vụ điện
tử khác (Lê Thẩm Dương, 2013)
Tác giả Trần Sửu trong cuốn sách “Năng lực cạnh tranh của DN trong điều kiện toàn cầu hóa” định nghĩa: “NLCT của DN là khả năng tạo ra LTCT, có khả
Trang 23năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn ĐTCT, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”
Cũng giống như mọi DN, NHTM cũng là một DN và đặc biệt là một DN có mục đích chính là thu lợi nhuận Vì vậy, tồn tại của NHTM cũng được hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận Do đó, các NHTM luôn nỗ lực tối đa để cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất cho
KH với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất Đồng thời, NHTM cũng đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy và tiện lợi nhất để thu hút KH, mở rộng thị phần và đạt được lợi nhuận cao nhất Do đó, cạnh tranh trong lĩnh vực NHTM là một cuộc đua không ngừng, với mục tiêu tranh giành KH bằng mọi cách có thể để đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhất Nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ, tạo nên LTCT, tăng lợi nhuận, xây dựng uy tín và thương hiệu, cũng như giành được vị thế trong thị trường KD
Có thể khái quát rằng NLCT của NHTM là sự tổng hợp của tất cả khả năng
để đáp ứng nhu cầu của KH bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đa dạng, phong phú, tiện lợi và độc đáo hơn so với các sản phẩm, dịch
vụ tương tự trên thị trường Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh, tăng doanh thu
hàng năm của ngân hàng, xây dựng uy tín, thương hiệu và vị thế cao trên thị trường
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại
+ Vai trò của ngành NH rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tính bền vững của cá nhân, ngành cũng như đất nước Do đó, điều quan trọng là các NH phải liên tục nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành (Pradeep Dwivedi và công
sự, 2021)
+ Các NH đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối và phân bổ các nguồn lực, vì thế nâng cao NLCT và mối liên hệ của nó với các yếu tố khác trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng không chỉ đối với hệ thống tài chính mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế (Berger, 2009; Casu & Girardone,2009; Heggestad & Mingo, 1977; Martinez-Miera & Repullo, 2010; Stiroh, 2004; Tan, 2016)
+ Trở thành “người điều phối” hệ sinh thái, các NH có được những cơ hội mới, đảm nhận các chức năng quản lý mới đòi hỏi phát triển những năng lực mới
Trang 24đầy hứa hẹn, cho phép NH tạo điều kiện cho LTCT lâu dài (Yana S Matkovskaya
và cộng sự, 2022)
+ Cetorelli và Strahan (2006) nhận thấy rằng khả năng tín dụng tốt hơn sau IBBEA (Interstate Banking and Branching Efficiency Act) khuyến khích sự gia nhập và tăng áp lực cạnh tranh ở các NHTM Dejan và cộng sự (2020) cũng nhận thấy rằng thị trường sản phẩm có thể sẽ cạnh tranh hơn sau khi cạnh tranh NH gia tăng vì nó giảm bớt những hạn chế tài chính của các tập đoàn bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng
+ Võ Xuân Vinh (2016) nghiên cứu tác động của NLCT đến lợi nhuận và sự
ổn định của các NH VN trong bối cảnh hội nhập Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của 37 NHTM VN giai đoạn 2006–
2014 Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nâng cao NLCT giúp các NH tạo lợi nhuận (được điều chỉnh bởi rủi ro) càng cao và ổn định hơn
