1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác Động của Đa dạng hóa thu nhập Đến rủi ro và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

DANH MỤC VIẾT TẮT NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu NNII Thu nhập thuần ngoài lãi

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP

ĐẾN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thu Trà

Lớp: K22CLCA

Khóa học: 2019 - 2023

Mã sinh viên: 22A4010082

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Phạm Thị Hoàng Anh

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của giảng viên - PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh Mọi số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, không sao chép, được phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Các tài liệu tham khảo trong nghiên cứu đều được thu thập từ các nguồn chính thống, được kiểm chứng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2023

Sinh viên

Hoàng Thu Trà

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trường Học viện Ngân hàng nói chung, các thầy cô khoa Ngân hàng nói riêng đã cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập Khoảng thời gian được học tập tại trường tuy ngắn ngủi nhưng những kiến thức thu được ở nơi đây chính là những hành trang quý báu mà em sẽ mang theo trong suốt sự nghiệp tương lai của mình

Em xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp để có được kết quả tốt nhất

Cuối cùng, do trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của các quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM 9

1.1 Cơ sở lý luận về đa dạng hóa thu nhập của NHTM 9

1.1.1 Khái niệm đa dạng hóa thu nhập của NHTM 9

1.1.2 Phương pháp đo lường đa dạng hóa thu nhập của NHTM 10

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của NHTM 13

1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của NHTM 13

1.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh của NHTM 14

1.3 Cơ sở lý luận về rủi ro của NHTM 17

1.3.1 Khái niệm rủi ro của NHTM 17

1.3.2 Phương pháp đo lường rủi ro của NHTM 18

1.4 Cơ sở lý luận về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro và hiệu quả kinh doanh của NHTM 19

1.4.1 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory) 19

1.4.2 Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô (Economies of scale) và lý thuyết tính kinh tế theo phạm vi (Economies of scope) 20

1.4.3 Lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực (Resource-based view) 21

1.4.4 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

Trang 5

2.1 Cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu 24

2.2 Mô hình nghiên cứu 24

2.2.1 Mô hình nghiên cứu tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của NHTM 24

2.2.2 Mô hình nghiên cứu tác động đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của NHTM 32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM 40

3.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 40

3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình 41

3.3 Kết quả nghiên cứu 45

3.3.1 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của NHTM 45

3.3.2 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của NHTM 50

CHƯƠNG 4: KHUYỂN NGHỊ CHÍNH SÁCH 56

4.1 Đa dạng hóa thu nhập, phát triển nguồn thu nhập ngoài lãi 56

4.2 Nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cho vay, kiểm soát khoản vay 57

4.3 Tuân thủ và nâng cao năng lực quản trị rủi ro 58

4.4 Tăng cường năng lực quản lý điều hành 59

4.5 Mở rộng quy mô, tăng vốn tự có 60

4.6 Nâng cao năng lực phân tích dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô 60

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 69

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

NNII Thu nhập thuần ngoài lãi

NOI Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh

CIR Tỷ lệ chi phí hoạt động

NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

GTA Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng

DTA Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng

Pooled OLS Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên

FEM Mô hình hồi quy tác động cố định

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu tác động đa dạng

Bảng 2.2: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu tác động đa dạng

Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 40 Bảng 3.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình

nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh

doanh của NHTM

41

Bảng 3.3: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình

nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của NHTM 41

Bảng 3.4: Kiểm định đa cộng tuyến lập trong mô hình nghiên cứu tác

động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của NHTM 42 Bảng 3.5: Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu tác động

Bảng 3.6: Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM 42 Bảng 3.7: Kiểm định lựa chọn mô hình REM và mô hình FEM 43 Bảng 3.8: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 43

Bảng 3.10: Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến

Bảng 3.11: Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều chuyển biến quan trọng để đáp ứng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và tích cực hội nhập quốc tế Các chính sách mới bao gồm mở rộng sở hữu nước ngoài, cho phép các ngân hàng nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam và khuyến khích sáp nhập các tổ chức tín dụng nhỏ hơn để tạo ra các ngân hàng lớn hơn và mạnh hơn đã được thực hiện Để tồn tại và phát triển trong môi trường ngày càng khốc liệt này, các ngân hàng đang nỗ lực củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, củng cố năng lực quản lý và cải tiến công nghệ phục vụ khách hàng

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 254/QĐ-TTg năm 2012 và Quyết định số 986/QĐ-TTg năm 2018 cũng đã đề cập những nội dung về đa dạng hóa thu nhập Việc điều chỉnh dần mô hình kinh doanh của ngân hàng theo hướng ít phụ thuộc vào các hoạt động liên quan đến tín dụng và gia tăng tỷ trọng các hoạt động dịch vụ phi truyền thống được gọi là đa dạng hóa nguồn thu Sự phát triển kinh tế ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc mở rộng tín dụng, do đó, thu nhập lãi luôn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng Nhờ việc tập trung mở rộng các nghiệp vụ phi truyền thống như thu phí dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư tài chính, góp vốn vào doanh nghiệp khác nên thu từ lãi đã giảm trong những năm gần đây

Mặc dù tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam đã tăng từ 23,7% năm 2017 lên 29,1% năm 2021 nhưng đây vẫn là mức tương đối thấp so với các nước trên thế giới Tỷ lệ này tại Mỹ, là 36% - 40%, Nhật là 32% - 37% và Thái Lan là 30% - 39% (Worldbank, 2021) Với đặc tính luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro của các nguồn thu lãi, việc đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng liên quan được xem là hướng đi tất yếu nhằm mang lại cho các NHTM Việt Nam nguồn lợi nhuận bền vững, nhiều tiềm năng tăng trưởng

Trang 9

Nhiều nghiên cứu trước đây đã xem xét chủ đề đa dạng hóa thu nhập, nhưng chủ yếu là các bài viết quốc tế, đặc biệt là gắn với thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, vốn đã hình thành và phát triển từ rất lâu trước Việt Nam Một số các tài liệu trong nước cũng đã đề cập đến mức độ liên hệ giữa đa dạng hóa, rủi ro và khả năng sinh lời nhưng khá rời rạc, hạn chế về số lượng cũng như phương pháp nghiên cứu Đặc biệt, những vấn đề mới phát sinh trong và sau COVID-19 đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho các ngân hàng cũng chưa được khai thác tối ưu Vì vậy, mặc dù dịch COVID-19 bùng phát khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm nhưng lại là động lực khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt của người dân tăng mạnh Trong khi giai đoạn này, các ngân hàng cũng chuyển đổi số mạnh mẽ và tận dụng khai thác hiệu quả lợi thế tệp khách hàng lớn nhằm gia tăng tỷ lệ CASA, đa dạng hoá nguồn thu thông qua việc phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới,…

Đa dạng hóa nguồn thu sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong tương lai khi quá trình hội nhập kinh tế và cạnh tranh trong ngành gia tăng Để hỗ trợ các ngân hàng xác định các khả năng phù hợp, tối đa hóa tiềm năng sẵn có và mở rộng quan

hệ đối tác thương mại, điều cần thiết phải làm là phân tích kĩ lưỡng các ảnh hưởng của việc đa dạng hóa thu nhập Trên cơ sở này, các NHTM sẽ xây dựng những chiến lược quản trị mới, tăng cường phối hợp với các đối tác nhằm phát triển doanh thu, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng Với kỳ

vọng sẽ mang lại những đóng góp tích cực đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên

cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ “hiệu quả kinh doanh” thường được

sử dụng để chỉ hiệu suất kinh tế, mô tả khả năng tối ưu hóa chi phí hoặc tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng (Bikker và Bos, 2008), (Hughes và các cộng sự, 2014), (Alber, 2017) Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây, đa dạng hóa đã được nhấn mạnh như một chiến lược quan trọng để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Những nghiên cứu này chứng minh rằng doanh thu ngoài lãi đáng tin cậy hơn thu

Trang 10

nhập từ lãi, giúp các ngân hàng phân tán rủi ro thông qua các nguồn thu nhập khác nhau Cụ thể, rủi ro đối với khả năng sinh lời của ngân hàng có thể được giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa các ngân hàng và công ty ngân hàng sang các dòng sản phẩm phi ngân hàng trong lĩnh vực bảo hiểm và xử lý dữ liệu, theo công trình của Rose (1989) trong giai đoạn 1966–1985 Ngoài ra, nghiên cứu này còn nhấn mạnh cần cân nhắc những những lợi ích tiềm ẩn của việc giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh chính sách công liên tục bảo vệ các công ty ngân hàng khỏi hầu hết các dòng sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng

