Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...19 1.3.1... Khái niệm hoạt động cho vay Cho vay là một hoạt động cơ bản của NHTM,
Trang 1TRẦN THỊ PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU –
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2012
Trang 2TRẦN THỊ PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU –
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thế Giới
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2012
Tác giả
Trần Thị Phương
Trang 5MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.4 1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay 4
1.1.2 Phân loại cho vay 4
1.1.3 Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại 7
1.1.4 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 9
1.2 Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
1.2.1 Khái niệm về phát triển cho vay 10
1.2.2 Vai trò của phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 12
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 19
1.3.1 Từ phía ngân hàng 19
1.3.2 Từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa 22
1.3.3 Các nhân tố khác 24
1.4 Kinh nghiệm về phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 26
1.4.1 Cộng hòa liên bang Đức 27
1.4.2 Đài Loan 27
1.4.3 Malaysia 28
Trang 6DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 30
2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 31
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong 3 năm gần đây ( 2007-2009 ) 32
2.2 Thực trạng phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 38 2.2.1 Dư nợ cho vay 39
2.2.2 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 43
2.2.3 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 48
2.2.4 Tỷ lệ nợ theo loại hình đảm bảo 49
2.2.5 Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 51 2.2.6 Đánh giá qua các chỉ tiêu định tính 52
2.3 Khảo sát về dịch vụ tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 53
2.4 Đánh giá về sự phát triển cho vay đối với DNNVV tại ACB - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 55
2.4.1 Những kết quả đạt được về phát triển cho vay DNNVV 55
2.4.2 Hạn chế 55
2.4.3 Nguyên nhân 56
Trang 7Á CHÂU – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 63
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 63
3.1.1 Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế 63
3.1.2 Định hướng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 63
3.2 Các giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 65
3.2.1 Nâng cao chất lượng thông tin hai chiều giữa Ngân hàng và khách hàng 66
3.2.2 Tăng cường hoạt động tư vấn cho khách hàng 68
3.2.3 Đổi mới chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .68
3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 72
3.2.5 Xây dựng danh mục khách hàng có hiệu quả, chọn lựa các dự án có tính khả thi cao 75
3.2.6 Tăng cường công tác giám sát tiền vay 76
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 76
3.2.8 Đổi mới công nghệ ngân hàng 77
3.2.9 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 77
3.2.10 Thực hiện tốt công tác Marketing ngân hàng 78
3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 79
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 79
Trang 8KẾT LUẬN 83 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 9ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 10Số hiệu bảng Tên bảng Trang
2.1 Tình hình huy động vốn của ACB Huế
2.2 Tình hình cho vay của ACB Huế (2007- 2009) 33
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Huế
Thông tin chung về doanh nghiệp sử dụng vàchưa sử dụng dịch vụ kiểm toán trên địa bàn TỉnhThừa Thiên Huế
60
Trang 11Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
2.5 Nợ quá hạn DNNVV theo ngành kinh tế 452.6 Nợ quá hạn DNNVV theo loại hình DN 462.7 Tình hình dư nợ và Nợ quá hạn đối với DNNVV 47
2.9 Dư nợ cho vay DNNVV theo loại hình đảm bảo 502.10 Thị phần thu nhập lãi vay DNNVV so với tổng
thu nhập lãi vay
522.11 Lĩnh vực hoạt động của các DN tham gia khảo sát 54
Trang 12MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đồnghành cùng với sự phát triển của các Ngân hàng Việt Nam là sự lớn mạnh củacác DNNVV Chiếm hơn 97% tổng số các doanh nghiệp được thành lập trong
cả nước DNNVV sẽ là khách hàng tiềm năng của các NHTM Nguồn vốnngân hàng sẽ giúp cho các DNNVV nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,cũng như tăng thu nhập cho các Ngân hàng thương mại [14]
Luận văn này đi sâu nghiên cứu về thực trạng cho vay đối vớiDNNVV tại NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế Thông quamột số lý luận cơ bản về cho vay nói chung và cho vay đối với DNNVV nóiriêng của NHTM để phân tích thực trạng, trên cơ sở đó phân tích các chỉ tiêu
để đánh giá sự phát triển cho vay DNNVV, một số hạn chế và nguyên nhâncủa nó, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đốivới DNNVV
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là trên cơ sở thực trạng về hoạtđộng cho vay đối với DNNVV của NHTMCP Á Châu - Chi nhánh ThừaThiên Huế, vận dụng các lý thuyết chung về cho vay của NHTM để đánh giá
sự phát triển cho vay DNNVV, một số hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đóđưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVVtrên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về cho vay đối với DNNVV củaNHTM
Trang 13- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay đối với DNNVVcủa NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- Phát hiện được những hạn chế, nguyên nhân của nó và đưa ra một sốgiải pháp nhằm phát triển cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Á Châu –Chi nhánh Thừa Thiên Huế
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phát triển cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Á Châu – Chi nhánhThừa Thiên Huế
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận vàthực tiễn về hoạt động cho vay đối với DNNVV; Thực trạng cho vay đối vớiDNNVV tại NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng cho vay đối với DNNVV tạiNHTMCP Á châu – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong 3 năm (2007-2009)
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC
- Hệ thống hoá được các vấn đề về cho vay nói chung và cho vay đốivới DNNVV nói riêng tại các NHTM
- Đánh giá thực trạng phát triển cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP
Á Châu – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Trang 14- Vận dụng giữa lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị nghiên cứu, từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm phát triển cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP ÁChâu – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,danh mục bảng biểu, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cho vay đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay đối với DNNVV tạiNHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (ACB Huế)
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển cho vay đối vớiDNNVV tại NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay
Cho vay là một hoạt động cơ bản của NHTM, mang lại thu nhập chủyếu cho ngân hàng và được hiểu như sau:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi [8]
Mặt khác, cho vay còn được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bêncho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụngvào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.[9]
1.1.2 Phân loại cho vay
1.1.2.1 Phân theo loại hình doanh nghiệp
Cho vay đối với DNNN: là việc các NHTM cho DNNN vay vốn để sửdụng theo đúng hợp đồng mà cả hai phía đưa ra
Cho vay đối với DN ngoài quốc doanh: là việc NHTM cung cấp vốncho các DN không thuộc quyền sở hữu cao nhất của nhà nước, như các DN
tư nhân, Công ty cổ phần, công ty TNHH…
1.1.2.2 Phân theo mục đích cho vay
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: Là sảnphẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các DN, giúp cho quá trình sản xuấtkinh doanh của DN được diễn ra một cách bình thường và liên tục
Trang 16 Cho vay tiêu dùng cá nhân: Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tàichính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơgiới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, machay, cưới hỏi,… và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.
