1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác Động của cộng Đồng kinh tế asean Đến thị trường lao Động việt nam

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN Đến Thị Trường Lao Động Việt Nam
Tác giả Lai Nguyễn Ngọc Thuận
Người hướng dẫn GS.TS Hoàng Thị Chỉnh
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

TÓM TẮT LUẬN VĂN Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 2011 đến quý 3 năm

Trang 1

LAI NGUYỄN NGỌC THUẬN

NG IÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ

ASEAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LUẬN V N T ẠC S IN TẾ

TP Ồ C Í MIN - N M 2018

Trang 2

LAI NGUYỄN NGỌC THUẬN

NG IÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

C KINH TẾ QUỐC TẾ

M 60310106

LUẬN V N T ẠC S IN TẾ NGƯỜI Ư NG N OA ỌC GS TS HO NG T Ị CHỈNH

TP Ồ C Í MIN – 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thị trường lao động Việt Nam” là công trình nghiên cứu của

riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Thị Chỉnh

Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn

và chú thích nguồn gốc

Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm

Tác giả luận văn

LAI NGUYỄN NGỌC THUẬN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin gởi lời tri ân tới Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu Trường Trường Đại Học Kinh Tế - Luật đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi được có cơ hội học lớp Cao học niên khoá 2014 – 2016 tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô Phòng quản lý khoa đào tạo sau đại học và toàn thể quý Thầy Cô trong trường, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại Trường Đại Học Kinh Tế - Luật

Tôi vô cùng biết ơn đến GS.TS Hoàng Thị Chỉnh, người đã tận tình, luôn sát cánh cùng tôi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn này

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này

Tác giả luận văn

LAI NGUYỄN NGỌC THUẬN

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFTA SEAN Free Trade Area Khu vục mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN Association of Southeast Asian

ILO International Labour

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu 29

Bảng 4.1: Lực lượng lao động giai đoạn 2010-2017 38

Bảng 4.2: Độ tuổi lực lượng lao động giai đoạn 2010-2017 39

Bảng 4.3: Lực lượng lao động chia theo khu vực nông thôn, thành thị giai đoạn 2010 đến quý 4 - 2017 40

Bảng 4.4: Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động 41

Bảng 4.5: Phân bổ nghề nghiệp 43

Bảng 4.6: Tình hình thất nghiệp thanh niên 45

Bảng 4.7: Thu nhập từ việc làm bình quân/tháng 46

Bảng 4.8: Tiền lương tối thiểu 47

Bảng 4.9: Năng suất lao động theo giá thực tế 48

Bảng 4.10: Thống kê mô tả 61

Bảng 4.11: Mối tương quan giữa các biến độc lập 62

Bảng 4.12: Kiểm định nghiệm đơn vị 63

Bảng 4.13: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu 64

Bảng 4.14: Kiểm định đồng liên kết bằng kiểm định vết ma trận 64

Bảng 4.15: Kiểm định đồng liên kết bằng kiểm định giá trị riêng cực đại 65

Bảng 4.16: Mô hình hồi quy đồng tích hợp (VECM) 65

Bảng 4.17: Kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng 66

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 33

Biểu đồ 4.1: Lực lượng lao động giai đoạn 2010 đến quý 4 - 2017 38

Biểu đồ 4.2: Độ tuổi lực lượng lao động giai đoạn 2010 đến quý 4 - 2017 39

Biểu đồ 4.3: Lực lượng lao động chia theo khu vực nông thôn, thành thị giai đoạn 2010 đến quý 4 - 2017 40

Biểu đồ 4.4: Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động giai đoạn 2010 đến quý 4 - 2017 42

Biểu đồ 4.5: Phân bổ nghề nghiệp 44

Biểu đồ 4.6: Tình hình thất nghiệp thanh niên giai đoạn 2010 đến quý 4 - 2017 45

Biểu đồ 4.7: Thu nhập 47

Biểu đồ 4.8: Năng suất lao động theo giá thực tế (triệu đồng /người) 49

Hình 4.1: Thay đổi các chỉ tiêu kinh tế và thị trường việc làm ở Việt Nam khi hội nhập AEC, so với bối cảnh không hội nhập, năm 2025 50

Hình 4.2: Thay đổi việc làm theo ngành năm 2025 52

Hình 4.3: Dự báo 10 ngành có nhu cầu việc làm cao nhất giai đoạn 2010-2025 53

Hình 4.4: Ước tính sự thay đổi nhu cầu lao động với trình độ kỹ năng khác nhau, 2010-2025 54

Hình 4.5: Thay đổi năng suất lao động ở Việt Nam từ hội nhập AEC, 2010-2025 57

Trang 8

PHỤ LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

PHỤ LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ v

TÓM TẮT LUẬN VĂN x

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1.1 Mục tiêu chung 2

1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4

1.5.1 Ý nghĩa khoa học 4

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 5

1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

2.1.1 Thị trường lao động 7

2.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp 15

2.1.3 Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp 18

2.1.3.1 Xuất khẩu 18

2.1.3.2 Tăng trưởng kinh tế 19

Trang 9

2.1.3.3 Tỷ giá hối đoái 20

2.1.3.4 Cộng đồng Kinh tế ASEAN 20

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 20

2.2.1 Các nghiên cứu định tính 20

2.2.2 Các nghiên cứu định lượng 23

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25

2.3.1 Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu 26

2.3.1.1 Tỷ lệ thất nghiệp 26

2.3.1.2 Xuất khẩu 26

2.3.1.3 Tăng trưởng kinh tế 27

2.3.1.4 Tỷ giá hối đoái 28

2.3.1.5 Cộng đồng Kinh tế ASEAN 28

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 MÔ TẢ CÁCH CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU 32

3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 32

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 33

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 37

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU 38

4.1 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH 38

4.1.1 Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam 38

4.1.1.1 Lực lượng lao động 38

4.1.1.2 Chất lượng lao động 41

4.1.1.3 Cơ cấu lao động 43

4.1.1.4 Thất nghiệp thanh niên (nghìn người) 44

4.1.1.5 Thu nhập bình quân 46

4.1.1.6 Năng suất lao động 48

4.1.2 Tác động của AEC tới thị trường lao động việt nam 49

Trang 10

4.1.2.1 Việc làm 50

4.1.2.2 Cơ cấu lao động 52

4.1.2.3 Chất lượng lao động 54

4.1.2.4 Năng suất lao động 57

4.1.2.5 Dịch chuyển lao động 58

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA AEC ĐẾN TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 61

4.2.1 Thống kê mô tả 61

4.2.2 Phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến 62

4.2.3 Kiểm định nghiệm đơn vị và bậc tích hợp 63

4.2.4 Xác định độ trễ tối ưu 64

4.2.5 Kiểm định đồng liên kết (Conintegration Test) 64

4.2.6 Mô hình hồi quy đồng tích hợp (VECM) 65

4.3 THẢO LUẬN 66

4.3.1 Xuất khẩu 67

4.3.2 Tăng trưởng kinh tế 67

4.3.3 Tỷ giá hối đoái 68

4.3.4 Cộng đồng Kinh tế ASEAN 69

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 70

CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 71

5.1 KẾT LUẬN 71

5.2 KHUYẾN NGHỊ 71

5.2.1 Về cung lao động 72

5.2.1.1 Nâng cao chất lượng cung lao động 72

5.2.1.2 Gia tăng dân số ở mức hợp lý 73

5.2.2 Về cầu lao động 74

5.2.2.1 Cải thiện môi trường kinh doanh 74

5.2.2.2 Phát triển thị trường làm việc ngoài nước 74

5.2.3 Thị trường lao động 75

5.2.3.1 Nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm 75

5.2.3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động 75

Trang 11

5.2.4 Tăng xuất khẩu các ngành công nghiệp 76

5.2.5 Tăng trưởng kinh tế bền vững 77

5.2.6 Tỷ giá hối đoái ổn định 77

5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 78

5.3.1 Hạn chế của đề tài 78

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 79

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 2011 đến quý 3 năm 2017 Dữ liệu sử dụng trong nghiên được thu thập từ Tổng cục Thống

kê và Quỹ Tiền tệ Quốc tế Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành nghề của nền kinh tế phát triển, trong đó phải kể đến là cơ hội về việc làm cho lực lượng lao động của Việt Nam

