1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác Động của thâm hụt ngân sách Đến cán cân vãng lai tại các nước Đông nam Á và hàm Ý chính sách cho việt nam

73 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu hướng tới những mục tiêu:  Đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân vãng lai, nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐẾN CÁN CÂN VÃNG LAI TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:

Lớp:

Khóa học:

Mã sinh viên:

Giảng viên hướng dẫn:

Tô Thu Trang K23TCB

2020 – 2024 23A4010684

TS Lê Thị Minh Ngọc

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của tôi,

có sự hướng dẫn của TS Lê Thị Minh Ngọc Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn tài liệu uy tín có ghi trong phần tài liệu tham khảo

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2024

Tác giả

Tô Thu Trang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô

khoa Tài chính, trường Học viện Ngân hàng đã tạo cơ hội cho em được học tập, rèn

luyện và tích lũy các kiến thức, kỹ năng để thực hiện được khóa luận

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Lê Thị Minh Ngọc đã

đồng hành cùng và nhiệt tình chỉ dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn

thiện khóa luận tốt nghiệp này

Tuy nhiên do vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân em còn nhiều hạn

chế nên khóa luận không thể tránh khỏi các sai sót Em rất mong nhận được những

nhận xét góp ý và chỉ dạy thêm của các thầy cô để em có thể hoàn thiện nghiên cứu

một cách tốt nhất

Cuối cùng, em xin chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và đạt

được nhiều thành công trong công việc Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Cơ sở lý thuyết 4

1.1.1 Ngân sách nhà nước 4

1.1.2 Cán cân vãng lai 8

1.1.3 Thâm hụt kép 10

1.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 14

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước 14

1.2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước 17

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 21

2.1 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2 Mô hình nghiên cứu 22

2.3 Dữ liệu nghiên cứu 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Kết quả nghiên cứu 27

3.1.1 Kết quả thống kê mô tả 27

3.1.2 Kết quả ước lượng hồi quy, kiểm định và mô hình nghiên cứu 30

3.2 Thảo luận 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 40

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 41

4.1 Kết luận 41

4.2 Hàm ý chính sách cho Việt Nam 42

4.2.1 Thực trạng thâm hụt NSNN và thâm hụt CCVL tại Việt Nam 42

4.2.2 Kiến nghị chính sách 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 51

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 57

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp các biến trong mô hình………22

Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình……….27

Bảng 3.2 Ma trận hệ số tương quan……….29

Bảng 3.3 Hệ số nhân tử phóng đại………29

Bảng 3.4 Kết quả hồi quy các mô hình……….30

Bảng 3.5 Kết quả hồi quy mô hình GLS………34

Hình 4.1 Cán cân ngân sách và cán cân vãng lai tại Việt Nam……….43

Hình 1 Hồi quy mô hình POLS……… 62

Hình 2 Hồi quy mô hình FEM………63

Hình 3 Hồi quy mô hình REM………63

Hình 4 Hồi quy mô hình GLS………64

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thâm hụt ngân sách nhà nước luôn là tình trạng thường xuyên phải đối diện ở hầu hết các quốc gia, nhất là trong thời gian gần đây khi thế giới phải đối mặt với thiên tai, biến đổi khí hậu và căng thẳng leo thang ở khu vực Trung Đông Hàng loạt các nền kinh tế lớn đang phải đối mặt với mức thâm hụt ngân sách khổng lồ gây ra rủi ro đến việc giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn (Báo Nhân dân, 2024) Các nền kinh tế đang phát triển như Đông Nam Á cũng không phải là ngoại

lệ, các quốc gia ở khu vực này thường có đặc thù kinh tế là sản xuất lương thực, tập trung phát triển công nghiệp khai khoáng và xuất khẩu nguyên liệu, do đó các quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào lạm phát, tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu nông nghiệp Khi chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách thì sẽ tìm cách để khắc phục như đi vay nợ, thắt chặt tài khóa thông qua tăng thuế hay giảm chi tiêu công, vì nếu thâm hụt ngân sách nhà nước duy trì ở mức cao sẽ gây áp lực rất lớn đến lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái và nhiều vấn đề khác Những tác động đó sẽ làm lãi suất tăng khiến thu hút thêm dòng vốn nước ngoài vào, gây ra áp lực tăng giá nội tệ, qua đó khiến hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài Điều này lại khuyến khích sự gia tăng nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, dẫn đến áp lực làm tăng thâm hụt cán cân thương mại – thành phần quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân vãng lai (Fleming,

1962 và Mundell, 1963)

Đặt trong bối cảnh Covid-19 kéo dài, ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã chịu một sức ép chưa từng có từ trước đến nay Cụ thể tại Việt Nam thì việc thực hiện thu ngân sách trung ương năm 2020 sụt giảm khoảng 91 nghìn tỷ đồng so với dự toán; năm 2021 dự kiến thu NSTW sụt giảm khoảng 28-29 nghìn tỷ đồng so với dự toán, trong khi nhiều nhiệm vụ chi phòng chống dịch Covid-19 phát sinh (theo Hoài Anh, 2021) Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã chi hơn 56,270 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người khó khăn, chưa tính đến các khoản chi trả cho những khoản nợ gốc đến hạn Tổng kết lại quyết toán thu chi NSNN năm 2021 bội chi đến 4% GDP Đồng thời khi đó, trong

Trang 8

báo cáo “Vietnam at a glance” của HSBC, trong quý 2/2021 Việt Nam chứng kiến mức thâm hụt cán cân vãng lai theo quý cao nhất từ trước tới giờ, tương đương 6,7% GDP (Vũ Phong, 2021) Như vậy có thể thấy cả thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lại đã xuất hiện đồng thời trong cùng một khoảng thời gian tại Việt Nam Hiện tượng này không chỉ có ở riêng Việt Nam mà càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và được nhiều nhà kinh tế đưa vào nghiên cứu mối tương quan giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai, hay còn gọi là “thâm hụt kép” Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề ngân sách và tác động của nó đến cán cân

vãng lai, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đến

cán cân vãng lai tại các nước Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam”

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu hướng tới những mục tiêu:

 Đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân vãng lai, nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á

 Đề xuất những chính sách cho Việt Nam nhằm cải thiện cán cân vãng lai cũng như giảm nhẹ các tác động do thâm hụt ngân sách nhà nước gây ra đối với cán cân vãng lai của Việt Nam

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tác động 1 chiều từ thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân vãng lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dựa trên cơ sở xem xét, tham khảo các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả xác định:

 Đối tượng nghiên cứu: Thâm hụt ngân sách nhà nước và các nhân tố khác có ảnh hưởng đối với cán cân vãng lai

 Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung vào 5 quốc gia Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Vietnam, Indonesia, Thailand và Philippines, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2022

Trang 9

 Phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp kết hợp với phương pháp hồi quy kinh tế lượng nhằm minh họa kết quả định lượng của vấn đề nghiên cứu

4 Kết cấu bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu gồm có 4 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Ngân sách nhà nước

a Khái niệm

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán

và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015)

Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra trình Quốc hội phê chuẩn Xét về thực thể vật chất: NSNN bao gồm những nguồn thu

cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng, đóng vai trò là một quỹ tiền tệ lớn của nhà nước Xét trong hệ thống tài chính: NSNN là một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia

Tuy nhiên xét về mặt bản chất, NSNN là một hệ thống các quan hệ kinh tế giữa một bên là nhà nước với một bên là các chủ thể kinh tế khác Những mối quan

hệ này luôn trong quá trình vận động và là quan hệ kinh tế hai chiều Chính sự vận động qua lại của các quan hệ kinh tế này dẫn tới việc hình thành và sử dụng quỹ NSNN

Tóm lại qua những phân tích trên có thể rút ra bản chất của NSNN như sau: NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước dựa trên nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của nhà nước theo luật định

b Vai trò

NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội

Trang 11

Thứ nhất, NSNN là công cụ củng cố bộ máy quản lý nhà nước, tăng cường sức

mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia Bộ máy quản lý nhà nước của Việt Nam được chia ra làm ba hệ thống quyền lực: hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp Để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của nền kinh tế - xã hội, bộ máy quản lý nhà nước cần phải được củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động Ngoài ra, sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục xác định Các nhu cầu chi tiêu của nhà nước được thỏa mãn bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế Đây là vai trò lịch sử của NSNN, được xuất phát từ tính nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và

cơ chế kinh tế nào, NSNN đều phải thực hiện và phát huy

Thứ hai, NSNN là công cụ chủ yếu phân bổ các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho

nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để phân bổ các nguồn lực tài chính từ các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung của nhà nước Tuy nhiên, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước

Vì vậy NSNN là công cụ chủ yếu để phân bổ các nguồn lực tài chính của nhà nước Đây cũng là vai trò quan trọng bậc nhất của NSNN đối với nền kinh tế của các quốc gia, dưới các chế độ chính trị khác nhau và trong mọi thời đại

Thứ ba, NSNN là công cụ giúp điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh

tế, góp phần giải quyết các vấn đề về đời sống và xã hội Bằng việc sử dụng công cụ NSNN, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi tiêu ngân sách, chính phủ đã làm giảm bớt sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước Hay nói cách khác, vai trò quan trọng của NSNN trong điều chỉnh phân phối thu nhập được thể hiện trên phạm vi rộng lớn ở cả hai mặt hoạt động thu và chi

Thứ tư, NSNN là công cụ tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn

định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn

bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh

Trang 12

tế - xã hội NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội

Thứ năm, NSNN là công cụ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp

tác và hội nhập quốc tế Trong xu thế mở cửa và hội nhập, các quan hệ chính trị, kinh

tế giữa các quốc gia không ngừng phát triển và ngày càng đa dạng Vai trò quan trọng của NSNN đối với các quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ: mọi khoản thu chi tài chính phát sinh trong quan hệ quốc tế đều có liên quan trực tiếp đến hoạt động của NSNN, đặc biệt là những khoản thu chi về đầu tư trực tiếp và gián tiếp, các khoản viện trợ và tiếp nhận viện trợ, các khoản đi vay và cho vay do nhà nước quản lý Khi nguồn thu ngân sách dồi dào, tiềm lực vốn và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước không ngừng tăng lên, đó là những điều kiện cơ bản, cần thiết để chúng ta mở rộng quan hệ đối ngoại và đẩy nhanh quá trình hợp tác bình đẳng với cộng đồng quốc

tế

c Thâm hụt NSNN

Thâm hụt NSNN là tình trạng khi chi phí vượt quá thu NSNN (thu từ thuế, phí

và lệ phí) trong một năm Các khoản thu ngân sách gồm:

A: Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí)

B: Thu về vốn (bán tài sản nhà nước)

C: Bù đắp thâm hụt

- Viện trợ

- Lấy từ nguồn dự trữ

- Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc)

Các khoản chi ngân sách gồm:

D: Chi thường xuyên

E: Chi đầu tư

F: Cho vay thuần (= cho vay mới – thu nợ gốc)

Công thức tính thâm hụt NSNN của một năm như sau:

Trang 13

Thâm hụt NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D+E+F) – (A+B) = C

Thâm hụt ngân sách do nhiều nguyên nhân khác nhau:

 Tác động của chu kỳ kinh doanh

Khủng hoảng làm cho thu nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên

để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội Điều đó làm cho mức thâm hụt NSNN tăng lên Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, khoản thu của nhà nước tăng lên trong khi chi không tương ứng làm giảm mức thâm hụt NSNN Mức thâm hụt do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ

 Tác động của chính sách cơ cấu thu chi nhà nước

Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức thâm hụt NSNN Ngược lại thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt Mức thâm hụt do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là thâm hụt cơ cấu Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn…), tổng hợp của thâm hụt chu kỳ và thâm hụt cơ cấu sẽ là bội chi NSNN

Như vậy thâm hụt ngân sách có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh

tế của các quốc gia, có thể xét đến ảnh hưởng của thâm hụt NSNN đến các yếu tố:

 Lạm phát

Thâm hụt NSNN làm nền kinh tế rơi vào tình trạng thiếu tiền, nhà nước sẽ khắc phục bằng cách đi vay, hoặc phát hành tiền Khi phát hành tiền sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông dẫn đến giá cả tăng (tiền mất giá) và gây ra lạm phát

 Thất nghiệp

Khi lạm phát cao, giá cả tăng, chi phí sản xuất cùng một hàng hóa sẽ tăng theo, mà giá cả lại biến động từng ngày nên các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc sản xuất làm nhu cầu về nhân lực giảm

 Tỷ giá và cán cân thương mại

Trang 14

Tiền trong nước mất giá, tỷ giá sẽ tăng cao, nghĩa là phải dùng một số tiền VND nhiều hơn so với trước mới có thể đổi được một đồng ngoại tệ khác Việc này sẽ làm giảm đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các đầu tư có yếu tố nước ngoài khác Hơn nữa khi đồng nội tệ mất giá sẽ kéo theo hàng loạt sự mất ổn định thị trường, hiệu quả của các dự án đầu tư và ảnh hưởng tới chính sách thuế Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại

1.1.2 Cán cân vãng lai

a Khái niệm

Cán cân vãng lai phản ánh tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay

và tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định pháp luật Cán cân vãng lai bao gồm 4 cán cân bộ phận:

 Cán cân thương mại

Cán cân thương mại phản ánh toàn bộ các khoản thu chi từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú

Cán cân thương mại là nội dung quan trọng nhất trong cán cân vãng lai, chiếm giá trị chủ yếu trong cán cân vãng lai và quyết định trạng thái của cán cân vãng lai Cán cân thương mại cho thấy tiềm lực kinh tế, khả năng cạnh tranh thương mại của một quốc gia Ngoài ra tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ, giá cả hàng hóa và biến động

tỷ giá, tiếp đến tác động đến cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát trong nước Chính

vì vậy, chỉ tiêu về cán cân thương mại được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm Các nhân tố tác động tới cán cân thương mại bao gồm: tỷ giá, lạm phát, chính sách thương mại quốc tế, giá thế giới của hàng hóa và thu nhập của người tiêu dùng

 Cán cân dịch vụ

Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi từ hoạt động dịch vụ giữa người cư trú và người không cư trú, bao gồm các khoản thu và chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du

Trang 15

lịch, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng

và từ các hoạt động dịch vụ khác

 Cán cân thu nhập

Cán cân thu nhập phản ánh toàn bộ các khoản thu nhập của người lao động và thu nhập từ hoạt động đầu tư của người cư trú và người không cư trú

 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người

cư trú và ngược lại Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú

b Thâm hụt cán cân vãng lai

Thâm hụt cán cân vãng lai xảy ra khi thu nhập của người cư trú từ người không

cư trú nhỏ hơn so với chi cho người không cư trú, giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vượt quá giá trị của hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hay đầu tư nhiều hơn tiết kiệm

Tình trạng của cán cân vãng lai được coi là không thể thiếu trong phân tích vĩ

mô đối với nền kinh tế mở Đặc biệt nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế như tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát Khi cán cân vãng lai thâm hụt (hay nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu) làm cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ và dẫn đến nội tệ có xu hướng giảm giá Chi phí nhập khẩu đầu vào tăng lên làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế và dẫn đến tình trạng lạm phát tăng Ngoài ra tình trạng của cán cân vãng lai là cơ sở thể hiện trạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia Cán cân vãng lai cân bằng cho thấy trạng thái tổng nợ nước ngoài của quốc gia là không thay đổi, cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đó đối với nước ngoài tăng lên

Vậy vấn đề thâm hụt cán cân vãng lai là tốt hay xấu Có nhiều ý kiến cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một nền kinh tế yếu kém, ngược lại thặng dư tài khoản vãng lai thể hiện nền kinh tế cạnh tranh tốt Tuy nhiên không

Trang 16

phải trường hợp nào cũng như thế Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai thể hiện một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao Khi nhu cầu đầu tư vượt quá khả năng tiết kiệm trong nước, dòng vốn từ nước ngoài sẽ chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư Tuy nhiên, tài khoản vãng lai thặng dư cũng có thể là dấu hiệu của bất ổn kinh tế Khi dòng vốn trong nước chảy

ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, điều này đồng nghĩa với việc nguồn lực không được sử dụng để phát triển nền kinh tế trong nước Trong nhiều trường hợp khác, sự mất cân bằng của cán cân vãng lai (thặng dư hoặc thâm hụt) không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng

1.1.3 Thâm hụt kép

Bản chất của thâm hụt kép phụ thuộc vào mối tương quan giữa ngân sách nhà nước và cán cân vãng lai Hiện đang có 2 hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai:

Thứ nhất, tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai

Mô hình của Fleming (1962) và Mundell (1963) được xây dựng trên “học thuyết thâm hụt kép” của Keynes cho rằng thâm hụt NSNN gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai Nghiên cứu chỉ ra rằng trong một nền kinh tế mở, thâm hụt NSNN tăng có xu hướng làm tăng lãi suất trong nước, do đó thu hút dòng vốn vào gây ra áp lực làm tăng tỷ giá hối đoái và dẫn đến hạn chế xuất khẩu, thúc đẩy nhập khẩu khiến cho thâm hụt thương mại tăng

Tư tưởng kinh tế vĩ mô của John Maynard Keynes cho rằng tổng sản lượng của nền kinh tế hình thành từ chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh

tế thế giới đối với các sản phẩm nội địa Công thức phương trình thu nhập quốc dân:

Y = C + I + G + (EX – IM) (1)

Trong đó Y là thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng nội địa, I là đầu tư nội địa, G là chi tiêu Chính phủ, EX là xuất khẩu, IM là nhập khẩu

Trang 17

Với S là tiết kiệm nội địa, SG là tiết kiệm Chính phủ, SP là tiết kiệm tư nhân:

Trong đó GB là NSNN, CA là cán cân vãng lai

Theo công thức thì có thể thấy CA và GB có mối quan hệ cùng chiều Khi NSNN đang cân bằng (GB = 0) thì các hành động cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công đều dẫn đến thâm hụt ngân sách (G > T hay GB < 0), giảm tiết kiệm công và sau đó là giảm tiết kiệm quốc gia Tiết kiệm không đủ phục vụ đầu tư nội địa là điều kiện thuận lợi cho làn sóng FDI chảy vào nền kinh tế, dẫn đến giảm tỷ giá hối đoái, kích thích nhập khẩu, giảm xuất khẩu, làm trầm trọng hơn tình trạng cán cân vãng lai

Mohammadi (2004) nghiên cứu hiện tượng thâm hụt kép trên dữ liệu bảng của 63 quốc gia trên thế giới từ giai đoạn 1975-1983 bằng kỹ thuật phân tích mô hình tác động cố định Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ đồng biến giữa thặng

dư ngân sách và cán cân vãng lai; biến chi tiêu chính phủ có tác động nghịch biến lên cán cân vãng lai vì có sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ dẫn đến giảm tiết kiệm công, mà thuế lại không thay đổi nên dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách và kéo theo cán cân vãng lai thâm hụt Jayaraman và cộng sự (2010) đã sử dụng 3 phương pháp ước lượng khác nhau gồm ước lượng FE tĩnh, ước lượng PMG và ước lượng

