1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của việc tham gia nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng
Tác giả Ths. Lê Thị Hương Trà, Ths. Trương Hoàng Diệp Hương, Pgs.Ts. Trương Thị Thuỳ Dương, Pgs.Ts. Lê Văn Luyện, Ths. Nguyễn Nhật Minh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 3,21 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (9)
    • 2.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới (9)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước (11)
    • 2.3. Khoảng trống nghiên cứu (13)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 3.1. Mục tiêu tổng quát (13)
    • 3.2. Mục tiêu cụ thể (13)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Kết cấu đề tài (14)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN (15)
    • 1.1. Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học (15)
      • 1.1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học (15)
      • 1.1.2. Các hình thức nghiên cứu khoa học (16)
      • 1.1.3. Vai trò của nghiên cứu khoa học (18)
    • 1.2. Tổng quan về kết quả học tập (21)
      • 1.2.1. Khái niệm kết quả học tập (21)
      • 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên (22)
    • 1.3. Cơ sở lý luận về tác động của nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên (26)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Tiếp cận nghiên cứu (30)
    • 2.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu (31)
    • 2.3. Giả thuyết nghiên cứu (32)
    • 2.4. Lựa chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu khảo sát (36)
    • 2.5. Thang đo các biến (37)
      • 2.5.1. Biến phụ thuộc (37)
      • 2.5.2. Biến độc lập (37)
    • 2.6. Phương pháp phân tích dữ liệu (38)
      • 2.6.1. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo (38)
      • 2.6.2. Phân tích tương quan và hồi quy bội (40)
    • 3.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Ngân hàng (42)
    • 3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (45)
    • 3.3. Kết quả định lượng về tác động của việc tham gia nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng (46)
      • 3.3.1. Thống kê mô tả kết quả khảo sát (46)
      • 3.3.2. Kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (47)
      • 3.3.3. Kết quả phân tích tương quan Pearson về tác động của việc tham gia nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng (52)
      • 3.3.4. Kết quả phân tích hồi quy bội về tác động của việc tham gia nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng (53)
  • CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG (59)
    • 4.1. Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2023-2024 của Học viện Ngân hàng (59)
    • 4.2. Giải pháp phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng (59)
      • 4.2.1. Giải pháp cải thiện thái độ học tập của sinh viên (59)
      • 4.2.2. Giải pháp cải thiện khả năng quản lý thời gian trong nghiên cứu khoa học 54 4.2.3. Giải pháp nâng cao kỹ năng trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học (61)
      • 4.2.4. Giải pháp nâng cao kiến thức khoa học trong quá trình thực hiện nghiên cứu (64)
    • 4.3. Khuyến nghị đối với các bên liên quan (65)
      • 4.3.1. Đối với các đơn vị tại Học viện Ngân hàng (65)
      • 4.3.2. Đối với giảng viên Học viện Ngân hàng (68)
      • 4.3.3. Đối với sinh viên Học viện Ngân hàng (70)
  • KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

Đồng thời, kết quả khảo sát của nghiên cứu cũng cho thấy 100% SV Đại học Thương Mại được phỏng vấn đều đồng tình với quan điểm là SV nên tham gia vào các hoạt động NCKH vì đạt được nhiều

Tính cấp thiết của đề tài

Sau nhiều năm đổi mới của đất nước, giáo dục đại học nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Trong đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học (NCKH) ngày càng được các trường đại học, học viện, các trung tâm nghiên cứu,… chú trọng phát triển, khuyến khích các nhân tài tham gia NCKH chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng Với ý nghĩa và vai trò quan trọng của NCKH, những kết quả từ các công trình nghiên cứu đã đóng góp những thành tựu quan trọng vào công cuộc phát triển chung của toàn xã hội, phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi, khám phá của thế hệ trẻ, tiềm năng của tương lai đất nước NCKH là hoạt động có ý nghĩa quan trọng với mỗi một quốc gia nói chung, đối tượng tham gia vào hoạt động NCKH có thể là bất kì ai, từ giảng viên (GV) đại học, các nhà nghiên cứu đến các cán bộ, nhân viên tại các tổ chức, doanh nghiệp Đối với sinh viên (SV) đại học, NCKH có ý nghĩa đặc biệt, việc nghiên cứu giúp ích cho SV rất nhiều mặt: tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, chứng minh một cách khoa học những quan điểm; rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy logic; xây dựng tinh thần hợp tác, làm việc nhóm; nâng cao kĩ năng giao tiếp, thuyết trình ; đồng thời giúp SV tăng cường các kĩ năng bổ trợ cần thiết cho công việc, cuộc sống sau này Trên cơ sở đó, NCKH tạo ra những bước đi ban đầu để SV tiếp cận những vấn đề khoa học ban đầu và cuộc sống đang đặt ra, gắn với lý luận thực tiễn

Tại Học viện Ngân hàng (HVNH), NCKH là một trong ba trụ cột hoạt động chính bên cạnh đào tạo và hoạt động cộng đồng, và việc “trở thành trung tâm NCKH, chuyển giao công nghệ đa ngành, liên ngành, xuyên ngành với các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, có khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nền kinh tế với trọng tâm là lĩnh vực tài chính - ngân hàng” là một trong các mục tiêu chiến lược mà HVNH đặt ra trong giai đoạn 05 năm sắp tới Chính vì vậy, ngoài hoạt động NCKH của cán bộ,

GV HVNH, hoạt động NCKH SV cũng rất được chú trọng phát triển trong những năm gần đây HVNH đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách nhằm khuyến khích sự tham gia của SV vào NCKH, một trong số đó là việc ban hành và áp dụng quy định cộng điểm khuyến khích cho SV có công trình NCKH đạt giải các cấp từ năm 2021

Nhờ những quy định khuyến khích như trên, tại HVNH, số lượng đề tài NCKH

SV tham gia dự thi cấp trường cùng với số lượng đề tài đạt giải cao cấp Bộ tăng dần theo từng năm học Chất lượng đề tài NCKH của sinh viên HVNH cũng ngày càng được cải thiện, trong những năm gần đây, HVNH đều có đề tài dự thi cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đạt giải cao Bên cạnh đó, chủ đề NCKH của sinh viên HVNH ngày càng đa dạng, số liệu cập nhật, các phương pháp nghiên cứu luôn được đổi mới và nâng cao, theo kịp xu thế nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, tài chính- ngân hàng Ngoài cuộc thi NCKH SV cấp Bộ GD&ĐT, sinh viên HVNH cũng tích cực tham gia và đạt giải cao trong các cuộc thi NCKH do các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế tổ chức, như cuộc thi Olympic Kinh tế lượng và Ứng dụng, CFA, Khởi nghiệp Quốc gia, I- INVEST! Những thành tích nổi bật này trong hoạt động NCKH cùng chính sách khuyến khích cộng điểm của HVNH, và những kiến thức, kỹ năng học tập mới đạt được sau khi thực hiện NCKH đã giúp SV HVNH nâng cao được một cách đáng kể kết quả học tập trên lớp Nhiều SV có thành tích cao trong NCKH còn đạt được các suất học bổng giá trị lớn của HVNH, của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức giáo dục, tài chính

Chính vì vậy, có thể thấy rằng hoạt động NCKH có ảnh hưởng đáng kể không chỉ đến việc học tập trên lớp, mà còn đến kết quả học tập của SV Nhằm mục đích xem xét tác động này, nhóm tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của việc tham gia NCKH đến kết quả học tập của SV Học viện Ngân hàng” Từ kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm sẽ đề xuất các giải pháp, khuyến nghị chính sách phù hợp để khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động NCKH với đối tượng SV của HVNH.

Tổng quan nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV Đối với các công trình nước ngoài, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm ở phương Tây, từ những năm nửa đầu của thế kỷ

Kember và cộng sự (1996), khi nghiên cứu về mối tương quan giữa các phương pháp học tập, động lực học tập, số giờ học, khối lượng công việc nhận thức được, khả năng tiếng Anh và điểm trung bình của 174 SV tại một số quốc gia phương Tây và Hồng Kông, đã cho thấy các phương pháp tiếp cận và động cơ học tập, thời gian dành cho việc học trên lớp, học cá nhân và điểm trung bình ảnh hưởng đến kết quả học tập và thành tích Cũng tiến hành nghiên cứu tại Hồng Kông, Sivan và cộng sự (2000) xem xét hiệu quả của việc học tập tích cực được triển khai trong hai chương trình đào tạo tại Đại học Bách khoa Hồng Kông Tác giả cho thấy việc học tập tích cực đóng góp quý báu vào việc phát triển các kỹ năng học tập với áp dụng kiến thức Các hành động được sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của SV bằng cách định hình cách thức học tập và đáp ứng kết quả học tập mong muốn của SV

Nghiên cứu của Adler và Milne (1997) về nâng cao chất lượng học tập của SV ngành kế toán thông qua các nhiệm vụ học tập định hướng hành động, đã cho thấy sự tham gia tích cực của SV được coi là yếu tố cần thiết cho tất cả việc học và cả việc phát triển các kỹ năng Nghiên cứu cũng cung cấp phản hồi của SV về hiệu quả của các nhiệm vụ học tập trong việc giúp phát triển các thái độ, kỹ năng và kiến thức Sự tham gia tích cực của SV trong các hoạt động cũng được đánh giá cao trong nghiên cứu của Kuh

(2001), khi tác giả tìm hiểu những yếu tố thực sự quan trọng đối với việc học tập của

SV trong Khảo sát quốc gia về mức độ tham gia của SV tại Hoa Kỳ Tác giả cho thấy việc đánh giá mức độ mà SV tại hàng trăm trường cao đẳng và đại học hệ 4 năm đang tham gia vào các hoạt động giáo dục gắn liền với việc học tập và phát triển, và nêu ra các nhân tố tác động vào kết quả học tập như: 7 nguyên tắc thực hành tốt trong giáo dục đại học, thời gian học tập và tham gia các hoạt động có mục đích giáo dục khác ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng học tập

Một số công trình khác chỉ ra rằng kết quả của người học nói chung và SV tại các trường đại học nói riêng luôn chịu tác động tích hợp của nhiều yếu tố khác nhau Nghiên cứu tại Tây Ban Nha của Diaz (2003) đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của SV là trình độ học vấn của cha mẹ, giới tính, động lực học tập, mối quan hệ giữa các SV và với những người khác Bằng phân tích hồi quy và kiểm định ANOVA nghiên cứu kết luận: Môi trường và động lực học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập còn trình độ học vấn của người mẹ thì không Trong khi đó, Elias (2011) cho rằng, kết quả học tập có mối quan hệ chặt chẽ với những yếu tố liên quan đến SV như phương pháp học tập và các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm học tập, động cơ học tập Haile và Nguyen (2008) đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV ở các môn toán, đọc và khoa học ở Hoa Kỳ đặc biệt chú trọng tới các ảnh hưởng khác nhau có thể có của các yếu tố chủng tộc, hoàn cảnh gia đình với sự phân phối điểm kiểm tra của SV Từ đó tác giả đưa ra hai kết luận quan trọng: thứ nhất, kiểm tra các môn toán, đọc và khoa học giữa các nhóm dân tộc là khác nhau giữa các điểm phân vị có điều kiện của các điểm số được đo lường; thứ hai, ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hoàn cảnh gia đình như học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha cũng khác nhau Theo Farooq & cộng sự (2011), các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV có thể được phân thành hai nhóm: nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài SV Những yếu tố bên trong chủ yếu liên quan đến bản thân SV, còn yếu tố bên ngoài không thuộc khả năng kiểm soát của SV, người học Ali và cộng sự (2013) cho rằng, các yếu tố liên quan đến SV bao gồm nỗ lực của SV, tuổi, động cơ học tập, sở thích học tập, trình độ đầu vào và trường học ở bậc trước.