Cho vay bất động sản: Là hình thức cho vay giữa bên cho vay và ngườiđược vay thỏa thuận với nhau về giá cả, vật thế chấp tương đương hoặc thấphơn với số tiền mà người vay yêu cầu Vật thế chấp bao gồm tài sản cố định,phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị (có giá trị lớn), đồng thời được sựđánh giá của hội đồng giao nhận Trường hợp này đa số được các ngân hang
và các chủ đầu tư lớn áp dụng
Cho vay nông nghiệp: Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính đểđáp ướng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân, sản phẩm này thườngtheo mùa vụ
Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: Là sản phẩm tín dụng áp dụng chokhách hang vay vốn để mua hàng hóa – nguyên vật liệu nhằm mục đích sảnxuất hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.2.3 Phân theo thời gian
Cho vay ngắn hạn: Là loại hình cho vay có kỳ hạn dưới một năm Mụcđích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sảnlưu động
Cho vay trung hạn: Là loại hình cho vay có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm.Mục đích của loại hình cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản
cố định
Cho vay dài hạn: Là loại hình cho vay có kỳ hạn trên 5 năm Mục đíchcủa loại hình cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các dự
án đầu tư
Trang 171.1.2.4 Phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng
Cho vay không được bảo đảm bằng tài sản: Là hình thức cho vaykhông có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựavào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay
Cho vay được bảo đảm bằng tài sản: Là hình thức cho vay dựa trên cơ
sở các bảo đảm cho tiền vay như: thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ
ba nào khác
1.1.2.5 Phân theo phương thức cho vay
Cho vay thấu chi: Là hình thức cho vay qua đó ngân hàng cho phépngười vay được chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giớihạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định
Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay đối với các kháchhàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấphạn mức thấu chi Vốn vay của ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạncủa chu kỳ sản xuất kinh doanh
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là hình thức cho vay theo đó ngânhàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, đó là số dư tối đa tạithời điểm tính
Cho vay luân chuyển: Là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng sẽ chodoanh nghiệp vay và sẽ thu nợ sau khi doanh nghiệp bán hàng
Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận
1.1.2.6 Phân theo phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lầnkhi đáo hạn
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp
Trang 18 Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khảnăng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.1.3 Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại
Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngânhàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình Tuy nhiên, hoạtđộng cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, rủi ro về việc lựachọn khách hàng tốt cũng như việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mụcđích hay không
Để có được kết quả tốt nhất, các ngân hàng cần phải vượt qua sự lựachọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Để đạt được điều này hoạt động cho vaycủa các ngân hàng thương mại phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sàng lọc khách hàng vay vốn:
Ngân hàng cần phải tiến hành sàng lọc để lựa chọn ra được nhữngkhách hàng tốt nhất Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng khác nhau mà ngânhàng đưa ra những phương pháp sàng lọc thích hợp Chẳng hạn như: Đối vớikhách hàng là DN ngân hàng cần xem xét thông tin doanh nghiệp, mục đíchvay vốn, tình hình hoạt động kinh doanh thông qua các báo cáo tài chính vàthực tế ở DN, ; Đối với khách hàng cá nhân ngân hàng cần thu thập về thôngtin cá nhân, mục đích vay vốn, thu nhập,
Giám sát khách hàng vay vốn:
Đây là việc làm của ngân hàng sau khi đã cho khách hàng vay vốn.Ngân hàng làm điều này nhằm mục đích:
+ Xem xét việc sử dụng vốn của khách hàng: Việc sử dụng vốn vào
mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng, thỏa thuận và ghi vào tronghợp đồng tín dụng Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuậnnhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi vốn sau này
Trang 19Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đíchvay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụngvốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không Điều này rất quan trọng vìviệc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng thu hồi nợ vay sau này Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúngmục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp DNđảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng Từ đó, nâng cao uy tín củakhách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng
và ngân hàng sau này
+ Xem xét quá trình trả nợ của khách hàng: Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn
vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay Nguyên tắcnày đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTM tồn tại và hoạt động bình thường.Bởi nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động Ðó làmột bộ phận tài sản của các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sửdụng, ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của kháchhàng mà họ yêu cầu Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạnthì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của NH
Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo qui định của chính phủ: Quá trình cung ứng vốn tín dụng ngắn hạn của NHTM đối với nền kinh
