thuận lợi cho VKSND thực hiện hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.. Tác giả thông qua nghiên cứu luận văn hiểu được tầm quan trọng của TAND trong vi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
PHAN HOÀNG QUÍ
KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT QUA THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT TẠI TOÀ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
PHAN HOÀNG QUÍ
KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT QUA THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT TẠI TOÀ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ HỮU PHƯỚC
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của TS Ngô Hữu Phước Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực./
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1 Mục đích nghiên cứu 5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 7
7 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI TOÀ ÁN Ở TỈNH BẾN TRE 8
1.1 Tình hình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Toà án ở tỉnh Bến Tre 8
1.1.1 Số liệu về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất 8
Trang 61.1.2 Đánh giá kết quả giải quyết các vụ án 10
1.1.2.1 Ưu điểm 10
1.1.2.2 Hạn chế 10
1.2 Tình hình giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất tại Toà án ở tỉnh Bến Tre 12
1.2.1 Số liệu về giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất 12
1.2.2 Đánh giá kết quả giải quyết các vụ án 13
1.2.2.1 Ưu điểm 13
1.2.2.2 Hạn chế 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18
CHƯƠNG 2 KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 19
2.1 Cơ sở pháp lý hoạt động kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Viện kiểm sát nhân dân 19
2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 25
2.2.1 Ưu điểm 25
2.2.2 Hạn chế 34
2.3 Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 41
Trang 72.3.1 Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Viện kiểm sát nhân dân
41
2.3.2 Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao 47
2.3.3 Đối với Tòa án nhân dân tối cao 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nghị quyết số 14 - NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) về tiếp tục đối mới cơ chế, chính sách, khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân: “Có chính sách khuyến khích
mạnh mẽ việc sử dụng đất ở các vùng còn nhiều đất chưa sử dụng, đất trống, đồi núi trọc; Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho nhân dân” Sau đó, Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng
(Khoá XI): “tiếp tục đổi mới chính sách đất đai trong thời kỳ đẩy mạng Công
nghiệp hoá – Hiện đại hoá” 1
Những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các tranh chấp về quyền sử dụng đất (QSDĐ) và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là tranh chấp đất đai) ở tỉnh Bến Tre ngày càng gia tăng Toà án nhân dân (TAND) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã giải quyết một lượng lớn các vụ án tranh chấp đất đai; chất lượng xét xử được đảm bảo Cùng với hoạt động xét xử thì hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) ngày càng được nâng cao về chất lượng, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: lỗi chủ quan của cán bộ làm hoạt động kiểm sát không kịp thời phát hiện những vi phạm, thiếu sót khi nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ để kháng nghị kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; TAND xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ không đảm bảo dẫn đến giải quyết vụ án không chính xác, bị cấp phúc thẩm hủy; một số quy định pháp luật còn hạn chế, chưa tạo điều kiện
1 Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI)
Trang 9thuận lợi cho VKSND thực hiện hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai
Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan đến giải quyết vụ án tranh chấp đất đai để phát hiện những bất cập, vướng mắc nhằm đề xuất một số kiến nghị nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, góp phần hoàn thiện pháp luật là rất
cần thiết Từ nhận thức trên, tác giả chọn vấn đề “Kiểm sát giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất qua thực tiễn giải quyết tại Toà án trên địa bàn tỉnh Bến Tre” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tham khảo danh mục luận văn chuyên đề về đất đai Đến thời điểm hiện tại, vấn đề “Kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất qua thực tiễn giải quyết tại Toà án trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là đề tài luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên Tuy nhiên, liên quan đến giải quyết vụ án tranh chấp đất
đai tại TAND, từ trước đến nay đã có một số công trình của các tác giả sau đây:
- Lê Bảo Ân (2005), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án
từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp đất đai của TAND, phân tích thực trạng, làm rõ những bất cập, những vấn đề hiện đang gây cản trở cho việc thực hiện thẩm quyền của TAND trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tác giả thông qua nghiên cứu luận văn hiểu được tầm quan trọng của TAND trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai, vì nhiều vụ án tranh chấp đất đai phức tạp, mâu thuẫn kéo dài hàng chục năm đã được giải quyết đúng quy định bằng con đường TAND, từ đó lòng tin của nhân dân khi giải quyết vụ án thông qua TAND ngày càng được nâng lên
- Lương Khải Ân (2006), “Giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn trên
