1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng Tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

86 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Thăng Long
Tác giả Phạm Thị Thanh Hòa
Trường học Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Chuyên ngành Tín dụng
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 567,5 KB

Nội dung

Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2011 Sinh viên Trang 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTATL Agribank Thăng LongCTCP Công ty cổ phần CN & XD Công nghiệp và xây dựngDN Doanh nghiệpDNNVV Doanh nghiệp nhỏ v

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Khóa luận “Giải pháp nâng cao chất lượng Tín dụng

đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thăng Long” là công trình nghiên cứu độc

lập của riêng em với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Các số liệu đưa ratrong Khóa luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2011 Sinh viên

Phạm Thị Thanh Hòa

Trang 2

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DV & MAR Dịch vụ và Marketing

HC & NS Hành chính và nhân sự

HĐKD Hoạt động kinh doanh

KT & KSNB Kiểm tra và kiểm soát nội bộ

KT & NQ Kế toán và Ngân quỹ

TCCB & ĐT Tổ chức cán bộ và đào tạo

TTQT Thanh toán quốc tế

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long 33

Bảng 2.4 Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với Chi nhánh 49

Trang 3

NHNo&PTNT Thăng Long phân theo thành phần kinh tếBảng 2.5 Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với Chi nhánh

NHNo&PTNT Thăng Long phân theo ngành kinh tế 50Bảng 2.6 Tình hình dư nợ đối với DNNVV tại Chi nhánh

Bảng 2.7 Nợ quá hạn và nợ xấu của các DNNVV tại Chi nhánh

Bảng 2.8 Vòng quay vốn tín dụng đối với các DNNVV 57Bảng 2.9 Doanh số cho vay DNNVV tại Chi nhánh NHNo&PTNT

Bảng 2.10

Thu nhập từ các HĐKD với DNNVV tại Chi nhánh

Dư nợ theo kỳ hạn đối với DNNVV tại Chi nhánh

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập nền kinh tế, ở Việt Nam, tronghơn hai thập kỷ qua, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực khácnhau đã và đang phát triển một cách nhanh chóng Hiện tại, DNNVV chiếmtrên 98% số Doanh nghiệp (DN) đăng ký và hoạt động theo Luật DN, chiếm99% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, có hơn 500.000 DNNVVđang hoạt động Sự phát triển của các DNNVV đã đóng góp quan trọng vàotăng trưởng kinh tế, đóng góp trên 40% GDP mỗi năm, khoảng 18% thu ngânsách Nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 50% lao động của cả nước, tăng thunhập cá nhân, giảm tỷ lệ đói nghèo, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xãhội

Trang 5

Một trong những nguyên nhân góp phần vào thành công trên củaDNNVV đó là vốn Tín dụng của các NHTM Việt Nam Tuy nhiên trongnhững năm qua, vấn đề Tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặpkhông ít những khó khăn và tồn tại như: sự an toàn, chất lượng, hiệu quả đặc biệt là vấn đề chất lượng của các khoản Tín dụng Nâng cao chất lượngTín dụng luôn là một vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với các Ngân hàng, vìchất lượng Tín dụng liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng

Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề và sau một thời gian thực tập ở Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thăng Long,

có điều kiện tìm hiểu hoạt động Tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừacủa Ngân hàng cộng với các kiến thức đã được học, em quyết định chọn đề

tài:“ Giải pháp nâng cao chất lượng Tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thăng Long” để nghiên cứu cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản về DNNVV và tín dụngNgân hàng, thực trạng hoạt động Tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNTViệt Nam Chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây để đề xuất nhữnggiải pháp nhằm nâng cao chất lượng Tín dụng đối với loại hình Doanh nghiệpnày tại Ngân hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động Tín dụng đối với DNNVVtại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với các DNNVV tại Chinhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong các năm 2008, 2009, 2010

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, Khóa luận có sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học để phân tích như: phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic,kết hợp duy vật lịch sử, sử dụng số liệu thực tế để phân tích và luận giải

5 Kết cấu bài Khóa luận bao gồm:

Lời mở đầu

Chương 1 : Những vấn đề chung về nâng cao chất lượng Tín dụng đối

với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại

Chương 2 : Thực trạng chất lượng Tín dụng Ngân hàng đối với Doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng Tín

dụng với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánhThăng Long

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tâm của thầy giáohướng dẫn cùng các cô chú, anh chị công tác tại phòng Tín dụng Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thăng Long, HàNội đã giúp em hoàn thành Khóa luận này

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠI NHTM

1.1 Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của DNNVV

1.1.1.1 Khái niệm DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs – Small and medium enterprise) lànhững tế bào sống của nền kinh tế Ở mỗi quốc gia có một điều kiện khácnhau và những đặc trưng riêng biệt, vì thế việc phân loại DN không thốngnhất ở các quốc gia trên thế giới Tại các quốc gia khác nhau sẽ có các cách

và tiêu thức phân loại DN khác nhau, điểm khác biệt cơ bản trong khái niệmDNNVV giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mô

