Kết quả về tác động của ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Thứ nhất, kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy khi tài sản ngoại bảng của NHTM tăng lại làm giảm tổng lợi nhuậ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NĂM HỌC 2019 - 2020
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Hà Nội - 2020
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NĂM HỌC 2019 - 2020
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Thân Thị Hạ - K20NHA - 20A4010181
Hoàng Minh Đức – K20NHA - 20A4010109 Lại Thu Hằng – K20TCM - 20A4010865 Nguyễn Thị Lý - K21KTDNA - 21A4020352 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh - Viện NCKH Ngân
hàng
Hà Nội - 2020
Trang 3THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Sinh viên thực hiện:
- Người hướng dẫn: PGS TS Phạm Thị Hoàng Anh - Viện NCKH Ngân hàng
+ Làm rõ thực trạng tác động của hoạt động ngoại bảng đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
+ Ứng dụng một số mô hình kinh tế lượng để phân tích, đánh giá tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Trang 4+ Đề xuất một số khuyến nghị, chính sách nhằm cải thiện, khắc phục những vấn đề hạn chế trong việc phát triển hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
3 Tính mới và sáng tạo
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, nhóm cho rằng nghiên cứu này có những đóng góp cụ thể sau:
Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên đi sâu đánh giá tác động của OBS đến
hoạt động kinh doanh của các NHTM
Thứ hai, dựa trên mô hình hồi quy pooled, phương pháp hồi quy hiệu ứng cố
định (FEM), phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu đã đánh giá tác động của hoạt động ngoại bảng đến 4 biến số gồm: (i) Thu nhập ngoài lãi; (ii) Lợi nhuận trên tổng tài sản; (iii) Rủi ro ngoại bảng và (iv) Rủi ro tín dụng
4 Kết quả nghiên cứu
4.1 Tác động của giao dịch ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng
4.1.1 Kết quả về tác động của ngoại bảng đến thu nhập ngoài lãi
Thứ nhất, mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy các giao dịch ngoại bảng
có mối quan hệ tích cực và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập ngoài lãi Nói cách
khác, giao dịch ngoại bảng tăng sẽ góp phần cải thiện nguồn thu ngoài lãi cho các NHTM Việt Nam Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm của những nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Baele et al.(2007), Adrian and Shin (2009) và Pellerin 2008 Việc cung cấp hoạt động ngoại bảng như các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, giao dịch phái sinh, cam kết bảo lãnh giúp ngân hàng tăng các khoản thu nhập ngoài lãi từ khoản phí thu được Ở Việt Nam, trong việc cung ứng các hoạt động ngoại bảng, các NHTM chủ yếu tập trung vào hai hoạt động là bảo lãnh và cam kết L/C (Bùi Tín Nghị và Phạm Thị Hoang Anh, 2019) Hoạt động bảo lãnh là một trong các dịch vụ đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng từ phí bảo lãnh Phí bảo lãnh chiếm
tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam hiện nay Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, L/C là một trong các hình thức thanh toán chủ yếu trong thương mại quốc tế (cùng với chuyển tiền và nhờ thu) vì phương thức này được coi là
an toàn nhất đối với người xuất khẩu Khi thực hiện cung ứng cam kết L/C, các
Trang 5NHTM sẽ thu được các khoản phí thủ tục Ngoài ra, các ngân hàng cũng thu hút được
một khoản tiền khá lớn khi có hoạt động ký quỹ
Bảng 2.8: Tác động của ngoại bảng đến thu nhập phi lãi của
các ngân hàng thương mại Việt Nam
Ghi chú: (1): Phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu
(2) Phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định cho chuỗi dữ liệu
(3) Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu
Nguồn: Thu được từ phần mềm Stata
Thứ hai, kết quả thu được từ mô hình cho thấy tăng trưởng kinh tế có mối
quan hệ tích cực và tác động mạnh mẽ đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng
Trang 6thương mại Hahm (2008), Chortareas và ctg (2012), Hakimi và ctg (2012) cũng cho
rằng tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập ngoài lãi sẽ cao hơn Tại các quốc gia có nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển, các ngân hàng kinh doanh tại những quốc gia này thường có cơ hội cung cấp rộng rãi hơn các sản phẩm tài chính, nhờ đó, tạo ra nguồn thu nhập ngoài lãi lớn hơn Hơn nữa, khi kinh tế tăng tưởng, thu nhập người dân cao hơn, họ sẽ gửi tiền nhiều trong ngân hàng, cũng như sử dụng nhiều dịch vụ trong ngân hàng Trong những năm gần đây, Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định đặc biệt năm 2018, GDP đạt mức 7,08%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm
2008 trở lại đây tạo điều kiện cho nguồn thu ngoài lãi tăng Theo nghiên cứu của Công
ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, trong nửa đầu năm 2019, thu nhập ngoài lãi của toàn hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng mạnh, tăng trưởng từ phí dịch vụ 46% so với cùng kỳ nhờ việc tăng trưởng khách hàng và tăng phí dịch vụ
Thứ ba, mức cung tiền có tác động âm đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thương mại Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm của Rogers và Sinkey (1999),
Stiroh (2004) và Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) Lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế sẽ được Ngân hàng trung ương khống chế thông qua nhiều công cụ trong đó có hạn mức tín dụng Đó là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các ngân hàng thương mại tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế Khi Ngân hàng trung ương nới lỏng hạn mức tín dụng, các ngân hàng có điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay, là hoạt động truyền thống và chủ yếu của ngân hàng Việc gia tăng cho vay cho thấy ngân hàng đang tập trung nguồn lực vào hoạt động kinh doanh lãi truyền thống, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hoạt động ngoài lãi ít được chú trọng hơn Điều này làm cho các ngân hàng tăng nguồn thu nhập từ lãi nhưng lại giảm thu nhập ngoài lãi Như vậy, hạn mức tín dụng tăng hay mức cung tiền tăng sẽ làm cho thu nhập ngoài lãi giảm Ngược lại, khi hạn mức tín dụng bị hạn chế, các ngân hàng đã buộc phải thay đổi kế hoạch bằng việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu, từ đó tăng thu nhập ngoài lãi
Cơ sở lý thuyết này hoàn toàn phù hợp với thực trạng ở Việt Nam trong những năm vừa qua Khi hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo mức trần của NHNN, Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi thuần của các ngân hàng thương mại đã đạt được được kết quả ấn tượng Theo Báo cáo tài chính
Trang 7một số ngân hàng năm 2019: VPBank có nguồn thu nhập từ lãi tăng 23% trong khi nguồn thu ngoài lãi tăng tới 73% so với năm 2018, VIB có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng 118% trong khi TP Bank tăng 70%
Thứ tư, kết quả thu dược từ mô hình cũng cho thấy lãi suất cho vay bình quân của các NHTM tăng khiến cho thu nhập ngoài lãi cũng tăng theo với mức ý nghĩa 5% Khi lãi suất cho vay bình quân tăng, các ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt
động cho vay, kèm theo những quy định mới được ban hành nhằm kiểm soát chặt hơn đối với hoạt động tín dụng, NHTM có xu hướng thực hiện chiến lược đa dạng hoá nguồn thu để chuyển qua các hoạt động khác nhằm tìm kiếm cơ hội mới Nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng trước đây chủ yếu thu từ phí dịch vụ bao gồm: Séc, dịch vụ ủy thác và quản lí tài sản Những năm gần đây, các ngân hàng mở rộng ra các hoạt động như bảo hiểm, đầu tư kinh doanh thương mại và các hoạt động khác
thấy tổng tài sản của ngân hàng tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại với mức ý nghĩa 10% Sự tác động xuất phát từ lượng tiền gửi