+ Nguyễn Thị Chinh (2020) chỉ ra rằng, khi các NH cạnh tranh gay gắt với nhau, việc nâng cao NLCT là điều bắt buộc Bởi với một ngành mang nhiều đặc thù của một ngành dịch vụ thì mức độ hài lòng của KH khả năng đáp ứng nhu cầu, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần, chính là cốt lõi Chính vì vậy, nếu một NH không đầu tư nâng cao NLCT, NH đó sẽ dần bị tụt lùi so với các ĐTCT, dần trở nên yếu kém, lỗi thời, mất đi lượng KH tiềm năng, mất đi thị trường, mất đi khả năng cạnh tranh, và những điều này sẽ đẩy NH vào tình trạng khó
khăn, thậm chí phá sản hoặc rút giấy phép KD
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Các chỉ tiêu năng lực phi tài chính
* Uy tín và thương hiệu của NH
Thương hiệu là yếu tố hàng đầu và vô cùng quan trọng trong việc xác định
và hướng dẫn KH tới việc mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một DN Thương hiệu giúp người tiêu dùng có thể xác nhận mức độ an toàn, tính thuận tiện, phong cách làm việc thoải mái, và sự hợp lý về mặt giá cả trong quá trình giao dịch với DN (Phạm Tấn Mến, 2008)
* Chất lượng nguồn nhân lực
Trang 25Theo Đặng Hữu Mẫn (2010), NH là một loại DN KD dịch vụ tài chính, trong
đó vai trò của nhân viên là rất quan trọng đối với chất lượng dịch vụ Điều này đòi hỏi đội ngũ nhân viên NH phải có chất lượng về kiến thức, năng lực chuyên môn và
sự chuyên nghiệp để xây dựng lòng tin với KH và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của
KH Nguồn nhân lực của NH cần được đánh giá từ các khía cạnh sau:
+ Số lượng lao động: để mở rộng mạng lưới và nâng cao thị phần cũng như chất lượng dịch vụ KH, các NHTM cần đảm bảo có đủ nhân lực Tuy nhiên, việc xem xét chỉ tiêu này phải được đặt trong bối cảnh của hệ thống mạng lưới và hiệu quả KD để đánh giá năng suất lao động trong ngành NH
+ Chất lượng lao động: thể hiện qua các tiêu chí về trình độ học vấn và các
kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ…
* Công nghệ áp dụng
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, công nghệ được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi NHTM Tất cả NHTM không thể cung cấp đa dạng sản phẩm với chất lượng và giá cả hấp dẫn nếu thiếu các đầu tư phù hợp vào hiện đại hóa công nghệ Áp dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các dịch vụ điện tử, sẽ mang lại LTCT cho NH (Nguyễn Văn Thủy, 2022)
* Hệ thống phân phối
Theo Phạm Tấn Mến (2008), hệ thống CN và điểm giao dịch là cột mốc quan trọng của NH, mở rộng phạm vi phục vụ đến khắp các khu vực Sự lan rộng của mạng lưới NH giúp tăng cường khả năng tiếp cận và đáp ứng đa dạng nhu cầu của
KH đối với các sản phẩm và dịch vụ của NH, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của
NH Sự đa dạng và tính năng của các sản phẩm, dịch vụ của NH
+ Sự đa dạng của danh mục sản phẩm và dịch vụ trong một NHTM sẽ tăng khả năng đáp ứng đa dạng các nhu cầu của KH, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NH Vì các sản phẩm và dịch vụ của NH dễ bị sao chép, do đó để cạnh tranh, các NH phải liên tục cải tiến và phát triển các sản phẩm và dịch vụ của mình theo từng ngày
Trang 26+ Giá cả dịch vụ là một yếu tố quan trọng đối với KH khi sử dụng sản phẩm Giá của sản phẩm NH bao gồm lãi suất huy động, lãi suất cho vay và các khoản phí dịch vụ NH có lợi suất huy động cao, lãi suất cho vay hấp dẫn và phí dịch vụ thấp
sẽ thu hút nhiều KH hơn Tuy nhiên, để đạt được sự cân bằng giữa thu hút KH và duy trì lợi nhuận, NH cần xem xét kỹ lưỡng mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận khi áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh Do đó, NH sẽ tiết kiệm nguồn lực và triển khai các hoạt động marketing để đảm bảo đạt được cả hai mục tiêu về giá cả và lợi nhuận
* Năng lực quản trị, điều hành và cơ cấu tổ chức