Đồng tình với quan điểm trên, Elsas và các cộng sự (2010), Lee và các cộng sự (2014) khẳng định đa dạng hóa doanh thu làm tăng khả năng sinh lời và có quan

hệ mật thiết đến việc giúp NHTM được định giá thị trường cao hơn, kết quả này đạt được không phụ thuộc vào tăng trưởng hữu cơ hay hoạt động mua bán và sáp nhập Nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2011) dựa trên bộ dữ liệu bảng gồm 226 ngân hàng niêm yết trên 11 nền kinh tế mới nổi và phương pháp ước lượng hồi quy SGMM đã phát hiện ra rằng, đa dạng hóa thu nhập từ lãi và ngoài lãi làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán và nâng cao khả năng sinh lời Bài viết cũng nhấn mạnh các ngân hàng nằm trong ngưỡng rủi ro trung bình sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ những lợi thế này Sự chuyển hướng sang các hoạt động phi lãi làm tăng lợi nhuận của ngân hàng và lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro (Edirisuriya và các cộng sự, 2015), đặc biệt khi các ngân hàng hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán chính phủ (Meslier và các cộng sự, 2014) Tương tự, Kunt và Huizinga (2010) xem xét và giải mã dữ liệu về 87 ngân hàng của 80 quốc gia từ 1999 -2007; với các phát hiện chỉ ra rằng: Các ngân hàng chuyên về hoạt động cho vay có nhiều lợi nhuận hơn nhưng gánh chịu rủi ro cao hơn, còn các ngân hàng lệ thuộc nhiều vào nguồn tiền gửi của khách hàng có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng có rủi ro thấp hơn Ngoài ra, so với hoạt động cho vay, các hoạt động phi ngân hàng như quản lý tài sản và bảo hiểm có rủi ro cao hơn và lợi nhuận thấp hơn Tuy nhiên, yếu tố điều tiết và bảo vệ người tiêu dùng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời và giảm rủi ro của ngân hàng Nghiên cứu của Meng và các cộng sự (2017) sử dụng dữ liệu từ 149 ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2008 - 2014 đã phát hiện quy mô ngân hàng lớn, tỷ lệ an toàn vốn cao, chi phí hoạt động thấp, độ lành mạnh tài chính tốt và kinh nghiệm lâu năm

Trang 11

hơn là các yếu tố tác động tích cực đến sự đa dạng hóa doanh thu của ngân hàng

Tuy nhiên, quan điểm trên gây ra nhiều tranh cãi bởi nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001), Stiroh (2004) đã chứng minh rằng doanh thu giảm bởi sự tăng lên của chi phí khi các ngân hàng Mỹ đa dạng hóa nguồn thu nhập của họ và rủi ro sẽ lớn hơn đối với các ngân hàng phụ thuộc chính vào thu nhập ngoài lãi Đa dạng hóa chắc chắn có tác động bất lợi đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ở giai đoạn này Stiroh và Rumble (2006) phân tích những hạn chế của việc đa dạng hóa thu nhập đối với các công ty tài chính Mỹ và phát hiện rằng mặc dù đa dạng hóa hoạt động có thể giúp giảm biến động doanh thu và tăng trưởng doanh thu, nhưng nó cũng có thể dẫn đến giảm hiệu quả và tính ổn định Cụ thể là đa dạng hóa nguồn thu khiến tỷ suất lợi nhuận ròng và hiệu quả điều chỉnh rủi ro giảm sút; các công ty đầu tư mạnh hơn vào hoạt động bảo hiểm và quản lý tài sản có xu hướng có biên lợi nhuận và hiệu quả vốn thấp hơn

Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của một loạt các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 1996-2002, Lepetit và các cộng sự (2008) cho rằng các ngân hàng mở rộng sang các hoạt động thu nhập ngoài lãi có rủi ro cao hơn so với các ngân hàng chủ yếu cung cấp các khoản vay Ý tưởng này được hỗ trợ bởi Baele và cộng sự (2007), cho thấy rủi ro hệ thống của các ngân hàng tăng lên khi dòng doanh thu của họ đến từ các hoạt động tài chính khác nhau

Ngoài ra, nghiên cứu của Chiorazzo và các cộng sự (2008) tại các ngân hàng

Ý sau khi cho ra kết quả đã thực hiện so sánh với các nghiên cứu trước đó về các ngân hàng EU và Mỹ Kết luận chỉ ra rằng, đa dạng hóa thu nhập không có vai trò quan trọng nào đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Mỹ mà thậm chí có thể gây

ra sự mất an toàn Điều này khác với các ngân hàng EU do sự khác biệt về quy mô và sự hợp tác của các ngân hàng Đa dạng hóa chỉ có tác động tích cực lên các ngân hàng nhỏ, khi mà thu nhập lãi đã ít ngay từ ban đầu và các nguồn thu nhập ngoài lãi

ít quan trọng hơn mức độ của nó Tương tự, Gamra và Plihon (2011) sử dụng mẫu gồm 714 ngân hàng trên 14 quốc gia Đông Á và Mỹ Latinh trong quá trình thay đổi cấu trúc sau khủng hoảng năm 1997, cũng nhận thấy rằng: đa dạng hóa nguồn thu gây ra sự biến động trong thu nhập, khiến rủi ro tăng lên trong khi lợi nhuận thì không, và các NHTM chỉ có thể hưởng lợi từ chính sách này chỉ khi họ nghiên cứu kỹ về nó

Trang 12

tùy thuộc vào đặc điểm, năng lực, mức độ rủi ro, và khi họ chọn đúng thị trường ngách Nghiên cứu của Merciera và các cộng sự (2007) đã khảo sát xem liệu việc chuyển đổi vào các hoạt động mang lại thu nhập phi lãi suất có cải thiện hiệu quả của các ngân hàng tín dụng nhỏ ở châu Âu trong bối cảnh tự do hóa và hài hòa hóa các

hệ thống tài chính ở châu Âu hay không Nghiên cứu sử dụng một mẫu gồm 755 ngân hàng nhỏ trong giai đoạn từ 1997- 2003 Kết quả cho thấy không có lợi ích trực tiếp từ việc đa dạng hoá của ngân hàng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và có mối tương quan nghịch giữa thu nhập phi lãi và hiệu quả ngân hàng Hơn nữa, các kết quả cung cấp bằng chứng gián tiếp cho sự hiện diện của các nền kinh tế theo quy mô Việc không có lợi ích của việc đa dạng hóa cho thấy các ngân hàng nhỏ ở châu Âu đã tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mà họ thiếu chuyên môn và kinh nghiệm Những phát hiện này có ý nghĩa với các nhà quản lý ngân hàng, cơ quan quản lý ngân hàng và những ai quan tâm đến việc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Tương tự như các nghiên cứu quốc tế, các nghiên cứu của Việt Nam cũng có hai quan điểm trái ngược nhau về lợi ích của đa dạng các nguồn thu đối với rủi ro và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Sử dụng dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013, Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) thông qua phương pháp hồi quy SGMM (phương pháp tổng quát hóa hệ thống dựa trên moment) cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập có tương quan thuận đến khả năng sinh lời của các NHTM Nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính của 26 NHTM để xem xét mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi và khả năng sinh lời tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2016 Theo phân tích, có một mối liên hệ tích cực giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả sinh lời cũng như hiệu quả được điều chỉnh theo rủi ro, nghĩa là việc tăng thu nhập từ các hoạt động như dịch vụ, kinh doanh và đầu tư sẽ thúc đẩy khả năng sinh lời Nghiên cứu cũng chứng minh rằng khả năng sinh lời của các NHTM bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: tỷ lệ cho vay, tỷ lệ an toàn vốn, chi phí hoạt động, tỷ lệ tiền gửi, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát Nguyễn Minh Sáng (2017) tiến hành phân tích tác động

Trang 13

của việc đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả hoạt động của 34 NHTM trong giai đoạn 2007-2015 theo hai nhóm: (i) Nhóm ngân hàng có quy mô lớn với tổng tài sản trung bình trong giai đoạn nghiên cứu từ 100.000 tỷ VND trở lên và (ii) Nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ với tổng tài sản trung bình trong giai đoạn nghiên cứu nhỏ hơn 100.000 tỷ VND Kết quả phân tích cho thấy đa dạng hóa thu nhập giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của các NHTM thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy tobit (hay

mô hình hồi quy kiểm duyệt)

Ở hướng nghiên cứu ngược lại, Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nhận thấy, khi các NHTM đa dạng hoá sẽ giúp tăng lợi nhuận, nhưng đồng thời cũng làm giảm độ an toàn bằng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2006–2013 Nghiên cứu của Batten và Võ Xuân Vinh (2016) khảo sát tính chất chuyển đổi rủi ro và đa dạng hóa của các NHTM ở các thị trường mới nổi, phân tích ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012 cho thấy các NHTM Việt Nam có xu hướng chuyển đổi rủi ro sang các nhà đầu tư thông qua giảm quy mô các khoản vay và cho vay ở những giai đoạn rủi ro cao như khủng hoảng tài chính Ngoài ra, các NHTM mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực phi truyền thống thì đối mặt với rủi ro cao hơn và sự đa dạng hóa này chủ yếu là ngoài ngành thông qua các hoạt động bất động sản và cho vay tiêu dùng

