Đồng thời giúp cho chúng ta có thể tìm ra cơ hội để hiểu rõ hơn về các mô hình chuỗi cung ứng bền vững, những phương pháp để đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn qu
Trang 1BỌ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIẸP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUAN TRI KINH DOANH
Môn: Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Ngọc Duy Linh
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp: DHQTLOG18CTT
Trang 4LOI CAM ON
Lời đầu tiên, chúng em xin trân trọng cảm ơn thầy Đoàn Ngọc Duy Linh - người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn chúng em hoàn thành được bài tiêu luận môn Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy, Cô khoa Quản trị kinh doanh đã
tạo điều kiện cho chúng em có một môi trường học tập hiệu quả, các thầy cô đã cung cấp cho chúng em những tải liệu bố ích, những kiến thức quý báu mà Thầy, Cô đã tích lũy nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy và học tập trước đó cho chúng em
Mặc dù đã dành nhiều thời gian và nỗ lực dé hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự hạn chế về mặt kiến thức nên bải làm khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong nhận được những lời góp ý của quý Cô Sự chỉ dẫn và góp ý của Cô sẽ giúp chúng em hoàn thiện và tự tin hơn trong những bài tiểu luận và nghiên cứu sau nay
Lời cuối cùng chúng em xin trân trọng cảm ơn và kính chúc Cô và gia đình luôn dồi đào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp ø1áo dục
Chung em xin chan thành cảm ơn!
Trang 5BANG PHAN CONG NHIEM VU NHOM 4
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Bến Tre còn là nơi sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa như dầu dừa, sữa dừa sang nước ngoài Việc nghiên cứu về chuỗi cung ứng của trái dừa Bến Tre không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hiệu quả của chuỗi cung ứng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và quốc tế, mà còn mở ra cơ hội khám phá những điểm yếu và những thách thức mà ngành dừa đang phải đối mặt Đồng thời giúp cho chúng
ta có thể tìm ra cơ hội để hiểu rõ hơn về các mô hình chuỗi cung ứng bền vững, những phương pháp để đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng và thương hiệu của sản phẩm dừa
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Qua việc khảo sát để có cái nhìn tổng quan về thực trạng khách hàng, tình hình thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi
Trang 7Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dừa tươi trên thị trường
Đánh giá mức độ hài lòng đối với sản phẩm và chất lượng dừa tươi
Mức độ nhận biết sản phẩm, hệ thống phân phối, giá và các yếu tố khách hàng quan tâm
Tìm hiểu những thuận lợi cũng như thách thức mà ngành dừa Việt Nam đang phải đối mặt
Đề ra các biện pháp giúp các tác nhân trong chuỗi cung ứng dừa trái có thể cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
3 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
3.1 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bên liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn cả nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và thậm chí cả chính khách hàng Trong mỗi tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bộ phận chức năng liên quan đến việc tiếp nhận và đáp ứng yêu cầu của khách hàng Các chức năng này bao gồm, nhưng không giới hạn, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, vận hành, phân phối, tài chính, và dịch vụ khách hàng
3.2 Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là một khái niệm chiến lược và quản lý SCM đề cập về
sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng trong nỗ lực chiến lược để đạt được khả năng cạnh tranh vượt trội Ngược lại với SCM, logistics hay hậu cần bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến việc di chuyển và định vị hàng tồn kho trong toàn bộ chuỗi cung ứng Logistics là một chức năng hỗ trợ SCM