Tổng quan nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của SV cũng rất đa dạng

Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang và cộng sự (2008), Huỳnh Quang Minh (2010), Nguyễn Thị Thùy Trang (2010), Võ Thị Tâm (2010) tập trung nghiên cứu mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đến kết quả học tập của SV Huỳnh Quang Minh (2002) cho thấy mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự học, điểm bình quân giai đoạn đầu, điểm thi tuyển sinh có tác động đến kết quả học tập của

SV Còn nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Trang và cộng sự (2008) cho thấy động cơ của SV tác động mạnh vào kiến thức thu nhận của họ, năng lực GV tác động rất cao vào động cơ học tập và kiến thức thu nhận của SV Võ Thị Tâm (2010) nghiên cứu sâu bốn biến tác động là: động cơ học tập, phương pháp học tập, tính kiên định học tập, ấn tượng trường học và cạnh tranh trong học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV Tác giả Nguyễn Thùy Trang (2010) lại khảo sát mối quan hệ thói quen học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của SV Các nghiên cứu trên đóng góp đáng kể về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở nước ta

Mai Thị Quỳnh Lan và Nguyễn Quý Thanh (2007) đã chứng minh rằng các phẩm chất năng lực của GV có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV Từ việc phân tích chi tiết các yếu tố từ GV, thực nghiệm qua điều tra phân tích thống kê bằng bảng hỏi đối với SV Đại học Quốc Gia Hà Nội, tác giả khẳng định các yếu tố thuộc về GV như: khả năng dạy học nói chung và 22 trí thông minh, kiến thức chuyên ngành, kiến thức về dạy và học, kinh nghiệm của GV, các hành vi và thực hành của GV có mối tương quan cao về kết quả học tập của SV Cũng tại Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nguyễn Công Khanh

(2009) khi nghiên cứu phong cách học của SV trường ĐH Khoa học Xã Hội Nhân Văn và trường ĐH Khoa học Tự Nhiên đã cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của SV Mỗi SV do môi trường văn hóa xã hội khác nhau nên hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức khác nhau từ đó có phong cách học khác nhau Qua nghiên cứu điều tra khảo sát, tác giả kết luận điểm phong cách có quan hệ tuyến tính với điểm học lực trung bình các môn học và nó giải thích cho khoảng 3 – 14% sự biến thiên điểm thành tích học tập của những SV được nghiên cứu Nhóm SV có điểm phong cách học cao cũng là các SV có điểm học lực trung bình các môn cao ở các học kỳ

Một số nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV đại học cũng cho thấy tham gia NCKH là một trong các yếu tố có tác động quan trọng đến thành quả học tập của SV Lê Thị Thu (2020) khi thực hiện nghiên cứu về tác động của hoạt động NCKH SV đến chất lượng học tập của SV trường Đại học Thương mại, đã cho thấy kết quả rằng việc NCKH có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của SV Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức khoa học thu được sau khi thực hiện NCKH có tác động mạnh nhất đến chất lượng học tập của SV Đồng thời, kết quả khảo sát của nghiên cứu cũng cho thấy 100% SV Đại học Thương Mại được phỏng vấn đều đồng tình với quan điểm là SV nên tham gia vào các hoạt động NCKH vì đạt được nhiều lợi ích như: kỹ năng làm bài, cách tiếp cận vấn đề, các kỹ năng mềm như cách thức tìm tài liệu, sự ứng dụng kĩ năng vào các môn học khác cũng như trong cuộc sống, khả năng làm việc nhóm, cách thức sắp xếp thời gian sao cho hợp lý… Nghiên cứu của Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự (2020) tiến hành đánh giá các nhân tố từ bản thân SV, nhà trường và gia đình - xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV tại HVNH - Phân viện Bắc Ninh Bằng việc khảo sát 400 SV tại HVNH - Phân viện Bắc Ninh và sử dụng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu chỉ ra rằng có ba nhân tố ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của SV gồm: phương pháp giảng dạy tích cực của GV, phương pháp học tập ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật chất của nhà trường Trong yếu tố phương pháp học tập, một trong những thước đo được sử dụng để đánh giá là mức độ tham gia NCKH của

Khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV là rất đa dạng Tuy nhiên, hiện nay, các nghiên cứu về tác động của riêng yếu tố hoạt động NCKH đến thành tích hoặc chất lượng học tập của SV là rất hạn chế Mức độ tham gia NCKH của SV nếu được đưa vào nghiên cứu, chủ yếu chỉ nằm ở một trong các thang đo liên quan đến phương pháp học tập hoặc các hoạt động ngoài giờ học

Cùng với đó, nghiên cứu về tác động của NCKH đến kết quả học tập của SV trong bối cảnh một trường đại học khối ngành kinh tế cho đến nay vẫn chưa được thực hiện Trong khi đó, vai trò của nghiên cứu trong các ngành kinh tế như tài chính, ngân hàng, kế toán… là rất quan trọng, và đào tạo SV các chuyên ngành này về kỹ năng NCKH ngày càng cần thiết để giúp SV tăng cường thêm nhiều kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho việc học tập và cho công việc trong tương lai

Do đó, nhóm tác giả nhận thấy nghiên cứu này là rất cần thiết để có thể đánh giá ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của việc tham gia NCKH đối với kết quả học tập của SV, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khuyến khích hoạt động NCKH SV trong trường đại học.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá và phân tích ảnh hưởng của việc tham gia NCKH đến kết quả học tập của SV HVNH, đề tài đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phù hợp nhằm phát triển, thúc đẩy hoạt động NCKH SV để nâng cao chất lượng học tập của SV HVNH.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa đầy đủ khung lý thuyết về NCKH và kết quả học tập của SV, cũng như về mối quan hệ giữa NCKH và kết quả học tập của SV;

- Mô hình hóa và phân tích tác động của việc tham gia NCKH đến kết quả học tập của SV HVNH;

- Đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng và mức độ tham gia NCKH của SV HVNH, từ đó giúp SV cải thiện kết quả học tập.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng Phương pháp định tính được thực hiện thông qua khảo lược tài liệu từ các bài nghiên cứu trong nước và quốc tế có chủ đề nghiên cứu tương tự Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp khảo sát dưới hình thức bảng hỏi Cách thức thu thập dữ liệu là điều tra trực tiếp thông qua bảng hỏi Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy nhằm đánh giá cụ thể hơn về mức độ tác động của các nhân tố Ngoài phương pháp khảo sát, bài viết còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh giữa các đối tượng được điều tra Về phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày rõ hơn ở chương 2.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa việc tham gia NCKH và kết quả học tập của SV

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Đánh giá ảnh hưởng của việc tham gia NCKH đến kết quả học tập của SV HVNH

Chương 4: Khuyến nghị giải pháp phát triển hoạt động NCKH SV để nâng cao chất lượng học tập của SV HVNH

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học

1.1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học

NCKH đã được định nghĩa trong nhiều tài liệu trước đây Ví dụ như theo Babbie

(1986), NCKH là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống Nguyễn Văn Thắng (2014) định nghĩa NCKH là quá trình quan sát hiện tượng nhằm phát hiện tri thức mới Saunders và cộng sự (2016) định nghĩa NCKH là quá trình mà con người thực hiện một cách có hệ thống nhằm tìm hiểu sự việc, từ đó nâng cao kiến thức của họ Hai cụm từ rất quan trọng trong định nghĩa này: “một cách có hệ thống” và “nhằm tìm hiểu sự việc” “Có hệ thống” gợi ý rằng nghiên cứu dựa trên các mối quan hệ logic chứ khụng chỉ dựa trờn niềm tin (Ghauri và Grứnhaug, 2010) Như vậy, nghiên cứu sẽ bao gồm việc giải thích về phương pháp hoặc các phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu, sẽ trình bày tại sao kết quả thu được lại có ý nghĩa và sẽ giải thích mọi hạn chế liên quan đến chúng “Tìm hiểu sự việc” gợi ý rằng có rất nhiều mục đích khả thi cho nghiên cứu của bạn Do đó, nó là một hoạt động, có nghĩa là nó phải được hoàn thành vào một thời điểm nào đó để có thể sử dụng được Mục đích có thể bao gồm mụ tả, giải thớch, hiểu, phờ bỡnh và phõn tớch (Ghauri và Grứnhaug, 2010) Tuy nhiên, nó cũng gợi ý rằng bạn có mục đích rõ ràng hoặc tập hợp những ‘điều’ mà bạn muốn tìm hiểu, chẳng hạn như câu trả lời cho một hoặc một số câu hỏi

Lê Thị Thu và cộng sự (2020) đưa ra khái niệm nghiên cứu là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm nâng cao tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới Khái niệm khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc, và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học Thông qua các phương pháp nghiên cứu có kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng Khái niệm NCKH là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn

Nhìn chung, NCKH được định nghĩa trong đề tài này là quá trình hệ thống hóa và phân tích các vấn đề, hiện tượng, hoặc câu hỏi dựa trên phương pháp khoa học để đạt được hiểu biết mới, tạo ra kiến thức mới, hoặc giải quyết các vấn đề trong một lĩnh vực cụ thể Quá trình này thường bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu, thử nghiệm các giả thuyết, xây dựng mô hình, và rút ra kết luận dựa trên các bằng chứng và logic khoa học

1.1.2 Các hình thức nghiên cứu khoa học

Theo Điều 5 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐTcủa Bộ GD&ĐT quy định về hoạt động NCKH của SV trong cơ sở giáo dục đại học, hoạt động NCKH của SV bao gồm:

- Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài NCKH cho SV;

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kiến thức, bồi dưỡng nâng cao năng lực NCKH, chuyển giao công nghệ cho SV;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo và các diễn đàn khoa học; các cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho SV và hướng dẫn, khuyến khích SV tham gia các giải thưởng, triển lãm khoa học và công nghệ;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao nhận thức đạo đức nghiên cứu, kiến thức về sở hữu trí tuệ cho SV; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, kết quả NCKH của SV với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

- Khen thưởng và đề xuất khen thưởng, biểu dương SV, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động NCKH của SV;

- Các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của SV theo quy định hiện hành

Một số trường đại học tại Việt Nam cũng đã nêu rõ các hình thức thực hiện NCKH của SV trong các quy định về NCKH của trường Quyết định số 1357/QĐKH của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân về việc ban hành Quyết định NCKH của SV chỉ rõ NCKH của SV là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp NCKH, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và NCKH” NCKH của SV là một hoạt động chính khoá, bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm học tập ở bậc đại học, nghiên cứu trao đổi nội dung các môn học cơ bản thông qua các hoạt động khoa học như trao đổi kinh nghiệm học tập, viết tiểu luận, đề án môn học;

- Nghiên cứu thông qua các buổi sinh hoạt khoa học để trao đổi về phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học, viết tiểu luận và đề án môn học tham gia nghiên cứu, phục vụ thực tiễn, viết chuyên đề, luận văn tốt nghiệp;

- Ngoài các nội dung hoạt động theo từng giai đoạn, hàng năm SV có thể tham gia vào các cuộc thi chuyên đề, thi học sinh giỏi, nghiên cứu các đề tài khoa học của Trường giao hay các hợp đồng với bên ngoài, dự các buổi sinh hoạt khoa học ở cấp Khoa/Viện, Trường Tham gia thực hiện các đề tài khoa học của giảng viên dưới dạng điều tra, khảo sát thu thập số liệu phổ biến khoa học trong quần chúng nhân dân

Theo Quy chế quản lý hoạt động NCKH của người học tại HVNH, các hình thức thực hiện NCKH của người học bao gồm: (1) Tham gia thực hiện đề tài NCKH thuộc lĩnh vực được đào tạo và các lĩnh vực khác phù hợp với khả năng của người học; (2) Công bố các bài báo khoa học trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước: công bố các nghiên cứu trong kỷ yếu/ tuyển tập công trình khoa học; trình bày nghiên cứu tại sự kiện khoa học các cấp trong và ngoài nước; (3) Tham gia sinh hoạt chuyên đề, hội thi sáng tạo khoa học và công nghệ (KH&CN), câu lạc bộ khoa học, các cuộc thi, giải thưởng KH&CN trong và ngoài nước; (4) Tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp, hội chợ, triển lăm trưng bày, giới thiệu thành tựu khoa học kỹ thuật; (5) Tham gia các hình thức hoạt động KH&CN khác

Theo điều 3 Quy định về công tác NCKH của SV trong Đại học Quốc gia Hà Nội, hoạt động của SV dưới các hình thức như: câu lạc bộ khoa học SV, hộ thảo chuyên đề, seminar khoa học, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học hàng năm của bộ môn, khoa, trường, viện, báo cáo tổng quan, thực nghiệm khoa học, thực hiện đề tài khoá luận tự chọn hay khoá luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn đều được coi là những hoạt động NCKH của sinh viên

Nhìn chung, căn cứ theo các quy định kể trên, các hình thức thực hiện và tổ chức hoạt động NCKH SV bao gồm các hoạt động như sau:

- Tổ chức và triển khai đề tài NCKH: SV tham gia thực hiện các đề tài NCKH, bao gồm viết tiểu luận, đề án môn học, chuyên đề, và luận văn tốt nghiệp; thực hiện các đề tài khoa học của giảng viên dưới dạng điều tra, khảo sát, thu thập số liệu