Trang 10cơ sở lý luận và thực tiễn, kết hợp kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại TAND nhằm nâng cao lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp, góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ về nội dung, hình thức Qua đó, đánh giá những tồn tại của hệ thống pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nhằm xây dựng cơ sở lý luận về phương hướng hoàn thiện pháp luật và những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ Qua nghiên cứu luận văn, tác giả hiểu được chủ trương, chính sách pháp luật giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để vận dụng vào thực tiễn
- Lý Thị Ngọc Hiệp (2007), “Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Toà án” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn qua phân tích, hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ tại TAND Qua liên hệ thực tiễn áp dụng quy định BLTTDS để làm rõ những quy định bất cập, gây cản trở hoạt động giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện BLTTDS về giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ tại TAND Nghiên cứu luận văn, tác giả hiểu được tính cấp thiết, tầm quan trọng của hoàn thiện pháp luật giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ hiệu quả để góp phần ổn định trật tự xã hội
- Mai Thị Tú Oanh (2008), “Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường Toà án qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về giải quyết vụ án tranh chấp đất đai thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tại TAND các cấp ở Thành phố Đà Nẵng Luận văn đã giúp tác giả nhận ra được những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý để định hướng hoàn thiện pháp luật ở lĩnh vực đất đai
- Đặng Tuấn Khoa (2009), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc sĩ luật học,
Trang 11Khoa Luật hành chính, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn nghiên cứu các vấn đề pháp lý để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Qua nghiên cứu luận văn, tác giả hiểu được thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và thực tiễn xử lý những
vi phạm tại thành phố Hồ Chí Minh Qua đó, tác giả học tập được những kinh nghiệm vận dụng pháp luật xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Ngoài ra, trên tạp chí chuyên ngành: Tạp chí khoa học pháp lý, Tạp chí Kiểm sát,… cũng đăng tải một số bài viết liên quan đến vấn đề này của những tác giả tiêu biểu như:
- Lưu Quốc Thái (2015), “Bàn về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính”, Tạp chí khoa học pháp lý số 05-2015 Bài viết này phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết vụ án tranh chấp đất đai
- Phạm Văn Thinh - Phạm Thu Hà (2018), “Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất”, Tạp chí kiểm sát số 13- 2018 Bài viết này phản ánh những vướng mắc được rút ra từ thực tiễn hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ ở tỉnh Sơn La và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án này Qua nghiên cứu bài viết, tác giả học tập được một số kinh nghiệm trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ có hiệu quả
- Đào Thị Ngọc Thuận (2018), “Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”, Tạp chí kiểm sát số 20- 2018 Thực tiễn cho thấy hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp về QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất gặp không ít khó khăn, nhất là khi một trong các bên tranh chấp có yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Bài viết này đề cập một số nội dung cần lưu ý khi kiểm sát đối với việc giải quyết
Trang 12loại án này Qua nghiên cứu bài viết, tác giả học được những kinh nghiệm và những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi tiến hành kiểm sát giải quyết vụ án
- Trần Đăng Hưng (2018), “Những vấn đề cần rút kinh nghiệm từ công tác Kiểm sát việc giải quyết một vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”, Tạp chí kiểm sát số 24-2018 Trên cơ sở phân tích một số vụ án điển hình về giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ, bài viết chỉ ra những vi phạm của TAND được VKSND phát hiện qua việc kiểm sát việc giải quyết vụ án để chứng minh kháng nghị phúc thẩm là quyền năng pháp lý đặc biệt mà Nhà nước giao cho VKSND Qua đó, để VKSND thực hiện tốt quyền năng này, phải kiểm sát chặt chẽ các bản án của TAND để kịp thời phát hiện vi phạm
Nhìn chung, phần viết về tranh chấp đất đai và giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là phần nhỏ trong công trình nghiên cứu Từ thực trạng tình hình nghiên cứu nói trên, tác giả cho rằng, nghiên cứu vấn đề “Kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất qua thực tiễn giải quyết tại Toà án trên địa bàn tỉnh Bến Tre” nhằm đề xuất kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất tại TAND trên địa bản tỉnh Bến Tre là rất cần thiết và rất thực tiễn trong điều kiện hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện một số quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu hoạt động kiểm sát giải quyết tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, tác giả xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát giải
quyết tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, đặc biệt là theo quy định của Bộ
Trang 13luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 để làm rõ những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật
Thứ hai, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất tại TAND ở tỉnh Bến Tre
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật về hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất Luận văn dựa trên kết quả thu thập các số liệu báo cáo, bản án, tài liệu về hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai tại TAND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nghiên cứu
và phân tích những quy định pháp luật hiện hành về hoạt động kiểm sát để chỉ ra những hạn chế và đưa ra một số kiến nghị nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tác giả nghiên cứu hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai của VKSND theo thủ tục thông thường, không nghiên cứu việc hoạt động kiểm sát theo thủ tục rút gọn cũng như kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên cơ sở liên hệ với thực tiễn hoạt động kiểm sát tại TAND trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo quy định BLTTDS năm 2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014 và các quy định có liên quan
Về thời gian: Số liệu, bản án được sử dụng nghiên cứu trong luận văn từ năm
2016 đến năm 2019
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp
so sánh, phương pháp phân tích để hoàn thành luận văn này Trong đó, phương pháp so sánh được sử dụng để nghiên cứu nội dung tại phần 1.1.Tình hình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án ở tỉnh Bến Tre; phần 1.2 Tình hình
Trang 14giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất tại Tòa án ở tỉnh Bến Tre trong Chương 1 Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Tòa án ở tỉnh Bến Tre và tiểu mục 2.2.1 Ưu điểm trong Chương 2 Kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Viện kiểm sát nhân dân tại tỉnh Bến Tre
Phương pháp phân tích được sử dụng ở Chương 2 Kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Viện kiểm sát nhân dân khi nghiên cứu thực tiễn giải quyết các vụ án tại TAND
6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn là tài liệu giúp Cán bộ, Kiểm sát viên (KSV) tham khảo trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát giải quyết tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục những từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 02 chương:
Chương 1: Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Toà án ở tỉnh Bến Tre
Chương 2: Kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Viện kiểm sát nhân dân
Trang 151.1.1 Số liệu về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, xã hội của nước ta nói chung cũng như tỉnh Bến Tre nói riêng phát triển với nhiều chuyển biến tích cực Xã hội càng phát triển, nhu cầu nhà ở và các giao dịch về đất đai ngày càng gia tăng, cụ thể là các giao dịch liên quan đến QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở để đáp ứng nhu cầu người dân trong tình hình mới Tuy nhiên, khi các giao dịch liên quan đến đất đai gia tăng cũng dẫn đến nhiều khó khăn, đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vụ án tranh chấp về QSDĐ Qua nghiên cứu, tập hợp và thống kê số liệu về các vụ
án tranh chấp QSDĐ tại tỉnh Bến Tre từ 2016 đến năm 2019 như sau:
- Năm 2016: VKSND thụ lý 5.641 vụ, trong đó tranh chấp QSDĐ: 237 vụ 2
- Năm 2017: VKSND thụ lý 6.764 vụ, trong đó tranh chấp QSDĐ: 248 vụ 3
- Năm 2018: VKSND thụ lý 6.297 vụ, trong đó tranh chấp QSDĐ: 259 vụ 4
- Năm 2019: VKSND thụ lý 7.775 vụ, trong đó tranh chấp QSDĐ: 267 vụ 5
Trang 16Số liệu thống kê trên cho thấy số lượng án về tranh chấp QSDĐ qua các năm
từ năm 2016 đến năm 2019 đều tăng, chiếm số lượng tương đối lớn trong các vụ án mà VKSND kiểm sát giải quyết của TAND
Từ thực tiễn hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án, có thể thấy các tranh chấp QSDĐ có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, chủ thể trong quan hệ tranh chấp QSDĐ chỉ là chủ của quá trình
quản lý và sử dụng đất đai có thể là: các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với
tư cách là người quản lý và người sử dụng đất
Thứ hai, đối tượng của tranh chấp là quyền quản lý, quyền sử dụng và những
lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng đất Vì sau khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua, Nhà nước trở thành chủ sở hữu đối với toàn bộ đất đai trên cả nước theo quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 1980 Vì thế không thể có tranh chấp quyền sở hữu đất đai
Thứ ba, khi phát sinh tranh chấp QSDĐ, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi ích của các bên trong tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích khác của Nhà nước Vì tranh chấp đất đai nếu không được giải quyết một cách triệt để bởi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết bằng con đường xét xử tại TAND với sự kiểm sát của VKSND nói riêng sẽ phát sinh hậu quả rất lớn như: gây bất ổn tình hình kinh tế - chính trị tại địa phương, gây đình trệ trong sản xuất và kinh doanh đối với những hộ có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp
Thứ tư, tranh chấp đất đai có thể phá vỡ trật tự quản lý đất đai, dẫn đến
những quy định của pháp luật về đất đai không được thực hiện một cách triệt để, mỗi nơi, mỗi địa phương sẽ áp dụng các quy định khác nhau
Những đặc điểm nêu trên trong trong tranh chấp quyền sử dụng đất là những đặc thù riêng biệt của dạng tranh chấp này phân biệt với các loại tranh chấp khác
mà TAND thụ lý giải quyết
Trang 171.1.2 Đánh giá kết quả giải quyết các vụ án
1.1.2.1 Ưu điểm
Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về QSDĐ, VKSND đã làm tốt hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp về QSDĐ, các TAND ở tỉnh Bến Tre đã áp dụng các quy định pháp luật về lĩnh vực đất đai cũng như kịp thời phối hợp, trao đổi các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của VKSND tối cao và TAND tối cao để giải quyết vụ án tranh chấp có tính chất phức tạp đúng quy định pháp luật Qua hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án về tranh chấp QSDĐ, tác giả nhận thấy các TAND đã thực hiện tốt các quy định pháp luật trong công tác thụ lý, giải quyết các vụ án tranh chấp về QSDĐ và đã đạt một số ưu điểm như sau:
Thứ nhất, về chất lượng giải quyết vụ án: Các tranh chấp liên quan đến
QSDĐ được TAND giải quyết đúng quy định pháp luật, tạo được sự đồng thuận cao giữa các bên xảy ra tranh chấp và dư luận xã hội Các tranh chấp được TAND giải quyết dứt điểm, chính xác và và kịp thời, đảm bảo sự đúng đắn của pháp luật nên không xảy ra các trường hợp người dân khiếu kiện gây bức xúc dư luận
Thứ hai, về tiến độ giải quyết vụ án: Ngay từ khâu thụ lý giải quyết các vụ án
tranh chấp về QSDĐ, TAND trên địa bàn tỉnh giải quyết vụ án đúng thời hạn quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015, những trường hợp gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử đều có căn cứ Khi có người nộp đơn khởi kiện nhưng không đầy đủ nội dung thì được cán bộ TAND hướng dẫn người nộp đơn làm lại đơn khởi kiện đúng quy định theo Điều 189 BLTTDS năm 2015
1.1.2.2 Hạn chế
Từ khi Luật đất đai (LĐĐ) năm 2013 và các Bộ luật như: Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, BLTTDS năm 2015… có hiệu lực thi hành, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được khi TAND áp dụng các quy định trên trong việc giải quyết vụ án tranh chấp về đất đai vẫn còn những hạn chế như:
Trang 18Thứ nhất, theo quy định tại Quyết định 379/QĐ-VKSTC ngày 10/10/2017 về
việc ban hành hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong Ngành Kiểm sát nhân dân và hướng dẫn thực hiện tại Mục 6.1, Điều 6 chỉ tiêu số vụ việc bị TAND cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử tuyên huỷ có trách nhiệm của VKSND quy định mức chỉ tiêu yêu cầu đạt không có vụ, việc bị huỷ liên quan đến trách nhiệm của VKSND Tuy nhiên, thông qua thực tiễn giải quyết thì tỷ lệ án bị cấp phúc thẩm hủy liên quan đến các tranh chấp QSDĐ còn tương đối cao, cụ thể:
- Năm 2016: VKSND thụ lý 237 vụ, giải quyết 140 vụ, trong đó: bị cấp phúc thẩm huỷ là 11 vụ (tỷ lệ 7,9%) 6
- Năm 2017: VKSND thụ lý 248 vụ, giải quyết 147 vụ, trong đó: bị cấp phúc thẩm huỷ là 13 vụ (tỷ lệ 8,8%) 7
- Năm 2018: VKSND thụ lý 259 vụ, giải quyết 198 vụ, trong đó: bị cấp phúc thẩm huỷ là 18 vụ (tỷ lệ 9,1%) 8
- Năm 2019: VKSND thụ lý 267 vụ, giải quyết 201 vụ, trong đó: bị cấp phúc thẩm huỷ là 19 vụ (tỷ lệ 9,6%) 9
Thứ hai, một số vụ án của TAND trên địa bàn tỉnh Bến Tre tuyên không rõ,
không đầy đủ dẫn đến khó thi hành, kéo dài trên thực tế, chưa thu thập đầy đủ chứng cứ VKSND trong quá trình kiểm sát không kịp thời phát hiện vi phạm để
Trang 19kháng nghị phúc thẩm hoặc báo cáo VKSND cấp tỉnh kháng nghị làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, cụ thể:
Một là, vụ án “yêu cầu mở lối đi qua bất động sản liền kề” giữa nguyên đơn
là ông Nguyễn Văn Đ và bị đơn là ông Huỳnh Văn B được TAND huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre ra bản án số 39/2017/DS-ST ngày 18/12/2017 và TAND tỉnh Bến Tre ra bản án phúc thẩm số 309/2017/DS-PT nhưng không thể thi hành dẫn đến Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre phải ra quyết định thu hồi các quyết định thi hành án dẫn đến việc thi hành án kéo dài hơn 02 năm (cụ thể nội dung được nêu tại tiểu mục 2.1.2.2, Chương 2 Luận văn)
Hai là, vụ án “tranh chấp thừa kế, tranh chấp quyền sử dụng đất, chia tài sản chung” giữa nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Đ và bị đơn: Ông Nguyễn Văn
Nh.10 Tòa sơ thẩm giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, thu thập chứng cứ, giải quyết vụ án chưa toàn diện nên bản án của TAND cấp phúc thẩm số 217/2019/DS-PT ngày 16/7/2019 của TAND tỉnh Bến Tre tuyên: Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 03/2019/DS-ST ngày 14/03/2019, TAND huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre và giao hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm
Những hạn chế của TAND trong quá trình giải quyết án có một phần trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp QSDĐ chưa thật sự chặt chẽ
1.2 Tình hình giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất tại Toà án ở tỉnh Bến Tre
1.2.1 Số liệu về giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất
Thông qua số liệu báo cáo hoạt động kiểm sát giải quyết những vụ án dân sự, đặc biệt là số liệu về kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp về tài sản gắn liền với
10 Thông báo số 1561/TB-VKS-P9 ngày 03/10/2019 kết quả giải quyết án phúc thẩm dân sự, hôn nhân và gia đình theo thủ tục phúc thẩm Quý III năm 2019
Trang 20đất tại TAND trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2016 đến năm 2019, ta có thể thấy tranh chấp về tài sản gắn liền với đất gia tăng qua từng năm, cụ thể như sau:
- Năm 2016: VKSND thụ lý 5.641 vụ, trong đó tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 102 vụ 11
- Năm 2017: VKSND thụ lý 6.764 vụ, trong đó tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 131 vụ 12
- Năm 2018: VKSND thụ lý 6.297 vụ, trong đó tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 198 vụ 13