DN và lượng hóa các tiêu thức đó thông qua các tiêu chuẩn cụ thể

Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về quy định các tiêuthức phân loại DNNVV song khái niệm chung nhất về DNNVV có nội dungnhư sau: DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân

Trang 8

kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô DN trong những giới hạn nhấtđịnh và được tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu trung bình, giátrị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia.Các quốc gia trên thế giới, nhìn chung vẫn thường dùng các tiêu thức về:

Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu trung bình, lợi nhuận, giátrị gia tăng nhưng trong số các tiêu thức trên thì hai tiêu thức được sử dụngnhiều nhất là quy mô vốn và số lượng lao động Ngoài ra, việc lượng hóa cáctiêu thức để phân loại quy mô DN còn tùy thuộc vào những yếu tố như: Trình

độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và những quy định cụ thể phù hợpvới trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; Trong ngành nghềkhác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau

Tại Việt Nam tiêu chí xác định DNNVV được thể hiện trong Nghị định

số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, theo quy định nàyDNNVV được định nghĩa như sau:

DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định phápluật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn(tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối

kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí

ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNNVV

DN siêu nhỏ

≤ 20 tỷđồng

Quy mô

Khu vực

Trang 9

II CN & XD ≤ 10

người

≤ 20 tỷđồng

người

≤ 10 tỷđồng

(10-50]

người

(10-50] tỷđồng

(50-100]người

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)

Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp

mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp

Vì vậy, DNNVV có thể được định nghĩa như sau: “ DNNVV là cơ sởsản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiệnhành, có vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng nămkhông quá 300 người”

1.1.1.2 Đặc điểm DNNVV

Đặc điểm DNNVV xuất phát trước hết từ chính quy mô DN Cũng nhưcác DNNVV trên thế giới, với quy mô nhỏ, DNNVV Việt Nam cũng cónhững đặc điểm tương tự như ở các quốc gia khác Ngoài ra, do đặc trưngriêng của nền kinh tế nên các DNNVV Việt Nam còn có các đặc điểm riêng

Cụ thể đặc điểm của DNNVV Việt Nam như sau:

Một là: DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất kinh

doanh của DN thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh, tạo điềukiện cho DN kinh doanh hiệu quả

Hai là: Thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức DN,

bao gồm từ DNNN, DN và các Công ty tư nhân Bộ máy quản lý gọn nhẹ,quy mô nhỏ, không cồng kềnh Phương thức quản lý DNNVV năng động,linh hoạt, phần lớn phát triển ở thành thị và nông thôn, nhưng thường tậptrung ở các đô thị lớn, ven đô thành phố…

Ba là: Quy mô sản xuất là nhỏ và vừa, khối lượng sản phẩm hạn chế,

Trang 10

chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong nước thậm chí là đáp ứng những nhu cầunhỏ lẻ trong một khu vực, địa phương nhỏ hẹp Thị trường xuất khẩu tuy đãtừng bước mở rộng nhưng còn nhiều bất cập, đa số hợp đồng là ngắn hạn,theo thời vụ, thiếu ổn định.

Bốn là: Đa số các DNNVV có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết

bị kỹ thuật lạc hậu; trình độ cán bộ công nhân viên thấp

Năm là: Trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn

chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của các chủ DN Chưa có sự táchbạch rõ ràng giữa tài sản của DN và tài sản của chủ sở hữu, trong phần lớncác trường hợp, người chủ DN đồng thời là người quản lý DN Hầu hết các

DN thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn

Sáu là: Phần lớn DNNVV thiếu thông tin và hạn chế khả năng tiếp cận

thị trường Đa số DNNVV không nhận thức được mức độ ảnh hưởng của quátrình hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu thông tin về thị trường đầu vào, đầu racũng như các quy định, chính sách của Nhà nước

1.1.1.3 Vai trò của DNNVV

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNNVV có thể giữ nhữngvai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồngnhư sau:

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: Các DNNVV thường chiếm tỷ

trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số DN Vì thế, đóng góp của họ vàotổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể (40% GDP mỗi năm, khoảng18% thu ngân sách Nhà nước) Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp: Các cơ

sở DNNVV rất thích hợp với các phương pháp tiết kiệm vốn và do đó chúngđược công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất

Trang 11

Do đặc tính phân bố rải rác của chúng, các DN loại này thường phân tánnên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đốitượng lao động, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế,với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp Nhờ vậy, chúng vừa giảiquyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng người chuyển về thành phố lớn làmviệc.