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Lịch sử nghiên cứu cho thấy, phần lớn các bài viết ở Việt Nam đang tập trung khai thác tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời chứ chưa đề cập nhiều đến hiệu quả kinh doanh và rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt Ngoài ra, dữ liệu thu thập được sử dụng trong những bài viết này chưa có tính cập nhật, gắn liền với một khoảng thời gian cụ thể hay chịu những cú sốc kinh tế, điển hình như bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua Nhìn rộng ra thế giới, nhiều nghiên cứu đã có cách tiếp cận phong phú, nhưng chưa thực sự sát với bối cảnh Việt Nam Do đó, những hàm ý chính sách mà các nghiên cứu này đề cập vô hình chung vẫn tạo nên những khoảng cách nhất định để nước ta áp dụng vào thực tiễn

Trang 14

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam

3.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, cung cấp cơ sở lý luận nển tảng về đa dạng hóa thu nhập một cách

hệ thống, có tương quan với rủi ro và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Thứ hai, đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro và hiệu quả

kinh doanh của ngân hàng

Thứ ba, trên cơ sở phân tích các kết quả thu được, bài viết sẽ đưa ra những

khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa thu nhập phù hợp để đạt được hiệu quả kinh doanh và kiểm soát rủi ro

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài viết là mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập, rủi ro và hiệu quả kinh doanh của các NHTM

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:

Phạm vi không gian là 26 NHTM (gồm 01 NHTM Nhà nước và 25 NHTMCP) Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến thời điểm 31/12/2022, các NHTM tại Việt Nam gồm:

04 NHTM Nhà nước, trong đó nghiên cứu bỏ qua dữ liệu của 03 ngân hàng:

Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương và Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng do các ngân hàng này đã bị mua lại với giá “0 đồng”

31 NHTMCP, trong đó nghiên cứu không thu thập dữ liệu của NHTMCP Đông

Á và NHTMCP Sài Gòn (SCB) bởi các ngân hàng này đang trong tình trạng “kiểm soát đặc biệt”; NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank),

Trang 15

NHTMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và NHTMCP Bảo Việt do không thu thập được đầy đủ thông tin của các ngân hàng này trong giai đoạn nghiên cứu

- Về thời gian:

Đề tài sử dụng mẫu nghiên cứu nằm trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2022 nhằm xem xét tác động và làm nổi bật những năm diễn ra đại dịch COVID-19 đến vấn đề nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

- Dữ liệu nghiên cứu: Khóa luận thu thập dữ liệu về 26 NHTM Việt Nam trong vòng 11 năm từ 2012-2022 với 286 quan sát Các dữ liệu này được tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán thông qua website chính thức của các ngân hàng và VietstockFinance Bên cạnh đó, các dữ liệu vĩ mô về kinh tế được thu thập trên trang web của Ngân hàng thế giới (Worldbank)

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy với sai số chuẩn của Driscoll - Kraay

6 Kết cấu khóa luận

Bên cạnh phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 4 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro và hiệu quả kinh doanh của NHTM

Chương 2: Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi

ro và hiệu quả kinh doanh của NHTM

Chương 4: Khuyến nghị chính sách

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM 1.1 Cơ sở lý luận về đa dạng hóa thu nhập của NHTM

1.1.1 Khái niệm đa dạng hóa thu nhập của NHTM

Theo lý thuyết danh mục đầu tư, đa dạng hoá là một trong những chiến lược quan trọng trong đầu tư Việc tối ưu hóa lợi nhuận nhờ tận dụng các cơ hội đầu tư khác nhau và giảm thiếu rủi ro trong danh mục đầu tư đạt được bằng cách tập trung vào việc phân bổ tài sản đầu tư Khi đó, sự biến động của một nguồn thu nhập có thể được bù đắp bằng sự ổn định hoặc tăng trưởng của các nguồn thu nhập khác Do đó,

đa dạng hoá giúp nhà đầu tư tăng cường khả năng chịu đựng rủi ro và đạt được lợi nhuận ổn định trong dài hạn (Markowitz, 1952)

Thuật ngữ đa dạng hóa, theo Ansoff (1957), thường gắn với việc thay đổi các đặc điểm dòng sản phẩm hoặc thị trường Khái niệm này khác với đa dạng hóa đại diện cho sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm trong chiến lược xâm nhập thị trường, phát triển thị trường hay phát triển sản phẩm Đối với các doanh nghiệp nói chung,

đa dạng hóa là một cách để mở rộng lĩnh vực kinh doanh chính của mình vào các thị trường sản phẩm khác khi muốn kinh doanh đồng thời trong hai hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau Từ cách hiểu đó, đa dạng hóa trong ngành ngân hàng là khi các ngân hàng mở rộng kinh doanh của mình vào thị trường sản phẩm dịch vụ khác nhau để tăng thu nhập từ lãi và thu nhập truyền thống

Theo Rose và Hudgins (2008), việc đa dạng hoá thu nhập của ngân hàng được thể hiện thông qua việc thay đổi tỷ lệ giữa thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng bằng cách gia tăng các sản phẩm tài chính và dịch vụ Đây được coi là quá trình ngân hàng chuyển từ hoạt động tín dụng sang phi tín dụng, tập trung khai thác vào lĩnh vực kinh doanh thương mại (đầu tư chứng khoán, kinh doang ngoại hối, góp vốn mua cổ phần, v.v), các hoạt động tạo phí và hoa hồng (thu phí dịch vụ, bán bảo hiểm, v.v) Nếu ngân hàng chỉ có thu nhập từ lãi, doanh thu của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh biến động của thị trường và sự thay đổi của môi trường kinh doanh, do đó, đây cũng được xem là một cách để giảm thiểu rủi ro và tạo

ra nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng

Trang 17

Tổng quát lại, đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng là việc ngân hàng phân chia tỷ trọng giữa nguồn thu nhập lãi và phi lãi, giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay và lãi suất mà thay vào đó là gia tăng các nguồn thu nhập ngoài lãi bằng cách mở rộng sang mảng kinh doanh phi truyền thống Để đa dạng hóa thu nhập của mình, các ngân hàng đã mở rộng kinh doang sang các mảng như dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán xuất nhập khẩu, môi giới đầu tư chứng khoán, hoa hồng đại lý, liên kết với các công ty bảo hiểm để phân phối các sản phẩm Bancassurance

Đa dạng hóa thu nhập khác cũng bao gồm phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho thị trường ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng quốc tế, Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đa dạng hóa ngân hàng còn được biểu hiện ở việc các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Internet banking, Mobile banking,

Thông qua việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ này góp phần mở rộng thị trường, tăng cường sức cạnh tranh, ổn định thu nhập và bảo vệ ngân hàng khỏi các rủi ro kinh tế

1.1.2 Phương pháp đo lường đa dạng hóa thu nhập của NHTM

Thông qua việc xem xét những bài viết trước đây về đa dạng hóa thu nhập, Asif và Akhter (2019) đã chỉ ra rằng: 29% nghiên cứu sử dụng chỉ số Herfindahl Hirschman (HHI) và 44% nghiên cứu sử dụng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi để đánh giá mức độ đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng Bên cạnh hai thước đo chính được

sử dụng nêu trên, nghiên cứu này còn đề cập đến các thành phần của thu nhập ngoài lãi cùng với tỷ lệ thu nhập ngoài lãi

Đo lường đa dạng hóa thu nhập thông qua tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi

Có nhiều cách để phân loại thu nhập của ngân hàng theo các tiêu chí khác nhau, tuy nhiên cách phân loại phổ biến và đơn giản nhất là chia thu nhập thành hai loại: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi (Gurbuz và các cộng sự, 2013) Trong đó, thu nhập ngoài lãi được chia thành 4 thành phần chính: Thu nhập ủy thác (fiduciary income) được tạo ra từ các hoạt động ủy thác vận hành; Phí dịch vụ (service charges) liên quan trực tiếp đến tài khoản tiền gửi; Thu nhập đầu tư kinh doanh (trading revenue); Phí và thu nhập khác (fees and other income) như phí cam kết cho vay, két

Trang 18

an toàn, hoa hồng và tiền thuê đất (Meslier và cộng sự, 2014) Ngoài ra, một cách phân loại khác được đề xuất bởi Elsas và các cộng sự (2010) là chia thu nhập của ngân hàng thành bốn loại: thu nhập từ lãi, thu nhập từ phí dịch vụ (commission revenue), thu nhập từ kinh doanh, đầu tư (trading revenue) và thu nhập khác