tế sẽ làm tăng sức mua của xã hội, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế,làm tăng áp lực đối với lượng hàng hoá ở trên thị trường Ngoài ra do tínhchất vận động của vốn tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tư hànghoá, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị Do đó cầnthực hiện nguyên tắc bảo đảm giá trị vật tư hàng hoá tương đương cho nhữngkhoản tín dụng đang thực hiện Bảo đảm tiền vay có thể thực hiện bằng thếchấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc bảo đảm bằng chính tài sảnđược tạo ra do sử dụng vốn vay hoặc bảo đảm bằng tín chấp
Trang 201.1.4 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Các DNNVV thường có một số đặc điểm ảnh hưởng đến hoạt động chovay của NHTM như sau :
Đặc điểm thể hiện ưu điểm của DNNVV :
+ DNNVV thường hướng vào những lĩnh vực kinh doanh phục vụ trựctiếp đời sống, sản phẩm có sức mua cao, có thị trường tiêu thụ lớn
+ Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, quản lý đơn giản, tiếtkiệm được chi phí
+ Các DNNVV thường rất năng động, linh hoạt, dễ chuyển hướng sảnxuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác phù hợp với nhu cầu và thị hiếucủa người tiêu dùng
Chính những ưu điểm đó giúp các DNNVV linh hoạt cùng với sự thayđổi của thị trường, khả năng thu hồi lại vốn đầu tư cao Do đó, khách hàngnày sẽ đáp ứng được việc trả gốc và lãi khi đến hạn cho ngân hàng
Đặc điểm thể hiện nhược điểm của DNNVV:
+ Các DNNVV chủ yếu là những DN mới thành lập trong một thờigian ngắn nên còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh, nhiều rào cản, ít được hỗtrợ, chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, chưa có các chương trình quảngcáo, Marketing phù hợp để mọi người biết đến nên việc tiêu thụ sản phẩm vàcung cấp dịch vụ cũng còn hạn chế, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Từ đó cũng ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợcho ngân hàng
+ Hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thiết bị công nghệ lạc hậu, chậmđổi mới, lao động thủ công nên khó cạnh tranh với các DN lớn Trong cácDNNVV công nghệ lạc hậu chiếm đến 75%, việc đầu tư đổi mới công nghệ ởmức thấp, hiện nay vẫn còn một số DN sử dụng máy móc lạc hậu, đã khấu
Trang 21hao hết nhưng vẫn tận dụng, sửa chữa để sử dụng Lượng sản phẩm sản xuất
ra thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm không cao ảnh hưởng đến hoạtđộng của DN và kéo theo ngân hàng cũng bị ảnh hưởng trong việc thu hồi nợ
+ Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DNNVV còn nhiều hạnchế Một số chủ DN chủ yếu tự bỏ vốn sản xuất kinh doanh, tự quản lý màkhông qua trường lớp đào tạo nên khả năng quản trị điều hành thấp, khônglường báo trước được sự biến động của thị trường trong nước cũng như quốc
tế Do đó, khi thị trường biến động mạnh sẽ khó đưa ra được các giải pháp kịpthời điều chỉnh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN và khả năng trả
nợ đối với ngân hàng
+ Các DNNVV thường xây dựng các báo cáo tài chính mang tính đốiphó với các cơ quan thuế, kém minh bạch, thiếu độ tin cậy Một số DN khôngthực hiện đúng chế độ kế toán, số liệu không phản ánh chính xác tình hình sảnxuất kinh doanh của đơn vị mình Ngoài ra, hệ thống báo cáo ghi chép và theodõi hoạt động kinh doanh của DN không có hoặc thiếu Nhiều DN chưa quantâm đến việc cung cấp thông tin cho ngân hàng nhất là ngần ngại minh bạchtình hình tài chính cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếpcận các nguồn vốn của ngân hàng nên ngân hàng rất khó khăn trong thẩmđịnh mức độ tín nhiệm để đầu tư cho DN Mặt khác để được vay vốn DN cóthể cung cấp các báo cáo tài chính có lợi cho mình nên rất khó cho các cán bộtín dụng trong quá trình thẩm định
1.2 Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1 Khái niệm về phát triển cho vay
1.2.1.1 Quan niệm về phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiếnlên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoànthiện hơn của sự vật [5]
Trang 22Ngoài ra phát triển còn được hiều là: Phát triển sự vận động tiến triểntheo chiều hướng tốt [11]
1.2.1.2 Khái niệm về phát triển cho vay
Thông qua việc tìm hiểu các quan niệm về phát triển ở trên, ta thấyrằng phát triển cho vay là một khái niệm tương đối, phụ thuộc mỗi chủ thểtrong nền kinh tế Đứng trên góc độ của mỗi chủ thể sẽ có những quan điểmriêng
Trên góc độ ngân hàng:
+ NHTM là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Hoạt độngcủa ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể khác trong nền kinh tế.Trong đó cho vay là hoạt động chính và mang lại thu nhập lớn nhất cho ngânhàng Hoạt động cho vay phát triển khi nó phải có sự gia tăng về số lượngnhưng đảm bảo được hai mục tiêu quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng
là: An toàn và sinh lời
+ Hoạt động cho vay của một ngân hàng được xem là phát triển khibiểu hiện ra bên ngoài của nó là sự gia tăng về quy mô cũng như tốc độ giatăng của doanh số, dư nợ, thu nhập từ hoạt động cho vay đó đem lại cho ngânhàng Bên cạnh đó nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng giảm, không tănghoặc tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ Ngân hàng kiểm soát được cáckhoản vay trước, trong và sau khi cho DNNVV vay
Trên góc độ doanh nghiệp:
Trên góc độ DN, là người trực tiếp sử dụng vốn vay do ngân hàng cungcấp, do đó hoạt động cho vay phát triển khi các khoản tín dụng phải phù hợpvới mục đích sử dụng của DN, đem lại hiệu quả kinh doanh với lãi suất và kỳhạn hợp lý, thủ tục tín dụng đơn giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo đượcnguyên tắc tín dụng
Trang 23 Trên góc độ kinh tế - xã hội:
Đối với nền kinh tế, hoạt động cho vay được xem là phát triển thì nóphải góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết công ănviệc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khai thác khả năngtiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn chosản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởngkinh tế
1.2.2 Vai trò của phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.2.1 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhu cầu vốn của các DNNVV trong giao đoạn hiện nay là rất lớn Tiếpcận được nguồn vốn của các NHTM sẽ giúp cho các DNNVV giải quyết đượcvấn đề thiếu vốn sản xuất kinh doanh Như vậy hoạt động cho vay của NHTM
có vai trò quan trọng đối với các DNNVV Vai trò này được thể hiện như sau:
Giải quyết nhu cầu về vốn kịp thời cho các DN và góp phần thúc đẩy
sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các DN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu về vốn của các DNthường xuyên phát sinh do các DN phải mở rộng quy mô sản xuất và bổ sungvốn cho các phương án sản xuất kinh doanh Trong khi đó các DNNVVthường chưa tích lũy được nhiều vốn, vốn kinh doanh chỉ là một phần vốn tự
có, phần còn lại DN phải dựa vào nguồn vốn tài trợ khác Khi đó NHTM sẽcung cấp đầy đủ và kịp thời vốn hỗ trợ cho các DN thực hiện tốt phương ánSXKD của mình Từ đó thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, tiết kiệmchi phí, nâng cao hiệu quả SXKD cho các DN và toàn bộ nền kinh tế
Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các DNNVV ra đời ngày càngphát triển cả về số lượng lẫn chất lượng với nhiều loại hình DN khác nhau Sựcạnh tranh giữa các DN tất yếu diễn ra đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hộinhập như hiện nay Với quy mô nhỏ bé và nguồn vốn ít ỏi, các DNNVV sẽ
Trang 24không có khả năng cạnh tranh nếu thiếu sự hỗ trợ về vốn từ phái các NHTM.Với nguồn vốn vay này các DNNVV có thể đổi mới trang thiết bị máy móc,
mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng những tiến bộ của KHKT…
1.2.2.2 Đối với các Ngân hàng thương mại
Tạo thu nhập cho NHTM:
Các NHTM với vai trò “đi vay để cho vay” thì hoạt động cho vay làhoạt động chủ yếu và đem lại thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng Nhờ cónguồn thu nhập này ngân hàng có thể trang trải các chi phí như chi phí lương,
… và trả lãi cho nguồn vốn huy động từ khách hàng
Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các NHTM
Thông qua DNNVV, là một khách hàng lớn của các NHTM Do đó, từđối tượng khách hang này sẽ giúp NHTM tăng khả năng cạnh tranh đối với
các NHTM khác
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế
Hoạt động cho vay sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia, CácDNNVV được NHTM cung cấp vốn để tiến hành SXKD sẽ góp phần giảiquyết việc làm cho người lao động từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp Mặt khác,làm tăng thu nhập, mức sống cho người lao động
Tóm lại trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động cho vay DNNVV của các NHTM có vai trò rất quan trọng không chỉ riêng đối với bản
Trang 25thân ngân hàng hay các DNNVV mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông qua tìm hiểu quan niệm về phát triển trên, để đánh giá sự pháttriển cho vay đối với DNNVV chúng ta xem xét hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉtiêu định lượng, nhóm chỉ tiêu định tính
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Dư nợ cho vay DNNVV
Dư nợ là phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàngnhưng chưa thu lại được, bao gồm:
+ Dư nợ thời điểm: Được phản ảnh tại từng thời điểm (cuối tháng, cuốinăm )
+ Dư nợ bình quân: Phản ánh qui mô trong một thời kỳ (năm)
Khi đánh giá phát triển cho vay DNNVV của NHTM, trong đó nói đến
là chỉ tiêu dư nợ cho vay DNNVV, đó là khối lượng tiền mà NHTM chokhách hàng sử dụng tính theo thời điểm Dư nợ của ngân hàng được xem xéttheo thời gian có dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, theo thành phần kinh
tế, theo các loại hình doanh nghiệp Dư nợ cho vay DNNVV càng caochứng tỏ rằng hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng đang ngày càngphát triển về số lượng Thông qua chỉ tiêu dư nợ cho vay DNNVV nó thể hiện
dư nợ cho vay DNNVV của ngân hàng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng
dư nợ cho vay của ngân hàng ở cùng thời kỳ, thời điểm
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV:
Tốc độ tăng dư nợ cho
Dư nợ CVDNNVV kỳ sau – Dư nợ
CVDNNVV kỳ trước
Dư nợ CVDNNVV kỳ trước
Trang 26+ Tốc độ phát triển dư nợ cho vay DNNVV:
Tốc độ phát triển dư nợ
Dư nợ CVDNNVV kỳ sau
Dư nợ CVDNNVV kỳ trướcHai chỉ tiêu này cho phép đánh giá về tốc độ phát triển hoạt động chovay DNNVV của ngân hàng sau từng thời kỳ Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
dư nợ DNNVV tăng càng nhanh, tuy nhiên nếu dư nợ tăng quá nhanh thì sẽgây áp lực về huy động vốn và đặt ra vấn đề về chất lượng cho vay
Thu nhập từ hoạt động cho vay
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà các ngân hànghướng tới Thu nhập cho vay DNNVV được tính theo công thức sau:
Thu nhập cho vay DNNVV = Doanh thu cho vay DNNVV – Chi phí chovay DNNVV
Trang 27+ Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng thu nhập qua các thời kỳ:
Tốc độ tăng thu
nhập CVDNNVV =
Thu nhập CVDNNVV kỳ sau – Thu nhập CVDNNVV
kỳ trướcThu nhập CVDNNVV kỳ trướcTuy nhiên chi phí của hoạt động cho vay DNNVV là rất khó xác địnhmột cách chính xác do có những chi phí chung như: Cơ sở hạ tầng, máy mócthiết bị, chi phí marketing, Chính vì thế để phản ánh thu nhập do hoạt độngcho vay DNNVV mang lại tác giả đã đưa ra chỉ tiêu lãi thu được từ hoạt độngcho vay DNNVV để phân tích Lãi vay chiếm tỷ trọng chủ yếu và lớn nhấttrong tổng thu nhập cho vay DNNVV của ngân hàng Hoạt động cho vay càngphát triển thì càng đem lại nhiều thu nhập cho ngân hàng
Sự đa dạng hóa sản phẩm
Tiêu chí này phản ánh sự đa dạng về loại hình cho vay đối với DNNVV
mà ngân hàng cung cấp Khi các loại hình cho vay được mở rộng thì sẽ thỏamãn tốt hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng qua đó thể hiện cho vaycủa ngân hàng đang có sự tăng trưởng, cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch
vụ cho vay DNNVV cho khách hàng cũng đa dạng hơn
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi
đã quá hạn (Theo thông tư 15/2010/TT-NHNN)
Nợ quá hạn * 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết rằng trong tổng dư nợ mà ngân hàng choDNNVV vay thì nợ quá hạn chiếm tỷ lệ là bao nhiêu Tỷ lệ này càng thấpchứng tỏ rằng ngân hàng thu hồi được tiền gốc và lãi của món vay đến hạnnhanh, ngược lại nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng thu hồi các món vay của
Tỷ lệ
nợ quá hạn
=
Trang 28ngân hàng khi đến hạn thấp và ngân hàng cần đưa ra những giải pháp nhằmthu hồi những khoản vay khi đến hạn.