Hơn nữa do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổicủa thị trường Trong trường hợp có biến động xảy ra, các DN lớn sẽ đối phókhá chậm chạp, không phải do cấp quản lý bất tài mà bởi vì DN lớn khó xoaytrở nhanh Họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thảibớt lao động cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển được trongđiều kiện cung lớn hơn cầu Trong khí đó, do khả năng linh hoạt, có thể thíchứng nhanh với thay đổi của thị trường, các DNNVV vẫn có thể tồn tại được

mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động

Hiện nay, các DNNVV ở Việt Nam đang thu hút 1/2 lực lượng lao độngtrong khu vực phi nông nghiệp Cũng tương tự, ở các nước khác, cácDNNVV là một trong những nguồn tạo việc làm nhiều nhất và năng độngnhất Rõ ràng đây là một nhân tố quan trọng đối với người chưa có việc làm ởcác khu đô thị hoặc những người sống ở các vùng nông thôn đang tìm kiếmviệc làm, những lao động dôi ra qua việc sắp xếp lại các DNNN và nhữngngười làm nông nghiệp trong lúc nhàn rỗi

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV

là những nhà thầu phụ cho các DN lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tạicác thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, DNNVV được

ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNNVV

Trang 12

thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp rápthành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở

những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địaphương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng vàtạo công ăn việc làm ở địa phương

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm Tín dụng của NHTM đối với DNNVV

1.1.2.1 Khái niệm tín dụng của NHTM

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên lĩnh vựctiền tệ Trong đó, hoạt động tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm (Tíndụng) là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại Qui

mô, chất lượng tín dụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển củangân hàng

“ Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (Ngân hàng vàcác định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, DN, chủ thể khác) Trong

đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thờigian nhất định theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận (thời gian,phương thức thanh toán lãi - gốc, thế chấp ), bên đi vay có trách nhiệm hoàntrả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.”

Qua đó ta thấy:

Thứ nhất, Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng

tin-người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả saumột thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ Với Ngân hàng, để

có thể tin được vào khách hàng, Ngân hàng luôn thẩm định, định giá kháchhàng trước khi cho vay Nếu khâu này thực hiện một cách khách quan, chínhxác thì việc cho vay của ngân hàng gặp ít rủi ro và ngược lại

Trang 13

Thứ hai, Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn.

Đặc trưng này của tín dụng xuất phát từ tính chuyển nhượng tạm thời Đểđảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, Ngân hàng xác định thời hạn cho vay dựa vàoquá trình luân chuyển vốn của khách hàng và tính chất vốn của Ngân hàng.Nếu Ngân hàng định kỳ hạn nợ một cách phù hợp với khách hàng thì khảnăng trả nợ đúng hạn cao và ngược lại

Thứ ba, Tín dụng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Sở dĩ như

vậy là vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động từ bên ngoài, vốnchủ sở hữu ít khi được sử dụng để sản xuất kinh doanh mà được sử dụng chủyếu để đầu tư vào tài sản cố định Chính vì vậy, sau một thời gian nhất địnhNgân hàng phải trả lại cho người gửi Ngân hàng Mặt khác Ngân hàng cầnphải có nguồn để bù đắp chi phí như trả lương, khấu hao… Do đó, người vayngoài việc trả gốc còn phải trả cho Ngân hàng một khoản lãi Đó là nguồn thunhập chính của Ngân hàng, là cơ sở để Ngân hàng tồn tại và phát triển

Thứ tư, trong quan hệ Tín dụng luôn bao hàm tính rủi ro Khi cho vay,

cái mà ngân hàng thu được là lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các khoản phí.Đồng thời đi kèm với lợi nhuận dự kiến có rủi ro Rủi ro Tín dụng sẽ xảy rakhi khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng Tíndụng (Không trả đúng hạn hoặc không trả) Ngân hàng luôn phải xem xét mốiquan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro để định ra một mức lãi suất phù hợp Rõràng, với một dự án có độ rủi ro cao hơn thì chi phí nợ của Doanh nghiệp đóphải cao hơn và ngược lại

1.1.2.2 Đặc điểm Tín dụng của NHTM đối với DNNVV

Quy mô nhỏ: Các DNNVV thường có quy mô vốn và lao động nhỏ,

thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc kinh tế tư nhân Đặc điểm này

đã làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn

Trang 14

Ít tài sản đảm bảo: Theo quy định của NHTM, các DNNVV muốn vay

vốn Ngân hàng thông thường phải có tài sản đảm bảo tiền vay Đây là sự đảmbảo vốn vay trong trường hợp rủi ro mất vốn xảy ra Tuy nhiên, các DNNVVthường ít tài sản đảm bảo nên việc vay vốn gặp nhiều khó khăn ở khâu thếchấp tài sản

Khách hàng phân tán: Tâm lý của các Ngân hàng cũng không muốn cho

vay những dự án nhỏ lẻ, phân tán, khó quản lý Đặc biệt là đối với các DNnhỏ mới thành lập, chưa có lịch sử Tín dụng rõ ràng với Ngân hàng Tuynhiên, sự chuyển hướng sang chiến lược kinh doanh bán lẻ đang là vấn đềthời sự của các NHTM Cụ thể, xu hướng tập trung nhiều hơn cho các kháchhàng nhỏ lẻ, cá thể trong đó có các DNNVV diễn ra cả với NHTM Nhà nước

mà trước đây tập trung nhiều tới dự án lớn

1.1.2.3 Vai trò của Tín dụng NHTM đối với DNNVV

Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các Doanhnghiệp nhỏ và vừa là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hìnhDoanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanhnghiệp này cũng sử dụng vốn Tín dụng Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếuhụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình Vốn Tíndụng Ngân hàng đầu tư cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rấtquan trọng,nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này màthông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống Ngân hàng, đổi mới chínhsách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về Tín dụng, thanh toán ngoạihối… Để thấy được vai trò của Tín dụng Ngân hàng trong việc phát triểnDoanh nghiệp nhỏ và vừa, ta xét một số vai trò sau:

Trang 15

+ Tín dụng Ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các Doanhnghiệp nhỏ và vừa được liên tục.

