Tổng quan các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp Các lý thuyết về CTKHN có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, trong đó có việc xác định các yếu tố tác động đến CTKHN..
Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị tài chính DN là việc lựa chọn, đưa ra và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính bao gồm quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận nhằm tối đa hóa giá trị DN và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (Lê Thị Xuân, 2020) Vốn là điều kiện tiên quyết đối với quá trình sản xuất
KD Nợ, đòn bẩy tài chính, CTKHN đều là một trong các yếu tố trong quyết định nguồn vốn của DN Việc ra quyết định sử dụng nguồn huy động nào cho hoạt động
KD, sử dụng vốn chủ sở hữu hay nợ, lựa chọn kỳ hạn ngắn hay kỳ hạn dài cần đảm bảo tính cân đối, có sự cân nhắc trên nhiều mặt nhằm giúp DN tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro Theo đó, việc lựa chọn CTKHN ảnh hưởng đến cả quyết định đầu tư và phân phối lợi nhuận do tác động của chi phí vốn và dòng tiền CTKHN đề cập đến mối quan hệ giữa NDH và NNH Lựa chọn CTKHN hợp lý giúp DN giải quyết vấn đề đại diện, giảm rủi ro thanh khoản, chi phí tài trợ (Cai và cộng sự, 2008)
Liên quan đến CTKHN, trong thời gian qua trên thế giới đã có khá nhiều bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển (Barclay và Smith, 1995; Ozkan, 2000; Antoniou và cộng sự, 2006; Terra, 2011; Lee, 2013) đến các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế mới nổi (Cai và cộng sự, 2008; Deesomsak và cộng sự, 2009; Wang và cộng sự, 2010; Lemma và Negash, 2012) trên cả mô hình tĩnh về nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTKHN và mô hình động đánh giá tốc độ điều chỉnh CTKHN Các công trình này dựa trên khung lý thuyết về cấu trúc vốn giải thích các vấn đề bất hoàn hảo của thị trường như chi phí đại diện, bất cân xứng thông tin, thuế và rủi ro thanh khoản có tác động đến CTKHN Hơn nữa, các nghiên cứu này cũng cho thấy những kết luận không đồng nhất về CTKHN do có sự khác biệt về bối cảnh quốc gia, thực trạng kinh tế vĩ mô, đặc điểm ngành nghề, phương pháp nghiên cứu Trong bối cảnh là một quốc gia đang phát triển, thị trường tài chính Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa hoạt động hiệu quả khiến DN gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa tiếp cận các nguồn tài trợ khác nhau, do vậy vấn đề CTKHN càng trở nên nan giải hơn Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng xuất hiện nhiều nghiên cứu tập trung vào vấn đề CTKHN
(Phạm Thị Vân Trinh, 2017; Nguyễn Thanh Nhã, 2018; Nguyễn Thanh Liêm, 2019; Nguyễn Kim Quốc Trung, 2021; Đỗ Thị Vân Trang, 2021) trên nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, theo tổng quan của tác giả, chưa có nghiên cứu về các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN ngành Vận tải Mặt khác, Vận tải là một ngành KD có đặc thù riêng khi nó chiếm dụng vốn trong thời gian dài (Nguyễn Thị Hương Mai, 2013) Đây là một lỗ hổng khá lớn, có thể khiến DN ngành này gặp lúng túng khi đưa ra lựa chọn CTKHN hợp lý Việc sử dụng CTKHN không xem xét đến tình trạng DN có thể dẫn tới những rủi ro đáng lo ngại trong dài hạn Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành Vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài nghiên cứu trong khóa luận này, từ đó tìm ra một số yếu tố mà DN cần chú ý khi ra quyết định về CTKHN.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể
Tác giả xác định những mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận và các yếu tố tác động lên CTKHN
Thứ hai, đánh giá tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô lên CTKHN của các DN ngành Vận tải niêm yết
Thứ ba, đề xuất khuyến nghị cho các bên liên quan trong việc giúp DN ra quyết định về CTKHN.
Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, khóa luận tập trung giải quyết câu hỏi:
“Các yếu tố nội tại và bên ngoài có tác động như thế nào đến CTKHN của các DN ngành Vận tải niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023?
DN cần đặc biệt chú ý đến yếu tố nào khi ra quyết định về CTKHN?”
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự
(2020), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) để nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN Vận tải niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023 Khóa luận áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao gồm Phương pháp bình phương nhỏ nhất, Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình tác động cố định, Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên Nghiên cứu tiến hành các kiểm định để tìm ra phương pháp hồi quy thích hợp thông qua kiểm định F-test, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian multiplier, kiểm định Hausman Sau đó, tiếp tục thực hiện các kiểm định về hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan Nếu mô hình tồn tại khuyết tật, khóa luận sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát.
Kết cấu khóa luận
Tổng quan về cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm cấu trúc kỳ hạn nợ
Nợ là một khía cạnh quan trọng của tài chính và là công cụ kiểm soát những bất lợi và tăng lợi thế trong việc lựa chọn NNH và NDH Kỳ hạn nợ là kỳ hạn phải trả cho các khoản NNH và NDH Nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ (CTKHN) là quyết định lựa chọn giữa NNH và NDH (Nguyễn Kim Quốc Trung, 2022)
Cấu trúc kỳ hạn nợ, tên tiếng anh là Debt maturity structure, là quan hệ giữa kỳ hạn nợ ngắn hạn và kỳ hạn nợ dài hạn, trong đó, kỳ hạn nợ dài hạn là các khoản nợ được xác định thời hạn đáo hạn nợ trên một năm, còn kỳ hạn nợ ngắn hạn là các khoản nợ xác định thời hạn đáo hạn trong vòng 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ KD của DN (Barclay và Smith, 1995), là một trong những vấn đề liên quan đến các quyết định về cấu trúc vốn của DN
Lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn và thường được bổ sung vốn lưu động Lãi suất vay dài hạn thường cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn Thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm TSCĐ (Nguyễn Thị Tuyết Lan, 2019)
CTKHN của DN có thể đo bằng hai phương pháp chính Phương pháp tiếp cận “tăng thêm” (Incremental approach) định nghĩa kỳ hạn nợ là kỳ hạn của các khoản nợ mới vay thêm (Highfield, 2008) Theo hướng tiếp cận bảng cân đối kế toán (Balance sheet approach), kỳ hạn nợ được định nghĩa là tỷ lệ của các khoản NDH trên tổng nợ của DN (Barclay và Smith, 1995; Cai và cộng sự, 2008; Deesomsak và cộng sự, 2009) Theo các nghiên cứu trước đây, đa số các công trình sử dụng hướng tiếp cận cân đối kế toán do các hạn chế về dữ liệu về kỳ hạn nợ Đây cũng là cách để đo lường CTKHN trong bài khóa luận này
CTKHN dài hạn nghĩa là DN có tỷ lệ NDH trên tổng nợ cao, và CTKHN ngắn hạn nghĩa là DN có tỷ lệ NNH trên tổng nợ cao Nếu xét về mặt phân phối của CTKHN, phân vị càng thấp thì CTKHN càng ngắn, tương ứng với tỷ lệ NNH trên tổng nợ càng cao; trong khi phân vị càng cao tương ứng với tỷ lệ NDH trên tổng nợ càng cao (Nguyễn Thanh Liêm, 2019)
Việc xác định CTKHN cho DN thường dựa trên đặc thù của từng ngành KD nhất định và chu kỳ KD của từng DN để có thể xây dựng được cơ cấu nợ hợp lý Quyết định lựa chọn một kỳ hạn nợ tối ưu sẽ giúp cho DN có nhiều cơ hội, giảm thiểu các rủi ro từ các nguồn tài trợ, tăng tính minh bạch và khai thác các cơ hội từ việc khấu trừ thuế do nợ vay CTKHN sẽ thay đổi theo thời gian cũng như tùy từng
DN, có thể phụ thuộc vào tình hình tài chính hay kế hoạch của DN để xác định được CTKHN tốt nhất
1.1.2 Khung lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn nợ
Trong một thị trường vốn hoàn hảo, các quyết định về cấu trúc vốn không làm thay đổi giá trị DN (Modigliani và Miller, 1958) Một nghiên cứu sau đó của nhóm tác giả này năm 1963 đã bổ sung một yếu tố bất hoàn hảo là thuế và nhân định rằng giá trị DN đi vay sẽ cao hơn nhờ giá trị của tấm chắn thuế từ nợ vay cao hơn so với DN không đi vay Các nghiên cứu sau đó dựa trên cơ sở khung lý thuyết của cấu trúc vốn xác định tầm quan trọng của CTKHN nhờ khả năng xử lý những bất hoàn hảo khác của thị trường như chi phí đại diện, bất cân xứng thông tin, thuế và rủi ro thanh khoản Theo đó, có thể tổng kết CTKHN chịu sự tác động đan xen bởi các lý thuyết như Lý thuyết chi phí đại diện (Barnea và cộng sự, 1980; Jensen và Meckling, 1976; Myers, 1977), Lý thuyết tín hiệu (Diamond, 1991; Flannery,
1986), Lý thuyết dựa trên thuế (Brick và Ravid, 1985) và Lý thuyết sự phù hợp (Morris, 1976) Những lập luận dựa trên các khung lý thuyết này đều cho thấy CTKHN của DN là kết quả của việc DN cố gắng đánh đổi giữa chi phí và lợi ích từ việc nắm giữ những kỳ hạn nợ khác nhau
1.1.2.1 Lý thuyết chi phí đại diện (Theory of agency costs)
Việc DN sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài luôn đi kèm giữa lợi ích và chi phí, khi đó DN dễ chịu tổn thất trên thị trường KD của họ (Bolton và Scharfstein, 1990)
Lý thuyết chi phí đại diện lần đầu tiên được đề xuất bởi Jensen và Meckling (1976)
Sử dụng nguồn tài trợ nội bộ và bên ngoài cho hoạt động KD sẽ dẫn đến xung đột giữa các bên liên quan do bất cân xứng thông tin Theo Myers (1977), chi phí đại diện phát sinh do mâu thuẫn giữa các bên liên quan và được chia thành 4 loại mâu thuẫn, bao gồm: (1) Mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông; (2) Mâu thuẫn giữa các cổ đông lớn và cổ đông nhỏ; (3) Mâu thuẫn giữa cổ đông và chủ nợ; và (4) Mâu thuẫn giữa cổ đông và các bên phi tài chính có liên quan Việc các DN lựa chọn kỳ hạn nợ hợp lý sẽ giúp giảm thiểu chi phí đại diện Vấn đề đại diện liên quan đến sử dụng nợ xảy ra hai trường hợp làm cho chi phí đại diện ngày càng tăng do “đầu tư dưới mức” hoặc “đầu tư quá mức” Chi phí đại diện có thể được giải quyết bằng cách rút ngắn thời gian đáo hạn nợ và/hoặc xây dựng CTKHN tương xứng với cấu trúc kỳ hạn tài sản khi DN sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài (Myers, 1977) Sử dụng NNH sẽ làm giảm bớt việc “đầu tư dưới mức” khi các DN không muốn theo đuổi những dự án có rủi ro, điều này sẽ làm giảm chi phí đại diện thông qua cơ chế giám sát thường xuyên từ nhà đầu tư Trong đó, các DN được coi là có khả năng phát sinh nhiều chi phí đại diện đặc biệt đối với DN có quy mô nhỏ vì DN có thể phát hành thêm các khoản NNH đến hạn và có thể được thu hồi trước khi thực hiện các phương án tăng trưởng Nghĩa là, DN sử dụng chính sách luân chuyển các khoản nợ có kỳ hạn thanh toán ngắn hạn như một hình thức sử dụng đòn bẩy Barnea và cộng sự (1980) cho rằng, DN thường cân nhắc lựa chọn sử dụng NNH hay NDH để tài trợ cho các dự án đầu tư, nếu sử dụng cấu trúc nợ hợp lý sẽ giảm thiểu xung đột và mâu thuẫn giữa cổ đông và trái chủ Trong khi đó, Terra (2011) cho rằng, các DN có quy mô nhỏ thường có xu hướng gia tăng việc sử dụng NNH cho các khoản đầu tư Điều này dẫn đến các DN sẽ phải gánh chịu chi phí đại diện cao hơn do đầu tư dưới mức, từ đó làm gia tăng mâu thuẫn giữa người quản lý và cổ đông Hart & Moore
(1995) lập luận rằng NDH có thể kiểm soát quá trình DN đầu tư quá mức nếu như trong tương lai có nhiều cơ hội đầu tư cho các dự án tốt và tiềm năng Trong trường hợp doanh nghiệp không có hoặc có rất ít các khoản NDH sẽ làm gia tăng chi phí khi thực hiện các dự án có NPV dương vì phải sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho mục đích đầu tư, do vậy, các DN này sẽ phải cân bằng giữa lợi ích và chi phí phát sinh cho việc sử dụng NNH
Lý thuyết chi phí đại diện là cơ sở để rút ra mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và CTKHN Các DN nhỏ có chi phí người đại diện cao hơn do có thông tin bất cân xứng cao hơn, cũng như có các mâu thuẫn liên quan đến khả năng chuyển rủi ro cho chủ nợ Các DN lớn thường có thông tin minh bạch hơn, tạo điều kiện cho các chủ nợ thu thập và xử lý các thông tin về sức khỏe tài chính của DN với chi phí thấp Hơn nữa, DN lớn có rủi ro phá sản thấp và cũng ít bị hạn chế trong khả năng tiếp cận vốn bên ngoài Các DN nhỏ thường có rất nhiều cơ hội đầu tư so với giá trị tài sản có thể đem thế chấp (Whited, 1992), điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa cổ đông và chủ nợ, khiến vấn đề người đại diện trầm trọng hơn so với các DN lớn Các vấn đề này có thể được kiểm soát thông qua sử dụng NNH (Barnea và cộng sự,
1980), vì NNH tạo điều kiện cho chủ nợ giám sát DN thường xuyên hơn, làm giảm bất cân xứng thông tin giữa chủ nợ và DN Do đó lý thuyết người đại diện cho rằng
DN lớn sẽ vay NDH nhiều hơn so với các DN nhỏ do các DN lớn có chi phí đại diện thấp hơn Ở Việt Nam, các nghiên cứu của Phạm Thị Vân Trinh (2017), Ngô Văn Toàn