- Hỗ trợ và nâng cao năng lực NCKH: tổ chức các buổi trao đổi về phương pháp NCKH, kinh nghiệm học tập, và viết tiểu luận; cung cấp kiến thức và bồi dưỡng nâng cao năng lực NCKH, chuyển giao công nghệ cho SV

Tổng quan về kết quả học tập

1.2.1 Khái niệm kết quả học tập

Từ trước đến nay, có rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về kết quả học tập

Bandura (1977) định nghĩa kết quả học tập dựa trên quan điểm về kỳ vọng Tác giả phân biệt hai loại kỳ vọng, kỳ vọng về kết quả và hiệu quả Kỳ vọng về kết quả là ước tính rằng một số hành vi nhất định sẽ dẫn đến những kết quả nhất định trong khi kỳ vọng về hiệu quả là niềm tin của một người về việc có thể hoặc không thể thực hiện hành vi cần thiết để tạo ra một kết quả cụ thể (Bandura, 1977) Pace (1979) định nghĩa kết quả là những thay đổi được chấp nhận rộng rãi như mục tiêu của giáo dục đại học và là kết quả của các sự kiện và kinh nghiệm ở trường đại học được thiết kế để giúp SV đạt được những mục tiêu này Astin (1980) sử dụng cách tiếp cận giá trị gia tăng đối với kết quả, chỉ rõ rằng kết quả đầu ra là sự khác biệt được đo lường giữa các đặc điểm đầu vào của một SV và các đặc điểm của một SV vừa tốt nghiệp đại học Trùng khớp với định nghĩa của Astin, Ewell (1983) định nghĩa kết quả là bất kỳ sự thay đổi hoặc hệ quả nào xảy ra do việc đăng ký vào một cơ sở giáo dục và tham gia vào các chương trình của cơ sở giáo dục đó

Theo Rono & cộng sự (2014) và Narad & Abdullah (2016), kết quả học tập có thể được định nghĩa là kiến thức SV thu được được đánh giá bằng điểm bởi giáo viên và/hoặc các mục tiêu giáo dục do SV và giáo viên đặt ra cần đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể Việc SV đạt được thành tích học tập xuất sắc thông qua việc giúp họ thể hiện thành tích học tập tốt hơn là động lực quan trọng nhất của các tổ chức học thuật (Adeyemo, 2001) Hơn nữa, kết quả học tập là điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục (Osiki, 2001)

Kumar & cộng sự (2021) cho rằng khái niệm vô định hình về Kết quả Học tập có thể được định nghĩa về các mặt bao gồm: tiếp thu kiến thức; có được kỹ năng và năng lực; đảm bảo điểm số cao và thành tích học tập tương tự; đảm bảo một sự nghiệp tiến bộ; và ý định và sự kiên trì đối với giáo dục Ngoài ra, khi thu thập thông tin liên quan đến kết quả học tập của SV, thành tích học tập có tầm quan trọng cao nhất trong các phiên bản Kết quả học tập được đề cập ở trên, tiếp theo là kiến thức thu được cũng như các kỹ năng và khả năng thu được (York & cộng sự, 2015)

Hình 1.1.Các loại định nghĩa liên quan đến kết quả học tập

Mặc dù có rất nhiều khái niệm về kết quả học tập đã được đưa ra, nhưng nhìn chung, kết quả học tập có thể được định nghĩa là tổng hợp của các thành tích và sự tiến bộ mà một người học đã đạt được trong quá trình học tập Điều này bao gồm các thành tích trong việc hiểu và áp dụng kiến thức, kỹ năng, và các năng lực khác nhau trong lĩnh vực học tập cụ thể Kết quả học tập thường được đánh giá thông qua các phương tiện như bài kiểm tra, bài tập, dự án, bài thuyết trình, và các hoạt động khác Kết quả học tập cung cấp thông tin quan trọng về mức độ thành công của một cá nhân trong việc học tập và phát triển cá nhân

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kết quả học tập được đo lường dựa trên mức độ nắm vững kiến thức môn học

Vì các bài đánh giá được sử dụng trong thực tế để kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức nên ước tính của SV tốt nghiệp về điểm trung bình đại diện cho kết quả học tập của họ

Các loại định nghĩa liên quan đến kết quả học tập

Trọng tâm là kiến thức

Trọng tâm là thành tích học tập

Trọng tâm là sự nghiệp

Trọng tâm là sự kiên trì

Trọng tâm là kỹ năng và năng lực

(Vermeulen & Schmidt, 2008) Anaya (1999) đã chứng minh rằng sự tự báo cáo của SV về kết quả học tập có thể đóng vai trò đại diện cho các thước đo trực tiếp hơn

Mô hình I-E-O, bắt nguồn từ Lý thuyết về sự tham gia của Astin (1997), mô tả rõ ràng rằng kết quả học tập của SV được xác định bởi đầu vào cụ thể của SV (bao gồm các yếu tố như nhân khẩu học cơ bản, động lực, sở thích, phong cách học tập, đặc điểm học tập trước đây, v.v.), các thuộc tính môi trường (như môi trường thể chế, môi trường ở nhà, quan hệ bạn bè, v.v.) cũng như mối liên hệ giữa đầu vào cụ thể của SV và các yếu tố môi trường (Astin, 1997) Nói cách khác, Đầu vào bao gồm các tài nguyên có thể truy cập, thông tin xác thực của người hướng dẫn và đặc điểm của SV Các nhóm môi trường như chương trình giảng dạy, tổ chức trường học và môi trường học đường Đầu ra thường được xác định theo thành tích của học sinh Nghiên cứu sâu rộng đã được tiến hành để xác định các yếu tố được cho rằng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV

Ví dụ, giai đoạn chuyển tiếp mà SV phải đối mặt khi chuyển từ trường phổ thông sang các cơ sở giáo dục đại học là một quá trình căng thẳng vì SV giờ đây phải học tập trong môi trường đa diện, việc không thể đáp ứng được nhu cầu cao và thói quen học tập không phù hợp dẫn đến một môi trường học tập không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập Schneider và Preckel (2017), đã rút ra hai loại biến số có khả năng giải thích kết quả học tập của SV – các thuộc tính giảng dạy như giao diện xã hội, đánh giá và phản hồi, thông tin rõ ràng, chương trình đào tạo ngoại khóa, v.v và các đặc điểm cụ thể của SV như trí thông minh, kết quả học tập trước đây, mức độ động lực, chiến lược học tập, v.v Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh rất nhiều và chúng có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia cũng như theo từng người Do đó, sẽ thực sự không thỏa đáng nếu xem xét kết quả học tập của học sinh thông qua góc độ một yếu tố (Clercq & cộng sự, 2013) Theo mô hình tiêu hao SV do Tinto (1975) đưa ra, có bốn thành phần đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của SV trong học tập:

Hình 1.2 Mô hình các yếu tố quan trọng đối với kết quả học tập của SV của

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kết quả học tập của SV có thể được hiểu như một tổng thể của các thuộc tính nhận thức cũng như phi nhận thức (Lee & Shute, 2010) có tính đến khuôn khổ văn hóa xã hội trong đó quá trình học tập diễn ra (Liem & Tan,

2019) Các kết quả tương tự đã được đưa ra thông qua nghiên cứu do Singh & cộng sự

(2016) thực hiện, về cơ bản đã nỗ lực phân loại các yếu tố được phát hiện có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV thành các loại sau:

Hình 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV

Cùng với đóm một thước đo được sử dụng chủ yếu để đo lường kết quả học tập là “GPA” (Stephan & Schaban, 2002), người đã áp dụng GPA (điểm trung bình) để đánh

Kết quả học tập của SV

Mục tiêu và cam kết ban đầu (Động lực)

Kinh nghiệm học tập và xã hội Đặc điểm trước khi nhập học

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV

Cá nhân trường Môi giá kết quả học tập của SV trong một học kỳ cụ thể Biện pháp tương tự đã được Darling

(2005), Galiher (2006), và Hijaz & Naqvi (2006) sử dụng Các nhà nghiên cứu khác đánh giá kết quả học tập của SV thông qua kết quả năm học trước hoặc kết quả của một môn học cụ thể (Tahir & Naqvi, 2006) Ngoài ra, theo Narad & Abdullah (2016), kết quả học tập là kiến thức thu được và được đánh giá bằng điểm của giáo viên và/hoặc các mục tiêu giáo dục do học sinh và giáo viên đặt ra phải đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể, được đo bằng cách sử dụng kết quả đánh giá hoặc kiểm tra liên tục Từ lâu, Điểm trung bình (GPA) đã được cho là có mối liên hệ trực tiếp với sự nhạy bén chung và tiềm năng nghề nghiệp của các cá nhân do đó GPA được coi là thước đo tiêu chuẩn về kết quả học tập của học sinh Lindhorst & Schulenberg (2006) đo lường kết quả học tập thông qua hai hình thức trực tiếp và gián tiếp Đối với biện pháp trực tiếp—

SV thể hiện kết quả học tập của mình thông qua năng suất, kết quả nghiên cứu, khả năng trả lời các câu hỏi, v.v Đối với biện pháp gián tiếp, nghiên cứu nắm bắt nhận thức của

SV về việc học của họ bằng khảo sát mức độ hài lòng, v.v Theo Zlatkin-Troitschanskaia

& cộng sự (2016), các tiêu chí về năng lực của SV bao gồm giải quyết vấn đề, tư duy phân tích và phản biện, kiến thức về lĩnh vực cụ thể và các khái niệm bản thân liên quan đến kỷ luật được liệt kê là chuẩn đầu ra học tập kỳ vọng trong chương trình đào tạo và ngày càng được nhiều nhà tuyển dụng săn đón

Theo McGrath & cộng sự (2015), kết quả học tập được đánh giá thông qua sự khác biệt về kỹ năng, năng lực, kiến thức nội dung và sự phát triển cá nhân được SV thể hiện ở hai thời điểm khác nhau Với quan điểm hẹp hơn, Coates & Mahat (2014) cho rằng kết quả học tập là “các thuộc tính có thể chuyển giao về mặt học thuật và cá nhân đạt được nhờ việc tích cực theo đuổi kiến thức theo nội dung cụ thể trong một khóa học nhất định” Hội đồng tài trợ giáo dục đại học của Anh (2018) xác định kết quả học tập được đo lường bằng “sự cải thiện về kiến thức, kỹ năng, sự sẵn sàng làm việc và phát triển cá nhân của SV trong thời gian học ở trường đại học” Nghiên cứu của Howson & Buckley (2020) cũng liệt kê một số tiêu chí đo lường kết quả học tập của SV theo quan điểm của các trường đại học khác nhau: như Đại học Mở là “sự tăng trưởng hoặc thay đổi về kiến thức, kỹ năng và khả năng theo thời gian có thể liên quan đến kết quả học tập mong muốn hoặc mục tiêu học tập của khóa học”; Đại học Lincoln là “mức độ mà

Cơ sở lý luận về tác động của nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên

Theo Hendriarto & cộng sự (2021), tầm quan trọng của việc học tập của SV ở Indonesia cần được giới thiệu trong Khung phát triển kỹ năng nghiên cứu (RSD) Khung RSD được áp dụng ở nhiều cơ sở giáo dục đại học ở Châu Úc và Thái Bình Dương; điều này là do nó được phát triển vào năm 2006 bởi người khởi xướng Willison & O'Regan

(2007) Theo Mataniari và cộng sự (2020), đây là một định dạng hoặc khái niệm phát triển nghiên cứu không mang tính quy định được trình bày trong sáu kỹ năng nghiên cứu cần thiết được nhiều tổ chức ở Úc và New Zealand công nhận để phát triển Khi nhìn từ nền tảng phát triển của nó, Khung RSD là một phần của sự hiểu biết về Mô hình Giảng dạy và Học tập Gắn kết (MELT) từ một trong những trường đại học hàng đầu ở Adelaide, Nam Úc Nhiều chuyên gia giảng dạy cho rằng phương pháp và phương pháp chính quy của RSD là một phần của quá trình học tập hàn lâm, đặc biệt là trong các chương trình đào tạo đại học, nơi mà việc nghiên cứu được thực hiện tương đối nhiều

Ví dụ: các kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và phân tích dữ liệu cũng như truyền đạt kết quả phân tích bằng một dạng viết NCKH ngắn gọn, cụ thể, và nhanh chóng được học thuật và giáo dục bên ngoài tiếp nối