Kết quả nghiên cứu định tính, Việt Nam có một nguồn cung lao động dồi dào và không ngừng tăng lên hàng năm Lực lượng lao động động của Việt Nam nằm trong nhóm tuổi thanh niên, có tiềm năng tiếp thu được những tri thức mới, kỹ năng mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động Việt Nam là nước thuần nông nên phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn Mặc dù tiến trình đô thị hóa

ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhưng đến nay lao động ở nông thôn vẫn được xem là đông đảo Tuy nhiên, do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, khu vực nông thôn bị thu hẹp dần và các khu đô thị mới xuất hiện nên có sự dịch chuyển lực lượng lao động từ nông thôn sang thành thị Chất lượng chuyên môn của lực lượng lao động Việt Nam vẫn còn thấp, chủ yếu là không có trình độ chuyên môn Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam có xu hướng giảm từ 2,8% vào năm 2010 xuống còn 2,3% vào năm 2016

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp Ngược lại, tỷ giá hối đoái và việc tham gia và Cộng đồng Kinh tế ASEAN có tác động ngược chiều với tỷ lệ thất nghiệp

Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được tác giả đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao cơ hội việc làm và khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập của lao động Việt Nam

Từ khóa: thị trường lao động Việt Nam, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, …

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh kinh tế của các nước Đông Nam Á nói chung, xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững nền kinh tế nội bộ ASEAN và nhu cầu nâng cao vị thế với cộng đồng thế giới, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thống nhất việc thành lập một cộng đồng kinh tế chung – Cộng đồng Kinh tế ASEAN gọi tắt là AEC vào cuối năm 2015 Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời được đánh giá là bước ngoặc đánh dấu sự hòa nhập sâu rộng, toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, đồng thời mở ra cơ hội, thách thức đối với mọi thành viên, đặc biệt trong lĩnh vực việc làm Theo định hướng, AEC sẽ là một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt Trong một thị trường thống nhất, dòng chu chuyển tự do của đội ngũ lao động

có tay nghề trong ASEAN sẽ mở ra cơ hội cho tất cả mọi người và việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN giúp thị trường lao động trong ASEAN sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên Cũng theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO), khi tham gia AEC, số việc làm cho lao động Việt Nam sẽ tăng lên 10,5% vào năm 2025 Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn đó thì tồn tại không ít những thách thức đối với lao động Việt Nam trước yêu cầu hội nhập AEC Tham gia AEC, gia nhập vào một sân chơi sâu rộng hơn trong khu vực, thị trường lao động Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn Trở thành thành viên của AEC, nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển xuất khẩu từ đó tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong nước Tham gia AEC thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó thay đổi cơ cấu việc làm và lao động, làm cho việc phân bổ và sử dụng lao động hiệu quả hơn Bên cạnh đó, vấn đề tiền lương, tiền công sẽ phản ánh đúng giá trị sức lao động như là một hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà hội nhập kinh tế khu vực mang lại, quá trình này cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với thị trường lao động nước ta Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực trên mọi lĩnh vực ngày càng gay gắt hơn và lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý sẽ không còn có ý nghĩa như trước

Vũ khí cạnh tranh có hiệu quả nhất là chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng

Trang 14

nguồn nhân lực tốt nhất Đây là một bài toán khó đối với thị trường lao động còn non trẻ của nước ta Bên cạnh đó, tham gia AEC cũng đồng nghĩa với việc hội nhập vào thị trường lao động khu vực, di chuyển lao động trong khu vực sẽ diễn ra tự do và dễ dàng hơn Số lượng lao động từ các nước khác trong khu vực vào làm việc tại Việt Nam chắc chắn sẽ tăng lên, gây nhiều khó khăn cho lao động trong nước

Việc nắm bắt được những thay đổi trên thị trường lao động các nước ASEAN khi AEC thành lập là việc rất cần thiết cho doanh nghiệp cũng như người lao động Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thị trường lao động Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu này sẽ làm rõ sự tác động của AEC tới thị trường lao động Việt Nam Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao cơ hội việc làm và khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập của lao động Việt Nam

1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu thứ nhất, phân tích thực trạng thị trường lao động Việt Nam

Mục tiêu thứ hai, xác định được sự tác động của AEC đến thị trường lao động Việt Nam

Mục tiêu thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được tác giả đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao cơ hội việc làm và khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập của lao động Việt Nam

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

(i) Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay như thế nào?

(ii) AEC tác động đến thị trường lao động Việt Nam như thế nào?

(iii) Những khuyến nghị nào có thể được đưa ra để lao động Việt Nam vượt qua thử thách và tận dụng cơ hội để có thể cạnh tranh được với lao động của các nước

Trang 15

trong khu vực nói riêng, thế giới nói chung và phát huy hơn nữa để đóng góp cho nền

kinh tế nước nhà

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc cứu tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến thị trường lao động Việt Nam

Về thời gian nghiên cứu, trong phần nghiên cứu định tính, nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến quý 4/2017 Trong nghiên cứu định lượng, tác giả nghiên cứu giai đoạn từ quý 1 năm 2011 đến quý 3 năm 2017

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp

nghiên cứu định lượng bằng phần mềm Eviews 8.1 chạy mô hình hồi quy để ước lượng và kiểm định, từ đó xác định chiều hướng và mức độ tác động của việc tham gia AEC đến thị trường lao động Việt Nam

Về phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô

tả kết hợp với bảng biểu đồ thị minh họa Cụ thể, tác giả sử dụng phần mềm Excel để

xử lý số liệu, vẽ đồ thị để phân tích xu hướng tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến thị trường lao động Việt Nam Số liệu được phân tích đánh giá theo chuỗi thời gian và theo tiêu chí về độ tuổi, giới tính, khu vực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng suất lao động Cụ thể, trước thực trạng nguồn lực lao động của Việt Nam là khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều, trình độ chuyên môn và năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực Tác giả thu thập số liệu và

vẽ đồ thị để thấy được xu hướng, tỷ trọng từ đó xác định thực trạng và nguyên nhân để

có giải pháp phù hợp

Trang 16

Về phạm trù thị trường lao động là rất rộng lớn bao gồm rất nhiều yếu tố như giá

cả, cung cầu sức lao động, các chính sách của Nhà nước… nên về mặt định lượng, tác giả chỉ kiểm định mô hình ảnh hưởng của các yếu tố trong đó có việc gia nhập AEC đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam Như vậy, phần ứng dụng phân tích định lượng trong luận văn này không phải là nội dung chính mà chỉ là một phân tích để thấy rõ hơn tác động của AEC đến một phần của thị trường lao động mà thôi Trong phân tích định lượng này, tác giả sử dụng phần mềm Eviews 8.1 để kiểm định Augmented Dickey – Fuller (ADF) để xác định tính dừng, kiểm định đồng tích hợp (Cointegrated Test) bằng phương pháp Johansen và Juselius để xem xét có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến đang nghiên cứu, khi có tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp thì phương pháp hồi quy đồng tích hợp (VECM) sẽ được áp dụng để xác định chiều hướng và mức độ tác động của việc tham gia AEC đến tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam Việc tham gia vào AEC đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành nghề của nền kinh tế phát triển, trong đó phải kể đến là cơ hội về việc làm cho lực lượng lao động và từ đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam Cụ thể, tham gia vào AEC sẽ mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng Hơn thế nữa, để hỗ trợ xuất khẩu cũng như phản ứng lại những chính sách phá giá đồng tiền của các nước trong khu vực khiến cho tỷ giá liên tục tăng Điều này làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn so với nước ngoài và từ đó gia tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại Trước thực tế đó, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng để xác định và đo lường tác động của tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tỷ giá và việc tham gia AEC đến tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.5.1 Ý nghĩa khoa học