(2018), Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự (2018), Đỗ Thị Vân Trang (2021), Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) cũng sử dụng lý thuyết chi phí đại diện để nghiên cứu về CTKHN của DN Trong những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, lý thuyết chi phí đại diện được đại diện bởi quy mô DN và cơ hội tăng trưởng
1.1.2.2 Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)
Tổng quan các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp
Các lý thuyết về CTKHN có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, trong đó có việc xác định các yếu tố tác động đến CTKHN Mối quan hệ giữa các yếu tố này với CTKHN dựa trên những dự đoán từ các khung lý thuyết Vì vậy, từ những lý thuyết này và các công trình thực nghiệm trước, khi nghiên cứu về CTKHN của
DN, tác giả xét đến hai nhóm yếu tố tác động: Nhóm các yếu tố nội tại thuộc về tình hình tài chính của DN (nhóm yếu tố vi mô) và nhóm các yếu tố bên ngoài (nhóm yếu tố vĩ mô) tác động đến việc lựa chọn CTKHN trong DN
Khi hoạch định chính sách CTKHN cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng như sau:
1.2.1 Nhóm các yếu tố nội tại tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ
Tỷ lệ nợ/ tỷ lệ đòn bẩy được sử dụng để xác định mức độ rủi ro tài chính mà
DN phải gánh chịu Tỷ lệ này cho biết mức độ sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho tài sản trong DN, được đo lường thông qua tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản của
DN, được biểu diễn theo công thức sau:
Lý thuyết tín hiệu đưa ra giả thuyết DN có tỷ lệ nợ cao có xu hướng sử dụng NDH nhiều hơn nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và giảm nguy cơ phá sản (Morris, 1992; Stohs và Mauer, 1996); hay tỷ lệ đòn bẩy có tác động tích cực đến CTKHN Rủi ro thanh khoản có thể khiến DN ngần ngại sử dụng NNH để kiểm soát vấn đề đầu tư dưới mức Khi DN có năng lực tài chính tốt thì khả năng xử lý rủi ro thanh khoản tốt hơn, tạo điều kiện cho DN vay NNH để xử lý chi phí người đại diện liên quan đến đầu tư dưới mức Khi DN có ít linh hoạt tài chính, các DN có khuynh hướng chọn giảm tỷ lệ nợ thay vì chọn làm giảm kỳ hạn nợ vì nợ càng ngắn sẽ càng làm tăng rủi ro thanh khoản DN có CTKHN ngắn hạn (dài hạn) sẽ có rủi ro thanh khoản cao (thấp), do đó có động lực làm giảm (tăng) tỷ lệ nợ DN tăng kỳ hạn nợ để tránh khủng hoảng thanh khoản và rủi ro phá sản
Tuy nhiên, Myers (1977) cho rằng tỷ lệ đòn bẩy và kỳ hạn nợ có mối quan hệ ngược chiều vì chi phí đại diện của việc đầu tư dưới mức có thể được giảm thiểu bằng cách giảm đòn bẩy hoặc rút ngắn thời gian đáo hạn nợ Khi rủi ro thanh khoản cao, giảm tỷ lệ nợ có thể được ưu tiên thay vì làm giảm CTKHN để xử lý vấn đề đầu tư dưới mức, đặc biệt khi DN có cơ hội tăng trưởng tốt Vì vậy, mối quan hệ giữa đũn bẩy và kỳ hạn nợ vẫn cũn gõy tranh cói Demirgỹỗ-Kunt và Maksimovic
(1999), Fan và cộng sự (2012) lập luận rằng những khác biệt về pháp lý và thể chế giữa các quốc gia giúp giải thích các lựa chọn về đòn bẩy và kỳ hạn nợ của DN
Khả năng sinh lời của DN được đo lường bằng thu nhập trước lãi vay và thuế của DN (EBIT) trên tổng tài sản của DN đó và được biểu diễn bằng chỉ tiêu ROA theo công thức sau:
Có một mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh lời và CTKHN Nguyên nhân lý giải đó là tỷ suất sinh lời càng cao, xác suất công ty chịu nguy cơ phá sản và rủi ro thanh khoản ngày càng thấp Những lập luận dựa vào lý thuyết tín hiệu cho rằng DN hoạt động KD tốt, có lợi nhuận sẽ sử dụng nhiều NNH vì họ tin tưởng vào khả năng tái cấp vốn của mình vào những thời điểm thích hợp, CTKHN có mối tương quan âm với khả năng sinh lời Các DN có chất lượng tín dụng thấp muốn hạn chế rủi ro thanh khoản bằng cách giảm sử dụng NNH, nên ưa thích NDH hơn
Mặt khác, theo lý thuyết dựa trên thuế, khả năng sinh lời của một DN có liên quan trực tiếp đến kỳ hạn nợ Các DN khả năng sinh lời cao thường có xu hướng sử dụng nhiều NDH để tận dụng lợi thế về thuế (Mauer và Stohs, 1996)
Chỉ tiêu cơ cấu tài sản cho thấy mức độ đầu tư vào TSCĐ của DN, cũng như năng lực sản xuất KD của DN Các công ty thuộc ngành nghề khác nhau có cơ cấu tài sản khác nhau Cơ cấu tài sản được xác định bởi tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản của DN:
Theo lý thuyết sự phù hợp, cơ cấu TSCĐ của DN tỷ lệ thuận với CTKHN Để giảm thiểu rủi ro và chi phí kiệt quệ tài chính, kỳ hạn của những khoản vay nợ phải phù hợp với kỳ hạn của tài sản trong DN Lý thuyết chi phí đại diện cũng khẳng định rằng có sự chuyển dịch rủi ro đi kèm tài sản từ chủ nợ sang các cổ đông nên TSCĐ sẽ là yếu tố then chốt đảm bảo việc giảm rủi ro của người cho vay do đó tồn tại chi phí đại diện của nợ vay Do tình trạng bất cân xứng thông tin, người cho vay thường yêu cầu người đi vay phải có tài sản đảm bảo TSCĐ là một trong những nhân tố quan trọng của DN và được xem là khoản thế chấp được DN đưa ra khi đi vay Khoản vay có kỳ hạn càng dài thì yêu cầu về TSCĐ đóng vai trò đảm bảo cho khoản vay càng lớn Do đó, các công ty có TSCĐ hữu hình có giá trị lớn có khả năng thế chấp tốt hơn, thường có xu hướng vay nợ với kỳ hạn dài hơn, từ đó cũng làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính cho DN
Kỳ hạn tài sản hay thời hạn sử dụng của tài sản được xác định bởi tỷ lệ TSDH trên tổng tài sản như công thức dưới đây:
Sự phù hợp giữa thời hạn của khoản nợ và thời hạn của tài sản giúp công ty kiểm soát rủi ro và chi phí kiệt quệ tài chính (Lemma và Negash, 2012); ngoài ra, có thể giúp công ty giảm thiểu vấn đề đầu tư dưới mức (Myers, 1977) Theo lý thuyết sự phù hợp, DN có thể gặp rủi ro không dự phòng đủ tiền trả nợ khi kỳ hạn nợ ngắn hơn kỳ hạn tài sản của DN (nói cách khác là thời hạn trả nợ ngắn hơn so với chu kỳ tạo dòng tiền của tài sản) Hoặc, thậm chí khi kỳ hạn nợ dài hơn kỳ hạn tài sản (dòng tiền từ tài sản chấm dứt trong khi DN vẫn phải trả nợ) thì DN vẫn có rủi ro (Stohs và Mauer, 1996) Ozkan (2002) lập luận rằng chi phí đại diện phát sinh khi một công ty có mâu thuẫn giữa cấu trúc kỳ hạn tài sản (tài sản ngắn hạn và dài hạn) và CTKHN Để giảm thiểu vấn đề này, các DN thường điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn của khoản nợ phù hợp với kỳ hạn của tài sản hiện có Ngoài ra, công ty có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách kết hợp thời hạn của nợ với tài sản được hình thành từ các khoản nợ
Quy mô DN được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau như doanh thu, tài sản, vốn hóa thị trường, số lượng nhân viên hoặc phạm vi hoạt động; từ đó được phân loại thành DN lớn, DN vừa và DN nhỏ Trong bài khóa luận này, quy mô DN được đo lường bằng logarit của tổng tài sản của DN theo công thức sau (Cai và cộng sự, 2008):
Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng những DN có quy mô nhỏ thường có tỷ lệ vay nợ cao và việc phát sinh mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông và người đại diện
DN là rất lớn Để giảm thiểu chi phí đại diện, DN nhỏ thường có khuynh hướng sử dụng khoản vay ngắn hạn, DN vay nhiều nợ để tạo cơ hội tăng trưởng trong tương lai sẽ sử dụng nhiều NDH hơn (Cai và cộng sự, 2008; Deesomsak và cộng sự, 2009; Stephan và cộng sự, 2011) Ngoài ra, các DN nhỏ ít cung cấp thông tin ra bên ngoài khiến thị trường bất cân xứng thông tin nghiêm trọng, các nhà đầu tư cũng như thị trường sẽ rất tốn kém để có được thông tin của các DN này Vì những lý do đó mà chi phí đại diện tại các DN nhỏ thường cao, điều này khiến DN nhỏ gặp nhiều hạn chế khi tiếp cận thị trường vốn vay dài hạn Đồng thời, do chi phí cho các khoản vay ngắn hạn thấp, điều này đã khuyến khích các DN nhỏ phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngắn hạn Các công ty lớn có thể gặp ít vấn đề bất cân xứng thông tin hơn, cho phép họ tham gia vào các cơ hội đầu tư trong tương lai với nhiều TSCĐ hơn và dễ dàng tiếp cận thị trường NDH Ngoài ra, các trái chủ cố gắng hạn chế rủi ro khi cho các DN nhỏ vay bằng cách hạn chế thời gian đáo hạn nợ Vì vậy, các DN lớn (nhỏ) dự kiến sẽ có tỷ lệ nợ dài hạn (ngắn hạn) cao hơn trong cơ cấu vốn của họ
Các nghiên cứu thực nghiệm
1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Vấn đề CTKHN đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu với hàng loạt các công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao Các nghiên cứu này đưa ra kết quả có phần khác nhau tùy thuộc vào mục đích và nội dung nghiên cứu
Kể từ cuối những năm 1990, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về CTKHN đã bắt đầu xuất hiện, xem xét đồng thời nhiều yếu tố tác động khác nhau Barclay và Smith (1995) sử dụng mẫu các DN sản xuất công nghiệp Mỹ từ 1974-1992 nhận thấy, DN với cơ hội tăng trưởng cao hơn vay nhiều NNH hơn, DN nhỏ chủ yếu vay nợ ngân hàng nên sẽ có kỳ hạn nợ thấp hơn so với các DN vay bằng trái phiếu Kết quả còn cho thấy DN với chất lượng tín dụng thấp nhất và cao nhất vay ngắn hạn, trong khi DN với rủi ro tín dụng trung bình vay NDH, thuế TNDN có liên quan không đáng kể đến CTKHN
Nghiên cứu của Stohs và Mauer (1996) cho thấy CTKHN có tương quan âm với thu nhập bất thường (biến đại diện cho chất lượng tín dụng DN), kỳ hạn tài sản có tương quan dương với CTKHN Các DN xếp hạng cao và thấp có khuynh hướng sử dụng NNH nhiều hơn so với DN xếp hạng trung bình Ngoài ra, nghiên cứu ủng hộ một phần lý thuyết chi phí đại diện: mặc dù DN nhỏ có xu hướng sử dụng NNH, nhưng các DN có nhiều cơ hội tăng trưởng lại có khuynh hướng sử dụng NDH
Trong nghiên cứu tác động của các đặc điểm cụ thể của DN và quốc gia cũng như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 lên CTKHN của các DN ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Deesomsak và cộng sự (2009) đã xác định các yếu tố tác động đến CTKHN của các công ty tại Thái Lan, Malaysia, Singapore và Úc Kết quả chỉ ra rằng các DN trong khu vực này có CTKHN tối ưu mục tiêu; quy mô công ty, tỷ lệ nợ và tính thanh khoản có tác động dương đến CTKHN; các yếu tố gồm lợi nhuận, kỳ hạn tài sản, biến động thu nhập có tác động khác nhau ở những quốc gia khác nhau Riêng yếu tố cơ hội tăng trưởng không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu Đồng thời, cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng đáng kể đến CTKHN của DN và các yếu tố quyết định nó
Antoniou và cộng sự (2006) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến CTKHN của các công ty tại Pháp, Đức và Anh Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ có mối tương quan dương với CTKHN, tính thanh khoản có tương quan âm đến CTKHN ở cả 3 quốc gia Quy mô công ty có tương quan đồng biến với CTKHN của công ty ở Anh nhưng không có tác động đối với công ty tại Pháp và Đức Biến động thu nhập có tác động cùng chiều với CTKHN của công ty tại Pháp nhưng ảnh hưởng không đáng kể đối với công ty ở Đức và Anh Kỳ hạn của tài sản có tương quan dương với CTKHN của công ty ở Anh nhưng lại không có tác động ở Pháp và Đức Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa thuế thu nhập DN và CTKHN là không rõ ràng và khác nhau giữa các quốc gia, phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi nước
Cai và cộng sự (2008) sử dụng dữ liệu 259 DN Trung Quốc từ 1999 đến
2004 đã không tìm thấy bằng chứng ủng hộ lý thuyết chi phí đại diện vì cơ hội tăng trưởng có tương quan dương với kỳ hạn nợ Nghiên cứu cho rằng thiếu bằng chứng ủng hộ lý thuyết chi phí đại diện và tín hiệu là do có mối quan hệ chặt chẽ giữa DN và ngân hàng cho vay, khiến vấn đề bất cân xứng thông tin và người đại diện không đáng ngại ở Trung Quốc Các DN có chất lượng tín dụng cao lại sử dụng nhiều NDH, ngược với dự đoán của lý thuyết tín hiệu Lý thuyết dựa trên thuế được ủng hộ tại Trung Quốc nhưng cũng chỉ ở mức yếu Quy mô công ty, kỳ hạn tài sản và tính thanh khoản có ảnh hưởng cùng chiều đối với kỳ hạn nợ, làm tăng nhu cầu sử dụng NDH Các kết quả này ủng hộ lý thuyết sự phù hợp và một phần lý thuyết chi phí đại diện tại Trung Quốc
Wang và cộng sự (2010) xem xét tác động của các biến vĩ mô tới CTKHN Kết quả nghiên cứu là cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP và thuế có mối tương quan thuận với CTKHN, còn lạm phát và cung tiền thể hiện mối tương quan nghịch với CTKHN Điều này chỉ ra rằng CTKHN của các công ty niêm yết Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể không chỉ bởi các đặc điểm bên trong như quy mô DN, kỳ hạn tài sản và tốc độ tăng trưởng mà còn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô
Fan và cộng sự (2010) nghiên cứu tác động của các định chế đối với cấu trúc vốn và kỳ hạn nợ đối với 36,767 DN tại 39 quốc gia đã và đang phát triển giai đoạn 1991-2006 Kết quả cho thấy mức độ tham nhũng, hệ thống pháp luật và thuế đã giải thích sự khác biệt về đòn bẩy tài chính và kỳ hạn nợ của các DN ở các quốc gia