4 Giới thiệu tỉnh Bến Tre và ngành dừa ở Bến Tre
4.1 Giới thiệu tỉnh Bến Tre
Bến Tre, tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, Việt Nam, nổi tiếng với danh hiệu "xứ
Trang 8dừa." Với hệ thống kênh rạch chằng chịt và khí hậu nhiệt đới, nơi đây là môi trường lý tưởng cho cây dừa phát triển Bến Tre không chỉ có sản lượng dừa lớn nhất cả nước
mà còn nổi tiếng với các sản phẩm chế biến từ dừa như kẹo dừa, dầu dừa và đồ thủ công mỹ nghệ Ngoài nông nghiệp, tỉnh còn phát triển du lịch sinh thái, thu hút du khách đến tham quan vườn dừa và trải nghiệm cuộc sống miền Tây Con người Bến Tre hiền hòa, mến khách, luôn gìn giữ văn hóa và truyền thống đặc sắc của quê hương
4.2 Ngành dừa ở Bến Tre
Ngành dừa của tỉnh Bến Tre được xem là biểu tượng kinh tế và văn hóa của vùng đất này Là nơi trồng dừa lớn nhất Việt Nam, Bến Tre sản xuất hàng triệu quả dừa mỗi năm, cung cấp nước dừa tươi và nhiều sản phẩm chế biến như kẹo dừa, cơm dừa, dầu dừa và cũng có thể kể đến các đồ thủ công mỹ nghệ chế tác tử dừa Ngành dừa không chỉ mang lại thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình mà còn góp phần phát triển du lịch sinh thái, thu hút du khách đến tham quan các vườn dừa và trải nghiệm cuộc sống miền Tây Chính sự gắn bó giữa người dân và cây dừa đã tạo nên bản sắc đặc trưng cho Bến Tre
5 Thực trạng về ngành trồng dừa ở Bến Tre
Trang 95.1 Giới thiệu về trái dừa
Dừa là một loài thực vật thân gỗ, thành viên thuộc họ Cau và là loài duy nhất còn sống thuộc chỉ Dừa có mặt khắp nơi tại các vùng nhiệt đới ven biển và là một biểu tượng văn hóa nhiệt đới Dừa cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, mỹ phẩm, thuốc dan gian và vật liệu xây dựng, cùng nhiều công dụng khác
Cây dừa là một loài cây có khả năng thích nghỉ tốt với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường ở Việt Nam, bao gồm khô hạn, bão tố, đất cát nghèo dinh dưỡng và nhiễm phèn Đặc biệt, ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cây dừa tỏ
ra thích nghỉ tốt trên nhiều loại đất khác nhau Cây dừa ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh
và thường có khả năng phục hồi nhanh chóng sau khi bị tấn công bởi các côn trùng gây hại Vì vậy, cây dừa không cạnh tranh với các cây lương thực khác như lúa, bắp, đậu, mà có thể là một cây trồng tiên phong và thúc đẩy bảo vệ môi trường sinh thái Đặc biệt, cây dừa có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hạn hán và
lũ lụt, giữ vai trò quan trọng trong du lịch sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung Trong năm 2023, kim ngạch dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang 15 nước trên thế giới với sản lượng 30.000 tấn và 320.000 tấn các sản phẩm chế biến từ dừa Theo
số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dừa và sản phẩm dừa của Việt Nam năm
2023 đạt hơn 900 triệu USD Theo số liệu TradeMap, dừa tươi Việt Nam năm 2023 xuất khẩu nhiều nhất ở 3 quốc gia bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Đức
Trang 105.2 Thực trạng ngành trồng dừa ở Bến Tre
Dừa là một loại cây lấy dầu lâu năm, có khả năng thích ứng tốt và được trồng ở hầu hết các vùng sỉnh thái nông nghiệp tại Việt Nam Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất, chiếm đến 82,ó% tổng diện tích trồng dừa cả nước, trong khi Duyên hải Nam Trung Bộ đóng góp 12,8% Tuy nhiên, diện tích trồng dừa ở Việt Nam chỉ bằng 4% diện tích của Indonesia và Philippines, 8% diện tích của Ấn Độ, và 40% diện tích của Sri Lanka Mặc dù vậy, năng suất trung bình của dừa
ở Việt Nam đạt 9.8ó3 trái/ha/năm, tương đương với 1,9 tấn copra/ha, vượt qua mức bình quân của các nước thuộc Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC), Philippines