Thông qua phân tích thực trạng và kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về tác động của AEC tới thị trường lao động Việt Nam Hơn nữa, luận văn đã hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về tác động của AEC tới thị trường lao động Việt Nam Nghiên cứu đã xác định được những tác động của AEC đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này

Trang 17

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm cho các nghiên cứu về tác động của AEC tới thị trường lao động Việt Nam, hỗ trợ cho lao động Việt Nam vượt qua thử thách và tận dụng cơ hội để có thể cạnh tranh được với lao động của các nước trong khu vực nói riêng, thế giới nói chung Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn giúp các cấp có liên quan sử dụng để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam

1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Bố cục của đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thị trường lao động Việt Nam” được chia làm 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Khuyến nghị chính sách

Trang 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong

đó trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn, cuối cùng là kết cấu của luận văn

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH

NGHIÊN CỨU2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1.1 Thị trường lao động

Thị trường là một phạm trù kinh tế học, ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa Trong quá trình trao đổi hàng hóa, thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ để tiến hành mua bán giữa người bán và người mua Theo Adam Smith (Nguyễn Tiệp, 2006), thị trường là không gian trao đổi, trong

đó người mua và người bán gặp nhau thỏa thuận trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nào

đó Ở đây thị trường không bó hẹp bởi một không gian cụ thể mà bất cứ ở đâu có sự trao đổi thỏa thuận mua bán thì ở đó có thị trường

Theo David Beg (Nguyễn Tiệp, 2006), thị trường là tập hợp những thỏa thuận, trong đó người mua và người bán trao đổi với nhau loại dịch vụ nào đó Thị trường là một quá trình, trong đó người mua và người bán hàng hóa, dịch vụ tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ cần trao đổi

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, các phương thức mua bán trên thị trường ngày càng phong phú hơn như: quảng cáo, thương mại điện tử, Internet… Người mua và người bán không cần phải gặp nhau trực tiếp để thực hiện giao dịch như phương thức truyền thống Do đó thị trường được định nghĩa khái quát hơn theo nghĩa rộng: “Thị trường là môi trường kinh doanh, hay nói cách khác thị trường là môi trường mua bán hàng hóa dịch vụ”

Theo Adam Smith (Nguyễn Tiệp, 2006), thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động (hoặc dịch vụ lao động) giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động Khái niệm này nhấn mạnh vào địa điểm, không gian, nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán sức lao động

Còn theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình thỏa thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công Khái niệm này lại nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm và tiền công

Trang 20

Mặc dù còn có những điểm khác biệt, nhưng điểm chung cơ bản là thị trường lao động là thị trường có người cần bán sức lao động, cung cấp dịch vụ lao động (người lao động); người cần mua sức lao động (người sử dụng lao động); các quan hệ cung – cầu lao động, giá cả sức lao động

Tóm lại, thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người

có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội…) trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác (Nguyễn Tiệp, 2006)

Theo Nguyễn Thị Thơm (2006), đặc điểm của thị trường lao động bao gồm:

Hàng hóa trên thị trường lao động là loại hàng hóa đặc biệt

Hàng hóa được trao đổi trên thị trường lao động là sức lao động Sức lao động không thể tách rời với người lao động Để tồn tại và phát triển thì sức lao động đòi hỏi phải được cung cấp những điều kiện như vật chất và tinh thần Người lao động quyết định số lượng, chất lượng sức lao động và được tích lũy, sáng tạo trong quá trình lao động, chính vì thế để duy trì phát triển các mối quan hệ lao động cần nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động không phải là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra nó mà chỉ là thời gian lao động xã hội cần thiết để duy trì và phát triển nó Điều này có thế giải thích như sau: Thứ nhất, không thể tính hết được các chi phí cho

sự hình thành sức lao động Thứ hai, sức lao động không bao giờ tách khỏi người mang nó nên không nhất thiết phải tính lượng thời gian này Giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường được biểu hiện ở công dụng khi được tiêu dùng Còn với hàng hóa sức lao động thì giá trị sử dụng của nó được biểu hiện ở chỗ: nó được sử dụng như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, khi tiêu dùng sức lao động, nó quyết định

số lượng, chất lượng sản phẩm và hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra

Hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động không đồng nhất

Hàng hóa sức lao động không đồng nhất bởi vì sự khác nhau về tuổi tác, giới tính, trí thông minh, sự khéo léo, thể lực, động lực làm việc… giữa những người lao động và ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động

Trang 21

đó Hơn nữa, sự khác nhau về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật mà mỗi người lao động có được cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng nhất của hàng hóa sức lao động Chính sự không đồng nhất nên giá cả của sức lao động cũng phụ thuộc vào khả năng và kết quả lao động của từng người lao động

Cung của thị trường lao động có nhiều điểm khác biệt với cung của các thị trường khác

Cung của thị trường lao động chịu sự chi phối trực tiếp của yếu tố dân số Cung lao động sẽ dồi dào khi quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số nhanh thì cung lao động sẽ tăng nhanh trong tương lai Sự biến động dân số lại phụ thuộc vào các yếu tố như: lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán…

Cung của thị trường lao động tăng chậm vì nó phụ thuộc vào sự gia tăng dân số

và quá trình nuôi dạy, đào tạo người lao động Chất lượng cung của thị trường lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng, giáo dục và cơ chế, chính sách sử dụng con người

Cơ cấu cung của thị trường lao động khó thay đổi và sự thay đổi cần có thời gian

Giá cả của hàng hóa sức lao động tương đối ổn định và ít có khả năng phản ứng linh hoạt trước sự biến đổi của cung – cầu trên thị trường

Giá cả sức lao động cũng chịu sự chi phối của quan hệ cung – cầu Giá cả của sức lao động tăng khi cung lao động tăng và ngược lại Trong thực tế, thị trường lao động không bao giờ hoàn hảo, tiền công thường ít thay đổi hoặc rất chậm thay đổi và nguyên nhân chính là từ sự độc quyền của cả người bán và người mua Đối với người bán, sự độc quyền xảy ra khi sức lao động khan hiếm Đối với người mua, sự độc quyền xảy ra khi cung lao động dư thừa Bên cạnh đó, việc thuê mướn lao động thường dài hạn nên tiền công tương đối ổn định so với giá cả hàng hóa khác

Từ những đặc điểm của thị trưởng lao động Nhà nước phải có sự quản lý đối với loại thị trường này Có như vậy, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường mới được thực hiện đầy đủ và tạo động lực phát huy vai trò của thị trường sức lao động

Thị trường lao động được cấu thành và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: cung lao động, cầu lao động, giá cả trên thị trường lao động Trong đó cung và cầu

Trang 22

lao động là hai yếu tố quan trọng nhất cấu thành và ảnh hưởng đến thị trường lao động

Cung lao động

Cung lao động là số lượng dân số hoạt động kinh tế thường xuyên, bị chi phối bởi các yếu tố về quy mô dân số, mức độ di dân, giá cả sức lao động và các yếu tố thuộc về kinh tế, văn hóa, xã hội khác… mà tại đó người lao động bán sức lao động trong một thời gian nhất định với một khoản thù lao thỏa thuận (Nguyễn Văn Dũng, 2014)

Nguồn cung lao động được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các thị trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác Nguồn cung này có thể từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức … và nó được

bổ sung thường xuyên từ đội ngũ những người đến độ tuổi lao động Ở Việt Nam Tổng cục Thống kê quy định nguồn lao động là những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi nữ từ 15-55 tuổi) và người trên tuổi lao động đang làm việc Cung

về lao động phụ thuộc vào qui mô, cơ cấu dân số của một nước, chất lượng của nguồn lao động (trình độ văn hóa, cơ cấu ngành nghề, sức khỏe…), phong tục, tập quán xã hội của một nước và chính sách phát triển nguồn nhân lực của nước đó

Lực lượng lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc, đang tìm việc trên thị trường lao động (Nguyễn Tiệp, 2006) Cung tiềm năng về lao động bao gồm tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình hoặc không có nhu cầu lao động và tình trạng khác (Nguyễn Thị Thơm, 2006)