- Năm 2019: VKSND thụ lý 7.775 vụ, trong đó tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 211 vụ 14
1.2.2 Đánh giá kết quả giải quyết các vụ án
1.2.2.1 Ưu điểm
Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án về tranh chấp tài sản gắn liền với đất của TAND ở tỉnh Bến Tre trong thời gian qua đạt được một số ưu điểm:
Thứ nhất, về ưu điểm của VKSND trong hoạt động kiểm sát:
Một là, VKSND trên địa bàn tỉnh Bến Tre thông qua hoạt động kiểm sát xét
xử đã làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật về đất đai, tạo sự đồng
Trang 21thuận của các đương sự trong vụ án cũng như người dân hiểu rõ các quy định pháp luật nên chất lượng xét xử đạt hiệu quả cao
Hai là, VKSND phối hợp với TAND trong việc thực hiện hoạt động hòa giải
thông qua kiểm sát quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 BLTTDS năm 2015; đảm bảo các quyết định công nhận thỏa thuận đúng quy định pháp luật, việc các đương sự thỏa thuận với nhau là tự nguyện, không trái đạo đức xã hội, cụ thể:
- Năm 2016: VKSND thụ lý 102 vụ tranh chấp tài sản gắn liền với đất, đã tiến hành hòa giải thành 27 vụ (tỷ lệ 26,5%) 15
- Năm 2017: VKSND thụ lý 131 vụ tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, đã tiến hành hòa giải thành 38 vụ (tỷ lệ 29%) 16
- Năm 2018: VKSND thụ lý 198 vụ tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, đã tiến hành hòa giải thành 60 vụ (tỷ lệ 30,3%) 17
- Năm 2019: VKSND thụ lý 211 vụ tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, đã tiến hành hòa giải thành 65 vụ (tỷ lệ là 30,8%) 18
Số liệu nêu trên cho thấy hoạt động hòa giải ngày càng được chú trọng Theo quy định tại khoản 7 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa
án quy định: “các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án
trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu
Trang 2250% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch” Hòa giải thành giúp
tiết kiệm thời gian giải quyết vụ án và tiết kiệm được tiền bạc, công sức của đương sự
Thứ hai, về ưu điểm của TAND trong hoạt động giải quyết các vụ án:
Một là, về việc phối hợp giải quyết vụ án: TAND trên địa bàn tỉnh phối hợp
tốt với VKSND (VKSND tỉnh Bến Tre đã ký Quy chế phối hợp số 61/QC-LN ngày
28 tháng 02 năm 2017 phối hợp giải quyết các vụ việc dân sự - hành chính với TAND tỉnh Bến Tre (gọi tắt Quy chế 61 ngày 28/02/2017) Đối với những vụ án thuộc trường hợp VKSND phải tham gia phiên tòa theo Điều 21 BLTTDS năm
2015, TAND kịp thời gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho VKSND đúng quy định tại khoản 2 Điều 220 BLTTDS năm 2015
Hai là, các phiên tòa đều được tổ chức theo tinh thần cải cách tư pháp, việc
tranh tụng được đảm bảo và không hạn chế thời gian theo quy định tại Điều 247 BLTTDS năm 2015, giúp đảm bảo quyền con người; phán quyết của Hội đồng xét xử (viết tắt HĐXX) đều dựa trên kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa, thể hiện sự dân chủ, công khai, khách quan theo đúng Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Những ưu điểm nêu trên là sự nỗ lực không ngừng của cơ quan tư pháp trong hoạt động giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất, góp phần ổn định tình hình chính trị địa phương, tạo được niềm tin và sự đồng thuận của nhân dân
1.2.2.2 Hạn chế
Song song những ưu điểm đạt được, hoạt động giải quyết các vụ án về tranh chấp tài sản gắn liền với đất còn một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, số lượng các bản án của TAND bị cấp phúc thẩm huỷ, sửa còn
nhiều, cụ thể:
Trang 23- Năm 2016: cấp phúc thẩm đã hủy, sửa bản án sơ thẩm là 24 vụ, trong đó tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 05 vụ, chiếm tỷ lệ 20,8% 19
- Năm 2017: cấp phúc thẩm đã hủy, sửa bản án sơ thẩm là 23 vụ, trong đó tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 10 vụ, chiếm tỷ lệ 43,5% 20
- Năm 2018: cấp phúc thẩm đã hủy, sửa bản án sơ thẩm là 18 vụ, trong đó tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 08 vụ, chiếm tỷ lệ 44,4% 21
- Năm 2019: cấp phúc thẩm đã hủy, sửa bản án sơ thẩm là 37 vụ, trong đó tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 17 vụ, chiếm tỷ lệ 45,9% 22
Số liệu thống kê trên ta thấy tình hình giải quyết tranh chấp về tài sản gắn liền với đất bị cấp phúc thẩm hủy, sửa chiếm tỷ lệ tương đối cao Tỷ lệ số vụ án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa năm sau cao hơn năm trước
Thứ hai, dạng vi phạm thường gặp trong quá trình giải quyết vụ án là: TAND
giải quyết vụ án vượt quá yêu cầu nguyên đơn là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng VKSND trong quá trình kiểm sát không kịp thời phát hiện để kháng
nghị ngang cấp hoặc báo cáo kháng nghị, cụ thể: Vụ án “tranh chấp quyền sử dụng
đất” giữa nguyên đơn bà Trần Thị Nh và bị đơn ông Nguyễn Văn N 23 trong quá
trình giải quyết tại cấp sơ thẩm, nguyên đơn trình bày phần đất tranh chấp do
Trang 24nguyên đơn sử dụng đã bị nhập vào thửa đất số 187, tờ bản đồ số 4 do bị đơn đứng tên quyền sử dụng đất Nguyên đơn và bị đơn thống nhất phần đất tranh chấp hiện do nguyên đơn bà Nh quản lý sử dụng Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Thạnh Phú cũng khẳng định bà Nh sử dụng diện tích đất tranh chấp từ trước đến nay không thay đổi Lẽ ra, trường hợp này bà Nh khiếu nại yêu cầu UBND huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre hủy giấy chứng nhận QSDĐ của ông N hoặc khởi kiện yêu cầu TAND hủy giấy chứng nhận QSDĐ của ông N theo quy định nhưng bà