Theo nghị định 93/2017/NĐ-CP và thông tư 16/2018/TT-BTC, thu nhập ngân hàng là những khoản thu được từ hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm thu nhập

lãi và các khoản thu nhập tương tự (các khoản thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi

từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu lãi cho thuê tài chính, thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ, thu khác từ hoạt động tín dụng); thu nhập từ

hoạt động dịch vụ; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng; thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần; thu từ hoạt động khác

Trên báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, đầu tư, mua bán chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, góp vốn, mua cổ phần và các hoạt động khác được trình bày trên cơ sở thuần, do đó, thu nhập ngoài lãi thuần của các NHTM Việt Nam trong khóa luận này được tính như sau:

Thu nhập thuần ngoài lãi = Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ + Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + Thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Thu nhập thuần từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

Tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần của ngân hàng thường được sử dụng để đo lường đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng trong các nghiên cứu liên quan như Stiroh (2004b), Lepetit và cộng sự (2008), Lee và cộng sự (2014), Batten và Võ Xuân Vinh (2016) Tỷ lệ này được tính như sau:

𝑁𝑂𝑁 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎâ ̣𝑝 𝑡ℎ𝑢â ̀𝑛 𝑛𝑔𝑜𝑎̀̀𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑖

𝑇ô ̉𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎâ ̣𝑝 𝑡ℎ𝑢â𝑛 Với giả thiết các khoản thu nhập thuần đều dương thì tỷ lệ NON có giá trị từ

0 đến 1 Giá trị của NON càng cao thì đa dạng hóa thu nhập càng cao

Đo lường đa dạng hóa thu nhập thông qua chỉ số Herfindahl Hirschman

Chỉ số Herfindahl Hirschman (HHI) là thước đo phổ biến về sự tập trung của thị trường, thường được ứng dụng mở rộng để xác định khả năng cạnh tranh thị trường

Trang 19

nói chung và đo lường mức độ tập trung của các nguồn thu nhập của ngân hàng nói riêng HHI được tính bằng tổng các bình phương thị phần của mỗi công ty cạnh tranh trong một thị trường Trong ngân hàng, các thành phần thu nhập thường gồm hai phần

cơ bản là lãi và phi lãi Do đó, mức độ tập trung thu nhập trong ngân hàng thông qua chỉ số này có thể công thức như sau:

HHI = (INT2 + NON2) = 1 - [(𝑁𝐼𝐼

𝑁𝑂𝐼)2 + (𝑁𝑁𝐼𝐼

𝑁𝑂𝐼)2]

Trong đó:

INT: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập thuần

NON: Tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần

NII (Net Interest Income): Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi - Chi phí lãi NNII (Net Non Interest Income): Thu nhập thuần ngoài lãi = Thu nhập ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi = Thu nhập thuần từ dịch vụ + Thu nhập thuần từ kinh doanh đầu tư + Thu nhập thuần khác

NOI (Net Operating Income): Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh = Thu nhập lãi thuần + Thu nhập thuần ngoài lãi

Với giả thiết các khoản thu nhập thuần đều dương thì HHI có giá trị từ 0,5 đến

1 Khi HHI có giá trị bằng 0,5 nghĩa là đa dạng hóa hoàn toàn, trong khi HHI bằng 1 nghĩa là mức thấp nhất của đa dạng hóa thu nhập Như vậy, HHI càng cao nghĩa là các ngân hàng có sự tập trung nguồn thu nhập càng cao, đồng nghĩa đa dạng hóa thu nhập càng thấp Đây là cách tính được ứng dụng trong các nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2011), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015)

Cũng dựa trên chỉ số HHI nhưng để dễ dàng hơn trong việc giải thích ý nghĩa chỉ số đa dạng hóa thu nhập cao thì đa dạng hóa càng hoàn hảo nên các nghiên cứu trước còn sử dụng cách tính chỉ số đa dạng hóa thu nhập (DIV) theo nghiên cứu của Stiroh và Rumble (2006), Chiorazzo và cộng sự (2008) Mức độ đa dạng hóa thu nhập được tính thông qua chỉ số Herfindahl Hirschman như sau:

DIV = 1 – HHI = 1 - (INT2 + NON2) = 1 - [(𝑁𝐼𝐼

𝑁𝑂𝐼)2 + (𝑁𝑁𝐼𝐼

𝑁𝑂𝐼)2] Vì HHI có giá trị từ 0,5 đến 1 nên DIV có giá trị từ 0 đến 0.5 Chỉ số DIV càng cao, càng gần 0.5 thì đa dạng hóa thu nhập càng cao Khi DIV bằng 0 nghĩa là tất cả thu nhập ngân hàng đều chỉ từ một nguồn (tức là tập trung hoàn toàn, đa dạng hóa

Trang 20

thấp nhất), trong khi DIV bằng 0.5 nghĩa là có sự chia đều giữa thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi (tức là đa dạng hóa hoàn toàn)

Đo lường đa dạng hóa thông qua tỷ lệ từng loại thu nhập ngoài lãi

Bên cạnh việc phân chia thu nhập của ngân hàng chia thành 2 loại thu nhập là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, Elsas và cộng sự (2010) đã phân chia chi tiết hơn các khoản thu nhập của ngân hàng theo nhóm các hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh, đầu tư và các khoản thu nhập khác Khi đó đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng có thể tính thông qua chỉ số Herfindahl Hirschman điều chỉnh như sau:

HHIRD = 1 – (INT2 + COM2 + TRAD2 + OTH2 )

Trong đó:

INT: Thu nhập lãi thuần/ Tổng thu nhập thuần

COM: Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ/ Tổng thu nhập thuần

TRAD: Thu nhập thuần hoạt động kinh doanh, đầu tư/ Tổng thu nhập thuần OTH: Thu nhập thuần từ hoạt động khác/ Tổng thu nhập thuần

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của NHTM

1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của NHTM

Theo Farrell (1957), hiệu quả là một phạm trù được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá khả năng của một đơn vị trong việc tối đa hóa doanh thu đầu ra trong điều kiện chi phí đầu vào cho trước Hiệu quả bao gồm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả phân bổ là việc doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất

ra đầu ra ở mức phí thấp nhất Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng doanh nghiệp đạt được đầu ra từ đầu vào cho trước (định hướng đầu ra) hoặc việc doanh nghiệp sử dụng đầu vào tối thiểu để đạt được đầu ra cho trước (định hướng đầu vào)

Hiệu quả còn có thể hiểu như là kết quả đầu ra của các họat động trong doanh nghiệp và kết quả này có thể định lượng được (Neely và các cộng sự, 1995)

Theo Kablan (2010) hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả với nỗ lực tối thiểu hóa nguồn lực đầu vào Nó đo lường mức độ một đơn vị sản xuất đạt gần đường biên

Trang 21

giới hạn khả năng sản xuất, trong đó đường biên giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp các điểm tối ưu kết hợp đầu vào để sản xuất đầu ra

Từ điển kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc (2012), “Hiệu quả là mối quan hệ giữa đầu vào nhân tố khan hiếm và số lượng hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả còn được dùng để làm tiêu chuẩn để đánh giá xem thị trường phân bổ nguồn lực tốt đến mức nào”

Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào để có được hiệu quả đặt ra cũng như khả năng giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác

Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tùy thuộc vào mỗi nhà nghiên cứu và số liệu thu thập được Trong phạm vi nghiên cứu này, hiệu quả kinh doanh ngân hàng được xem là mức độ thành công mà ngân hàng đạt được trong việc tối ưu hóa các nguồn lực đầu vào (lao động, kỹ thuật, vốn, ) để đạt mức tối đa về kết quả đầu ra (doanh thu, lợi nhuận, ), với mục tiêu của NHTM là tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được

1.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh của NHTM

Phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh qua các chỉ số tài chính

Đây là phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM truyền thống và phổ biến nhất vì dễ thực hiện và dễ hiểu Các cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng của ngân hàng thường sử dụng các chỉ số tài chính quan trọng để so sánh và đánh giá hoạt động của ngân hàng (Grazyna, 2008) Trong điều kiện dữ liệu thị trường hạn chế thì cách tiếp cận này là lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh ngân hàng

a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:

(i) ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản Chỉ tiêu ROA (return on assets) phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng tài sản, là chỉ tiêu quan trọng và rất phổ biến để đo lường hiệu quả kinh doanh của NHTM mà còn sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp nói chung ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong

Trang 22

quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng Nói cách khác, nó cho thấy một đồng tài sản của ngân hàng có thể tạo bao nhiêu lợi nhuận sau thế Thông thường, ROA cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả, có cơ cấu tài sản hợp lý và sử dụng tài sản linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế Chỉ số ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hoặc cho vay không hợp lý làm thu nhập của ngân hàng giảm hoặc cũng có thể do chi phí hoạt động của ngân hàng ở mức cao