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp luôn cần phải cảitiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị

để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh Trên thực tế không mộtDoanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh Vốn Tín dụng của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệpđầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinhdoanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuấtkinh doanh được liên tục

+ Tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củaDoanh nghiệp nhỏ và vừa

Khi sử dụng vốn Tín dụng Ngân hàng các Doanh nghiệp phải tôn trọnghợp đồng Tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôntrọng các điều khoản của hợp đồng cho dù Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quảhay không Do đó đòi hỏi các Doanh nghiệp muốn có vốn Tín dụng của Ngânhàng phải có phương án sản xuất khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà cácDoanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóngvòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất Ngân hàng thìmới trả được nợ và kinh doanh có lãi Trong quá trình cho vay Ngân hàngthực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc Doanh nghiệp phải

Trang 16

nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn Đối với các Doanh nghiệp nhỏ vàvừa do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vìvốn hạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thịtrường chấp nhận Để hiệu quả thì Doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối

ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợinhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất

+ Tín dụng Ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khảnăng cạnh tranh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồntại và đứng vững thì đòi hỏi các Doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnhtranh Đặc biệt đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, do có một số hạn chếnhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các Doanh nghiệplớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn Xu hướng hiện nay củacác Doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư

và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh Tuynhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự cólại hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiệnđược Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa Như vậy có thể đápứng kịp thời, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có thể tìm đến Tín dụng ngânhàng Chỉ có Tín dụng Ngân hàng mới có thể giúp Doanh nghiệp thực hiệnđược mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh

1.2 Chất lượng Tín dụng và các tiêu chí đánh giá chất lượng Tín dụng của NHTM đối với DNNVV

1.2.1 Quan niệm về chất lượng Tín dụng của NHTM

Chất lượng, giá cả và lượng hàng hoá là ba chỉ tiêu quan trọng để đánhgiá sức mạnh và khả năng của DN Để có thể đứng vững trong hoạt động kinh

Trang 17

doanh thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm là điều tất yếu Các nhà kinh tếnói đến chất lượng bằng nhiều cách: Chất lượng là "Sự phù hợp với mục đích

và sự sử dụng", là "một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy vớichi phí thấp và phù hợp với thị trường" hay chất lượng là "năng lực của mộtsản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng".Với cách đề cập như vậy, thì chất lượng Tín dụng là sự đáp ứng yêu cầucủa khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng và phù hợpvới sự phát triển kinh tế xã hội

Để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng Tín dụng, ta xem xét sự thể hiệnchất lượng Tín dụng trên các khía cạnh sau:

- Đối với khách hàng: Chất lượng Tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền

mà Ngân hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản,thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc Tíndụng

- Đối với Ngân hàng thương mại: Chất lượng Tín dụng được thể hiện ởphạm vi, mức độ, giới hạn Tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thânNgân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắchoàn trả đúng hạn và có lãi Đối với một Ngân hàng nhỏ thì nên cấp Tín dụngvới mức độ và trong phạm vi nhất định để thoả mãn một cách tốt nhất kháchhàng của mình

- Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng Tíndụng được thể hiện ở việc Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá,góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nềnkinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mốiquan hệ giữa tăng trưởng Tín dụng với tăng trưởng kinh tế

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng Tín dụng

Trang 18

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

* Đảm bảo nguyên tắc vay vốn

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng

- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kếttrong hợp đồng

* Đảm bảo các điều kiện khi vay vốn tại Ngân hàng

- Khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý

- Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp

- Khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trảtiền vay đúng hạn đã cam kết

- Khách hàng phải có phương án, dự án khả thi và hiệu quả

- Khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định

* Thực hiện đúng quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng quyết định chấtlượng khoản vay vì thông qua quá trình thẩm định, Ngân hàng có thể nắm bắtđược thông tin về tình hình tài chính, khả năng trả nợ…của khách hàng từ đóđưa ra quyết định cho vay cuối cùng hay là không cho vay

* Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Chất lượng Tín dụng được đánh giá là tốt khi các Doanh nghiệp quan hệvới Ngân hàng được đáp ứng tốt nhu cầu của mình Khách hàng nói chungluôn mong muốn một quy trình Tín dụng đơn giản, thuận tiện, khách quan, cótuân thủ đầy đủ nguyên tắc Tín dụng của Ngân hàng Nguồn vốn từ Ngânhàng được cung cấp nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp Doanh nghiệp hoạt động