Cụ thể, DN ở quốc gia có hệ thống ngân hàng phát triển có NNH nhiều hơn, trong khi DN tại các nước có các quỹ đầu tư hưu trí phát triển lại sử dụng NDH nhiều hơn Các quốc gia ở nước có tham nhũng cao sử dụng nhiều nợ, trong đó chủ yếu là NNH, trong khi các DN với hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thường có nhiều vốn cổ phần hơn, và có nhiều NDH
Terra (2011) chỉ ra rằng các nhân tố tác động đến CTKHN của các công ty tại Mỹ và các nước thuộc Mỹ Latinh là tương tự nhau mặc dù có sự khác biệt về môi trường tài chính và môi trường KD Cụ thể, quy mô công ty, lợi nhuận, tài sản hữu hình không ảnh hưởng đến CTKHN; tỷ lệ nợ, kỳ hạn tài sản, tính thanh khoản có tác động dương đến CTKHN; thuế và cơ hội tăng trưởng có tác động ngược lại
Krich và Terra (2012) cho thấy CTKHN của các công ty ở Argentina, Brazil, Chile, Peru và Venezuela chịu ảnh hưởng đáng kể bởi chất lượng thể chế quốc gia; mặt khác, sự phát triển tài chính chỉ có tác động nhỏ
Nghiên cứu của Lemma và Negash (2012) về CTKHN của công ty tại các quốc gia thuộc châu Phi cho thấy, các nhân tố nội tại bao gồm kỳ hạn tài sản, biến động thu nhập và tỷ lệ nợ có tác động dương đến CTKHN Với nhóm các yếu tố bên ngoài, quy mô của nền kinh tế mối tương quan thuận chiều với CTKHN; do đó, các DN ở các nước thu nhập thấp có xu hướng sử dụng ít NDH hơn Trong khi thuế và tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược lại Ngoài ra, nghiên cứu này còn phát hiện mối tương quan nghịch biến giữa mức độ phát triển của lĩnh vực ngân hàng với CTKHN, theo đó DN tại những quốc gia có hệ thống ngân hàng phát triển sẽ sử dụng nhiều NNH; ngược lại, quy mô TTCK ảnh hưởng tích cực đến CTKHN
Nghiên cứu về CTKHN trong phạm vi các công ty thuộc ngành vận tải biển tại Hàn Quốc của Lee (2013) chỉ ra rằng quy mô công ty, kỳ hạn tài sản, tính thanh khoản và chất lượng của công ty có mối quan hệ tích cực với CTKHN Trong khi đó, các công ty vận tải biển có tiềm năng tăng trưởng cao hơn dường như lại ưa chuộng NNH hơn NDH
Kết quả nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN 12 quốc gia thuộc Khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh của Correia và cộng sự (2014) cho thấy các yếu tố nội tại bao gồm quy mô DN, thời gian đáo hạn tài sản và tỷ lệ đòn bẩy có tương quan thuận với NDH, trong khi khả năng sinh lời có tương quan nghịch với NDH Phát hiện của họ phù hợp với Lemma và Negash (2012) Về các yếu tố vĩ mô, loại hình hệ thống pháp luật có tác động đáng kể đến thời gian đáo hạn nợ và quy mô hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế càng cao thì mức độ ưu tiên của DN đối với nợ dài hạn càng thấp
Costa và cộng sự (2014) cho thấy các DN vừa và nhỏ ở Bồ Đào Nha có xu hướng sử dụng nhiều NNH nếu có tính thanh khoản thấp Thuế suất có tác động tích cực yếu đến thời gian đáo hạn của tài sản Chi phí vốn có tác động tích cực mạnh mẽ đến NDH Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện rằng chi phí vốn có tác động ngược lại đến cơ hội tăng trưởng, công ty càng có nhiều tài sản cố định thường sẽ kém tăng trưởng và có xu hướng sử dụng nó làm tài sản thế chấp cho ngân hàng để vay NDH hơn Kết luận này đồng tình với Myers (1977) khi ông cho rằng công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng nên sử dụng nhiều NNH
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Khoảng trống nghiên cứu
Sau khi xem xét các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại Việt Nam cũng như trên thế giới, khóa luận đưa ra được một số luận điểm như sau:
Một là, đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến CTKHN đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trong nước và trên thế giới Tuy nhiên, sau khi xem xét tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy có sự không nhất quán cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố tác động và CTKHN (đều tồn tại cả mối tương quan thuận chiều, tương quan nghịch chiều) Sự bất đồng quan điểm này được các nhà nghiên cứu giải thích là tùy thuộc vào: việc đo lường biến giải thích; sự khác biệt về điều kiện nền kinh tế; bối cảnh quốc gia; giai đoạn nghiên cứu hay ngành nghề KD…
Hai là, các công trình trước đây có khẳng định ngành nghề KD dẫn đến sự khác biệt trong kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố tác động với CTKHN của DN Đây là nguyên nhân khiến các học giả trong và ngoài nước có hướng đi điều tra, xem xét vấn đề CTKHN trong phạm vi một ngành cụ thể Tại Việt Nam, các công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến CTKHN của DN đã được nghiên cứu ở một số ngành như xây dựng, bất động sản
Từ những nhận xét trên, khóa luận này mong muốn giải quyết một số khoảng trống nêu trên, mang lại những đóng góp mới về hướng nghiên cứu ở Việt Nam, góp phần cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm mới về cơ sở lý luận các yếu tố tác động đến CTKHN của DN nói chung và DN ngành Vận tải nói riêng tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam:
Thứ nhất, những công trình khoa học thời gian trước đưa ra những kết luận không nhất quán về chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố lên CTKHN do vậy việc tiếp tục điều tra về các yếu tố tác động đến CTKHN của DN là vô cùng cấp bách và đáng coi trọng, nhất là trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển như Việt Nam
Thứ hai, nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN của DN tại Việt Nam đã có sự tập trung vào các ngành KD cụ thể, nhưng xét đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu điều tra các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN ngành Vận tải Do đó, tác giả sẽ chọn phạm vi nghiên cứu là nhóm DN thuộc ngành Vận tải niêm yết bởi ngành này có đặc thù riêng về chính sách sử dụng nguồn tài trợ đồng thời không thể không kể đến vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
Khung nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã nêu, căn cứ trên khung lý thuyết về CTKHN, cơ sở lý thuyết các yếu tố tác động lên CTKHN và các bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam cũng như trên thê giới, khóa luận xác định một số yếu tố tác động đến CTKHN; xem xét CTKHN dưới tác động của hai nhóm yếu tố: yếu tố nội tại (vi mô) và yếu tố bên ngoài (vĩ mô) Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTKHN của DN ngành Vận tải niêm yết tại Việt Nam được thực hiện theo khung nghiên cứu như sau:
Hình 1.1: Khung nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTKHN của DN
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong đó, việc phân tích các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN vận tải niêm yết sẽ được xem xét trong mối tương quan của 8 biến tài chính thuộc DN là đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, cơ cấu tài sản, kỳ hạn tài sản, quy mô DN, tính thanh khoản, thuế TNDN, cơ hội tăng trưởng; và 3 biến độc lập vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Cơ sở dữ liệu
Dữ liệu trong bài khóa luận được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của các DN ngành Vận tải Việt Nam được niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX), lấy từ cơ sở dữ liệu điện tử của Cafef và Vietstock để đo lường mức tác động của các yếu tố đến CTKHN của các DN Vận tải đang hoạt động và niêm yết trên sàn HOSE và HNX Để đảm bảo tính thực tế, thông qua quá trình lọc và xử lý dữ liệu, bảng dữ liệu cuối cùng gồm 54 DN (đã lọc ra các DN không đầy đủ dữ liệu) có thời gian hoạt động liên tục trong vòng 5 năm kể từ 2019 đến 2023 và các thông tin của DN phải đảm bảo được tiếp cận dễ dàng Vì vậy, dữ liệu mẫu nghiên cứu phản ánh khá chính xác đặc điểm về CTKHN của các DN ngành Vận tải, có tính đại diện cao Như vậy, từ số liệu của 54 DN ngành Vận tải trong 5 năm tạo thành dữ liệu dạng bảng gồm 270 quan sát (54 × 5 = 270 quan sát)
Ngoài ra, các số liệu về các tác nhân vĩ mô sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng được thu thập từ nguồn dữ liệu của GSO trong giai đoạn 5 năm kể từ năm 2019 đến 2023 Số liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý trên Excel 2021 và được phân tích bằng phần mềm Stata 17.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao gồm Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình tác động cố định (FEM), Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Trước tiên, tác giả thực hiện phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả bức tranh tổng quát nhất về mẫu nghiên cứu; sau đó, kiểm định tự tương quan để kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy Sau khi thực hiện các kiểm định để tìm ra phương pháp hồi quy thích hợp, nghiên cứu tiến hành kiểm định các khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Trong trường hợp mô hình hồi quy theo phương pháp FEM hoặc REM có khuyết tật, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để đảm bảo kết quả ước lượng là không chệch và hiệu quả
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS): Giả định của phương pháp này là tung độ gốc và hệ số góc không thay đổi theo thời gian và theo các đơn vị Nghĩa là, nhóm biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là như nhau giữa các đơn vị và không đổi theo thời gian Phương trình hồi quy có dạng:
𝑌 𝑖𝑡 = 𝑋 𝑖𝑡 ′ 𝛽 + 𝑢 𝑖𝑡 Tuy nhiên, phương pháp ước lượng này có những nhược điểm như có thể làm kết quả ước lượng bị chệch và thiếu ý nghĩa do không xem xét sự tồn tại giữa các yếu tố riêng biệt của đối tượng nghiên cứu, có thiếu sót khi số liệu của mẫu gặp tình trạng bất đối xứng hay phương sai không thuần nhất Để giải quyết các vấn đề của Pooled OLS, hồi quy theo mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ được sử dụng
Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình tác động cố định (FEM): FEM giả định có sự khác biệt giữa các đơn vị và theo thời gian, sự khác biệt này (αi) có tương quan với các biến độc lập và FEM đánh giá được ảnh hưởng của sự khác biệt đó đến biến được giải thích Phương trình FEM có dạng:
𝑌 𝑖𝑡 = 𝑋 𝑖𝑡 ′ 𝛽 + 𝛼 𝑖 + 𝑢 𝑖𝑡 Mặc dù FEM ưu việt hơn mô hình OLS nhưng cũng có những hạn chế như: có quá nhiều biến giả được đưa vào mô hình nên làm giảm bậc tự do và làm tăng khả năng đa cộng tuyến, FEM không đo lường được những nhân tố không thay đổi theo thời gian và giả định cổ điển cho sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật N~(0,
Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM):
Nếu trong FEM sự khác biệt (αi) giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập, thì REM được giả định có sự khác biệt (αi) giữa các đơn vị, nhưng sự khác biệt này là ngẫu nhiên (nằm trong thành phần sai số ngẫu nhiên) và không tương quan với biến giải thích Khi đó, 𝛼 𝑖 = 𝛼 + 𝜇 𝑖 được đưa vào phương trình FEM, phương trình REM có dạng như sau:
REM ưu việt hơn FEM như chỉ sử dụng một hệ số chặn duy nhất cho tất cả các đơn vị chéo, giá trị này là giá trị trung bình của tất cả các đơn vị chéo và đo lường được những nhân tố không đổi theo thời gian Để lựa chọn mô hình hiệu quả nhất, tác giả thực hiện các kiểm định sau:
Kiểm định F-test kiểm tra liệu ảnh hưởng của các yếu tố cố định có bằng 0 hay không để tìm ra mô hình hồi quy thích hợp giữa hai phương pháp Pooled OLS và FEM với giả thuyết H0: Lựa chọn mô hình Pooled OLS Nếu kết quả kiểm định có p-value < 0,05 thì bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là mô hình FEM là phù hợp
Kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian multiplier (LM test) cho phép lựa chọn giữa Pooled OLS và REM với giả thuyết H0 là phương sai của sai số qua các đơn vị là không đổi hay mô hình Pooled OLS là phù hợp Nếu kết quả kiểm định có p-value < 0,05 thì bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là mô hình REM là phù hợp
Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa FEM và REM, trong đó
H0 là tác động cá biệt của mỗi đơn vị không có tương quan với các biến hồi quy khác trong mô hình hay lựa chọn mô hình REM Nếu có tương quan (giả thuyết H0 bị bác bỏ), mô hình hồi quy theo REM sẽ cho kết quả bị thiên lệch, vì vậy mô hình FEM được lựa chọn
Sau khi lựa chọn mô hình, tác giả thực hiện kiểm định các khuyết tật như hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan Nếu mô hình không bị khuyết tật thì mô hình FEM hoặc REM là mô hình phù hợp Ngược lại, nếu kết quả kiểm định cho thấy có một trong hai hiện tượng trên tồn tại hoặc tồn tại cả hai thì phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) được sử dụng để hồi quy mô hình, để ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên của các tham số 𝑣 𝑖𝑡 = 𝜇 𝑖 + 𝑢 𝑖𝑡 Các sai số được rút ra từ mô hình sẽ được dùng để ước tính ma trận phương sai - hiệp phương sai của sai số và sử dụng ma trận này chuyển đổi các biến ban đầu và ước tính giá trị các tham số cần tìm trong trong mô hình.
Giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào khung lý thuyết, kết quả của các nghiên cứu trước đây cùng khung nghiên cứu được xây dựng ở Chương 1, tác giả đưa ra các giả thuyết về kỳ vọng tác động của các biến giải thích đến CTKHN như sau: Đòn bẩy tài chính: Theo lý thuyết tín hiệu DN sử dụng nhiều nợ có xu hướng sử dụng NDH nhằm giảm thiểu áp lực mất thanh khoản và nguy cơ đối mặt với rủi ro phá sản; mặt khác, có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ sử dụng nợ và CTKHN là do DN muốn xử lý chi phí người đại diện Khóa luận kỳ vọng tương quan cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và CTKHN bởi đa số các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ lý thuyết tín hiệu như Deesomsak và cộng sự (2009), Antoniou và cộng sự (2006), Lemma và Negash (2012), Cai và cộng sự (2008) Hơn nữa, các công trình khoa học tại Việt Nam của Đỗ Thị Vân Trang (2021), Nguyễn Thanh Liêm (2019), Đỗ Thị Vân Trinh (2017) cũng tìm thấy mối tương quan dương của đòn bẩy tài chính và CTKHN
H 1 : Đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến CTKHN
Khả năng sinh lời: Những lập luận dựa trên lý thuyết dựa trên thuế cho rằng các DN có khả năng sinh lời cao thì mức độ ưu tiên dành cho NDH là nhiều hơn để hưởng lợi ích của tấm chắn thuế thuế Trái với nhận định trên, theo lý thuyết tín hiệu, DN hoạt động KD tốt sẽ sử dụng nhiều NNH Nghiên cứu của Ozkan (2000), Đỗ Thị Vân Trang (2021) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời và CTKHN Mặt khác, các nghiên cứu khác tại các nước đang phát triển, khả năng sinh lời không ảnh hưởng đến quyết định về NNH hay NDH của các DN (Krich và Terra, 2012; Cai và cộng sự, 2008; Matues và Terra, 2013; Deesomsak và cộng sự, 2009; Phạm Thị Vân Trinh, 2020)
H 2 : Khả năng sinh lời có tác động (cùng chiều/ngược chiều) đến CTKHN
Cơ cấu tài sản: Lý thuyết sự phù hợp cho rằng để hạn chế rủi ro trong sản xuất KD, cần có sự phù hợp giữa kỳ hạn tài sản và kỳ hạn các khoản nợ trong DN Bên cạnh đó, lý thuyết chi phí đại diện cũng cho rằng các DN có càng nhiều TSCĐ thì càng thuận lợi hơn khi huy động nguồn tài trợ nợ Đặc biệt đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, tình trạng bất cân xứng thông tin khá trầm trọng nên TSCĐ càng có vai trò thiết yếu trong quy trình vay vốn Do đó, nghiên cứu kỳ vọng tương quan thuận chiều giữa cơ cấu tài sản và CTKHN, nhất quán với kết luận của nhiều công trình thực nghiệm như Krich và Terra (2012), Phạm Thị Vân Trinh (2020), Đỗ Thị Vân Trang (2021)
H 3 : Cơ cấu tài sản có tác động cùng chiều đến CTKHN
Kỳ hạn tài sản: Theo lý thuyết sự phù hợp, DN sẽ điều chỉnh kỳ hạn tài sản khớp với kỳ hạn nợ để làm giảm rủi ro nảy sinh khi dòng tiền của tài sản và nợ không phù hợp nhau Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa kỳ hạn tài sản và CTKHN (Cai và cộng sự, 2008; Stephan và cộng sự, 2011; Lemma và Negash, 2012; Correia và cộng sự, 2014)
H 4 : Kỳ hạn tài sản có tác động cùng chiều đến CTKHN
Quy mô DN: Theo lý thuyết chi phí đại diện, DN quy mô nhỏ gặp nhiều hạn chế khi tiếp cận thị trường vốn vay dài hạn, có xu hướng ưa chuộng nhiều NNH do bất cân xứng thông tin khiến chi phí đại diện cao Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước như Antoniou và cộng sự (2006), Cai và cộng sự (2008), Deesomsak và cộng sự (2009), Stephan và cộng sự (2011), Krich và Terra (2012), Đỗ Thị Vân Trang (2021), Nguyễn Thanh Liêm (2019), Nguyễn Thanh Nhã (2018), Phạm Thị Vân Trinh (2017), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) đều cho thấy quy mô
DN và CTKHN có mối tương quan thuận chiều với nhau Trên cơ sở đó, khóa luận đưa ra giả thuyết:
H 5 : Quy mô DN có tác động cùng chiều đến CTKHN
Tính thanh khoản: Lý thuyết tín hiệu ủng hộ mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản và CTKHN bởi DN có tính thanh khoản cao sử dụng nhiều NDH để cắt giảm chi phí sử dụng vốn và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng khác nhau Tuy nhiên, chủ nợ cũng có thể ngần ngại cho vay NDH đối với những DN có thanh khoản cao do mức độ tin cậy (Myers và Rajan, 1998) Nghiên cứu kỳ vọng mối tương quan thuận chiều giữa tính thanh khoản và CTKHN theo kết quả của đa số nghiên cứu trước đây (Deesomsak và cộng sự, 2009; Cai và cộng sự, 2008; Đỗ Thị Vân Trang, 2021; Phạm Thị Vân Trinh, 2020)
H 6 : Tính thanh khoản có tác động cùng chiều đến CTKHN
Thuế TNDN: Theo lý thuyết dựa trên thuế, thuế có mối tương quan âm với
CTKHN khi DN cân nhắc lợi ích (tấm chắn thuế) và tổn thất (rủi ro phá sản, chi phí vay nợ) từ việc vay nợ DN sẽ kéo dài CTKHN để lợi ích thuế từ vay nợ không ít hơn so với chi phí phát hành nợ được phân bổ trong mỗi kỳ (Kane và cộng sự,
1985) Mối tương quan ngược chiều được tìm thấy trong kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm như Cai và cộng sự (2008), Terra (2011) Trên cơ sở này, khóa luận đưa ra giả thuyết:
H 7 : Thuế TNDN có tác động ngược chiều đến CTKHN
Cơ hội tăng trưởng: Vấn đề đầu tư quá mức đáng quan tâm hơn so với dưới mức tại quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (Cai và cộng sự, 2008) Điều này phù hợp với thực trạng Việt Nam, vấn đề đầu tư quá mức cũng có thể được quan tâm nhiều hơn và DN có thể cần NDH để kiểm soát vấn đề đầu tư quá mức Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) cũng ủng hộ hướng tác động này
Do đó, tương quan thuận chiều giữa cơ hội tăng trưởng và CTKHN được kỳ vọng trong khóa luận
H 8 : Cơ hội tăng trưởng có tác động cùng chiều đến CTKHN
Tăng trưởng kinh tế: Trong các nghiên cứu xem xét đến yếu tố mĩ mô như Wang và cộng sự (2010), Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020) tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng thuận chiều đến CTKHN, hay nói cách khác khi kinh tế tăng trưởng tốt kéo theo hoạt động KD của DN cũng mở rộng và đi lên, DN sẽ sử dụng nhiều NDH hơn trong sản xuất KD
H 9 : Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến CTKHN
Lạm phát: Sự tác động của chỉ tiêu này lên CTKHN là không đồng nhất khi có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lạm phát tác động thuận chiều đến CTKHN (Phạm Thị Vân Trinh, 2020; Đỗ Thị Vân Trang, 2021), có nghiên cứu cho rằng tác động này là nghịch chiều (Wang và cộng sự, 2010) Deesomsak và cộng sự (2009) kết luận rằng có mối tương quan không rõ ràng về ảnh hưởng của lạm phát trên những mẫu nghiên cứu khác nhau Vì vậy, khóa luận đưa ra giả thuyết:
H 10 : Lạm phát có tác động (cùng chiều/ngược chiều) đến CTKHN
Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Yếu tố này theo Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự
(2020) tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao, DN càng sử dụng nhiều NDH, DN cũng tiếp cận được nguồn NDH với chi phí thấp hơn
H 11 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến CTKHN
Tổng hợp về giả thuyết nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTKHN của DN Vận tải niêm yết được thể hiện trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung Khung lý thuyết Nghiên cứu thực nghiệm
H1 Đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến CTKHN
Lý thuyết tín hiệu Deesomsak và cộng sự (2009), Antoniou và cộng sự
(2006), Lemma và Negash (2012), Cai và cộng sự
(2008), Đỗ Thị Vân Trang (2021), Nguyễn Thanh Liêm
H2 Khả năng sinh lời có tác động (cùng chiều/ngược chiều) đến CTKHN
Lý thuyết dựa trên thuế
Ozkan (2000), Krich và Terra (2012) Cai và cộng sự
(2008), Matues và Terra (2013), Deesomsak và cộng sự
(2009), Phạm Thị Vân Trinh (2020), Đỗ Thị Vân Trang
H3 Cơ cấu tài sản có tác động cùng chiều đến CTKHN
Lý thuyết sự phù hợp
Krich và Terra (2012), Phạm Thị Vân Trinh (2020), Đỗ Thị Vân Trang (2021)
H4 Kỳ hạn tài sản có tác động cùng chiều đến CTKHN
Lý thuyết sự phù hợp
Cai và cộng sự (2008), Demirguc-Kunt và Maksimovic
(1999), Stephan và cộng sự (2011), Lemma và Negash
Giả thuyết Nội dung Khung lý thuyết Nghiên cứu thực nghiệm
H5 Quy mô DN có tác động cùng chiều đến
Lý thuyết chi phí đại diện
Antoniou và cộng sự (2006), Cai và cộng sự (2008), Deesomsak và cộng sự (2009), Stephan và cộng sự
(2011), Krich và Terra (2012), Đỗ Thị Vân Trang (2021), Nguyễn Thanh Liêm (2019), Nguyễn Thanh Nhã (2018), Phạm Thị Vân Trinh (2017), Nguyễn Kim Quốc Trung
H6 Tính thanh khoản có tác động cùng chiều đến CTKHN
Lý thuyết tín hiệu Deesomsak và cộng sự (2009), Cai và cộng sự (2008),
Phạm Thị Vân Trinh (2020), Đỗ Thị Vân Trang (2021)
H7 Thuế TNDN có tác động ngược chiều đến CTKHN
Lý thuyết dựa trên thuế
Kane và cộng sự (1985), Cai và cộng sự (2008), Terra
H8 Cơ hội tăng trưởng có tác động cùng chiều đến CTKHN
Lý thuyết chi phí đại diện
Cai và cộng sự (2008), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021)
H9 Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến CTKHN
Wang và cộng sự (2010), Lemma và Negash (2012), Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020)
Giả thuyết Nội dung Khung lý thuyết Nghiên cứu thực nghiệm
H10 Lạm phát có tác động (cùng chiều/ngược chiều) đến CTKHN
Phạm Thị Vân Trinh (2020), Đỗ Thị Vân Trang (2021)
H11 Tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến CTKHN Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mô hình nghiên cứu
Căn cứ vào khung nghiên cứu được xây dựng tại mục 1.5, tác giả kế thừa mô hình của Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN ngành Vận tải niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau:
DMS it = β 0 + β 1 LR it + β 2 ROA it + β 3 TAN it + β 4 AM it + β 5 SIZE it + β 6 LIQ it
+ β 7 TAX it + β 8 GRO it + β 9 GDP it + β 10 INF it + β 11 CRE it + ε it
𝛽 0 : Hệ số chặn; 𝛽 1−11 : Các hệ số hồi quy riêng ε: Sai số ngẫu nhiên i: Doanh nghiệp i; t: Năm t
DMS: Cấu trúc kỳ hạn nợ
LR: Đòn bẩy tài chính
ROA: Khả năng sinh lời
TAN: Cơ cấu tài sản
AM: Kỳ hạn tài sản
GRO: Cơ hội tăng trưởng
GDP: Tăng trưởng kinh tế
CRE: Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tổng hợp các biến, công thức xác định và chiều tác động dự kiến được thể hiện trong Bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2 Mô tả các biến trong mô hình
Tên biến Ký hiệu Công thức Chiều tác động dự kiến Dữ liệu tham khảo Biến phụ thuộc
Cấu trúc kỳ hạn nợ DM 𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
Cai và cộng sự (2008), Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021)
Biến độc lập Đòn bẩy tài chính LR 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Cai và cộng sự (2008), Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021)
Khả năng sinh lời ROA 𝐸𝐵𝐼𝑇
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 +/- Deesomsak và cộng sự (2009), Terra
Cơ cấu tài sản TAN 𝑇𝑆𝐶Đ
Kỳ hạn tài sản AM 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛
Tên biến Ký hiệu Công thức Chiều tác động dự kiến Dữ liệu tham khảo
Cai và cộng sự (2008), Lemma và Negash (2012), Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020)
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế - Cai và cộng sự (2008), Terra (2011),
Cơ hội tăng trưởng GRO 𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 + Stephan và cộng sự (2011), Nguyễn
Thanh Liêm (2019) Tăng trưởng kinh tế GDP
+ Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020),
Lạm phát INF +/- Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020),
Tốc độ tăng trưởng tín dụng CRE + Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự (2020)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thống kê mô tả
Bảng 2.3 Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Nguồn: Tác giả truy xuất kết quả từ phần mềm Stata
Bảng 2.3 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu bao gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến giải thích và biến phụ thuộc Theo đó, CTKHN (DMS) bình quân của các DN niêm yết ngành Vận tải trong khoảng thời gian 5 năm từ 2019 đến 2023 tại Việt Nam là 0.2667 hay NDH chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 26.67% nợ phải trả của