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, yếu tố quan trọng nhất để tạo ra LTCT và đảm bảo sự tồn tại và phát triển là con người, đặc biệt là những cá nhân có năng lực quản lý (Phạm Tấn Mến, 2008)
Năng lực quản trị của NH được đánh giá thông qua một số tiêu chí bao gồm: hiệu quả hoạt động KD của NH, chiến lược KD bao gồm chiến lược marketing, phân khúc thị trường, phát triển dịch vụ, định hướng nghiên cứu và phát triển, cũng như khả năng linh hoạt trong việc thích nghi với những thay đổi cần thiết hoặc yêu cầu thay đổi
1.2.3.2 Các chỉ tiêu năng lực tài chính
* Năng lực hoạt động
Phạm Tấn Mến (2008) đã đưa ra các chỉ tiêu năng lực tài chính để đánh giá NLCT của NHTM trong bài luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập”
+ Quy mô và khả năng huy động vốn
Là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình KD, thể hiện tính hiệu quả năng lực và uy tín trên thị trường Hoạt động huy động vốn của NHTM thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn
Tốc độ tăng trưởng HĐV =
Tổng HĐV năm nay – Tổng HĐV năm
Tổng HĐV năm trước
Trang 27Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các năm của NH Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 cho thấy quy mô nguồn vốn của NH đang được mở rộng, hiệu quả huy động vốn đang được cải thiện
+ Khả năng cho vay và đầu tư
+ Thị phần của NH
Mặc dù thị phần là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ nhưng nó lại có tác động đến khả năng cạnh tranh trong tương lai của NHTM Thị phần biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của NH Thông qua thị phần của NHTM, các nhà đầu tư, các
KH có thể đánh giá được quy mô hoạt động của NH, đánh giá được chất lượng của sản phẩm dịch vụ của NH, uy tín của NH để từ đó đưa ra quyết định đầu tư, sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH hay không
Thị phần được đánh giá trên từng lĩnh vực KD của NH, thông qua các chỉ tiêu như:
- Vốn điều lệ: Vốn điều lệ lớn cho phép NH mở rộng hoạt động KD, bao gồm cho vay, huy động vốn, đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính khác Đồng thời, vốn điều lệ cao cho phép NH tăng khả năng quản trị rủi ro, giúp NH củng cố niềm tin của KH, từ đó nâng cao LTCT trên thị trường
- Thị phần huy động vốn: Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng,
là tiền đề để các NHTM thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và các nghiệp vụ khác của
NH Một NH có thị phần huy động vốn lớn đồng nghĩa với việc NH đó có uy tín trên thị trường và có cơ sở để phát triển nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ khác của mình
- Thị phần tín dụng: Nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và rất quan trọng đối với các NHTM VN hiện nay bởi nó đem lại nguồn thu nhập cao cho NH,
từ đó làm tăng khả năng tích lũy và khả năng cạnh tranh cho NH Tuy nhiên, nếu thị
Trang 28phần tín dụng lớn mà chất lượng tín dụng thấp cũng sẽ không được đánh giá cao, làm giảm sức cạnh tranh của NH
+ Hệ số an toàn vốn (CAR)
Hệ số CAR được xác định trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động tín du gj của các tổ chức tín dụng (TCTD) Tỷ lệ này càng cao cho thấy mức độ an toàn trong hoạt động của NH càng cao, khả năng tài chính càng mạnh
CAR = Vốn tự có
Tổng tài sản có có rủi ro + Chất lượng tín dụng
Trang 29khoản tín dụng kém, khả năng thu hồi nợ thấp Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của NH cao, tình hình tài chính của NH tốt
- Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng được thể hiện qua tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng cho một đối tượng với tổng dư nợ tín dụng của toàn NH Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tập trung tín dung trong một ngành nghề, lĩnh vực, … nào đó Cơ cấu tín dụng tuy không phản ánh trực tiếp RRTD của NH nhưng thông qua đó cho biết rủi ro tiềm năng của các NH khi cơ cấu tín dụng quá chênh lệch về một lĩnh vực nào đó Cơ cấu tín dụng