Cụ thể, Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất cả nước với hơn 70.000 ha, chiếm khoảng 40% tổng diện tích dừa Sản lượng dừa của Bến Tre gan 600 triéu trai, nổi bật với đa dạng các giống dừa bản địa có năng suất và chất lượng cao như dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm, và dừa Dứa Các giống dừa bản địa này có năng suất đạt hơn ó0 quả/cây/năm, hàm lượng dầu lớn hơn ó5% Trong số đó, dừa Xiêm có chất lượng ngon ngọt, với độ brix trên 7% và hàm lượng protein 2,32 g/100 ml, chat béo 6,31 ø/100 ml Điều này đã giúp giá dừa trái nguyên liệu của Bến Tre luôn cao gấp đôi so với giá dừa của Indonesia và Philippines trong suốt 10 năm qua Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý là diện tích trồng dừa của từng nông hộ thường rất nhỏ, dẫn đến thu nhập không cao và nông dân gặp nhiều khó khăn Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 1.970 cơ sở chế biến dừa, với nhiều loại hình và quy mô hoạt động khác nhau, có khả năng chế biến toàn bộ sản lượng dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 11Phan tich phan bé dita Viét Nam nam 2022
và xuất xứ hàng hóa, điều này giúp tăng giá trị và uy tín của sản phẩm dừa Bến Tre trên thị trường trong và ngoài nước
Mã vùng trồng là một hệ thống nhận dạng các khu vực trồng dừa đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất và chất lượng theo quy định Khi có mã vùng trồng, nông dân có thể tiếp cận các cung ứng và thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn, bởi vì các sản phẩm từ vùng được cấp mã sẽ được kiểm soát chất lượng chặt chẽ
Trang 12Mã vùng xuất khẩu Bến Tre: 93000
Mã vùng xuất khẩu Bến Tre, Việt Nam: 93000
Mã vùng xuất khẩu Bén Tre, Mekong Delta: 93002
Vùng xuất khẩu Bến Tre, Asia: 93003
Mã vùng xuất khẩu Bến Tre, Châu Á: 93004
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỌNG CHUỖI CUNG
1 Tổng quan về “Mekong Connect”
(- Góc độ kinh tế
- Góc độ vỉ mô
Trang 13- Tiến độ thực hiện ntn) BỔ SUNG THEM
*TRÍCH CÁC THÔNG TIN, VĂN BẢN, PHÁT BIỂU CÁC CHUYÊN GIA (NẾU CÓ)*
Diễn đàn Mekong Connect Ra đời vào năm 2015, từ sáng kiến của Mạng lưới liên kết cấp vùng ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp) sau đó có thêm TP.HCM
Mekong Connect với sự tham gia tổ chức của Hội DN HVNCLC - là Diễn đàn kinh tế thường niên lớn nhất vùng, dành cho: doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản
lý, chuyên gia Mekong Connect được bảo trợ và cố vấn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sau 7 lần diễn ra, Mekong Connect 2022 vừa được tổ chức tại TP Cần Thơ đã có những điểm mới ấn tượng: Diễn đàn thể hiện mối quan tâm lớn tới vấn đề “phát triển bền vững” mà chuyển đổi số là một yếu tố hết sức quan trọng, để có thể thúc đẩy công cuộc đổi mới nông nghiệp, đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam Năm 2023, Mekong Connect đánh dấu lần đầu tiên diễn đàn mở rộng phạm vi liên kết phát triển cấp vùng TP.HCM và tất cả 13 tỉnh thành ĐBSCL, hướng tới trở thành diễn đàn đối thoại kinh tế công tư thường niên của vùng kinh tế TP.HCM, trong mối liên kết với khu vực ĐBSCL và các tỉnh Đông Nam Bộ, nhằm tạo không gian tiếp cận, thảo luận và kiến nghị các cơ hội, thách thức và giải pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế của khu vực
Chủ đề của Mekong Connect qua các năm:
2015 : "Liên kết và Phát triển bên vững các nguồn lực địa phương"
201ó : "Tìm cơ sở trong phương pháp”
2017 : "Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản chủ động ĐBSCL"
2018 : "Sáng tạo để thích ứng và phát triển bền vững"
2019 : "Liên kết chuỗi giá trị bằng đồng, tăng cường sức mạnh cho thị trường"
2020: "Sản phẩm OCOP và sản phẩm địa phương vươn xa"
Trang 142021 : "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển bền vững vùng ĐBSCL"