Những nỗ lực để phát triển các kỹ năng học tập như nghiên cứu có thể được thực hiện bằng nhiều cách Một trong số đó là sự phát triển khái niệm về kỹ năng nghiên cứu Các kỹ năng được đề cập trong khái niệm RSD là các kỹ năng liên quan đến tìm kiếm dữ liệu, hiểu cũng như áp dụng dữ liệu và thông tin trong các cơ hội và bối cảnh khác nhau, chẳng hạn như bối cảnh văn hóa, phạm vi học thuật và đổi mới dựa trên công nghệ (Hendriarto & cộng sự, 2021) Mọi cơ sở giáo dục đều có thể đào tạo ra những SV tốt nghiệp có kỹ năng trong các hoạt động khoa học đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu Các tổ chức này phải đào tạo ra những SV tốt nghiệp có năng lực về khả năng nghiên cứu để đón nhận và vượt qua những trở ngại và thách thức trong công việc trong tương lai Vì vậy, đó là lúc cần thiết phải học và củng cố các kỹ năng nghiên cứu với cấu trúc khái niệm phù hợp trong việc phát triển các kỹ năng này từ trường học, cấp đại học đến đại học sau đại học hoặc thế giới làm việc (Hendriarto & cộng sự, 2021)

Theo Chen & Yang (2019), học tập dựa trên dự án (PjBL) là một phương pháp dạy và học có hệ thống, thu hút học sinh tham gia vào các nhiệm vụ phức tạp, thực tế để tạo ra sản phẩm hoặc bài thuyết trình trước khán giả, giúp họ tiếp thu kiến thức và kỹ năng nâng cao cuộc sống (Barron & Darling-Hammond, 2008) Triết lý của PjBL cho rằng việc học sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi được kích hoạt bởi câu nói “Tôi cần biết” của

SV thay vì câu nói “vì bạn nên biết” của giáo viên (Lenz & cộng sự, 2015) Cốt lõi của PjBL chính là các dự án nghiên cứu (Trilling & Fadel, 2009) PjBL có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống xung quanh SV, nên yếu tố này có xu hướng làm tăng động lực học tập của họ (Bender, 2012; Hallermann và cộng sự, 2011; Krajcik & Czerniak, 2014) và sự quan tâm đến nội dung học (Holm, 2011) cũng như hoàn thành công việc cần thiết cho dự án (Bender, 2012), điều này cũng cho phép họ theo đuổi mối quan tâm của mình (Intel Education Initiative, 2007) Lợi ích của PjBL bao gồm cải thiện thái độ đối với việc học và môn học (Bender, 2012; Thomas, 2000; Tseng & cộng sự, 2013) Hơn nữa, PjBL giúp phát triển các kỹ năng siêu nhận thức ở học sinh, chẳng hạn như tự điều chỉnh và giám sát (Thomas và cộng sự, 1999), cũng như hỗ trợ việc học tập tự định hướng và điều chỉnh (English & Kitsantas, 2013; Intel Education Initiative, 2007; Markham & cộng sự, 2003) Đáng chú ý là một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng PjBL có liên quan đến thành tích học tập tăng lên (ví dụ, Panasan & Nuangchalerm, 2010; Schneider và cộng sự, 2002) Nghiên cứu của Thomas (2000) về PjBL gợi ý rằng nghiên cứu trong tương lai có thể khám phá nhiều khía cạnh hơn của PjBL, bao gồm các lĩnh vực chủ đề, thời gian thực hiện và trong những điều kiện nào học sinh có thể đạt được thành tích học tập tốt nhất, bởi vì việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý PjBL đều liên quan đến việc học tập của SV và thành tích Ngoài ra, SV thường làm việc theo nhóm trong nghiên cứu, vì họ có xu hướng có nhiều động lực học tập hơn trong quá trình học tập như vậy và việc chia sẻ ý tưởng cũng như nhận phản hồi với bạn bè cùng nhóm có thể giúp người học tham gia phản ánh, mở rộng kiến thức và sửa lại các sản phẩm (Blumenfeld và cộng sự, 1991; Uziak, 2016)

Các nghiên cứu cũng đã đề xuất thời lượng khác nhau mỗi tuần để tiến hành nghiên cứu Ví dụ, trong khi Wen và Huang (2005) đề xuất việc thực hiện các dự án nghiên cứu chỉ nên kéo dài tương đương một tiết học (45–50 phút) mỗi tuần, Larmer & cộng sự (2009) đề xuất 05 giờ và Tuncay & Ekizoğlu (2010) đề xuất nhiều hơn, đến 08 giờ Mặc dù các nhà giáo dục nói chung có quan điểm tích cực về việc triển khai nghiên cứu trong trường học, một số giáo viên hoặc phụ huynh có thể nghĩ rằng các dự án tiêu tốn một lượng lớn thời gian giảng dạy và những khoảng thời gian lớn này chỉ bao gồm một lượng nhỏ nội dung chương trình giảng dạy (Miller, 2018) Nếu chúng ta hiểu rõ hơn về tác động của thời gian giảng dạy đối với thành tích học tập của học sinh trong nghiên cứu, thì điều đó sẽ cung cấp bằng chứng hỗ trợ về lượng thời gian nên dành cho nghiên cứu (Chen & Yang, 2019)

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy thái độ của SV đối với khoa học và thành tích khoa học của họ có mối tương quan tích cực và vừa phải (Mungin, 2012; Ng

& cộng sự, 2012; Hacieminoglu, 2016; Chi & cộng sự, 2017; Wang & Liou, 2017; Zheng & cộng sự, 2019) Potvin & Hasni (2014b) cho rằng thái độ ở đây bao gồm nhiều yếu tố như sự thích thú, động lực, năng lực bản thân và khát vọng nghề nghiệp Nghiên cứu của Mao & cộng sự (2021) đánh giá thái độ đối với NCKH theo bốn khía cạnh: lợi ích, năng lực bản thân, mức độ phù hợp xã hội của thái độ đối với khoa học và thái độ hỗn hợp Khía cạnh hứng thú của khoa học được thể hiện bằng những cảm xúc khi tiếp xúc với khoa học (ví dụ: Zhang & Tang, 2017) Khía cạnh tự tin vào năng lực của thái độ khoa học liên quan đến niềm tin của SV vào khả năng của chính họ để đạt được điểm cao trong các môn học liên quan đến khoa học, có năng lực trong các ngành nghề khoa học liên quan và thực hiện thành công các nhiệm vụ trong khoa học (ví dụ, Larson & cộng sự, 2014) Sự liên quan về mặt xã hội của thái độ đối với khoa học được thể hiện dưới dạng nhận thức và đánh giá về giá trị, tính hữu ích, ý nghĩa xã hội của khoa học (ví dụ, Dowey, 2013) Cuối cùng, nghiên cứu tập trung vào thái độ khoa học chung của SV hoặc không cung cấp mô tả hoặc vận hành rõ ràng về “thái độ” như được đo lường trong các nghiên cứu trước, do đó Mao & cộng sự (2021) đã phân loại những trường hợp đó là “hỗn hợp” (ví dụ: Oluwatelure, 2015)

Cùng với đó, dựa trên dữ liệu từ Chương trình đánh giá SV quốc tế (Pisa & cộng sự, 2017), nghiên cứu được thực hiện bởi Chi & cộng sự (2017) chỉ ra rằng sự quan tâm, thích thú và nhận thức của SV về giá trị chung trong khoa học có mối tương quan tích cực với năng lực khoa học Tương tự, Zheng & cộng sự (2019) cho rằng sự quan tâm đến khoa học của SV có mối liên hệ tích cực với thành tích khoa học của các em Trong khi đó, Wang & Liou (2017) tiết lộ rằng nhận thức của SV về giá trị nội tại và giá trị tiện ích của khoa học có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả học tập khoa học của họ Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa thái độ và thành tích (Mattern & Schau, 2002; Else-Quest & cộng sự, 2013; Oluwatelure, 2015) Ví dụ, trong nghiên cứu của Oluwatelure (2015), mối tương quan tích cực đáng kể và mạnh mẽ giữa thái độ khoa học và thành tích khoa học đã được chỉ ra Tương tự như vậy, Rennie

& Punch (1991) đã ghi nhận rằng niềm tin của SV vào thành tích của họ có liên quan chặt chẽ đến thành tích khoa học

Trong chương 1, đề tài đã khái quát về cơ sở lý thuyết liên quan đến NCKH và kết quả học tập, cũng như cho thấy được lý luận về mối quan hệ giữa NCKH và kết quả học tập của SV Trong đó, đề tài đã trình bày về khái niệm NCKH và vai trò của NCKH đối với

GV và SV của trường đại học, khái niệm kết quả học tập và các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của SV Cùng với đó, đề tài cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa NCKH và kết quả học tập của SV thông qua kỹ năng nghiên cứu, thời gian dành cho nghiên cứu, thái độ học tập và nghiên cứu, các yếu tố này góp phần cấu thành hoạt động NCKH và được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến kết quả, thành tích học tập của SV tại các trường đại học.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiếp cận nghiên cứu

Theo hướng định tính, đề tài tiến hành khảo lược các tài liệu nghiên cứu trước đây nhằm tổng hợp các nhân tố cấu thành và có đóng góp vào hoạt động NCKH của SV, cùng với đó là các nhân tố có tác động đến kết quả, thành tích, chất lượng học tập của

SV đại học Từ đó, nhóm nghiên cứu xác định được các biến số sẽ đưa vào mô hình nghiên cứu để dựa vào đó, xây dựng bảng hỏi khảo sát phù hợp với chủ đề và mục tiêu nghiên cứu Đối với hướng tiếp cận định lượng, đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng chính là phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi Mục đích: đánh giá mức độ nhận thức, thái độ của

SV về tác động của hoạt động NCKH đến kết quả học tập của SV HVNH và đo lường các biến số chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV HVNH Dựa trên số liệu thu nhập được, nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS để xử lý dữ liệu và xác định mức độ tác động của NCKH đến kết quả học tập của SV HVNH

Việc tiếp cận nghiên cứu thông qua 2 phương pháp đem hiệu quả tối đa: Nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu Nghiên cứu định tính có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định lượng

Quy trình nghiên cứu của đề tài được nhóm thực hiện theo hình 2.1 Trong đó, nghiên cứu được tiến hành trải qua hai giai đoạn chính:

(1) Nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng bản khảo sát bằng phương pháp định tính;

(2) Nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với phần mềm SPSS 26.0 nhằm xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát, từ đó ước lượng và kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng)

Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Nhóm tác giả đã kế thừa các nghiên cứu trước và đưa ra 4 biến độc lập: KTKH (Kiến thức khoa học SV thu được từ NCKH); KN (Kỹ năng SV thu được từ NCKH);

TG (Thời gian SV dành cho NCKH); TĐHT (Thái độ học tập của SV sau khi thực hiện NCKH)

Do đó, có thể lựa chọn các biến số phản ánh các yếu tố này trong quan hệ với kết quả học tập của SV như sau:

KQHT: Kết quả học tập của SV

KTKH: Kiến thức khoa học SV thu được từ NCKH

KN: Kỹ năng SV thu được từ NCKH

TG: Thời gian SV dành cho NCKH

TĐHT: Thái độ học tập của SV sau khi thực hiện NCKH

Tiến hành khảo sát SV

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng)

Giả thuyết nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kiến thức của SV có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoặc thành tích học tập Kiến thức trong một lĩnh vực có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc hiểu sách bằng cách cung cấp cho người đọc những nguồn tài liệu cần thiết để lấp đầy những khoảng trống về khái niệm (McNamara, 2001) Chang

& Chuang (2011) tin rằng kiến thức hình thành từ việc tích hợp thông tin, kinh nghiệm và lý thuyết Khi SV thành lập nhóm và tương tác với nhau, họ có xu hướng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, do đó nâng cao khả năng học tập Khi điều tra việc chia sẻ kiến thức và học tập trong bối cảnh tổ chức, Kane & cộng sự (2010) nhận thấy rằng việc chia sẻ kiến thức hỗ trợ việc học tập của tổ chức bằng các công cụ mạng xã hội Trong bối

Kết quả học tập của SV

SV thu được từ NCKH

NCKH giúp SV tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học

NCKH giúp SV nâng cao khả năng tư duy logic khoa học

NCKH giúp SV mở rộng tầm hiểu biết, kiến thức chuyên sâu về một vấn đề

SV thu được từ NCKH

NCKH giúp SV tăng cường kỹ năng tìm kiếm tài liệu và chọn lọc thông tin

NCKH giúp SV cải thiện kỹ năng mềm: kỹ năng tin học, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình

NCKH giúp SV tăng cường khả năng tổng hợp, xử lý, phân tích dữ liệu

NCKH giúp SV nâng cao kỹ năng viết và trình bày báo cáo

Hoạt động NCKH đòi hỏi SV dành nhiều thời gian

Thời gian NCKH có giới hạn đòi hỏi SV phải tập trung hoàn thành nhanh chóng

NCKH giúp SV phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu

Thái độ học tập của SV sau khi thực hiện NCKH

NCKH giúp SV coi trọng việc học tập NCKH giúp SV hứng thú, hăng hái hơn trong việc học

NCKH giúp SV chủ động hơn trong học tập

SV sẵn sàng giới thiệu và giúp đỡ các SV khác thực hiện

NCKH cảnh học thuật, Cao & cộng sự (2013) nhận thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ kiến thức có tác động tích cực đến kết quả học tập và sự hài lòng của SV He (2009) đã xem xét mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng chia sẻ kiến thức và điểm số của

SV, và nhận thấy rằng có mối quan hệ đáng kể giữa số lượng chia sẻ kiến thức và điểm số của SV Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau:

H1: Kiến thức khoa học SV thu được từ NCKH càng nhiều thì kết quả học tập của SV càng tốt

Cùng với đó, các kỹ năng SV tích luỹ được trong quá trình học và nghiên cứu cũng có tác động tích cực đến kết quả học tập Trước hết, đối với kỹ năng giải quyết vấn đề, theo KIE (2008), kỹ năng này đề cập đến khả năng đưa ra các giải pháp khả thi cho các tình huống vấn đề khác nhau và nó liên quan đến việc đánh giá bản chất của vấn đề bằng cách phân tích nguyên nhân và tìm kiếm các giải pháp khả thi Kỹ năng này đòi hỏi khả năng tư duy phản biện, sáng tạo, phân tích và đổi mới Theo Mayer và Wittrock

(2006), giải quyết vấn đề là nền tảng của giáo dục vì các nhà giáo dục quan tâm đến việc cải thiện sự thành công của học sinh Vì vậy, điều bắt buộc đối với phụ huynh, giáo viên và nhà trường là phải trau dồi cho SV những kỹ năng giải quyết vấn đề hợp lý để nâng cao thành tích học tập của SV (Obilor, 2019) Hầu hết các học giả tin rằng kỹ năng mềm nên liên quan đến kết quả học tập (Barrie, 2006) Vì vậy, kỹ năng mềm sẽ là tiền đề cần thiết cho việc học tập kiến thức học thuật dựa trên nội dung (Barrie, 2006) Kỹ năng giao tiếp bao gồm kỹ năng nghe - nói và đọc - viết Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết cho sự nghiệp thành công trong tương lai của SV Kỹ năng giao tiếp giúp SV học hỏi nhiều hơn từ giáo viên, nâng cao mối quan hệ bạn bè, nâng cao thái độ làm việc nhóm và hợp tác, phát triển tính chuyên nghiệp ở SV, khuyến khích mạng lưới xã hội của SV, cải thiện sự tỉnh táo của SV và tăng cường trí nhớ của SV (Obilor, 2019) Kỹ năng giao tiếp tốt giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt, sự tự tin và là bằng chứng của một người có học thức tốt Khalidzuoud & Rawyaalshboul (2018) cho rằng kỹ năng giao tiếp rất quan trọng để nâng cao kết quả học tập của SV Theo Bee (2012), nghiên cứu về tầm quan trọng của giao tiếp và tác động của nó đối với việc quản lý lớp học cũng như sự tương tác giữa giáo viên và SV, đã phát hiện ra rằng kỹ năng giao tiếp giúp SV thành công hơn về mặt học tập Từ cơ sở những nghiên cứu trên, giả thuyết sau đây được đề xuất:

H2: Các kỹ năng SV thu được từ NCKH càng nhiều thì kết quả học tập của SV càng tốt

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã xác định tác động tích cực của việc quản lý thời gian đến việc học tập và kết quả của SV (McKenzie & Gow, 2004; Kearns & Gardiner,

2007) Krause và Coates (2008) cho rằng khả năng quản lý thời gian thành công là nền tảng giúp SV phát triển thói quen và chiến lược học tập tốt để thành công Quản lý thời gian cung cấp cho các cá nhân phương tiện để tổ chức và kiểm soát các hoạt động của họ (Claessens & cộng sự, 2004) Theo Obilor (2019), quản lý thời gian là chìa khóa thành công trong học tập Những SV giỏi nhất không nhất thiết là những người thông minh hơn mà là những người sử dụng thời gian một cách hiệu quả Để đạt được thành công trong học tập, SV phải quản lý cẩn thận thời gian học tập của mình hàng ngày, hàng tuần và học kỳ/học kỳ Mọi mục tiêu phải được căn cứ trong một khung thời gian: Các bài tập và bài kiểm tra phải có ngày đến hạn gắn liền với lịch trình của chúng, mọi hoạt động ở trường, hoạt động ngoài giờ học và ngoại khóa đều phải có ngày đến hạn (Obilor, 2019) Theo Nyatyowa (2017), quản lý thời gian sẽ giúp SV trở nên giỏi hơn vì

SV sẽ có tổ chức tốt hơn, tạo dựng được danh tiếng tốt hơn, tập trung hơn và có đủ thời gian cho đời sống xã hội của mình Britton và Tesser (1991) tìm thấy mối tương quan tích cực giữa việc lập kế hoạch ngắn hạn và điểm trung bình (GPA) của SV, điều này cho thấy rằng những SV tích cực tham gia vào quá trình quản lý thời gian có thể sẽ thấy được lợi ích về thành tích Strongman và Burt (2000) cho rằng có mối quan hệ giữa thành tích học tập và khả năng duy trì nhiệm vụ trong thời gian dài và nhận thấy rằng những SV có thành tích học tập cao hơn nghỉ giải lao ít hơn và ngắn hơn Họ không nhất thiết cho rằng có mối quan hệ nhân quả (theo cả hai hướng) giữa thành tích học tập và khả năng duy trì nhiệm vụ; tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức độ động lực cao giúp duy trì sự tập trung (Dupeyrat & Mariné, 2005) và có khả năng dẫn đến thành công nói chung (Deci & Ryan, 2000) cũng như thành công cụ thể về kết quả học tập của SV (Harackiewicz & cộng sự, 2002) Vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau:

H3: SV càng đầu tư nhiều và sắp xếp thời gian hợp lý cho NCKH thì kết quả học tập của SV càng tốt

Thái độ được coi là sự tích lũy kiến thức của một cá nhân về một vấn đề, một cá nhõn khỏc, một tỡnh huống và một trải nghiệm (Sửlpỹk, 2017) Ngoài ra, thỏi độ được cho là xuất phát từ niềm tin, cảm xúc và hành vi dự định của một cá nhân (Simpson và cộng sự, 1994) Theo nghiờn cứu của Sửlpỹk (2017), thỏi độ là một yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của SV Trong nghiên cứu của Perkins và cộng sự (2005), thái độ trước học kỳ (và sau học kỳ) có mối tương quan đáng kể với kết quả học tập, điều này cho thấy rằng thái độ tiếp thu của SV có thể góp phần vào việc học của họ Tomlinson

(2005) nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ học tập của SV để đạt được thành tích Kết quả nghiên cứu thái độ được thực hiện với SV cho thấy việc tham gia hiệu quả vào các hoạt động trong lớp sẽ giúp tăng cường phát triển kỹ năng (Shen và Chen, 2007; Subramaniam và Silverman, 2007; Gao & cộng sự, 2009) Nghiên cứu của Akkuzu và Akcay (2011) cho thấy mối quan hệ giữa thái độ của SV và kết quả học tập của họ Họ cho rằng sự hấp dẫn tích cực của SV đối với một số hình thức giảng dạy nhất định có thể giúp nâng cao thành tích học tập của họ Eastman và cộng sự (2011) cho rằng khi

SV có thái độ tích cực đối với điều gì đó, họ sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ đó Marcela và Mala (2016), nghiên cứu phát hiện ra rằng thái độ của người học đối với trường học là yếu tố quyết định thành tích học tập của họ Do đó, ý nghĩa của nghiên cứu là thái độ tích cực sẽ mang lại kết quả tích cực trong khi thái độ tiêu cực lại tạo ra kết quả tiêu cực Thái độ đề cập đến khuynh hướng phân loại các đối tượng và sự kiện, phản ứng với chúng một cách nhất quán trong đánh giá Thái độ bao gồm thông tin, sự tôn kính, cảm xúc, sự kích động và lòng tự trọng của một người, hình thành nên quan điểm của một cá nhân về một lĩnh vực nhất định (Nja và cộng sự, 2022) Từ những nguyên nhân trên, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau:

H4: Thái độ học tập của SV sau khi thực hiện NCKH càng tích cực thì kết quả học tập của SV càng tốt

Hình 2.3 Mô hình dự tính tác động của việc tham gia NCKH đến kết quả học tập của SV

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng)

Lựa chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu khảo sát

Nghiên cứu thực hiện phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Hatcher

(1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) và Hair và cộng sự (2010), khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, cỡ mẫu tối thiểu nên theo tỷ lệ 5:1, tức là số cỡ mẫu tối thiểu phải gấp năm lần số biến quan sát Do đó, với số biến quan sát là 14 (số câu hỏi là 14), kích thước mẫu dự kiến của nghiên cứu này là: 5 x 14 = 70 Tabachnick & Fidell (1991) cho rằng để tối đa hóa kết quả của phân tích hồi quy, cỡ mẫu được sử dụng phải thỏa mãn công thức: n

> 8k + 50 Trong đó, k là số biến độc lập trong mô hình; n là cỡ mẫu Vậy với số biến độc lập là 4, nhóm nghiên cứu cần thu thập được số lượng mẫu tối thiểu là 82 Như vậy, dựa trên hai phương pháp chọn mẫu kể trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn kích thước mẫu khảo sát tối thiểu là 82 để tiến hành khảo sát

Nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn số lượng mẫu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phân tầng (Stratified), trong đó nhà nghiên cứu chọn những cá thể mẫu có một số đặc điểm nhất định (vd: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khu vực địa lí) theo ý muốn của người nghiên cứu, sau đó phân chia tập hợp dân số ra thành các nhóm dựa trên sự đồng nhất về một số đặc điểm, và chọn mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phù hợp với khả năng và nguồn lực có hạn của nhóm, đồng thời phương pháp này cũng đảm bảo bao hàm tất cả các nhóm đối tượng của toàn bộ tổng thể Cụ thể, nhóm nghiên cứu tiến hành chia tổng thể nghiên cứu, là toàn bộ SV HVNH, thành các nhóm dựa trên chuyên ngành đào tạo, bao gồm: Ngân hàng, Tài chính, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế, và các chuyên ngành khác Việc chia tổng thể thành các nhóm này giúp tỷ lệ các cá thể trong mẫu có thể phản ánh các tỷ lệ của toàn bộ tổng thể nghiên cứu Sau đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm chuyên ngành căn cứ theo khả năng và nguồn lực thực hiện khảo sát của nhóm nghiên cứu, từ đó nhóm xác định cỡ mẫu khảo sát nằm trong khoảng 350 – 400 SV Đồng thời, để đảm bảo phù hợp với đặc điểm SV mỗi chuyên ngành và cân đối số lượng khảo sát của mỗi nhóm chuyên ngành, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành điều chỉnh số lượng khảo sát bằng cách xác định từng nhóm chuyên ngành kể trên cần chiếm bao nhiêu % tổng mẫu khảo sát, cụ thể như sau: đối với 04 chuyên ngành lớn gồm Ngân hàng, Tài chính, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, số lượng SV tham gia khảo sát của mỗi chuyên ngành cần chiếm khoảng 15-20% tổng mẫu; 02 chuyên ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh tế chiếm khoảng 10%; các chuyên ngành khác có số lượng SV tham gia NCKH ít hơn như Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Luật, Ngoại ngữ chiếm khoảng 1-2% Cùng với đó, nhóm cũng xác định SV tham gia khảo sát đa số cần phải là SV năm 3, 4, (chiếm khoảng 70- 80%) bởi đây là nhóm SV đang học tập tại HVNH và có nhiều kinh nghiệm thực hiện NCKH (đã học môn Phương pháp NCKH, đã tham gia các đề tài NCKH, đã thực hiện nhiều bài tiểu luận, bài tập lớn của các môn học chuyên ngành…)

Sau khi xác định số lượng SV cần khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách thực hiện khảo sát trực tuyến thông qua công cụ Google Form Đối tượng khảo sát bao gồm các SV đã và đang học tập tại HVNH Hình thức này được thực hiện từ tháng 11/2023 đến tháng 01/2024 Trong số 371 phiếu khảo sát nhận được, nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý và chọn lọc, cuối cùng có được 367 phiếu trả lời hợp lệ, chiếm 98,92% tổng số phiếu phát ra, hoàn toàn thỏa mãn điều kiện số lượng mẫu tối thiểu là 82 phiếu và các tiêu chí về cỡ mẫu khảo sát như trên.