có thể chia theo thời hạn tín dụng, ngành nghề, loại hình DN, …
Như vậy, một NHTM có năng lực tài chính vững mạnh sẽ giúp NH đó chống chịu tốt với các loại rủi ro, đảm bảo hoạt động KD ổn định, tạo điều kiện cho NH thay đổi công nghệ, áp dụng công nghệ cao vào hoạt động KD và quản trị, nâng cao
uy tín trên thị trường
+ Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản của NH là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho
KH, được thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản “Có” có khả năng chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn và tài sản “Nợ” phải thanh toán trong ngắn hạn Chỉ tiêu này đo lường khả năng NH có thể đáp ứng được nhu cầu tiền mặt của KH bị giới hạn thì uy tín của NH đó bị giảm một cách đáng kể
+ Hiệu quả hoạt động KD
Hiệu quả hoạt động KD là thước đo được sử dụng để đánh giá năng lực KD của một NHTM Hiệu quả hoạt động KD của một NHTM được thể hiện thông qua các tiêu chí như: Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên lãi thuần (NIM), …
- Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE – Return on Equity)
ROE = Lợi nhuận sau thuế
x 100%
VCSH bình quân ROE cho thấy khả năng sinh lời từ một đồng của vốn chủ Thông thường, các NH luôn cố gắng tăng ROE để tăng tính hấp dẫn cho các số đông, nhưng nếu ROE quá cao so với ROA chứng tỏ VCSH của Nh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, so vậy ảnh hưởng đến mức độ lành mạnh trong hoạt động của NHTM
Trang 30- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return on Assets)
ROA thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản, đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của NH ROA lớn chứng tỏ hiệu quả KD của NH tốt, cơ cấu tài sản hợp lý,
NH có sự điều hòa linh hoạt giữa các khoản mục tài sản
1.2.4 Mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
SWOT O: Những cơ hội T: Những nguy cơ S: Những điểm mạnh Các chiến lược S - O Các chiến lược S - T W: Những điểm yếu Các chiến lược W - O Các chiến lược W - T
Để phân tích chiến lược cạnh tranh của DN nói chung và NH nói riêng, người ta có thể áp dụng nhiều phương pháp, trong đó ma trận SWOT là một trong những mô hình phổ biến được sử dụng SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của một tổ chức Nguyên tắc
cơ bản của ma trận này là các báo cáo về tổ chức hoặc về môi trường đều được phân loại theo 4 nhóm: Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), và Threat (Thách thức)
+ Các yếu tố bên trong phân tích có thể là: Hình ảnh tổ chức, Cơ cấu tổ chức, Ban lãnh đạo, Khả năng sử dụng các nguồn lực, Kinh nghiệm đã có, Hiệu quả hoạt động, Năng lực hoạt động, Danh tiếng thương hiệu, Thị phần, Nguồn tài chính, …
+ Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: KH, Đối thủ cạnh tranh, Xu hướng thị trường, Nhà cung cấp, Đối tác, Thay đổi xã hội, Công nghệ mới, Môi trường kinh tế, Môi trường chính trị và pháp luật,…
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Tổng tài sản bình quân
Trang 31Khi sử dụng ma trận SWOT để phân tích NLCT, các NHTM nhìn rõ mục tiêu cùng các yếu tố trong và ngoài NH có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến mục tiêu mà NH đề ra, từ đó có thể đề ra chiến lược tốt nhất cho NH mình
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Thị Chinh (2020), các yếu tố tác động đến NLCT của NH bao gồm những nhân tố đến từ môi trường vi mô và những nhân tố đến từ môi trường vĩ