2022 : "Chuyển đổi nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế xanh"
2023 : "Chuyển đổi số và phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp"
2024 (dự kiến): "Phát triển nông nghiệp xanh và bảo tồn tài nguyên nước"
2 Tổng quan về cảng biển “Trần Đề”
2.1 Giới thiệu về cảng biển “Trần Đề”
(-Vị trí địa lý và vai trò của chiến lược cản trở
- Có gần đường cao tốc chưa, có các tuyến kết nối đường cao tốc chưa
- Tầm quan trọng của cảng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Bến Tre ntn) TÌM THÊM
*TRÍCH CÁC THÔNG TIN, VĂN BẢN, PHÁT BIỂU CÁC CHUYÊN GIA (NẾU CÓ)*
Được xây dựng năm 2000 với tổng diện tích 16ha, đi vào hoạt động từ năm 2003 Day
là một trong 10 cảng cá thuộc dự án "Nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam" Trần
Đề là cửa sông cuối cùng của dòng Cửu Long Giang hùng vĩ Nơi đây có cảng Trần Đề nằm tại vam Kinh Ba (nay thuộc thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) là một khu phố mới, nhà cửa sầm uất, tàu bè tấp nập, xe cộ dập dìu, cá khô đầy ắp Mỗi khi tàu cá về bến, cả khu vực cảng rộn rã tiếng cười, nhộn nhịp người mua, kẻ bán Còn những lúc biển động hoặc qua mùa đánh bắt cá, thuyền của ngư dân lại kéo về đậu kín cả vàm sông
Khu dịch vụ hậu cần cảng, logistics có tổng diện tích khoảng 4.000ha Khu này cơ sở
hạ tầng bao gồm: san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, điện động lực, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc để kêu gọi nhà đầu tư thuê cơ sở hạ tầng
Trang 15Về phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng cảng Trần Đề, tỉnh kiến nghị xin hỗ trợ từ ngân sách trung ương kết hợp xã hội hóa xây dựng một số hạng mục thuộc Bến cảng Trần
đề theo các dự án thành phần
Đồng thời, đề xuất một số cơ chế chính sách hỗ trợ về thủ tục, phát triển nguồn hàng
và cơ chế chính sách đối với khai thác cát, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; đề xuất thành lập Khu kinh tế Trần Đề, trong đó có khu công nghiệp, khu chế xuất và khu phi thuế quan tại Khu bến cảng Trần Đề, nhằm mục dích tạo động lực phát triển cho Sóc Trăng trong việc thu hút nhà đầu tư và tạo nguồn hàng cho cảng Trần Đề
Quy mô dự kiến Khu kinh tế ven biển Trần Đề dọc theo cửa biển Trần Đề va vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng khoảng 40.000ha, với định hướng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, nhằm khai thác, phát huy đồng bộ, hiệu quả cảng biển nước sâu Trần Đề
Về logistics, tỉnh kiến nghị xây dựng Khu hậu cần cảng, logistics gắn với dự án cảng biển; có giải pháp phát triển nguồn hàng thông qua thu hút phát triển sản xuất, ưu tiên quỹ đất phát triển khu công nghiệp gần cảng, có chính sách phát triển hoạt động trung chuyển hàng hóa quốc tế; phân luồng hàng hóa giữa Khu bến cảng Trần Đề và các cảng khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và Cái Mép - Thị Vải
Nếu đầu tư sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng tạo đột phá cho phát triển Nếu làm chậm sẽ tiếp tục nghèo khó, phát sinh các vấn đề xã hội lớn”, ông Thể nhấn mạnh Từ những ý kiến của các đồng chí, lãnh đạo các cấp, ban, ngành ta có thể thấy được cảng biển “Trần Đề” đóng một vai trò quan trong trong sự phát triển của hoạt động logistics ở ĐBSLC nói chung và ở Bến Tre nói riêng Cảng biển Trần Đề mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho hoạt động cung ứng ở ĐBSCL:
Kết nối vùng địa lý quan trọng: Cảng Trần Dé nằm ở trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, là điểm nối quan trọng giữa các tỉnh và thành phố trong vùng Điều này giúp trong việc phân phối hàng hóa và logistic nội địa, giảm thiểu thời gian và chỉ phí vận chuyển