Tỷ lệ nợ theo loại hình đảm bảo
Dư nợ đảm bảo bằng tài sản * 100%
Tổng dư nợ
Tài sản bảo đảm khoản vay là tài sản mà khách hàng dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NHTM
Tỷ lệ nợ đảm bảo bằng tài sản là chỉ tiêu cho biết mức độ an toàn củamón vay Tỷ lệ này cao cho thấy khả năng tổn thất của ngân hàng thấp, cáckhoản vay có độ an toàn cao vì nếu khách hàng không hoàn trả được nợ thìngân hàng sẽ có được nguồn thu nợ thứ hai từ TSĐB, giảm tổn thất cho ngânhàng Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì tiềm ẩn rủi ro mất vốn cho ngân hàngnếu khách hàng không hoàn trả được nợ
Tỷ lệ dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho nhữngtổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo camkết Nếu tỷ lệ trích dự phòng càng lớn thì vốn cho vay của ngân hàng giảm từ
đó sẽ làm giảm thu nhập của NHTM
Tỷ lệ nợ
có đảm bảo
=
Tỷ lệ nợ xấu =
Trang 29Trên cơ sở căn cứ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005các ngân hàng tiến hành phân loại nhóm nợ để thuận lợi trong công tác quản
lý và trích lập dự phòng rủi ro
Theo quyết định này thì các NHTM phải trích một tỷ lệ dự phòng tốithiểu như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%;Nhóm 5: 100%
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định tính
Sự tuân thủ các quy định chính sách của NHNN và của chính ngânhàng: Để đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả thì hoạt động cho vay củangân hàng phải tuân thủ các quy định chính sách của NHNN và của chínhngân hàng
Cơ cấu của các khoản cho vay: cơ cấu cho vay của ngân hàng phản ánhmức độ rủi ro của hoạt động cho vay Nếu tập trung cho vay quá nhiều vàomột ngành nghề thì tiềm ẩn rủi ro cao, bởi vì nếu có một sự khó khăn trongkinh doanh của một ngành nghề nào đó thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năngthu hồi nợ của ngân hàng
Thời gian khách hàng phải chờ trước khi nhận được quyết định chovay Nếu ngân hàng giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay vốn của khách hàng
Tỷ lệ nợ có khả
năng mất vốn
=
Trang 30sẽ đảm bảo cho khách hàng thực hiện hoạt động kinh doanh thuận tiện, thểhiện được uy tín cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng.
Khả năng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng truyềnthống
Sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chất lượng dịch vụ cung cấpcho khách hàng, về phong cách phục vụ của ngân hàng
Bên cạnh các chỉ tiêu định tính trên, để đánh giá phát triển cho vayDNNVV chúng ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như: Hiệu quả sửdụng vốn vay, hiệu quả hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn đúng mục đích,
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.1 Từ phía ngân hàng
Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng Làmthế nào để phát triển cho vay là điều mà các NHTM luôn trăn trở Sản phẩmcủa ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay nói riêng tồn tại dưới dạngdịch vụ, khách hàng không thể đánh giá nó như những sản phẩm hàng hoáthông thường khác mà phải cảm nhận nó sau khi sử dụng Do đó có rất nhiềunhân tố thuộc về bản thân ngân hàng ảnh hưởng đến phát triển cho vay như:
Chính sách cho vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng rất cần có một chính sách cho vayđóng vai trò là một bản chỉ dẫn quan trọng làm cơ sở giúp cho cán bộ tín dụngthực hiện hoạt động cho vay, tạo ra một sự thống nhất chung trong cả ngânhàng Chính sách cho vay của ngân hàng luôn hướng đến ba mục tiêu cơ bản
là an toàn, sinh lời và sự lành mạnh của món vay Một chính sách cho vay cóhiệu quả, được xây dựng một cách khoa học, linh hoạt phù hợp với điều kiệnthực tế của ngân hàng và địa phương sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảmbảo khả năng sinh lời trên cơ sở an toàn, có hiệu quả
Trang 31 Thông tin tín dụng
Một vấn đề quan trọng trong thị trường tài chính là thông tin không cânxứng, điều này có thể dẫn đến rủi ro đạo đức Do vậy thông tin tín dụng đóngvai trò quan trọng trong hoạt động cho vay Thông tin tín dụng là cơ sở đểphân tích khách hàng, xem xét, và có những quyết định cho vay hợp lý, đồngthời theo dõi, quản lý món vay với mục đích an toàn và hiệu quả đối với mónvay Thông tin tín dụng có thể được thu thập từ nhiều nguồn như từ DNNVV,ngân hàng, trung tâm thông tin của NHNN, cơ quan quản lý có thẩm quyền,báo chí, truyền hình, internet,… Một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác vàkịp thời về khách hàng sẽ giúp cho nhân viên tín dụng nhận diện được các rủi
ro, từ đó có các quyết định hợp lý, chất lượng cho vay được nâng cao gópphần cho hoạt động cho vay ngày càng phát triển
Đội ngũ và cán bộ ngân hàng
Con người là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự thành bại tronghoạt động kinh doanh ngân hàng Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiệnnay, trình độ của nhân viên được các ngân hàng rất coi trọng đặc biệt tronglĩnh vực cho vay, cần rất nhiều những cán bộ có chuyên môn giỏi và đạo đứcphẩm chất tốt bởi đây là hoạt động chứa đựng rủi ro cao Nhân viên tín dụng
là nhưng người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, phân tích, thẩm định và raquyết định cho vay Một sai lầm nhỏ của cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng đếnkhả năng thu hồi của khoản vay gây tổn thất cho ngân hàng Vì vậy, đội ngũnhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, không vụlợi, có năng lực trong việc quản lý hồ sơ vay vốn, thẩm định, có biện pháp thuhồi nợ hữu hiệu,…sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu được rủiro