tăng và khoản cho vay tăng nhưng chất lượng các khoản vay suy giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận, do đó ngân hàng phải tăng hoạt động kinh doanh phi truyền thống Xét tài sản nợ, tiền gửi của dân cư là nguồn chính của tài chính ngân hàng Khi khoản tiền gửi tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng thu được nhiều phí hơn từ cung cấp dịch vụ tiền gửi Xét tài sản có, các khoản cho vay, khoản được tạo lập từ nguồn vốn huy động được, là loại hình tài sản ngân hàng lớn nhất, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Một số công trình nghiên cứu nước ngoài như nghiên cứu của Antonina (2010), Sehrish, Faiza và Khalid (2011) đã tìm được mối liên hệ tích cực giữa quy mô
và chất lượng các khoản vay đến khả năng sinh lời của ngân hàng Tuy nhiên, nghiên cứu của Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung (2011), Đoàn Việt Hùng (2016) cho thấy khoản cho vay và lợi nhuận ngân hàng có quan hệ trái ngược Điều này khá đúng với thực trạng tại Việt Nam, khi chất lượng các khoản vay suy giảm mạnh Đây là hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ trước, trong khi năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng còn hạn chế cùng với những biến động bất lợi của nền kinh tế khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng Để khắc phục, ngân hàng thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đa dạng
Trang 8hóa nguồn thu nhập, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi thuần Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt ngày 08/08/2018 “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định rõ mục tiêu: “Phấn đấu đến cuối năm 2025, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16 - 17%”
4.1.2 Kết quả về tác động của ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại
Thứ nhất, kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy khi tài sản ngoại bảng của NHTM tăng lại làm giảm tổng lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam với mức ý nghĩa 10% Tuy nhiên có thể thấy hệ số hồi quy vô cùng nhỏ, nên có thể coi tác động ngược chiều này là không đáng kể Có thể thấy các bằng chứng thực
nghiệm về tác động của hoạt động ngoại bảng đến lợi nhuận của NHTM khá đa chiều, vừa có thể tác động dương, vừa có thể tác động âm
Cụ thể nghiên cứu thực nghiệm của Rose (1989), Stiroh và Rumble (2006), Swan và Panda (2017) cho thấy hoạt động ngoại bảng sẽ góp phần làm gia tăng lợi nhuận của NHTM Theo những nghiên cứu này, hoạt động ngoại bảng giúp ngân hàng tăng các khoản thu nhập dưới dạng hoa hồng hay phí để bù đắp sự giảm thấp thu nhập các nghiệp vụ truyền thống do sự phát triển của công nghệ tài chính Ngoài ra, thực hiện hoạt động ngoại bảng còn giúp các NHTM tránh được các khoản chi phí về thuế, chi phí dự trữ bắt buộc, chi phí bảo hiểm tiền gửi và một số khoản chi phí khác không
áp dụng cho hoạt động ngoại bảng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh Từ đó, hoạt động ngoại bảng sẽ giúp gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng
Tuy nhiên, xét về dài hạn, hoạt động ngoại bảng lại có tác động tiêu cực đến lợi nhuận – giống như kết quả thu được cho các NHTM Việt Nam mà mô hình đã chỉ ra Theo Bora Aktan và cộng sự (2013), khi ngân hàng mở rộng các hoạt động ngoại bảng thì các cổ đông, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng hoạt động này giảm rủi ro của ngân hàng, từ đó giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng Các nghiên cứu thực nghiệm của DeYoung & Roland (2001); Stiroh, 2004a, 2006a; Stiroh & Rumble (2006) cũng bác bỏ lợi ích về mặt lợi nhuận khi ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để tăng thu nhập Nghiên cứu chỉ ra rằng, các ngân hàng có khả năng mất khách hàng nhiều hơn khi tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu từ phí nhiều hơn hoạt động cho vay Trong điều kiện nguồn lực có hạn, hoạt động tín dụng sẽ kém hiệu quả hơn khi ngân hàng
Trang 9phân chia nguồn lực để phát triển cả hoạt động ngoại bảng thay vì hoàn toàn tập trung
để phát triển hoạt động cho vay truyền thống Mà thu nhập từ lãi mới là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng Nguồn thu nhập này vẫn ổn định theo thời gian dù độ nhạy giữa lãi suất và suy thoái kinh tế là lớn Vì cả người đi vay và các ngân hàng đều tốn kém chi phí chuyển đổi và chi phí thông tin khi chuyển qua vay tại ngân hàng khác Do đó, hoạt động cho vay kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận lâu dài của ngân hàng Bên cạnh đó, nghiên cứu của Stiroh (2004a) chỉ ra rằng mối tương quan giữa tăng trưởng thu nhập từ lãi và tăng trưởng thu nhập ngoài lãi tăng lên trong những năm
1990 Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi biến động nhiều hơn so với thu nhập từ lãi và từ
đó làm giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bảng 2.9: Tác động của ngoại bảng đến lợi nhuận của
các ngân hàng thương mại Việt Nam
Ghi chú: (1) Phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu
Trang 10(2) Phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định cho chuỗi dữ liệu
(3) Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu
Nguồn: Thu được từ phần mềm Stata
Thứ hai, kết quả thu được cho thấy biến tăng trưởng GDP cho kết quả ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại ở cả ba mô hình đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Điều này cho thấy khi nền kinh tế tăng
trưởng thì lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng Kết luận này hoàn toàn nhất quán với nghiên cứu của Kosmidou và cộng sự (2006), Neely và Wheelock (1997), Sufian và Chong (2008) GPD là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của quốc gia Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, các chủ thể trong nền kinh
có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh làm cho nhu cầu về vốn tăng lên Điều này giúp các ngân hàng tăng khoản thu từ hoạt động cho vay khách hàng hay nói sách khác chính là tăng thu nhập từ lãi Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng (Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh,2018) Đồng thời, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì năng lực tài chính của khách hàng vay vốn được nâng cao, điều này làm tăng khả năng hoàn trả vốn và lãi, dẫn đến rủi do tín dụng giảm, lợi nhuận của ngân hàng tăng lên
Thứ ba, về biến lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng giảm làm cho lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm theo Khi lãi suất cho vay bình quân giảm làm
cho khoản khoản thu nhập từ lãi giảm, kéo theo đó lợi nhuận của ngân hàng cũng bị giảm Afanasieff, Lhacer, and Nakane (2002) nghiên cứu trên mẫu các NHTM tại Brazil đã đưa ra kết luận rằng lãi suất cơ bản hay phần bù rủi ro và lãi suất cận biên có mối quan hệ thuận chiều Vào thời điểm cuối năm 2019, NHNN đã ban hành quyết định từ 19/11 giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng một số lĩnh vực ưu tiên từ mức 6,5% xuống 6%/năm Đồng thời để tạo cơ
sở hạ lãi suất cho vay, NHNN cũng ra quyết định hạ từ 0,2 - 0,5%/năm mức lãi suất tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng Mặt bằng lãi suất trên thị trường có sự đảo chiều và tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng Đơn cử, việc Vietcombank đi tiên phong cắt giảm lãi suất cho vay mức 0,5% đối với tất cả khách hàng doanh nghiệp trong 2 tháng cuối năm 2019 đã tác động đến khoảng
Trang 11320.000 tỷ đồng dư nợ và làm giảm khoảng 260 - 300 tỷ đồng lợi nhuận của ngân hàng này
Thứ tư, mức cung tiền có tác động âm tới lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Kết luận này hoàn toàn nhất quán với nghiên cứu của Frisch (1990), Hall
(1982) và Kobia Araya Marimba (2016) Mức cung tiền là một trong những công cụ của Ngân hàng Trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ
mô Khi muốn hạ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Trung ương can thiệp bơm thêm tiền vào nền kinh tế qua nghiệp vụ thị trường mở bằng cách mua vào các giấy tờ có giá Tuy nhiên hiệu quả của công cụ này hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu ứng tính lỏng, hiệu ứng giá cả và hiệu ứng thu nhập Nếu như hiệu ứng tính lỏng là hiệu ứng trội so với 2 loại hiệu ứng khác thì với việc Ngân hàng Trung ương mua vào các công cụ nợ sẽ giúp hạ lãi suất thị trường Trong trường hợp hiệu ứng giá và hiệu ứng thu nhập có tính trội thì với việc Ngân hàng Trung ương mua vào các công cụ nợ
sẽ làm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên, gia tăng lạm phát Đồng thời, khi lạm phát tăng sẽ gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Từ năm 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng hợp
lý, hỗ trợ các ngân hàng xử lý quyết liệt tình trạng nợ xấu Hệ thống các ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và phát huy được vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
4.2 Tác động của giao dịch ngoại bảng đến rủi ro của ngân hàng
4.2.1 Kết quả về tác động đến rủi ro ngoại bảng
Thứ nhất, kết quả mô hình cho thấy tổng tài sản ngoại bảng có tác động cùng chiều với rủi ro ngoại bảng, tức là khi tổng tài sản ngoại bảng tăng thì rủi ro hoạt động ngoại bảng cũng tăng theo Jay choi và Elyasiani (1996) cùng với Lepetit
(2007) xét trong trường hợp các ngân hàng ở Hoa Kỳ và Châu Âu, họ đều nhận thấy rằng việc sử dụng các hợp đồng phái sinh trong hoạt động ngoại bảng của các ngân hàng thương mại khiến rủi ro tiềm ẩn tăng đáng kể Ngoài ra, Makati và Jiangli (2007), Duran và Lozano-Vivas (2012) cũng cho ra kết quả tương tự Theo lý thuyết, việc gia tăng các cam kết ngoại bảng, thư tín dụng hay những hoạt động ngoại bảng khác sẽ
Trang 12làm tăng nguy cơ đối tác không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, theo đó ngân hàng
dễ đối mặt với rủi ro từ các khoản nợ tiềm ẩn Vì vậy tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên tổng tài sản tăng dẫn đến việc tăng rủi ro ngoại bảng cho các NHTM Với đặc điểm vốn có của hoạt động ngoại bảng là những “cam kết” chưa được thực hiện ngay và giá trị hợp đồng lớn nên việc tăng các cam kết này đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ tiềm ẩn/dư nợ tín dụng là rất cao Trên thực tế, nghiệp vụ L/C có thể được coi là nghiệp vụ phổ biến nhất
và chiếm tỷ lệ nợ tiềm ẩn lớn nhất, thêm vào đó dù Basel II đã và đang được áp dụng song công tác đánh giá và quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế Chiến lược quản trị rủi ro hiện nay vẫn còn tập trung chủ yếu vào việc quản trị rủi
ro nội bảng nên không tránh khỏi lỗ hổng rủi ro trong ngoại động ngoại bảng
Bảng 2.11: Tác động của hoạt động ngoại bảng đến rủi ro ngoại bảng của
các ngân hàng thương mại Việt Nam
Ghi chú: (1): Phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu
(2) Phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định cho chuỗi dữ liệu
Trang 13(3) Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu
Nguồn: Thu được từ phần mềm Stata
Bên cạnh đó, qua việc xét tác động đồng thời của yếu tố tổng tài sản ngoại bảng với các yếu tố khác tại mức ý nghĩa 5% và xem xét tác động riêng của yếu tố này đến rủi ro ngoại bảng tại mức ý nghĩa 10% cho thấy tổng tài sản kỳ này tăng kéo theo sự giảm rủi ro ngoại bảng trong những kỳ kế tiếp Điều này có thể được giải thích bằng chính sách quản lý, giám sát qua việc phân loại nợ tương đối hiệu quả tại các NHTM Ngay khi xem xét việc có nên tham gia vào các cam kết hay không thì NHTM đã xác định rõ được rủi ro rất lớn từ hoạt động ngoại bảng và có động thái phân loại nợ Thêm vào đó, nguyên nhân khiến việc tăng tài sản ngoại bảng nhưng làm rủi ro giảm là do lợi ích từ việc đa dạng hoá hoạt động ngân hàng Điều này cũng đồng quan điểm với Hassan (1991) cùng với Deyoung và Torna (2012) khi đánh giá tác động của các hoạt động ngoại bảng đối với rủi ro của các ngân hàng thương mại lớn của Hoa Kỳ Xét trên phương diện khác, Kaufman (1999), Lepetit (2007) đưa ra nhận định rằng mặc dù ngân hàng có thể thua lỗ khi tham gia giao dịch phái sinh, song mức rủi ro này ít hơn nhiều so với đầu tư khác
Thứ hai, ảnh hưởng của lãi suất cho vay có tác động cùng chiều với rủi ro ngoại bảng Lãi suất có thể coi là nhân tố nhạy cảm nhất khi mà nó tác động trực tiếp
tới hành vi tiêu dùng của các chủ thể kinh tế cũng như gián tiếp tác động đến khả năng thanh toán của đối tác Về phía khách hàng cá nhân, việc tăng lãi suất sẽ làm giảm tiêu dùng, đồng thời làm giảm nhu cầu sử dụng tín dụng Về phía các doanh nghiệp, sự biến động của lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đầu tư của mình, khi mà lãi suất tăng làm khoản lãi phải trả tăng đồng thời các chi phí vay cũng tăng Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp phải cân nhắc tính toán rất kỹ dự án đầu tư để có thể thu được
tỷ suất sinh lời từ đầu tư cao hơn so với lãi suất vay vốn từ ngân hàng Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ nhiều dự án, làm chậm quá trình kinh doanh do không đủ khả năng vay vốn Về phía ngân hàng, việc mức lãi suất cho vay tăng khiến việc sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả Do hoạt động chiếm doanh thu lớn nhất của các NHTM là cho vay nên nếu lãi suất tăng dẫn đến việc cấp tín dụng giảm khiến cho thu nhập từ lãi giảm Đồng thời, việc này khiến tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng
vì người đi vay không đủ khả năng thanh toán hay do chi phí huy động vốn quá cao
Trang 14mà kinh doanh không thuận lợi dẫn đến mất khả năng thanh toán Thêm vào đó, rủi ro thanh khoản cũng tăng khi lãi suất tăng do ngân hàng đến hạn những khoản phải trả hoặc trong ngắn hạn ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng nhưng lại chưa thu hồi được nguồn vốn cho vay Trên thực tế, với đặc điểm giao dịch có khối lượng giao dịch lớn thì việc doanh nghiệp xoay vốn bằng cách vay vốn ngân hàng là giải pháp hàng đầu, song nếu lãi suất đi vay ngân hàng tăng cao mà việc kinh doanh không thuận lợi sẽ dễ dẫn đến doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa
Thứ tư, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có tác động tiêu cực tới rủi ro hoạt động ngoại bảng Về cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, Kalotychou và Staikouras
(2009) cũng đưa ra nhận định như trên về ảnh hưởng của ROA đến rủi ro ngoại bảng
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của ngân hàng Về mặt lý thuyết, ROA cho biết trên một đồng tài sản doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, theo đó ROA càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt Trên thực tế, chỉ số ROA còn phụ thuộc rất nhiều vào nhóm ngành kinh doanh hay thời điểm kinh doanh Theo báo cáo của NHNN quý III năm 2019, ROA của các NHTM là 0,79% và nhìn chung là tương đối ổn định trong những năm trở lại đây Với những ngân hàng có ROA đạt mức
từ 1% đến 2% có thể cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả khi
mà lợi nhuận thu được cao, song kèm theo đó là rủi ro tiềm ẩn tăng lên với những hoạt động sinh lời lớn Các hoạt động ngoại bảng mang về lợi nhuận là phí thu được dựa
Trang 15trên giá trị hợp đồng bảo lãnh, tuy nhiên mức phí thu được này khá nhỏ so với nghĩa
vụ thanh toán mà ngân hàng phải thực hiện khi có rủi ro xảy ra Chính vì vậy, việc xem xét cân đối giữa lợi nhuận thu được và các rủi ro có thể có từ hoạt động này cần được các NHTM chú trọng nhiều hơn
4.2.2 Tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM
Thứ nhất, nghiên cứu tìm ra một kết quả khá thú vị cho thấy, sự gia tăng các giao dịch ngoại bảng có tác động tích cực làm giảm quy mô và nguy cơ rủi
ro tín dụng của các ngân hàng thương mại với độ trễ là 1 quý tại mức ý nghĩa 10%
Kết luận này nhất quán với Mcanall (1995) khi tác giả chỉ ra rằng sử dụng các công cụ phái sinh sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro và tránh tình trạng mất cân đối Nguyên nhân dẫn tới kết quả này có thể là do các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng hoá danh mục đầu tư Trong đó, ngoài việc đầu tư vào góp vốn cho công ty con, công