DN Kết quả này cho thấy, phần lớn các DN nghiên cứu sử dụng NNH nhiều hơn trong cơ cấu nợ của mình So với các DN ở các nước phát triển, con số này khá thấp (Barclay và Smith, 1995; Antoniou và cộng sự, 2006), nhưng tỷ lệ này thống nhất với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia (Cai và cộng sự, 2008; Deesomsak và cộng sự, 2009) Điều này có thể là do thị trường tài chính tại Việt Nam còn chưa phát triển mạnh, các DN có ít cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đa dạng để tài trợ cho hoạt động của mình, đa số các khoản vay chủ yếu đến từ nguồn vay vốn ngân hàng Các nguồn vốn trung và dài hạn như phát hành trái phiếu vẫn còn khá hạn chế ở Việt Nam và có những quy định chặt chẽ đối với các DN phát hành Ngoài ra, các khoản vay ngắn hạn luôn được ưu tiên hơn và tiếp cận dễ dàng hơn so với vay trung và dài hạn Ngoài ra, Bảng 2.3 cũng phản ánh có DN Vận tải không hề sử dụng NDH, bằng chứng là giá trị thấp nhất của CTKHN là 0; giá trị lớn nhất là 0,8565 nghĩa là có DN có nguồn vay NDH chiếm đến gần 86% cơ cấu nợ Điều này thể hiện sự chênh lệch lớn về CTKHN của các DN nghiên cứu Để sử dụng các khoản vay NDH, DN cần đáp ứng những điều kiện ràng buộc như minh chứng khả năng trả nợ, mục đích vay vốn, đặc biệt là tài sản thế chấp Mà TSCĐ chính là tài sản đảm bảo tốt nhất Mức độ đầu tư TSCĐ (TAN) tại các DN Vận tải niêm yết có mức chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất Có những DN tài sản gồm toàn TSNH, bên cạnh các DN có TSCĐ chiếm hầu hết tỷ trọng tài sản lên đến hơn 91%, cơ cấu tài sản bình quân khoảng 34% Đối với những biến nội tại khác, tỷ lệ đòn bẩy (LR) có giá trị trung bình bằng 0.3518, cho thấy hơn 35% tài sản của các DN Vận tải được tài trợ bằng nợ phải trả, nhưng chủ yếu là NNH Mức tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất là 1.3% và cũng có những DN có mức nợ cao nhất gấp 1.29 lần tài sản, cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy của các
DN rất đa dạng, tồn tại những DN sử dụng nợ không đáng kể trong khi có những
DN lại có mức đòn bẩy tương đối lớn Thống kê mô tả cũng phản ánh trong giai đoạn nghiên cứu, khả năng sinh lời (ROA) trung bình của các DN ngành này là 10.17% Khoảng chênh lệch của biến này là khá lớn với giá trị nhỏ nhất là -34.19% và cao nhất là 60.79% Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là các DN trong giai đoạn nghiên cứu đã chịu tổn thất nặng nề bởi sự xuất hiện của đại dịch COVID-
19 (2020-2021) làm rung chuyển mọi thứ trên toàn cầu trong tất cả các ngành, đặc biệt là lĩnh vực vận tải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả KD Về yếu tố kỳ hạn tài sản (AM), giá trị bình quân là 0.51, cho thấy TSDH chiếm hơn 50% tổng tài sản Giá trị nhỏ nhất là 0.01, trong khi đó giá trị lớn nhất là 0.92, tức là trong những DN đang xét, có những DN tài sản phần lớn là TSNH, ngược lại tồn tại những DN có tỷ lệ TSDH rất cao Trong khi đó, quy mô DN (SIZE) trung bình của toàn mẫu là 11.9 với độ lệch chuẩn là 0.68, dao động trong khoảng giá trị từ 10.61 đến 13.94 Thanh khoản (LIQ) trung bình của DN Vận tải là 3.77, nghĩa là trung bình 1 đồng nghĩa vụ ngắn hạn được bảo đảm bởi 3.77 đồng tài sản ngắn hạn nằm trong khoảng 2-4, ở mức tốt Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa các DN trong ngành khi giá trị của tính thanh khoản dao động từ 0.24 (nhỏ hơn 1, DN đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán) đến 35.87 (quá cao, DN sử dụng tài sản ngắn hạn không hiệu quả) Thuế TNDN (TAX) có giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất lần lượt là -5.75 và 2.44, trung bình ở mức 0.16 Biến cơ hội tăng trưởng (GRO) có giá trị trung bình là 1.12 lớn hơn 1, nghĩa là trung bình doanh thu của DN tăng trưởng nói chung cao hơn so với tăng trưởng của tài sản, cho thấy rằng trung bình cơ hội tăng trưởng của các DN này là tương đối lớn
Xem xét thống kê mô tả các yếu tố tác động bên ngoài, trong khoảng thời gian nghiên cứu, bình quân tăng trưởng kinh tế (GDP) là 5.19%, nhỏ nhất là 2.55%, lớn nhất là 8.12% Giai đoạn 2019-2023, lạm phát (INF) thấp nhất là 1.84%, cao nhất là 3.25%, lạm phát trung bình là 2.85% Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CRE) thấp nhất là 12.2%, cao nhất là 14.2%, trung bình ở mức 13.48%.
Phân tích tương quan
Bảng 2.4 cho biết hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Các biến giải thích gồm đòn bẩy tài chính, cơ cấu tài sản, kỳ hạn tài sản, quy mô
DN, thuế TNDN, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tăng trưởng tín dụng có tương quan dương với CTKHN Khả năng sinh lời, tính thanh khoản, cơ hội tăng trưởng có tương quan âm với CTKHN Mức độ tương quan giữa các biến độc lập với CTKHN dao động trong khoảng từ 1.5% đến 48% Trong đó, biến có tương quan mạnh nhất đến CTKHN của DN là kỳ hạn tài sản (48.06%)
Nhóm biến có hệ số tương quan cao có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi đưa các biến này vào cùng mô hình dẫn tới giảm ý nghĩa của mô hình nghiên cứu Xét hệ số tương quan giữa các cặp biến giải thích trong mô hình nghiên cứu, có thể thấy hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0.8 do đó có thể kết luận giữa các biến không có hiện tượng đa cộng tuyến (Cohen, 1988)
Bảng 2.4 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
DMS LR ROA TAN AM SIZE LIQ TAX GRO GDP INF CRE
Nguồn: Tác giả truy xuất kết quả từ phần mềm Stata
Kiểm định đa cộng tuyến
Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF Kết quả kiểm định thể hiện trên Bảng 2.5 cho thấy các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 với VIF trung bình là 2.19, do đó có thể kết luận rằng mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 2.5 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Nguồn: Tác giả truy xuất kết quả từ phần mềm Stata
Kết quả hồi quy
Tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng với 3 phương pháp Pooled OLS, FEM, REM Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN Vận tải niêm yết được thể hiện trong bảng 2.6 dưới đây
Bảng 2.6 Kết quả hồi quy
Chú thích: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%; [] là giá trị p-value
Nguồn: Tác giả truy xuất kết quả từ phần mềm Stata
Nghiên cứu thực hiện các kiểm định để tìm ra mô hình phù hợp nhất Kiểm định F-test lựa chọn giữa Pooled OLS hay FEM, ta thấy p-value nhận giá trị bằng 0.0000 nhỏ hơn 0.05; do đó, FEM phù hợp hơn Pooled OLS Tiếp đó, tiến hành kiểm định Breusch-Pagan (Kiểm định LM) kiểm định lựa chọn giữa Pooled OLS và REM Ta thấy, Prob > chibar2 bằng 0.0000 nhỏ hơn 0.05, điều này cho thấy REM thích hợp hơn so với Pooled OLS Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình REM và mô hình FEM cho thấy p -value nhận giá trị bằng 0.9752 lớn hơn 0,05; do đó, chấp nhận giả thuyết H0:Lựa chọn mô hình REM, bác bỏ giả thuyết H1 Chính vì vậy, REM là mô hình phù hợp hơn để nghiên cứu Như vậy, thông qua kết quả của các kiểm định F-test, Breusch-Pagan Lagrangian multiplier, Hausman đưa ra kết luận REM là phương pháp phù hợp nhất để ước lượng mô hình, do vậy nghiên cứu sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên để phân tích các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN Vận tải niêm yết
Căn cứ vào kết quả hồi quy trong Bảng 2.6 cho thấy, các biến độc lập LR,
AM, SIZE, LIQ đều có ý nghĩa thống kê mức 1%, trong khi các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê Điều này nghĩa là CTKHN của DN ngành Vận tải niêm yết chịu tác động của các yếu tố đòn bẩy tài chính, kỳ hạn tài sản, quy mô DN, tính thanh khoản Ngoài ra, căn cứ vào dấu của hệ số hồi quy β, tác giả kết luận rằng nhóm biến trên đều tác động thuận chiều lên CTKHN của DN nghiên cứu khi chúng đều lớn hơn 0 và chiều tác động tương đồng với giả thuyết nghiên cứu đưa ra tại mục 2.3 Bên cạnh đó, hệ số xác định R 2 nhận giá trị 0.2669 cho thấy các biến độc lập được đưa vào mô hình có thể giải thích được 22.69% sự thay đổi của biến giải thích, p-value bằng 0.0000, nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ tại mức ý nghĩa 5% mô hình RE là thích hợp để nghiên cứu
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Bảng 2.7 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test chibar2(01) 241.91
Nguồn: Tác giả truy xuất kết quả từ phần mềm Stata
Tiếp theo, tác giả thực hiện kiểm định xem mô hình REM có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi thông qua lệnh “xttest0” Kết quả kiểm định được trình bày trong Bảng 2.7 chỉ ra rằng, với Prob > chi2 = 0.0000 nhỏ hơn 0.05, có đủ điều kiện bác bỏ giả thuyết H0, khi đó tại mức ý nghĩa 5%, mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Bảng 2.8 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
Nguồn: Tác giả truy xuất kết quả từ phần mềm Stata
Hiện tượng tự tương quan được kiểm định thông qua kiểm định Wooldridge Kết quả kiểm định được trình bày trong Bảng 2.8 cho thấy, Prob > F = 0.0000 nhỏ hơn 0.05, có đủ điều kiện bác bỏ H0, tại mức ý nghĩa 5%, mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan
Như vậy, các kết quả kiểm trên cho thấy có tồn tại khuyết tật phương sai thay đổi và tự tương quan trong REM, điều này khiến cho kết quả hồi quy theo REM không hiệu quả Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để khắc phục nhược điểm của REM
Bảng 2.9 Kết quả khắc phục khuyết tật REM
Hệ số tương quan Sai số chuẩn z P > |z|
Chú thích: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%; [] là giá trị p-value
Nguồn: Tác giả truy xuất kết quả từ phần mềm Stata
Bảng 2.9 trình bày kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) Ta thấy, trừ thuế TNDN các yếu tố tác động còn lại đều có ý nghĩa thống kê đến quyết định về CTKHN của DN Vận tải niêm yết trong giai đoạn 2019-2023 CTKHN của DN nghiên cứu chịu tác động của cả biến vi mô và vĩ mô ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5%
Cụ thể, với mức ý nghĩa 1%, nhóm biến nội tại gồm đòn bẩy tài chính, cơ cấu tài sản, kỳ hạn tài sản, quy mô DN, tính thanh khoản, cơ hội tăng trưởng có tương quan thuận với CTKHN của các DN ngành Vận tải niêm yết, trong đó kỳ hạn tài sản và cơ cấu tài sản là 2 tác nhân có ảnh hưởng mạnh nhất đến CTKHN với hệ số β lần lượt là 0.36, 0.35; và cơ hội tăng trưởng có mức độ ảnh hưởng yếu nhất là 0.0008 Với mức ý nghĩa 5%, khả năng sinh lời có tác động cùng chiều với CTKHN Đối với nhóm biến vĩ mô, tại mức ý nghĩa 1%, lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng cho thấy tác động tích cực đến CTKHN của DN nghiên cứu, trong đó biến CRE có hệ số β lớn nhất trong tất cả các biến giải thích được đưa vào mô hình là 2.56 Trái lại, biến tăng trưởng kinh tế theo kết quả hồi quy mang dấu âm phản ánh mối tương quan nghịch chiều với quyết định CTKHN của DN, đồng thời cũng bác bỏ giả thuyết H9
Như vậy, mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN ngành Vận tải niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2019-2023 được viết như sau:
DMS it = −1.915668 + 0.0955758LR it + 0.0462786ROA it + 0.3522334TAN it
+ 0.3549743AM it + 0.1189708SIZE it + 0.0088051LIQ it + 0.0008439GRO it − 0.8732769 GDP it + 1.77698INF it + 2.564713CRE it + ε it
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về tình hình cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành Vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.1 Thực trạng ngành Vận tải ở Việt Nam
“Vận tải là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” (Đinh
Mai Thanh và Nguyễn Vân Dung, 2021) Theo Thy Lê (2024), những năm qua ngành vận tải đã có những đóng góp không nhỏ trong hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hoạt động xuất nhập khẩu thành một điểm sáng bởi tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn trước với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 8,4%/năm cho cả giai đoạn 2017-2023 Đây là một thành tựu vô cùng nổi bật trong bối cảnh giao thương toàn cầu gặp khó khăn sau một thời gian bị tê liệt vì đại dịch COVID-19 cũng như chịu ảnh hưởng bởi những xung đột, bất ổn chính trị
Thông tin từ GSO, năm 2023, Vận tải là một trong những ngành dịch vụ thị trường có mức độ tăng trưởng lớn, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, đóng góp 0,55 điểm phần trăm Với hơn 30000 DN hoạt động trong lĩnh vực vận tải, Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở top đầu trong các thị trường mới nổi, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng những năm gần đây đạt khoảng 14- 16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm do hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan (Bộ Công thương, 2023) Việt Nam cũng thuộc nhóm 5 trong khối ASEAN sau các quốc gia Singapore, Malaysia, Thái Lan trong Bảng xếp hạng Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) năm 2023 do World Bank công bố
Hình 3.1 thể hiện khối lượng luân chuyển hàng hóa và hành khách giai đoạn 2019-2023 Trong 2 năm 2020-2021 luân chuyển hành khách đã giảm sâu do chịu sự tác động tiêu cực của đại dịch Luân chuyển hàng hóa cũng bị giảm tuy tốc độ giảm ít hơn luân chuyển hành khách Bước sang năm 2022-2023, luân chuyển hành khách và hàng hóa đã dần phục hồi, tăng trưởng mạnh Theo số liệu của GSO, vận tải hành khách năm 2023 ước đạt 246,8 tỷ lượt khách.km luân chuyển, tăng 24,2% do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại Vận tải luân chuyển hàng hóa ước đạt 489,7 tỷ tấn.km, tăng 10,8%
Hình 3.1 Lượng luân chuyển hàng hóa, hành khách giai đoạn 2019-2023
Tuy vậy, ngành Vận tải Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí còn cao; thiếu sự liên kết giữa các DN với nhau và với các DN sản xuất, kinh doanh,
DN xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính còn yếu, việc tiến ra thị trường nước ngoài còn chưa đáng kể… (Bộ Công thương, 2023)
3.1.2 Thực trạng về cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành Vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019-2023