Quy trình cho vay
Trang 32Quy trình cho vay là những giai đoạn và công việc cần phải thực hiệntheo một thủ tục nhất định trong việc cho vay từ lúc xét duyệt hồ sơ vay vốnđến lúc khoản vay được hoàn trả đầy đủ Để phát triển cho vay cần phải lập ramột quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo tính logic và sự phối hợp nhịp nhànggiữa các bước và phù hợp với xu hướng của thị trường Từ đó sẽ giúp cho cácgiao dịch với khách hàng diễn ra một cách nhanh chóng , tiết kiệm được thờigian và công sức của ngân hàng và khách hàng.
Công tác thẩm định cho vay
Đây là một bước trong quy trình cho vay của ngân hàng, là căn cứ đểngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng Khi thẩm định cán bộ tíndụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh,dịch vụ hoặc dự án đầu tư Nếu việc thẩm định không thực hiên đúng thủ tụchoặc thẩm định không chính xác, đầy đủ thì sẽ đánh giá sai khả năng hoàn trảcủa khách hàng từ đó có những quyết định cho vay sai lầm Chính vì vậythẩm định trong cho vay rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năngtrả nợ của khách hàng và chất lượng của món vay
Quá trình kiểm tra giám sát vốn vay
Đây là công việc được thực hiện sau khi ngân hàng giải ngân Việckiểm tra giám sát vốn vay chặt chẽ sẽ với mục đích giúp cho ngân hàng biếtđược tình hình sử dụng vốn của khách hàng: khách hàng có sử dụng vốn vayđúng mục đích không hoặc biết được tình hình kinh doanh của khách hàngđang tiến triển tốt hay đang gặp khó khăn mà có biện pháp can thiệp xử lý kịpthời, hạn chế rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn cho khoản vay
Thu hồi và giải quyết nợ
Sự nhạy bén trong việc phát hiện ra những dấu hiệu rủi ro từ phíakhách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ sẽhạn chế NQH, giải quyết những món nợ khó đòi, giảm bớt tổn thất cho ngânhàng
Trang 33 Công tác tổ chức ngân hàng
Cho vay không phải là hoạt động riêng rẽ của một phòng ban mà đó là
sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các phòng ban có liên quan Nếungân hàng có cơ cấu tổ chức được sắp xếp hợp lý, khoa học, phân công đúngngười đúng việc, trách nhiệm của mỗi người được đề cao, có sự liên kết giữacác phòng ban có liên quan sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịpnhàng giữa các cán bộ nhân viên và giữa các phòng, thống nhất có hiệu quả,
từ đó tạo điều kiện cho quy trình cho vay được tiến hành một cách chặt chẽ,đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng với thời gian nhanh chóng, theodõi quản lý món vay chặt chẽ để hạn chế rủi ro
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Việc kiểm tra, thanh tra được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ sẽđảm bảo cho quá trình cho vay được thực hiện đúng hướng, đúng nguyên tắc,đúng quy trình, nhanh chóng phát hiện ra những sai sót, những vi phạm trongquá trình cho vay để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay
Đó là những công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngânhàng, kiểm soát nội bộ, hệ thống thu thập xử lý thông tin, kiểm tra quá trình
sử dụng vốn vay, thực hiện các giao dịch với khách hàng Hiện nay, côngnghệ thông tin ngày càng hiện đại đã giúp cho ngân hàng xử lý kịp thời nhữngthông tin chính xác, từ đó có quyết định cho vay hợp lý
1.3.2 Từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV là người trực tiếp sử dụng vốn vay, hoàn trả gốc và lãi vaycho ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng các món vay có antoàn và sinh lời hay không Một DN làm ăn có hiệu quả, có tiềm lực tài chínhmạnh và có đạo đức kinh doanh, trung thực sẽ là điều kiện cho sự phát triểncho vay của ngân hàng
Trang 34 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến khả năng được vayvốn và khả năng hoàn trả của khách hàng Thông thường các món vay củangân hàng được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việcđầu tư vào các tài sản lưu động hoặc tài sản cố định, và nguồn trả lãi và gốccho ngân hàng chính ở thu nhập từ hoạt động kinh doanh Nếu DN làm ăn cóhiệu quả sẽ có thu nhập trả nợ cho ngân hàng và ngược lại nếu DN làm ănthua lỗ sẽ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn và có khảnăng dẫn đến rủi ro
Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp
Trình độ quản lý của các nhà DN là yếu tố quyết định sự thành cônghay thất bại của DN Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiệnnay thì đòi hỏi cán bộ lãnh đạo DN phải có trình độ kiến thức để dự đoánđược những biến động cũng như xu thế của thị trường hiện nay để có nhữngphương án sản xuất kinh doanh, chiến lược Marketing sản phẩm thích hợp.Hầu hết các DNNVV chủ DN đều tự bỏ vốn sản xuất kinh doanh và trực tiếpquản lý DN Chủ DN ít qua trường lớp đào tạo chính thức, không có khả năng
dự báo thị trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của DN
Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh
Các DN đến vay vốn của ngân hàng mục đích để thực hiện phương ánsản xuất kinh doanh, nếu dự án kinh doanh thành công thì dòng tiền tạo ra từ
dự án là nguồn để trả nợ ngân hàng Ngược lại nếu thất bại, DN sẽ không cónguồn thu để trả nợ ngân hàng Một phương án sản xuất kinh doanh có hiệuquả là cơ sở giúp các cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay và là căn cứ để
DN trả nợ ngân hàng Chính vì vậy, phương án kinh doanh khả thi ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng cho vay và kéo theo ảnh hưởng đến sự phát triển chovay của các ngân hàng