ổn định đồng thời nắm bắt được những cơ hội kinh doanh

Trang 19

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ Tín dụng không hoànhảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình choNgân hàng đúng hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ củangân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuốiquý, cuối năm

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạnTổng dư nợ x 100%

Xét về mặt bản chất, Tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tốquan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng Tín dụng Khi một khoản vaykhông được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì

nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường.Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khảnăng mất vốn Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân hàng thương mạicàng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năngthanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng Tíndụng càng thấp

* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo Điều 6 Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 về việc quy định phân loại nợ, tríchlập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động TCTD, cụthể:

* Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90ngày đến dưới 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn

Trang 20

dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

* Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngàyđến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

* Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: Các khoản nợ quá hạntrên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý; Các khoản nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợDư nợ xấu x 100%

Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chấtlượng hoạt động cho vay của ngân hàng Hoạt động cho vay của Ngân hàngphải đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả Để đảm bảo hoạt động hiệu quảngân hàng thường khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới một mức nào đó Các Ngânhàng có tỷ lệ nợ xấu > 7% được xem là ngân hàng có chất lượng Tín dụngyếu kém Tỷ lệ nợ xấu dưới 5% là tỷ lệ tốt mà các ngân hàng chấp nhận được

* Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu thường được các Ngân hàng thương mại tính toán hàngnăm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn Tín dụng và chất lượng Tíndụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quânDoanh số thu nợ

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quayvốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay Ngân hàng đã luân chuyểnnhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một sốvốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn Tín dụng nhanh nên Ngân hàng đãđáp ứng được nhu cầu vốn cho các Doanh nghiệp, mặt khác Ngân hàng có

Trang 21

vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác Như vậy, hệ số này càng tăng phảnánh tình hình quản lý vốn Tín dụng càng tốt, chất lượng Tín dụng càng cao

* Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động Tín dụng

Không thể nói một khoản Tín dụng có chất lượng cao khi nó không đemlại một khoản thu nhập cho Ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động Tín dụng lànguồn thu chủ yếu để Ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do Tín dụngđem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi,đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay

Thu nhập từ hoạt động Tín dụng = Lãi từ hoạt động TDTổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu Ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm vàduy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt độngTín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chất lượng Tíndụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khảnăng sinh lời của Ngân hàng

* Chỉ tiêu doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp Tín dụng của Ngânhàng đối với nền kinh tế Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạtđộng cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động Tín dụngqua các năm

* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xétđánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thânNgân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa, trên cơ sở đó, cácNgân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng Tín dụng củamình Từ đó, quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp

Trang 22

lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất

có thể

Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ

Tổng vốn huy động

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng Tín dụng

1.3.1 Nhân tố từ phía Ngân hàng

1.3.1.1 Chính sách Tín dụng của Ngân hàng

Chính sách Tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lượckinh doanh của Doanh nghiệp Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cungứng vốn cho nền kinh tế

Chính sách Tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo chohoạt động Tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹptín dụng Chính sách Tín dụng bao gồm: hạn mức Tín dụng, kỳ hạn của cáckhoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện.Các điều khoản của chính sách Tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tốkhác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của Ngânhàng Nhà nước, khả năng về vốn của Ngân hàng và nhu cầu Tín dụng củakhách hàng Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách Tín dụng cũng thay đổitheo Đối với mỗi khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khácnhau cho phù hợp Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với Ngân hàng thìNgân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãisuất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo làcần thiết

Trang 23

Một chính sách Tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảmbảo khả năng sinh lời từ hoạt động Tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuânthủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng

xã hội Điều đó cũng có nghĩa chất lượng Tín dụng tuỳ thuộc vào việc xâydựng chính sách Tín dụng của Ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không.Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng Tín dụng tốt cũng đều phải cóchính sách Tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của Ngân hàng cũng nhưcủa thị trường

1.3.1.2 Quy trình Tín dụng

Quy trình Tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, cácbước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tíndụng Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay,kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ

Trong quy trình Tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (kháchhàng nhập hồ sơ vay vốn ) Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm kháchhàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện Tín dụng và thành lập hồ sơ vay;phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn Chất lượng Tíndụng tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và quy định về điềukiện, thủ tục cho vay của từng Ngân hàng thương mại

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho Ngân hàng nắm được diễnbiến của khoản Tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành độngđiều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Việclựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một

hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro Tín dụng, nói cách khác sẽ nângcao chất lượng Tín dụng

Trang 24

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng Tín dụng Sựnhạy bén của Ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợixảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấncho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ cótác dụng tích cực đối với hoạt động Tín dụng.