Hình 3.2 cho thấy, dư nợ tín dụng ngành Vận tải trong khoảng thời gian một năm trở lại đây có tốc độ tăng trưởng khá cao, cao hơn mức tăng chung toàn nền kinh tế Theo SBV, tính đến cuối tháng 2/2024, dư nợ tín dụng nhóm ngành Vận tải viễn thông đạt 316,436.88 tỷ đồng, giảm 0.35% so với cuối năm 2023
Tỷ lư ợt ng ườ i.k m
Luân chuyển hàng hóa Luân chuyển hành khách
Hình 3.2 Tốc độ tăng giảm dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế giai đoạn
Trong thời gian 5 năm tại giai đoạn 2019-2023, kinh tế thế giới và Việt Nam chịu đựng rất nhiều biến cố lớn do ảnh hưởng của COVID-19 và bất ổn chính trị, các chính sách của Chính phủ hậu khủng hoảng đã góp phần ổn định nền kinh tế, sản xuất KD Vận tải cũng như các ngành kinh tế khác, đã trải qua một thời kì đầy khó khăn, điều này thể hiện một phần qua cơ cấu nợ của các DN niêm yết ngành Vận tải giai đoạn 2019-2023 Bình quân cơ cấu nợ được thể hiện trong Hình 3.3 qua các chỉ tiêu STD 2 , LTD 3 , LR 4
Ngành Vận tải là một trong những ngành có nhu cầu huy động vốn cao do cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải Hình 3.3 cho thấy CTKHN trung bình trong giai đoạn này là 25-28%, nghĩa là các DN Vận tải niêm yết có khoảng 25-28% NDH trong tổng nợ CTKHN bình quân qua các năm của mẫu không biến động quá nhiều khi chịu ảnh hưởng bởi biến động vĩ mô thể hiện sự khá ổn định về mặt CTKHN Cụ thể trong các năm 2020-2021 có tác động của COVID-19, các nhà đầu tư đối mặt với nhiều rủi ro khi quyết định tài trợ vốn, CTKHN bị giảm khoảng 3.5%, DN dịch chuyển tỷ lệ NNH nhiều hơn, nhưng sau đó đã nhanh chóng phục hồi và có một đà tăng liên tục lên mức 26.47% năm 2022 và 27.95% vào năm 2023, kết thúc mốc nghiên cứu gần đạt mức năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra Nguyên nhân có thể do thị trường tài chính phát triển hơn, tình trạng bất cân xứng thông tin giảm so với trước cùng các chính sách hỗ trợ từ chính phủ Tuy nhiên, NNH luôn
2 Tỷ số Nợ ngắn hạn/Nợ phải trả bình quân
3 Tỷ số Nợ dài hạn/Nợ phải trả bình quân; CTKHN
4 Tỷ số Nợ phải trả/Tổng tài sản bình quân duy trì tỷ trọng đa số trong cơ cấu nợ (dao động trung bình trong khoảng 71-74%) Việc các DN sử dụng nhiều NNH ứng với CTKHN thấp có thể dẫn đến việc thiếu chủ động khi thực hiện các dự án đòi hỏi nhiều nguồn vốn dài hạn, dẫn đến nguy cơ rủi ro thanh khoản cao Tỷ lệ đòn bẩy bình quân cũng không thay đổi quá nhiều, dao động trong khoảng 34.48%-35.98% Mức đòn bẩy tài chính không quá cao cho thấy vốn cổ phần là nguồn tài trợ hiệu quả khi mà TTCK đang trên đà phát triển và dần có quy mô lớn hơn
Hình 3.3 Cơ cấu nợ bình quân các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam ngành
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, cơ cấu tài sản, kỳ hạn tài sản, quy mô DN, tính thanh khoản, cơ hội tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động lên CTKHN của các DN Vận tải niêm yết Chiều tác động của các biến cũng khá tương đồng với giả thuyết nghiên cứu được đưa ra tại mục 2.3
Bảng 3.1 So sánh giữa giả thuyết và kết quả nghiên cứu
Biến tác động Giả thuyết Kết quả nghiên cứu
Kết luận với giả thuyết Đòn bẩy tài chính (LR) + + Chấp nhận
Khả năng sinh lời (ROA) +/- + Chấp nhận
Cơ cấu tài sản (TAN) + + Chấp nhận
Kỳ hạn tài sản (AM) + + Chấp nhận
Quy mô DN (SIZE) + + Chấp nhận
Tính thanh khoản (LIQ) + + Chấp nhận
Thuế TNDN (TAX) - Không có ý nghĩa Bác bỏ
Cơ hội tăng trưởng (GRO) + + Chấp nhận
Tăng trưởng kinh tế (GDP) + - Bác bỏ
Lạm phát (INF) +/- + Chấp nhận
Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CRE) + + Chấp nhận
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Như vậy, các biến LR, ROA, TAN, AM, SIZE, LIQ, GRO, INF, CRE tác động thuận chiều đến CTKHN của các DN nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết đưa ra Trái lại, GDP có tác động ngược chiều, TAX không ảnh hưởng đến quyết định CTKHN của DN, đồng thời bác bỏ giả thuyết nghiên cứu Ngoài ra, khóa luận đưa ra luận giải cho minh chứng về chiều tác động của các biến giải thích trong mô hình bằng cách lựa chọn các DN thuộc các lĩnh vực khác nhau trong ngành Vận tải thuộc mẫu nghiên cứu Cụ thể: Đòn bẩy tài chính (LR): Biến LR có quan hệ thuận chiều với DMS Kết quả này đồng nhất với kết quả trong các nghiên cứu về CTKHN của DN cả trong nước (Phạm Thị Vân Trinh, 2017; Phạm Thị Vân Trinh, 2020; Đỗ Thị Vân Trang và cộng sự, 2020) và ngoài nước (Deesomsak và cộng sự, 2009; Lemma và Negash, 2012), ủng hộ lý thuyết tín hiệu Điều này cho thấy, DN đòn bẩy tài chính cao có xu hướng sử dụng các khoản vay có kỳ hạn dài Phát hiện này phù hợp với lập luận về tính thanh khoản dự đoán rằng khi đòn bẩy tăng, DN sẽ ưu tiên phát hành NDH để tự bảo vệ mình, phòng ngừa rủi ro thanh khoản (Diamond, 1991) CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco (VIP) là một minh chứng điển hình cho kết quả nghiên cứu này Hình 3.4 chỉ ra rằng, nhìn chung CTKHN của VIP trong giai đoạn này có xu hướng giảm tương đối nhiều, từ 0.6 năm 2019 xuống 0.1 năm 2023 Cùng với đó, đòn bẩy tài chính cũng có xu hướng biến động cùng chiều với CTKHN
Hình 3.4 Biến động các biến LR và DMS của CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco giai đoạn 2019-2023
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Khả năng sinh lời (ROA): Giá trị hệ số hồi quy dương phản ánh quan hệ thuận chiều với CTKHN với β2 bằng 0.05 lớn hơn 0, có ý nghĩa thống kê mức 5% Nghĩa là, khả năng sinh lời cao hơn thì tỷ lệ NDH sử dụng nhiều hơn Các DN hoạt động KD tốt, có khả năng sinh lời cao thường có xu hướng sử dụng nhiều NDH nhằm tận dụng lợi ích của lá chắn thuế Kết quả này có phần khác biệt so với các kết luận được đưa ra bởi nhiều nghiên cứu trước đây khi họ chỉ ra rằng khả năng sinh lời có tác động không rõ ràng đến CTKHN của DN (Cai và cộng sự, 2008; Deesomsak và cộng sự, 2009; Krich và Terra, 2012) Tuy nhiên, tương quan thuận
DMS LR chiều giữa ROA và DMS cũng đã từng được khẳng định trước đó trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2022) Minh chứng cho kết quả nghiên cứu là CTCP Hàng không Vietjet (VJC), một DN hoạt động trong lĩnh vực Vận tải hàng không Hình 3.5 cho thấy nhìn chung cùng với sự thay đổi của CTKHN là xu hướng biến động cùng chiều của khả năng sinh lời qua các năm
Hình 3.5 Biến động các biến ROA và DMS của CTCP Hàng không Vietjet giai đoạn 2019-2023
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Cơ cấu tài sản (TAN): Biến TAN có hệ số hồi quy dương phản ánh mối quan hệ thuận chiều với CTKHN, ủng hộ lý thuyết sự phù hợp Điều này phản ánh, các
DN thuộc mẫu có tỷ lệ TSCĐ trong tổng tài sản càng cao thì có điều kiện thế chấp tốt hơn do đó càng vay dài hạn nhiều Do bất cân xứng thông tin, các chủ nợ thường yêu cầu tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết khi cấp tín dụng Vì thế, các DN sở hữu nhiều TSCĐ sẽ dễ dàng huy động NDH hơn Ngoài ra, do TSCĐ được sử dụng nhiều trong hoạt động cho vay nên bằng chứng này cho thấy vai trò quan trọng của các khoản vay có thế chấp trong việc cung cấp các khoản vay dài hạn Hơn nữa, NDH cũng phù hợp hơn so với NNH trong việc tài trợ cho TSCĐ với đặc thù thời
DMS ROA gian sử dụng lâu và tốc độ thu hồi vốn chậm Kết quả này tương đồng với kết luận của Krich và Terra (2012), Phạm Thị Vân Trinh (2020), Đỗ Thị Vân Trang (2021)
Kỳ hạn tài sản (AM): Có tương quan dương với CTKHN của DN với hệ số hồi quy cao nhất trong các biến giải thích còn lại (β4 bằng 0.35 và có ý nghĩa thống kê mức 1%) Điều này phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa AM và CTKHN, các
DN nghiên cứu chú trọng khớp kỳ hạn tài sản và kỳ đến hạn của các khoản nợ nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản Chẳng hạn, nếu tài sản hết thời hạn sử dụng hữu ích trong khi các khoản nợ tài trợ vẫn còn sẽ xảy ra việc không thể đáp ứng khả năng chi trả có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính DN có kỳ hạn tài sản càng dài sẽ có nhiều cơ hội sử dụng nguồn tài trợ NDH hơn Phát hiện này cũng nhất quán với dự đoán rằng các DN phải chịu chi phí đại diện nợ lớn sẽ giải quyết các chi phí này bằng cách chọn thời gian đáo hạn nợ dài (Myers, 1977) Kết quả này ủng hộ quan điểm của các công trình nghiên cứu trước đây như Cai và cộng sự (2008), Stephan và cộng sự (2011), Lemma và Negash (2012), Correia và cộng sự (2014)
Hình 3.6 Biến động các biến AM, TAN và DMS của CTCP Vận tải và Xếp dỡ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Minh chứng cho tác động của Cơ cấu tài sản và Kỳ hạn tài sản lên CTKHN là CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), một DN thuộc lĩnh vực Vận tải biển Hình 3.6 cho thấy sự đồng pha giữa các biến giải thích TAN, AM với biến phụ thuộc DMS DN có nhiều TSCĐ có điều kiện thế chấp tốt hơn, có thể vay được nhiều NDH hơn, đồng thời có thể thấy HAH đã chú ý tới sự phù hợp giữa thời hạn tài sản và kỳ hạn của nợ khi đưa ra lựa chọn về CTKHN
Quy mô DN (SIZE): Có ảnh hưởng tích cực đến CTKHN, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, hoàn toàn tương đồng với các kết luận được đưa ra bởi Antoniou và cộng sự (2006), Cai và cộng sự (2008), Deesomsak và cộng sự (2009), Stephan và cộng sự (2011), Krich và Terra (2012), Đỗ Thị Vân Trang (2021), Nguyễn Thanh Liêm (2019), Nguyễn Thanh Nhã (2018), Phạm Thị Vân Trinh (2017), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) Hệ số hồi quy β5 bằng 0.12, lớn hơn 0 phản ánh các DN có quy mô càng lớn sẽ có xu hướng càng phát hành NDH với tỷ trong lớn trong tổng nợ Điều này phù hợp với lý thuyết chi phí đại diện rằng NDH được ưu tiên sử dụng để giảm vấn đề đại diện với cổ đông và chủ nợ Các DN có quy mô nhỏ có tình trạng bất cân xứng thông tin cao, mức độ tín nhiệm thấp, họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn NDH Sử dụng NNH là biện pháp khắc phục và cũng dễ dàng và thuận lợi hơn khi mà điều kiện cho vay ngắn hạn ít khắt khe hơn so với tín dụng dài hạn Mặt khác, DN có quy mô càng lớn chứng tỏ tiềm lực tài chính càng mạnh, được xem là có nguy cơ phá sản thấp hơn Hơn nữa, với danh tiếng tốt hơn trên thị trường nợ, các DN này có được độ tín nhiệm cao từ các chủ nợ nên tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi giúp giảm chi phí giao dịch khi phát hành NDH, hưởng lợi từ tấm chắn thuế Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN) là minh chứng cho tác động của quy mô doanh nghiệp đến CTKHN (Hình 3.7) COVID-19 đã tạo sóng gió khá lớn cho tình hình KD của HVN, tình hình thị trường vận tải hành khách trong ngoài nước gặp nhiều khó khăn cùng sự cạnh tranh cao, tình trạng thừa cung thiếu cầu trong giai đoạn này chứng kiến xu hướng giảm của quy mô giảm kèm theo đó là sự giảm sút trong CTKHN của DN
Hình 3.7 Biến động các biến SIZE và DMS của Tổng Công ty Hàng không Việt
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tính thanh khoản (LIQ): Biến LIQ có hệ số hồi quy dương phản ánh mối quan hệ thuận chiều với CTKHN, ủng hộ lý thuyết tín hiệu và giả thuyết nghiên cứu Tính thanh khoản của các DN Vận tải càng cao thì thời gian đáo hạn nợ càng tăng Điều này chứng tỏ thanh khoản cao tạo niềm tin tốt về khả năng trả nợ của
DN, tạo điều kiện cho DN vay được nhiều NDH Khi phát hành các nguồn tín dụng dài hạn, có thể các chủ nợ lo ngại về triển vọng dài hạn của DN và do đó đặt ra yêu cầu về “tính thanh khoản cao” là điều kiện nhằm hạn chế rủi ro, giúp đảm bảo khả năng trả nợ và lãi vay Kết luận này cũng nhất trí với lập luận của Deesomsak và cộng sự (2009), Cai và cộng sự (2008), Phạm Thị Vân Trinh (2020), Nguyễn Thanh Liêm (2019), Đỗ Thị Vân Trang (2021) Minh chứng thực nghiệm cho kết quả nghiên cứu là CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (TCL) Hình 3.8 cho thấy có xu hướng biến động cùng chiều giữa tính thanh khoản và CTKHN Tỷ số thanh khoản của TCL dao động trong ngưỡng 1.6-2.3, tuy nhiên có xu hướng giảm, DN có thể đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán
Hình 3.8 Biến động các biến LIQ và DMS của CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải
Xếp dỡ Tân Cảng giai đoạn 2019-2023
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Cơ hội tăng trưởng (GRO): Có ảnh hưởng tích cực đến CTKHN với hệ số β8 dương bằng 0.001, khá nhỏ ở mức ý nghĩa 1% Các công ty có cơ hội tăng trưởng cao có khả năng sử dụng nhiều NDH phù hợp với lý thuyết chi phí đại diện Phát hiện này ủng hộ lập luận đầu tư quá mức của Hart và Moore (1995) rằng các DN có xu hướng ưu tiên NDH để kiểm soát động cơ đầu tư vào các dự án có NPV âm của các nhà quản lý Có thể vấn đề “đầu tư dưới mức” ít được các DN Vận tải quan tâm hơn là vấn đề “đầu tư quá mức” Hơn nữa, để đảm bảo cân bằng tài chính với những dự định đầu tư các dự án dài hạn, các DN thường hướng đến nguồn tài trợ ổn định, lâu dài là NDH hơn là NNH có áp lực thanh toán cao Kết luận này nhất trí với nghiên cứu của Cai và cộng sự (2008), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) Minh chứng thực nghiệm cho kết quả nghiên cứu là CTCP Bến xe Miền Tây (WCS) (Hình 3.9) Trong giai đoạn này tỷ trong NDH trong tổng nợ của DN biến động khá lớn dao đông trong khoảng 0.05-0.21, nguyên nhân phần lớn là do sự tăng giảm trong các khoản NNH Cùng với đó cơ hội tăng trưởng có xu hướng biến động cùng chiều với CTKHN