Trang 35 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Rủi ro kinh doanh của DN có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc donguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan có thể do từ phía các DNnhư khi tiến hành sản xuất kinh doanh không tính toán một cách kỹ lưỡng,khoa học các chi phí đầu vào cũng như những biến động của thị trường.Trong một số trường hợp mặc dù phương án kinh doanh đã được tính toán rấtchi tiết nhưng DN vẫn gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn do tác động củacác yếu tố bất khả kháng như: giá cả nguyên vật liệu tăng cao, sự biến độngcủa tỷ giá hoặc do yếu tố thiên tai gây nên ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinhdoanh của DN Vì thế khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn rất khó khăn gâyảnh hưởng lớn đến phát triển cho vay DNNVV của các ngân hàng
Tư cách đạo đức của người vay
Ngân hàng quyết định cho DN vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tốthuộc về người vay như khả năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh cóhiệu quả hay không Nhưng những thông tin đó có thể bị thay đổi sau khi DNnhận được tiền vay Có những trường hợp DN sử dụng vốn không đúng mụcđích như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng từ đó dẫn đến hiệu quả kinhdoanh giảm sút ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng Hoặc cónhững DN không trung thực mặc dù có tiền để trả nợ nhưng chủ DN muốnchiếm dụng vốn của ngân hàng, chây ỳ không chịu trả nợ gây rủi ro khôngnhỏ cho ngân hàng Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến sự an toàn và sứcsinh lời trong hoạt động cho vay của ngân hàng
1.3.3 Các nhân tố khác
Ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế thuận lợi sẽ tác động đến ngân hàng và các DN theochiều hướng tốt Nền kinh tế ổn định, không khủng hoảng, lạm phát ở mứcvừa phải, lãi suất cho vay chấp nhận được, hoạt động sản xuất của DN được
Trang 36tiến hành tốt, ít bị biến động, kinh doanh sẽ có lợi nhuận, khả năng trả nợ của
DN cho ngân hàng tốt, ngân hàng ít bị tổn thất và thu được nhiều lợi nhuậnhơn Ngược lại nền kinh tế khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất cao sẽđẩy chi phí của DN lên, sản xuất bị thu hẹp, doanh thu giảm sút, giảm lợinhuận, DN có thể sử dụng vốn không hiệu quả và không trả nợ hoặc không trả
nợ đúng thời hạn như đã cam kết Ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong việc thuhồi vốn vay, mặt khác lãi suất cao làm cho nhu cầu vay vốn của DN cũnggiảm và ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng Ngoài ra những thayđổi của các biến số trong nền kinh tế như tỷ giá, lãi suất thị trường ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động kinh doanh của DN Một mức lãi suất cho vay cao hay
sự biến động của tỷ giá, một sự mất giá trong giá trị đồng tiền nội tệ hayngoại tệ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của DN nhất là các DN kinh doanhtrong lĩnh vực xuất nhập khẩu, và cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vaycủa ngân hàng
Ảnh hưởng của môi trường pháp lý
Bất kỳ một DN kinh doanh trên lĩnh vực nào cũng chịu sự điều chỉnhcủa pháp luật Pháp luật có vai trò quan trọng, tạo ra môi trường kinh doanhbình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trongnên kinh tế Hoạt động của ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTDcòn hoạt động của DN chịu sự điều chỉnh của Luật DN Đối với ngân hàng,luật có những quy định an toàn trong hoạt động cho vay để đảm bảo chấtlượng của món vay Quan hệ tín dụng được pháp luật thừa nhận, cần tạo điềukiện cũng như có những quyết định để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngcho vay được lành mạnh cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácbên tham gia Đối với các DN, các quy định của luật pháp đảm bảo cho các
DN hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Một hệ thống quy định pháp lý
Trang 37thiếu hoàn chỉnh, có nhiều lỗ hổng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chovay của ngân hàng.
Ảnh hưởng của những chính sách của chính phủ
Mỗi sự thay đổi trong chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của DN và định hướng cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng Do đó, chính sách của chính phủ cần phải hợp lý và phù hợp với điềukiện thực tế của đất nước trong từng thời kỳ, có như vậy mới đảm bảo chonền kinh tế tăng trưởng bền vững, hoạt động của DN cũng như của ngân hàngđược đảm bảo có hiệu quả
Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên
Các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của DN và ngân hàng như: Thiên tai, lũ lụt, hạn hán Các yếu tố nàyảnh hưởng đến tất cả các DN đặc biệt đối với những DN hoạt động trongnhững lĩnh vực có liên quan như các DN hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp Thiên tai xảy ra là bất khả kháng, khi xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
DN, gây thiệt hại về tài sản và vật chất cho DN dẫn đến khả năng hoàn trả nợngân hàng khó khăn
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay DNNVV của các ngân hàng Vấn đề là ngân hàng phải nắm vững những nhân
tố ảnh hưởng và vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể, nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp khắc phục thì sẽ đem lại hiệu quả cao cho các món vay, từ đó góp phần phát triển cho vay đối với DNNVV.