Theo Nguyễn Thị Thơm (2006), các yếu tố tác động đến cung lao động bao gồm:

- Nhóm nhân tố về dân số và di dân

Quy mô dân số càng lớn sẽ tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng cung cấp sức lao động cho xã hội càng lớn Tốc độ tăng dân số sẽ quyết định quy mô dân số và quyết định quy mô nguồn lao động sau khoảng thời gian 15 năm sau Tốc độ tăng dân số lại được quyết định bởi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và di dân thuần túy Việc quy định giới hạn tuổi lao động cũng tác động đến quy mô lực lượng lao động tiềm năng của quốc

Trang 23

gia Mặt khác, cơ cấu dân số già hay trẻ sẽ cho ta đội ngũ lao động đủ tuổi lao động ít hay nhiều, điều này quyết định cung lao động nhỏ hay lớn Di dân có tác động tức thì đến cung sức lao động và thậm chí có tác động rất lớn vì di dân chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động Tuy nhiên, do đa số dân cư từ nông thôn ra thành thị có trình độ đào tạo thấp nên chỉ có thể bổ sung vào lực lượng lao động với trình độ thấp,

và do vậy càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp trong các đô thị, hoặc hình thành thị trường sức lao động phi chính thức nơi đô thị Đối với nhiều quốc gia, di cư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm việc làm có tác dụng làm giảm thất nghiệp trong nước, có nghĩa là giảm nguồn cung sức lao động trong nước

- Nhóm nhân tố về kinh tế

Khi tiền công thực tế cao sẽ hấp dẫn người lao động tham gia vào thị trường và làm tăng cung sức lao động Giá cả sinh hoạt càng cao, quỹ tiêu dùng của người lao động sẽ tăng lên thì tỷ lệ người lao động tham gia vào thị trường sức lao động càng lớn Điều kiện làm việc tốt, phương tiện giao thông liên lạc thuận tiện, thời gian làm việc linh hoạt sẽ lôi kéo người lao động tham gia nhiều hơn vào thị trường sức lao động Bên cạnh đó, vì sự phát triển của xã hội, cùng với tăng thu nhập của dân cư, những đòi hỏi được nghỉ ngơi cũng tăng lên kéo theo giảm cung sức lao động, và ngược lại

- Nhóm nhân tố văn hóa – xã hội

Hệ thống giáo dục – đào tạo và dạy nghề tốt với giá cả thấp sẽ giúp người lao động có khả năng tham gia thị trường sức lao động nhiều hơn Mức độ tham gia lao động của trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào sự có sẵn của các dịch vụ giáo dục, chi phí

về giáo dục, khả năng đóng góp của lao động trẻ em vào thu nhập của gia đình, các chính sách của Chính phủ cũng như thái độ của Chính phủ đối với lao động trẻ em… cũng làm biến đổi cung sức lao động

Cung sức lao động còn bị ảnh hưởng bởi sự tham gia lao động của người cao tuổi một phần phụ thuộc vào các nguồn thu nhập thay thế khi tuổi già, hoặc thay đổi

cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại có thể tác động làm giảm nhu cầu lao động cao tuổi Nhận thức về giới cũng tác động làm biến đổi cung sức lao động trên thị trường Sự tham gia của phụ nữ vào thị trường sức lao động phụ thuộc vào các yếu tố nhất định Việc giảm tỷ lệ sinh, giảm giá các mặt hàng dịch vụ có thể thay thế cho

Trang 24

hàng hóa sản xuất tại gia đình, cũng như việc tăng mức tiền lương trả cho lao động nữ

sẽ có tác dụng kích thích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào thị trường sức lao động Khả năng tham gia của phụ nữ cũng cao hơn nếu trình độ được nâng lên

Cầu lao động

Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế, khả năng thu hút sức lao động của nền kinh tế Trên thị trường sức lao động, cầu sức lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê được ở mức giá được chấp nhận (Nguyễn Văn Dũng, 2014) Hay nói cách khác, cầu lao động là toàn bộ nhu cầu

về sức lao động của một nền kinh tế (hoặc của một ngành địa phương, doanh nghiệp…) ở một thời kỳ nhất định, bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm Trong nền kinh tế thị trường cầu lao động là cầu dẫn xuất Lao động là yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa vật phẩm nhất định, do vậy quy mô của nó phụ thuộc vào mức nhu cầu của hàng hóa do lao động sản xuất ra cũng như giá cả của hàng hóa đó trên thị trường Cầu về lao động được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức… hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài Cầu lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn tài nguyên của một nước, qui mô, trình độ công nghệ, cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế, mức tiền công, phong tục tập quán, tôn giáo… và chính sách phát triển kinh tế

Cầu thực tế về lao động: nhu cầu thực tế lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định (Nguyễn Thị Thơm, 2006)

Cầu tiềm năng về lao động: là nhu cầu lao động cho tổng số chỗ làm việc có thể

có được, trên cơ sở nhu cầu lao động hiện tại và có tính đến các yếu tố tạo việc làm trong tương lai như: vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ và các điều kiện khác (Nguyễn Thị Thơm, 2006)

Cầu thực tế

về lao động

Chỗ việc làm cũ được duy trì

Chỗ việc làm

bị bỏ trống

Chỗ việc làm mới

+

Cầu tiềm năng về Cầu thực tế về Số chỗ làm việc sẽ được

Trang 25

Theo Nguyễn Thị Thơm (2006), trong nền kinh tế, cầu sức lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu về thị trường sức lao động đều nhận định rằng, cầu sức lao động phụ thuộc vào các nhân tố sau:

Sự thay đổi khối lượng sản xuất biểu hiện ở mức độ tăng trưởng kinh tế, ở số lượng doanh nghiệp và xu hướng mở rộng của doanh nghiệp Khi khối lượng sản xuất tăng lên, số doanh nghiệp tăng lên và qui mô sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên thì lượng cầu tuyệt đối về sức lao động cũng sẽ tăng Để tăng lượng cầu về sức lao động cần phải thực hiện tái cơ cấu kinh tế hoặc mở rộng ngành nghề để mở thêm việc làm mới cho người lao động

Năng suất lao động thay đổi làm cho cầu sức lao động thay đổi theo hai xu hướng khác nhau Khi năng suất lao động tăng sẽ làm sản phẩm biên tăng, doanh nghiệp sẽ tăng thêm lao động Ngược lại, năng suất lao động giảm, làm giảm cầu sức lao động Năng suất lao động tăng do trình độ người lao động, do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới, do cải thiện điều kiện làm việc… làm ảnh hưởng đến năng suất và đến cầu sức lao động

Kinh tế tăng trưởng dẫn đến cầu sức lao động cũng tăng cao Bởi khi kinh tế tăng trưởng các yếu tố nguồn lực như vốn, tài nguyên, công nghệ… được huy động

và phối hợp hợp lý sẽ tạo điều kiện cho đầu tư phát triển, nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia vào thị trường sức lao động làm tăng cầu sức lao động Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp và nhà đầu tư buộc phải giảm sản lượng hoặc rút khỏi thị trường làm cho cầu sức lao động giảm Tuy nhiên mối quan

hệ này còn phụ thuộc vào phương thức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa công nghệ, do vậy cầu về sức lao động có trình độ chuyên môn cao tăng nhanh, trong khi cầu sức lao động nói chung tăng chậm

Cầu sức lao động phụ thuộc vào giá cả hàng hóa sức lao động trên thị trường Tiền lương cao, có thể xem là nguyên nhân cơ bản giới hạn cầu sức lao động Tuy nhiên sự tác động này theo một cơ chế phức tạp mang tính hai chiều do tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động – giá trị được đo bằng giá cả những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động Do vậy, khi giá cả sức lao động tăng sẽ làm