Nh lại khởi kiện yêu cầu ông N trả lại đất là không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND 24 Tuy nhiên, TAND cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết vụ án dân sự là vi phạm tố tụng nghiêm trọng nhưng VKSND cấp huyện không phát hiện vi phạm này để kháng nghị phúc thẩm hoặc báo cáo VKSND cấp tỉnh kháng nghị là thiếu sót
24 Khoản 1 Điều 204 LĐĐ năm 2013
Trang 25KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 Luận văn với tên gọi thực trạng giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ
và tài sản gắn liền với đất tại TAND ở tỉnh Bến Tre, tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích các số liệu về tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất được giải quyết
tại TAND tỉnh Bến Tre từ năm 2016 đến năm 2019 để làm rõ các nội dung sau: Thứ
nhất, tình hình giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND ở tỉnh Bến Tre; Thứ hai, tình
hình giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất tại TAND ở tỉnh Bến Tre Qua đó,
có thể rút ra những kết luận sau:
Một là, việc giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất có
ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống, góp phần giữ vững an ninh chính trị tại địa phương, tạo được niềm tin của nhân dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước
Hai là, bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động giải quyết các vụ
án của TAND cũng như vai trò của VKSND khi kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp vẫn còn những thiếu sót trong hoạt động kiểm sát của VKSND không kịp thời phát hiện vi phạm của TAND dẫn đến các vụ án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa gia tăng qua từng năm Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát giải quyết tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất là đòi hỏi tất yếu, khách quan nhằm giải quyết các vụ án đạt hiệu quả và chất lượng cao
Các kết quả nghiên cứu của Chương 1 là nền tảng để tác giả nghiên cứu Chương 2 của Luận văn: Kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất của VKSND
Trang 262014 cũng như quy định BLTTDS năm 2015 đã thể hiện cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn VKSND trong hoạt động kiểm sát ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, khoản 2 Điều 21 27 BLTTDS năm 2015: “Viện kiểm sát tham gia
các phiên họp sơ thẩm đối với các vụ việc dân sự; phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do Toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản
công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở …” Qua đó, BLTTDS quy định
rõ hoạt động của VKSND tham gia phiên tòa kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp
đất đai thuộc thẩm quyền TAND tại khoản 9 Điều 26 BLTTDS năm 2015: “tranh
chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai…” và hướng dẫn tại khoản 3
Điều 27 Thông tư liên tịch (TTLT) số 02/2016/TTLT-VKSTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS (gọi tắt là TTLT 02/2016 ngày 31/8/2016)
25 Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
26 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật
27 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự
Trang 27Thứ hai, BLTTDS năm 2015 tạo địa vị pháp lý vững chắc cho hoạt động của
VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai quy định tại Điều 46 28 BLTTDS năm 2015 để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm
2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014
Những quy định về chức năng, nhiệm vụ của VKSND luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo nhất quán trong các văn bản: Hiến pháp, Luật Tổ chức VKSND và BLTTDS, tạo sự đồng bộ, thống nhất cũng như cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm sát của VKSND khi kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai Căn cứ BLTTDS năm 2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014; TTLT 02/2016 ngày 31/8/2016; Quy chế 364 ngày 02/10/2017 và Quy định hướng dẫn hoạt động của KSV tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 458/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao (gọi tắt là Quyết định số
458 ngày 04/10/2019), trong hoạt động kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, VKSND có có những nhiệm vụ, quyền hạn:
Thứ nhất, trong giai đoạn thụ lý: VKSND kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện
của TAND Sau khi nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của TAND cùng cấp, KSV, Kiểm tra viên (KTV) được phân công nghiên cứu, lập phiếu kiểm sát, hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện Theo quy định pháp luật, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện chỉ trả lại đơn khởi kiện khi có căn cứ quy định tại Điều 192 29 BLTTDS năm 2015 Tuy nhiên, “Đối với các tranh chấp ai là người có
quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh
28 Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
29 Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của trả lại đơn khởi kiện
Trang 28chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án” 30 Khi kiểm sát việc trả đơn khởi kiện KSV, KTV được phân công nghiên cứu vụ án phải kiểm tra kỹ căn cứ trả đơn, kịp thời phát hiện vi phạm để báo cáo đề xuất Lãnh đạo VKSND ban hành kiến nghị khắc phục vi phạm theo quy định tại Điều 194 31 BLTTDS năm 2015
Thứ hai, giai đoạn kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh tranh chấp đất đai của