Đồng thời với các bước trong quy trình Tín dụng là công tác thu thậpthông tin Thông tin Tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khảnăng phòng chống rủi ro Tín dụng càng tốt Thông tin Tín dụng có thể thuthập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhànước, từ phòng thông tin Tín dụng của các Ngân hàng thương mại, qua báochí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ Tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ

sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng.Quy trình Tín dụng của NHTM không mang tính cứng nhắc Đối với mỗikhách hàng khác nhau, Ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt,thực hiện cácbước trong quy trình Tín dụng cho phù hợp Ví dụ như đối với các dự án lớn,bước phân tích là rất quan trọng Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, Ngânhàng phải thành lập tổ thẩm định riêng Đối với những món vay tiêu dùng,việc giám sát mục đích sử dụng vốn cần được chú trọng nhiều hơn

Trang 25

các khoản vốn Tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản Tín dụng

có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng Tín dụng

1.3.1.4 Phẩm chất và trình độ cán bộ

Chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thànhbại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và trong hoạt độngTín dụng nói riêng Sở dĩ như vậy là vì cán bộ Tín dụng là người tham giatrực tiếp vào mọi khâu của quy trình Tín dụng, từ bước đầu tiên đến bướccuối cùng

Cán bộ Tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinhthần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượngTín dụng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành côngcủa công tác Tín dụng Cán bộ Tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹnăng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác địnhđược tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tìnhlừa đảo của khách hàng (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấpgiả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi ) từ đó phân tích được khảnăng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vayhay không

Bên cạnh đó cán bộ Tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môitrường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thịtrường đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn lại chokhách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp

1.3.1.5 Kiểm soát nội bộ

Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo Ngân hàng nắm đượctình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, phát hiện những thuận lợi, khókhăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời

Trang 26

Chất lượng Tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể

lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫnđến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản Tín dụng

1.3.1.6 Tình hình huy động vốn

Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chất lượng Tín dụng.Vốn huy

động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dàihạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn Vốn huy động càng lớn, Ngânhàng thương mại càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động Tín dụng.Nếu ở Ngân hàng không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động vàcho vay mà không dự kiến được nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra

1.3.2 Nhân tố từ phía DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nhận các khoản Tín dụng của Ngânhàng, do đó sự yếu kém của các Doanh nghiệp sẽ tác dụng trực tiếp ngayvào chất lượng, hiệu quả của Tín dụng Ngân hàng Chất lượng Tín dụng ítnhiều phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về phía các Doanh nghiệp như sau :

1.3.2.1 Năng lực thị trường của Doanh nghiệp

Năng lực thị trường của Doanh nghiệp biểu hiện ở khối lượng sản phẩmtiêu thụ, vị trí của Doanh nghiệp trên thị trường, khả năng phát triển của lĩnhvực mà Doanh nghiệp đang hoạt động, mối quan hệ với các bạn hàng đốitác Năng lực thị trường cho biết khả năng thích ứng của Doanh nghiệp vớithị trường, thể hiện mức độ chấp nhận thị trường đối với sản phẩm của Doanhnghiệp Năng lực thị trường của Doanh nghiệp càng cao, nhu cầu đầu tư cànglớn, rủi ro của Doanh nghiệp càng nhỏ là nhân tố nâng cao chất lượng Tíndụng

1.3.2.2 Năng lực tài chính của Doanh nghiệp

Trang 27

Năng lực tài chính của Doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và

tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp đang sử dụng.Quy mô và tỷ trọng vốn tự có càng cao cho thấy tiềm lực tài chính của Doanhnghiệp càng mạnh Năng lực tài chính của Doanh nghiệp trong Tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duytrì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định

Điều kiện Tín dụng ngắn hạn thường quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểucủa vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có so với khốilượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án vay vốn Do vậy năng lựctài chính của Doanh nghiệp càng cao Khả năng đáp ứng các điều kiện Tíndụng càng lớn càng góp phần vào việc nâng cao chất lượng Tín dụng

1.3.2.3 Năng lực quản lý của Doanh nghiệp

Sự thành bại trong hoạt động kinh Doanh của doanh nghiệp phụ thuộcrất nhiều vào năng lực quản lý Năng lực quản lý thể hiện ở việc tổ chức hệthống hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với những quy định củapháp luật Một Doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào nhưng năng lực quản lýkém có thể gây ra thất thoát vốn, sử dụng vốn không có hiệu quả tức làkhoản Tín dụng mà Ngân hàng đã cung cấp cho Doanh nghiệp có chất lượngkém Do vậy khi đưa ra quyết định cho vay Ngân hàng phải xem xét tới nănglực quản lý của Doanh nghiệp

1.3.2.4 Năng lực sản xuất của Doanh nghiệp

Năng lực sản xuất của Doanh nghiệp thể hiện ở quy mô, năng suất, quytrình sản xuất, tổ chức bán hàng nghiên cứu năng lực sản xuất của Doanhnghiệp giúp Ngân hàng đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu thị truờng

về chất lượng, giá cả, khả năng sinh lời và khả năng mở rộng sản xuất kinhdoanh của Doanh nghiệp Biểu hiện cụ thể và rõ nét nhất của năng lực sản

Trang 28

xuất là Doanh nghiệp phải sản xuất ổn định và có lãi điều đó tạo điều kiện choDoanh nghiệp trả nợ gốc và lãi ngắn hạn cho Ngân hàng theo đúng quy địnhtrong hợp đồng Tín dụng, đảm bảo chất lượng Tín dụng