(ii) ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu ROE (return on equity) cũng là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến để đo lường khả năng sinh lời của cả ngân hàng và doanh nghiệp Chỉ số này nói lên rằng một đồng vốn cổ đông bỏ ra thì thu về bao nhiêu đồng lời, chính vì vậy, đây là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng ROE thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để

hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý) Chỉ tiêu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

(iii) NIM = (Thu từ lãi – Chi phí lãi)/ Tổng tài sản

hoặc NIM = (Thu từ lãi – Chi phí lãi)/ Tổng tài sản sinh lời

NIM thể hiện hiệu quả của hoạt động huy động và cho vay thông qua việc kiểm soát tài sản sinh lời và tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí thấp Tỷ lệ này cho thấy năng lực của nhà quản lý và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với chi phí trả lãi của ngân hàng

b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ thu nhập – chi phí:

Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu từ hoạt động: phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động ngân hàng

Thu nhập hoạt động/ Số nhân viên làm việc quy đổi theo toàn thời gian: phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng

Tổng thu hoạt động/ Tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản Hệ số này lớn cho biết ngân hàng đã phân bổ danh mục tài sản một cách hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng

Tuy phương pháp này dễ hiểu và dễ thực hiện nhưng khi đánh giá hiệu quả

Trang 23

kinh doanh qua các chỉ số tài chính thì mỗi chỉ tiêu tài chính biểu hiện mối quan hệ giữa hai biến số, phản ánh một khía cạnh trong hoạt động của NHTM Do đó, chúng

ta phải sử dụng hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá toàn diện hiệu quả kinh doanh của NHTM

Phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh bằng phân tích hiệu quả biên

Phân tích hiệu quả biên là phương pháp xác định chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh khoảng cách của các đơn vị với một đơn vị thực hiện hoạt động tốt nhất trên đường biên

Theo Nguyễn Minh Sáng (2014), có hai phương pháp chính để ước tính thực nghiệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng theo phương pháp phân tích hiệu quả biên thường được sử dụng là: phương pháp tiếp cận tham số và phi tham số

Trong đó, phương pháp tiếp cận tham số có 3 phương pháp chính là: phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Approach - SFA), phân tích Thick Frontier Approach (TFA) và phân tích Distribution Free Approach (DFA) Phương pháp phân tích phi tham số bao gồm phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) và phương pháp xử lý yếu tố tự do Hull (Free Disposal Hull - FDH) Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) là phương pháp phân tích đặc trưng nhất của phương pháp phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận tham số và phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phân tích đặc trưng nhất của phương pháp phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận phi tham số (Berger và Humphrey, 1997)

Trong các nghiên cứu thực nghiệm, việc áp dụng các phương pháp đo lường khác nhau có thể dẫn đến những kết quả khác nhau nhưng chưa có lý thuyết nào xác định phương pháp tiếp cận nào là tối ưu để đo lường hiệu quả kinh doanh ngân hàng Asif và Akhter (2019) trong nghiên cứu khảo lược về đa dạng hóa trong ngân hàng đã kết luận hầu hết các nghiên cứu về đa dạng hóa thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được phân tích dựa vào ROA, ROE hoặc các chỉ số CAMEL

Trang 24

1.3 Cơ sở lý luận về rủi ro của NHTM

1.3.1 Khái niệm rủi ro của NHTM

Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn chứa đựng những rủi ro Theo từ điển Webster, rủi ro là khả năng xảy ra nguy cơ/điều phiền toái hay mất mát Rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để hoàn thành các nghiệp vụ tài chính nhất định (Phan Thị Thu Hà, 2013) Theo Phan Thị Hương và Cao Tấn Huy (2023), rủi ro được hiểu là khả năng xảy ra kết quả không mong đợi; có thể được đo bằng sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng Rủi ro của doanh nghiệp, về mặt tổng quát có thể được phân làm hai loại: rủi ro hệ thống (systematic risk) và rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) (Peirson và các cộng sự, 2014)

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng được phân loại theo nguồn gốc thua lỗ, biến động thị trường hay vỡ nợ (Bessis, 2011) Rủi ro tiềm tàng trong các NHTM gồm hai loại: Các rủi ro có nguồn gốc nội tại và các rủi ro về mặt hệ thống do tác động của thị trường ngân hàng (Phạm Tiến Đạt, 2013) Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro ngân hàng bao gồm: năng lực quản trị ngân hàng, khách hàng và nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường kinh doanh Hầu hết các lý thuyết hoặc nghiên cứu về quản trị rủi ro ngân hàng đều đề cập đến các loại rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản (Rose, 1998; Bessis, 2011)

Theo thông tư 13/2018/TT-NHNN: “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Theo Vũ Hữu Thành và các cộng sự (2018), có rất nhiều loại rủi ro khác nhau trong doanh nghiệp, trong đó rủi ro phá sản là loại rủi ro được quan tâm nhiều nhất vì nó ảnh hưởng tới nhiều bên liên quan như cổ đông, đối tác, hay người cho vay, Rose (1998) cho rằng các ngân hàng phải quan tâm trực tiếp đối với khả năng tồn tại lâu dài, hay còn được gọi là rủi ro phá sản Nếu quy mô nợ khó đòi quá lớn hay giá trị thị trường của phần lớn khoản mục đầu tư chứng khoán giảm, vốn chủ sở hữu có

Trang 25

thể giảm sút đáng kể Nếu các nhà đầu tư và người gửi tiền nhận biết được tín hiệu này và rút tiền, ngân hàng có thể không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên

bố mất khả năng thanh toán và đóng cửa

Có thể nói, rủi ro của NHTM là nguy cơ xảy ra những sự kiện ngoài mong muốn đối với NHTM Rủi ro này luôn tiềm ẩn và khi xảy ra có thể gây bất lợi cho NHTM về tài chính và phi tài chính (uy tín, danh tiếng, ) Nếu rủi ro xảy ra liên tiếp, ở mức độ lớn và phạm vi rộng, sẽ tạo ra hiệu ứng domino lan sang những thị trường khác như tín dụng, chứng khoán, bất động sản, thương mại…, khiến ngân hàng bị phá sản và phá vỡ sự ổn định của hệ thống NHTM

1.3.2 Phương pháp đo lường rủi ro của NHTM

Việc đo lường rủi ro của doanh nghiệp phụ thuộc vào cách thức phân loại rủi

ro, nghĩa là rủi ro được nhìn dưới góc độ nào sẽ có cách tính toán tương ứng (Vũ Hữu Thành và các cộng sự, 2018)

Đo lường thông qua chỉ số Z (Z-score)

Rủi ro cũng có nhiều cấp độ, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng rủi ro mất khả năng thanh khoản sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản Chỉ số Z-score được Boyd và Graham (1986) phát triển dựa trên đề xuất ban đầu của Roy (1952) nhằm dự báo nguy

cơ phá sản của các tổ chức tài chính – ngân hàng Z-score càng thấp thì mức độ rủi

ro của ngân hàng càng cao

Z-score = 𝑅𝑂𝐴 + 𝐸𝑇𝐴

𝜎𝑅𝑂𝐴

Trong đó:

ROA: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ETA: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

σROA: độ lệch chuẩn của ROA

Chỉ số Z-score là một thước đo của sự ổn định ngân hàng và chỉ ra xác suất phá sản Nó là kết hợp các phương pháo đo lường kế toán về lợi nhuận, đòn bẩy và biến động Nếu lợi nhuận được giả định theo phân phối chuẩn, Z-score là nghịch đảo của xác suất vỡ nợ Cụ thể, Z-score cho biết độ lệch chuẩn ở đó tỷ suất sinh lời trên tài sản của ngân hàng giảm xuống dưỡi giá trị kì vọng của nó trước khi vốn chủ sở

Trang 26

hữu cạn kiệt và các ngân hàng mất khả năng thanh toán (Roy, 1952; Boyd và các cộng sự; 1993) Do đó, Z-score cao hơn cho thấy ngân hàng ổn định hơn hay rủi ro khánh kiệt càng thấp Các nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường rủi ro thông qua chỉ số Z-score có thể kể đến bao gồm: Sanya và Wolfe (2011), Meslier và cộng sự (2014), Stiroh và Rumble (2006)