Trang 16Tiếp cận với các thị trường quốc tế: Cảng Trần Đề là một cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế và cho hàng hóa quốc tế vào Việt Nam Điều này đóng góp vào sự phát triển của thương mại quốc tế và tạo ra cơ hội hợp tác kinh tế toàn cầu và thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu của vùng
Đa dạng hóa lựa chọn vận chuyển: Cảng Trần Đề cung cấp nhiều tùy chọn vận chuyển, bao gồm đường biển, đường bộ và đường sông Điều này cho phép các doanh nghiệp logistics lựa chọn phương tiện và tuyến đường phù hợp nhất cho việc vận chuyển hàng hóa của họ
Phát triển hạ tầng logistics: Sự hiện diện của cảng thúc đẩy việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics xung quanh khu vực, bao gồm cả kho bãi, cơ sở lưu trữ, và dịch vụ vận tải Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút đầu tư trong lĩnh vực này Tối ưu hóa chỉ phí: Khi sử dụng cảng Trần Đề, các doanh nghiệp logistics có thể tối ưu hóa chỉ phí vận chuyển và lưu trữ Điều này giúp họ cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn cho khách hàng và cải thiện lợi nhuận
Hỗ trợ xuất nhập khẩu: Đối với các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế, cảng biển Trần Đề giúp họ dễ dàng xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu, máy móc
từ và đến các thị trường trên thế giới Điều này tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và kích thích hoạt động xuất nhập khẩu
Tăng cường hợp tác kinh doanh: Cảng biển Trần Đề cung cấp cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp trong việc phát triển các dịch vụ logistics Các công ty vận chuyển, công
ty giao nhận, và các nhà kho có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của cảng để mở rộng kinh
doanh của mình
Minh bạch và theo dõi: Cảng biển Trần Đề thường được trang bị các hệ thống theo dõi và quản lý hàng hóa hiện đại, giúp tăng cường minh bạch và quản lý chặt chế trong quá trình vận chuyển, giúp giảm thiểu rủi ro mất mát và hủy hỏng hàng hóa
2.2 Vai trò của Cảng Trần Đề
Trang 17(- Dự án cảng Trần Đề xác định kết nối hạ tầng cơ sở giao thông nào?
+ Đường cao tốc
+ Đường sông
- Cảng Trần Đề kết nối với ca hé théng logistic DB SCL ntn?)
*TRÍCH CÁC THÔNG TIN, VĂN BẢN, PHÁT BIỂU CÁC CHUYÊN GIA (NẾU CÓ)*
3 Hoạt động sản xuất
3.1 Hoạt động sản xuất dừa ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến từ dừa trong 11 tháng năm 2023 đạt 250 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022 Tính đến năm 2024, sản phẩm từ dừa của Việt Nam đã có mặt tại hơn ó5 thị trường quốc tế Với lợi thế về điều kiện canh tác và sản xuất, cùng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các sản phẩm từ dừa của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của những thị trường lớn Theo nghiên cứu mới nhất, nhu cầu tiêu thụ nước dừa tươi trên toàn cầu đang tăng khoảng 30% mỗi năm Việt Nam hiện đứng thứ 8 thế giới về sản lượng dừa, đạt khoảng 1,2 tỷ trái/năm
Hoạt động sản xuất dừa ở Ð “ng bang Sông Cửu Long:
Nằm ở miền Nam Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với sản xuất dừa đa dạng và phong phú
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, hiện tại tỉnh
sở hữu hơn 72.000 ha dừa, chiếm khoảng 42% tổng diện tích dừa của cả nước Hơn 80% trong số đó được sử dụng cho việc khai thác dừa khô, với sản lượng bình quân đạt hơn ó00 triệu trái mỗi năm Tỉnh Trà Vinh, đứng thứ hai cả nước, có diện tích trồng dừa vào khoảng 20.000 ha, sản xuất hơn 50 triệu trái mỗi năm, trong đó hai phần ba diện tích được trồng để lấy trái khô Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, dừa nơi đây mang lại sản phẩm chất lượng cao với cơm dày và hàm lượng dinh dưỡng cao, xác định dừa là cây trồng chủ lực của địa phương
Trang 18Các doanh nghiệp tại Bến Tre đã cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm, trong khi ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực kết nối nông dân với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm Đồng thời, Trà Vinh cũng đang được hỗ trợ từ Dự án SME Trà Vinh với tổng vốn đầu tư lên tới 215 tỷ đồng, nhằm phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh dừa