MG để phân tích và cũng đưa ra kết quả tương tự: thâm hụt ngân sách dẫn đến tài

Trang 18

khoản vãng lai thâm hụt trong ngắn hạn và dài hạn với mức độ tương ứng là 0,977%

và 1,13%

Arcaravci và cộng sự (2008), Mukhtar và cộng sự (2007) cũng ủng hộ quan điểm này của Keynes Nghiên cứu của họ cho rằng khi ngân sách chính phủ bị thâm hụt, có nghĩa là chi tiêu chính phủ lớn hơn nguồn thuế thu vào, chính phủ tăng chi tiêu lại là nhân tố mở rộng tổng cầu, kích thích tổng cầu tăng lên khiến đường AD dịch chuyển sang phải trong mô hình AD – AS Do AD tăng đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế khiến các nhà đầu tư lạc quan về nền kinh tế sẽ gia tăng đầu tư Tổng cầu tăng làm gia tăng khả năng cho các nhà đầu tư tư nhân và dẫn mức độ đầu tư cao hơn ở bất kỳ

tỷ lệ lãi suất nào Do đó, thâm hụt ngân sách có thể kích thích sự tổng hợp tiết kiệm đầu tư, nhưng đồng thời cũng có thể làm tăng lãi suất Bên cạnh đó, AD tăng làm cho giá cả hàng hóa trong nước tăng, xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, điều này góp phần làm thâm hụt cán cân vãng lai tại các quốc gia

Các nước Thụy Điển, Hàn Quốc cũng tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy thâm hụt CCVL có nguyên nhân từ thâm hụt NSNN trong giai đoạn 1980 – 2007 (Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu, 2009) Các diễn biến của nền kinh tế Thái Lan giai đoạn 1976 – 2000 (Baharumshah, A.Z., E Lau và A.M Khalid, 2006), Oman giai đoạn 1977 – 2003 (Hashemzadeh, N và Wilson, 2006) cũng giúp củng cố lý luận về thâm hụt kép theo học thuyết của Keynes

Thứ hai, giả thuyết cân bằng của Ricardo lại cho rằng không có mối liên quan giữa thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt NSNN

Theo giả thuyết này, sự thay đổi theo thời gian giữa thuế và thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đến lãi suất thực, số lượng đầu tư hay cán cân vãng lai

Trong trường hợp chi tiêu Chính phủ ổn định trong một thời gian dài với nguồn tài trợ là thuế, với những năm nguồn thu từ thuế vượt quá mức chi tiêu, Chính phủ sẽ cho vay; ngược lại khi số thu từ thuế thấp hơn mức chi tiêu, Chính phủ phải đi vay Nhờ có đường chi tiêu ổn định qua các năm, nên Chính phủ dự báo được mức thu thuế hợp lý cho tương lai

Trang 19

Trong điều kiện hoàn hảo với các giả thuyết như trên, nếu Chính phủ cắt giảm thuế

sẽ làm giảm nguồn thu NSNN, làm NSNN bị thâm hụt Tuy nhiên, việc giảm thuế lại giúp gia tăng tiết kiệm tư nhân do người dân quyết định dựa vào tình hình hiện tại và

kỳ vọng tương lai, họ cho rằng việc cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ cần được bù đắp trong tương lai bằng cách tăng thuế, vì vậy họ gia tăng tiết kiệm để chuẩn bị trả cho khoản thuế tăng lên trong tương lai Khi xét tổng của hai chiều tác động giảm tiết kiệm công, tăng tiết kiệm tư nhân thì tiết kiệm quốc gia không bị ảnh hưởng Như vậy, NSNN bị thâm hụt không ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia, từ đó không tác động đến CCVL

Ngược lại, khi Chính phủ cắt giảm thuế, thu nhập thực tế của người dân tăng lên, nhu cầu nhập khẩu cũng tăng lên Người dân cho rằng, trong tương lai thuế sẽ tăng, cơ hội mua hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống, vì vậy người dân tập trung nhập khẩu ngay trong hiện tại, làm CCVL có xu hướng thâm hụt Do trì hoãn thuế chỉ mang tính tạm thời nên tình trạng gia tăng nhu cầu nhập khẩu cũng mang tính ngắn hạn trong khu vực tư nhân Thâm hụt CCVL làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng giảm thuế lại khuyến khích đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tổng của hai chiều tác động là nền kinh tế ổn định trong ngắn hạn, do đó không tác động đến NSNN Như vậy, CCVL

bị thâm hụt không tác động đến thâm hụt NSNN

Nickel và Vansteenkiste (2008) đã xem xét số liệu 22 quốc gia công nghiệp phát triển trong giai đoạn 1981-2005 cho 22 quốc gia công nghiệp với phương pháp ước lượng

mô hình ngưỡng cho dữ liệu bảng cân bằng của Hansen (1999) Các kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng với những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP dưới 90% thì thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai có mối quan hệ dương, khi đó thâm hụt ngân sách tăng dẫn đến sự gia tăng trong thâm hụt cán cân vãng lai Những quốc gia

có tỷ lệ nợ rất cao thì tồn tại mối quan hệ âm nhưng không có ý nghĩa thống kê, sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đến thâm hụt cán cân vãng lai Ogbonna (2014) xem xét các mối quan hệ thực nghiệm giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai tại Nam Phi trong giai đoạn 1960 – 2012 Nghiên cứu sử dụng phân tích quan hệ nhân quả Granger với mô hình VAR cho thấy không có mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai trong ngắn

Trang 20

và dài hạn Các kết quả cho thấy không có bằng chứng của giả thuyết thâm hụt kép cho Nam Phi trong ngắn hạn

Bằng mô hình thực nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, mặc dù NSNN và CCVL cùng thâm hụt tại một thời điểm, nhưng hai cán cân này lại không có mối liên hệ tác động lẫn nhau với trường hợp của Ai Cập, Iran, Morocco, Syria, Nigeria, Tunisia và Bahrain những năm 1977 – 2003 (Hashemzadeh, N và Wilson, 2006)