TAND thì VKSND thực hiện những hoạt động kiểm sát sau:
Một là, KSV, KTV được phân công kiểm sát việc thụ lý vụ án vào sổ thụ lý,
lập phiếu kiểm sát theo quy định tại Điều 196 32 BLTTDS năm 2015 Căn cứ vào các Điều 26 33, 28 34, 186 35 và 187 36 BLTTDS năm 2015, KSV và KTV kiểm sát về thẩm quyền giải quyết vụ án của TAND (khoản 9 Điều 26 BLTTDS năm 2015), thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách pháp lý của người khởi kiện và những nội dung khác
Hai là, kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND 37 KSV, KTV được phân công
30 Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
31 Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả đơn khởi kiện
32 Thông báo về việc thụ lý vụ án
33 Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
34 Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
35 Quyền khởi kiện vụ án
36 Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
37 Điều 11 TTLT 02/2016 ngày 31/8/2016 gửi văn bản thông báo về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trang 29kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai sau khi nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc văn bản thông báo không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND phải thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thông báo đúng quy định tại các Điều 114 38,
137 39 và 138 40 BLTTDS năm 2015 KSV, KTV khi kiểm sát nếu phát hiện vi phạm phải báo cáo đề xuất Lãnh đạo VKSND để thực hiện quyền kiến nghị 41
Ba là, kiểm sát kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải (Điều 212 42 BLTTDS năm 2015 và điểm đ khoản 2 Điều 5 Quyết định số 458 ngày 04/10/2019) KSV được phân công kiểm sát biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản hòa giải phải kiểm sát về hình thức, thành phần, trình tự và nội dung theo quy định tại các Điều
208 43, 209 44, 210 45 và Điều 211 46 BLTTDS năm 2015, trường hợp qua kiểm sát phát hiện biên bản phiên họp thiếu thành phần quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 hoặc không đủ chữ ký hoặc điểm chỉ theo khoản 4 Điều 211 BLTTDS năm 2015 thì tập hợp vi phạm báo cáo Lãnh đạo VKSND để kiến nghị
Bốn là, nghiên cứu hồ sơ và kiểm sát việc TAND xác minh, thu thập tài liệu
chứng cứ để giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai:
38 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
39 Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
40 Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
41 Điều 140 BLTTDS năm 2015 khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
42 Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
43 Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
44 Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
45 Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
46 Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Trang 30- Nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp đất đai 47 thuộc thẩm quyền xét xử của TAND 48 Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án KSV, KTV được phân công kiểm sát phải đảm bảo thời hạn nghiên cứu theo quy định tại khoản 2 Điều 220 49 BLTTDS năm
2015 và Điều 4 TTLT 02/2016 ngày 31/8/2016 Bên cạnh đó, KSV và KTV phải kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của TAND, người tham gia tố tụng như: xem xét yêu cầu khởi kiện, các điều kiện khởi kiện, thẩm quyền của TAND… và việc thu thập tài liệu chứng cứ của TAND Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, KSV và KTV phải xây dựng báo cáo trình Lãnh đạo VKSND về việc giải quyết vụ án, dự thảo đề cương hỏi, dự thảo văn bản phát biểu ý kiến tại phiên tòa
- Khi kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì KSV, KTV được phân công kiểm sát về trình tự, thủ tục, về nguồn chứng cứ bảo đảm tài liệu chứng, chứng cứ được thu thập hợp pháp, khách quan, đầy đủ, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật 50 KSV được phân công kiểm sát giải quyết vụ án tranh đất đai trong quá trình nghiên cứu hồ sơ nếu nhận thấy chứng cứ còn thiếu thì có quyền yêu cầu TAND xác minh, thu thập chứng cứ 51 Ngoài ra, VKSND được quyền thu thập tài liệu, chứng cứ khi thuộc các trường hợp sau:
+ VKSND thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm 52
+ Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền
47 Khoản 2 Điều 220 BLTTDS năm 2015 Quyết định đưa vụ án ra xét xử
48 Khoản 9 Điều 26 BLTTDS năm 2015
49 Quyết định đưa vụ án ra xét xử
50 Điều 13 Quy chế 364 ngày 02/10/207 kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ
51 Khoản 3 Điều 58 BLTTDS năm 2015 Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên
52 Khoản 6 Điều 97 BLTTDS năm 2015
Trang 31kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết 53
Thứ ba, trong giai đoạn kiểm sát việc xét xử giải quyết vụ án tranh chấp đất
đai của TAND thì VKSND thực hiện những hoạt động kiểm sát như sau:
Một là, KSV được phân công tham gia phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử (HĐXX), Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng tại phiên tòa (Điều 22 Quy chế 364 ngày 02/10/2017; Điều 26 Quyết định số 458 ngày 04/10/2019); phát biểu ý kiến của VKSND về việc giải quyết vụ
án tại phiên tòa (Điều 262 BLTTDS năm 2015; khoản 1 Điều 28 TTLT số 02/2016 ngày 31/8/2016)
Hai là, KSV được phân công kiểm sát bản án vụ án tranh chấp đất đai của