1.4 Kinh nghiệm về phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Huy động và sử dụng vốn hợp lý sẽ quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của Doanh nghiệp Do đó, vấn đề này luôn được DN nói chung vàDNNVV nói riêng ưu tiên hàng đầu Đối với DNNVV thì vấn đề này càngtrở nên cấp thiết hơn Và vốn vay ngân hàng luôn là nguồn tài trợ kịp thời
Trang 38cho các DN tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Có rất nhiều phươngthức để ngân hàng cho các DNNVV vay tùy thuộc vào các chính sách củamỗi quốc gia và ngân hàng đó, từ đó đưa ra các phương thức cho vay đối vớiDNNVV
Việt Nam là quốc gia đi sau trong lĩnh vực này, do đó Việt Nam cầnphải thu thập những thông tin từ các nước, học hỏi kinh nghiệm và áp dụngvào thực tế ở Việt Nam
1.4.1 Cộng hòa liên bang Đức
Khu vực DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế củaCHLB Đức, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn hẳn doanh thu chịu thuế của
DN, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng củangười tiêu dùng trong và ngoài nước Chính phủ CHLB Đức đã áp dụng hàngloạt các chính sách và chương trình thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV
Do phần lớn các DNNVV không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận đượckhoản tín dụng lớn bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi nên ở CHLB Đức pháttriển khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng Những tổ chức này được thiếtlập và đi vào hoạt động từ những năm 90 với sự hợp tác chặt chẻ của các phòngthương mại, Hiệp hội DN, ngân hàng và chính quyền Liên Bang Nguyên tắchoạt động là vì khách hàng, DNNVV nhận được khoản vay từ NH với sự bảolãnh của một tổ chức bảo lãnh tín dụng Với cơ chế và chính sách này, cácDNNVV ở CHLB Đức đã khắc phục nhiều khó khăn trong huy động vốn, đồngthời các NH lại tăng được doanh số cho vay với sự đảm bảo chắc chắn
1.4.2 Đài Loan
Ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế Đài Loan đã áp dụng nhiềubiện pháp khuyến khích phát triển DNNVV trong một số ngành như: Nhựa,dệt, kính, xi măng, gỗ Hiện nay số lượng DNNVV ở Đài Loan chiểm khoảng96% tổng số DN Chúng tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50%
Trang 39giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc Để đạt được thành tựu đó,Đài Loan đã giành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi chính sách
mở rộng tín dụng cho các DNNVV Cho đến nay, rất nhiều NH Quốc doanh
và tư nhân ở Đài Loan đứng ra tài trợ cho các DNNVV
Nhận thức được những khó khăn của các DNNVV trong việc thế chấptài sản vay vốn NH, Đài Loan đã thành lập quỹ bảo lãnh TD vào năm 1974.Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp khác như: Giảm lãi suất đốivới khoản vay phục vụ mục đích sản xuất, mời các chuyên gia đến DNNVVnhằm tối ưu hóa cơ cấu vốn và tăng cường các điều kiện vay vốn
1.4.3 Malaysia
Trong kế hoạch tổng thể lần thứ hai (1991-2000) Malaysia đã khẳngđịnh rõ vai trò của các DNNVV trong công cuộc hiện đại hóa đất nước Trongthời kỳ này, chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ các DNNVV như:Các chương trình về thị trường, chương trình cho vay ưu đãi, chương trìnhcông nghệ thông tin, mục đích của chương trình này là nhằm giúp cácDNNVV có một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hóa và hiện đại hóa,
để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụtùng ô tô, linh kiện điện tử, máy móc, Có được cơ sở hạ tầng tốt thì hoạtđộng của các DN ở đây cao lên nhiều để từ đó NH tích cực mở rộng cho vayđối với DNNVV mà không ngại về điều kiện ban đầu
1.4.4 Nhật Bản
Các chính sách về DNNVV được hình thành từ những năm 1950 trong
đó giành một sự chú ý đặc biệt đối với việc mở rộng tín dụng cho DNNVVnhằm giúp các DN tháo gỡ khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trìnhsản xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự đảm bảo về
sự vay vốn, Các biện pháp hôc trợ này đã thực hiện thông qua hệ thống hỗtrợ tín dụng và các tổ chức tài trợ công coongjphucj vụ DNNVV Hệ thống hỗ
Trang 40trợ TD giúp cho các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn TD, tạo điều kiệncho họ vay vốn của tổ chức TD tư nhân thông qua bảo lãnh của Hiệp hội bảolãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh.
Từ những kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra một số bài học màViệt Nam có thể vận dụng để phát triển cho vay đối với DNNVV một cáchhiệu quả đó là:
Một là, chính phủ cần khẩn trương xúc tiến thành lập Bộ phát triểnDNNVV để tạo điều kiện đưa ra các chương trình trợ giúp, điều phối, hướngdẫn và kiểm tra, tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển
Hai là, Thực hiện bình đẳng giữa các DN khi tiến hành vay vốn ngânhàng Khuyến khích các ngân hàng có những chính sách ưu đãi, tạo điều kiệncho các DNNVV phát triển
Ba là, Triển khai rộng rãi mô hình quỹ bảo lãnh TD cho các DNNVVBốn là, Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các DNNVV, có sự điều hành
rõ ràng, minh bạch nhằm giúp các DNNVV vay vốn được dễ dàng hơn
Năm là, Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua là biện pháp giúp chocác DNNVV khắc phục khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sảnxuất kinh doanh