Trang 26

giảm cầu sức lao động Khi hạ thấp tiền lương sẽ ảnh hưởng ngay đến sự đòi hỏi tất yếu của quá trình tái sản xuất sức lao động Nếu tiền lương giảm đến mức tối thiểu sẽ không đáp ứng đủ cho tái sản xuất sức lao động một cách bình thường làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất Khi hạ mức tiền lương quá thấp sẽ dẫn đến phá vỡ khuyến khích lao động tích cực, hình thành thái độ tiêu cực trong lao động Đồng thời, kéo theo dòng di chuyển lao động có trình độ cao, gây tổn thất cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Mức tiền lương thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận Lúc này cầu sức lao động sẽ tăng, nhưng không kích thích tăng mà thậm chí còn giảm cung sức lao động

Khi giá cả các nguồn lực khác thay đổi sẽ làm cầu sức lao động thay đổi theo hai xu hướng khác nhau Nếu yếu tố sản xuất và lao động là hai nhân tố bổ sung hoàn toàn cho nhau (giá của yếu tố đầu vào này thay đổi thì cầu của yếu tố đầu vào khác thay đổi theo chiều ngược lại) thì khi giá của các yếu tố nguồn lực giảm thì cầu sức lao động tăng và ngược lại Nếu yếu tố sản xuất và lao động là hai nhân tố thay thế hoàn toàn cho nhau (giá của yếu tố đầu vào này thay đổi thì cầu của yếu tố đầu vào khác thay đổi cùng hướng) thì khi giá của yếu tố sản xuất giảm thì cầu sức lao động cũng giảm và ngược lại

Cầu sức lao động còn phụ thuộc vào các quy định về chế độ, chính sách của Nhà nước Chế độ ngày, giờ làm việc Tác động đến cầu sức lao động Để điều chỉnh cầu sức lao động doanh nghiệp có thể thay đổi số lao động hoặc thay đổi giờ làm việc Sự lựa chọn giữa sự thay đổi giờ lao động và số lượng lao động của doanh nghiệp dựa trên những quy định của chính sách việc làm

Cầu sức lao động trong những điều kiện khác nhau phụ thuộc vào thời gian làm việc khác nhau của người lao động được pháp luật quy định Pháp luật quy định chặt chẽ thời gian lao động trung bình trong ngày, thời gian làm việc đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… Trong điều kiện nền kinh tế hoạt động bình thường, thì thường cả người thuê lao động và người lao động đều thích tăng thêm giờ làm việc và dĩ nhiên sẽ giảm cầu sức lao động

Để đảm bảo việc làm cho người lao động, nhà nước cũng có cơ chế ràng buộc các doanh nghiệp phải trả một lượng chi phí đáng kể khi sa thải lao động Chính sách này làm ảnh hưởng tới quyết định sử dụng lao động của doanh nghiệp, bởi vì nó sẽ

Trang 27

làm tăng chi phí điều chỉnh khi sa thải Nó làm hạn chế mức độ sa thải và ngăn ngừa

sự sa thải lao động hàng loạt Tuy nhiên, các chính sách này cũng ngăn cản các doanh nghiệp thuê lao động trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng

Cùng với những quy định trên của pháp luật, một số chính sách liên quan như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… cũng tác động đến cầu sức lao động Ngoài ra, các chương trình quốc gia về việc làm, các chính sách về đầu tư, chính sách ngoại thương… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cầu sức lao động

Bên cạnh những nhân tố tác động đến số lượng cầu sức lao động như nêu trên còn có các nhân tố Tác động đến chất lượng cầu sức lao động như: quy mô, trình độ

kỹ thuật, trình độ quản lý, quan hệ kinh doanh quốc tế…

2.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp

Thất nghiệp là những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, đang tích cực tìm việc nhưng chưa tìm được việc làm Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa những người thất nghiệp so với lực lượng lao động Lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc hay đang tìm kiếm việc

Nền kinh tế toàn dụng lao động (full employment) khi tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 0% Tuy nhiên, tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả những lúc kinh tế thuận lợi nhất đều có những người tìm được việc làm mới và có những người mất việc Thất nghiệp vẫn diễn ra khi nền kinh tế ở mức toàn dụng lao động Theo đạo luật Humphrey – Hawkins được quốc hội Hoa kỳ thông qua năm 1978 xác định mức toàn dụng ứng với

tỷ lệ thất nghiệp 4% Thực tế, theo tính toán về cân bằng ngân sách được điều chỉnh có tính chu kỳ, nếu nền kinh tế đang ở mức sản lượng tiềm năng ứng với tỷ lệ thất nghiệp

tự nhiên là 5.2% (Paul Krugman, 2006)

Các dạng thất nghiệp

Thấp nghiệp bao gồm ba dạng: thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp cọ xát), thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ Nếu trong một nền kinh tế chỉ tồn tại hai dạng thất nghiệp đầu là thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu thì được xem là toàn dụng lao động, hay nói cách khác nền kinh tế đang ở mức thất nghiệp tự nhiên

Thất nghiệp cọ xát (thất nghiệp tạm thời) - tạm thời không có việc trong thời

gian chuyển công việc hay chuyển chỗ ở Ví dụ: sinh viên tìm việc sau khi tốt nghiệp; người lao động chuyển đến thành phố mới hoặc chuyển công viêc Thất nghiệp cọ xát

Trang 28

tồn tại một phần là do tác động của tiến trình tạo ra việc làm và hủy hoại việc làm, và những người lao động mới luôn có xu hướng tham gia vào thị trường việc làm Thất nghiệp cọ xát tồn tại ngay khi số lượng người đang tìm việc bằng với số lượng công việc được cung cấp Chính vì thế thất nghiệp cọ xát không phải là dấu hiệu của thặng

dư lao động

Thất nghiệp cơ cấu – xảy ra khi nền kinh tế đang thay đổi cơ cấu phát triển làm

cho ngành này mở rộng ngành kia thu hẹp, người lao động ở những ngành thu hẹp có thể bị mất việc Thất nghiệp cơ cấu không phải là dấu hiệu của thặng dư lao động

Thất nghiệp chu kỳ - phát sinh trong các chu kỳ kinh tế ở giai đoạn sản lượng

giảm (nền kinh tế suy thoái hay đình truệ), các DN sa thải công nhân, tạo nên thất nghiệp chu kỳ Thất nghiệp chu kỳ là dấu hiệu của thặng dư lao động

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng

Đây là tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp thực tế xoay xung quanh nó

và được cấu thành từ thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu Độ lệch hay biến thiên của tỷ lệ thất nghiệp thực tế so với thất nghiệp tự nhiên được gọi là thất nghiệp chu kỳ Thất nghiệp tự nhiên = Thất nghiệp cọ xát + Thất nghiệp cơ cấu

Thất nghiệp thực tế = Thất nghiệp tự nhiên + Thất nghiệp chu kỳ

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi theo thời gian và có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách

Các yếu tố thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cần được ước tính nhằm phục vụ cho công việc dự báo

và phân tích chính sách nên chỉ tiêu này rất cần thiết đối với các nhà kinh tế và các cơ quan Chính phủ Thực tế ở Hoa Kỳ và Châu Âu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nó thay đổi theo thời gian do một số nguyên nhân sau:

+ Thay đổi các đặc tính của lực lượng lao động

Độ tuổi và kinh nghiệm Những người lao động có kinh nghiệm thường trụ lại công việc dài hơn, họ có tình trạng thất nghiệp cọ xát thấp hơn Những người lớn tuổi chịu trách nhiệm nuôi gia đình nên thường có động cơ tìm việc và duy trì công việc mạnh hơn

Sự bùng nổ sinh sản Số lượng lao động mới vào lực lượng lao động là sản phẩm của sự bùng nổ sinh sản sau chiến tranh thế giới II

Trang 29

+ Thay đổi các thể chế của thị trường lao động

Công đoàn lao động mạnh là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao

Các tổ chức giới thiệu việc làm giúp gắn kết giữa việc làm và người lao động tìm việc nhằm giảm thất nghiệp cọ xát

Thay đổi công nghệ làm tăng cầu lao động có kỹ năng và giảm cầu lao động không có kỹ năng Do vậy lý thuyết kinh tế dự báo lương tăng cho rằng lao động có kỹ năng tăng và giảm đối với lao động không có kỹ năng