ty liên doanh – liên kết hay đầu tư vào thị trường bất động sản thì đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh hay đầu tư vào các hoạt động ngoại bảng đang ngày càng trở nên phổ biến Việc mở rộng danh mục đầu tư này không chỉ giúp ngân hàng thu được lợi nhuận mà còn là cách phân tán rủi ro hữu hiệu đối với các ngân hàng Đối với tình hình biến động về lãi suất, tỷ giá và giá cả thị trường tương đối phức tạp do những tác động khách quan từ thị trường trong và ngoài nước thì các NHTM ngày càng ưa chuộng hơn các công cụ phái sinh như: hợp đồng tương lai, kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn để bảo hiểm rủi ro tài chính cho cả ngân hàng và đối tác, đồng thời làm giảm những cú sốc từ bên ngoài thị trường Nguyên nhân khác có thể kể đến là do ngân hàng bán lại nợ xấu cho công ty quản lý tài sản VAMC, việc bán lại các khoản
nợ xấu này làm cho khoản mục chi phí dự phòng tăng lên song lại làm cho khoản mục chi tiết về nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng giảm mạnh Trên thực tế, khoản nợ này vẫn tồn tại song lại không được đề cập trong hoạt động nội bảng mà lại làm tăng lên vào các hoạt động ngoại bảng, điều này khiến các NHTM cải thiện báo cáo tài chính
và cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng tốt hơn Mặc dù việc chuyển các khoản nợ xấu nội bảng ra ngoại bảng khiến các số liệu trở nên không rõ ràng và thiếu tính minh bạch do hoạt động ngoại bảng không được ghi nhận cụ thể trên BCTC, song hành động này có thể được đánh giá là tốt đối với các NHTM Vì khi BCTC trở nên sạch với mức nợ xấu thấp, nhìn chung sẽ khiến cho tình hình kinh doanh được nhận
Trang 16xét là tốt, điều này có thể khiến cho giá cổ phiếu của ngân hàng tăng đồng thời thu hút các nhà đầu tư làm tăng nguồn lực tài chính cho ngân hàng Hơn nữa, ngoài việc tăng huy động vốn để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thì ngân hàng còn có thêm thời gian để xử lý khoản nợ đã bán bằng cách cùng VAMC thu hồi hoặc dựa vào tăng trưởng kinh doanh và tăng trích lập dự phòng để tất toán các khoản nợ này với VAMC
Bảng 2.12: Tác động của hoạt động ngoại bảng đến rủi ro tín dụng của
các ngân hàng thương mại Việt Nam
Ghi chú: (1): Phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu
(2) Phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định cho chuỗi dữ liệu
Trang 17(3) Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu
Nguồn: Thu được từ phần mềm Stata
Thứ hai, xét trên phương diện yếu tố vĩ mô, kết quả mô hình cũng cho thấy GDP có tác động cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng Mô hình thực nghiệm của Khasawneh và cộng sự (2012) tại các
ngân hàng ở Jordan cũng cho ra kết quả rằng nhân tố GDP có tác động tích cực trong việc làm gia tăng các hoạt động ngoại bảng, kéo theo đó làm tăng rủi ro của ngân hàng Thêm vào đó, nghiên cứu của Vítor Castro (2012) về tác động của các yếu tố vĩ
mô tới rủi ro tín dụng của ngân hàng tại nhóm nước Greece, Ireland, Portugal, Spain and Italy (GIPSI) cũng đồng tình với kết quả tăng trưởng GDP khiến rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng Theo đó, GDP tăng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế, mọi hoạt động đầu tư cũng như sản xuất và trao đổi hàng hoá diễn ra nhiều với khối lượng giao dịch lớn Điều đó cho thấy nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp tăng lên, dẫn tới nhu cầu vốn tăng cao Về phía khách hàng, vay vốn ngân hàng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp để tránh mức lãi suất quá cao từ tín dụng đen và nhà quản trị kiểm soát được khoản vay cũng như thời hạn trả của mình Về phía ngân hàng, việc tăng lên nhu cầu vay là tín hiệu tốt để sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả Song, việc tăng cấp tín dụng sẽ khiến rủi ro tín dụng tăng cao khi mà nguy cơ đối tác kinh doanh không hiệu quả dẫn đến việc thiếu trách nhiệm trước nghĩa vụ trả nợ của mình và điều này dẫn tới nợ xấu của ngân hàng tăng lên
Thứ ba, kết quả cho thấy lãi suất cho vay tăng làm tăng rủi ro tín dụng, đồng thời lãi suất cho vay kỳ này tăng làm dự phòng rủi ro tín dụng kỳ sau giảm Nghiên cứu của L Angbazo (1996) cũng đồng tình với kết quả này qua việc
kiểm chứng giả thuyết khi lãi suất thị trường giao ngay tăng so với mức cam kết khiến
uy tín tín dụng của người vay giảm xuống dưới mức cam kết, dẫn đến việc ngân hàng
dễ đối mặt với rủi ro tín dụng Theo lý thuyết, lãi suất cho vay tăng khiến người đi vay phải trả lượng chi phí lãi vay lớn hơn, theo đó người đi vay sẽ hạn chế tiêu dùng còn doanh nghiệp sẽ hạn chế mở rộng đầu tư vào thời điểm này Trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ và để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần một lượng vốn trung và dài hạn Tuy nhiên,
Trang 18lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất thông thường, nếu tiếp tục tăng lãi suất sẽ gây sức ép cực kỳ lớn đến doanh nghiệp và thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phá sản Chính vì vậy, lãi suất tăng làm tăng khả năng khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình và làm rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên Bên cạnh đó, kết quả thu được từ mô hình cũng cho thấy lãi suất kỳ này tăng làm giảm dự phòng rủi ro tín dụng cho kỳ kế tiếp Giải thích cho tác động ngược chiều này là do lãi suất tăng khiến nhà đầu tư e ngại khi vay vốn mở rộng kinh doanh nên làm giảm nhu cầu vay vốn, tuy nhiên lại làm tăng lên lượng vốn huy động tiền nhàn rỗi trong dân chúng Khi đó, ngân hàng có thể xử lý các khoản nợ xấu còn tồn đọng đồng thời làm giảm khoản dự phòng
Thứ tư, tại mức ý nghĩa 10% kết quả mô hình cho thấy tổng tài sản tăng làm rủi ro tín dụng tăng Khasawneh và cộng sự (2012) ủng hộ quan điểm cho
rằng quy mô ngân hàng có ảnh hưởng tới rủi ro của ngân hàng vì nhóm tác giả chứng minh rằng các ngân hàng lớn sẽ cho vay nhiều hơn và vì vậy khiến rủi ro tín dụng tăng lên Còn nghiên cứu của Hayati Ahmad và Nizam Ahmad tại ngân hàng ở Malaisia sử dụng mô hình thực nghiệm chứng tỏ được tác động đáng kể của hiệu quả quản lý, tài sản có rủi ro và quy mô của tổng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Theo nhóm tác giả thì khi tổng tài sản tăng lên mà không được quản lý đúng cách thì dẫn đến rủi ro tín dụng cũng tăng lên đáng kể Trên thực tế, tổng tài sản của ngân hàng tăng lên có thể là do hoạt động đầu tư tăng lên hoặc do cho vay khách hàng tăng lên hoặc do dự phòng rủi ro chiếm tỷ trọng tương đối lớn Vì vậy, với nguồn lợi nhuận chính là từ hoạt động cấp tín dụng thì việc tăng tài sản do tăng cho vay khách hàng sẽ có tác động làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng
Thứ năm, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng của ngân hàng Nghiên cứu của Achsania Ruziqa (2012) về ngân
hàng ở Indonesia cũng cho ra nhận định tương tự khi kết quả cho thấy ROA và ROE
có tác động ngược chiều đáng kể đến rủi ro tín dụng Dựa trên lý thuyết, ROA là một trong những thước đo lợi nhuận được ngân hàng sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình dựa trên mức lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng tài sản Chính vì vậy, ROA tăng thể hiện trên một đồng tài sản bỏ ra ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn Lợi nhuận có được ở đây là kết quả thu được từ quá trình đầu tư, kinh
Trang 19doanh dịch vụ và chiếm tỷ trọng lớn nhất là từ hoạt động cho vay khách hàng Trên thực tế, nhu cầu vay vốn luôn ở mức cao và theo chỉ đạo của NHNN thì các ngân hàng thương mại sẽ phải phân loại nợ để theo dõi, giám sát và trích lập dự phòng hợp lý
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài
Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng hoạt động ngoại bảng tại các NHTM Việt Nam đang diễn
ra như thế nào?
- Câu hỏi 2: Hoạt động ngoại bảng tác động thế nào đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam?
- Câu hỏi 3: Hoạt động ngoại bảng tác động thế nào đến rủi ro của các NHTM Việt Nam?