mô
1.3.1 Những nhân tố đến từ môi trường vĩ mô
* Môi trường chính trị pháp luật
Hoạt động NH chịu nhiều ảnh hưởng bởi luật pháp Môi trường chính trị pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc hạn chế khả năng cạnh tranh của NH Một môi trường chính trị pháp luật ổn định, minh bạch và hiệu quả sẽ giúp các NH hoạt động hiệu quả và cạnh tranh công bằng, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
* Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có vai trò quyết định đến hoạt động KD của NH Các nhân tố kinh tế có tầm ảnh hưởng đến hoạt động KD của NH như:
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động KD của NH, giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy đầu tư Khi nền kinh tế ổn định, người dân và DN có xu hướng sử dụng dịch vụ NH nhiều hơn, bao gồm gửi tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, Điều này giúp NH tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó nâng cao NLCT
+ Lạm phát: Lãi suất là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến mức cung, cầu vốn của KH, muốn thu hút KH các NH thường đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn để cạnh tranh với các NH khác, tuy nhiên mức lãi suất đưa ra phải dựa trên mức lãi suất cơ bản trên thị trường và có sự so sánh với các mức lãi suất của các ĐTCT
* Môi trường văn hóa xã hội
Những đặc điểm xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động NH như: niềm tin của
KH đối với hệ thống NH, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí và khả năng hiểu biết
về các dịch vụ của NH, mức thu nhập của người dân… đều ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ NH Các NH cần tìm hiểu và có đánh
Trang 32giá chính xác để từ đó đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp để có thể cạnh tranh tốt hơn
* Môi trường khoa học công nghệ
Môi trường khoa học công nghệ góp phần lớn trong việc cải thiện chất lượng các dịch vụ NH, giảm chi phí cho cả NH và KH, tạp thêm nhiều dịch vụ thuận tiện cho KH, môi trường khoa học công nghệ cũng là một yếu tố góp phần làm khác biệt LTCT và ấn tượng tốt với KH của mỗi NH
1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến từ môi trường vi mô
* Đối thủ NHTM hiện tại
Do tính năng sản phẩm của các NH không có khác biệt nhiều, chủ yếu là cạnh tranh về giá bán Do vậy, sự có mặt của các ĐTCT thúc đẩy các NHTM phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh
* Các NHTM mới tham gia thị trường
Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm năng càng nhiều sẽ càng đe dọa đến thị phần trong tương lai, tạo ra sự so sánh với các NH hiện tại khiến các NH bị giảm giá trị với KH Do vậy, các NHTM phải phân tích tương lai sẽ có thêm những đối thủ nào tham gia chiếm lĩnh thị phần, cần tìm hiểu chiến lược KD của họ để tìm chiến lược đối phó, đòi hỏi các NH phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại
* Các sản phẩm, dịch vụ thay thế
Sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian như công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm… đe dọa lợi thế của các NHTM khi cung cấp các dịch vụ tài chính mới cũng như các dịch vụ truyền thống vốn vẫn do các NHTM đảm nhiệm Các trung gian này cung cấp cho KH những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho người mua sản phẩm có cơ hội lựa chọn đa dạng hơn, thị trường tài chính – ngân hàng mở rộng hơn Điều này sẽ làm giảm đi LTCT của các NHTM, thị phần suy giảm
* Sức ép từ phía KH
Mục đích của người sử dụng dịch vụ NH là tối đa hóa mức độ thỏa mãn của
họ KH sẽ lựa chọn NH nào cung ứng sản phẩm, dịch vụ với giá rẻ nhất, tiện ích