Tiền lương tối thiểu áp dụng trong khu vực lao động không có kỹ năng, tiền lương không giảm làm tăng thất nghiệp cơ cấu và vì vậy có thể kéo theo tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

+ Thay đổi các chính sách của Chính phủ

Chính sách tiền lương tối thiểu cao có thể gây ra thất nghiệp cơ cấu Trợ cấp thất nghiệp làm tăng thất nghiệp cọ xát và cả thất nghiệp cơ cấu Như vậy, một số chính sách có xu hướng giúp cho lao động có thể có tác động làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Tuy nhiên, một số chính sách của Chính phủ có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên như là đào tạo việc làm và trợ cấp làm việc Các chương trình đào tạo việc làm cung cấp cho người chưa được thuê mướn hêm các kỹ năng và mở rộng cơ hội công việc Trợ cấp làm việc là các khoản thanh toán đến những người lao động hay những người thuê mướn lao động mà nó nhằm cung cấp một động cơ khuyến khích tài chính

để chào việc làm nhiều hơn từ người thuê lao động và nhận việc làm nhiều từ người

lao động

+ Thay đổi năng suất

Năng suất lao động làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Nếu những người lao động không nhận biết được ngay rằng năng suất đang gia tăng nhanh hơn trước đây,

họ sẽ không yêu cầu ngay việc tăng lương tương xứng và điều này mang lại lợi nhuận cho người thuê mướn lao động do có thể thuê thêm lao động để tối đa hóa lợi nhuận

Vì vậy tăng trưởng năng suất có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Trải qua nhiều thập niên, các yếu tố trên đươc đưa ra để giải thích về các mô thức của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Dù cho mỗi cách giải thích đều có vẽ hợp lý nhưng

Trang 30

không một cách giải thích nào hoàn toàn thuyết phục cho sự thay đổi theo thời gian của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Mỗi yếu tố xảy ra và vận hành ở những giai đoạn và thời điểm khác nhau Do vậy, có thể vẫn còn nhiều yếu tố khác nữa mà chúng ta chưa hiểu hết một cách đầy đủ

2.1.3 Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp

Theo các tài liệu lý thuyết, chẳng hạn như Blanchard và Wolfers (2000), Nickell, Nunziata và Ochel (2005), Blanchard (2006), Bassanini và Duval (2006, 2009), và Felbermayr, Prat, và Schmerer (2011), chúng ta có thể nói rằng lý thuyết thị

trường lao động đã tập trung vào ba nhóm biến xác định tỷ lệ thất nghiệp

Nhóm biến đầu tiên là chu kỳ điều kiện kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như GDP, GDP bình quân đầu người và khoảng cách đầu ra Các mối quan hệ trực tiếp giữa tỷ

lệ thất nghiệp và GDP (tốc độ tăng trưởng) là được thành lập bởi Luật Okun Trong nghiên cứu ban đầu của mình, Okun (1962) phát hiện ra rằng tăng 2,5% trong tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn mức bình thường dự kiến sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện tại xuống 1% cho nền kinh tế Mỹ Trong một ví dụ gần đây, Lee (2000) cho thấy luật của Okun vẫn còn hợp lệ trong các quốc gia phát triển Tăng trưởng GDP quá chậm chạp sẽ có tác động tích cực đến tỷ lệ thất nghiệp

Nhóm biến số thứ hai trong việc xác định tỷ lệ thất nghiệp là nhân khẩu học chỉ

số hoặc điều kiện cấu trúc Theo Felbermayr, Prat và Schmerer (2011), chúng bao gồm tổng dân số Biến này cung cấp một thước đo chuẩn, mạnh mẽ quy mô thị trường của các nước

Với toàn cầu hóa và các ngành nghề mở, tỷ giá hối đoái đã bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ việc làm ở một quốc gia Với sự mất giá, xuất khẩu có xu hướng tăng và kết quả là chi tiêu nhập khẩu giảm Bằng cách này, dòng chảy của ngoại tệ được tăng cường và các nền kinh tế di

chuyển theo hướng tăng trưởng và do đó tỷ lệ tỷ lệ thất nghiệp giảm

2.1.3.1 Xuất khẩu

Xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu) Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Chính vì thế, nhiều nước phát triển theo đuổi

Trang 31

chiến lược công nghiệp hướng vào xuất khẩu Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, Quỹ Tiền

tệ Quốc tế (IMF) thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa

Xuất khẩu tăng (thâm hụt cán cân thương mại giảm), điều này ngầm định rằng đang có sự tăng nóng trong xuất khẩu ròng, khả năng xảy ra lạm phát cao do chính phủ muốn tăng sản luợng đầu ra của nền kinh tế bằng cách tăng tỷ giá Kết quả là các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường trước khi Ngân hàng Nhà nước có các chính sách thắt chặt tín dụng trong tương lai Mặc dù lợi nhuận các Doanh nghiệp có thể được hỗ trợ trong suốt thời kì tăng truởng xuất khẩu ròng cao đó, thị trường sẽ vẫn đánh giá rằng

đó chỉ là một chu kỳ ngắn hạn, và kỳ vọng rằng xu huớng sắp tới lãi suất sẽ tăng lên nhằm kiềm hãm đà tăng truởng quá nóng của nền kinh tế

Trong một trường hợp khác, khi đất nuớc có xu huớng thặng dự thương mại, nghĩa là xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, một sự gia tăng trong cán cân thương mại thường đưa ra tín hiệu tốt cho nền kinh tế Xu huớng giá cả cổ phiếu sẽ tăng khi hầu hết các nhà đầu tư đều cảm nhận được thời kì kinh tế tốt hơn đang rất gần Do đó, họ

sẽ mua nhiều cổ phiếu hoặc giảm số luợng cổ phiếu bán di Tình trạng thanh khoản sẽ kém đi khi có ít nguời sẵn sàng trao đổi chứng khoán mà chuyển sang nắm giữ để đầu

cơ và làm cho giá chứng khoán tăng

Việc gia tăng xuất khẩu sẽ giúp tăng trưởng kinh tế từ đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

2.1.3.2 Tăng trưởng kinh tế

Chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất dịnh Ðây là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp của một quốc gia và được dùng đại diện cho tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp & Lê Nguyễn Hoàng Tâm, 2013)

Khi giá trị sản luợng công nghiệp có mức tăng trưởng, điều này cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển (giai đoạn hồi phục hay tăng trưởng) Các công

ty làm ăn hiệu quả, gia tăng lợi nhuận, từ đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp Hơn nữa, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) lẫn giáp tiếp (FII)

Trang 32

2.1.3.3 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ đổi thành một đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định Có 2 cách yết giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp, tùy theo từng quốc gia mà sẽ chọn cách yết giá phù hợp đối với từng loại ngoại tệ

Nếu tỷ giá giá tăng thì đồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ tăng tính cạnh tranh, tăng hoạt động xuất khẩu của các DN trong nước, từ đó làm gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp Tuy nhiên, kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại nếu như DN sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu sẽ làm gia tăng chi phí trong sản phẩm, từ đó có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận, điều này sẽ tác động tiêu cực đến lao động

2.1.3.4 Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AEC có tác động tích cực đến lực lượng lao động Việt Nam do việc hội nhập sâu rộng hơn vào AEC mở ra cơ hội đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và phát triển các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu

Khi gia nhập AEC, Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút FDI

và môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam buộc phải tuân thủ hoàn chỉnh các hiệp định được ký kết trong khuôn khổ AEC, phải cải cách chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu tối đa các rào cản trái với quy định của AEC Nếu trước đây, các nhà đầu tư còn e ngại trong việc

bỏ vốn vào thị trường Việt Nam do những chính sách phân biệt đối xử của Chính phủ Việt Nam thì những năm gần đây vốn đầu tư vào Việt Nam tăng kỷ lục và thị trường Việt Nam được coi là thị trường rất có triển vọng

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

2.2.1 Các nghiên cứu định tính

Siow Yue Chia (2013)