TAND Việc kiểm sát bản án của TAND thực hiện theo Quyết định VKSTC ngày 06/9/2019 ban hành quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của TAND (gọi tắt là Quyết định 399 ngày 06/9/2019), kiểm sát chặt chẽ về hình thức, nội dung, thời hạn gửi bản án… kịp thời phát hiện vi phạm để báo cáo đề xuất Lãnh đạo VKSND để ban hành kiến nghị
399/QĐ-Ba là, yêu cầu TAND cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án tranh chấp đất
đai để xem xét, quyết định kháng nghị (điểm b khoản 2 Điều 20 TTLT 02/2016 ngày 31/8/2016) và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản
án của TAND theo quy định (Điều 278 54, 331 55, 354 56 BLTTDS năm 2015)
Bốn là, trong quá trình VKSND kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai
thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND, VKSND có quyền kiến nghị, yêu cầu
53 Khoản 2 Điều 330 BLTTDS năm 2015
54 Kháng nghị của Viện kiểm sát
55 Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
56 Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Trang 32TAND, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật; kiến nghị TAND khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết án; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục
và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước và thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị khác theo quy định của pháp luật (Điều 21 BLTTDS năm 2015; khoản 2 Điều 5 57 Luật Tổ chức VKSND năm 2014)
2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm sát giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
2.2.1 Ưu điểm
Thứ nhất, hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai đạt
được kết quả tích cực VKSND kiểm sát chặt chẽ việc trả lại đơn khởi kiện của TAND, việc mở sổ thụ lý, theo dõi, lập phiếu kiểm sát việc thụ lý án, phân công cán bộ, KSV nghiên cứu ngay khi thụ lý vụ án, kiểm sát chặt chẽ diễn biến phiên tòa và kiểm sát đầy đủ các bản án của TAND Qua đó, VKSND đã phát hiện nhiều vi phạm của TAND, chất lượng kháng nghị được nâng lên, tỷ lệ kháng nghị được chấp nhận
ở mức cao, hoàn thành chỉ của VKSND tối cao và Quốc hội giao, cụ thể:
Kết quả thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm của VKSND từ 2016 - 2019
Chỉ tiêu
Năm 2016
30/11/2016)
(01/12/2015-Năm 2017
30/11/2017)
(01/12/2016-Năm 2018
30/11/2018)
(01/12/2017-Năm 2019
30/11/2019)
Trang 33Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo Phòng 9 VKSND tỉnh Bến Tre từ 2016 - 2019 Thứ hai, VKSND các cấp chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng,
chính quyền địa phương trong giải quyết vụ án tranh chấp về đất đai VKSND cấp tỉnh phối hợp tốt với UBND và Sở, Ban ngành và đã ký Quy chế 61 ngày 28/02/2017 Từ đó, việc giải quyết những vụ án tranh chấp đất đai được thuận lợi và
hiệu quả
Thứ ba, trong hoạt động kiểm sát, VKSND tuân thủ chặt chẽ quy định của
BLTTDS năm 2015, LĐĐ năm 2013 và những văn bản luật liên quan để kịp thời phát hiện vi phạm của TAND như: vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ không phù hợp với tài liệu, không khách quan, toàn diện; trong quá trình giải quyết vụ án, TAND không tiến hành xác minh hiện trạng đất tranh chấp dẫn đến tuyên án không
rõ khó thi hành trên thực tế Sau đây là các dạng vi phạm trong việc giải quyết những vụ án về tranh chấp đất đai của TAND, VKSND đã kịp thời phát hiện, ban hành hành kháng nghị để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Trang 34Một là, TAND đánh giá chứng cứ không phù hợp với tài liệu có trong hồ sơ
vụ án, không khách quan và toàn diện, dẫn đến việc TAND cấp sơ thẩm nhận định phần đất tranh chấp và tuyên diện tích đất không chính xác theo thực tế đo đạc, cụ thể: Bản án số 51/2018/DS-ST ngày 16/8/2018 của TAND huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh
Bến Tre về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa các
đương sự” giữa nguyên đơn: Bà Phạm Thị Ph, sinh năm: 1926 Địa chỉ: Ấp Kinh
Gãy, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc và bị đơn: Ông Dương Văn Kh, sinh năm:
1948 Địa chỉ: Ấp Kinh Gãy, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc
Nội dung vụ án
Phần đất tranh chấp tọa lạc tại ấp Kinh Gãy, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc với diện tích khoảng 2.000 m2 thuộc quyền sử dụng của bà Phạm Thị Ph Năm
1977, bà Ph tặng cho con là ông Dương Văn Kh khoảng 1.200 m2, còn lại 800 m2bà
Ph để lại và trực tiếp quản lý sử dụng đến nay Năm 1988, ông Kh tự đăng ký kê khai toàn bộ (bao gồm cả phần diện tích 800 m2 bà Ph để lại) và được cấp giấy chứng nhận QSDĐ ngày 28/8/1998 là thửa 553 và 554 cùng tờ bản đồ số 5, diện tích 2.200 m2, hiện tại là thửa 69, tờ bản đồ số 6, diện tích 2.009,2 m2 (theo giấy chứng nhận QSDĐ do UBND huyện Mỏ Cày Bắc cấp ngày 26/11/2012) Do đó, bà
Ph khởi kiện yêu cầu gia đình ông Kh giao trả lại cho bà Ph phần diện tích đất trên Ông Kh thừa nhận nguồn gốc phần đất tranh chấp của bà Ph, nhưng năm 1977 bà
Ph đã cho ông và ông Kh đã đăng ký kê khai, được cấp giấy chứng nhận QSDĐ Do đó, gia đình ông Kh không đồng ý yêu cầu của bà Ph
Quá trình giải quyết vụ án
Tại bản án sơ thẩm số 51/2018/DS-ST ngày 16/8/2018 của TAND huyện Mỏ Cày Bắc tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị Ph Buộc bị đơn trả lại cho bà phạm Thị Ph phần đất có diện tích 800 m2 thuộc thửa số 69a, tờ bản đồ số
6, tọa lạc tại ấp Kinh Gãy, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre
Qua kiểm sát bản án sơ thẩm, VKSND đã phát hiện trong quá trình giải quyết vụ án, giữa các đương sự đều thống nhất kết quả đo đạc thực tế tại phần đất