1.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

Các lý thuyết kinh tế và các mô hình thực nghiệm đã chỉ ra rằng thâm hụt kép

là một hiện tượng kinh tế phức tạp, từ nhiều nguyên nhân khác nhau lại cùng dẫn đến một kết quả là ngân sách nhà nước và cán cân vãng lai thâm hụt đồng thời Các câu hỏi về mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt cán cân vãng lai bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong những năm 1980 Giả thuyết thâm hụt kép khẳng định sự gia tăng thâm hụt tài khóa sẽ gây ra một sự gia tăng tương tự trong thâm hụt vãng lai Trong hàng loạt các bài nghiên cứu cả trong nước và quốc tế, tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng đại đa số đều đưa ra kết quả ủng hộ mối quan hệ tương quan giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai, tức là khẳng định

sự tồn tại của thâm hụt kép

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước

Erceg, Guerrieri và Gust (2005) đã sử dụng mô hình cân bằng động ngẫu nhiên

tổng quát (DGE) trong nền kinh tế mở để đánh giá tác động của các cú sốc tài khóa đối với cán cân thương mại ở Hoa Kỳ Nhóm tác giả đã xem xét tác động của hai cú sốc tài khóa thay thế: tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế thu nhập lao động và đưa

ra kết luận là thâm hụt tài khóa có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến cán cân thương mại

của Hoa Kỳ, bất kể nguồn gốc là tăng chi tiêu hay giảm thuế

Cũng cho kết quả tương tự, Bussiere và cộng sự (2010) đã đánh giá tầm quan trọng

của thâm hụt ngân sách đối với việc xác định tài khoản vãng lai thông qua việc thu thập dữ liệu bảng của 21 quốc gia khối OECD trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 2003 Kết quả nghiên cứu cho thấy có rất ít bằng chứng về tác động của thâm hụt

ngân sách đối với tài khoản vãng lai, hay nói cách khác là không có mối quan hệ nhân

Trang 21

quả nào chứng minh cho việc thâm hụt ngân sách ảnh hưởng quan trọng đến tài khoản vãng lai

Ogbonna (2014) đã sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết và kiểm định nhân

quả Granger trong mô hình VAR đa biến để nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai sử dụng dữ liệu cho Nam Phi

trong giai đoạn từ 1960 – 2012 Kết quả cho thấy không có mối quan hệ nhân quả

giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt thương mại trong ngắn và dài hạn, không có bằng chứng của giả thuyết thâm hụt kép cho Nam Phi trong ngắn hạn

Anoruo và Ramchander (1998) đã sử dụng phân tích chuỗi thời gian đa biến để xem

xét về vấn đề “thâm hụt kép” đối với 4 nền kinh tế Châu Á đang phát triển là Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và quốc gia phát triển là Hàn Quốc Các tác giả đã

sử dụng kiểm định nhân quả Granger dựa trên mô hình vector tự hồi quy (VAR) để củng cố cho hướng tác động giữa hai loại thâm hụt Trái ngược với hầu hết các bài

nghiên cứu trong phần tổng quan, kết quả bài nghiên cứu này cho thấy thâm hụt thương mại có tác động một chiều gây ra thâm hụt tài khóa

Khalid and Guan (1999) đã sử dụng kỹ thuật đồng kết hợp để nghiên cứu mối quan

hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai trong dài hạn của năm quốc gia phát triển (Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Úc) trong giai đoạn 1950 – 1994 và năm quốc gia đang phát triển (Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Ai Cập và Mexico) từ 1955 đến 1993 Bài nghiên cứu sử dụng 4 biến là thâm hụt ngân sách (BD) và thâm hụt ngân sách (CAD) trên cơ sở phần trăm của GNP, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ lệ

tăng trưởng GNP Kết quả nghiên cứu cho thấy không tồn tại thâm hụt kép trong dài

hạn đối với các nước phát triển, trong khi kết quả đối với các nước đang phát triển lại không bác bỏ mối quan hệ này

Ganchev GT (2010) đã nghiên cứu giả thuyết thâm hụt kép trong bối cảnh nền kinh

tế Bulgaria từ năm 1997 đến năm 2009 Tác giả sử dụng phân tích đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và

thâm hụt vãng lai Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết thâm hụt kép ở

Bulgaria, cho thấy mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt vãng

Trang 22

lai, kiểm định nhân quả Granger cũng cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa

hai biến

Budak (2011) đã xác định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm

hụt thương mại nhằm kiểm tra tính đúng đắn của học thuyết Keynes và giả thuyết cân bằng Ricardo đối với Thổ Nhĩ Kỳ Tác giả đã sử dụng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội trong những năm 1975 – 2009, phương pháp phân tích là đồng kết hợp và sử dụng mô hình sai số

hiệu chỉnh (ECM) Các kết quả thực nghiệm ủng hộ quan điểm của Keynes chỉ ra có mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt ngân sách tác động đến thâm hụt thương mại

Hany Eldemerdash, Hugh Metcalf, Sara Maioli (2014) đã nghiên cứu mối quan hệ

giữa tài khoản vãng lai và chính sách tài khóa thông qua hồi quy dữ liệu bảng tại các quốc gia Ả Rập trong giai đoạn 1975 – 2010 với các biến: cán cân vãng lai, cán cân

ngân sách, tổng tiết kiệm nội địa và tổng đầu tư Kết quả thu được cho thấy có tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa cán cân ngân sách và cán cân vãng lai Kết quả này

ủng hộ giả thuyết thâm hụt kép (TDH) và từ chối giả thuyết tương đương Ricardo (REH) đối với các nước xuất khẩu dầu, ngược lại ủng hộ REH và từ chối TDH đối với các nước không xuất khẩu dầu

Gebremariam và cộng sự (2018) đã điều tra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách

và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Ethiopia bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1976 – 2015 Kết quả thực nghiệm từ mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) cho thấy thâm hụt ngân sách có mối tương quan nghịch với thâm hụt tài khoản vãng lai, mặc dù không có ý nghĩa thống kê Bất chấp kết quả của VECM, kết

quả của kiểm định nhân quả Granger cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả

hai chiều giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách chính phủ ở mức 5%

Umer Jeelanie Banday và Ranjan Aneja (2019) đã phân tích mối quan hệ nhân quả

giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt vãng lai đối với nền kinh tế Trung Quốc bằng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1985-2016 với các biến: thâm hụt vãng lai, thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái thực, lãi suất, lạm phát và cung tiền Các tác giả ước lượng 2 mô hình hồi quy với CAD và BD lần lượt là các biến phụ thuộc Kết quả

Trang 23

trong giai đoạn 1985 đến 2016 cho thấy có mối quan hệ lâu dài giữa các biến số và giả thuyết vô giá trị về không có sự đồng liên kết bị bác bỏ, đồng nghĩa với việc Trung

Quốc chấp nhận cách tiếp cận Keynes truyền thống về sự tồn tại của thâm hụt kép

Kết quả kiểm định giới hạn kết luận rằng có mối quan hệ đồng liên kết chặt chẽ giữa thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai, lãi suất, tỷ giá, lạm phát và cung tiền