Siow Yue Chia nghiên cứu hội nhập thị trường khu vực thông qua mạng lưới sản xuất và các hiệp định thương mại tự do ở Đông Á Nó đồng thời kiểm tra quá trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và trong các hiệp định thương mại và hội nhập kinh tế tự do ASEAN + 1 khác nhau Kết quả cho thấy hội nhập các nước mới nổi có

Trang 33

thể tối đa hóa sức mạnh tổng hợp kinh tế và giải quyết các vấn đề xảy ra ở các nước

Ba con đường có thể để hội nhập toàn khu vực, cụ thể là Khu vực mậu dịch tự do Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Quan hệ đối tác kinh tế toàn

diện cho Đông Á (Úc, New Zealand và Ấn Độ) và Đối tác xuyên Thái Bình Dương

hiện đang liên quan đến chín quốc gia đàm phán trong Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Nghiên cứu cho thấy việc hội nhập mang lại lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị và cả những thách thức cho các nước

Michael G Plummer, Peter A Petri and Fan Zhai (2014)

Michael G Plummer, Peter A Petri and Fan Zhai nghiên cứu tác động của các sáng kiến hội nhập khu vực đến lực lượng lao động của các nước thành viên ASEAN Tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, cả ở các nước thành viên và với các nước láng giềng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã trở thành một ưu tiên quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận xuất khẩu tăng từ việc tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế Tất cả các quốc gia đều được hưởng lợi từ kịch bản AEC và RCEP (Hiệp hội Đối tác Toàn diện về Kinh tế Khu vực, ASEAN và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Úc, New Zealand và Ấn Độ); tăng trưởng tổng thu nhập được ước tính tăng 8% (AEC) và 18,4% (RCEP) ở cấp độ ASEAN tổng thể Nghiên cứu cho thấy mức tăng đáng kể về tiền lương và việc làm Kết quả về tiền lương và các khoản thu nhập khác khác nhau tùy theo các yếu tố (lao động, vốn và đất đai) và lao động theo trình độ và giới tính Đặc biệt, ở Inđônêxia, Lào và Thái Lan, mức lương của nam giới tăng cao hơn so với phụ nữ trong mọi trường hợp chính sách Thêm vào đó, lao động

có tay nghề thường có tiền lương cao hơn so với lao động phổ thông

Bùi Thị Minh Tiệp (2015)

Bùi Thị Minh Tiệp nghiên cứu nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC ASEAN hiện nay đang được coi

là khu vực năng động với sự phát triển mạnh về kinh tế cùng với sự gia tăng về hợp tác giữa các quốc gia Theo lộ trình, năm 2015 AEC được thành lập và đi vào hoạt động Một trong những nội dung cơ bản nhất của AEC là tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng giữa các nước thành viên Điều này hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội cho các bên, đồng thời cũng hàm chứa nhiều thách thức do hầu hết các nước trong liên kết kinh tế

Trang 34

này đều đang ở giai đoạn rất dồi dào về số lượng lao động, nhưng lại có sự khác biệt

về chất lượng lao động và trình độ phát triển Nghiên cứu này phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở các nước ASEAN và tham chiếu cho Việt Nam để từ đó đề suất các gợi ý chính sách

Phan Thế Công và Hồ Thị Mai Sương (2015)

Phan Thế Công và Hồ Thị Mai Sương nghiên cứu triển vọng di chuyển lao động chất lượng cao giữa các nước trong AEC sau năm 2015 Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng nguồn lao động hiện nay ở các nước ASEAN, đánh giá triển vọng chuyển giao nguồn lao động chất lượng cao trong nội khối AEC Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển nguồn lao động có trình độ, tay nghề cao của Việt Nam sau khi AEC chính thức hình thành

Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương và Nguyễn Lê Anh (2015)

Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương và Nguyễn Lê Anh nghiên cứu Lao động Việt Nam trước hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEC dự kiến được thành lập vào cuối năm 2015 và được đánh giá là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á Trước những diễn biến của nền kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua đã mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các nước thuộc khu vực này, trong đó có VN với vai trò là thành viên của tổ chức Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan trong và ngoài nước nhằm tập trung nghiên cứu về AEC khi được thành lập và chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp VN, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp VN khi tổ chức kinh tế này được thành lập

Trần Văn Hùng (2017)

Trần Văn Hùng nghiên cứu Lao động Việt Nam trước hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngành nghề của nền kinh tế phát triển, trong đó phải kể đến là cơ hội về việc làm cho lực lượng lao động của Việt Nam Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan ban ngành, luận văn đề cập đến cộng đồng kinh tế AEC khi được thành lập và những nội dung thừa nhận lẫn nhau về các ngành nghề trong khu vực Luận văn cũng dựa trên những nhận định, đánh giá về thực trạng nguồn lực lao động

Trang 35

của Việt Nam cho thấy trước yêu cầu hội nhập AEC: lực lượng lao động Việt Nam dồi dào nhưng phân bố không đồng đều, trình độ chuyên môn và năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực Từ đó, luận văn đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao cơ hội việc làm và khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập của lao động Việt Nam

trong GDP không làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tunad (2010)

Tunah đã nghiên cứu các biến kinh tế vĩ mô gây ra tình trạng thất nghiệp cho Thổ Nhĩ Kỳ như lạm phát, tỷ giá hối đoái, GDP và tỷ lệ thất nghiệp trước đó Dữ liệu hàng quý từ năm 2000 đến năm 2008 được sử dụng làm dữ liệu mẫu cho nghiên cứu Augment Dickey Kiểm tra đầy đủ hơn (ADF), kiểm tra Phillip-Perron, sự phối hợp của Johansen và các kỹ thuật nhân quả của Granger được sử dụng để phân tích Kết quả cho thấy rằng có một tác động đáng kể của GDP thực, dân số, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp trước đó về tỷ lệ thất nghiệp Trong khi tỷ giá hối đoái thực hiệu quả không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp Theo lý thuyết, có một mối quan hệ tích cực giữa việc làm và sự tăng trưởng của các quốc gia

Kittisowan, C., Piboonthanakiat, N., & Orutsahakij, S (2011)

Kittisowan, C., Piboonthanakiat, N., & Orutsahakij, S nghiên cứu tác động của AEC đến tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan Đối tương nghiên cứu là Thái Lan và được thực hiện vào năm 2011 Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc hội nhập AEC có tác

Trang 36

động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua cơ chế xuất khẩu và GDP Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hội nhập AEC làm tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế từ đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

AEC đã tạo ra một thương mại tự do giữa các thành viên của ASEAN và đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh thương mại quốc tế giữa các quốc gia, tạo thuận lợi cho các nước tham gia vào việc phát triển một khu vực thương mại quốc tế tự do AEC tạo ra nhiều giao dịch thương mại hơn giữa Thái Lan và các thành viên ASEAN,

từ đó làm tăng mức xuất khẩu Việc mở rộng xuất khẩu dù không tính đến các yếu tố khác sẽ có tác động tích cực lên toàn bộ nền kinh tế, gia tăng xuất khẩu giúp kinh tế tăng trưởng theo nhiều cách, năng lực được sử dụng lớn hơn, động cơ phát triển công nghệ cao hơn và áp lực cạnh tranh quốc tế lớn hơn, từ đó dẫn đến quản lý hiệu quả hơn Xuất khẩu và kinh tế tăng trưởng thông qua việc tham gia vào AEC làm giảm tỷ

lệ thất nghiệp Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động nên việc làm nhiều hơn và tỷ lệ thất nghiệp giảm

Suppanunta Romprasert (2013)