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với sản xuất dừa phong phú, có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ việc trồng cây dừa, thu hoạch trái đến chế biến các sản phẩm như nước cốt dừa, dừa khô và bánh dừa, trước khi phân phối ra thị trường nội địa và xuất khẩu
Điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, quản lý đất đai, quy trình chế biến và hệ thống vận chuyển là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc duy trì sản lượng và chất lượng sản phẩm dừa từ Đồng bằng sông Cửu Long đến tay người tiêu dùng Dự án Mekong Connect được xem như một sáng kiến kết nối các vùng kinh tế và sản xuất trong khu vực sông Mekong, bao gồm cả Đồng bằng sông Cửu Long, có thể tác động đến việc vận chuyển và tiếp cận sản phẩm dừa từ khu vực này tới các thị trường khác Tại Bến Tre, có hai kênh tiêu thụ chính cho các sản phẩm dừa, đó là kênh xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa (Hình 3) Kênh xuất khẩu chiếm phần lớn sản lượng dừa của Bến Tre, dưới dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm đã chế biến Nguyên liệu thô chủ yếu
là trái dừa khô đã lột vỏ, với khách hàng chính là thương nhân Trung Quốc Thông qua mạng lưới thu gom và thương lái tại Bến Tre, trái dừa khô lột vỏ được thu mua và vận chuyển bằng đường biển về Trung Quốc, chủ yếu là đảo Hải Nam, nơi chúng sẽ được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau
Kênh tiêu thụ sản phẩm chế biến lại phức tạp hơn Các cơ sở chế biến tại Bến Tre sử dụng nguyên liệu từ dừa để sản xuất ra các mặt hàng như than gáo dừa (đã xay), than hoạt tính, xơ dừa, mụn dừa, dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, thạch dừa thô, kẹo dừa, v.v Những sản phẩm này không chỉ được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới mà còn tiêu thụ nội địa Tuy nhiên, do quy trình chế biến phức tạp và đa dạng sản phẩm,
Trang 19các kênh phụ của từng nhóm sản phẩm chính được chia thành nhiều kênh cho từng sản phẩm cụ thể
Kênh tiêu thụ nội địa chủ yếu dành cho các sản phẩm dừa tươi (dùng để làm nước giải khát) phục vụ thị trường đô thị ở các tỉnh phía Nam, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả Hà Nội
4 + giao thông Người thu gom
Hình 3 Kênh tiêu thụ các sản phẩm dừa
3.2 Hoạt động sản xuất dừa ở Bến Tre
Hiện nay, tỉnh Bến Tre là nơi trồng dừa chủ yếu với tổng diện tích lên đến 72.000 ha Toàn tỉnh có hơn 1.970 cơ sở chế biến dừa, với nhiều hình thức và quy mô khác nhau,
có khả năng chế biến toàn bộ sản lượng dừa của Đồng bằng sông Cửu Long Một số doanh nghiệp lớn đã đạt được các chứng nhận quốc tế như ISO 22000:2005, HACCP, HALAL, KOSHER, và chứng nhận sản phẩm hữu cơ Các sản phẩm dừa từ Bến Tre như Cocoxim (Betrimex), Vico (ACP) và VietCoco (Công ty TNHH Chế biến Dừa Lương Quới) đã đạt tiêu chuẩn cao cấp quốc tế
Trang 20Đa dạng sản phẩm từ dừa bao gồm nước dừa, sữa dừa, dầu dừa, nước cốt dừa và cơm dừa sấy khô, đều đạt tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhiều thị trường toàn cầu Việc sản xuất dừa hữu cơ tại Bến Tre mang lại lợi thế nổi bật, nhờ vào nguồn dinh dưỡng phong phú từ phù sa bồi đắp 2-3 năm một lần Lượng phân bón vô cơ được sử dụng rất ít, và thuốc bảo vệ thực vật hiếm khi cần thiết, điều này giúp sản phẩm dừa của Bến Tre dễ dàng tham gia vào các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng
Dự báo đến năm 2025, nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm dừa sẽ tăng trung bình trên 10% Cụ thể, sữa dừa dự kiến tăng 15% (trong đó sữa dừa hữu cơ tăng 8,5%), thạch dừa tăng 5,ó%, bột dừa tăng ó,ó%, kem dừa tăng 3ó%, nước dừa tăng 25%, và dầu dừa tỉnh khiết tăng 21%