Thang đo các biến

Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thực hiện khảo sát về tác động của hoạt động NCKH đến kết quả học tập của SV HVNH 05 mức đánh giá đối với từng câu hỏi khảo sát bao gồm: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Trung lập; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý Các biến quan sát cụ thể đối với từng biến trong mô hình được trình bày dưới đây

Biến KQHT = Kết quả học tập của SV sau khi thực hiện NCKH được phân tích thông qua các đánh giá như sau:

- KQHT1: NCKH giúp SV có cơ hội nhận điểm cộng khuyến khích vào các môn học và vào khóa luận tốt nghiệp

- KQHT2: SV hài lòng với kết quả học tập của mình sau khi thực hiện NCKH

- KQHT3: SV thấy kết quả học tập của mình trở nên tốt hơn sau khi thực hiện NCKH

- KQHT4: NCKH giúp SV nâng cao cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp

- Biến KTKH = Kiến thức khoa học SV thu được từ NCKH được đánh giá thông qua các biến nhỏ bao gồm:

+ KTKH1: NCKH giúp SV tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học

+ KTKH2: NCKH giúp SV nâng cao khả năng tư duy logic khoa học

+ KTKH3: NCKH giúp SV mở rộng tầm hiểu biết, kiến thức chuyên sâu về một vấn đề

- Biến KN = Kỹ năng SV thu được từ NCKH được đánh giá thông qua các biến nhỏ bao gồm:

+ KN1: NCKH giúp SV tăng cường kỹ năng tìm kiếm tài liệu và chọn lọc thông tin

+ KN2: NCKH giúp SV cải thiện kỹ năng mềm: kỹ năng tin học, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình

+ KN3: NCKH giúp SV tăng cường khả năng tổng hợp, xử lý, phân tích dữ liệu + KN4: NCKH giúp SV nâng cao kỹ năng viết và trình bày báo cáo

- Biến TG = Thời gian SV dành cho NCKH được đánh giá thông qua các biến nhỏ bao gồm:

+ TG1: Hoạt động NCKH đòi hỏi SV dành nhiều thời gian

+ TG2: Thời gian NCKH có giới hạn đòi hỏi SV phải tập trung hoàn thành nhanh chóng

+ TG3: NCKH giúp SV phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu

- Biến TĐHT = Thái độ học tập của SV sau khi thực hiện NCKH được đánh giá thông qua các biến nhỏ bao gồm:

+ TĐHT1: NCKH giúp SV coi trọng việc học tập

+ TĐHT2: NCKH giúp SV hứng thú, hăng hái hơn trong việc học

+ TĐHT3: NCKH giúp SV chủ động hơn trong học tập

+ TĐHT4: SV sẵn sàng giới thiệu và giúp đỡ các SV khác thực hiện NCKH

Phương pháp phân tích dữ liệu

2.6.1 Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo

Sau khi thu thập, các phiếu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 26 Nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo cho từng chỉ báo đo lường của các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình

Việc đánh giá độ tin cậy và các giá trị của thang đo được thực hiện bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factors

Analysis) thông qua phần mềm SPSS 26 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn

2.6.1.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach Alpha

Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (ρc Composite reliability), tổng phương sai trích được (ρvc Variance extracted), hệ số tin cậy Cronbach Alpha α) Trong đó, theo Hair & cộng sự (2010), phương sai trích phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được giải thích bởi biến tiềm ẩn; độ tin cậy tổng hợp đo lường độ tin cậy của tập hợp các biến quan sát đo lường một khái niệm (nhân tố); hệ số tin cậy Cronbach Alpha đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu trả lời Tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình bởi độ tin cậy của thang đo là ρc > 0.5 hoặc ρvc > 0.5; hoặc α ≥ 0.6

Mục đích việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác) Trong đó: Cronbach Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cùng nhiều nhà nghiên cứu, hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên đến gần 1.0 là thang đo tốt; từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được Nguyễn Đình Thọ (2011) đề nghị hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu Tuy nhiên, Cronbach Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại Chính vì vậy, bên cạnh hệ số Cronbach Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

2.6.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi tiến hành kiểm định Cronbach Alpha, toàn bộ các biến quan sát có ý nghĩa và đạt được độ tin cậy nhất định sẽ được đưa vào phân tích EFA để khám phá cấu trúc thang đo các thành phần ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến Trong nghiên cứu này phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các thuộc tính của các khái niệm nghiên cứu Các tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với việc phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:

(1) Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0.5 < KMO < 1 và Sig < 0.05 Trường hợp KMO < 0.05, phân tích nhân tố có khả năng không tương thích với dữ liệu nghiên cứu

(2) Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm hai chỉ số đó là Engenvalue (Đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Culmulative (Tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát)

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu phân tích EFA là phân tích hồi quy thì có thể sử dụng phương pháp trích Principal Component với phép xoay Varimax Trong nghiên cứu này, do nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy bội nên phương pháp trích Principal Component và phép xoay Varimax được áp dụng

(3) Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá ý nghĩa của EFA Theo Hair và cộng sự

(2010), Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng

100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0.75 Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0.3, nhưng biến đó phải có giá trị nội dung Trường hợp các biến có Factor loading không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (thông thường không chấp nhận những chênh lệch < 0.3), tức là không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu

2.6.2 Phân tích tương quan và hồi quy bội

Sau khi kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích tương quan với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 26

Phân tích tương quan Pearson’s correlation được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến Nếu Sig của kiểm định nhỏ hơn 0.05 có nghĩa là giữa các biến có mối quan hệ tuyến tính ở mức ý nghĩa 95% Biến độc lập nào có Sig với biến phụ thuộc lớn hơn 0.05 sẽ bị loại bỏ khi phân tích hồi quy

2.6.2.2 Phân tích hồi quy bội Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường

(ordinary least squares – OLS) để tiến hành phân tích mô hình hồi quy bội Trong mô hình hồi quy bội, mô hình có ý nghĩa càng cao khi R2 càng tiến gần đến 1, các nhân tố đưa vào phải có mức ý nghĩa Sig < 0.05 và giữa các biến độc lập không có tương quan tuyến tính với nhau, tức là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (VIF < 10) Đề tài mô hình hóa mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố Kiến thức khoa học SV thu được từ NCKH; Kỹ năng SV thu được từ NCKH; Thời gian SV dành cho NCKH; Thái độ học tập của SV sau khi thực hiện NCKH đối với Kết quả học tập của SV HVNH Trong đó biến độc lập là các nhân tố trên, còn biến phụ thuộc là Kết quả học tập của SV Mô hình hồi quy được thực hiện theo biến phụ thuộc là Kết quả học tập của SV

Trong chương 2, nhóm tác giả đã trình bày các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài Nhóm tác giả đã trình bày thiết kế nghiên cứu để người đọc có thể hình dung một cách khái quát toàn bộ quá trình tiếp cận và thực hiện được nghiên cứu Những nội dung cụ thể được trình bày trong chương 2 bao gồm: Các giả thuyết nghiên cứu; Mô hình nghiên cứu; Thang đo các biến số trong mô hình; Lựa chọn mẫu nghiên cứu; Phương pháp phân tích dữ liệu Nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình lý thuyết như sau để tiến hành phân tích ảnh hưởng của NCKH đến kết quả học tập của SV: !"#$ = & ! + & " !$!# + & # !( + & $ $) + & % $Đ#$ Trong đó: KQHT là

Kết quả học tập của SV; KTKH là Kiến thức khoa học SV thu được từ NCKH; KN là

Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Ngân hàng

Trong những năm gần đây, hoạt động NCKH SV tại HVNH có sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Số lượng SV tham gia thực hiện đề tài NCKH tăng mạng trong khoảng 03 năm trở lại đây, trong đó 02 năm học vừa qua là 2021-2022 và 2022-2023 có số lượng SV đăng ký tham gia NCKH là khoảng 1.000 SV, tăng gần gấp đôi so với năm học 2019-2020 và gần gấp ba so với năm học 2018-2019 Cùng với đó là sự gia tăng về số lượng nhóm SV thực hiện các đề tài NCKH Ngoài ra, trong giai đoạn Covid-19 2019-2021, số lượng SV tham gia NCKH của HVNH vẫn tăng mạnh, cho thấy sự quan tâm và tinh thần NCKH của SV HVNH ngày càng trở nên tích cực

Hình 3.1 Số lượng SV và nhóm SV của HVNH đăng ký thực hiện đề tài NCKH

(Nguồn: Viện NCKH Ngân hàng, HVNH)

Năm học 2022-2023 cũng là một năm thành công của HVNH đối với hoạt động NCKH SV khi đã đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi NCKH Đối với Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho SV trong cơ sở giáo dục đại học năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, HVNH đã đạt 08 giải thưởng trên tổng số 07 đề tài gửi thi trong đó 01 giải Nhì, 03 giải Ba và 04 giải Khuyến khích Đối với Giải thưởng Eureka – Cuộc thi SV NCKH do Thành đoàn TP.HCM thường trực tổ chức, năm 2023, HVNH tham gia xét giải, trong đó có 01 đề tài đạt giải khuyến khích khối ngành Hành chính – Pháp lý, 02 đề tài nằm trong Top 05 Poster được bình chọn nhiều nhất khối ngành Kinh tế

Số lượng SV đăng ký tham gia NCKH Số lượng nhóm SV đăng ký tham gia NCKH

Bảng 3.1: Thống kê kết quả NCKH của SV giai đoạn 2018-2023

Năm học Giải cấp Học viện Giải cấp Bộ GD&ĐT Giải thưởng

Nhất Nhì Ba KK Tổng Nhất Nhì Ba KK Tổng Nhất KK

(Nguồn: Viện NCKH Ngân hàng, HVNH)

Bên cạnh các cuộc thi trong nước, SV HVNH cũng đã góp mặt trong các cuộc thi quốc tế như The 22nd Indonesia Capital Market Student Studies, và đã đạt được nhiều thành tích cao tại cuộc thi Nhiều SV HVNH đã có bài báo quốc tế trên các tạp chí uy tín Ngoài ra, hoạt động hội thảo, tọa đàm dành cho SV cũng được các khoa chuyên ngành đặc biệt quan tâm, cụ thể có 100 hội thảo, tọa đàm dành cho SV được tổ chức trong năm học 2022-2023, bao gồm chuỗi tọa đàm 8 buổi về Phương pháp NCKH cho SV HVNH để hỗ trợ SV trong các hoạt động NCKH

Hình 3.2 Tình hình tham gia NCKH của SV HVNH (%)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu)

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đối với 367 SV tại HVNH, khoảng 44,1%

SV tham gia khảo sát đang tham gia thực hiện đề tài NCKH, 41,9% đã hoàn thiện hoặc thực hiện ít nhất một công trình NCKH, và khoảng 14% còn lại chưa từng tham gia thực hiện NCKH Điều này cho thấy, hơn 2/3 số SV tham gia khảo sát đã và đang chủ động

44.1 14 Đang tham gia NCKH Đã tham gia NCKH Chưa tham gia NCKH tham gia hoạt động NCKH tại HVNH, phản ánh thực trạng tham gia NCKH tương đối tích cực của SV HVNH

Về hình thức thực hiện NCKH, phần lớn các SV đã hoặc đang tham gia NCKH thực hiện nghiên cứu dưới hình thức tiểu luận (55,9%) hoặc đề tài NCKH (43,1%); 7,8%

SV thực hiện NCKH dưới hình thức báo cáo thực tập; 6,9% SV thực hiện dưới hình thức khoá luận hoặc chuyên đề tốt nghiệp; 3,5% thực hiện dưới các hình thức khác

Hình 3.3 Các hình thức thực hiện NCKH của SV HVNH

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu)