Suppanunta Romprasert nghiên cứu tác động khi AEC thành lập đến xuất khẩu

và tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan Tác giả chọn AEC là một yếu tố mặc dù nó không được tính là biến kinh tế vĩ mô như bình thường nhưng nó là biến quan trọng để biết AEC tác động như thế nào đến tổng xuất khẩu của Thái Lan Sau đó, chứng minh mối quan hệ giữa xuất khẩu Thái Lan và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bằng cách sử dụng khái niệm lý thuyết kinh tế vĩ mô cơ bản để giải thích Cuối cùng, có một sự kết nối giữa thay đổi tỷ lệ thất nghiệp với sự thay đổi GDP có thể được giải thích bởi luật của Okun về khía cạnh kinh tế vĩ mô Nghiên cứu kết luận rằng AEC có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ thất nghiệp, khi AEC được thi hành nó sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời gia tăng xuất khẩu của quốc gia

AEC giống như những hiệp định thương mại tự do khác trên thế giới như AFTA, EVFTA… khi thành lập sẽ có những tác động đáng kể đến nền kinh tế xã hội của những nước khi tham gia hiệp định, tạo thuận lợi cho các nước tham gia vào việc phát triển một khu vực thương mại quốc tế tự do Phụ thuộc vào khả năng của đất nước đó

có thể tận dụng hết được những tiềm năng to lớn của những hiệp định này mang lại hay không nhưng nhìn chung mỗi đất nước sẽ có được những lợi ích nhất định

Trang 37

Giray Gozgor (2013)

Giray Gozgor (2013), khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của tự do thương mại lên tỷ

lệ thất nghiệp đã nhận thấy các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát; thay đổi năng suất và quy mô thị trường (tổng số dân số) cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp Có một kết luận rằng có tồn tại đáng kể, mạnh mẽ và mối quan hệ tiêu cực giữa mở cửa thương mại và tỷ lệ thất nghiệp trong bảy nền kinh tế phát triển

Khola Asif (2013)

Khola Asif nghiên cứu yếu tố tác động lên tỷ lệ thất nghiệp ở ba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan trong giai đoạn từ 1980 đến 2009 Phân tích hồi quy, đồng tích hợp, quan hệ nhân quả granger được thực hiện Các biến được chọn cho nghiên cứu là lạm phát, tổng sản phẩm trong nước, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ tăng dân số Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tác động đáng kể của tất cả các biến cho cả ba nước GDP của Pakistan cho thấy mối quan hệ tích cực với tỷ lệ thất nghiệp và dân số ngày càng tăng, làm xấu đi kinh tế điều kiện, bất ổn chính trị, tăng trưởng thấp và nhiều điều khác

Kaung Myat Ko and Poomthan Rangkakulnuwat and Sasiwimon W Paweenawat (2015)

Kaung Myat Ko and Poomthan Rangkakulnuwat and Sasiwimon W Paweenawat khi đánh giá tác động của thương mại quốc tế đến nhu cầu lao động các nước ASEAN +5 đã đưa vào mô hình các biến như xuất nhập khẩu nội khối của các nước ASEAN +5, thu nhập quốc dân ròng, thu nhập quốc nội, thu nhập bình quân đầu người Nghiên cứu cũng đưa ra một ảnh hưởng tích cực của xuất khẩu đối với nhu cầu lao động trong các nước này

Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài về tác động của việc hội nhập kinh tế thế giới nói chung và Cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng tác động đến thị trường lao động Theo sự tìm hiểu của tác giả thì các nghiên cứu về sự tác động của AEC đến thị trường lao động được thực hiện ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu định tính và chưa tìm thấy có nghiên cứu định lượng Trên cơ sở đó, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng để đo lường sự tác động của AEC đến thị trường lao động Việt Nam mà cụ thể ở đây là tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trang 38

Dựa trên công trình lý thuyết và thực nghiệm, tác giả đã phát triển một mô hình

để điều tra mối quan hệ / tác động của các biến kinh tế vĩ mô đối với tình trạng thất nghiệp

Để phù hợp với tình hình kinh tế ở Việt Nam và việc thu thập dữ liệu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc là tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam

và các biến độc lập bao gồm giá trị xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái và Cộng đồng Kinh tế ASEAN Về cơ bản, thì mô hình của tác giả khá giống so với nghiên cứu gốc của Khola Asif (2013) nhưng tác giả lấy dữ liệu theo quý để kéo dài thời gian nghiên cứu

Mô hình hồi quy có dạng:

UNEMP = β0 + β1GDP + β2EX + β3RER + β4AEC

Trong đó:

UNEMP: tỷ lệ thất nghiệp

EX: xuất khẩu

GDP: tăng trưởng kinh tế

RER: tỷ giá hối đoái

AEC: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

2.3.1 Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu

Số liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê

EX = xuất khẩu

Trang 39

Hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tạo ra một thương mại tự do giữa các thành viên của ASEAN, đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh thương mại quốc tế giữa các quốc gia Bởi vì việc hình thành AEC sẽ tạo thuận lợi cho các khu vực tham gia vào việc phát triển một thương mại quốc tế dễ tiếp cận hơn với các yêu cầu của nó Chính vì thế, việc hội nhập AEC tạo ra nhiều giao dịch thương mại hơn giữa Việt Nam và các thành viên ASEAN, từ đó làm tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa

Việc gia tăng xuất khẩu cho thấy nhu cầu về nhiên liệu đầu vào tăng lên, điều này cho thấy cường độ sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên, từ đó tạo ra nhiều hàng hóa

và dịch vụ, góp phần gia tăng lợi nhuận công ty nói riêng và giảm tỷ lệ thất nghiệp nói chung Chính vì thế, việc xuất khẩu tăng thì sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tác giả đặt giả thuyết:

H1: Xuất khẩu có tác động ngược chiều với tỷ lệ thất nghiệp

2.3.1.3 Tăng trưởng kinh tế

Chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất dịnh Ðây là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp của một quốc gia và được dùng đại diện cho tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp & Lê Nguyễn Hoàng Tâm, 2013)

IIP = chỉ số sản xuất công nghiệp Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã tăng xuất khẩu từ đó làm tăng GDP Gylfason (1999) khẳng định xuất khẩu có thể được coi là động lực chính thúc đẩy kinh

tế phát triển trực tiếp và gián tiếp vì một mặt chúng là một phần của sản xuất, mặt khác chúng thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và vốn, do đó cũng du nhập những ý tưởng và tri thức mới Cùng chung quan điểm này, Sharma và Panagiotidis (2005) tin rằng xuất khẩu là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế Khẳng định này càng được khẳng định rõ khi không tính đến những yếu tố tích cực bên ngoài như các yếu tố phi xuất khẩu, việc áp dụng các hình thức quản lý hiệu quả, việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, tăng tính kinh tế theo quy mô và khả năng tạo lợi thế so sánh rõ rệt Các tác giả cũng nhất trí rằng việc mở rộng xuất khẩu dùng không tính đến các yếu tố khác

sẽ có tác động tích cực lên toàn bộ nền kinh tế Feder công nhận rằng xuất khẩu giúp

Trang 40

kinh tế tăng trưởng theo nhiều cách, năng lực được sử dụng lớn hơn, động cơ phát triển công nghệ lớn hơn và áp lực cạnh tranh quốc tế lớn hơn, từ đó dẫn đến quản lý hiệu quả hơn AEC làm tăng xuất khẩu và từ đó làm kinh tế tăng trưởng Chúng ta thấy khi kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động nên việc làm nhiều hơn và thất nghiệp giảm

Tác giả đặt giả thuyết:

H3: Tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều với tỷ lệ thất nghiệp

2.3.1.4 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ đổi thành một đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định Có 2 cách yết giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp, tùy theo từng quốc gia mà sẽ chọn cách yết giá phù hợp đối với từng loại ngoại tệ Số liệu được thu thập từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

RER = tỷ giá hối đoái Nếu tỷ giá giá tăng thì đồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ tăng tính cạnh tranh, tăng hoạt động xuất khẩu của các DN trong nước, từ đó làm gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp Tuy nhiên, kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại nếu như DN sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu sẽ làm gia tăng chi phí trong sản phẩm, từ đó có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận, điều này sẽ tác động tiêu cực đến lao động

Tác giả đặt giả thuyết:

H4: Tỷ giá hối đoái tăng có tác động ngược chiều với tỷ lệ thất nghiệp

Ngày đăng: 28/12/2024, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w