Đo lường thông qua độ lệch chuẩn ROA, ROE

Thay thế cho chỉ số Z-score, chỉ số độ lệch chuẩn vốn chủ sở hữu σ(ROE) đầu tiên được đề xuất trong Goyeau và Tarazi (1992), cung cấp một cách tương tự cho việc giải thích xác suất cho một đo lường như vậy mà cho phép phân phối trở lại không bình thường Tương tự, các nghiên cứu về đo lường độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản σ(ROA) dựa trên thường được sử dụng trong các nghiên cứu gần đây Độ lệch chuẩn là giá trị đo lường sự biến thiên của mẫu (nghiên cứu), độ lệch chuẩn càng lớn càng rủi ro Độ lệch chuẩn càng thấp, phân phối xác suất càng hẹp, do đó rủi ro càng thấp Do đó, σ(ROA), σ(ROE) được chọn làm biến đại diện cho rủi ro trong nhiều nghiên cứu (Stiroh & Rumble, 2006; Lepetit và cộng sự, 2008; Chiorazzo và cộng sự, 2008; Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai, 2015)

1.4 Cơ sở lý luận về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro và hiệu quả kinh doanh của NHTM

1.4.1 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory)

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại được phát triển bởi Harry Markowitz vào năm 1952 bắt nguồn từ ý tưởng "đừng bỏ tất cả trứng vào một cái giỏ" đã nhấn mạnh tính đa dạng hóa của danh mục so với việc lựa chọn các chứng khoán riêng lẻ Lý thuyết này giả định rằng các nhà đầu tư tránh rủi ro, cho một mức lợi nhuận dự kiến nhất định và thấy rằng các nhà đầu tư sẽ luôn ưa chuộng danh mục ít rủi ro hơn

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đã giới thiệu khái niệm “đường biên hiệu quả” - tập hợp các danh mục đầu tư tối ưu cung cấp lợi nhuận kỳ vọng cao nhất cho một mức rủi ro xác định hoặc rủi ro thấp nhất cho một mức lợi nhuận kỳ vọng cho trước Đường biên hiệu quả đánh giá các danh mục đầu tư trên thang đo lợi nhuận

Trang 27

(trục tung) so với rủi ro (trục hoành) Tỷ suất sinh lợi phức hợp hàng năm (CAGR) của một khoản đầu tư thường được sử dụng làm thành phần lợi nhuận trong khi độ lệch chuẩn (hàng năm) thể hiện chỉ số rủi ro

Một thành phần quan trọng của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại là sự đa dạng hóa Markowitz cho rằng các nhà đầu tư có thể đạt được kết quả tốt nhất bằng cách chọn một sự kết hợp tối ưu giữa hai loại tài sản dựa trên việc đánh giá mức chấp nhận rủi ro của họ Qua đó, lý thuyết này đề xuất rằng các nhà tư có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng bằng việc xây dựng một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa

Lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư được phát triển bởi Markowitz và Jame (được trích trong bài viết của Levy & Sarnat (1970)) cho rằng sự thành công của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư không chỉ phụ thuộc vào mức độ đa dạng hóa mà còn phụ thuộc vào mối tương quan giữa các khoản đầu tư trong danh mục

1.4.2 Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô (Economies of scale) và lý thuyết tính kinh tế theo phạm vi (Economies of scope)

Lý thuyết về tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) và lý thuyết về tính kinh tế theo phạm vi (economies of scope) đều đề cập đến lợi ích chi phí mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sản xuất trở nên hiệu quả hơn

Tính kinh tế theo quy mô xảy ra khi sản xuất một loại sản phẩm duy nhất với khối lượng lớn hơn Khi sản lượng tăng lên, chi phí bình quân cho mỗi sản phẩm giảm đi Điều này xảy ra vì chi phí được phân bổ trên một số lượng lớn hơn các sản phẩm Theo Wang và Lin (2021), khi đã quá quen với những hoạt động truyền thống và có những kiến thức chuyên sâu, ngân hàng có thể chuyển sang một mô hình khác và với lợi thế theo quy mô, ngân hàng sẽ giảm những chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài lãi Lợi thế theo quy mô được ngân hàng tận dụng để gia tăng thu nhập ngoài lãi từ phí bảo hiểm Kết hợp với sự cải tiến từ kỹ thuật đến quản trị, ngân hàng sẽ có thêm nhiều nguồn thu khác nhau, do đó, rủi ro từ các hoạt động sẽ không phụ thuộc vào riêng một hoạt động cụ thể và sự ổn định trong ngân hàng được tăng cường Tuy nhiên, theo Stiroh (2004), Stiroh và Rumble (2006), thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi có mối tương quan cao Đây là kết quả của bán chéo các sản phẩm khác

Trang 28

nhau của ngân hàng cho cùng một khách hàng Theo Hoque và các cộng sự (2013), các ngân hàng không thuộc sở hữu nhà nước dù có lợi thế theo quy mô, các ngân hàng đó vẫn sẽ có rủi ro

Trong khi đó, tính kinh tế theo phạm vi xảy ra khi sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau cùng một lúc thay vì chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất Điều này xảy ra khi sản xuất một loạt các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng nhau hiệu quả hơn so với việc sản xuất ít loại hơn hoặc sản xuất từng loại riêng lẻ Thông thường, tính phi kinh tế theo phạm vi diễn ra khi doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa theo chiều dọc hay đa dạng hóa ở ngành kinh doanh không liên quan (Pils, 2009) Ngoài ra nếu doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa quá mức hay kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau (dù có liên quan hay không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính) sẽ khiến cho việc chia sẻ những nguồn lực dùng chung trở nên khó khăn và tính hiệu quả sẽ giảm (Palich và các cộng sự, 2000)

1.4.3 Lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực (Resource-based view)

Wernerfelt (1984) và Barney (1991) phát triển lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực từ lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp của Penrose (1959) Lý thuyết này kết hợp những quan điểm truyền thống về chiến lược liên quan đến những năng lực đặc biệt của doanh nghiệp, và sự không đồng nhất của năng lực các doanh nghiệp; từ đó tập trung sự chú ý của người quản lý vào các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp để xác định các tài sản, khả năng và năng lực có tiềm năng để đạt

được lợi thế cạnh tranh bền vững và mang lại giá trị gia tăng

Lý thuyết này cũng nhận định rằng, khi các nguồn lực của doanh nghiệp trở nên dư thừa và dòng tiền tự do ngày càng lớn, doanh nghiệp sẽ tiến hành đa dạng hóa Lúc đó, những tài sản đặc thù nằm trong nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp tuy tạo

ra lợi thế cạnh tranh bền vững nhưng chính nó lại là trở ngại trong việc chuyển đổi nguồn lực sang khía cạnh kinh doanh mới Do vậy giá trị mà đa dạng hóa đem lại sẽ phụ thuộc vào sự phù hợp giữa một bên là nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và một bên là lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ thâm nhập Lý luận này gợi ý rằng doanh nghiệp nên đa dạng hóa vào những ngành có liên quan để sự chuyển đổi nguồn lực diễn ra dễ dàng Ngược lại, việc đa dạng hóa vào những ngành không liên quan

Trang 29

sẽ khiến cho việc chuyển đổi trở nên khó khăn hơn và kéo theo hiệu quả sẽ giảm

(Wan và các cộng sự, 2010)

1.4.4 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)

Lý thuyết về thị trường với thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào

những năm 1970 Theo đó, thông tin bất cân xứng xảy ra khi người mua và người bán

có các thông tin khác nhau, xảy ra khi trước khi có giao dịch nhằm che đậy thông tin

Lý thuyết này nêu ra hậu quả tất yếu của thông tin bất cân xứng là tạo ra những lựa

chọn bất lợi và rủi ro đạo đức Hậu quả là người bán sẽ không có động lực để sản xuất

ra những hàng hóa có chất lượng tốt và có xu hướng cung cấp các sản phẩm có chất

lượng thấp hơn Cuối cùng, thị trường còn lại những sản phẩm chất lượng xấu, gây

bất lợi cho người mua và người bán cũng như dẫn đến thị trường kém hiệu quả Thông

tin bất cân xứng này sẽ gây rủi ro lớn cho ngân hàng, đặc biệt đối với hoạt động đầu

tư sẽ làm giảm sự ổn định của các NHTM (Kohler, 2015) Thông tin bất cân xứng

làm cho các quyết định đầu tư trở nên không chính xác và NHTM sẽ gặp rủi ro (bao

gồm cả rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, ) khi thị trường trở nên kém hiệu quả

Tuy nhiên, nghiên cứu của Spence (1973) cho thấy cơ chế phát tín hiệu để

khắc phục hiện tượng bất cân xứng thông tin Bên có nhiều thông tin hơn có thể phát

tín hiệu đến bên có ít thông tin một cách trung thực và tin cậy Theo đó, nghiên cứu

này phát biểu rằng bằng cách tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, cho thấy các nhà quản trị

ngân hàng đang phát tín hiệu về triển vọng lợi nhuận tốt trong tương lai

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa những kiến thức lý luận cơ bản về