6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có)
Ngày 10 tháng 7 năm 2020
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi)
Ngày 10 tháng 7 năm 2020
Trang 20Sinh ngày: 24 tháng 3 năm 1998
Nơi sinh: Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương
Lớp: K20NHA Khóa: 20
Khoa: Ngân hàng
Địa chỉ liên hệ: số 2b, ngách 3/82 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 035517711 Email: thanthiha243@gmail.com
Trang 21Ngày 10 tháng 7 năm 2020
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 22MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG 1DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ/HÌNH 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH 3DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT 3LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Tổng quan nghiên cứu 5
3 Tính mới của đề tài 7
4 Mục tiêu của đề tài 8
5 Câu hỏi nghiên cứu 8
6 Đối tượng và phạm và phạm vi nghiên cứu 8
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Cấu trúc bài nghiên cứu 9CHƯƠNG 1: 10TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG 10TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 101.1 TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 101.1.1 Khái niệm 101.1.2 Phân loại giao dịch ngoại bảng 111.1.2.1 Các hợp đồng phái sinh (Derivatives) 111.1.2.2 Cam kết cho vay (Loan Commitments) 13
Trang 231.1.2.3.Thư tín dụng (Letter of Credit) 141.1.2.4 Chứng khoán hóa (Securitization) 171.1.2.5 Chứng khoán chờ phát hành (When issued securities – WI securities) 191.2 TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 201.2.1 Tác động của giao dịch ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại 201.2.2 Tác động của giao dịch ngoại bảng đến rủi ro của NHTM 211.3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 271.3.1 Mô hình hồi quy tuyến tính đơn 271.3.2 Mô hình dữ liệu bảng 28TÓM TẮT CHƯƠNG I 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 31CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 322.1 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 322.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 322.1.2 Cấu trúc tài chính của hệ thống NHTM 332.1.3 Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam 342.1.3.1 Khả năng sinh lời 342.1.3.2 Rủi ro tài chính 352.1.4 Vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam 422.1.5 Các hoạt động nội bảng tổng kết tài sản 442.2 THỰC TRẠNG GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 522.2.1 Các cam kết bảo lãnh 58
Trang 242.2.2 Các cam kết thư tín dụng L/C và cam kết cho vay không hủy ngang 592.2.3 Các giao dịch phái sinh và cam kết giao dịch hối đoái 622.3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 632.3.1 Tác động của giao dịch ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng 632.3.1.1 Mô tả mô hình 632.3.1.2 Kết quả về tác động của ngoại bảng đến thu nhập ngoài lãi 672.3.1.3 Kết quả về tác động của ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại 712.3.2 Tác động của giao dịch ngoại bảng đến rủi ro của ngân hàng 752.3.2.1 Mô tả mô hình 752.3.2.2 Kết quả về tác động đến rủi ro ngoại bảng 792.3.2.3 Tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM 82TÓM TẮT CHƯƠNG 2 87CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 883.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ GIAO DỊCH NGOẠI BẢNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 883.1.1 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 883.1.2 Định hướng về các giao dịch ngoại bảng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 903.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 913.2.1 Khuyến nghị chính sách chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ thu nhập từ lãi sang thu nhập phi lãi 913.2.2 Khuyến nghị chính sách làm giảm rủi ro từ hoạt động ngoại bảng 95KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 25PHỤ LỤC 1: Danh mục các NHTM trong mẫu nghiên cứu 109PHỤ LỤC 2 Kết quả và các kiểm định của mô hình tác động đến thu nhập phi lãi của ngân hàng 110PHỤ LỤC 3 Kết quả và các kiểm định của mô hình tác động của ngoại bảng đến lợi nhuận của ngân hàng tại NHTM 114PHỤ LỤC 4: Kết quả và các kiểm định của mô hình tác động đến rủi ro ngoại bảng của ngân hàng 118PHỤ LỤC 5: Kết quả và các kiểm định của mô hình tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng 122
Trang 261
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 1991-2019 33Bảng 2.2: Tỷ lệ NIM của các NHTM giai đoạn 2013-2018 40Bảng 2.3: Tài sản ngoại bảng và nội bảng của các NHTM Việt Nam tính đến thời điểm 31/12/2019 53Bảng 2.4: Tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên nội bản của các NHTM nhà nước chiếm cổ phần chi phối tại Việt Nam giai đoạn 2010-2019 54Bảng 2.5: Các tài sản ngoại bảng của NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2019 56Bảng 2.6: Hoạt động Cam kết thư tín dụng (L/C) và Cam kết giao dịch hối đoái của các NHTM Việt nam tính đến ngày 31/12/2019 60Bảng 2.7: Thống kê các biến số trong mô hình 67Bảng 2.8: Tác động của ngoại bảng đến thu nhập phi lãi của 68các ngân hàng thương mại Việt Nam 68Bảng 2.9: Tác động của ngoại bảng đến lợi nhuận của 73các ngân hàng thương mại Việt Nam 73Bảng 2.10: Thống kê các biến số trong mô hình 78Bảng 2.11: Tác động của hoạt động ngoại bảng đến rủi ro ngoại bảng của 80các ngân hàng thương mại Việt Nam 80Bảng 2.12: Tác động của hoạt động ngoại bảng đến rủi ro tín dụng của 84các ngân hàng thương mại Việt Nam 84
Trang 272
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ/HÌNH
Biểu đồ 2.1: Quy mô tài sản và vốn của hệ thống NHTM giai đoạn 2012 đến nay 33Biểu đồ 2.2: Hiệu quả hoạt động của hệ thống các NHTM qua các năm 35Biểu đồ 2.3 : Rủi ro tín dụng tại các NHTM giai đoạn từ 2010-2019 36Biểu đồ 2.4: Lãi suất tiền gửi và cho vay 2011-2018 38Biểu đồ 2.5: Diến biến tỷ giá VND/USD trong những năm gần đây 41Biểu đồ 2.6: Lượng tiền gửi của khách hàng tại các NHTM giai đoạn 2010-2019 45Biểu đồ 2.7: Quy mô huy động vốn các NHTM qua các năm 45Biểu đồ 2.8: Lượng tiền gửi của các TCTD khác tại NHTM năm 2010 – 2019 46Biểu đồ 2.9: Lượng vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá của các NHTM 46Biểu đồ 2.10: Lượng vốn cho vay của các NHTM năm 2010 – 2019 48Biểu đồ 2.11: Lượng tiền mặt tại NHTM năm 2010 – 2019 49Biểu đồ 2.12: Lượng tiền gửi của NHTM tại các TCTD khác năm 2010 -2019 49Biểu đồ 2.13: Lượng tiền gửi của NHTM tại NHNN năm 2010 – 2019 50Biểu đồ 2.14: Lượng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán của các NHTM 51Biểu đồ 2.15: Lượng vốn đầu tư qua góp vốn dài hạn của các NHTM 51
Trang 283
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ cái viết
tắt/ Ký hiệu
GAAP Genneral accepted accounting
principles
Nguyên tắc chung về kế toán GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
SBLC Stanby letter of credit Thư tín dụng dự phòng RUF Revolving Underwiriting
Trang 294
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn ba thập kỷ vừa qua, ngành ngân hàng đã có những bước thay đổi mạnh mẽ Sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi trong quy định pháp lý cũng như sự toàn cầu hóa của thị trường tài chính đang đặt ra áp lực đáng kể lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Tận dụng công nghệ mới, các ngân hàng không ngừng sáng tạo, phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Hoạt động ngoại bảng (OBS) chính là một trong những bước phát triển nổi bật của các ngân hàng Phát triển giao dịch ngoại bảng được coi là chiến lược tương lai của nhiều ngân hàng
Không chỉ phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, hoạt động ngoai bảng đang nhanh chóng mở rộng sang khu vực các quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi Theo Ahmand và Ariff (2007), tỷ lệ Hoạt động ngoại bảng trên tổng tài sản của Đông Âu, Nam-Trung Mỹ, Châu Phi, Viễn Đông và Trung Á lần lượt là 15% - 12% - 18% - 12% so với Bắc Mỹ, NAFTA, các nước G7 lần lượt là 60% - 63% - 41% Nguyên nhân của sự mở rộng này vì hoạt động ngoại bảng giúp các ngân hàng tăng thu nhập dưới hình thức hoa hồng hay thu phí để bù đắp sự giảm thấp thu nhập từ các nghiệp vụ truyền thống Mặt khác, ngân hàng sẽ tránh được các chi phí không phải áp dụng cho các hoạt động ngoại bảng Tuy nhiên, Hoạt động ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng và sự
ổn định của hệ thống tài chính nói chung Hoạt động ngoại bảng làm gia tăng đáng kể
tỷ lệ đòn bẩy tài chính Điều này gây tổn hại nghêm trọng khi có khủng hoảng xảy ra Nghĩa vụ nợ thế chấp - một khoản mục nằm ngoài bảng cân đối kế toán chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008
Ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động cho vay và huy động của các ngân hàng đều gặp khó khăn khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng gay gắt Ngoài ra, các NHTM còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính Điều này làm cho thu nhập biên từ hoạt động tín dụng truyền thống ngày càng thu hẹp lại Trong bối cảnh đó, hoạt động ngoại bảng tạo ra cơ hội mới cho các ngân hàng Hoạt động ngoại bảng chủ yếu ở Việt Nam là các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, phái sinh và các cam kết tiềm ẩn khác Không nằm ngoài xu hướng chung