1.2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước

PGS.TS Sử Đình Thành và TS Bùi Thị Mai Hoài (2011) đã giải thích mối quan

hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa ở Việt Nam thông qua kiểm định nhân quả Granger trên mô hình ước lượng VAR Nhóm tác giả đã kết luận rằng

thâm hụt tài khóa gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai nhưng không có chiều ngược lại Ngoài ra, sự thay đổi của GDP gây biến đổi trực tiếp đến thâm hụt cán cân vãng

lai; trong khi lãi suất và tỷ giá hối đoái không có quan hệ nhân quả Granger với thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai

ThS Trịnh Thị Trinh, ThS Lê Phương Dung và Nguyễn Thị Thùy Trang (2013)

đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam với bộ dữ liệu từ 1994 – 2012 Bằng cách hồi quy mô hình VAR và xác định quan hệ nhân quả dựa vào kiểm định Grange Test, kết quả nghiên cứu thực

nghiệm cho thấy có mối quan hệ duy nhất là thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đến thâm hụt tài khóa ở Việt Nam

Nguyễn Tuấn Kiệt và Nguyễn Toàn Trung (2017) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa

thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt cán cân vãng lai tại Việt Nam giai đoạn

2000 – 2014 Hai tác giả đã thực hiện các kiểm định trên mô hình Vector tự hồi quy (VAR) trong đó biến phụ thuộc là mức thâm hụt cán cân vãng lai và các biến độc lập

là mức thâm hụt ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế , tỷ giá USD/VND bình quân, lãi suất bình quân, và sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian Kết quả nghiên cứu đã

cho thấy rằng thâm hụt NSNN có tác động dương đến thâm hụt cán cân vãng lai, mà

cụ thể là nếu thâm hụt ngân sách nhà nước tăng (hay giảm) 1 %GDP thì thâm hụt cán cân vãng lai tăng (hay giảm) 1,292 %GDP nếu các yếu tố còn lại không thay đổi

Trang 24

Đào Thông Minh (2017) đã nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đối với cán

cân vãng lai tại 10 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2008 – 2015 với nguồn dữ liệu thứ cấp từ ADB Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất GLS với biến phụ thuộc là cán cân vãng lai, các biến độc lập lần lượt là cân bằng tài khóa chính phủ, chi tiêu chính phủ, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái thực đa phương

Kết quả nghiên cứu cho rằng cân bằng tài khóa chính phủ có tác động tích cực đối với cân bằng tài khoản vãng lai, chi tiêu chính phủ và tỷ giá thực đa phương có tác

động ngược chiều với cân bằng tài khoản vãng lai Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa có mối liên hệ với cân bằng tài khoản vãng lai tại các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian nghiên cứu

Cán cân thương mại là thành phần chính của cán cân vãng lai, do đó cũng có nhiều

bài nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và cán cân thương mại Trịnh Thị

Liên và Trần Văn Hùng (2017) phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và

thâm hụt thwong mại tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014 thông qua hồi quy đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và mô hình VAR kết hợp phân tích nhân

quả Granger Kết quả cho thấy giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt thương mại có mối quan hệ trong dài hạn nhưng không có quan hệ nhân quả trong ngắn hạn

Trần Đình Toàn, Nguyễn Phương Mai (2022) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa

thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại của Việt Nam bằng mô hình tự phân phối trễ phi tuyến NARDL theo chuỗi thời gian quý, từ quý I/2005 đến quý IV/2017 Kết

quả cho thấy trong giai đoạn này tại Việt Nam không tồn tại thâm hụt kép, quan hệ giữa hai cán cân là quan hệ tương tác hai chiều nghịch biến

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai rất phức tạp vì cả hai chỉ số này đều chịu ảnh hưởng và cũng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố kinh tế khác nhau Mặc dù mối quan hệ này đã được nghiên cứu và phân tích bởi nhiều nhà kinh tế học lớn cả trong và ngoài nước nhưng vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm và các luồng ý kiến trái chiều khi các nhà nghiên cứu đưa ra các kết quả thực nghiệm dựa trên thực tiễn nghiên cứu theo một trong hai trường phái, hoặc của Keynes, hoặc của Ricardo

Trang 25

Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng tác động của thâm hụt NSNN đến cán cân vãng lai còn phụ thuộc vào yếu tố không gian như quốc gia/ nền kinh tế phát triển hay đang phát triển, thời gian xét đến là ngắn hạn hay dài hạn và các yếu tố vĩ mô liên quan khác như lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất thực…Ngoài ra sự khác biệt về phương pháp ước lượng, mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu không đồng nhất về thời gian

và thành phần các nước được nghiên cứu cũng khiến mức độ tin cậy không hoàn toàn chính xác

Đối với các nghiên cứu nước ngoài hầu hết đều tập trung vào các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… nên khi áp dụng với các nước đang phát triển như khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì các nghiên cứu này có thể chưa được chính xác và còn nhiều hạn chế Còn đối với các nghiên cứu trong nước thường dựa trên quy mô nhỏ và phụ thuộc nhiều vào phân tích định tính do nguồn dữ liệu còn hạn chế Phần lớn các nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số ít quốc gia hay một khu vực cụ thể, nhưng thiếu sự so sánh giữa các nền kinh

tế khác nhau, giữa các quốc gia có điều kiện chính trị và xã hội khác nhau

Mặt khác, thâm hụt ngân sách và cán cân vãng lai có thể bị ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc ngành kinh tế của mỗi quốc gia Nghiên cứu về tác động của các chính sách (chính sách thuế, chi tiêu công) đối với thâm hụt ngân sách và CCVL có thể còn thiếu và khác nhau giữa các quốc gia Do đó việc thiếu một khung cơ sở nhất quán trong phân tích thực nghiệm khiến cho việc đọc và so sánh kết quả của các nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn

Trang 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước

và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua những lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm

cả trong và ngoài nước Mối quan hệ giữa hai đại lượng này luôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong bất kỳ thời điểm nào của các nền kinh tế phát triển

và đang phát triển Tuy nhiên vẫn tồn tại những khoảng trống nghiên cứu và các quan điểm, ý kiến trái chiều, một là ủng hộ giả thuyết thâm hụt kép (TDH), một là ủng hộ giả thuyết tương đương Ricardo (REH)

Trang 27

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu sẽ được thu thập dưới dạng dữ liệu bảng để đưa vào phân tích hồi quy (16 năm từ 2007 đến 2022 tại 5 quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia) Dữ liệu bảng thường được dùng trong các nghiên cứu định lượng vì các ưu điểm sau: Các kết quả ước lượng từ dữ liệu bảng giúp các tham số trong mô hình có độ tin cậy cao hơn và dữ liệu bảng giúp lượng hóa những tác động không thể được xác định khi sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu thời gian

Để thu thập dữ liệu bảng, chúng ta phải thu thập nhiều đối tượng (units) giống nhau trong cùng một hoặc nhiều thời điểm

Trong thực tế khi tiến hành nghiên cứu thì tổng thể của nghiên cứu là rất lớn, nên khó

có thể thu thập dữ liệu của toàn bộ tổng thể, chính vì vậy thông thường các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn một tập hợp một số đối tượng nghiên cứu tạo thành mẫu nghiên cứu

để tiến hành phân tích, trên cơ sở đó suy ra tính chất chung của tổng thể Chính vì vậy sau khi chọn được mô hình phù hợp nhất, để kết quả hồi quy có ý nghĩa, thể hiện đầy đủ những tính chất chung của tổng thể nghiên cứu thì cần đảm bảo các giả định hồi quy không bị vi phạm Nếu các giả định bị vi phạm, thì các kết quả ước lượng được không đáng tin cậy nữa Vì vậy, để có thể ước lượng mô hình chính xác cần phải thực hiện một số kiểm định các giả định sau: (1) Tương quan chuỗi; (2) PSSS thay đổi; (3) Tương quan chéo Ngoài ra, nếu mô hình vi phạm các giả định hồi quy, tác giả sẽ dùng phương pháp ước lượng GLS để khắc phục (Judge, Hill và cộng sự, 1988)

Nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp:

i) Thống kê mô tả lại các biến trong mô hình;

ii) Phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Regression) sau đó sử dụng các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp giữa mô hình OLS thô (Poolesd OLS) hoặc

mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) hoặc mô hình tác động ngẫu nhiên (Randomized Effects Model – REM) Cụ thể:

 Thực hiện kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để lựa chọn giữa 2 mô hình REM và POLS

Trang 28

 Nếu mô hình REM phù hợp hơn POLS, thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình FEM và REM

iii) Làm các kiểm định cần thiết để kiểm tra xem mô hình được chọn có khuyết tật nào không;

iv) Trong trường hợp mô hình có khuyết tật thì sẽ sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tổng quát nhỏ nhất (GLS) để khắc phục khuyết tật

Trong quá trình làm bài, tác giả đã sử dụng kiến thức của kinh tế lượng và kinh tế vĩ

mô, phương pháp định lượng với sự hỗ trợ chính của phần mềm STATA, Microsoft Excel, Microsoft Word để tổng hợp và hoàn thành nghiên cứu này

2.2 Mô hình nghiên cứu

Theo mô hình Fleming – Mundell (1963) thì sẽ có sự truyền dẫn giữa các biến

vĩ mô có liên quan đến cán cân tài khóa và cán cân vãng lai, kế thừa mô hình nghiên cứu của Mohammadi (2004), Forte và Magazzino (2013), tác giả đã xem xét các biến

vĩ mô cần xét đến đó là tỷ giá hối đoái thực, lạm phát, chi tiêu của Chính phủ và tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân Vì vậy, để đánh giá ảnh hưởng một cách hiệu quả nhất và phù hợp với phạm vi nghiên cứu của bài luận, tác giả đưa các biến trên vào

mô hình để xem xét và đề xuất mô hình được sử dụng:

𝑪𝑨𝒊𝒕 = 𝜷𝟎+ 𝜷𝟏𝑩𝑩𝒊𝒕+ 𝜷𝟐𝑹𝑬𝒊𝒕+ 𝜷𝟑𝑰𝑵𝑭𝒊𝒕+ 𝜷𝟒𝑮𝑫𝑷𝑮𝒊𝒕+ 𝜷𝟓𝑮𝑬𝒊𝒕+ 𝒖𝒊𝒕Trong đó:

𝜷𝟎 là hệ số chặn

𝜷𝟏, 𝜷𝟐, 𝜷𝟑, 𝜷𝟒, 𝜷𝟓 là các hệ số góc

𝒖𝒊𝒕 là sai số ngẫu nhiên

𝒊 = 𝟏; 𝟓̅̅̅̅̅ là quốc gia thứ i được khảo sát

𝒕 = 𝟏; 𝟏𝟒̅̅̅̅̅̅̅ là năm thứ t được khảo sát

Bảng 2.1 Tổng hợp các biến trong mô hình

Trang 29

Vai trò Ký

hiệu Tên biến

Nguồn tham khảo

Nghiên cứu trước

Kỳ vọng dấu Biến

World Bank Ademe, 2016 -

GDPG Tăng trưởng GDP

(%)

World Bank Pettinger, 2019 -

GE

Chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của chính phủ (%GDP)

World Bank Kia, 2016 -

Giả thuyết của mô hình nghiên cứu:

Trang 30

Nếu giả thuyết H2 được chấp nhận thì các yếu tố vĩ mô gồm tỷ giá hối đoái thực, lạm phát, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu Chính phủ không có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân vãng lai

2.3 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng Dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu chéo

và dữ liệu thời gian, được coi là công cụ hữu ích trong phân tích và nghiên cứu kinh

tế, xã hội và hành vi của các đơn vị chéo theo thời gian Ưu điểm của dữ liệu bảng:

 Mô hình hóa hành vi: Dữ liệu bảng cho phép mô hình hóa hành vi chung và hành vi cá nhân của các nhóm, hữu ích khi nghiên cứu sự biến đổi theo thời gian của các đơn vị chéo

 Thông tin phong phú hơn: Việc kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo làm dữ liệu bảng cung cấp dữ liệu chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự

do hơn và hiệu quả cao hơn

 Kiểm soát yếu tố không quan sát được: Dữ liệu bảng cho phép kiểm soát các yếu tố không quan sát được

 Phát hiện tác động ẩn: Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy

Dữ liệu của đề tài được thu thập thống kê từ các website: IMF, WorldBank, trang số liệu Bruegel.org và Fred với 80 quan sát trong vòng 16 năm (2007 đến 2022) trong phạm vi 5 quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia Cụ thể:

 Biến CA: Tổng tài khoản vãng lai ròng trong cán cân thanh toán, tính bằng % GDP hàng năm không theo kỳ điều chỉnh, thu thập từ dữ liệu thống kê của Fred.org

 Biến BB: Cán cân ngân sách nhà nước, tính bằng cho vay ròng/vay ròng hay doanh thu chính phủ trừ đi chi phí và đầu tư ròng vào tài sản phi tài chính, thu thập từ IMF với đơn vị tính %GDP