Trang 33nhất, giao dịch thuận tiện nhất, chính xác nhất, thân thiện nhất, … Nếu các NHTM không có uy lực lớn hoặc không có đủ điều kiện đáp ứng, không đủ thu hút và giữ chân KH sẽ bị loại khỏi cuộc chơi
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cạnh tranh trong hoạt động KD NH là sự đối đầu giữa các NH để có được
KH và những điều kiện thuận lợi nhất trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ đặc biệt, có chất lượng cao nhằm thu lại nhiều lợi ích nhất Do đó, để tồn tại và phát triển, buộc các NHTM phải không ngừng tìm các biện pháp nâng cao NLCT của mình NLCT được đo lường thông qua các chỉ tiêu định lượng về năng lực hoạt động, năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động KD… và các chỉ tiêu định tính khác uy tín, chất lượng sản phẩm, năng lực công nghệ…
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank) được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là CP) Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi khác nhau, xuyên suốt 35 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn cam kết uy tín, vai trò của một trong những NHTM cốt lõi tại VN, chủ lực đầu tư phát triển “Tam nông”, đi đầu thực hiện CSTT, tăng cường sự cân bằng nền kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, hỗ trợ tăng trưởng
và hỗ trợ an sinh xã hội
Agribank tiếp tục khẳng định là Thương hiệu Quốc gia năm 2022 khi được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức Ba2, tương đương mức tín nhiệm quốc gia và được Công ty Tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance đánh giá là thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất VN
Theo BCTN của Agribank giai đoạn 2021-2023, trong 35 năm hoạt động, Agribank đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch KD, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò tiên phong, gương mẫu của một NHTM Nhà nước lớn:
- Agribank đạt thứ hạng 138 trên danh sách xếp hạng 500 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2021 của tạp chí The Asian Banke:
Theo thông báo của Tạp chí quốc tế uy tín The Asian Banker, Agribank đạt được thứ hạng 138 trên tổng số 500 NH hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương về tầm vóc tài chính Thứ hạng của Agribank cũng là vị trí dẫn đầu trong số những NHTM VN được tạp chí The Asian Banker xếp hạng trong năm 2021
- Agribank xếp hạng cao nhất trong các Ngân hàng Việt Nam tại bảng xếp hạng Brand Finance Banking 500 năm 2022: Công ty Brand Finance công bố Bảng
xếp hạng 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị lớn nhất toàn cầu (Brand Finance Banking 500) và Agribank đứng thứ hạng 157, tăng 16 bậc so với năm 2021, xếp hạng cao nhất trong 11 NHTM hàng đầu VN được xếp hạng toàn cầu năm 2022
Trang 35ALC I
- Dấu ấn thương hiệu Agribank năm 2023: Năm 2023, Agribank ghi dấu với
nhiều giải thưởng, nổi bật là thành tích đi đầu trong xu hướng chuyển đổi số ngành
NH, thăng hạng trong TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất VN, TOP 10 Thương hiệu giá trị nhất VN, Ngân hàng vì cộng đồng … Các giải thưởng này là minh chứng về thành quả đạt được của Agribank: KD ổn định và phát triển; giá trị, giá trị thương hiệu được nâng cao; đóng góp tích cực cho cộng đồng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank
(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank)
Agribank tiếp tục là NH có hệ thống rộng khắp nhất, tại tất cả các tỉnh, thành phố, đặc biệt là hiện diện tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trong cả nước, giúp cho người dân có thể tìm hiểu dịch vụ tài chính, triển khai hiệu quả chủ trương phát triển tài chính toàn diện của CP