Trang 305
của thế giới là phát triển các hoạt động ngoại bảng, các NHTM Việt Nam cũng sẽ tạo thêm nhiều công cụ tài chính hiện đại để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Vì vậy việc phân tích và đo lường tác động của hoạt động ngoại bảng đến hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam là vô cùng
cần thiết Chính vì vậy, nhóm chọn đề tài: “Tác động của hoạt động ngoại bảng đến
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” cho đề tài
nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên
2 Tổng quan nghiên cứu
Trong thị trường tài chính hiện nay, các hoạt động ngoại bảng càng phổ biến và được coi là xu hướng phát triển của các NHTM Chính vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã hướng đến việc nghiên cứu các hoạt động ngoại bảng nói chung cũng như đánh giá tác động của các hoạt động ngoại bảng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng
Cụ thể, bài phân tích thực nghiệm của Swan và Panda (2017) đã chỉ ra được tác động tích cực của các hoạt động ngoại bảng trong việc hạn chế các khoản lỗ và điều tiết cạnh tranh giữa các ngân hàng đại chúng ở Ấn Độ Dựa trên những dữ liệu từ năm 2005-06 đến 2014-15, bài nghiên cứu đã chỉ ra những mục ngoại bảng quan trọng nhất với ngân hàng Ấn Độ là hợp đồng kỳ hạn, bảo lãnh thanh toán, tín dụng quay vòng, các dòng tín dụng và nghĩa vụ tài chính khác Đồng thời, thử nghiệm về mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và hoạt động ngoại bảng mang lại kết quả tích cực Nghiên cứu của Middi năm 2016 cũng cho ra kết quả tương tự về tỷ lệ lợi nhuận, song lại đưa ra tác động tiêu cực đến NPA Điều này đưa ra giả thuyết rằng các ngân hàng mạnh có khả năng chấp nhận rủi ro thị trường lớn hơn so với các ngân hàng yếu kém
Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động ngoại bảng đến lợi nhuận ròng, Ana Lozano-Vivas và Fotios Pasiouras (2011) đã minh chứng được sự thay đổi khi không có và có sự hiện diện của hoạt động ngoại bảng đến năng suất của các ngân hàng Bằng việc nghiên cứu chọn mẫu quan sát từ 712 ngân hàng hoạt động tại 83 quốc gia để tính năng suất thay đổi trong giai đoạn 1999-2006, nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự tác động khác nhau đến từng nhóm quốc gia và đưa ra những bằng chứng nhằm phát triển các chính sách của ngân hàng Ngoài ra, công trình nghiên cứu của Bora Arktan (2012) và các cộng sự cũng tập trung xem xét ảnh hưởng của các hoạt động ngoại bảng đến hiệu suất của các ngân hàng được niêm yết trên Sàn giao dịch
Trang 316
chứng khoán Istanbul (ISE) Họ thấy rằng rủi ro ngân hàng và rủi ro tỷ giá hối đoái đều liên quan tích cực với hoạt động ngoại bảng khi làm cải thiện lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng nhưng lại có tác động tiêu cực đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DeYoung
và Roland (2001) đã phát hiện ra rằng biến động thu nhập của các ngân hàng tăng lên khi các ngân hàng pha trộn sản phẩm của họ vào các hoạt động tính phí và tránh các hoạt động trung gian truyền thống
Edwards và Mishkin (1995) đã xem xét việc mở rộng các khoản vay NH có ảnh hưởng tới hệ thống tài chính hay tham gia vào các hoạt động phái sinh và hoạt động tài chính phi truyền thống để mang lại lợi nhuận cao hơn với rủi ro cao hơn Kết quả nghiên cứu là hầu hết các hoạt động OBS làm cho ngân hàng gặp rủi ro và rủi ro đạo đức Còn công trình nghiên cứu của Pinar Evrim-Mandaci và các cộng sự (2013) tại các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra kết luận rằng các hoạt động ngoại bảng có mối tương quan tích cực với rủi ro ngân hàng và sự tác động này như là một cảnh báo cho hoạt động đầu cơ của ngân hàng khi tham gia vào các giao dịch ngoại bảng trên thị trường Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoạt động ngoại bảng cải thiện lợi nhuận cổ phiếu của ngân hàng song lại có kết quả tác động âm đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Nghiên cứu của Al-Tahat và AbuNqira (2016) cũng cho ra kết quả về mối quan
hệ giữa hoạt động ngoại bảng với rủi ro của nó, cụ thể là rủi ro tín dụng, rủi ro đòn bẩy
và rủi ro an toàn vốn Dựa trên mẫu 13 NHTM được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Amman (ASE) giai đoạn 2010-2014, các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy cho ra kết quả có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ tiêu cực của hoạt động ngoại bảng với an toàn vốn và tác động tích cực đến rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và tăng trưởng doanh thu của các ngân hàng thương mại Jordan Ngoài ra, bài viết cũng làm nổi bật được mức độ ngày càng phổ biến của hoạt động ngoại bảng qua từng năm
và vai trò của các hoạt động này đối với các NHTM Bên cạnh đó, Hanan Awawdeh và Saad Al-Sakini (2017) cũng đưa ra những nhận định tích cực về tác động của hoạt động ngoại bảng đến lợi nhuận của các NHTM tại Jordan khi mà khối lượng hoạt động ngoại bảng chiếm hơn 1/5 tổng tài sản trong giai đoạn 2009-2016 Calmès
Al-và Théoret (2009) đã kiểm tra tác động của các hoạt động ngoại bảng đến lợi nhuận Al-và rủi ro của các ngân hàng, thông qua mẫu tám ngân hàng ở Canada trong giai đoạn 1988-2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cân bằng giữa lợi nhuận của cổ phiếu
Trang 327
ngân hàng và rủi ro của chúng có sự thay đổi cơ cấu vào năm 1997 Đồng thời, trong giai đoạn (1988-1996), sự biến động trong lợi nhuận cổ phiếu có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng , phí bảo hiểm rủi ro và định giá rủi ro liên quan đến mất cân đối hoạt động rủi ro, trong khi giai đoạn (1997-2007) thu nhập ngoài lãi phát sinh từ các hoạt động mất cân đối không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến lợi nhuận của cổ phiếu ngân hàng
Scopelliti (2013) nghiên cứu đến sự gia tăng của các hoạt động ngoại bảng và các công cụ phái sinh đã dẫn đến sự tăng trưởng của các khoản vay trong vài năm qua tập trung chủ yếu trên thị trường Hoa Kỳ Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng cao hơn của ngoại bảng có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng cho vay của ngân hàng, do các khoản lỗ thực tế và tiềm năng liên quan đến các hoạt động ngoại bảng Mặc dù vậy, kết quả cho thấy có tác động tích cực đến các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, chẳng hạn như các khoản vay thương mại, trong khi tác động tiêu cực đến các khoản vay dài hạn như thế chấp bất động sản, bất động sản cho vay bất động sản
Còn đối với các bài nghiên cứu trong nước, bài nghiên cứu của TS Bùi Tín Nghị cùng PGS TS Phạm Thị Hoàng Anh đã đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động ngoại bảng tại các NHTM ở Việt Nam Công trình nghiên của nhóm tác giả năm 2018
đã đưa ra đánh giá và khuyến nghị về quy trình quản trị rủi ro ngoại trong phạm vi dữ liệu từ năm 2013-2018 Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của nhóm tác giả trên vào năm
2019 đã đưa ra kết luận rằng các NHTM có quy mô càng lớn, hoạt động càng đa dạng thì sẽ có xu hướng duy trì các hoạt động ngoại bảng càng nhiều Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra rằng hầu hết các ngân hàng thực hiện các hoạt động ngoại bảng bao gồm cam kết cho vay, L/C và bảo lãnh Trong đó, nhóm hoạt động ngoại bảng phổ biến nhất là các hoạt động liên quan đến hối đoái bao gồm ngoại tệ, chứng từ bằng ngoại tệ
và các cam kết giao dịch hối đoái
3 Tính mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, nhóm cho rằng nghiên cứu này có những đóng góp cụ thể sau:
Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên đi sâu đánh giá tác động của OBS đến
hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam
Thứ hai, dựa trên mô hình hồi quy pooled, phương pháp hồi quy hiệu ứng cố
định (FEM), phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu đã đánh
Trang 338
giá tác động của hoạt động ngoại bảng đến 4 biến số gồm: (i) Thu nhập ngoài lãi; (ii) Lợi nhuận trên tổng tài sản; (iii) Rủi ro ngoại bảng và (iv) Rủi ro tín dụng
4 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu đó là đánh giá tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Nhiệm vụ cụ thể:
- Tổng quan lại những vấn đề lí thuyết cơ bản về hoạt động ngoại bảng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, từ đó nêu ra được những tác động của hoạt động này đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
- Làm rõ thực trạng tác động của hoạt động ngoại bảng đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- Ứng dụng một số mô hình kinh tế lượng để phân tích, đánh giá tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
- Đề xuất một số khuyến nghị, chính sách nhằm cải thiện, khắc phục những vấn
đề hạn chế trong việc phát triển hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Thực trạng hoạt động ngoại bảng tại các NHTM Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
- Câu hỏi 2: Hoạt động ngoại bảng tác động thế nào đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam?