đa dạng hóa thu nhập, rủi ro và hiệu quả kinh doanh của NHTM thông qua việc cung cấp khái niệm, phương pháp đo lường đối với từng phạm trù Thông qua đó, nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp đo lường mức đa dạng hóa thu nhập thông qua chỉ số Herfindahl Hirschman, phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh dựa vào các chỉ

số tài chính (cụ thể ROA và ROE) và chỉ số Z - score để đo lường rủi ro của NHTM Ngoài ra, các lý thuyết trong kinh tế học cũng được đề cập làm cơ sở giải thích cho mối quan hệ giữa các đối tượng nghiên cứu sau này

Trang 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 286 quan sát được thu thập từ dữ liệu thứ cấp là báo cáo tài chính của 26 NHTM đã được kiểm toán giai đoạn 2012 - 2022, được công bố trên trang web của các ngân hàng, cổng dữ liệu tài chính, cổng thông tin dữ liệu tài chính và công cụ đầu tư chứng khoán (VietstockFinance) Trang dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) cũng được sử dụng để thu thập các dữ liệu kinh tế vĩ mô bao gồm tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP Các dữ liệu sau khi được thu thập được tổng hợp dưới dạng bảng (panel) và tính toán các chỉ số cần thiết trên phần mềm Microsoft Excel trước khi đưa vào phần mềm Stata 14

Trước khi chạy các mô hình hồi quy, tác giả sẽ sử dụng các câu lệnh để thực hiện thống kê mô tả và kiểm định hiện tượng tự tương quan của các mô hình Nghiên cứu sử dụng các phương pháp ước lượng cho mô hình dữ liệu bảng (panel data) gồm:

mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) Để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS với mô hình REM, tác giả sử dụng kiểm định nhân

tử Lagrange Để lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM, tác giả sử dụng kiểm định Hausman Sau khi thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình phù hợp với bài nghiên cứu, tác giả tiếp tục sử dụng ước lượng Driscoll - Kraay để khắc phục và thu được kết quả cuối cùng Các phân tích thảo luận sẽ được thực hiện dựa trên kết quả này

2.2 Mô hình nghiên cứu

2.2.1 Mô hình nghiên cứu tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của NHTM

Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây của Lee và các cộng sự (2014), Chiorazzo và các cộng sự (2008), nghiên cứu xây dựng mô hình tổng quát như sau:

Yit = β0 + β1DIVit + β2CIRit + β3SIZEit + β4GTAit + β5ETAit + β6DTAit +

β7LTAit + β8GDPit + β9INFit + β10COVIDit*DIVit + εit

Trang 32

Trong đó:

β0, …, βj: Các tham số được ước tính

i: là ngân hàng quan sát thứ i (i = 1, 2, 3,…, 26)

t: là năm quan sát thứ t (t = 1, 2, 3, , 11)

εit: Sai số

Y: Biến phụ thuộc là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

vọng Tài liệu tham khảo

Biến phụ thuộc

ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng

cộng sự (2014), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) ROE Lợi nhuận sau thuế/ Tổng

vốn chủ sở hữu

CIR Chi phí hoạt động/Tổng

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017)

Meslier và cộng sự (2014)

GTA Tốc độ tăng tổng tài sản + Mercieca và các cộng sự (2007),

Chiorazzo và các cộng sự (2008)

ETA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài

Stiroh và Rumble (2006), Chiorazzo và các cộng sự (2008),

Trang 33

Ký hiệu Công thức Dấu kỳ

vọng Tài liệu tham khảo

Sanya và Wolfe (2011), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017)

DTA Tiền gửi khách hàng/

Lee và cộng sự (2014), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017)

LTA Cho vay khách

Chiorazzo và các cộng sự (2008), Sanya và Wolfe (2011)

GDP Tốc độ tăng trưởng kinh

INF Tỷ lệ lạm phát hằng năm +

Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)

COVID

* DIV

Đa dạng hóa thu nhập

trong thời kỳ COVID + Nghiên cứu tự bổ sung

Bảng 2.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu tác động đa dạng hóa

thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của NHTM

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

a) Biến phụ thuộc

Trong nghiên cứu này, nhằm đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc là ROA và ROE

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản ROA được sử dụng nhằm đánh giá khả năng chuyển đổi 1 đồng tài sản ra được bao nhiêu đồng thu nhập ROA phản ánh khả năng quản lý tài sản và năng lực tận

Trang 34

dụng tất cả các nguồn lực mà mình có để có được mức sinh lời tối đa.Tỷ lệ ROA thấp cho thấy ngân hàng đang sử dụng các nguồn lực của mình không hiệu quả Ngoài ra, các chính sách, chiến lược kinh doanh của ngân hàng cũng như các yếu tố vĩ mô bên ngoài có tác động đáng kể đến ROA

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu ROE của một ngân hàng đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ 1 đồng vốn chủ sở hữu, thể hiện số tiền mà các cổ đông nhận về khi bỏ ra mỗi đồng đầu tư ROE trong rất nhiều bài nghiên cứu trước đây cũng được sử dụng làm biến phụ thuộc và bị tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm bên trong và bên ngoài ngân hàng

b) Biến độc lập

Đa dạng hóa thu nhập (DIV) và đa dạng hóa thu nhập thời kì COVID-19 (COVID*DIV)

DIV = 1 - HHI = 1 - [(𝑁𝐼𝐼

𝑁𝑂𝐼)2 + (𝑁𝑁𝐼𝐼

𝑁𝑂𝐼)2]

Trong đó:

NII: Thu nhập lãi thuần

NNII: Thu nhập ngoài lãi thuần

NOI: Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh (NOI = NII + NNII) Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại cho rằng khi một ngân hàng đa dạng hóa các nguồn thu nhập, nó sẽ nâng cao lợi nhuận và giảm rủi ro Đa dạng hóa các nguồn doanh thu giúp tăng cường an toàn tài chính, theo các nghiên cứu của Meslier và các cộng sự (2014), Lee và cộng sự (2014), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Lê Văn Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) Ngược lại, các NHTM đa dạng hóa thu nhập càng mạnh mẽ thì hiệu quả kinh doanh càng tốt theo các nghiên cứu của DeYoung và Rice (2004), Stiroh (2004a, 2004b), Mercieca và các cộng sự (2007)

Ngoài ra, nhằm đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập thời kì

COVID-19 khóa luận đưa vào biến COVID*DIV, với biến giả COVID nhận giá trị 1 vào các năm có dịch (cụ thể từ 2020-2022) và 0 với các năm còn lại

Khóa luận ủng hộ quan điểm cho rằng đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp ngân hàng tăng lợi nhuận nhờ vào việc ngân hàng tận dụng nguồn lực sẵn có để cung cấp thêm

Trang 35

nhiều dịch vụ, tăng thêm thu nhập, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh Giả thuyết được tác giả đưa ra là:

Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến DIV cùng chiều với ROA và ROE)

Đa dạng hóa thu nhập trong thời kỳ COVID - 19 tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến CODIV*DIV cùng chiều với ROA và ROE)

Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR)

CIR = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎ𝑖 ℎ𝑜𝑎̣̀𝑡 đô ̣𝑛𝑔

𝑇ô ̉𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎâ ̣𝑝 ℎ𝑜𝑎̣̀𝑡 đô ̣𝑛𝑔

CIR là tỷ lệ giữa chi phí hoạt động với doanh thu hoạt động Do đó, khi CIR cao thì nghĩa là chi phí hoạt động chiếm phần lớn doanh thu, làm giảm biên lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) cùng đưa biến này vào mô hình và cho thấy kết quả mối quan hệ ngược chiều nghĩa là tỷ lệ chi phí hoạt động càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp Vì vậy, giả thuyết được khóa luận đưa ra trên

cơ sở ủng hộ quan điểm khi hiệu quả quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao là:

Tỷ lệ chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến CIR ngược chiều với ROA và ROE)

Quy mô của ngân hàng (SIZE)

SIZE = ln (Tổng tài sản) Ngân hàng càng có nhiều lựa chọn mở rộng mạng lưới phân phối, đa dạng hóa các loại hàng hóa, dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động khi ngân hàng đó có quy

mô lớn Các ngân hàng này có thể đầu tư vào các công nghệ tiên tiến nhất, xử lý rủi

ro tốt, mở rộng kinh doanh (Meslier và các cộng sự, 2014) và giảm sự biến động lợi nhuận khi bắt đầu thâm nhập thị trường (Sanya và Wolfe, 2011) Mặt khác, có ý kiến cho rằng quy mô không phải là yếu tố quyết định chính và nó không mối liên hệ thuận với hiệu quả tài chính của ngân hàng bởi khi quy mô tăng trưởng sẽ làm tăng chi phí, nguồn nhân lực, trình độ quản lý sẽ không theo kịp sự phát triển và làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, tiêu biểu là nghiên cứu DeYoung và Rice (2004) Bài