Hình 3.9 Biến động của các biến GRO và DMS của CTCP Bến xe Miền Tây giai đoạn 2019-2023
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tăng trưởng kinh tế (GDP): Biến GDP có hệ số hồi quy âm phản ánh tương quan ngược chiều với CTKHN, bác bỏ giả thuyết nghiên cứu Kết quả này có phần khác biệt với các kết luận được đưa ra bởi nhiều công trình như Wang và cộng sự
Kết luận
Khóa luận thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến CTKHN của các
DN ngành Vận tải niêm yết trên TTCK Việt Nam dựa trên hệ thống dữ liệu bảng gồm 54 DN ngành Vận tải niêm yết trên sàn HNX và HOSE trong 5 năm từ 2019 đến 2023, một loạt các kiểm định cùng phương pháp hồi quy GLS được sử dụng để đảm bảo tính chắc chắn của mô hình Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng ủng hộ khung lý thuyết về CTKHN – một cơ sở để lựa chọn các yếu tố tác động phù hợp, bao gồm: Lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết dựa trên thuế và lý thuyết sự phù hợp Tác giả xác định được rằng CTKHN của các DN thuộc mẫu nghiên cứu chịu tác động bởi cả nhóm yếu tố xuất phát từ nội tại công ty và nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô Theo đó, nghiên cứu này nhất quán với kết luận của các công trình thực nghiệm trong và ngoài nước trước đó như Antoniou và cộng sự
(2006), Cai và cộng sự (2008), Deesomsak và cộng sự (2009), Lemma và Negash
(2012), Krich và Terra (2012), Đỗ Thị Vân Trang (2021), Nguyễn Thanh Liêm
(2019), Phạm Thị Vân Trinh (2017), Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) Cụ thể: Ở cấp độ DN, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng CTKHN tăng theo đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, cơ cấu tài sản, kỳ hạn tài sản, quy mô DN, tính thanh khoản và cơ hội tăng trưởng Trong đó, kỳ hạn tài sản là yếu tố tác động mạnh nhất lên CTKHN Điều này hàm ý rằng các DN mẫu đã chú trọng đến việc điều chỉnh kỳ hạn nợ phù hợp với kỳ hạn tài sản hiện có khi đưa ra quyết định về CTKHN Có thể thấy, áp lực về rủi ro thanh khoản, rủi ro phá sản và rủi ro khớp kỳ hạn có ảnh hưởng trong việc lựa chọn kỳ hạn nợ vay Mặt khác, nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa thuế TNDN và CTKHN của các DN nghiên cứu
Về nhóm yếu tố vĩ mô, lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng tác động thuận chiều lên CTKHN Điều này hàm ý rằng khi lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, các DN có xu hướng sử dụng nhiều nguồn vốn vay có kỳ hạn dài hơn nguồn vay có kỳ hạn ngắn Ngược lại, tăng trưởng kinh tế không đạt được kỳ vọng về dấu như mô hình đề xuất mà có tương quan nghịch với CTKHN
Tóm lại, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng CTKHN của các DN Vận tải Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2019-2023 không chỉ chịu tác động bởi những biến thuộc về tình hình tài chính của DN mà còn bởi một số yếu tố vĩ mô Bên cạnh đó, các DN này vẫn chưa tiếp cận đa dạng các nguồn tài trợ, phần lớn sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động KD của mình.
Đề xuất khuyến nghị
Thông qua kết quả nghiên cứu ở chương 3 có thể thấy, hoạt động KD của các
DN Vận tải Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2019-2023 chịu tác động khá mạnh bởi những bất ổn vĩ mô, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, căng thẳng chính trị quốc tế, đặc biệt là cú đánh nặng nề của đại dịch COVID-19 Theo đó cũng phản ánh rõ một số tồn tại trong việc lựa chọn CTKHN của các DN này Chẳng hạn, có sự gia tăng rõ rệt trong tỷ trọng nợ vay để phục vụ cho hoạt động KD nhưng phần lớn là đến từ nguồn vốn ngắn hạn, chủ yếu huy động từ các ngân hàng, thiếu sự đa dạng hóa nguồn tài trợ Lợi ích từ tấm chắn thuế cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức Trên cơ sở kết luận này, nghiên cứu gợi ý một số khuyến nghị cho việc ra quyết định về CTKHN của các DN Vận tải niêm yết Đối với nhà quản trị
Khi đưa ra quyết định về CTKHN, các nhà quản trị cần dựa trên giả định của khung lý thuyết về CTKHN và phân tích mức độ ưu tiên giữa các yếu tố tác động để phù hợp với tình trạng thực tế của nền kinh tế cũng như của DN DN Vận tải cần xem xét những điều kiện nội tại của mình cùng sự biến động của tác nhân vĩ mô bởi nếu CTKHN không được điều chỉnh kịp thời sẽ làm tăng chi phí đại diện, rủi ro thanh khoản Cụ thể, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Một là, khi xây dựng CTKHN, các DN Vận tải cần chú ý đến TSCĐ cũng như sự phù hợp giữa kỳ hạn tài sản và kỳ hạn nợ Vì TSCĐ đóng vai trò là tài sản đảm bảo, có liên quan mật thiết đến giá trị thế chấp và giá trị khoản vay nên nếu DN sở hữu nhiều TSCĐ thì sẽ có khả năng dễ dàng trong vay NDH hơn Do vậy, việc đầu tư theo hướng gia tăng, đổi mới TSCĐ là cần thiết để DN có thể tiếp cận đa dạng nguồn tài trợ nợ Sự phù hợp giữa cơ cấu tài sản và kỳ hạn nợ cần sự linh hoạt và chọn thời điểm, nhằm tận dụng tối đa các cơ hội tài trợ vốn với chi phí thấp Hơn nữa, TSDH cần được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, gia tăng TSCĐ đi kèm với gia tăng kỳ hạn nợ Nếu thời gian đáo hạn của tài sản dài hơn nợ phải trả, dòng tiền từ tài sản của DN sẽ không đủ để đáp ứng các nghĩa vụ nợ, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng Trường hợp ngược lại, nếu kỳ hạn nợ dài hơn kỳ hạn tài sản, nguồn thu thừ tài sản sẽ chấm dứt trong khi các khoản nợ vẫn còn hạn
Hai là, quy mô DN tạo lợi thế trong việc tiếp cận các khoản vay do có được sự tín nhiệm từ các chủ nợ DN quy mô nhỏ thường có tình trạng bất cân xứng thông tin cao, bên cấp tín dụng sẽ không sẵn lòng khi cho vay dài hạn Nhằm hạn chế các vấn đề phát sinh do chi phí đại diện, các công ty cần dựa trên cơ hội tăng trưởng cũng như quy mô để lựa chọn CTKHN hợp lý Những DN quy mô lớn hay cơ hội tăng trưởng tốt nên hướng đến huy động nguồn vốn vay kỳ hạn dài Nhà quản trị cần xây dựng kế hoạch đẩy mạnh thị phần, mở rộng quy mô Tuy nhiên, mở rộng quy cũng có thể trở thành gánh nặng rủi ro phá sản do DN có sự phụ thuộc vào nợ vay nhiều hơn DN cần xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, từ đó xác định CTKHN phù hợp, đồng thời nhận dạng cơ hội, rủi ro trong hoạt động KD Các DN quy mô nhỏ có thể tiếp cận nguồn tài trợ dài hạn thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng để có thể nhận bảo lãnh vay nợ
Ba là, kết luận nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính tăng cao, các DN có xu hướng sử dụng NDH để hạn chế rủi ro thanh khoản và nguy cơ phá sản Tuy nhiên, với thực trạng NNH chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với NDH của đa số các DN Vận tải, việc có tỷ lệ nợ cao trong cơ cấu vốn khiến DN có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế suy thoái hay tình hình KD của DN không khả quan Nhà quản trị cần xem xét đến các tỷ số về khả năng thanh toán như tính thanh khoản DN sẽ gặp rủi ro mất khả năng thanh toán nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, do đó, cần chủ động tái cơ cấu, kiểm soát các khoản nợ, sử dụng tăng cường, đa dạng các công cụ tài chính thông qua thị trường trái phiếu nhằm dịch chuyển cơ cấu vay dài hạn nhiều hơn để tình hình tài chính được an toàn Do vậy, DN cần xác định những nhu cầu về vốn, tỷ lệ vay nợ hợp lý cùng hoạch định chính sách CTKHN phù hợp để góp phần khơi thông nguồn vốn, chú trọng công tác lập kế hoạch, phân tích tài chính, nắm rõ tình hình luân chuyển dòng tiền để đảm bảo sức khỏe tài chính, hoạt động KD Ban lãnh đạo cũng nên cẩn trọng trong việc tăng cường khoản vay vì có thể dẫn đến tình trạng vay dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn kém
Bốn là, việc phát hiện khả năng sinh lời có tác động cùng chiều lên CTKHN phản ánh các DN Vận tải có tình hình KD tốt sẽ tận dụng lợi thế này tiếp cận nguồn vay dài hạn để mở rộng sản xuất KD hay tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn Dù vậy, DN cũng nên cẩn trọng khi sử dụng NDH, không nên tiếp tục huy động vốn vay dài hạn khi cơ cấu nợ đã có quá nhiều NDH vì khi đó DN đang có chi phí đại diện cao Khi DN có tình hình KD gặp khó khăn, nên xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp, cơ cấu lại khoản mục nợ vay để có thể kiểm soát các khoản phí, giảm áp lực thanh khoản
Năm là, đối với yếu tố thanh khoản, thanh khoản mạnh làm tăng CTKHN, các DN Vận tải nên tận dụng lợi thế này để thực hiện vay NDH Lãi suất cho vay dài hạn thường cao hơn cho vay ngắn hạn nên DN được hưởng lợi ích nhiều hơn từ lá chắn thuế lãi vay Do đó, nâng cao khả năng thanh khoản bằng cách đẩy mạnh hoạt động KD, rà soát các khoản chi không mang lại lợi nhuận… giúp DN đáp ứng được các cam kết thanh toán cho các TCTD
Sáu là, khi ra quyết định về CTKHN, các DN Vận tải cần quan tâm đến sự biến động của yếu tố vĩ mô Trong điều kiện lạm phát và tín dụng tăng trưởng, DN ưu tiên sử dụng kỳ hạn nợ dài Bên cạnh đó, để tận dụng lợi ích tấm chắn thuế mang lại, DN nên có chính sách dự phòng rủi ro, theo dõi sát sao diễn biến kinh tế thị trường, nắm bắt kịp thời các chính sách, khung pháp lý của các cơ quan ban ngành Ngoài ra, DN cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng yếu tố lãi suất khi đưa ra quyết định về CTKHN bởi vì lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chi phí lãi vay Cần theo dõi và phân tích xu hướng lãi suất và dự báo cho tương lai, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất như chính sách tiền tệ của Nhà nước, tình hình kinh tế vĩ mô… Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Những lập luận dựa trên kết quả nghiên cứu có chỉ ra rằng bất cân xứng thông tin chính là là một trong những rào cản khiến cho DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vay dài hạn, đặc biệt là đối với các DN nhỏ Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách nên xây dựng, hoàn thiện quy chế về công khai, minh bạch thông tin của cả phía cung và phía cầu Việc này sẽ tạo điều kiện khai thác thông tin tín dụng, giúp giảm thiểu vấn đề rủi ro đạo đức và nợ xấu, sàng lọc đối tượng cho vay Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nên tăng cường cơ chế bảo hộ quyền lợi của chủ nợ, thành lập cơ sở dữ liệu quốc gia cho hệ thống thông tin trên để các ngân hàng, TCTD có thể thuận lợi xác định được rủi ro và năng lực của các DN khi cấp vốn Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước nên tập trung, chú trọng hơn vào phát triển TTCK, thực thi các quy định về công bố thông tin, có biện pháp xử lý với các trường hợp chậm trễ trong công bố thông tin hoặc thông tin sai sự thật
Chính phủ cần thực hiện minh bạch hóa chính sách vĩ mô, ổn định nền kinh tế và điều tiết dòng vốn vay của thị trường Cần ban hành chính sách ưu đãi về thuế, triển khai các gói hỗ trợ tín dụng cho các DN trọng điểm và DN khó khăn
Thị trường vốn vay của các DN Vận tải Việt Nam chủ yêu là từ nguồn cấp tín dụng ngân hàng khi NNH chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nợ phải trả Nhà nước cần chú trọng phát triển kênh huy động vốn dài hạn là thị trường trái phiếu, đảm bảo thị trường trái phiếu vận hành hiệu quả, tạo cơ hội cho DN và NĐT khai thác thị trường Các cơ quan ban ngành cũng cần phối hợp phát triển hệ thống NĐT tổ chức chuyên nghiệp nhằm tạo cầu đầu tư bền vững trái phiếu DN, kiện toàn khung pháp lý về bảo vệ NĐT, đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Đối với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng
Các Ngân hàng và TCTD nên xem xét mở rộng danh mục tài sản thế chấp nhằm tạo điều kiện tiếp cận vốn cho các DN đồng thời cũng giúp Ngân hàng có nhiều nguồn thu hơn Trong quy trình cho vay, cần xác lập quy trình thẩm định giá tài sản một cách trung thực, hợp lý, bám sát các quy định liên quan, vừa giúp đảm bảo quyền lợi cho DN vay nợ vừa đảm bảo rủi ro cho cho bên giải ngân Ngân hàng cũng nên tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ tín dụng một cách thường xuyên để hạn chế rủi ro tiềm ẩn
Ngân hàng, TCTD cần linh động trong việc cung cấp các kỳ hạn vay, đưa ra tiêu chuẩn cho vay phù hợp với tình trạng DN Ngoài ra, nên phát triển các dịch vụ tư vấn tín dụng, thông tin thị trường, tư vấn lập phương án KD, quản lý dòng tiền… không những giúp DN quản lý tài chính hiệu quả hơn đồng thời cũng giúp Ngân hàng, TCTD hạn chế rủi ro
Hệ thống ngân hàng và các TCTD cần xây dựng mạng lưới thông tin chung, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng tiêu chuẩn nhằm đánh giá chính xác, toàn diện tình hình tài chính của DN để cung cấp khoản vay hợp lý, hạn chế phát sinh nợ xấu.