- Câu hỏi 3: Hoạt động ngoại bảng tác động thế nào đến rủi ro của các NHTM Việt Nam?
6 Đối tượng và phạm và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động ngoại bảng và tác động của hoạt động ngoại bảng đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung phân tích đánh giá thực trạng tác động của hoạt động ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam giai đoạn 2013Q1- 2019Q4 của 26 NHTM Việt Nam
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
Trang 349
Nhóm nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận truyền thống: từ cơ sở lý thuyết về hoạt động ngoại bảng, tác động của giao dịch ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của NHTM, thực trạng tác động thông qua mô hình định lượng, từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng lượng hồi quy dữ liệu bảng: phương pháp hồi quy pooled cho chuỗi dữ liệu, phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định cho chuỗi dữ liệu (FEM), phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên cho chuỗi dữ liệu (REM) với dữ liệu của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2013Q1-2019Q4
8 Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu thành 3 chương chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về tác động của giao dịch ngoại bảng đến hoạt động của NHTM
- Chương 2: Thực trạng tác động của giao dịch ngoại bảng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam
- Chương 3: Khuyến nghị chính sách
Trang 35Basel (1986) phân loại các hoạt động ngoại bảng thành 4 nhóm: (i) nhóm 1 bao gồm các hoạt động bảo lãnh hay các khoản nợ tiềm tàng khác; (ii) nhóm 2 bao gồm các khoản cam kết; (iii) nhóm 3 bao gồm các giao dịch liên quan đến thị trường và nhóm 4 bao gồm các dịch vụ như cố vấn, quản trị hay chức năng bảo đảm
Theo tổ chức bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), các hoạt động ngoại bảng bao gồm các hoạt động sau: (i) Hoạt động phái sinh: Bao gồm phái sinh tín dụng, phái sinh cổ phiếu, phái sinh lãi suất, phái sinh ngoại hối, phái sinh hàng hóa và các loại phái sinh khác; (ii) Cho vay ngoại bảng: Các khoản vay dưới dạng cam kết trước bao gồm các loại thư tín dụng, cam kết cho vay và việc sử dụng khoản vay hay không tùy thuộc tình hình thực tế của khách hàng; (iii) Chuyển giao tài sản ngoại bảng: Bao gồm các dịch vụ liên quan đến thế chấp ngân hàng, bán tài sản có quyền truy đòi và các hình thức thay thế tín dụng trực tiếp; (iv) Khoản nợ tiềm ẩn ngoại bảng: Bao gồm các hình thức thương phiếu được đảm bảo bằng tài sản, chấp phiếu ngân hàng, hợp đồng bảo lãnh phát hành
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của các hoạt động ngoại bảng gia tăng nhiều hơn so với các hoạt động nội bảng truyền thống Buckova (2012) chỉ ra
Trang 3611
rằng các hoạt động ngoại bảng ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và giá trị danh nghĩa của các hoạt động ngoại bảng đã nhiều lần vượt giá trị tài sản của ngân hàng Bên cạnh việc đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng như làm tăng thu nhập, đa dạng hoạt động kinh doanh, giảm chi phí… thì hoạt động ngoại bảng cũng làm tăng thêm nhiều rủi ro Bởi vì, phần lớn các hoạt động ngoại bảng, mặc
dù hiện tại chưa được ghi nhận trong nội bảng, nhưng là các khoản mục tài sản hoặc
nợ tiềm ẩn trong tương lai sẽ được ghi nhận hoặc tác động đến trạng thái nội bảng của ngân hàng, từ đó phát sinh rủi ro cho các ngân hàng
1.1.2 Phân loại giao dịch ngoại bảng
1.1.2.1 Các hợp đồng phái sinh (Derivatives)
Hợp đồng phái sinh là một công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở Vào một thời điểm nhất định trong tương lai, tài sản cơ sở sẽ được thanh toán và chuyển giao với mức giá được xác định từ trước Tài sản cơ sở trong các hợp đồng phái sinh rất đa dạng, có thể là tài sản thực (như cà phê, bông, xăng dầu…) hoặc tài sản tài chính (như lãi suất, cổ phiếu, tỷ giá )
Các hợp đồng phái sinh được sử dụng bởi ngân hàng bao gồm các hợp đồng kì hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá xác định ngay
từ thời điểm hiện tại Về cơ bản, hợp đồng kỳ là hợp đồng trao đổi song phương, các yếu tố của hợp động phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định Điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn đó là hợp đồng tương lai được chuẩn hóa và giao dịch chính thức tại các sở giao dịch Trong thị trường tài chính, hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận
để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó, giúp các chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình Khi công cụ này mới xuất hiện vào những năm 1980, các ngân hàng dàn xếp các giao dịch hoán đổi cho các bên có nhu cầu bổ sung cho nhau và thu được phí do làm đại diện trong các giao dịch này Thị trường càng phát triển, ngân hàng càng sẵn sàng tham gia với vai trò chủ chốt, thực hiện những bù trừ tất cả các trạng thái với các bên ngang nhau và đối tác mong muốn Thu nhập được tạo ra từ sự
Trang 3712
chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi thanh toán và nhận được, hoặc phí trả trước để giàn xếp Hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá nhất định vào thời điểm xác định trước Người mua quyền chọn được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó
Ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh với các mục đích: phòng ngừa rủi
ro, đầu cơ, giao dịch với khách hàng hay cơ cấu lại tài sản nợ - có, trong đó mục đích chủ yếu là để phòng ngừa rủi ro hoặc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Hợp đồng phái sinh là những công cụ chia sẻ rủi ro, nghĩa là hai bên tham gia giao dịch sẽ chia sẻ các rủi ro cho nhau Khi ngân hàng bán cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng để giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tài chính, ngân hàng khi đó hoạt động như một nhà môi giới để kiếm hoa hồng, đồng thời có lãi từ chênh lệch giá mua-bán Mặt khác, khi ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro cụ thể sẽ khiến cho rủi ro của ngân hàng được giảm thiểu Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể sử dụng để đầu cơ hoặc tạo vị thế trên thị trường bằng cách đánh cược về biến động giá trong tương lai của tài sản cơ sở Hoạt động đầu cơ có khả năng đem lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng, nhưng nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro Đơn cử, khi ngân hàng thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng các công cụ phái sinh tiền tệ như hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng ngoại hối hoán đổi và hợp đồng ngoại hối quyền chọn sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng
Các hợp đồng phái sinh được ghi nhận là các hoạt động ngoại bảng bởi đó là các hợp đồng cam kết thực hiện trong tương lai, khi đó các chủ thể sẽ thực hiện theo đúng các điều khoản đã được xác định từ trướctrong hợp đồng Khi giá của tài sản cơ
sở thay đổi cũng sẽ tác động đến giá trị của các hợp đồng phái sinh được nắm giữ Do
đó giá trị danh nghĩa của các hợp đồng phái sinh được ghi nhận ngoại bảng nhưng giá trị thực (lãi/lỗ) của các hợp đồng phái sinh được ghi nhận nội bảng