AGRIBANK
ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP
BAN, TRUNG TÂM HỘI SỞ CHÍNH
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY
CN NƯỚC
ĐIỂM GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG
ĐIỂM GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG
CN
CN
CN PGD
Trang 36Theo Báo cáo thường niên của Agribank năm 2023, Agribank sở hữu hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước với 2.224 CN và PGD; 1 CN tại Campuchia; 3 văn phòng đại diện khu vực: Văn phòng đại diện khu vực Miền Trung, Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam, Văn phòng đại diện khu vực Tây Nam Bộ; 3 đơn vị sự nghiệp; 05 công ty con Bên cạnh đó, Agribank còn mở rộng tối đa phạm vi hoạt động thông qua 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, hơn 3.300 ATM bao gồm 436 CDM, hệ thống 647 NH đại lý tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023
Tổng tài sản đạt hơn 2.045 nghìn tỷ đồng, tăng 171 nghìn tỷ đồng (9,14%) và hơn
351 nghìn tỷ đồng (20,7%) so với năm 2021 Với khoản mục Tiền gửi tại các TCTD khác, Agribank tăng 47.24% so với năm 2022 và 201,74% so với năm 2021 Bên cạnh đó, Agribank giảm tỷ lệ cho vay các TCTD khác, giảm 38,12% so với năm
Trang 37Chất lượng tài sản năm 2023 tiếp tục được nâng cao do Agribank có tệp KH
đa dạng, đã trích lập đầy đủ cho nợ cơ cấu và ít phơi nhiễm với trái phiếu DN sẽ có khả năng kiểm soát chi phí rủi ro tín dụng tốt hơn các NH khác
* Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2021-2023
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn
Số tiền
Tăng trưởng (%) Thu nhập từ lãi 109.573 126.322 15.29 150.915 19.47 Chi phí trả lãi (63.789) (64.102) 0.49 (97.667) 52.36 Thu nhập lãi thuần 46.424 59.839 28.90 55.965 (6.47) Thu nhập từ HĐ DV 6.887 9.151 32.87 9.467 3.45 Chi phí HĐ DV (2.573) (2.983) 15.93 (4.901) 64.30 Lãi thuần từ HĐ DV 4.314 4.767 10.50 4.566 (4.22) Lãi/Lỗ thuần từ
HĐKD ngoại hối 1.515 2.857 88.58 2.007 (29.75) Lãi/Lỗ thuần từ mua
Trang 38Chi phí dự phòng
RRTD (27.160) (27.172) 0.04 (19.347) (28.80) Tổng lợi nhuận trước
Chi phí thuế TNDN (2.907) (4.407) 51.60 (5.163) 17.15 Lợi nhuận sau thuế 11.675 17.680 51.43 18.043 2.05
(Nguồn: BCTC Agribank qua các năm) Bảng 2.1 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank có xu hướng tăng trưởng trong 3 năm 2021-2023
+ Năm 2023, doanh thu lãi vay của Agribank tăng mạnh mẽ 19.47%, chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập hoạt động của NH Điều này cho thấy hoạt động cho vay vốn vẫn là nguồn thu nhập chính của Agribank
+ Chi phí trả lãi của Agribank năm 2023 tăng 52.36%, tăng mạnh so với năm
2021 Điều này là do Agribank huy động vốn ngắn hạn có chi phí lãi suất cao nhiều hơn (Biểu đồ 2.14) Khi lãi suất tăng, chi phí huy động vốn của Agribank cũng sẽ tăng, dẫn đến chi phí trả lãi tăng cao
+ Thu nhập lãi thuần của Agribank năm 2023 giảm 6.47% so với năm 2021 Điều này là do Agribank giảm thu nhập từ hoạt động KD chứng khoán, giảm 62.29% so với năm 2021 và giảm thu nhập từ hoạt động ngoại hối, giảm 29.75% khi só sánh với năm 2021
+ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng từ 6.887 tỷ đồng năm 2021 lên 9.467
tỷ đồng năm 2023 nhưng chỉ chiếm 8,5% trong tổng thu nhập hoạt động của NH Khoản thu nhập từ hoạt động KD ngoại hối giảm nhẹ, trong khi đó thu nhập từ hoạt động chứng khoán đầu tư chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ Lợi nhuận trước thuế đạt 25.859 tỷ đồng, tăng 17,08% so với năm 2022
+ Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chứng kiến sự giảm nhẹ 4.22% từ năm