Đóng góp của nghiên cứu
Với việc thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTKHN của các DN Vận tải niêm yết trên TTCK Việt Nam cả trên khía cạnh vi mô và vĩ mô, khóa luận đã đánh giá chiều hướng tác động của từng nhân tố, từ đó cung cấp bằng chứng thực nghiệm ủng hộ các lý thuyết về CTKHN bao gồm lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết dựa trên thuế và lý thuyết sự phù hợp Phân tích dựa trên bộ số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 54 DN Vận tải niêm yết trong giai đoạn 2019-2023 cho thấy các yếu tố tác động thuận chiều đến CTKHN bao gồm đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, cơ cấu tài sản, kỳ hạn tài sản, quy mô DN, tính thanh khoản, cơ hội tăng trưởng, lạm phát và tốc độ tăng trưởng tín dụng Ngược lại, tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến quyết định CTKHN Mặt khác, nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa thuế TNDN và CTKHN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khóa luận đã đề xuất một số khuyến nghị cho các DN Vận tải Việt Nam để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả lựa chọn CTKHN bao gồm các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, đối với nhà quản trị và đối với các ngân hàng và TCTD.
Hạn chế của nghiên cứu
Khóa luận đã đạt được những kết quả nghiên cứu nhất định giúp nhà quản trị hoạch định chiến lược tài trợ hợp lý cho DN, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như sau: (i) dữ liệu nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ DN ngành Vận tải, trong đó có các DN niêm yết trên sàn UPCOM và các DN chưa được niêm yết trên sàn; (ii) chỉ tập trung vào CTKHN của các DN ngành Vận tải mà chưa có sự so sánh với các
DN thuộc ngành khác; (iii) giai đoạn nghiên cứu từ 2019-2023 là khá ngắn, chưa xem xét đến dữ liệu của các DN này trong giai đoạn trước đó; (iv) nghiên cứu chưa xem xét đến tác động của các yếu tố như cơ cấu sở hữu, đặc điểm ban quản trị, sự phát triển thị trường vốn, thể chế, cấu trúc kỳ hạn lãi suất, COVID-19 đến CTKHN.
Khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai
Trên cơ sở các hạn chế nêu trên, nghiên cứu đề xuất khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo để giúp kết quả có nhận định bao quát hơn, đáng tin cậy hơn như sau: (i) mở rộng quy mô mẫu và kéo dài thời gian nghiên cứu; (ii) phân tích CTKHN của các DN thuộc các ngành khác nhau để so sánh mức độ tác động của các nhân tố lên việc ra quyết định CTKHN; (iii) xem xét toàn diện hơn về các tác nhân khác ví dụ như cơ cấu sở hữu, đặc điểm ban quản trị, sự phát triển thị trường vốn, thể chế, cấu trúc kỳ hạn lãi suất, COVID-19
1 Aarstol, M (2000) Inflation and debt maturity The Quarterly Review of
Economics and Finance, 40(1), 139-153 https://doi.org/10.1016/S1062- 9769(99)00049-6
2 Antoniou, A., Guney, Y., & Paudyal, K (2006) The determinants of debt maturity structure: evidence from France, Germany and the UK European
Financial Management, 12(2), 161-194 https://doi.org/10.1111/j.1354- 7798.2006.00315.x
3 Barclay, M J., & Smith Jr, C W (1995) The maturity structure of corporate debt The Journal of Finance, 50(2), 609-631
4 Barnea, A., Haugen, R A., & Senbet, L W (1980) A rationale for debt maturity structure and call provisions in the agency theoretic framework the Journal of
Finance, 35(5), 1223-1234 https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.1980.tb02205.x
5 Bolton, P., & Scharfstein, D S (1990) A Theory of Predation Based on Agency
Problems in Financial Contracting The American Economic Review, 80(1), 93–
106 http://www.jstor.org/stable/2006736
6 Brick, I E., & Ravid, S A (1985) On the relevance of debt maturity structure
The journal of Finance, 40(5), 1423-1437 https://doi.org/10.1111/j.1540- 6261.1985.tb02392.x
7 Bùi Thị Ngọc Hà (2022) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết Việt Nam Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
8 Cai, K., Fairchild, R., & Guney, Y (2008) Debt maturity structure of Chinese companies Pacific-Basin Finance Journal, 16(3), 268-297 https://doi.org/10.1016/j.pacfin.2007.06.001
9 Cohen, J (1988) Set correlation and contingency tables Applied psychological measurement, 12(4), 425-434 https://doi.org/10.1177/01466216880120041
10 Correia, S., Brito, P., & Brandão, E (2014) Corporate Debt Maturity-An international comparison of firm debt maturity choices (No 544) Universidade do
Porto, Faculdade de Economia do Porto
11 Costa, S., Laureano, L M., & Laureano, R M (2014) The debt maturity of Portuguese SMEs: The aftermath of the 2008 financial crisis Procedia-Social and
Behavioral Sciences, 150, 172-181 https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2014.09.024
12 Deesomsak, R., Paudyal, K., Pescetto, G (2009) Debt maturity structure and the 1997 Asian financial crisis Journal of Multinational Financial Management,
13 Demirgỹỗ-Kunt, A., & Maksimovic, V (1999) Institutions, financial markets, and firm debt maturity Journal of financial economics, 54(3), 295-336 https://doi.org/10.1016/S0304-405X(99)00039-2
14 Diamond, D W (1991) Debt maturity structure and liquidity risk The
Quarterly Journal of economics, 106(3), 709-737 https://doi.org/10.2307/2937924
15 Đinh Mai Thanh, Nguyễn Vân Dung (2021) Phát triển ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và
Chính sách tài chính Truy cập ngày 06/04/2024 tại: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin?dDocName=MOFUCM195235
16 Đỗ Thị Vân Trang (2021) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ giữa các ngành kinh doanh Tạp chí Khoa học Thương Mại, 152, 57-64
17 Đỗ Thị Vân Trang, Phan Thùy Dương, Đinh Hồng Linh (2020) Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 283, 79-88
18 Đoàn Thị Cẩm Thư (2022) Các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ: Bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam Tạp chí Khoa học Yersin, 13, 29-41
19 Fan, J P H., Titman, S., & Twite, G (2012) An International Comparison of Capital Structure and Debt Maturity Choices Journal of Financial and Quantitative
20 Flannery, M J (1986) Asymmetric information and risky debt maturity choice
The Journal of Finance, 41(1), 19-37 https://doi.org/10.1111/j.1540- 6261.1986.tb04489.x
21 Hart, O., & Moore, J (1994) A theory of debt based on the inalienability of human capital The Quarterly Journal of Economics, 109(4), 841-879 https://doi.org/10.2307/2118350
22 Highfield, M J (2008) On the Maturity of Incremental Corporate Debt Issues Quarterly Journal of Finance and Accounting, 47(2), 45–67 http://www.jstor.org/stable/40473455
23 Jun, SG., Jen, F.C Trade-off Model of Debt Maturity Structure Review of
Quantitative Finance and Accounting 20, 5–34 (2003) https://doi.org/10.1023/A:1022190205033
24 Kane, A., Marcus, A J., & McDonald, R L (1985) Debt policy and the rate of return premium to leverage Journal of Financial and Quantitative Analysis, 20(4),
25 Kirch, G., & Terra, P R S (2012) Determinants of corporate debt maturity in South America: Do institutional quality and financial development matter? Journal of Corporate Finance, 18(4), 980-993 https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2012.05.004
26 Lê Thị Xuân (2020) Tài chính doanh nghiệp Hà Nội, NXB Thanh niên
27 Lee, Sung-Yhun (2013) Empirical Study on the Determinants of Debt Maturity
Structure in the Korean Shipping Industry Journal of Navigation and Port Research,
28 Lemma, T., & Negash, M (2012) Debt maturity choice of a firm: Evidence from African countries Journal of Business and Policy Research, 7(2), 60–92
29 Lewis, C M (1990) A Multiperiod Theory of Corporate Financial Policy Under Taxation The Journal of Financial and Quantitative Analysis, 25(1), 25–43 https://doi.org/10.2307/2330886
30 Lương Thị Thúy Diễm (2021) Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, 03 (71)
31 Mateus, C., & Terra, P R S (2013) Leverage and the maturity structure of debt in emerging markets Journal of mathematical finance, 2013(3), 46-59 http://dx.doi.org/10.4236/jmf.2013.33A005
32 Meckling, W H., & Jensen, M C (1976) Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure Journal of Financial Economics,
33 Minh Ngọc 2023 Logistics Việt Nam được xếp hạng Top đầu trong các thị trường mới nổi Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Truy cập ngày 08/04/2024 tại: https://thitruongtaichinhtiente.vn/logistics-viet-nam-duoc-xep-hang-top-dau-trong- cac-thi-truong-moi-noi-46530.html
34 Modigliani, F., & Miller, M H (1958) The cost of capital, corporation finance and the theory of investment The American economic review, 48(3), 261-297 https://www.jstor.org/stable/1809766
35 Morris, J R (1976) On corporate debt maturity strategies The Journal of
36 Morris, J R (1992) Factors affecting the maturity structure of corporate debt University of Colorado at Denver
37 Myers, S C (1977) Determinants of corporate borrowing Journal of financial economics, 5(2), 147-175 https://doi.org/10.1016/0304-405X(77)90015-0
38 Myers, S C., & Majluf, N S (1984) Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have Journal of financial economics, 13(2), 187-221 https://doi.org/10.1016/0304-405X(84)90023-0
39 Myers, S C., & Rajan, R G (1998) The paradox of liquidity The Quarterly
Journal of Economics, 113(3), 733-771 https://doi.org/10.1162/003355398555739
40 Ngân hàng Nhà nước (2024) Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế Truy cập ngày 06/04/2024 tại: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/dntddvnkt
41 Ngô Văn Toàn (2018) Các yếu tố tác động đến kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế, 103
42 Ngo, V T., & Le, T L (2021) Factors Influencing Corporate Debt Maturity:
An Empirical Study of Listed Companies in Vietnam The Journal of Asian Finance,
Economics and Business, 8(5), 551–559 https://doi.org/10.13106/JAFEB.2021.VOL8.NO5.0551
43 Nguyễn Hường (2023) Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam: Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phát triển dịch vụ logistics tương xứng với tiềm năng Bộ Công thương Việt Nam Truy cập ngày 05/04/2024 tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/xuc- tien-thuong-mai/trien-lam-quoc-te-logistics-viet-nam-thuc-day-xuc-tien-thuong- mai-phat-trien-dich-vu-logistics-tuong-xung-voi-tiem-nang.html
44 Nguyễn Kim Quốc Trung (2022) Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp xây dựng trên sàn chứng khoán Việt Nam Tạp chí Tài chính,
45 Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Cành, Nguyễn Công Thành (2018) Hạn chế tài chính và cấu trúc kỳ hạn nợ tại các doanh nghiệp Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế và Kinh doanh ChâuÁ, 29(2), 05–23
46 Nguyễn Thanh Liêm (2019) Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ: phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã oaxaca –blinder Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
47 Nguyễn Thanh Nhã (2018) Các nhân tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của công ty tại Việt Nam Luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế, Tp Hồ Chí Minh
48 Nguyễn Thanh Nhã (2019) Tác động của đặc điểm công ty đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty bất động sản tại Việt Nam: Nghiên cứu từ mô hình tĩnh đến mô hình động Tạp chí Nghiên cứu Tài chính –Marketing, 54, 12-22
49 Nguyễn Thị Hương Mai (2013) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng
50 Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019) Cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng
51 Nguyen, K Q T (2022) Determinants of debt maturity structure: Evidence in Vietnam Cogent Business & Management, 9(1) https://doi.org/10.1080/23311975.2022.2094588
52 Nguyen, T N (2022) Factors Influencing Debt Maturity Structure of Real Estate Companies Listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange The Journal of Asian
Finance, Economics and Business, 9(5), 355–363 https://doi.org/10.13106/JAFEB.2022.VOL9.NO5.0355
53 Ozkan, A (2000) An empirical analysis of corporate debt maturity structure European Financial Management, 6(2), 197-212 https://doi.org/10.1111/1468-