Trang 31

Giả thuyết: Thâm hụt ngân sách tăng sẽ dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai (Fleming, 1962; Mundel, 1963)

 Biến RE: Tỷ giá hối đoái thực dựa trên chỉ số giá tiêu dùng hàng năm (lấy năm

2007 = 100%), dữ liệu thu thập từ Bruegel.org

Giả thuyết: Tỷ giá hối đoái thực tăng sẽ tác động tiêu cực đến cán cân vãng lai (Võ Phương Thùy, 2017)

 Biến INF: Chỉ số lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (%), thu thập dữ liệu từ World Bank

Giả thuyết: Lạm phát tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân vãng lai (Ademe, 2016)

 Biến GDPG: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%), thu thập dữ liệu từ World Bank Giả thuyết: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn gây ra sự sụt giảm trong tài khoản vãng lai (Pettinger, 2019)

 Biến GE: Chi tiêu chung cho tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ, tính bằng

%GDP, thu thập dữ liệu từ World Bank

Giả thuyết: Chi tiêu chính phủ tăng gây tác động xấu đến cán cân vãng lai (Kia, 2016)

Trang 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 xác định phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình, lựa chọn biến và kỳ vọng dấu cho các hệ số trong mô hình Tác giả đã kế thừa mô hình Fleming – Mundell (1963) và xem xét thêm các biến vĩ mô có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và xây dựng được mô hình nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 5 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonexia và Thái Lan trong giai đoạn

2007 – 2022

Trang 33

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu

3.1.1 Kết quả thống kê mô tả

Thống kê mô tả dữ liệu bao gồm: số quan sát (Obs), giá trị trung bình (Mean),

độ lệch chuẩn (Std.dev), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị lớn nhất (Max)

Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Biến | Obs Mean Std.dev Min Max

-

CA | 80 5.455 8.018311 -8.646445 27.14333

BB | 80 -1.230987 3.349407 -7.03104 7.961742

RE | 80 109.9109 16.27399 96.1947 161.9604 INF | 80 3.510469 3.76276 -1.138702 23.11545

GE | 80 11.46402 2.988448 5.554116 18.25817 GDPG | 80 4.444245 3.135932 -6.066926 14.51975 -

Mô hình nghiên cứu có 6 biến, trong đó có 1 biến phụ thuộc (CA) và 5 biến độc lập (BB, RE, INF, GE, GDPG) với tổng 80 quan sát trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2022 Kết quả thống kê cho thấy:

Giá trị trung bình của cán cân vãng lai cho mẫu nghiên cứu này là 5.455, dao động trong khoảng từ -8.646445 đến 27.14333 Điều này biểu thị tình hình tài khoản hiện tại của quốc gia, bao gồm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền và các giao dịch tài chính khác Mức cán cân vãng lai trung bình dương cho thấy các quốc gia này xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu trong giai đoạn 2007 – 2022 Độ lệch chuẩn 8.018311 lớn hơn nhiều so với giá trị trung bình, cho thấy sự biến động lớn trong xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền và các giao dịch tài chính khác của quốc

Trang 34

gia qua thời gian Điều này có thể do nhiều yếu tố, chẳng hạn như biến động của giá

cả hàng hóa, thay đổi trong chính sách thương mại, hoặc các cú sốc kinh tế

Biến BB cho biết mức thâm hụt NSNN lớn nhất là 7.03104 %GDP, mức thặng dư lớn nhất là 7.961742 %GDP, với giá trị trung bình là -1.230987 %GDP cho thấy các quốc gia Đông Nam Á chi tiêu nhiều hơn thu nhập trong thời quan qua, điều này có thể dẫn đến việc vay nợ ròng từ Chính phủ Độ lệch chuẩn 3.349407 khá cao cho thấy mức biến động đáng kể của cán cân NSNN, điều này có thể do nhiều yếu tố như biến động của doanh thu thuế, thay đổi trong chính sách tài khóa, hoặc các cú sốc kinh tế Mức tỷ giá hối đoái thực trung bình 109.9109 (2007 = 100%) cho thấy giá trị đồng nội tệ của các quốc gia này cao hơn so với năm 2007 Độ lệch chuẩn 16.27399 rất cao cho thấy tỷ giá hối đoái đã có sự biến động lớn, điều này có thể do nhiều yếu tố như biến động lãi suất, thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc các cú sốc kinh tế Mức lạm phát trung bình là 3.510469% cho thấy mức giá tiêu dùng chung tại các quốc gia này tăng trung bình 3.510469% trong 16 năm qua So với mức lạm phát trung bình toàn cầu trong cùng giai đoạn là 2.9 – 3.2% (theo IMF) thì đây được coi

là mức trung bình, cho thấy sự ổn định về giá cả chung tại các quốc gia Đông Nam

Á Tuy nhiên độ lệch chuẩn 3.76276 cao cho thấy sự biến động đáng kể về lạm phát giữa các quốc gia

Biến GE cho thấy tỷ trọng chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á dao động trong khoảng từ 5.554116 %GDP đến 18.25817 %GDP với mức trung bình là 11.46402 %GDP trong giai đoạn 2007 – 2022 So với tỷ trọng chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ các nước trên thế giới thì đây được coi là mức tương đối cao, điều này cho thấy vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc kích thích tiêu dùng và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của 5 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn

2007 – 2022 là 4.444245%, so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trung bình 2.2% (theo World Bank) là tương đối cao, cho thấy sự phát triển kinh tế ấn tượng của các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn này Độ lệch chuẩn cao cho thấy mức độ biến

Trang 35

động của GDPG khá cao, có thể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, biến động giá cả hàng hóa thế giới, bất ổn chính trị

Hệ số tương quan là chỉ số thống kê đo lường mức độ mạnh yếu của mối quan

hệ giữa hai biến số, có giá trị trong khoảng -1 đến +1, thông qua hệ số tương quan có thể dự báo sự xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến nếu nó lớn hơn 0.8 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình được thể hiện trong bảng 3

Bảng 3.3 Hệ số nhân tử phóng đại

Trang 36

tử phóng đại (VIF) ở bảng 4 chỉ ra các giá trị VIF đều thấp, trung bình là 1.26, cho thấy tổng thể mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến

3.1.2 Kết quả ước lượng hồi quy, kiểm định và mô hình nghiên cứu

Tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu bảng được thu thập với ba phương pháp ước lượng: mô hình OLS thô (POLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiêu (REM) để ước lượng tác động của các biến kinh tế đến cán cân vãng lai

Bảng 3.4 Kết quả hồi quy các mô hình

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w