Trang 36

viết đưa ra giả thuyết:

Quy mô của ngân hàng tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến SIZE cùng chiều với ROA và ROE)

Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng (GTA)

GTA = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑡) − 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑡−1)

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (𝑡−1)

Biến này không chỉ cho biết tốc độ tăng trưởng trong tài sản mà còn biểu diễn sự ảnh hưởng trong việc lựa chọn chiến lược của ngân hàng, tùy vào mức độ tăng trưởng Chiorazzo và các cộng sự (2008) chứng minh ngân hàng với tốc độ phát triển tài sản cao hơn thể hiện sự ưa thích của ban quản trị đối với chiến lược tăng trưởng nhanh chóng, có thể dẫn đến mức độ rủi ro cao hơn và đầu tư vào các nguồn thu nhập phi truyền thống Ngược lại, Mercieca và các cộng sự (2007) lại cho rằng việc mở rộng tài sản, nhất là đối với các ngân hàng nhỏ làm tăng cường khả năng thanh toán nợ cũng như nâng cao năng lực kinh doanh tổng thể Khóa luận đưa ra giả thuyết:

Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến GTA cùng chiều với ROA và ROE)

Tỷ lệ an toàn vốn (ETA)

ETA = 𝑉ô 𝑛 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑠ở ℎư 𝑢

𝑇ô ̉𝑛𝑔 𝑡𝑎̀̀𝑖 𝑠𝑎̀̉𝑛

Mức độ đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập thường được biểu thị bằng biến này (Sanya và Wolfe, 2011; Chiorazzo và cộng sự, 2008; Stiroh, 2004b) Tỷ lệ này và hiệu quả hoạt động ngân hàng có mối tương quan thuận chiều, theo nghiên cứu của Stiroh và Rumble (2006), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết:

Tỷ lệ an toàn vốn có tác động thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến ETA cùng chiều với ROA và ROE)

Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng (DTA)

DTA = 𝑇𝑖ê ̀𝑛 𝑔ử𝑖 𝑘ℎ𝑎̀ 𝑐ℎ ℎ𝑎̀̀𝑛𝑔

𝑇ô ̉𝑛𝑔 𝑡𝑎̀̀𝑖 𝑠𝑎̀̉𝑛

Phần lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của NHTM đến từ tiền gửi của

Trang 37

khách hàng, đây là nguồn vốn ổn định và dễ chi trả hơn so với các nguồn huy động khác Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng tăng khi tỷ số này càng tăng Kết quả nghiên cứu của Lee và các cộng sự (2014) chứng minh mối tương quan tích cực giữa hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và tỷ lệ tiền gửi, ngược với Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) Tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng, khi ngân hàng huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng, chi phí vốn đối với nguồn vốn này ít tốn kém hơn so với các nguồn vốn khác, NHTM thu hút được càng nhiều tiền gửi của khách hàng thì sẽ càng tiết kiệm chi phí trả lãi, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng Vì vậy, giả thuyết được đưa ra là:

Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có tác động thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến DTA cùng chiều với ROA và ROE)

Tỷ lệ cho vay (LTA)

LTA = 𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎̀𝑦 𝑘ℎ𝑎̀ 𝑐ℎ ℎ𝑎̀̀𝑛𝑔

𝑇ô ̉𝑛𝑔 𝑡𝑎̀̀𝑖 𝑠𝑎̀̉𝑛

Nhằm xem xét tác động của chính sách tín dụng đối với hiệu quả kinh doanh, thông thường, các nghiên cứu thường sử dụng tỷ lệ cho vay Theo DeYoung và Roland (2001, pp.56): “doanh thu từ hoạt động cho vay truyền thống của ngân hàng là doanh thu tương đối ổn định theo thời gian, bởi vì chi phí chuyển đổi và chi phí thông tin làm cho người đi vay hoặc người cho vay tốn kém khi rời bỏ một quan hệ cho vay” Chiorazzo và cộng sự (2008) cho rằng khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng lên thì hiệu quả của ngành ngân hàng cũng tăng theo, điều này phù hợp với phát hiện của Sanya và Wolfe (2011) Ngay cả khi các khoản cho vay ngân hàng là động lực chính tạo ra nguồn thu nhập và được dự đoán là có tác động thuận lợi đến khả năng sinh lời, thì chi phí của ngân hàng (bao gồm chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay) sẽ tăng lên nếu tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng đó cao hơn Điều này được chứng minh trong nghiên cứu của Staikouras (2004) Nghiên cứu đưa

ra giả thuyết:

Tỷ lệ cho vay khách hàng tác động thuận chiều với hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến LTA cùng chiều với ROA và ROE)

Trang 38

Tăng trưởng kinh tế (GDP)

GDP = 𝑮𝑫𝑷 (𝒕 ) − 𝑮𝑫𝑷 (𝒕−𝟏)

𝑮𝑫𝑷 (𝒕−𝟏)

Tăng trưởng kinh tế sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận cho ngân hàng trong suốt giai đoạn phát triển vì ở thời kỳ này, các ngân hàng thường hạ lãi suất, làm tăng nhu cầu vay vốn và tăng số phí mà ngân hàng có thể tính cho người đi vay Theo các nghiên cứu của Meslier và các cộng sự (2014), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017), tăng trưởng GDP có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Tuy nhiên, môi trường kinh tế kém có khả năng làm giảm chất lượng danh mục cho vay, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2011) cung cấp bằng chứng về mối tương quan nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh doanh Khóa luận đưa ra giả thuyết:

Tăng trưởng kinh tế tác động thuận chiều đến hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến GDP cùng chiều với ROA và ROE)

Lạm phát (INF)

INF = 𝑪𝑷𝑰 (𝒕) − 𝑪𝑷𝑰(𝒕−𝟏)

𝑪𝑷𝑰 (𝒕−𝟏)

Mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động và tỷ lệ lạm phát phản ánh lạm phát ảnh hưởng đến tính hiệu quả của NHTM như thế nào Lạm phát có tác động thuận lợi đến hoạt động của NHTM nếu thu nhập tăng nhanh hơn chi phí Lạm phát và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) cho thấy có mối tương quan thuận chiều Ngược lại, theo nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), lạm phát có tác động bất lợi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nếu tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập

Theo Perry (1992), tùy thuộc vào việc lạm phát được dự đoán trước hay không lường trước được, mà biến này sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng Các ngân hàng có thể nhanh chóng điều chỉnh lãi suất nhằm khiến cho lợi nhuận tăng tăng nhanh hơn chi phí nếu lạm phát dự đoán trước Mặt khác, nếu tỷ lệ lạm phát không chắc chắn, các ngân hàng sẽ không thể thay đổi lãi suất kịp thời,

Trang 39

dẫn đến chi nhiều hơn thu Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Lạm phát tác động thuận chiều tới hiệu quả kinh doanh của NHTM (biến INF ngược chiều ROA và ROE)

2.2.2 Mô hình nghiên cứu tác động đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của NHTM

Dựa trên các nghiên cứu trước đây của Stiroh và Rumble (2006), Lepetit và các cộng sự (2008), nghiên cứu xây dựng mô hình tổng quát như sau:

RISKit = β0 + β1DIVit + β2NIMit + β3SIZEit + β4GTAit + β5ETAit + β6DTAit

+ β7LTDit + β8GDPit + β9INFit + β10COVIDit*DIVit + εit

Trong đó:

β0, …, βj: Các tham số được ước tính

i: là ngân hàng quan sát thứ i (i = 1, 2, 3,…, 26)

t: là năm quan sát thứ t (t = 1, 2, 3, , 11)

εit: Sai số

vọng Tài liệu tham khảo

Biến phụ thuộc

NIM Thu nhập lãi thuấn/Tài

Trang 40

Ký hiệu Công thức Dấu kỳ

vọng Tài liệu tham khảo

Meslier và cộng sự (2014), Adusei và Elliott (2015), Sanya và Wolfe (2011)

GTA Tốc độ tăng tài sản - Chiorazzo và các cộng sự (2008),

Mercieca và các cộng sự (2007)

ETA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài

Stiroh và Rumble (2006), Kunt và Huizinga (2010), Sanya và Wolfe (2011)

DTA Tiền gửi khách hàng/

Lee và cộng sự (2014), Kohler (2014)

LTD Cho vay khách hàng/Tiền

GDP Tốc độ tăng trưởng kinh

* DIV

Đa dạng hóa thu nhập

trong thời kỳ COVID + Nghiên cứu tự bổ sung

Bảng 2.2: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu tác động đa dạng hóa

thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của NHTM

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

Ngày đăng: 09/11/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w