Vì các hợp đồng phái sinh là các cam kết sẽ thực hiện trong tương lai nên rủi ro
mà các ngân hàng phải đối mặt khi cung cấp các hợp đồng phái sinh là rủi ro khi hợp đồng phái sinh không được thực hiện đúng cam kết từ trước, nhất là trong trường hợp ngân hàng đang được lời từ các hợp đồng phái sinh, còn các đối tác bị thua lỗ khi thực hiện các hợp đồng đó Hợp đồng tương lai có rủi ro thấp hơn so với hợp đồng kỳ hạn
Trang 3813
và hợp đồng hoán đổi vì đã được chuẩn hóa, được giao dịch trên thị trường chính thức,
do đó sở giao dịch sẽ có cơ chế đảm bảo thực hiện hợp đồng Hợp đồng quyền chọn khi giao dịch trên thị trường chính thức thì rủi ro sẽ giảm thiểu đi nhiều so với giao dịch trên thị trường phi chính thức Khi hợp đồng phái sinh phát sinh rủi ro không thực hiện hợp đồng, ngân hàng có thể phải thay thế hợp đồng phái sinh được sử dụng bằng một hợp đồng khác, dẫn đến phát sinh thêm chi phí cho ngân hàng
1.1.2.2 Cam kết cho vay (Loan Commitments)
Theo O Emre Ergungor (2001), hợp đồng cam kết cho vay là hợp đồng thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay rằng một khoản vay hoặc hạn mức tín dụng cụ thể sẽ được cung cấp cho người vay theo một mức lãi suất nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, thường cho một mục đích nhất định trong tương lai mà ngân hàng vẫn giữ quyền thực hiện cam kết cho vay nếu mức độ tin cậy của người đi vay giảm đi Hợp đồng cam kết cho vay có thể không hủy ngang như một sự bảo đảm
vô điều kiện của ngân hàng để cho vay khi khách hàng có nhu cầu Tuy nhiên hầu hết hợp đồng cam kết cho vay đều có điều kiện tài trợ dựa trên tình hình tài chính phù hợp của khách hàng và đáp ứng các quy định khác của ngân hàng
Hai đặc điểm quan trọng của hợp đồng cam kết cho vay bao gồm: (1) các khoản phí khác nhau phải được thanh toán suốt thời hạn của cam kết và (2) điều khoản thay đổi bất lợi (MAC) Về các khoản phí, cơ cấu phí của hợp đồng cam kết cho vay có thể bao gồm phí cam kết (khoản phí phải trả khi cam kết được thực hiện), phí dịch vụ hàng năm (được tính trên số tiền vay) và phí sử dụng (được tính trên khoản tín dụng còn lại có thể sử dụng) Một hợp đồng cam kết cho vay hiếm khi bao gồm đồng thời cả
3 loại phí Về Điều khoản thay đổi bất lợi, để quản lý được những rủi ro liên quan đến
3 dữ liệu không chắc chắn do ngân hàng giả định: mức lãi suất trong tương lai; nhu cầu tín dụng không chắc chắn và khả năng thanh toán trong tương lai của người đi vay, ngân hàng cần có các công cụ như điều khoản thay đổi trong tình huống bất lợi (đàm phán lại hoặc hủy bỏ hợp đồng) để tự bảo vệ mình khi không thể bảo hiểm đầy đủ các rủi ro về lãi suất và giảm hạn mức cho vay thông qua hợp đồng tài chính trong tương lai
Cam kết cho vay có hai loại là cam kết cho vay có bảo đảm và cam kết cho vay không có bảo đảm Trong cam kết cho vay có bảo đảm, giới hạn tín dụng thường dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm với lãi suất cho vay có thể thấp hơn và thời gian hoàn
Trang 3914
vốn dài hơn so với cam kết không có bảo đảm Chủ yếu dựa trên uy tín tín dụng của người vay, cho vay không có bảo đảm thường có lãi suất cao hơn và thời gian phê duyệt nhanh hơn Thẻ tín dụng không có bảo đảm là một ví dụ rất cơ bản về cam kết cho vay không có bảo đảm Thông thường, điểm tín dụng của người vay càng cao thì hạn mức tín dụng càng cao
Hợp đồng cam kết cho vay là hợp đồng theo cơ chế chia sẻ rủi ro tối ưu khi người vay gặp rủi ro và ngược lại, lãi suất trong tương lai được quyết định sau theo cơ chế thị trường Đối với ngân hàng, cam kết cho vay tạo điều kiện dự báo nhu cầu vay trong tương lai của khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng cho phép ngân hàng tính phí cao hơn cho các cam kết trong tương lai, sử dụng cấu trúc phí cam kết cho vay như cơ chế sàng lọc để phân loại khách hàng theo quan điểm của ngân hàng mà các khách hàng không biết được Các hợp đồng cam kết cho vay giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng bằng cách khuyến khích việc quản lý danh mục tín dụng tốt hơn Nghiên cứu của Avery & Berger cho thấy các cam kết cho vay giảm thiểu rủi ro danh mục đầu
tư cho ngân hàng bởi 2 lý do: thứ nhất, hợp đồng cam kết cho vay có thể được thiết kế
để giải quyết vấn đề tài sản giữa ngân hàng và người đi vay; thứ hai, ngân hàng có thể
quan sát người đi vay theo hợp đồng cam kết cho vay trong một khoản thời gian nhất định, sau đó ngân hàng sẽ có thể lựa chọn cho vay tại chỗ với khách hàng ít rủi ro hơn
Về cơ bản, các cam kết được thực hiện dựa trên việc khách hàng có tình trạng tài chính thích hợp và đáp ứng các quy định của ngân hàng Ngân hàng có thể từ chối thực hiện hợp đồng cam kết cho vay dựa trên ý kiến chủ quan của ngân hàng về tình trạng tài chính của người vay, nhiều hạn mức tín dụng có thể bị hủy nếu tình trạng tài chính của khách hàng xấu đi hoặc theo tùy chọn của ngân hàng Bởi vậy cam kết cho vay được ghi nhận là hoạt động ngoại bảng và là một trong những hoạt động ngoại bảng lớn nhất của ngân hàng
1.1.2.3.Thư tín dụng (Letter of Credit)
Theo FDIC (2002), thư tín dụng (Letter of credit – LC) là một tài liệu/thư do ngân hàng phát hành, thay mặt cho khách hàng, nhằm thanh toán cho bên thứ ba một
số tiền nhất định với các điều kiện và điều kiện cụ thể Bản chất của thư tín dụng là một cam kết có điều kiện (trừ khi được trả trước bởi bên tài khoản) để thanh toán các điều khoản của hợp đồng
Trang 4015
L/C là giao dịch kinh tế chỉ giữa ngân hàng phát hành và bên bán, mọi chỉ thị, yêu cầu của bên mua sẽ do ngân hàng phát hành đại diện Vì ngân hàng phát hành là người sẽ thanh toán cho bên bán nên khi bên bán muốn ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải gửi đến ngân hàng phát hành mà không phải là bên mua L/C độc lập, không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng đó khách hang tiến hành mở L/C) nên các ngân hàng không bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay
cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó (điều 4 UCP600) Ngân hàng phát hành không dựa vào tình trạng của hàng hoá thực tế mà sẽ dựa vào bộ chứng từ thanh toán
mà bên bán cung cấp có phù hợp với điều khoản trong L/C hay không nên nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh toán cho bên bán vô điều kiện, do đó bên mua cần lưu ý trong công tác kiểm tra hàng hoá
Căn cứ vào tính chất của từng giao dịch, người ta chia thư tín dụng L/C thành các loại như sau:
Thư tín dụng huỷ ngang (Revocable L/C): Là một thư tín dụng mà sau khi được
mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn
Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng mà
sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006)
Thư tín dụng trả chậm (Usance Payable L/C): là loại thư tín dụng trong đó quy
định việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành Tuy nhiên ngày thanh toán vẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C Do đó, L/C phải nêu rõ thời gian thanh toán Trong trường hợp có xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo (có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu Trong