2023 so với năm 2022 Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Agribank luôn dương trong giai đoạn này vì thu nhập từ hoạt động dịch vụ luôn lớn hơn chi phí hoạt động dịch vụ bỏ ra
2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 392.2.1.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua nhóm chỉ tiêu phi tài chính
* Uy tín và thương hiệu của NH
Năm 2023, Agribank ghi dấu với nhiều giải thưởng, nổi bật là thành tích xuất sắc trong chuyển đổi số ngành ngân hàng, thăng hạng trong TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, TOP 10 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, Ngân hàng vì cộng đồng … Các giải thưởng này là minh chứng về thành tựu và kết quả đạt được của Agribank: KD an toàn và mang lại lợi nhuận, giá trị thương hiệu được khẳng định,
vị thế được củng cố; đóng góp tích cực cho cộng đồng (Bảo Anh, 2024, Dấu ấn thương hiệu Agribank năm 2023)
Thứ hạng của Agribank tại bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế được nâng cao trong năm vừa qua Sự ghi nhận tích cực này dựa trên kết quả hoạt động
KD ổn định, hiệu quả Năm 2023, Agribank vươn lên vị trí thứ 6 trong TOP 10 DN lớn nhất VN năm 2023, tăng 02 bậc so với năm 2022 Trong 7 năm liên tiếp, Agribank là 1 trong 10 DN lớn nhất VN về quy mô tài sản, doanh thu, lợi nhuận,… đồng thời đứng Top đầu hệ thống NHTM trong bảng xếp hạng này
Thương hiệu Agribank cũng được các tổ chức quốc tế chứng nhận, khen ngợi
về danh tiếng và vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính tại VN Agribank được xếp hạng là nhà phát hành dài hạn mức “BB+” và triển vọng “Ổn định” (theo Fitch Ratings) và ở mức “Ba2” triển vọng “Ổn định” (Theo Moody’s) Đây là mức xếp hạng bằng với xếp hạng quốc gia, và là mức xếp hạng cao nhất cho hệ thống NH tại thời điểm xếp hạng năm 2023, thể hiện đánh giá tích cực, lạc quan về diễn biến tình hình của Agribank trong bức tranh nhiều điểm sáng chung của nền kinh tế Hai tổ chức này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Agribank trong hệ thống NH với vị thế là NH lớn nhất do Nhà nước sở hữu và vai trò chiến lược đối với nông nghiệp nông thôn, nắm giữ 14% thị phần tiền gửi toàn hệ thống và tới 40% thị phần cho vay nông nghiệp nhiều năm qua (theo đánh giá của Fitch Ratings) Agribank có được vị thế ổn định nhờ hệ thống mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam, nền tảng tài chính vững mạnh, chất lượng tài sản, cơ cấu nguồn vốn vững vàng và thanh khoản tốt
Biểu đồ 2.2 Bảng xếp hạng sức mạnh thương hiệu các NHTM năm 2023
Trang 40(Nguồn: Decision Lab) Biểu đồ 2.2 cho thấy sức mạnh thương hiệu của Agribank trong năm 2023 so với các ông lớn trong ngành là không đáng kể, giữ nguyên vị trí thứ 8, trong khi đó
Vietcombank, BIDV, và Vietinbank vẫn giữ các vị trí đứng đầu của mình qua các năm Từ đó cho thấy thương hiệu chưa là một điểm được chú trọng của Agribank Giữa những biến động của thị trường, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến các ngân hàng có uy tín đã được minh chứng qua nhiều năm Nhờ vậy mà những ngân hàng này vẫn đứng vững dù thị trường có đang thách thức đến đâu Điều này cho thấy tầm quan trọng của sức khỏe thương hiệu - một tài sản vô giá của DN, một ngọn hải đăng dẫn lối giữa thời kỳ thách thức.Vậy nên Agribank cần nâng cao hiệu quả marketing thương hiệu của mình hơn nữa và dựng lập danh tiếng chuyên nghiệp, vững chắc trong tâm trí KH
* Chất lượng nguồn nhân lực
+ Số lượng nguồn nhân lực
Với khoảng 42.083 lao động trong toàn hệ thống tới thời điểm 31/12/2023, 40.909 lao động đến cuối năm 2022, và tính đến năm 2021, con số này là 35.509 lao