Theo báo cáo mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, giá dừa bán tại vườn vào đầu năm 2023 dao động từ 80.000 đến 90.000 đồng/chục (12 trái) cho loại 1 Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng ó năm 2023, giá dừa khô tại Bến Tre và Trà Vinh chỉ từ 25.000 đến 50.000 đồng/chục Từ tháng 7 đến tháng 9, giá dao động trong khoảng 35.000 đến 45.000 đồng/chục Đối với các vùng trong chuỗi liên kết, doanh nghiệp cam kết thu mua với mức giá khoảng ó0.000 đồng/chục Giá dừa uống nước, đặc biệt là dừa xiêm xanh, vẫn ổn định ở mức cao, từ 80.000 đến 85.000 đồng/chục trong thời gian dài
4 Hoạt động chuỗi cung ứng
4.1 Phân tích mô hình chuỗi cung ứng
(- Chuỗi cung ứng này có kết nối gì với Mekong Connect, Cảng Trần Đề) BỔ SUNG THÊM và thầy có nói nhấn mạnh phần kết nối này
Hiện tại chuỗi cung ứng dừa có quy trình như sau:
Trang 21(1) Nhà phân phối giống, phân bón và thuốc trừ sâu cho trại dừa
Trước khi dừa được thu hoạch, các doanh nghiệp và hộ gia đình trồng dừa phải đảm bảo cây dừa phát triển tốt và đạt chất lượng mong muốn Để làm được điều này, các nhà phân phối sẽ cung cấp giống, phân bón và thuốc trừ sâu cho các trại dừa để giúp cây dừa phát triển khỏe mạnh, từ đó sẽ cho ra những trái dừa đạt tiêu chuẩn cao nhất
(2) Thu hoạch và bảo quản dừa tại doanh nghiệp
Khi dừa đã đạt được chất lượng thì quy trình thu hoạch sẽ bắt đầu Dừa được thu hoạch sẽ được chuyển về kho bảo quản của doanh nghiệp Tại đây, dừa sẽ được rửa sạch và bảo quản một cách cẩn thận để đảm bảo chất lượng Cần có kho lưu trữ dừa, tránh để dừa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc những nơi ẩm ướt, doanh nghiệp có thể giữ cho dừa luôn trong tình trạng tốt nhất cho đến khi bắt đầu quá trình sơ chế
(3) Thu gom dừa tử các hộ gia đình và thương lái
Đối với dừa từ các hộ gia đình, do số lượng dừa từ mỗi hộ thường không nhiều nên cần phải có thương lái đứng ra thu gom Các thương lái sẽ sử dụng xe ba bánh hoặc
xe tải nhỏ để thu gom dừa từ các hộ gia đình và vận chuyển về kho của họ Tại đây, dừa sẽ được bảo quản theo cách tương tự như cách mà các doanh nghiệp bảo quản,
Trang 22nhằm đảm bảo chất lượng dừa trước khi bán ra thị trường hoặc ban lai cho các doanh nghiệp
(4) Doanh nghiệp thu mua dửa từ thương lái
Trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ lượng dừa để cung ứng cho thị trường,
họ sẽ tiến hành thu mua dừa từ các thương lái Quá trình này có thể diễn ra theo hai chiều: hoặc doanh nghiệp sẽ điều xe lớn đến kho của thương lái để mua dừa với số lượng lớn, hoặc ngược lại, thương lái sẽ vận chuyển dừa đến kho của doanh nghiệp Điều này giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo được lượng hàng hóa cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường
(5 Quy trình sơ chế
Sau khi dừa được thu gom và bảo quản tại kho, dừa sẽ được chuyển vào nhà máy sơ chế Tại nhà máy, dừa sẽ được đưa lên băng chuyền để máy móc tự động rửa sạch, dán nhãn, và đóng gói thành phẩm Việc sử dụng máy móc hiện đại trong quá trình sơ chế không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo độ chính xác và an toàn cho sản phẩm
(6) Bảo quản sản phẩm sau sơ chế
Sau khi dừa đã qua sơ chế và được đóng gói thành phẩm, chúng sẽ được chuyển ra kho bảo quản để chuẩn bị cho quá trình vận chuyển đến thị trường tiêu thụ Quá trình bảo quản này phải đảm bảo rằng sản phẩm không bị hỏng hoặc giảm chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng
(7) Thương lái cung cấp dửa tươi chưa qua sơ chế ra thị trưởng
Thương lái không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thu mua dừa từ các hộ gia đình mà còn cung cấp dừa tươi chưa qua sơ chế ra thị trường Những trái dừa tươi nguyên vỏ sẽ được thương lái bán lại cho các tiểu thương tại chợ, các cửa hàng đồ