1.3.2.5 Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo

Khả năng đáp ứng các điều kiện Tín dụng của Doanh nghiệp sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng Tín dụng của Ngân hàng Bởi vì nếu kháchhàng không đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng thì Ngân hàng không thể cho vay, điều đó làm giảm khối lượng Tín dụng ngắn hạn củaNgân hàng nhưng không ảnh hưởng gì tới chất lượng của khoản Tín dụng.Mặt khác khi khách hàng gặp rủi ro thì Ngân hàng có thể thu hồi được phầnnào vốn nhờ thanh lý tài sản đảm bảo Tuy nhiên đó chỉ là tình thế bắtbuộc, không Ngân hàng nào muốn thu hồi nợ thông qua tài sản đảm bảo.Nhờ có tài sản đảm bảo mà Ngân hàng có thể hạn chế bớt rủi ro nâng caochất lượng Tín dụng

Từ những yếu tố trên đặt ra cho các Ngân hàng thương mại phải lựachọn khách hàng để đầu tư, phải kiểm tra, thẩm định trước khi cho vaygiám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, có vậy mới đảm bảo đượcchất lượng Tín dụng

1.3.3 Những nhân tố khác

1.3.3.1 Môi trường kinh tế xã hội

Cơ chế, chính sách và đường lối của nhà nước, chính phủ trong pháttriển nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư, ổn định tiền tệ và lạm phát là nhữngyếu tố tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng Tín dụng ngắn hạn củaNHTM Hoạt động Tín dụng ngắn hạn đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro nhiềuhay ít đều có quan hệ chặt chẽ với môi trưòng kinh tế xã hội và sự phát triển

Trang 29

của nền kinh tế Một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh sẽ thúc đẩy việc mởrộng quy mô tín dụng, chất lượng hoạt động Tín dụng cũng sẽ được nâng lên.Không chỉ môi trường kinh tế trong nước thay đổi sẽ tác động đến chấtlượng Tín dụng mà sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ranhững ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với các Doanh nghiệp hoạt độngxuất nhập khẩu Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầuthị truờng, sự biến động về tỷ giá khiến cho các Doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu bị thua lỗ, ảnh hưởng tới việc trả nợ Ngân hàng

1.3.3.2 Môi trường pháp luật

Nhân tố luật pháp có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngânhàng cũng như các hoạt động kinh tế khác, nó chi phối các hoạt động kinh tếphải tuân thủ theo pháp luât

Nhân tố luật pháp ở đây bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật tạo môitrường, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Cơ chếchính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cácNgân hàng chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt độngTín dụng ngắn hạn nói riêng trong khuôn khổ quy định của pháp luật Môitrường luật pháp không ổn định là một bất lợi lớn đối với các Doanh nghiệp vìDoanh nghiệp không thể dự đoán chính xác được cơ hội kinh doanh, các hoạtđộng sản xuất kinh doanh sẽ không diễn ra theo đúng kế hoạch làm Doanhnghiệp không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn làm chất lượng Tíndụng của Ngân hàng giảm Mặt khác khi môi trường luật pháp không ổn định

sẽ làm các nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường Không dám đầu tư do đókhối lượng Tín dụng ngắn hạn của các NHTM sẽ bị giảm sút để đảm bảo chovịêc mở rộng và nâng cao chất lượng Tín dụng ngắn hạn, đòi hỏi hệ thốngluật pháp phải đồng bộ, đầy đủ, hướng dẫn của hệ thống văn bản dưới luật

Trang 30

phải thống nhất, đồng thời cũng phải đảm bảo được tính hiệu lực của luậtpháp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM

CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1 Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

Trước đây Chi nhánh Thăng Long có tên là Sở giao dịch I Sở giao dịch

I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành NHNo&PTNT ViệtNam và là một chi nhánh trong hệ thống NHNo, có trụ sở tại số 4 đườngPhạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa - Hà Nội

Sở giao dịch I NHNo&PTNT được thành lập theo quyết định số15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng giám đốc NHNo VN với chức năngchủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thựchiện thí điểm văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn

hệ thống, trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối vớicác công ty lớn về nông nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty thức

ăn gia súc Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt động Lúcmới hành lập, SGD I chỉ có hai phòng ban: Phòng Tín dụng và Phòng Kếtoán cùng một Tổ kho quỹ

Trang 31

Năm 1992, SGD I được sự ủy nhiệm của TGĐ NHNo đã tiến hànhthêm nhiệm vụ mới đó là quản lý vốn, điều hòa vốn, thực hiện quyết toántài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra) Trong cácnăm từ 1992-1994 việc thực hiện tốt nhiệm vụ này của SGD I đã giúpthực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của

23 tỉnh, thành phố phía Bắc Từ cuối năm 1994, SGD I thực hiện nhiệm

vụ điều chỉnh vốn theo lệnh của SGD I và thực hiện kinh doanh tiền tệtrên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổchức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sử dụngkinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế

Ngoài ra SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thựchiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố,thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợxuất khẩu và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệthống NHNo VN

Từ ngày 14/04/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việcchuyển và đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT I thành Chi NhánhNHNo&PTNT Thăng Long

Đến thời điểm 31/12/2010, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long có

252 cán bộ biên chế

Trang 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH

ĐỐC

Trang 33

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, các Chi nhánh và các Phòng giao dịch thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

Trang 34

Quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch,thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro Tín dụng , thông tin về nguồnvốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.

Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đốivốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế

Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn,

sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các phòng giao dịch trựcthuộc Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, tổng hợp các báocáo chuyên đề

2.1.3.2 Phòng tín dụng

Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược kháchhàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mởrộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục kháchhàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng, thẩm định các dự án,hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp thẩm quyền

Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trongnước, nước ngoài

Xây dựng và thực hiện các mô hình Tín dụng thí điểm, thử nghiệm trongđịa bàn Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyênnhân và đề xuất hướng khắc phục

2.1.3.3 Phòng kế toán và ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quyđịnh của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam

Trang 35

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tàichính Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.3.4 Phòng vi tính

Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt độngcủa Chi nhánh Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán,

kế toán thông kê, hạch toán nghiệp vụ và Tín dụng và các hoạt động

Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theoquy định

2.1.3.5 Phòng Hành chính và nhân sự

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh, có

trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giámđốc phê duyệt Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương Lưu trữcác văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng

Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính,văn thư, lễ tân… của Chi nhánh Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vậtchất, văn hoá tinh thần của nhân viên

Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế đọ bảo hiểm, quản lý laođộng Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định

2.1.3.6 Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trìnhcông tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng nông nghiệp và đặc điểm cụthể của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Ngân hàng nông nghiệp,các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại Chi nhánh

Trang 36

theo quy định Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giảiquyết đơn thư thuộc thẩm quyền Bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quanđến công tác kiểm tra theo quy định.

2.1.3.7 Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo

Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổchức Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn

Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn

Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chinhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam.Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đicông tác, học tập trong và ngoài nước Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán

bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo

Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước,Đảng, ngành Ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷluật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốcNgân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam

Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNTThăng Long quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉchế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng

Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh NHNo&PTNTThăng Long

Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT ThăngLong giao

Trang 37

2.1.3.8 Phòng thanh toán quốc tế

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trựctiếp theo quy định Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạngSWIFT Ngân hàng nông nghiệp

Thực hiện các nghiệp vụ Tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ, các dịch vụ kiềuhối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài

Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định.Thực hiện quản lý giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ Tham mưucho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ, giải quyếtthắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp khiếu nại phát sinh liên quanđến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý

2.1.3.10 Chức năng nhiệm vụ của các chi nhánh cấp II, Phòng giao dịch

Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ (khi được Tổng giám đốccho phép) của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theoquy định về các hình thức huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành theo Quyết định số

Trang 38

404/HĐQT-KHTH ngày 10/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án Tiếp nhận và thẩmđịnh hồ sơ xin vay của khách hàng trình Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNTThăng Long xét duyệt cho vay

Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng đã được Giámđốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long quản lý trực tiếp phê duyệt

Theo dõi chặt chẽ các khoản dư nợ, phân tích nợ quá hạn để chủ độngthu và đề xuất phương án xử lý nợ quá hạn

Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền

Thực hiện thu chi tiền mặt

Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắngcác hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt tài sản trang thiết bị làm việc.Tuyên truyền, giải thích các quy định về huy động vốn và thủ tục chovay của NHNo&PTNT Việt Nam Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng

về hoạt động Ngân hàng phản ánh kịp thời cho Giám đốc Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long

Tổng hợp, báo cáo thống kê, theo quy định của Giám đốc Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNTThăng Long giao

2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thăng Long

Trang 39

Trong những năm từ 2008 đến 2010 những tác động tiêu cực từ nền kinh

tế toàn cầu và các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động của các thành phần kinh tế trong nước nói chung và hoạt độngcủa hệ thống các NHTM nói riêng trong đó có NHNo&PTNT Chi nhánhThăng Long

Sự biến động không lường trước được của thị trường vàng, bất động sản,chứng khoán… tạo ra sự khan hiếm về nguồn vốn nội và ngoại tệ, để đảm bảotính thanh khoản và thu hút vốn, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động,thực hiện nhiều chương trình khuyến mại Đã có thời điểm, mức lãi suất thựcsát mốc lãi suất cơ bản NHNN công bố Cạnh tranh giữa các NHTM trở nêngay gắt, việc huy động vốn khó khăn dẫn đến những hạn chế trong giải ngânvốn Tuy vậy, Chi Nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả kinh doanhtương đối tốt

2.1.4.1 Nguồn vốn huy động

Bảng 2.1: Phân loại nguồn vốn

(Đơn vị: Tỷ VND)

Tỷ trọng(%)

Tổngsố

Tỷtrọng

Trang 40

3.Tiền gửi tài chính tín

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động phân loại theo đối tượng

Ngày đăng: 31/01/2024, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w