Ngoài ra, theo khảo sát, hầu hết SV có biết đến NCKH và đã hoặc đang được học môn học Phương pháp NCKH Điều này cho thấy nhiều SV tại HVNH đã nhận thức được các vấn đề cơ bản liên quan đến NCKH, cũng như được trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan đến NCKH Đánh giá về thành công của hoạt động NCKH SV trong những năm vừa qua tại HVNH, có thể thấy GV và SV đã chủ động tìm hiểu, tham gia đa dạng các hoạt động NCKH thông qua nhiều cuộc thi, hình thức khác nhau; số lượng SV đăng ký tham gia thực hiện đề tài NCKH ngày càng tăng; số lượng đề tài đạt giải cuộc thi cấp Bộ trong một năm cũng tăng cao hơn so với các năm trước Tuy nhiên, hoạt động NCKH SV tại HVNH vẫn tồn tại một số hạn chế Cụ thể, chất lượng công trình NCKH của SV HVNH chưa đồng đều, ví dụ như chất lượng bài viết của SV khi tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học dành cho SV chưa thực sự cao Nguyên nhân dẫn tới hạn chế này phần lớn là do kỹ năng nghiên cứu của SV, trong đó hạn chế lớn ở khâu lựa chọn đề tài nghiên cứu; thiếu kỹ năng viết tổng quan nghiên cứu, hạn chế ở việc xây dựng bộ công cụ điều tra và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm (Trương Quốc Cường và cộng sự, 2021) Cùng với đó, các khoa chuyên ngành chưa tạo được động lực để SV hứng thú tham gia nghiên

Khác Khoá luận/Chuyên đề tốt nghiệp

Báo cáo thực tập Đề tài NCKHTiểu luận cứu, chẳng hạn như chưa có cuộc thi riêng do mỗi khoa tổ chức để SV tham gia đăng ký viết đề cương nghiên cứu, cuộc thi cho những ý tưởng nghiên cứu hay, sáng tạo liên quan đến ứng dụng chuyên ngành,… Nguyên nhân là bởi các khoa chủ yếu định hướng

SV tham dự các cuộc thi cấp trường tổ chức, hoặc các cuộc thi quy mô lớn hơn ngoài HVNH Các cuộc thi quy mô nhỏ, chuyên sâu theo chuyên ngành đào tạo của từng khoa để tạo cơ hội cho SV của khoa tham dự nhiều hơn chưa thực sự được quan tâm và chú trọng tổ chức Ngoài ra, SV đôi khi chưa phân bổ, sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học tập và thực hiện NCKH, dẫn đến tình trạng nhiều nhóm SV dù đã đăng ký thực hiện đề tài từ đầu năm học, nhưng lại từ bỏ đề tài trong quá trình thực hiện, dẫn đến số lượng số lượng nhóm SV hoàn thiện và nộp sản phẩm hoàn chỉnh cuối năm học vẫn thấp hơn số lượng nhóm đăng ký đầu năm học.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 3.2 thể hiện kết quả thống kê mô tả đối tượng khảo sát của đề tài Trong tổng số 367 câu trả lời hợp lệ:

- Theo Chuyên ngành đào tạo: Số phiếu của SV khoa Kế toán - Kiểm toán là 82 phiếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (22,3%), tiếp theo là số phiếu đến từ chuyên ngành Tài chính (75 phiếu chiếm 20,4%), Ngân hàng (72 phiếu chiếm 19,6%), Quản trị kinh doanh

(57 phiếu chiếm 15,5%), Kinh doanh quốc tế (41 phiếu chiếm 11,2%), Kinh tế (38 phiếu chiếm 10,9%) và SV Chuyên ngành khác như Luật, Hệ thống thông tin quản lý (2 phiếu chiếm 0,5%)

- Theo năm đào tạo, số lượng SV năm thứ 3 chiếm nhiều nhất với 166 phiếu trả lời đến từ SV năm 3 (chiếm 45,2%), 110 phiếu trả lời đến từ SV năm 4 (chiếm 30%),

62 SV năm 2 trả lời phiếu khảo sát (chiếm 16,9%), 25 phiếu đến từ SV đã tốt nghiệp ra trường (chiếm 6,8%) và 4 phiếu còn lại đến từ SV năm 1 (chiếm 1,1%)

- Theo Hệ đào tạo: SV hệ đại trà chiếm tỷ trọng lớn nhất với 261 phiếu khảo sát đến từ SV hệ đại trà (chiếm 71,1%), 93 phiếu đến từ SV chương trình chất lượng cao (chiếm 25,3%) và 13 phiếu từ SV chương trình cử nhân quốc tế (chiếm 3,5%)

Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Số lượng Tỷ lệ phần trăm

Số lượng Tỷ lệ phần trăm

Hệ đào tạo Đại trà 261 71,1%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu)

Kết quả định lượng về tác động của việc tham gia nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng

3.3.1 Thống kê mô tả kết quả khảo sát

Kết quả của bảng thống kê mô tả cho thấy giá trị lớn nhất của tất cả các biến quan sát đều bằng nhau và bằng 5; 10 biến KQHT1, KQHT4, KTKH1, KTKH2, KTKH3, KN1, KN2, KN3, KN4, TG1) có giá trị nhỏ nhất là 1; 08 biến (KQHT2, KQHT3, TG2, TG3, TĐHT1, TĐHT2, TĐHT3, TĐHT4) có giá trị nhỏ nhất là 2; tất cả các biến đại diện cho các nhân tố có giá trị trung bình khá cao, đều trên trung bình của thang điểm (đều lớn hơn 3) Trong đó, Kỹ năng SV thu được từ NCKH được đánh giá cao nhất (trung bình 4.25); tiếp theo là Kiến thức khoa học SV thu được từ NCKH (trung bình 4,21); Thái độ học tập của SV sau khi thực hiện NCKH (trung bình 4,13); Thời gian SV dành cho NCKH (trung bình 4,04); Kết quả học tập của SV (trung bình 3,95) Trong đó, biến quan sát có điểm cao nhất là KN3: NCKH giúp SV tăng cường khả năng tổng hợp, xử lý, phân tích dữ liệu (trung bình 4,36), thấp nhất là KQHT3: SV thấy kết quả học tập của mình trở nên tốt hơn sau khi thực hiện NCKH (trung bình 3,90)

Bảng 3.3 Thống kê mô tả biến Min Max Mean Std Deviation

(Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài trên phần mềm SPSS 26.0) 3.3.2 Kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Để thực hiện kiểm định việc đánh giá các nhân tố Kiến thức khoa học, Kỹ năng, Thời gian dành cho NCKH và Thái độ học tập của SV có tác động như thế nào đến Kết quả học tập của SV tại HVNH Trước tiên, hệ số Cronbach Alpha đã được dùng để đánh giá độ tin cậy của các biến này với mục đích loại bỏ các chỉ báo không đáp ứng được điều kiện Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra kết cấu của các biến nghiên cứu

3.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha

Sau khi tính toán, hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến của 5 nhân tố trên đều lớn hơn 0,5 Việc trích lập các nhân tố thành các nhân tố nhỏ thỏa mãn điều kiện của kiểm định này Cụ thể, các nhân tố nhỏ đều thỏa mãn điều kiện do có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 và có giá trị hệ số Cronbach's Alpha của 5 nhân tố trên thỏa mãn

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai của thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan với biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến

Thang đo Kết quả học tập (KQHT), Alpha = 0.679

Thang đo Kiến thức khoa học (KTKH), Alpha = 0.730

Thang đo Kỹ năng (KN), Alpha = 0.664

Thang đo Thời gian (TG), Alpha = 0.610

Thang đo Thái độ học tập (TĐHT), Alpha = 0.757

(Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài trên phần mềm SPSS 26.0)

3.3.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA hay kiểm định giá trị thang đo được áp dụng nhằm đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm hay giữa các khái niệm với nhau Nói cách khác, phân tích EFA sẽ giúp các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá được độ kết dính, liên kết giữa các biến quan sát nằm ở mức cao, trung bình hay thấp Từ đó chúng có thể được xem xét phân loại và gom lại thành một số nhóm nhân tố ít hơn để xem xét

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), khi sử dụng phép quay vuông góc, các nhân tố phải không có mối tương quan với nhau, nghĩa là không có sự định nghĩa độc lập với phụ thuộc Hair và cộng sự (2010) cho rằng việc gộp chạy chung các độc lập và phụ thuộc trong một phân tích nhân tố khám phá và sau đó lại kiểm tra các mối quan hệ phụ thuộc là không phù hợp Xét thấy mô hình nghiên cứu của nhóm đã xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc, cũng như dự kiến sử dụng phép quay vuông góc Varimax trong phân tích dữ liệu nên do đó nhóm tác giả đã tiến hành phân tích EFA riêng cho biến độc lập và biến phụ thuộc a Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập:

Theo kết quả nghiên cứu, kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) cho ra kết quả hệ số KMO = 0,806, thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO 1 với tổng phương sai tích lũy là 52,884% (> 50%), có nghĩa là các biến quan sát của nghiên cứu giải thích được tới 52,884% sự biến thiên của các nhân tố Ngoài ra còn lại 47,116% là bởi các nhân tố khác chưa xem xét được đồng giải thích cho biến phụ thuộc kết quả học tập

Bảng 3.5 Kết quả phân tích KMO - Bartlett's biến độc lập

Sig (Bartlett's Test of Sphericity) 0,000

Số lượng nhóm nhân tố 4

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Phương pháp xoay Varimax Produce được nhóm nghiên cứu áp dụng trong phân tích nhân tố EFA với mục đích làm tăng khả năng giải thích các nhân tố thông qua thao tác xoay nguyên góc các nhân tố nhằm tối thiểu hóa số lượng biến quan sát trong cùng một nhân tố có hệ số lớn Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

(Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài trên phần mềm SPSS 26.0)

Từ bảng kết quả chạy kiểm định EFA có thể thấy các biến quan sát thỏa mãn điều kiện hội tụ của các nhân tố Theo kết quả ma trận xoay, 14 biến quan sát được phân thành 4 nhân tố có được từ kết quả phân tích Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, 5 thành phần đề xuất được phân chia lại thành 4 thành phần có ý nghĩa thống kê Các thành phần này sẽ được sử dụng trong các kiểm định tiếp theo Kết quả phân tích đồng thời cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,55 và không có các biến xấu Các thành phần được đặt tên theo tính chất của các biến quan sát như sau: Thành phần 1: Kiến thức khoa học; Thành phần 2: Kỹ năng; Thành phần 3: Thái độ học tập; Thành phần 4: Thời gian b Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc: Đưa vào kiểm định 4 biến quan sát của biến KQHT thông qua SPSS 26.0, kết quả kiểm định giá trị hệ số KMO = 0,652, thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO 1 với tổng phương sai tích lũy là 51,931% Điều này cho thấy nhân tố này giải thích được 51,931% biến thiên dữ liệu của 4 biến quan sát tham gia vào EFA

Bảng 3.7 Kết quả phân tích KMO - Bartlett’s biến phụ thuộc

Sig (Bartlett's Test of Sphericity) 0,000

Số lượng nhóm nhân tố 1

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Bảng 3.8 Kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố

(Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài trên phần mềm SPSS 26.0)

Kết quả ma trận chưa xoay cho thấy 4 biến được đưa vào chạy EFA trích được chỉ một nhân tố Điều này có nghĩa là thang đo biến phụ thuộc của đề tài đảm bảo được tính đơn hướng, các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ khá tốt cả 4 biến quan sát đều có hệ số tải Factor loading lớn hơn 0,55, điều đó thể hiện các biến quan sát này có ý nghĩa thống kê rất tốt (theo Hair và cộng sự, 2010) và được giữ lại để tiếp tục tham gia các kiểm định tiếp theo

Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach Alpha và phân tích EFA như sau:

Bảng 3.9 Bảng tóm tắt kết quả

Thành phần Độ tin cậy thang đo

Phương sai trích Đánh giá

NCKH giúp SV tiếp thu thêm nhiều kiến thức khoa học 0,730 52,884% Đạt yêu cầu

Thành phần Độ tin cậy thang đo

Phương sai trích Đánh giá học SV thu được từ

NCKH giúp SV nâng cao khả năng tư duy logic khoa học

NCKH giúp SV mở rộng tầm hiểu biết, kiến thức chuyên sâu về một vấn đề

NCKH giúp SV tăng cường kỹ năng tìm kiếm tài liệu và chọn lọc thông tin

NCKH giúp SV cải thiện kỹ năng mềm: kỹ năng tin học, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình

NCKH giúp SV tăng cường khả năng tổng hợp, xử lý, phân tích dữ liệu

NCKH giúp SV nâng cao kỹ năng viết và trình bày báo cáo

Thời gian SV dành cho

Hoạt động NCKH đòi hỏi SV dành nhiều thời gian

Thời gian NCKH có giới hạn đòi hỏi

SV phải tập trung hoàn thành nhanh chóng

NCKH giúp SV phân chia được thời gian hợp lý, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu

Thái độ học tập của SV sau khi thực hiện

NCKH giúp SV coi trọng việc học tập

NCKH giúp SV hứng thú, hăng hái hơn trong việc học

NCKH giúp SV chủ động hơn trong học tập

SV sẵn sàng giới thiệu và giúp đỡ các

SV khác thực hiện NCKH

Kết quả học tập của SV 0,679 51,931%

(Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài trên phần mềm SPSS 26.0) 3.3.3 Kết quả phân tích tương quan Pearson về tác động của việc tham gia nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng

Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa 04 biến độc lập (KTKH, KN, TG, TĐHT) với biến phụ thuộc (KQHT) cho thấy, giữa chúng có mối tương quan với nhau, Sig kiểm định t tương quan Pearson các giữa 04 biến độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0,05 cùng với đó hệ số tương quan Pearson thấp nhất là 0,380, cao nhất là 0,594 Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc và cặp biến này có sự tương quan tuyến tính Giữa các biến độc lập, giá trị sig nhỏ hơn 0,05 và trị tuyệt đối hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,5 Vì vậy, khả năng xảy ra cộng tuyến giữa chúng là tương đối thấp

Bảng 3.10 Kết quả phân tích tương quan Pearson

KQHT KTKH KN TG TĐHT

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

(Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài trên phần mềm SPSS 26.0) 3.3.4 Kết quả phân tích hồi quy bội về tác động của việc tham gia nghiên cứu khoa học đến kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng

Bảng 3.11 Bảng tóm tắt kết quả

Std Error of the Estimate

1 635 a 403 397 49463 2.134 a Predictors: (Constant), TĐHT, TG, KTKH, KN

(Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của đề tài trên phần mềm SPSS 26.0)

KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2023-2024 của Học viện Ngân hàng

Trong năm học 2023 – 2024, HVNH đề xuất một số định hướng như sau nhằm phát triển hoạt động NCKH SV của trường:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định quản lý hoạt động khoa học và công nghệ đối với

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế nhằm tăng cường công bố các sản phẩm NCKH của

SV; tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia Giải thưởng NCKH SV cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Thứ ba, tăng cường tìm kiếm thông tin, tổ chức và hướng dẫn SV tham gia đa dạng các cuộc thi học thuật, chuyên môn do các đơn vị có uy tín chủ trì;

Thứ tư, tăng cường hợp tác với các trường đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác, đặc biệt trong hợp tác trao đổi học tập, nghiên cứu, đồng tổ chức sự kiện khoa học giúp SV có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi phương pháp NCKH.

Giải pháp phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngân hàng

4.2.1 Giải pháp cải thiện thái độ học tập của sinh viên

Căn cứ: Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ học tập của SV sau khi thực hiện

NCKH là yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều và lớn nhất đến kết quả học tập của SV HVNH

(1) SV cần có thái độ chủ động, tích cực trong học tập và NCKH, thường xuyên nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cụ thể:

- Xác định đúng mục tiêu, động cơ học tập: SV ngay từ đầu cần phải xác định mục đích học tập rõ ràng là để trau dồi tri thức, kĩ năng phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của mình sau này Từ nhận thức như vậy người học mới có tinh thần tích cực đối với hoạt động tự học và do đó, mới có ý thức thường xuyên nâng cao năng lực tự học của bản thân

- Rèn luyện, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu: khác với các bậc học Phổ thông, tại Đại học, SV phải tiếp xúc với phương pháp học mới và do đó cần tự hình thành cho mình thói quen tự học, tự nghiên cứu Việc hình thành thói quen học tập tích cực là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình học tập, đặc biệt là tự học diễn ra liên tục và lâu dài Để có được một thói quen tự học tốt, SV cần: học có chọn lọc, học có đam mê và học có quá trình Kho tàng kiến thức là vô tận, nguồn tài liệu tham khảo cho môn học cũng rất phong phú, SV khi đọc tài liệu phải biết chọn lọc, cần tìm hiểu kĩ, lựa chọn đúng những tri thức và kỹ năng cần được trang bị, tránh cách học dàn trải, hời hợt, cái gì cũng biết nhưng chỉ loáng thoáng, không hiểu rõ bản chất của vấn đề Đối với NCKH,

SV cũng cần chủ động thực hiện, không nên phụ thuộc vào sự đốc thúc của GV hướng dẫn, đồng thời cần chủ động tìm kiếm, chọn lọc thông tin một cách khoa học, phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình

- Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu thông qua khả năng tiếp thu bài giảng: Để có thể tiếp thu bài giảng tốt, SV cần đi học đầy đủ, ghi chép cẩn thận Trong giờ học cần cố gắng tập trung và tích cực tương tác với GV, luôn đặt câu hỏi khi có thắc mắc Điều này sẽ giúp SV ghi nhớ lâu hơn, góp phần kích thích tư duy, đặc biệt là tư duy sáng tạo Năng lực tự học vì thế sẽ dần được nâng cao thông qua sự phát triển của tư duy, của khả năng tiếp thu SV cũng có thể nâng cao khả năng tự học thông qua khả năng hiểu và giải quyết vấn đề tăng cường làm bài tập, nhất là các bài tập tình huống mà GV đề cập, ghi chép các ví dụ, ghi nhớ đề cương, các từ khóa và tập trung suy nghĩ để luôn chủ động và hiểu đúng bản chất Việc tập trung tiếp thu bài giảng trên lớp cũng sẽ tạo cho SV kiến thức nền tảng vững chắc để thực hiện các đề tài NCKH một cách hiệu quả và thuận lợi

(2) GV cần thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV:

- Sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tự học tự nghiên cứu của SV trong các giờ giảng: GV cần sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở, tạo tình huống, người học cùng tham gia,… Trong đó, thuyết trình vẫn là phương pháp chủ đạo, nhưng phải là thuyết trình có đổi mới, cách tân theo hướng kích thích tính tích cực, sáng tạo của người học, buộc người học phải luôn động não, nghĩa là trong thuyết trình có nêu vấn đề, phát vấn, tạo tình huống, để người học suy nghĩ, tự lý giải, tự liên hệ, vận dụng vào thực tiễn, qua đó tạo hiệu ứng tốt cho lớp học và năng lực tự học của SV

- Tăng cường tổ chức cho SV thảo luận, thuyết trình nhóm: Việc thảo luận và thuyết trình nhóm buộc SV phải đọc và nghiên cứu tài liệu, tăng cường hoạt động nhóm để tìm ra phương án tốt nhất cho bài thuyết trình Trong thảo luận, thuyết trình, GV cần khuyến khích chất vấn, tranh luận, lôi cuốn sự tham gia đông đảo của SV; có nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc, chất lượng bài thảo luận, thuyết trình…; khích lệ, động viên đúng mức, tạo động lực (ví dụ cộng điểm cho SV) để gia tăng tinh thần học tập của SV

- Tăng cường việc cho SV viết tiểu luận môn học, làm các bài tập lớn: qua đó giúp SV làm quen với NCKH, hiểu sâu hơn những vấn đề cơ bản của môn học, bước đầu biết gắn lý luận với thực tiễn, góp phần rèn luyện kỹ năng viết của SV Để làm tiểu luận và các bài tập lớn, SV phải thu thập và xử lý thông tin, phải đọc, phải viết, nghĩa là phải sử dụng các phương pháp học tập và NCKH, qua đó góp phần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu

- Khuyến khích SV chủ động tích cực tham gia hoạt động NCKH như thực hiện các đề tài, bài báo khoa học có chủ đề gắn với môn học GV đang giảng dạy để SV ứng dụng thêm kiến thức vào các vấn đề thực tiễn, đồng thời khuyến khích SV giới thiệu thêm các SV khác cùng tham gia thực hiện NKCH như thành lập các nhóm NCKH SV, tham gia các cuộc thi về học thuật, NCKH

4.2.2 Giải pháp cải thiện khả năng quản lý thời gian trong nghiên cứu khoa học

Căn cứ: Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian SV thực hiện NCKH là yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của SV HVNH

- Chủ động xây dựng kế hoạch NCKH: Để việc nghiên cứu thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí từng phần, từng nội dung NCKH phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch Từ đó giúp quá trình tiến hành NCKH được trôi chảy thuận lợi

- Sử dụng công cụ quản lý thời gian: SV có thể sử dụng các công cụ quản lý thời gian như lịch làm việc (ví dụ Google Calendar), danh sách công việc, hoặc ứng dụng điện thoại để tổ chức và theo dõi tiến độ công việc của mình Việc sử dụng các công cụ này giúp SV điều chỉnh lịch trình và theo dõi tiến độ công việc một cách dễ dàng

- Xác định thời gian và không gian hiệu quả để nghiên cứu: SV cần xác định thời gian hiệu quả nhất để nghiên cứu và cố gắng tận dụng những khoảng thời gian này Mỗi người có thể có thời gian làm việc tốt nhất vào các thời điểm khác nhau trong ngày, do đó việc xác định và tận dụng được thời gian này là rất quan trọng NCKH là hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ và cũng có thời hạn nhất định, do đó SV cần lựa chọn khoảng thời gian phù hợp trong ngày và không gian yên tĩnh để tập trung cho việc nghiên cứu, tránh ảnh hưởng đến thời gian dành cho các công việc quan trọng khác như học tập, làm việc part-time

- Học cách từ chối và giới hạn thời gian cho các hoạt động không cần thiết: SV cần học cách từ chối những yêu cầu không quan trọng hoặc giới hạn thời gian cho những hoạt động không cần thiết để có thêm thời gian cho nghiên cứu và công việc quan trọng hơn Ví dụ như thời gian dành cho các hoạt động ngoại khoá nên được điều chỉnh để không lấn át các nhiệm vụ quan trọng hơn là học tập và nghiên cứu Đồng thời, SV cũng nên sắp xếp thời gian dành cho NCKH một cách hợp lý để cân bằng giữa việc học và nghiên cứu, tuy nhiên cũng cần đầu tư một khoản thời gian đáng kể cho việc nghiên cứu để sản phẩm nghiên cứu đạt được chất lượng tốt

4.2.3 Giải pháp nâng cao kỹ năng trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học

Căn cứ: Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng SV thu được từ NCKH là yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả học tập của SV HVNH

Nội dung giải pháp: Để trau dồi cho SV các kỹ năng, đặc biệt là thông qua hoạt động nghiên cứu, một số giải pháp sau đây được đề xuất

Ngày đăng: 12/11/2024, 08:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.9  Bảng tóm tắt kết quả  44 - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
3.9 Bảng tóm tắt kết quả 44 (Trang 6)
Hình 1.2. Mô hình các yếu tố quan trọng đối với kết quả học tập của SV của - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Hình 1.2. Mô hình các yếu tố quan trọng đối với kết quả học tập của SV của (Trang 24)
Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Hình 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV (Trang 24)
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 31)
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 32)
Hình 3.1. Số lượng SV và nhóm SV của HVNH đăng ký thực hiện đề tài NCKH - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Hình 3.1. Số lượng SV và nhóm SV của HVNH đăng ký thực hiện đề tài NCKH (Trang 42)
Hình 3.4. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Hình 3.4. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết (Trang 57)
Bảng 2. Thống kê mô tả biến - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Bảng 2. Thống kê mô tả biến (Trang 109)
Bảng 4. Kết quả phân tích KMO - Bartlett's biến độc lập - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Bảng 4. Kết quả phân tích KMO - Bartlett's biến độc lập (Trang 111)
Bảng 8. Kết quả phân tích tương quan Pearson - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Bảng 8. Kết quả phân tích tương quan Pearson (Trang 113)
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha (Trang 125)
Bảng 4. Kết quả phân tích tương quan Pearson - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Bảng 4. Kết quả phân tích tương quan Pearson (Trang 127)
Bảng 5. Bảng Coefficient - Tác Động của việc tham gia nghiên cứu khoa học Đến kết quả học tập của sinh viên học viện ngân hàng
Bảng 5. Bảng Coefficient (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN